MỞ ĐẦU
Trong xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay thì vai trò của ngành
công nghiệp đóng vai trò quan trọng để giúp Việt Nam thoát khỏi nước nông
nghiệp lạc hậu. Trong tương lai tới nhà nước sẽ chú trọng phát triển ngành công
nghiệp trong đó đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô. Nhu cầu của về ô tô của thị
trường Việt Nam là rất lớn, chính vì vậy việc triển khai xây dựng các dự án nhà
máy sản xuất lắp ráp ô tô của Việt Nam đang được chính phủ phê duyệt để
nhanh chóng đi vào sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thị trường ô tô sắp
tới đây dự báo sẽ rất sôi động, nhất là sau khi chính phủ đã ban hành quyết định
cho phép nhập khẩu xe cũ đã qua sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay, các công ty
liên doanh nước ngoài hầu hết chỉ tập trung sản xuất các loại xe cao cấp. Còn
lượng xe nông dụng phục vụ cho chuyên chở đa phần phải nhập khẩu từ nước
ngoài. Đứng trước tình hình như vậy các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước
sẽ làm gì để cạnh tranh và tìm hướng đi cho mình nhằm mục đích tồn tại và phát
triển. Nhà nước đã ban hành nghị định cấm các loại xe công nông lưu hành do
đó cần có số lượng lớn xe nông dụng để thay thế phục vụ cho công việc sản xuất
của người dân.
Trong quá trình thực tập ở công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao
thông vận tải TMT , đây là công ty sản xuất xe nông dụng thương hiệu Cửu
Long cũng như nắm bắt được tình hình và nhu cầu của thị trường về loại xe
nông dụng nên em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
của ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị
giao thông vận tải” làm chuyên đề thực tập của mình. Đề tài này sẽ chỉ ra những
nhân tố tác động đến cạnh tranh của xe nông dụng, phân tích khả năng cạnh
1
tranh trên thị trường Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm tăng khả năng
cạnh tranh, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TMT.
Bố cục của chuyên đề thực tập bao gồm
Chương I Đặc điểm ô tô nông dụng sản xuất tại công ty thương mại và sản
xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của sản phẩm công ty.
Chương II Phân tích khả năng cạnh tranh của ô tô nông dụng sản xuất tại công
ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải trên thị trường Việt
Nam.
Chương III GiảI pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ô tô nông dụng sản
xuất tại công ty thương mại và vật tư thiết bị giao thông vận tải.
2
CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM Ô TÔ NÔNG DỤNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG
TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG
VẬN TẢI - NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM CÔNG TY
1. Đặc điểm về quá trình sản xuất xe ô tô nông dụng của công ty TMT
1.1. Quy định kiểm tra vật tư đầu vào
Linh kiện vật tư khi mua về đều phải được kiểm tra đầy đủ tại kho. Đối với các
linh kiện vật tư mua trong nước được công ty uỷ quyền cho nhà máy kiểm tra.
Các vật tư linh kiện nhập khẩu như phôi thép và một số các loại vật tư khác
công ty giám định hoặc đơn vị phân tích kiểm tra đánh giá. Phòng xuất nhập
khẩu và phòng nội địa hoá cùng với nhà máy kiểm tra lô hàng theo mẫu, số
lượng đúng chức năng và quyền hạn đã được giám đốc công ty giao cho. Kiểm
tra số lượng, đối vớI linh kiện rời nếu mua ở trong nước thì tất cả các linh kiện
vật tư này khi nhập vào kho phải được kiểm tra đầy đủ về số lượng chất lượng
cụ thể về từng loại linh kiện, thủ kho sẽ lập biên bản giao nhận. Đối với linh
kiện vật tư nhập khẩu từ nước ngoài thì sau khi về đến kho tại nhà máy, phòng
xuất nhập khẩu cùng với nhà máy và đại diện đối tác của nước ngoài sẽ tiến
hành kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hoá. Nội dung kết luận của cuộc
kiểm tra, kiểm đếm sẽ được lập thành biên bản kiểm đếm hàng hoá. Bộ phận đối
ngoại của công ty, bộ phận được giám đốc công ty giao cho sẽ liên hệ với các
đối tác nước ngoài để xử lý mọi vấn đề có lien quan đến lô hàng đã giao. Ngoài
ra đối với các vật tư khác khi mua về như nhựa đường, phôi thép, máy móc thiết
bị giao thông vận tải sẽ thuê cơ quan giám định như SGS, Vinacontrol giám
định số lượng chất lượng. Việc kiểm tra số lượng được thực hiện bằng cách so
sánh lượng thực tế với số lượng quy định trong hợp đồng, hoá đơn và phiếu
đóng gói nếu có. Kiểm tra chất lượng, đối với linh kiện mua trong nước, sau khi
3
đã nhập linh kiện về kho sẽ tiến hành lắp ráp từ 2 – 5 xe hoàn chỉnh để xác định
được sự đồng nhất giữa các linh kiện nhập khẩu vớI các linh kiện mua trong
nước. Việc xác định chất lượng các loạI linh kiện thực nhập so với các loại linh
kiện mẫu do phòng nội địa hoá, nhà máy sản xuất lắp ráp cùng tiến hành theo
đúng chức năng của từng bộ phận. Đối với các linh kiện nhập khẩu sau khi nhập
linh kiện vật tư về kho thì nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra về số lượng, chất lượng
bằng cách cho lắp thử 2 – 5 sản phẩm và kiểm tra chỉ tiêu theo đúng quy định.
Trong quá trình lắp ráp nếu phát sinh chất lượng không bảo đảm ngay lập tức
nhà máy phải báo cáo cho giám đốc công ty để xem xét giải quyết. Các vật tư
sản phẩm khác khi nhập về công ty như phôi thép, máy móc thiết bị thì thuê cơ
quan giám định kiểm tra chất lượng. Với nhựa đường thuê viện khoa học kỹ
thuật công nghệ giao thông vận tải thuộc bộ giao thông vận tải kiểm tra xác
định. Khi nhận được kết quả kiểm tra giám định, trưởng phòng xuất nhập khẩu
hoặc người uỷ quyền so sánh kết quả với yêu cầu và xử lý. Công tác ghi chép và
xử lý kết quả đối với vật tư linh kiện. Tất cả các vật tư linh kiện khi nhập kho
đều phải được kiểm tra đầy đủ cả về chất lượng, số lượng, nếu vật tư, sản phẩm
không đạt yêu cầu, có một chỉ tiêu không đạt về chất lượng, số lượng phải có
biện pháp khắc phục. Đối với hàng nhập khẩu nhà máy báo cáo giám đốc, được
sự chỉ đạo của giám đốc công ty và phòng xuất nhập khẩu sẽ thông báo cho nhà
cung cấp biết hoặc có kế hoạch để xử lý đồng thời mở phiếu xử lý không phù
hợp. Đối với hàng mua trong nước trưởng phòng nội địa hoá báo cáo cho giám
đốc nếu cần và thông báo cho nhà cung cấp, cùng với nhà cung cấp có kế hoạch
xử lý sản phẩm trên đồng thời mua phiếu xử lý không phù hợp.
1.2. Quy định theo dõi nhập và xuất vật tư linh kiện
Tất cả các linh kiện vật tư vào kho phải có ý kiến chỉ đạo của ban giám đốc
công ty hoặc được uỷ quyền có thể bằng văn bản hoặc điện thoại trực tiếp.
Ngoài ra các vật tư linhh kiện nhập vào kho đều phải được kiểm tra về số lượng
4
chất lượng ngay từ khi hàng về đến kho. Việc kiểm tra được thực hiện giứa ba
bên là phòng xuất nhập khẩu, nhà máy và đối tác cung cấp. Kết quả kiểm tra vật
tư linh kiện nhập được thực hiện trong biên bản kiểm tra, giao nhận giữa ba bên.
Trong quá trình lắp ráp sản xuất nếu nhà máy phát hiện vấn đề về chất lượng vật
tư linh kiện thì nhà máy sẽ thông báo cho giám đốc công ty và thông báo cho
phòng xuất nhập khẩu để lập khiếu nạI nếu có đốI vớI nhà cung cấp nước ngoài
đòi bồI thường thiệt hại. Những vật tư linh kiện mua trong nước nhập kho đều
dựa trên đơn hàng hoặc hợp đồng mua bán đã ký. Khi nhập kho nhà máy sẽ
kiểm tra về số lượng, chất lượng và những gì ghi trong biên bản giao nhận. Các
hàng kém chất lượng trong quá trình kiểm tra nếu được phát hiện thì sẽ ngay lập
tức trả về cho nhà cung cấp. Trong quá trình lắp ráp nếu có thêm những linh
kiện, phụ tùng không đạt chất lượng thì sẽ thông báo cho nhà cung cấp để xử lý
nhằm thay thế những vật tư không đạt yêu cầu. Các vật tư, linh kiện khi xuất
kho phảI có lệnh xuất kho của giám đốc hoặc phó giám đốc nhà máy ký và đóng
dấu. Mọi vật tư, linh kiện xuất kho đều phải ghi trong thẻ kho, sổ kho của thủ
kho để theo dõi. Căn cứ vào bảng kê nhập và xuất vật tư, linh kiện thì thủ kho và
phòng tài chính kế toán sẽ theo dõi số liệu tồn kho bằng việc lập thẻ kho và mở
sổ theo dõi, báo cho phòng phụ trách mua vật tư linh kiện về số liệu tồn kho, số
lượng thừa thiếu để phòng nghiệp vụ báo cáo cho giám đốc có kế hoạch điều
chỉnh kịp thời. ĐốI vớI linh kiện nhập khẩu sau khi nhập kho đều thuộc toàn
quyền và trách nhiệm quản lý của nhà máy. Nhà máy đốI chiếu thường xuyên
vớI kế toán công ty về số lượng tồn, xuất, lắp ráp. ĐốI vớI linh kiện vật tư mua
ở trong nước, kết thúc lô hàng phòng phụ trách mua vật tư linh kiện phốI hợp
vớI nhà máy lập báo cáo tổng hợp về tình hình xuất và nhập vật tư linh kiện
trình cho giám đốc để xem xét. CuốI tháng phòng tài chính kế toán tổng hợp số
liệu xuất và nhập tồn trong kỳ sau đó đốI chiếu vớI sổ theo dõi xuất nhập cuả
phòng phụ trách mua vật tư linh kiện đánh giá xem cả hai có khớp nhau hay
không và có những điều chỉnh tức thời.
5
1.3. Quy định phân loạI và xử lý sản phẩm không phù hợp
Công đoạn GiớI hạn mở Người
mở phiếu
Biện pháp
xử lý
Mua vật tư
- Nhập khẩu
linh kiện ô tô
- Vật tư trong
nước
-Kiểm tra nếu có
vật tư tổng thành
không phù hợp
-Vật tư không
đạt của nhà sản
xuất không được
lớn hơn 3%
-Phòng XNK
-Phòng XNK
-Nhà máy sản
xuất lắp ráp ô
tô Cửu Long
- Báo cho giám đốc, nhà
cung cấp để xử lý
- Báo cáo cho giám đốc,
cơ sở sản xuất để xử lý
Vật tư sản phẩm
lưu kho trong
quá trình sản
xuất không đạt
Phát hiện hư
hỏng là mở phiếu
- Nhà máy sản
xuất lắp ráp ô
tô Cửu Long
- Mua bù nếu cần
- Thông báo cho nhà
cung cấp để xử lý
Hồ sơ giao
nhận, chứng từ
không đạt yêu
cầu
Vi phạm không
quá 3 lần trong 1
hợp đồng mua
bán
-Phòng XNK
-Phòng tài
chính kế toán
Sửa lạI cho đúng
Sản phẩm vật tư
trong quá trình
giao cho khách
hàng
Phát hiện không
đạt là mở phiếu
-Phòng KHKD
-Nhà máy sản
xuất lắp ráp ô
tô Cửu Long
Sửa lạI cho đạt hoặc đổI
sản phẩm
Sản phẩm vật tư
trong các công
đoạn sản xuất
Tỷ lệ hỏng trong
công đoạn kiểm
tra
- Nhà máy sản
xuất lắp ráp ô
tô Cửu Long
- Thông báo cho nhà
cung cấp, nhà sản xuất,
tìm nguyên nhân và sửa
lạI để cung cấp
- Báo cáo cho giám đốc
nhà máy, giám đốc công
ty nếu cần
Sản phẩm vật tư
trong quá trình
kiểm tra thành
phẩm
Phát hiện phụ
tùng vật tư chi
tiết không đạt
- Phòng QLCL
báo lỗI sau lắp
ráp
- Thông báo cho nhà
máy, nhà cung cấp tìm
nguyên nhân sửa chữa
cho đạt yêu cầu
- Báo cáo cho giám đốc
công ty nếu cần
6
1.4. Hệ thống quản lý chất lượng xe ô tô nông dụng của công ty TMT
Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của công ty TMT là nhằm đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng về sản phẩm
của công ty. Với cơ cấu tổ chức của công ty gồm các phòng ban và các nhà máy
sản xuất lắp ráp với chức năng nhiệm vụ giúp cho quá trình sản xuất xe được
tiến hành mau chóng thuận lợi. Ngoài ra công ty còn lưu trữ hệ thống thông tin
về thị trường, các con số dự báo thông kê để giúp công ty hoạch định các chính
sách kinh doanh của mình. Kiểm soát tài liệu nội bô cũng như tài liệu bên ngoài
để quản lý thống nhất theo trật tự nhằm kiểm tra theo dõi tiến độ sản xuất của
công ty theo đúng thời gian yêu cầu. Phần kiểm soát hồ sơ là để sắp xếp các hồ
sơ phát sinh trong quá trình thực hiện hệ thống chất lượng, đảm bảo đầy đủ hồ
sơ về các quy trình lắp ráp sản xuất xe ô tô nông dụng. Từ đó công ty lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh của minh, nhập vật tư linh kiện để phục vụ cho công
tác lắp ráp sản xuất của nhà máy. Tiếp tục triển khai các sản phẩm mới với các
kiểu xe có tải trọng vừa và nhỏ để đáp ứng đa dạng hoá nhu cầu của thị trường.
Xây dựng các quy trình công nghệ cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật để làm cho
sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Các tiêu chuẩn đề ra phải theo tiêu chuẩn ISO
mà công ty đã xây dựng vừa qua, đây là tiêu chí đánh giá và chứng tỏ chất lượng
của xe ô tô nông dụng mà công ty đã sản xuất nhằm cạnh tranh vớI các loại xe
cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Khi đã hoàn thành các quy trình kiểm tra
đánh giá, xem xét thì đưa vào lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm. Trong giai đoạn
này tiêu chuẩn kỹ thuật phải đặt lên hàng đầu. Xe ô tô nông dụng sau khi đã
hoàn chỉnh mọi công đoạn sản xuất lắp ráp thì được đưa đi kiểm tra chất lượng
xem thử có phù hợp với các yêu cầu đề ra hay không. Cuối cùng sau khi giai
đoạn kiểm tra hoàn tất, nếu xe ô tô nông dụng về cơ bản kiểm tra không có gì sai
sót thì sẽ được nhập vào kho để chờ tiêu thụ. Tất nhiên trong thời gian nhập kho
7
vẫn phải thường xuyên kiểm tra theo dõi cũng như có chế độ bảo dưỡng định kỳ
để xe luôn đảm bảo chất lượng đề ra.
Công tác quản lý thiết bị máy móc sản xuất là công tác quan trọng giúp cho
máy móc luôn trong tình trạng hoạt động tốt, ngoài ra còn là hệ thống cơ sở vật
chất phục vụ cho quá trinh lắp ráp sản xuất như nhà máy, phân xưởng. Nhân sự
trong công ty cũng như trong nhà máy được quản lý chặt chẽ bởI phòng tổ chức
hành chính, bất cứ vấn đề gì liên quan đến nhân sự đều được can thiệp kịp thờI,
các chế độ khen thưởng cũng như xử phạt đều được thực hiện theo quy định của
công ty. Phòng quản lý chất lượng sẽ đóng vai trò kiểm tra các xe không phù
hợp vớI yêu cầu đề có những biện pháp khắc phục cũng như có chính sách
phòng ngừa sai sót bằng cách luôn cảI tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều
này có ảnh hưởng quyết định đến cả quá trình quản lý hệ thống chất lượng của
công ty. Công ty thường xuyên đánh giá và đo lường sự thoả mãn của khách
hàng về sản phẩm. Luôn thu thập thông tin ý kiến của khách hàng và lập bảng
phân tích đánh giá nhằm xây dựng tốI ưu tiêu chuẩn của xe nông dụng để gia
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
8
S cỏc quỏ trỡnh liờn quan n h thng qun lý cht lng
Chính sách chất lợng/mục tiêu chất lợng
Cơ cấu tổ chức Hệ thống thông tin Kiểm soát tài liệu Kiểm soát hồ sơ
Kế hoạch
sản xuất
Linh kiện
Triền khai
sản phẩm
mới
Xây dựng quy
trình công
nghệ/tiêu
chuẩn kỹ thuật
Lắp ráp Kiểm tra Nhập kho
Quản lý
thiết bị
Quản lý
nhân sự
Kiểm soát
sản phẩm
không phù hợp
Khắc phục/phòng
ngừa/cải tiến
Đo lờng sự
thoả mãn của
khách hàng
Các yêu
cầu của
khách
hàng
Sự hài
lòng của
khách
hàng
9
1.5. Quy định công nghệ lắp ráp xe ô tô nông dụng
Tại phân xưởng cabin Nhà máy Ôtô Cửu Long các mảnh cabin được định vị
trên thiết bị tiêu chuẩn đảm bảo độ chính xác cao. Công nghệ hàn điểm (hàn
bấm) đảm bảo độ vững chắc, tính đồng nhất và nâng cao tuổi thọ của sản phẩm
trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam. Đây cũng là ưu điểm vượt
trội của xe ôtô Cửu Long. Nhà máy Ôtô Cửu Long được thiết kế và đầu tư trang
thiết bị, công nghệ và phương tiện sản xuất lắp ráp ôtô theo công nghệ tiên tiến
của Khu vực. Xe ôtô tải được sản xuất, lắp ráp từ cụm tổng thành - CKD. Toàn
bộ: động cơ, hộp số, trục các đăng, cầu trước và sau, khung xe ... nhập khẩu từ
nước ngoài và các cụm chi tiết sản xuất trong nước, thùng hàng, bộ nhịp, săm
lốp, ắc qui, vành bánh xe ...
Tại phân xưởng sơn, thùng cabin được xử lý hóa chất theo công nghệ tiên tiến
xử lý bề mặt, tẩy gỉ và loại bỏ toàn bộ các tạp chất dầu mỡ... Toàn bộ 100%
thùng, cabin đều được phốt phát hóa bề mặt. Tại công đoạn này, kỹ thuật công
nghệ được áp dụng triệt để nhằm nâng cao tuổi thọ kim loại, đồng thời là công
đoạn chuẩn bị cho sơn lót và sơn màu. Công đoạn sơn hấp (sấy khô bằng nhiệt)
được áp dụng cho cả sơn lót và sơn màu.
Đồng thời hoạt động với dây chuyền hàn và sơn còn có hai dây chuyền lắp ráp
khung xe và cabin. Tại dây chuyền lắp ráp, khung xe được hoàn thiện phối bộ
với các cụm linh kiện chủ yếu như: cầu xe, động cơ, bộ nhíp, hộp số, hệ thống
chuyền động, hệ thống lái ....
Nhà máy Ô tô Cửu Long được trang bị dây truyền lắp ráp hiện đại và linh hoạt
phù hợp cho các loại xe tải trọng tải từ 500kg đến 10 tấn. Tất cả các mối ghép
quan trọng của xe đều được kiểm tra lực xiết bằng thiết bị chuyên dụng ngay tại
thời điểm xiết chặt bằng súng dẫn động khí nén.
10
Khi vật tư đưa vào nhà máy để kiểm tra, nếu không đạt thì trả lại cho người
cung cấp hoặc đem đi xử lý tuỳ theo tình trạng của vật tư có thể sửa chữa được.
Nếu đạt thì đưa vào phân xưởng hàn, tiếp tục kiểm tra thành phẩm sau khi hàn,
đạt tiêu chuẩn tiếp tục đưa tới phân xưởng sơn, sau khi đã kiểm tra thành phẩm
được sơn thì đưa vào phân xưởng cabin, tiến hành hoàn thiện ở phân xưởng
cabin đạt yêu cầu thì chuyển vào phân xưởng lắp ráp. Các vật tư của cabin xe
cũng vậy, khi nhập về thì đều phải tiến hạn kiểm tra, đạt chất lượng thì đưa tiếp
vào phân xưởng cabin, không đạt có thể phải trả lại cho người cung cấp. Tương
tự đối với thùng xe sau khi kiểm tra ở gian đoạn đầu, nếu đạt thì đưa vào phân
xưởng sơn, sau khi thùng xe được sơn xong, kiểm tra đúng yêu cầu thì đưa vào
phân xưởng lắp ráp. Các chi tiết, thành phẩm không đạt ở từng giai đoạn đều
phải kiểm tra lại và hoàn thiện lại cho đúng với tiêu chuẩn theo hệ thống quản lý
chất lượng. Các vật tư khác sau khi đã kiểm tra cùng với thành phẩm của phân
xưởng sơn và phân xưởng cabin đưa vào phân xưởng lắp ráp để cho ra đời sản
phẩm hoàn thiện. Chiếc xe ô tô sau khi đã lắp ráp xong, không đạt lại quay về
phân xưởng lắp ráp để làm lại, nếu kiểm tra đạt thì đưa đến phòng quản lý chất
lượng của công ty, phòng này sẽ kiểm tra xe và động cơ xe, phân loại và xử lý
sản phẩm không phù hợp trong sản xuất ô tô. Khi đã thực hiện xong các thủ tục
kiểm tra, chiếc xe đạt yêu cầu được đưa đến cục đăng kiểm để kiểm tra giám
định và cấp giấy phép lưu thông. Bất cứ công đoạn nào không đáp ứng tiêu
chuẩn đều phải mang về phân xưởng lắp ráp. Chiếc xe trải qua các công đoạn
kiểm tra chặt chẽ như vậy đến khi không còn sai sót thì chuyển đến bộ phận bàn
giao để giao xe cho khách hàng.
11
S quy nh cụng ngh lp rỏp ụ tụ nh mỏy ụ tụ Cu Long
12
Vật t
Trả lại NCC
Phân xởng
Hàn
Xử lý
Kiểm tra
Thùng xe
Kiểm tra
Xử lý
Phân xởng Sơn
Trả lại NCC
Trả lại NCC
Kiểm tra
Kiểm tra
Xử lý
Phân xởng
cabin
Kiểm tra
Vật t
Kiểm tra
Kiểm tra
Vật t
Đăng kiểm
VN
Quản lý
chất lợng
Kiểm tra
Phân xởng
lắp ráp
Kiểm tra
Xử lýTrả lại NCC
Bộ phận
giao xe
Khách
hàng
1.6. Thông số kỹ thuật của các loại xe
1.6.1. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 500KG - CL10104
1.6.2. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 1,5 Tấn - CL2815D
Số người cho phép 02 (120)kg
Tải trọng(Kg) 620
Trọng lượng không tải 680
Trọng lượng toàn phẩn 1420
Dài toàn bộ(mm) 3560
Rộng toàn bộ(mm) 1380
Cao toàn bộ 1710
Chiều dài cơ sở 2000
Khoảng sáng gầm xe(mm) 130
Kích thước bên trong thùng hàng
Chiều dài(mm) 2200
Chiều rộng(mm) 1320
Chiều cao(mm) 340
Tốc độ tối đa(km/h) 91
Khả năng leo dốc(trên đường thô và bằng phẳng) 20.55
Kiểu loại động cơ JI462Q3
Đường kính xi lanh (mm) 62
Hành trình piston (mm) 66
Dung tích động cơ 797
Tỷ số nén 8.8:1
Công suất cực đại Kw/v/p 29/5000
Mô men xoắn cực đại Nm/v/p 57/3000-3500
Tỷ số truyền lực chính 5,125
Cỡ lốp (inch) 145R12LT
Hệ thống lái Trục vít ê cu bi
Mô men đầu ra max (Nm) 2500
13
1.6.3. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 2 tấn CL4012D
Số người cho phép 02 (120)kg
Số người cho phép 03 (195)kg
Tải trọng (kg) 1.305
Dài toàn bộ (mm) 4.720
Rộng toàn bộ (mm) 1.900
Cao toàn bộ (mm) 2.320
Chiều dài cơ sở (mm) 2.520
Khoảng sáng gầm xe (mm) 205
Ắc qui 6 - QA - 120Ah
Khung xe (sát xi) 200 x 65 x 6
Sức chịu tải lớn nhất (kg) 10.000
Vật liệu chính làm khung 16 Mn
Tốc độ tối đa (km/h) 74
Khả năng leo dốc (trên đường khô và bằng phẳng) 24
0
45’
Điện áp định mức 12V
Kiểu loại động cơ YN490Q(D1),4 kỳ
Đường kính xi lanh (mm) 90
Hành trình piston (mm) 100
Dung tích động cơ (cm
3
) 2.540
Tỷ số nén 18:1
Công suất cực đại (Kw/v/p) 45,6/3.200
Mô men xoắn cực đại (N.m/v/p)Oe 156,8/2.240
Lượng tiêu hao nhiên liệu (L/100km) 9,8
Cỡ lốp (inch) 7.00 16 - 10PR
Hệ thống lái 609W1 trục vít-ecu bi
Mô men đầu vào max (Nm) 1.610
Kiểu loại Cabin Cabin đơn
14
Tải trọng(Kg) 620
Trọng lượng không tải 680
Trọng lượng toàn phẩn 1420
Dài toàn bộ(mm) 3560
Rộng toàn bộ(mm) 1380
Cao toàn bộ 1710
Chiều dài cơ sở 2000
Khoảng sáng gầm xe(mm) 130
Kích thước bên trong thùng hàng
Chiều dài(mm) 2200
Chiều rộng(mm) 1320
Chiều cao(mm) 340
Tốc độ tối đa(km/h) 91
Khả năng leo dốc(trên đường thô và bằng phẳng) 20.55
Kiểu loại động cơ JI462Q3
Đường kính xi lanh (mm) 62
Hành trình piston (mm) 66
Dung tích động cơ 797
Tỷ số nén 8.8:1
Công suất cực đại Kw/v/p 29/5000
Mô men xoắn cực đại Nm/v/p 57/3000-3500
Tỷ số truyền lực chính 5,125
Cỡ lốp (inch) 145R12LT
Hệ thống lái Trục vít ê cu bi
Mô men đầu ra max (Nm) 2500
1.6.4. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 3 Tấn - CL5830D
Số người cho phép 03
15
Tải trọng (kg) 2800
Trọng lượng không tải (kg) 4325
Trọng lượng toàn phẩn (kg) 7230
Dài toàn bộ (mm) 5470
Rộng toàn bộ (mm) 2160
Cao toàn bộ (mm) 2465
Chiều dài cơ sở (mm) 2960
Khoảng sáng gầm xe (mm) 200
Kích thước bên trong thùng hàng
Chiều dài (mm) 3430
Chiều rộng (mm) 1980
Chiều cao (mm) 450
Tốc độ tối đa (km/h) 80
Khả năng leo dốc (trên đường khô và bằng phẳng) 25,14
Động cơ 4100QB-2
Đường kính xi lanh (mm) 100
Hành trình piston (mm) 105
Dung tích động cơ (cm
3
) 3298
Tỷ số nén 17,5-1
Công suất cực đại Kw/v/p 62,5/3400
Lực xoắn cực đại Nm/v/p 201/2000-2200
Tỷ số truyền hộp số
7,31;4,31;2,45;1,54;1,0.
Số lùi:7,66
Cỡ lốp (inch) 8.25-16
Hệ thống lái Trục vít ecubi
Mô men đầu vào max (Nm) 10500
1.6.5. Thông số kỹ thuật xe ôtô Cửu Long trọng tải 4 Tấn - CL5840D
16
Số người cho phép 02 (120)kg
17
Tải trọng(Kg) 620
Trọng lượng không tảI 680
Trọng lượng toàn phẩn 1420
Dài toàn bộ(mm) 3560
Rộng toàn bộ(mm) 1380
Cao toàn bộ 1710
Chiều dài cơ sở 2000
Khoảng sáng gầm xe(mm) 130
Kích thước bên trong thùng hàng
Chiều dài(mm) 2200
Chiều rộng(mm) 1320
Chiều cao(mm) 340
Tốc độ tối đa(km/h) 91
Khả năng leo dốc(trên đường thô và bằng phẳng) 20.55
Kiểu loại động cơ JI462Q3
Đường kính xi lanh (mm) 62
Hành trình piston (mm) 66
Dung tích động cơ 797
Tỷ số nén 8.8:1
Công suất cực đại Kw/v/p 29/5000
Mô men xoắn cực đại Nm/v/p 57/3000-3500
Tỷ số truyền lực chính 5,125
Cỡ lốp (inch) 145R12LT
Hệ thống lái Trục vít ê cu bi
Mô men đầu ra max (Nm) 2500
2. Khả năng cạnh tranh của xe ô tô nông dụng
2.1. Nhu cầu tiêu thụ của thị trường rất lớn
18
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến hết tháng 3/2003, Việt Nam có 543
ngàn xe ôtô các loại, trong đó xe nông dụng chiếm 43,1% (tương đương 233
ngàn xe). Dự báo của Bộ Công nghiệp, năm 2005 Việt Nam cần thêm 36 ngàn
xe nông dụng các loại và năm 2010 là 72 ngàn xe.
Trong khi đó có nguồn tin từ Bộ GTVT về một đề xuất mới đối với niên hạn sử
dụng ôtô nông dụng và ôtô nông dụng chuyên dùng, ôtô chở khách trên 10 chỗ
ngồi. Nếu đề xuất được phê duyệt (dự kiến áp dụng từ 1/7/2004) sẽ có tới 31,5
ngàn ôtô 2 loại này quá niên hạn sử dụng không đảm bảo an toàn kỹ thuật cần bị
loại bỏ (hiện số phương tiện có độ tuổi sử dụng trên 20 năm là 91,5 ngàn chiếc,
chiếm 21,5%). Như thế, năm 2005 Việt Nam sẽ cần thay thế khoảng 42 ngàn xe
nông dụng các loại, nâng nhu cầu xe nông dụng lên thêm 78 ngàn chiếc năm
2005 và năm 2010 là 132 ngàn chiếc. Hơn nữa, Việt Nam cũng còn khoảng 100
ngàn xe công nông đang sử dụng ở các vùng nông thôn, miền núi cần được thay
thế trong tương lai. Nhu cầu của thị trường xe nông dụng các loại của Việt Nam
là rất lớn.
2.2. Sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu
Việt Nam có 160 DN nhà nước lắp ráp - sửa chữa ôtô nhưng chỉ có 19 đơn vị
trực tiếp lắp ráp. Trong đó, một số rất ít DN lắp ráp - sản xuất xe nông dụng là
Công ty Cơ khí xe máy với công trình sản xuất xe nông dụng dưới 3 tấn, Công
ty Cơ khí ôtô Sài Gòn Samco, Công ty Cơ khí ôtô Ba Thành (Hải Phòng)… sản
xuất xe nông dụng dưới 3 tấn. Các DN này đều có quy mô nhỏ, công suất vài
trăm xe một năm, công nghệ thấp và lắp ráp là chủ yếu.
Còn 11 DN liên doanh sản xuất và lắp ráp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài lại mới
chỉ chú trọng đến sản xuất xe du lịch. Ba công ty liên doanh chuyên về xe nông
dụng là: Isuzu, Suzuki lắp ráp sản xuất xe nông dụng nhẹ và Công ty Hino
chuyên xe nông dụng nặng với sản lượng khiêm tốn, năm 2001 được 103 xe,
19
2002 là 156 xe... Một vài DN FDI khác cũng có sản xuất lắp ráp xe nông dụng
nhưng chủ yếu là xe nông dụng nhỏ và sản lượng không nhiều. Cụ thể số DN
này mới chỉ sản xuất khoảng 1.900 xe nông dụng các loại (chủ yếu xe 1 tấn và
1/2 tấn (khoảng 100 xe), trên 6 tấn chỉ 38 xe.
2.3. Khả năng cạnh tranh của xe ô tô nông dụng Cửu Long
Như vậy với nhu cầu ngày càng lớn về xe nông dụng như hiện nay và sắp tới
cộng với việc những công ty sản xuất lắp ráp ô tô nông dụng chưa đáp ứng được
về quy mô sản xuất thì có thể thấy khả năng cạnh tranh của xe ô tô nông dụng
Cửu Long là rất cao. Đây là một tín hiệu vui cho công ty TMT vì sau khi xây
dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp Cửu Long công suất sản xuất xe được cải thiện,
số lượng xe bán ra thị trường ngày càng nhiều. Thị trường xe ô tô của Việt Nam
chủ yếu là các loại xe hơi, xe du lịch, còn xe ô tô nông dụng vẫn còn đang bỏ
ngỏ và rất ít những doanh nghiệp có khả năng cũng như năng lực để sản xuất.
Đứng trước cơ hội này công ty TMT đang có trong tay rất nhiều lợi thế để cạnh
tranh và chiếm lĩnh thị phần ô tô nông dụng trên thị trường Việt Nam. Hiện tại
công ty đang chú trọng phát triển ở thị trường trong nước, cố gắng đẩy mạnh
công tác tiêu thụ. Việc xây dựng nhà máy là bước mở đầu cho sự phát triển của
công ty, chứng tỏ khả năng lớn mạnh và tạo ra sức ép cạnh tranh lên các đốI thủ
khác trên thị trường. Thị trường chính của công ty vẫn là thị trường trong nước
nhưng vẫn kết hợp với thị trường nước ngoài nếu tìm được đối tác thích hợp. Đó
là xu hướng phát triển lâu dài của công ty để có thể phát triển vững mạnh.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả cạnh tranh chủ yếu của xe nông dụng
3.1. Chất lượng sản phẩm:
20
Chất lượng sản phẩm là vấn đề mang tính chất cốt lõi, quyết định trong cạnh
tranh trên thị trường. Chất lượng chính là cái mà khách hàng quan tâm nhất đối
với sản phẩm. Một sản phẩm không có chất lượng hay chất lượng không đáp
ứng được tiêu chuẩn nhất định tối thiểu cần phải có thì sản phẩm đó sẽ không có
chỗ đứng trên thị trường vì không người tiêu dùng nào có thể sử dụng được
chúng. Như thế nên hiểu là người sản xuất khi bán sản phẩm họ phải biết người
tiêu dùng cần những gì ở sản phẩm của mình, nếu như không đáp ứng được
những tiêu chí đó thì sản phẩm sẽ bị tồn kho và hậu quả mà doanh nghiệp hứng
lấy sẽ là không nhỏ.
Mọi người đều có thể biết rằng sẽ không có hàng hoá cho tất cả mọi người tức
là một sản phẩm được đưa ra không thể đáp ứng được hầu hết tất cả khách hàng
do nhu cầu và tâm lý tiêu dùng là khác nhau. Khả năng xác định thị trường mục
tiêu cho sản phẩm của doanh nghiệp phải là vấn đề đặt lên hàng đầu và hết sức
quan trọng, điều này quả không thật là dễ dàng gì. Chính công việc xác định thị
trường của sản phẩm mới là công việc đầu tiên khi tung sản phẩm ra thị trường,
khi đã cơ bản hoàn thành bước đầu này mới tính đến việc đưa sản phẩm ra có
phù hợp và đáp ứng được với đặc điểm của thị trường đã chọn hay không, để có
bước điều chỉnh thích ứng một cách nhanh chóng. Chỉ có như thế thì sản phẩm
của doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và được
họ chấp nhận và sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao hơn so với các loại sản
phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nói đến chất lượng là nói đến một
khái niệm trừu tượng, có những tiêu chuẩn được đưa ra để kiểm tra chất lượng
của sản phẩm tuy nhiên có những trường hợp không có một tiêu chuẩn nào để
đánh giá. Đối với khách hàng này họ có thể hài lòng với sản phẩm của doanh
nghiệp nhưng cũng chính sản phẩm đó nếu đưa cho khách hàng khác chưa chắc
họ đã chấp nhận vì như đã nói ở trên quan điểm của mỗi người mỗi khác. Chất
lượng của sản phẩm chỉ có thể dần hoàn thiện thông qua cách đánh giá cũng như
21
phản hồi của người tiêu dùng. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh
của sản phẩm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà các đối thủ cạnh tranh
ngày càng nhiều thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn của
doanh nghiệp. Chỉ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản
phẩm là thước đo mức độ hài lòng của khách hàng. Chất lượng sản phẩm là một
quá trình từ quá trình sản xuất, trải qua nhiều công đoạn. Phải có một đội ngũ
lành nghề để có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm và cần thiết phải hoàn
thành trong thời gian ngắn vì nếu cải tiến quá lâu sẽ bỏ mất cơ hội và bị đối thủ
cạnh tranh vượt mặt.
3.2. Giá bán của sản phẩm
Đời sống ngày càng được nâng cao và nhu cầu của con người càng ngày càng
thay đổi theo chiều hướng gia tăng nhưng nếu xét chung thì giá cả vẫn là một
yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng khi quyết định
mua một sản phẩm nào đó. Giá sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra nếu thấp hơn
so với đối thủ cạnh tranh thì là mội ưu thế lớn để thu hút khách hàng. Vấn đề
định giá của sản phẩm hiện nay không chỉ đơn thuần là phụ thuộc vào chi phí
mà còn bị chi phối vào những biến động xảy ra trên thị trường, căn cứ vào sự
thay đổi giá của các đối thủ cạnh tranh và dựa trên nhu cầu của người mua.
Giá thành của sản phẩm nếu thấp thì doanh nghiệp sẽ mất đi một phần lợi
nhuận đáng kể. Ngược lại nếu giá cao thì khách hàng sẽ không có nhu cầu hoặc
là họ sẽ chuyển sang dùng sản phẩm của doanh nghiệp có mức giá thấp hơn.
Trong khi giá thành lại phải phụ thuộc vào chi phí, có những chi phí có thể tiết
kiệm, cắt giảm nhưng có những chi phí là bất biến, phụ thuộc vào nguyên liệu
vật tư đầu vào và hàng trăm thứ khác có liên quan đến quá trình sản xuất. Hơn
nữa cần phải dựa trên giá của các doanh nghiệp khác cạnh tranh với mình và của
hàng thay thế. Đây là cách để cạnh tranh với nhau. Cần phải đưa ra mức giá phù
22
hợp so với đối thủ để vừa đảm bảo thu được lợi nhuận và thu hút khách hàng,
đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng sẽ là người đánh giá về đặc
tính của sản phẩm. Nếu sản phẩm đó đáp ứng được yêu cầu khách hàng thì họ sẽ
đồng ý với mức giá mà nhà sản xuất đưa ra. Tất nhiên là mức giá đó không thể
là mức giá trên trời, và phải tuỳ thuộc vào mặt bằng chung của người dân, khả
năng và mức tiêu thụ của họ.
Giá cả của sản phẩm cần phải được điều chỉnh một cách linh hoạt, thay đổi làm
sao để cho phù hợp với mọi hoàn cảnh và khách hàng vẫn có thể lựa chọn cho
mình sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là điều đảm bảo cho việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm công ty.
Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh và thường được sử
dụng trong các giai đoạn đẩu của doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp mới bước
vào một thị trường mới nào đó. Ngày nay mặc dù mức sống của người tiêu dùng
Việt Nam chúng ta ngày càng được cải thiện tuy nhiên độ nhạy của cầu khi giá
cả sản phẩm thay đổi còn rất lớn. Do vậy công cụ này được sử dụng cho hầu hết
các sản phẩm đang có mặt trên thị trường. Cạnh tranh về giá thường được thể
hiện thông qua các biện pháp sau:
Kinh doanh với chi phí thấp, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động
trong việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm, tiết kiệm và giảm các
chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình sản xuất cũng như trong quá
trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Để làm được điều này không phải
là dễ khi mà với những trang thiết bị chưa thực sự hiện đại so với nước ngoài
nên năng suất không thể đạt tối đa và ngoài ra các chi phí phát sinh còn do phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan về phía doanh nghiệp
trong khi sản xuất chế tạo sản phẩm.
23
Bán với mức giá hạ hoặc mức giá thấp. Với cách làm này thì doanh nghiệp phải
tính toán rất kỹ khi đưa ra giá cả thấp của sản phẩm. Liệu đây có phải là phương
pháp tối ưu. Có thể cạnh tranh về giá thấp trong một thời gian nhưng nếu duy trì
như vậy trong thời gian dài có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay
không? Trong một chừng mực nào đó việc bán giá thấp là để chiếm lĩnh thị
phần, hất cẳng đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Tuy nhiên đây cũng như
con dao hai lưỡi, nếu đối thủ cạnh tranh có tiềm lực thì việc chạy đua về giá có
thể khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn thậm chí là có thể bị thua cuộc.
Quan trọng hơn hết là đảm bảo một mức giá hợp lý trên thị trường kèm theo
những chiến thuật hợp lý nhằm giúp sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh
được trên thị trường.
Mức giá có một vai trò quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như có sự chênh lệch
về giá của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh, lớn hơn so với chênh lệch về
giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thì có thể nhận thấy doanh nghiệp đã
đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với các đối thủ khác. Do đó sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ càng ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng,
của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp chắc chắn
đạt được vị trí cạnh tranh cao trên thị trường.
Để có thể đạt được mức giá thấp thì doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng
hạ giá sản phẩm của đơn vị mình. Nếu như có càng nhiều khả năng hạ giá thành
sản phẩm thì sẽ càng có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Và khả năng hạ giá sản phẩm phụ thuộc vào những yếu tố sau đó là:
Chi phí về kinh tế thấp.
Khả năng bán hàng tốt do vậy khối lượng bán lớn hơn.
Khả năng về tài chính của doanh nghiệp mạnh.
24
Giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh nghiệp do vậy
khi sử dụng đến khả năng này thì phải chọn thời điểm thích hợp như thế sẽ mang
lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu không có những kế hoạch cụ
thể thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn về tài chính. Nên cách tốt nhất là
doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn và thành thục giữa giá cả và các
bộ phận về chiết khấu và với những phương pháp bán hàng mà doanh nghiệp đã
và đang sử dụng, cộng thêm các phương pháp thanh toán thích ứng với xu thế và
trào lưu của người tiêu dùng.
3.3. Phân phối bán hàng và các dịch vụ bán hàng:
Đối với nền kinh tế hiện nay, hầu như tất cả những người sản xuất đều không
tham gia trực tiếp bán sản phẩm của mình. Thông qua các hình thức khác nhau
như hình thức trung gian đó là các nhà bán buôn hoặc bán lẻ. Những người này
sẽ mua và tiếp nhận quyền sở hữu sản phẩm rồi sau đó sẽ bán lại hàng hoá đó
cho những người có nhu cầu, những người này là những người mua bán trung
gian. Ngoài ra còn có một số những người khác là những người môi giới, đại
diện cho hãng sản xuất, doanh nghiệp. Những người này họ không có quyền sở
hữu sản phẩm nhưng họ có quyền là đại diện cho doanh nghiệp đứng ra thương
lượng trao đổi với khách hàng, đây chính là những đại lý trung gian. Tất cả đều
có mục đích thay doanh nghiệp làm công việc đưa sản phẩm đến người tiêu
dùng, giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
thiện mẫu mã và giảm bớt các chi phí xúc tiến. Bên cạnh đó còn có các công ty,
các hãng vận tải chuyên chở hàng hoá cho doanh nghiệp. Các công ty quảng cáo
nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Các ngân hàng hỗ trợ về vốn cho
doanh nghiệp, v.v…Tất cả nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện phân phối sản phẩm.
Những tổ chức này không có quyền sở hữu sản phẩm, không có quyền thương
lượng với khách hàng, họ chỉ có tác động và hỗ trợ cho việc phân phối sản phẩm
của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối càng lớn mạnh cũng như được phân công
25