Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

ÔN tập TIẾNG VIỆT 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.71 KB, 144 trang )

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 - HỌC KÌ I
BÀI 1: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
GV: Để hội thoại đạt được kết quả một cách trực tiếp, tường minh, những người
tham gia hội thoại tuân thủ các PCHT.
- PTHT gồm:
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm về chất
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
Ví dụ: A hỏi: "Bạn viết cái gì vậy?".
I. LÝ THUYẾT
B lại trả lời: "Tơi viết chữ".
1. PC về lượng
? Nhận xét về câu trả lời của B?
- Nói đúng nội dung,
Câu trả lời của B đã k đáp ứng được thắc mắc của A và A khơng thừa, khơng
cũng k cần câu trả lời đó. Vậy, chỉ cần B trả lời là: "Tôi
thiếu, đáp ứng đúng
viết nhật kí" chẳng hạn, thì B đã sử dụng PCVL.
yêu cầu giao tiếp.
? Thế nào là PC về lượng?
- khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời
nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, k thiếu,
không thừa.
Lưu ý: Nghe phương châm về lượng giống như là số
lượng của câu chữ làm sao cho trình bày ngắn nhất hoặc
là nói sao cho khỏi lạc đề. Nhưng sai, phương châm về
lượng đáp ứng điều kiện là khơng phải lạc đề rồi nhưng


cịn phải cần nói đúng, nói cái người khác cần.
VD: Một HS xin phép thầy giáo:
- Thưa thầy, mai cho em nghỉ lao động ạ.
- Vì sao?
- Thưa thầy, mai em đau đầu ạ.
? Nhận xét về câu trả lời của bạn HS?
- Câu trả lời của bạn HS “mai em đau đầu ạ” không phải
là lý do xác thực trong HT.
? Thế nào là PC về chất?
- khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình khơng tin là
đúng hay khơng có bằng chứng xác thực
("Chất" hay là chất lượng? Có nghĩa là đúng, là thật)
Ví dụ bạn nói: "Tơi đã đi hết tất cả các nước trên thế giới"
nhưng bạn không đưa ra bằng chứng như hình ảnh chụp
bạn và phong cảnh nơi đó thì người khác khó tin tưởng.

2. PC về chất

- Khơng nói điều mình
khơng tin là đúng,
khơng có bằng chứng
xác thực.

1


Thay vì thế, ta đã đi nước Pháp thì hãy nói rằng: "Tơi đã
từng đi Pháp", chỉ đơn giản là nói sự thật thì đáp ứng
được phương châm trên.
VD: - Nam đâu ấy nhỉ?

- Cậu có bút khơng?
? Đọc đoạn HT cho biết nd câu hỏi và câu trả lời có đáp
ứng được nhu cầu giao tiếp khơng?
- Vi phạm PCQH vì nd câu trả lời k đúng với câu hỏi.
? Thế nào là PC quan hệ?
- khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói
lạc đề.
("Quan hệ" - mối quan hệ giữa lời nói của hai người trong
giao tiếp là phải liên quan đến nhau)
Một người nói hơm nay trời nắng đẹp, một người lại nói
hơm qua trời mưa to. Như vậy cả hai người khơng có
chung một đề tài. Cần quan sát nội dung của người bạn
đang giao tiếp, cùng họ trao đổi vấn đề đó, tránh nói lạc
đề. Hoặc làm một bài văn, đề yêu cầu tả con mèo thì ban
đầu bạn đang tả màu lơng của con mèo nhưng sau lại có
câu: "Tai của chú chó dựng thẳng lên mỗi khi nghe thấy
tiếng động". Như vậy đã nói lạc đề. (Hi, ví dụ hơi q tí
nhưng

vẻ
dễ
giải
thích
nhất)
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn giữa phương châm về lượng và
phương châm cách thức.
VD: Học xong bạn nhớ đi ra cửa trước.
? Em có cách hiểu ntn về câu nói trên?
- Câu trên gây ra cách hiểu mơ hồ -> vi phạm phương
châm cách thức

- Chữa lại: Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp
để câu được hiểu rõ ràng hơn.
? Thế nào là phương châm cách thức? - khi giao tiếp,
cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
("Cách thức" - trình bày nó như thế nào cho phù hợp như
ngắn gọn, rõ ràng)
Một người hỏi bạn đã ăn gì trong bữa trưa thì bạn trả lời:
"Tơi đã ăn cơm. Tôi đã ăn thịt kho. Tôi đã ăn...". Cứ như
vậy, câu nói của bạn quá dài, lặp lạ\i nhiều lần "tôi đã ăn"
hoặc nhiều cách khác làm cho câu dài ra nhưng nội dung
vẫn chỉ có nhiêu đó như là "ăn cơm, thịt kho..."
Hoặc có hai người cùng nói chuyện với bạn, người A nói
đọc sách k có lợi ích gì, người B lại cho là đọc sách rất có
lợi. Ta lại nói rằng: "Tơi đồng ý". Như vậy q mơ hồ,

3. PC quan hệ
- Nói đúng vào đề tài,
tránh nói lạc đề

4. phương châm cách
thức
Nói ngắn gọn, rành
mạch, tránh mơ hồ

2


một câu nói đó người khác sẽ k biết bạn đồng ý với câu
nói của A hay B.
VD: - Bơm cho cái xe!

- Bơm của bác hỏng rồi cháu ạ.
? Nhận xét về đoạn HT trên?
- xét về vai xã hội c1: vai dưới, c2 vai trên. Người ở vai 5. phương châm lịch
dưới khi nói với người vai trên cần phải xđ đúng vai -> vi sự
phạm PCLS ăn nói cộc lốc.
- cần tế nhị và tơn trọng
? Thế nào là phương châm lịch sự?
người khác.
("Lịch sự" - Nói năng lễ độ, không bắt bẻ hoặc không quá
chê trách theo hướng tiêu cực)
Khi nói chuyện với cơ giáo, cơ hỏi: "Bài tập cơ giao các
em thấy khó khơng?", A nói: "Khơng". B nói: "Thưa cơ,
bài đó hơi khó ạ, cơ giảng giúp em với". Từ cách nói của
A và B, ta có thể đốn được thái độ của từng người như
thế nào. Cô giáo sẽ vui vẻ và cảm thấy vui vẻ hơn với
cách nói của B nhưng có thể sẽ khơng vui với cách nói
cộc lốc của A. Và ta có thể thấy B lịch sự và tế nhị hơn A
(nhưng không phải là khôn khéo theo kiểu gian dối và
miệng lưỡi trơn tru lười người dối bạn)
GV cho HS nhắc lại 5 PCHT:
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bài ca dao sau là lời gieo quẻ của một thầy bói với một cơ gái:
“ Số cơ chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà,
Số cơ có mẹ có cha
Mẹ cơ đàn bà, cha cơ đàn ơng.
Số cơ có vợ, có c1hồng,
Sinh con đầu lịng chẳng gái thì trai”.
Câu hỏi: Lời của thầy bói đã vi phạm PCHT nào? Vì sao?
Gợi ý: Lời của thầy bói vi phạm PC về lượng. Vì đó là những điều hiển nhiên mà

ai cũng đã biết.
Bài tập 2:
Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên…”
(Bếp lửa - Bằng Việt)

3


? So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một PCHT
đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự khơng tn thủ PCHT như vậy có
ý nghĩa gì?
GỢI Ý:
- PCHT đã bị vi phạm là PCVC.
- Sự k tuân thủ PCHT như vậy là để thực hiện mđ khác: Bà k muốn cháu thông
báo cho bố mẹ biết những k/k ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Qua đó
thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và t/c của bà đối với kháng chiến, đv đất
nước.
Bài tập 3: Xét về phương châm hội thoại, nhân vật Mã Giám Sinh đã không
tuân thủ phương châm hội thoại nào trong đoạn thơ sau? Vì sao?
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
GỢI Ý:

Trong đoạn thơ, nhân vật Mã Giám Sinh đã không tuân thủ các PCHT sau:
- PCLS: Trả lời cộc lốc, nhát gừng, thiếu tôn trọng người nghe.
- PCVL: Nội dung trả lời chưa đáp ứng yêu cầu của giao tiếp: Hỏi tên mà chỉ trả
lời họ và chức danh.
- PCVC: MGS đã nói những điều khơng đúng sự thật (đã được giới thiệu là viễn
khách, Mã lại nói mình ở huyện Lâm Thanh cũng gần…)
Bài tập 4: Đọc đoạn hội thoại sau và xác định PCHT nào bị vi phạm?
An: Hè năm tới nhất định mình sẽ về thăm quê
Mình nhớ bố mẹ quá!
Bình: Thế quê cậu ở đâu?
An: Quê tớ ở miền Bắc.
Bình: Ở dưới quê thì bố mẹ cậu làm nghề gì?
An: Bố mẹ tớ đều là nông dân giỏi nhất làng.
GỢI Ý:
- Quê tớ ở miền Bắc
-> Cung cấp lượng thông tin chưa đầy đủ
- Bố mẹ tớ đều là những nông dân giỏi nhất làng
-> Nội dung thông tin thừa
=> Vi phạm phương châm về lượng
Bài tập 5: Những câu sau liên quan đến PCHT nào?
A.
Câu
CÂU
1. Ai ơi chớ vội cười nhau
9. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
2. Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
10. gọi dạ bảo vâng.
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

11. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4


3.

Biết thì thưa thớt
Khơng biết dựa cột mà nghe.
4. Nói có sách, mách có chứng.
5. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật.
6. hứa hươu hứa vượn.
7. ơng nói gà bà nói vịt
8. Dây cà ra dây muống
B.
20- Nói tràng giang đại hải.
21- vừa nói vừa múa chân tay
22- Nói chi nói mãi nói hồi.
23. Lắm mồm, lắm miệng.
24- Phồng mang trợn mắt, mặt đỏ tía
tai.
25- Nói phải củ cải cũng nghe.
26- cao đạo, tự khoe mẽ.
27. Câm miệng hến.
28. đánh trống lảng.
29- Biết lắng nghe hơn khoe tài giỏi.
30- hỏi gà đáp vịt.
GỢI Ý:
1, 2: PCLS. 3, 4: PCVC
5: PCCT. 6. PCVC 7. PCQH
8. PCCT 9. PCLS

10.PCLS,
11. PCLS, 13.PCQH, 14. PCLS,
15.PCQH,
16- PCCT, 17. PCLS,
18. PCVC 19.PCCT, 20- PCCT,
21- PCLS, 22- PCCT, 23.PCVL

13- Ơng nói gà, bà nói vịt.
14. Lên giọng dạy đời.
15- Đánh trống ngược, kèn thơỉ xi.
16- Nói lúng ba lúng búng như ngậm hột
thị.
17. Bới móc, nói xấu người vắng mặt.
18. Ăn ngay nói thật.
19- Rằm cũng ừ, mười tư cũng gật.
31- nói có đầu có đũa.
32- cú nói có, vọ nói khơng.
33- Một câu nhịn chín điều lành.
34- nói có ngọn có ngành.
35- Lời nói...... ...vừa lịng nhau.
36- ăn k nên đọi, nói k nên lời.
37- nói bóng, nói gió.
38- nửa úp, nưả mở.
39- nói nước đơi.
40- nói cạnh nói khóe.

24- PCLS,
27. PCVL,
30-PCQH,
33- PCLS

36. PCCT,
39- PCCT,

25.PCVC,
28.PCQH,
31- PCCT,
34-PCCT,
37-PCQH,
40- PCQH

26- PCLS
29-PCLS,
32.PCQH,
35. PCLS,
38- PCCT,

Bài tập 6: Viết đoạn văn tự do khoảng 10 câu. Trong đó người viết khơng tuân
thủ 2 phương châm hội thoại đã học và chỉ ra đó là phương châm hội thoại
nào?
Đoạn văn tham khảo:
Lúc ăn tối, Hà gắp thử một miếng cá hấp trong đĩa, anh trai thấy vậy vui vẻ hỏi:
- Cá anh mày nấu đấy, có ngon khơng?
Hà nhăn mặt trả lời:
- Ngon gì mà ngon, khó nuốt sắp chết đây này (pc lịch sự)
Nụ cười trên mặt anh tắt ngấm, ủ rũ nhìn đĩa cá trên bàn. Đúng lúc ấy mẹ lên
tiếng:
- Ngày mai con có đi tập múa khơng Hà? (pc quan hệ)
5



viết một đoạn đối thoại ngắn, trong đó lịch sự và phương châm quan hệ. Giải
thích sự khơng tn thủ đó.
Bài tập 7: Đọc truyện cười sau và cho biết câu in đậm đã vi phạm PCHT
nào? Vì sao?
Trứng vịt muối
Hai anh em nhà nọ vào quán ăn cơm. Nhà quán dọn cơm trứng vịt muối cho
ăn. Người em hỏi anh:
- Cùng là trứng vịt mà sao quả này mặn thế nhỉ?
- Chú hỏi thế người ta cười cho đấy – Người anh bảo – Quả trứng vịt muối
mà cũng không biết
- Thế trứng vịt muối ở đâu ra?
Người anh ra vẻ thơng thạo bảo:
- Chú mày kém thật! Có thế mà cũng khơng biết. Con vịt muối thì nó đẻ ra
trứng vịt muối chứ sao.
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
GỢI Ý: Câu nói của người anh đã k tuân thủ PCVC do thiếu hiểu biết nên
người anh đã trả lời như vậy và chính vì thế mà truyện gây cười.
Bài tập 8: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
AI TÌM RA CHÂU MĨ?
Trong giờ học địa lí thầy giáo gọi Hà lên bảng chỉ bản đồ:
- Em hãy chỉ đâu là nước Mĩ.
- Thưa thầy đây ạ! – Hà chỉ lên bản đồ.
- Tốt lắm! Thế bây giờ trị Nam hãy nói cho thầy biết ai đã có cơng tìm ra
châu Mĩ?
- Thưa thầy bạn Hà ạ!
a. trong chuyện cười trên, PCHT nào đã bị vi phạm?
b. Nếu tn thủ PCHT thì trị Nam phải trả lời ntn? Hãy viết câu trả lời đó?
c. Tìm một câu thành ngữ để nhận xét về trường hợp hội thoại trên.
GỢI Ý: a. Truyện vi phạm PCQH câu hỏi của thầy giáo đã được trò Nam
hiểu theo một hướng hồn tồn khác (thầy hỏi ai đã có cơng tìm ra châu Mĩ

trong LS địa lý TG; trò trả lời về người tìm và chỉ ra châu mĩ trên bản đồ
trong giờ địa lí)
b. Nếu tn thủ PCHT thì trị Nam phải trả lời thầy như sau:
Thưa thầy, Cô-lôm-bô là người đã có cơng tìm ra châu Mĩ ạ.
c. câu thành ngữ: ơng nói gà, bà nói vịt
Bài tập 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thấy lão nằn nỉ mãi tôi đành nhận vậy. Lúc lão về, tơi cịn hỏi:
- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tơi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
Lão cười nhạt bảo:
- Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy…Thế nào rồi cũng xong. (Nam Cao)
GỢI Ý: a. Câu nói của LH đã vi phạm PHCT
6


b. đây là trường hợp người nói cố tình vi phạm PCHT bởi LH nói vậy chỉ cốt
làm n lịng ông giáo chứ k nêu rõ ràng, chính xác ý định, viêc làm của lão
cho ông biết.
c. Nhận xét về cách nói của LH trong trường hợp này bằng câu thành ngữ: nửa
kín nửa hở (nghĩa là khơng giữ kín, mà để lộ cho người ta biết)
Bài tập 15:
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khơn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm
hội thoại nào?
GỢI Ý: Câu ca dao trên với một số hình ảnh ẩn dụ, kết cấu so sánh đặc sắc:
Kim vàng - uốn câu // Người khôn - nặng lời đã đưa ra lời khuyên: chúng ta
cần phải có thái độ tế nhị, lịch sự khi nói năng, hội thoại với nhau trong giao
tiếp. Điều này liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự: khi giao tiếp cần
chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
…………………………………………………………………….

BÀI TẬP THỰC HÀNH: PCHT
BÀI TẬP 1: Nhận xét các câu trả lời trong các đối thoại không tuân thủ
PCHT nào?
a. Anh làm ở đâu?
- Tôi là giám đốc công ti X.
b. Cậu học ở lớp nào?
- Tớ là HS giỏi nhất lớp 9A.
Gợi ý: câu trả lời k đáp ứng y/c vừa đủ lượng thơng tin vì nó chứa lượng thơng
tin nhiều hơn địi hỏi đích của cuộc thoại lượng thơng tin thừa a. giám đốc, b. giỏi
nhất -> vi phạm PCVL
BÀI TẬP 2: Hai nhân vật trong truyện cười sau đã vi phạm PCHT nào?
Phân tích để làm rõ điều đó. Có thể dung thành ngữ nào để nx cách nói của
hai nhân vật?
Hai anh chàng gặp nhau. Một anh nói:
- Đời tớ gặp rất nhiều chuyện nguy hiểm. Một lần tớ vào rừng gặp con hổ dữ, tay
không đánh nhau với nó hang nửa ngày. Nhưng rồi cuối cùng tớ bị con hổ xé
từng mảnh. Thế có ghê khơng?
Anh kia nói:
- Chưa ghê bằng tớ. Một lần tớ gặp con trăn, nó đớp được hai chân tớ, nuốt gần
hết, tớ giang thẳng hai cánh tay ra ngáng lại. Nhưng đến phút cuối cùng, vừa
đau vừa mỏi, tớ đành buông xuôi tay cho nó nuốt tuột vào bụng rồi gọi người
làng ra cứu.
Gợi ý: điều hai người nói khơng có thực. Nói như vậy cho vui vi phạm PCVC ->
nói khốc
BÀI TẬP 3: trong các câu sau câu nào tuân thủ và câu nào không tuân thủ
PCHT?
7


Nội dung

PCHT
a. Em vừa nhìn thấy một con rắn vng.
a. PCVC
b. Con chó biểu diễn xiếc đi bằng hai chân.
b. Khơng vi phạm
c. Bạn Lan đánh bóng bằng tay.
c. PCVL
d. Nếu ăn nhiều trái cây thì sẽ chữa được bệnh tim.
d. PCVC
e. Cô giáo dạy Ngữ văn viết bảng bằng tay rất đẹp.
e. PCVL
f. Em nghe nói có một con voi dùng vịi cầm bút
f. Khơng vi phạm
lơng để vẽ.
BÀI TẬP 4: đọc mẩu đối thoại sau:
Người mẹ giục con học bài:
- Con ơi đã học bài chưa?
Người con trả lời:
- Con đang ăn cơm mẹ ạ?
? Trong hai lời thoại trên, lời thoại của người con có vi phạm PCHT khơng?
Vì sao?
Gợi ý: lời thoại của người con về hình thức là vi phạm PCHT (PCQH). Tuy nhiên
trong h/c nói người con k vi phạm PCHT. Vì hàm ý của người con là con chưa
học bài mà đang ăn cơm.
BÀI TẬP 5: PCHT nào đã được thực hiện trong những trường hợp sau. Biện
pháp tu từ nào đã giúp thể hiện điều đó?
a. Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem hãy còn lề bề,
lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. (Ngô Tất Tố - Tắt đèn)

b. Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi long ta. (Nguyễn Khuyến – Khóc Dương
Khuê)
c. Bác đã đi rồi sao Bác ơi! ( Tố Hữu)
Gợi ý: PCLS đã được thể hiện
a. Qua cụm từ “ cảm ơn cụ”.
B,c: Qua cách nói giảm nói tránh qua cụm từ “ thơi đã thôi rồi”, “đi rồi”
BÀI TẬP 6: Hãy đọc đoạn truyện sau rồi trả lời câu hỏi.
Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dịng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào
hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng cịn dại lắm, nếu
khơng có người trơng nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng
này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão
muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng
cho tơi để khơng ai cịn tơ tưởng dịm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận
vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tơi trơng coi cho nó...
Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con khơng có
nhà, lỡ chết khơng biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết
khơng nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó
8


là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tơi đem ra, nói với hàng xóm
giúp, gọi là của lão có tí chút, cịn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả...
a. Em hiểu LH đã vi phạm PCHT nào khi nc với ơng giáo?
b. Tìm một thành ngữ để nhận xét cách nói của LH?
Gợi ý: a. LH đã vi phạm PCCT
b. Câu thành ngữ “ dài dịng văn tự”: LH nói dài dịng nên ơng Giáo mới phải
tóm tắt “ đại khái có thể rút vào hai việc…”
BÀI 7: Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại
nào?

Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.
GỢI Ý: Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại
cách thức.
Nội dung của phương châm hội thoại cách thức: Trong hội thoại cần chú ý nói
ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
Bài tập 8: Phép tu từ từ vựng và câu nói sau có liên quan đến phương châm
hội thoại nào?
a. Nói giảm nói tránh.
b. Nói q.
c. Ơng nói gà bà nói vịt.
d. Dây cà ra dây muống,
e. A: Bạn sống ở đâu?
B: Tôi sống trên Trái Đất.
a. Nói giảm nói tránh - Phương châm lịch sự. Vì nói một các lịch sự và tế nhị
nhưng vẫn chỉ ra được nội dung.
Nói giảm nói tránh có phải là nói nhẹ đi, đặc biệt là trong vấn đề nhận xét
nhược điểm của một người. Ví dụ, A hay chửi mắng người khác khi khơng vừa
lịng ý kiến của một ai đó, ta nhận xét họ "là một người nóng tính, khó kiềm chế
cảm xúc và chưa thật sự lắng nghe" chứ không phải là nhận xét rằng: "Anh là
một người thô lỗ, tục tằng và bạo lực". Vậy thì đó là một cách lịch sự để rồi cịn
gì nhỉ? Từ đó suy ra là phương châm lịch sự thơi.
b. Nói q - Phương châm về chất. Vì nói điều ta khơng tin là đúng hay
khơng có bằng chứng xác thực.
Thường thường trong một cuộc vui nào đó ta hay nói đùa, bốc phét lên tám
tầng mây - nói q. Vậy thì nó thường khơng phải là sự thật, hoặc ta không thể
đưa ra bằng chứng thuyết phục. Thế thì, nó thuộc về phương châm về chất.
c. Ơng nói gà, bà nói vịt - Phương châm quan hệ. Vì đã nói lạc đề.
Các bạn thử tượng tượng một cảnh, một ơng cụ nói với bà cụ là "Con gà
đá này khỏe quá, vuốt sắc quá bà nhỉ?" thì bà cụ lại quay qua khen con vịt này
nặng quá, thịt chắc quá, nấu ăn sẽ ngon lắm với ơng cụ. Lúc đó thì cả hai người

đều đang nói lật đi cái đề tài của người khác rồi.
d. Dây cà ra dây muống - Phương châm về cách thức. Vì nói lan man, dài
dịng (khơng ngắn gọn)
9


Dây cà ra dây muống - Sao nghe giống như ảo thuật nhỉ? Từ dây cà rồi lại
biến sang dây muống. Tơi nói đùa vậy thơi, chứ nghĩa của nó là chỉ cách nói,
cách viết từ cái này lan man sang cái kia một cách dài dịng, lơi thơi. (Cứ như là
một việc nói cái này rồi lại dây qua cái kia, dài dịng mà nội dung chính chỉ có
một)
e. A: Bạn đang sống ở đâu?
B: Tôi sống trên Trái Đất.
- Phương châm về lượng. Vì trả lời khơng
trả lời đúng nội dụng của người hỏi.
Bạn mà thấy ai đó trả lời câu hỏi đó của bạn thì chắc phát khùng q nhỉ?
Tồn nói mấy cái chuyện hiển nhiên thơi phải không? Cái bạn muốn là chỉ cái cụ
thể, là người đó sống phường, thành phố, tỉnh,... nào mà thơi. Vậy thì B đã khơng
đáp ứng được nội dung của cuộc giao tiếp, đã nói thừa rồi.
BT về các Phương châm hội thoại
Phương châm về lượng giảng vừa
Nội dung không thiếu, khơng thừa nghe em!
Phương châm về chất nhớ thêm
Nói điều tin đúng chứng bằng có ngay
Đề tài giảng đúng thật hay
Phương châm quan hệ tránh sai lạc đề
Phương châm về chất liền kề
Rành mạch, ngắn gọn tránh bề lơ mơ
Phương châm lịch sự em ơi!
Tế nhị, tôn trọng người thời chớ quên

Em ơi! Em hãy cố lên
Học chăm tiến bộ trở nên thành người
............................................................................................................

10


Bài 2: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( tiếp)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
? Theo em, chúng ta phải sử dụng PCHT như thế nào I. Lý thuyết
cho đúng với tình huống giao tiếp.
Việc sử dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp
với đặc điểm của tình huống giao tiếp như: người nghe
(Nói với ai?), thời điểm (Nói khi nào?), khơng gian - địa
điểm giao tiếp (Nói ở đâu?), mục đích giao tiếp (Nói để
làm gì?)
? Em hãy nêu những ngun nhân có thể dẫn đến việc
khơng tn thủ phương châm hội thoại.
Việc không tuân thủ những phương châm hội thoại có
thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vơ ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại
hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu
câu nói theo một hàm ý nào đó.
II. Luyện tập
BÀI TẬP THỰC HÀNH: PCHT (2)
BÀI TẬP 1: Đọc phần trích sau
Một hơm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường

có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ơng
bèn dừng ngựa lại hỏi:
- Này ơng lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy
tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày
được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tơi cày một ngày được mấy
đường.
( Truyện cổ tích Em bé thông minh)
a. Nếu tách hai lời thoại (Trâu… cày một ngày được mấy đường? Ngựa… đi
một ngày được mấy bước?) ra khỏi truyện thì hai lời thoại trên có vi phạm
PCHT khơng?
b. Việc sd hai lời thoại trên bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
c. Lời thoại của em bé trong truyện thể hiện điều gì ở em bé?
Gợi ý:
11


a. Nếu tách lời thoại khỏi c/c thì hai lời thoại trên vi phạm PCHT. Vì trong
thực tế k đặt ra câu hỏi như vậy để tìm hiểu Trâu cày được mấy đường? Ngựa
đi được mấy bước.
b. Việc sd hai lời thoại trên bắt nguồn từ nguyên nhân: Viên quan muốn thử tài
trí thơng minh; em bé thì dung lí luận của viên quan bắt bẻ lại chính ơng ta.
c. sự thông minh, nhạy bén của em bé.
BÀI TẬP 2: Đọc mẩu chuyện sau:
Một phụ huynh muốn hỏi thăm tình hình học tập của con mình qua một người
bạn của con:
- Trong giờ học Đức có chú ý nghe giảng bài không cháu?
Người bạn của con trả lời:
- Thưa bác, Đức mê truyện tranh lắm ạ!

a. Lời thoại của người bạn trong mẩu chuyện trên có tn thủ PCHT khơng?
b. Việc trả lời của người bạn bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Gợi ý:
a. Lời thoại của người bạn tuy hình thức không tuân thủ PCHT, nhưng về hàm
ý vẫn tuân thủ PCHT.
b. Việc trả lời của người bạn bắt nguồn từ nguyên nhân: người nói muốn người
nghe hiểu câu nói theo một ý nghĩ hàm ẩn nào đó.
BÀI TẬP 3: Đọc truyện cười sau.
TRẢ LỜI VẮN TẮT
Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng
ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trị gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ,
có ơng khách thấy ơng ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông
khách hỏi:
- Chẳng hay ông là người ở đâu ta?
Anh chàng đáp:
- Đây.
Rồi cắm cúi ăn.
- Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?
- Mỗi.
Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.
Ơng khách hỏi tiếp:
- Các cụ thân sinh ơng chắc cịn cả chứ?
Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:
- Tiệt!
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
a. Các câu trả lời của anh chàng tham ăn thuộc kiểu câu nào?
b. Câu trả lời của anh chàng tham ăn không tuân thủ PCHT nào?
c. Theo em, trong mọi trường hợp đều có thể rút gọn câu được hay khơng? Vì
sao?
Gợi ý:

a. Câu rút gọn
12


B.k tuân thủ PCLS
C.k phải mọi trường hợp đều có thể rút gọn câu được. Trong hoàn cảnh giao
tiếp cho phép, một số trường hợp có thể rút gọn câu. Tuy nhiên phải tùy thuộc
vào đối tượng giao tiếp, h/c và đk giao tiếp khác mà chúng ta có nên RGC
khơng?
BÀI TẬP 4: Đọc truyện vui sau:
Cơ chiêu đi đị với cái Nụ. Cái Nụ lén ăn trầu, lỡ tay làm rơi ống vôi bạc của
cô Chiêu xuống sông. Sợ cơ chủ mắng, nó rón rén hỏi:
- Thưa cơ, cái gì mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không ạ?
Cô Chiêu cười bảo:
- Cái con bé này sao lại hỏi lẩn thẩn thế! Đã biết nó ở đâu rồi thì sao gọi là
mất được nữa!
Cái Nụ nhanh nhẩu thưa:
- Thế thì cái ống vơi của cơ khơng mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy song
đằng kia, con vừa đánh rơi xuống đấy. ( Theo Truyện Tiếu lâm Việt Nam)
a. Trong câu chuyện trên cái NỤ hỏi cơ Chiêu trong tình huống nào?
b. Mục đích cái Nụ hỏi cơ Chiêu?
c. Trong thực tế, một sự vật bị mất được hiểu ntn?
Gợi ý:
a. Trong câu chuyện trên cái NỤ hỏi cơ Chiêu trong tình huống cái Nụ đã
đánh rơi cái ống vôi xuống sông.
b. Mục đích cái Nụ hỏi cơ Chiêu để cơ k mắng mình.
c. Trong thực tế, một sự vật bị mất được hiểu: k tồn tại, k thuộc sở hữu về m
nữa.
BÀI TẬP 5: Nhận xét về cách nói của nhân vật “bác nơng dân” trong truyện
và cho biết cách nói đó có phù hợp với tình huống giao tiếp k?

Một bác nơng dân nọ đang mải mê cày ruộng thì vợ bác gọi về ăn cơm.
Thấy vợ hối thúc quá, bác ta la to lên:
- Chờ một chút. Để tôi giấu cái cày vào bụi cây kia đã!
Khi về đến nhà, vợ bác trách:
- Đi giấu cày mà la to lên như thế, kẻ trộm nghe được, nó lấy đi thì sao?
Cơm nước xong, bác chạy một mạch ra ruộng, đến chỗ giấu cày, thì hỡi
ơi! Cái cày đã biến đi đâu mất. Bác vội quay về nhà, nhìn trước nhìn sau, thấy
khơng có người, bác mới ghé vào tai vợ thì thầm:
- Chúng nó lấy mất cái cày rồi, mình ạ!
Gợi ý: cách nói của nhân vật “bác nơng dân” trong truyện k hợp tình huống
giao tiếp, khi nói nhỏ lại nói to và ngược lại, khi k cần nói nhỏ lại nói nhỏ..
BÀI TẬP 6: Đọc truyện sau: Nói có đầu có đi
Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói
đó, chẳng có đầu có đi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:
- Mày ăn nói chẳng có đầu có đi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày
nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đi nghe khơng?
13


Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.
Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh
đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
- Thưa ơng, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người
Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm
nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ơng, và áo ơng đang
cháy...
Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
a. Thành ngữ nói có đầu có đi liên quan đến PCHT nào? PCHT đó ở trong
truyện có được người đầy tớ tuân thủ k? Hậu quả ra sao?
b. Trong trường hợp nào PCHT k được tuân thủ mà vẫn được chấp nhận?

Gợi ý:
a. Thành ngữ… lien quan đến PCCT. PCHT này được người đầy tớ tuân thủ một
cách quá mức. Hậu quả là phú ông cháy áo.
b. Các PCHT chỉ có hiệu lực khi chúng phù hợp với tình huống giao tiếp. Nếu k
hiệu quả giao tiếp khó đạt được. Khi cần ưu tiên cho một mđ nào đó các PCHT
có thể k được tuân thủ.
VD: sau khi khám cho người bệnh để họ yên tâm k buồn vì tình trạng sk của
mình, bs có thể vi phạm PCVC có thể khuyên bệnh nhân: Bệnh của a k nặng lắm
a chịu khó chữa rồi sẽ khỏi. Chứ k nên nói: Bệnh của a k thể chữa khỏi.
BÀI TẬP 7: Hai nv trong c/c sau đã vi phạm PCHT nào? Việc vi phạm đó theo
em là vơ tình hay cố ý? Vì sao?
Hai anh khốc gặp nhau. Một anh khoe:
- Mắt tớ tinh không ai bằng. Kia! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi
phía trước mặt, tớ trơng rõ mồn một cả sợi râu cho đến bước đi của nó.
Anh kia cắt ngang.
- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu của nó ngốy khơng khí
kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt. ( Truyện cười Việt Nam)
Gợi ý: Hai nv trong c/c sau đã vi phạm PCVC
BÀI TẬP 8: Lí Thơng đã vi phạm PCHT nào trong những lời sau? Vì sao LT
vi phạm PCHT đó?
Chiều hôm ấy đợi cho tới khi Thạch Sanh đi lấy củi trở về, Lí Thơng liền đem
một mâm đầy rượu và thịt dọn lên mời ăn, sau đó bảo chàng:
– Đêm nay là đến lượt của anh phải tới miếu thờ canh giữ, nhưng mẻ rượu ở nhà
lại đang cất giở, giờ em hãy chịu khó mà thay anh tới canh miếu thờ một đêm,
khi trời sáng thì lại trở về.
…Khi Thạch Sanh đã vào trong nhà, đem câu chuyện mình giết chằn tinh kể
lại thì mẹ con Lý Thơng mới hồn hồn. Lí Thơng lại nảy ra kế khác. Hắn nói:
– Con trăn đó là của vua ni đã lâu. Nay em giết nó sao thốt khỏi được tội
chết. Thôi, hiện giờ trời con chưa sáng hẳn, em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì
để anh ở nhà lo liệu.

14


Gợi ý: LT rõ ràng đã nói dối TS-> LT vi phạm PCVC mđ của hắn là lừa gạt
làm hại cướp cơng của TS.
BÀI TẬP 9: Trong các tình huống sau, tình huống nào tuân thủ PCHT tình
huống nào k tuân thủ PCHT?
a. – Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ nói:
- Q cháu ở Lào Cai này thơi. ( Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long)
b. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tơi tận mắt trơng
thấy một quả bí to bằng cái nhà đằng kia kìa.
c. - Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên
lại hỏi.
- Có. Tơi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn
bị lang cổ có đeo chng ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy
là Tả Phình phải không bác? - Nhà họa sĩ trả lời. ( Lặng lẽ SaPa –
Nguyễn Thành Long)
d. Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế
nào bác cũng thích vẻ hắn. ( Lặng lẽ SaPa – Nguyễn Thành Long)
e. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy! Tây nó đốt nhà tơi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!
Ơng chủ tịch làng tơi vừa mới lên trên này cải chính, ơng ấy cho biết… Cải chính
cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Tồn là sai sự
mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lại lật đật bỏ lên nhà
trên.
-Tây nó đốt nhà tơi rồi ơng chủ ạ. Đốt nhẵn. Ơng chủ tịch làng em vừa lên cải
chính… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết,
chẳng có gì sất. Tồn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải kể cho

người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người.
Ai cũng mừng cho ông lão.
( Làng – Kim Lân)
g. Ông Hai nằm rũ ra trên giường khơng nói gì.
-Thày nó ngủ rồi à?
-Gì? Ơng lão khẽ nhúc nhích:
-Tơi thấy người ta đồn…
Ơng lão gắt lên:
-Biết rồi! ( Làng – Kim Lân)
h. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trỏng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vơ ăn cơm”. Con bé cứ
đứng trong bếp nói vọng ra:
15


- Cơm chín rồi! ( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
k. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sơi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.
Tơi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi: “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như khơng để ý đến câu nói của tơi, nó lại kêu lên:
- Cơm sơi rồi, nhão bây giờ!
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Gợi ý:
a. câu trả lời đáp ứng đầy đủ thông tin của người hỏi bởi vậy người hỏi và người
trả lời đã tuân thủ PCVL.
b. Thơng tin mà người nói đưa ra k đúng sự thật k có căn cứ cx. Bởi vậy, người

nói đã k tuân thủ PCVC
c. người hỏi và người trả lời đều xoay quanh một đề tài. Bởi vậy, người hỏi và
người trả lời đã tuân thủ PCQH
d. người nói nửa úp, nửa mở, đầy mơ hồ để kích thích sự tị mị của người nghe.
Do đó, người nói chưa tuân thủ PCCT
e. NV ông Hai đã vi phạm PCVL và PCLS, chủ đính để diễn tả tâm trạng phấn
khởi của ơng Hai khi nghe tin làng cải chính. Người nói muốn gây một sự chú ý,
để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
g. NV ông Hai vi phạm PCLS. Vẻ gay gắt đó cho thấy tâm trạng hoang mang,
nơm nớp lo sợ k dám nhìn thẳng vào thực tế phũ phàng làm ơng đau đớn. Đồng
thời, như muốn nhắc nhở vợ đừng đụng chạm đến nỗi đau đó.
h. bé Thu vi phạm PCLS qua cử chỉ, điệu bộ lời nói -> thái độ thiếu tôn trọng.
k. vi phạm PCLS
Bài 10: Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiên tốt phương châm hội thoại nào khi
giao tiếp?
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
GỢI Ý : Câu ca dao khuyên chúng ta thực hiên tốt PCHT lịch sự trong giao tiếp
Bài 11: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được
tuân thủ?
Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:
- Chào thầy.
Thầy giáo trả lời và hỏi
- Em đi đâu đấy?
- Em làm bài tập rồi- A đáp.
GỢI Ý: - Lời thoại thứ nhất của A “Chào thầy” không tuân thủ phương châm lịch
sự.
Chào thầy giáo nhưng chào trống khơng, thiếu từ nhân xưng và tình thái từ.
- Lời thoại thứ hai không tuân thủ phương châm quan hệ.
16



Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi.” Nói khơng đúng vào
đề tài, lạc đề.
………………………………………………………………………………
Bài 3: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
GV: Xưng hơ trong HT là một hđ k thể thiếu trong giao I. LÝ THUYẾT
tiếp. Tv có một hệ thống xưng hơ đa dạng và phong
phú.
? Trong giao tiếp người Việt có thể xưng hơ bằng các
đại từ nào?
Số ít
Số nhiều
Ngơi 1 (người
Tơi,
tao, Chúng tơi, chúng
nói)
tớ…
tao…
Ngơi 2 (người
Mày, mi… Chúng mày, chúng
nghe)
mi, bọn bay….
? Ngoài ra trong TV có những từ ngữ xưng hơ nào?
- theo tuổi tác
- theo vị thế xã hội: bạn, cậu (tớ)…
- theo mqh gia đình: ơng bà, chú, bác….
- nghề nghiệp, chức vụ: thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư…

- Xưng hô bằng tên riêng…Trang, Hải…
? Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hơ?
a) Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong
phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
b) Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm
khác của tình huống giao tiếp để xưng hơ cho thích hợp.
c) Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương
châm “xưng khiêm, hô tôn”.
Phương châm “xưng khiêm, hô tôn” được hiểu là khi
xưng hơ, người nói tự xưng mình một cách khiêm
nhường và gọi người đối diện một cách tơn kính.
Lưu ý: Với nhứng TNXH có hai giá trị trái ngược: cố
h/c là than mật và h/c lỗ mãng (VD mày-tao). Nếu là
biểu hiện của sự lỗ mãng thì nên tránh sử dụng.
Ngồi ra cũng nên biết đến thói quen, xưng hơ của địa
phương. VD có những vùng trong mọi quan hệ đều
xưng “tơi”(tui) đó là sắc thái trung hịa, k thể hiện tđ
riêng.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Trong tiếng Việt, các từ anh, ơng đều được sử dụng để chỉ người
nói, người nghe
17


và người được nói đến. Hãy lấy ví dụ minh họa.
GỢI Ý: Từ anh:
- Người nói: Em cho anh hỏi việc này.
- Người nghe: Anh hãy lắng nghe em nói.
- Người được nói đến: Bạn đến tìm anh ấy có việc gì?
Từ ơng: tìm tương tự.

Bài tập 2: Đọc đoạn thơ sau:
Mình về với Bác đường xi
Thưa giùm Việt Bắc k ngi nhớ Người
Nhớ Ơng Cụ mắt sáng ngời..
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường...
(Việt Bắc - Tố Hữu)
a) Cách xưng hơ Bác, Người, Ơng Cụ giống nhau ở điểm nào?
b) Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm của các từ trên?
GỢI Ý: a) Cách xưng hô Bác, Ông Cụ, Người trong đoạn thơ giống nhau là đều
cùng chỉ BH.
b) Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm :
- Bác: Biểu hiện sắc thái thành kính - thân thiết ruột thịt.
- Người: Biểu hiện sắc thái thành kính - thiêng liêng cao quý.
- Ông Cụ: Biểu hiện sắc thái thành kính - bình dân, mộc mạc.
Bài tập 3: Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang đứng bên phải. Đã
thành lệ, buổi sáng nào ông cụ già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé
vào thăm sức khỏe của Nhĩ.
- Cụ ạ - Nhĩ hất đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình – Cháu
Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.
- Hơm nay ơng Nhĩ có khỏe khơng nhỉ?
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua...
(Bến quê - Nguyễn Minh
Châu)
Tại sao cụ giáo Khuyến gọi Nhĩ là “ông” mà Nhĩ lại xưng với cụ là
“con”?
GỢI Ý: Đây là cách xưng hô mà ta rất hay bắt gặp trong đời sống.
- Cụ giáo Khuyến gọi Nhĩ là “ông” thể hiện sự tơn trọng.
- Cịn Nhĩ xưng với cụ là “con” thể hiện sự lễ phép, gần gũi.
Bài tập 4: Viết một đoạn văn kể chuyện, trong đó nhân vật chính thay đổi
cách xưng hô với người đối thoại hai lần.

Bài tập 5: Đọc đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
(Việt Bắc - Tố Hữu)
a. Từ ”mình” trong câu thơ thứ nhất và thứ 3 chỉ ai? ( người nói hay người
nghe)
b. Cách sử dụng từ ”mình, ta” thể hiện điều gì?
18


Gợi ý: a. Từ mình trong câu thơ thư nhất chỉ người nghe, mình trong c3 chỉ cả
người nói lẫn người nghe.
b. Cách sử dụng từ mình, ta thể hiện cách xưng hơ thân mật gắn bó nghĩa tình.
Bài tập 6: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
Tơi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ
ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè
tươi thật đặc; ơng con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế
là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại.
Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tơi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?...
a. Nhận xét cách xưng hô của ông giáo đối với LH và của LH đối với ông giáo
qua những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích?
b. Cách nói của LH khi nghe ơng giáo nói: Vâng! Ơng giáo dạy phải! thể hiện
điều gì?

gợi ý: a. cách xưng hô của ông giáo đối với LH ơng con có khi gọi cụ thể hiện:
sự kính trọng, khiêm nhường của ơng giáo đv LH, ngồi ra cịn thể hiện sự thân
tình, gần gũi của ơng giáo đv LH.
- Cách xưng hô của LH đối với ông giáo thể hiện sự thân tình giữa LH đối với
ơng giáo.
b. Cách nói của LH khi nghe ơng giáo nói thể hiện sự kính trọng, khiêm nhường
của LH đối với ơng giáo.
Bài tập 7: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
Bấy giờ ai nấy ở trong đình đều nơn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà
quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất cả chạy xông vào, thở không ra
hơi.
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mắt rồi!
– Ðê vỡ rồi!… Ðê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày. Có biét khơng… Lính
đâu? Sao bay dám để cho nóchạy xồng xộcvào đây như vậy? khơng cịn phép
tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm…
– Ðuổi nó ra!
Ngoảnh mặt vào hỏi thầy đề:
Thầy bốc quân gì thế?
-Dạ, bẩm con chưa bốc
– Thì, bốc đi chứ!
( Phạm Duy Tốn – Sống chết mặc bay)
a. Những từ ngữ nào được các nhân vật dùng để xưng hơ trong đoạn trích?
19


b. Phân tích vị thế xã hội, thái độ qua cách sử dụng từ ngữ xưng hơ trong
đoạn trích?
GỢI Ý: a. từ ngữ xưng hô: quan lớn, bay, chúng mày, ông, nó, ngài, thầy đề,
con…

B. Vị thế xã hội, thái độ qua cách xưng hơ ở đoạn trích:
- quan lớn, ông, ngài: ở địa vị cao bắt người khác phải tơn trọng
- chúng mày, lính, bay, nó: ở địa vị xã hội thấp, bị coi thường
- thầy đề: có địa vị nhất trong xh
- con: thể hiện sự khiêm nhường của thầy đề đv người có địa vị xã hội cao
hơn.
Bài tập 8: Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
a. Gọi bạn là bác như vậy có phải vi phạm ngun tắc xưng hơ hay
khơng? Vì sao?
b. Hãy kể ra một số trường hợp có cách xưng hơ như vậy mà em thường
gặp trong đời sống và trong văn chương?
GỢI Ý: - Bác: anh của bố hoặc mẹ
- Bác: cách gọi người lớn tuổi hơn cha mẹ mình một chút, gọi bác thường
xưng là cháu.
- Thực tế: gọi bác xưng em là gọi thay cho con vậy.
Bài tập 9: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng
nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cơ cũng thấy đấy, lúc nào tơi cũng có người trị chuyện. Nghĩa là có sách ấy
mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ
đấy, hóa lại khơng. Cháu có ơng bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra
lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - khơng. Nhân dịp Tết, một
đồn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. ( Lặng lẽ Sa Pa –
Nguyễn Thành Long)
a. Tìm từ ngữ xưng hơ có trong đoạn trích? Em hãy phân tích cách xưng hơ
của các nhân vật trong đoạn trích (từ xưng hô, mqh giữa các nhân vật).
b. Những từ ngữ xưng hơ trên có thể thay bằng từ nào? Nếu thay như vậy có

ảnh hưởng đến quan hệ giao tiếp không?
Gợi ý: a. Từ ngữ xưng hô: cô, tôi, bác, cháu
- ATN gọi cô kĩ sư trẻ là cô, xưng tơi, cách gọi thường gặp với người ít tuổi hơn
là nữ. Còn với họ sĩ, anh gọi bác xưng cháu lễ phép.
b. có thể thay bằng những TN xưng hơ khác: anh- em, bác-con.
Bài tập 10. Đọc phần trích sau

20


Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường
có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ơng
bèn dừng ngựa lại hỏi:
- Này ơng lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy
tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày
được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tơi cày một ngày được mấy
đường.
( Truyện cổ tích Em bé thơng minh)
a. Tìm từ xưng hơ các nv trong đoạn trích?
b. Cách xưng hơ như vậy cho ta hiểu gì về mỗi nhân vật?
Gợi ý: a. ơng lão, ơng, tôi
b. Viên quan gọi xách mé -> thể hiện sự hống hách
- Mặc dù còn bé mà lại xưng với quan là tôi – chú bé rõ ràng là người đàng
hoàng, tự tin.
Bài tập 11: Câu tục ngữ “ Lời nói gói vàng” và câu “ Lời nói chẳng mất tiền
mua – Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau” có phải mâu thuẩn nhau khơng ? Dựa
vào phơng châm hội thoại em hãy lý giải điều đó.
Gợi ý: - Khẳng định khơng mâu thuẫn

- Giải thích: + Lời nói gói vàng là sự so sánh giá trị của lời nói (gói vàng). đó là
khi ta phát huy đợc hiệu quả lời nói trong giao tiếp, làm thỏa mãn ngời nghe.
+ Lời nói ……Vừa lịng nhau: Khơng có nghĩa là lời nói khơng có giá trị, mà là
tài sản chung của cộng đồng xã hội. Khi giao tiếp chúng ta sử dụng, lựa chọn sao
cho phù hợp để lời nói phát huy đợc hiệu quả trong giao tiếp
BÀI TẬP 12. Từ lời thoại của nv cai lệ và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích
dưới đây:
“ Cai lệ khơng để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin
khất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã k có, dẫu ơng chửi mắng cũng đến thế thơi. Xin ông
trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu k có tiền nộp sưu cho ơng bây giờ, thì ơng sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng
thôi à?”
(Ngô Tất Tố)
Câu hỏi: Em hãy cho biết:
a) Vai xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại.
b) Xét về phương châm lịch sự thì:
- Nhân vật nào tuân thủ? Nêu biểu hiện của sự tuân thủ.
- Nhân vật nào không tuân thủ? Nêu biểu hiện của sự không tuân thủ.
21


c) Nhân vật đã thể hiện nét tính cách nào từ sự không tuân thủ phương
châm lịch sự?
GỢI Ý: Cần xác định được:
a.Vai xã hội của các nhân vật:
+ Nhân vật cai lệ: Vai trên + Nhân vật chị Dậu: Vai dưới

b.Xét về phương châm lịch sự:
+ Nhân vật tuân thủ: chị Dậu
* Biểu hiện: Từ ngữ xưng hô: “ cháu” – “ ông”, lời lẽ: van xin
+ Nhân vật không tuân thủ: cai lệ
*Biểu hiện: Từ ngữ xưng hô: “ông” – “ mày”, lời lẽ: chửi mắng, doạ dẫm
c. Sự không tuân thủ phương châm lịch sự ấy đã góp phần thể hiện rõ nét tính
cách của nhân vật: hách dịch, nhẫn tâm, độc ác.
BÀI TẬP 13: Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô trong bài ca dao sau:
“ Mình nói với ta mình hãy cịn son,
Ta đi qua ngõ thấy con mình bị
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình”
GỢI Ý: Đại từ xưng hô trong TV rất pp. ĐT ta khi là ngơi thứ nhất số ít, khi là
ngơi thứ nhất số nhiều (như chúng ta). Đại từ mình khi là ngơi thứ nhất số ít, khi
là ngơi thứ hai số ít. Trong bài ca dao trên, người nói là người con trai tự xưng là
ta – ngôi 1 số ít- và gọi người nghe (cơ gái) là mình- ngơi t2 số ít. Ta-mình là cặp
từ xưng hơ đặc biệt trong TV thể hiện t/c rất thân thiết , trìu mến và bình đẳng
giữa người nói và người nghe.
BÀI TẬP 14: Trong bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn tự xưng là ta và gọi các
tướng sĩ là các ngươi. Cách xưng hơ đó có ý nghĩa ntn?
GỢI Ý: Trong bài Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn tự xưng là ta – đại từ xưng
hô ngôi thứ 1 và gọi các tướng sĩ dưới quyền là các ngươi- ngôi thứ 3 số nhiều.
Đó là cách xưng hơ của người bề trên ( như vua chúa, vương hầu , quan lại)
với bề dưới ( tướng dưới quyền, quân sĩ) trong xhpk. Cách xưng hơ đó biểu thị
quyền uy, vị trí XH cao cảu người nói đv người nghe.
BÀI TẬP 15: Cách xưng hô được sử dụng trong bài Bạn Đến Chơi Nhà của
Nguyễn Khuyến có gì đặc biệt?
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
…………………………..
Bác đến chơi đây, ta với ta. (Nguyễn Khuyến)

GỢI Ý: - Đại tư bác chỉ quan hệ gđ, thường dùng trong cặp đơi bác-cháu. Ở
đây có hiện tượng thay đổi ngôi (gọi thay con cháu trong nhà) tạo khơng khí
gần gũi, thân mật, coi người bạn như người bạn ruột thịt trong gđ.
- Đại từ ta: trong câu cuối có thể hiểu từ ta t1 là người nói, ngơi thứ 1 số ít; từ
ta t2 là người nghe ngơi t2 số ít. Trong h/c giao tiếp cụ thể của BT, có thể hiểu
ngược lại hoặc hiểu theo nghĩa là ngôi t1 số nhiều. Ta là một cũng là 2, tuy 2
22


nhưng là 1. Cách dùng từ xưng hô như vậy đã xóa đi khoảng cách trong giao
tiếp, thể hiện được t/c gắn bó thân thieetss của 2 người bạn già.
BÀI TẬP 16: nhận xét về cách xưng hô của nhân vật ơng giáo và Lão Hạc
trong đoạn trích sau:
Tơi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tơi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ơng giáo cho để khi khác?...
- Việc gì cịn phải chờ khi khác?... Khơng bao giờ nên hỗn sự sung sướng lại.
Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
- Đã biết, nhưng tơi cịn muốn nhờ ơng một việc... ( Nam Cao)
GỢI Ý: Trong đoạn trích cg như trong truyện LH, nv ơng giáo ít tuổi hơn nên
xưng hơ vơi LH là tơi-cụ; cịn LH lại xưng hô tôi-ông, ông giáo. Nv chọn cách
xưng hô với LH theo tuổi tác, thể hiện tđ tơn kính, lễ phép với người cao tuổi. LH
gọi ơng giáo một người ít tuổi hơn có địa vị xh cao hơn, bằng từ chỉ qh tuổi tác
ông và cử chỉ nghề nghiệp ông giáo, thể hiện tđ tơn trọng kính nể. Cách xưng hơ
đó đã xác lập rõ qh xh và qh tuổi tác giữa hai người tham gia giao tiếp. Cách
xưng này cũng là cách xưng hô thường gặp trong cs.
………………………………………………………………………………

23



Bài 4: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRỊ
NỘI DUNG
Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên I. LÝ THUYẾT
trong) của một người, một nhân vật:
1. Cách dẫn trực tiếp
? Thế nào là lời dẫn trực tiếp?
- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói
hay ý nghĩ của một người hoặc nhân vật;
- lời dẫn trực tiếp k được thay đổi, thêm bớt và
được đặt trong dấu ngoặc kép hoặc xuống dòng
sau dấu ngang cách.
2. Cách dẫn gián tiếp
- về vị trí: lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước,
giữa, đứng sau lời người dẫn.
? Thế nào là dẫn gián tiếp?
- Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ
của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích 3. Chuyển lời dẫn trực
hợp; lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng tiếp thành lời dẫn gián
từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Lời dẫn tiếp.
gián tiếp k phải đặt trong dấu ngoặc kép, có thể VD: Nam nói: “ Ngày
dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn.
mai tớ nghỉ học nhé”.
? Cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn -> Nam nói là ngày mai
gián tiếp?
bạn ấy nghỉ học.
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
(chuyển từ ngơi t1: tớ
- thay đổi từ xưng hơ cho thích hợp

sang ngơi t3: bạn ấy: bỏ
- Lược bỏ các tình thái từ
tình thái từ nhé, thêm từ
- có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.
là)
? Cách chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn 4. Chuyển lời dẫn gián
trực tiếp?
tiếp thành lời dẫn trực
- Khôi phục lại nguyên văn nd lời được dẫn tiếp.
(thay đổi ngôi xưng hô, thêm bớt các từ cần
thiết)
- Đặt lời dẫn sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc
kép.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Tìm lời dẫn trong các đoạn trích sau cho biết đâu là lời dẫn trực
tiếp đâu là lời dẫn gián tiếp? Dựa vào dấu hiệu nào để em xác định?
a. Có người nói xa xơi: “ Trời đất có mắt đấy anh em ạ!”. Người khác thì nói
toạc: “ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì khơng ai tiếc! Rõ thật bọn chúng
giết nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”. ( Nam Cao, Chí Phèo)
b. Ngày nào cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ
trống thu khơng phải đóng hàng lại. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
24


c. Có lần thị xin của hắn ít rượu về để bóp chân, hắn mải ngủ càu nhàu baỏ thị
rằng: ở xó nhà ấy muốn rót bao nhiêu thì rót. ( Nam Cao, Chí Phèo)
d. Mợ Du giọng van lơn:
- Con chịu khó một chút mà! Chóng ngoan! Đây mợ cho con hai hào đây.
( Nguyên Hồng, Mợ Du)
e. Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt Ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim

chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, khơng cho đẻ nhiều.
Ngọc Hồng lại nói với lồi người: “ Ruồi có tội mà lồi người cũng có lỗi. Con
người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường; nhà vệ
sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn
chế tác hại của ruồi được”.
Gợi ý:
a. lời dẫn trực tiếp: “ Trời đất có mắt đấy anh em ạ!”.
“ Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì khơng ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết
nhau, nào có phải cần đến tay người khác đâu”.
b. lời dẫn gián tiếp: cứ trống thu khơng phải đóng hàng lại.
c. lời dẫn gián tiếp: ở xó nhà ấy muốn rót bao nhiêu thì rót
d. lời dẫn trực tiếp: - Con chịu khó một chút mà! Chóng ngoan! Đây mợ cho
con hai hào đây.
e. lời dẫn gián tiếp: Ruồi khổ sai chung thân; chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn,
kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều
- lời dẫn trực tiếp: “ Ruồi có tội .....ruồi được”.
Bài tập 2: Nhận xét lời dẫn và lời người dẫn trong các trường hợp sau. Nếu
sai hãy sửa lại cho đúng:
a) Cha ơng ta đã kđ vai trị của người thầy trong câu tục ngữ: “Không thầy đố
mày làm nên”.
b) Con người sống có bản lĩnh sẽ khơng bị những ảnh hưởng xấu bên ngồi tác
động đến. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, tục ngữ chẳng đã nhắc nhở ta
như thế hay sao?
GỢI Ý: - Trường hợp a: đúng.
- Trường hợp b: Lời người dẫn nói về nội dung: người có bản lĩnh sẽ khơng
bị ảnh hưởng xấu từ môi trường sống; nhưng lời dẫn là câu tục ngữ lại có nội
dung nói về ảnh hưởng của mơi trường sống đến con người.
- Như vậy lời dẫn và lời người dẫn k phù hợp nhau nên có thể thay một trong
hai yếu tố trên.
Bài tập 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián

tiếp:
a) Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách
giáo khoa lớp 9”
b) Nam đã hứa với tơi như đinh đóng cột: “ Sáng mai tôi sẽ đi học”
c) Trước khi đi mẹ tôi dặn: “ Con nhớ nhắc em học bài nhé!”
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×