Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu ứng dụng IoT thông qua mạng di động hỗ trợ giám sát hoạt động gia súc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 70 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn cao học “Nghiên cứu ứng dụng IoT thông qua mạng di động
hỗ trợ giám sát hoạt động gia súc” là kết quả nghiên cứu của chính học viên Phạm
Thế Bẩy, lớp cao học Kỹ thuật viễn thông K17 – Trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông, ĐHTN. Đề tài được học viên thực hiện dựa trên sự
hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn và các tài liệu tham khảo đã trích dẫn.
Tơi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Thái Nguyên, năm 2020
Học viên

Phạm Thế Bẩy

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn “Nghiên cứu ứng dụng IoT thông
qua mạng di động hỗ trợ giám sát hoạt động gia súc”, học viên đã gặp phải rất
nhiều khó khăn, song nhờ sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn cùng các
thầy, cô thuộc Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông, Trường Đại học Công
nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên, học viên đã hoàn thành
được đề tài theo đúng kế hoạch đặt ra.
Trước tiên, học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
giáo hướng dẫn khoa học TS. Hoàng Quang Trung, đã tận tình hướng dẫn học viên
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô là giảng viên Khoa Công nghệ Điện tử
và Truyền thơng, các phịng chức năng, Trường đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông, ĐHTN, đã tạo điều kiện về mặt thời gian, địa điểm nghiên cứu, cơ sở
vật chất cho học viên.
Để hoàn thành đề tài luận văn này, tác giả cũng xin được cảm ơn các thành viên
của nhóm nghiên cứu thuộc đề tài khoa học công nghệ, mã số: ĐH2018-TN07-02.


Trong bài luận, chắc hẳn khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót,
tác giả mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cô và
bạn đọc để đề tài được hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp dụng trong
thực tiễn cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2020
Học viên

Phạm Thế Bẩy

2


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ viết tắt

Chú giải (viết đầy đủ)

IoT

Internet of Things

IIoT

Industrial Internet of Things

PLC

Power Line Communication


LTE

Long-Evolution Evolution

M2M

Machine-to-Machine

MTC

Machine Type Communications

WSN

Wireless Sensor Network

BS

Base Station

WPAN

Wireless Personal Area Network

WLAN

Wireless Local Area Network

VeDBA


Vectorial Dynamic Body Acceleration

SCA-Y

Static Component of the Acceleration in the Y-axis

FP

False Positive

FN

False Negative

TN

True Negative

EU

European Union

3GPP

3rd Generation Partnership Project

ITU

International Telecommunication Union


GSM

Global System for Mobile Communications

EDGE

Enhanced Data Rates for GSM Evolution

AWS

Amazon Web Services

HTTP

HyperText Transfer Protocol

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...................................................... 3
MỤC LỤC .......................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ....................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CÁC MẠNG IOT VÀ THÔNG TIN DI ĐỘNG ............................... 8
1.1. Giới thiệu về internet vạn vật................................................................... 8
1.2. Các mơ hình triển khai ứng dụng IoT ..................................................... 10
1.2.1. Nhà thơng minh và tự động hóa trong các tịa nhà ............................10
1.2.2. Thành phố thơng minh .......................................................................11

1.2.3. Lưới điện thông minh.........................................................................12
1.2.4. Ứng dụng IoT trong công nghiệp.......................................................13
1.2.5. Nông trại thông minh (Smart Farm) ..................................................15
1.3. Nền tảng hỗ trợ dịch vụ IoT của các mạng thông tin di động ................... 17
1.3.1. Các mạng di động có khả năng hỗ trợ IoT .........................................17
1.3.2. Phân loại các chuẩn IoT di động ........................................................19
1.4. Nền tảng dịch vụ IoT đám mây (Cloud) ................................................. 20
1.5. Kiến trúc REST: Web of things ............................................................. 22
1.6. Hạ tầng mạng di động hỗ trợ dịch vụ IoT tại Việt Nam ........................... 23
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT CÁ THỂ BÒ TRÊN NỀN
TẢNG IOT ....................................................................................................... 25
2.1. Thiết kế mơ hình hệ thống tổng thể ........................................................ 25
2.2. Lựa chọn giao thức kết nối thông tin ...................................................... 26
2.2.1. Mạng cảm biến không dây .................................................................26
2.2.2. Phương thức kết với máy chủ sử dụng MQTT ..................................45
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ................................................... 45
2.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu ..............................................................................45

4


2.3.2. Thuật tốn phân loại hành vi các thể bị ............................................49
CHƯƠNG 3. THỰC THI HỆ THỐNG GIÁM SÁT CÁ THỂ BÒ ....................... 54
3.1. Giải pháp thực thi hệ thống ................................................................... 54
3.2. Thiết bị phần cứng ................................................................................ 57
3.2.1. Lựa chọn thiết bị ................................................................................57
3.2.2. Thuật toán đọc và truyền dữ liệu .......................................................61
3.3. Thử nghiệm với thuật toán phân loại hành vi cá thể bò ........................... 61
3.4. Thực thi hệ thống giám sát từ xa theo thời gian thực ............................... 64
3.4.1. Thiết kế giao diện và thiết lập cấu hình hệ thống ..............................64

3.4.2. Truyền dữ liệu giám sát .....................................................................66
3.5. Đánh giá tính khả thi của hệ thống ......................................................... 67
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 68
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 70

5


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơ tả tương tác của mạng lưới thiết bị kết nối Internet. ........................... 8
Hình 1.2. Minh họa ứng dụng nhà thông minh và tự động hóa tịa nhà. .................. 11
Hình 1.3. Các thành phần của Thành phố thơng minh.............................................. 12
Hình 1.4. Kiến trúc điển hình của IIoT. .................................................................... 15
Hình 1.5. Minh họa mơ hình triển khai nơng trại thơng minh. ................................. 16
Hình 1.6. Các phát hành hỗ trợ IoT của 3GGP [2]. .................................................. 18
Hình 1.7. Phân loại các hệ thống IoT. ....................................................................... 19
Hình 1.8. Các thông số hoạt động của eMTC, NB-IoT và EC-GSM-IoT. ............... 20
Hình 1.9. Minh họa kiến trúc nền tảng IoT dựa trên đám mây. ................................ 21
Hình 1.10. Lộ trình triển khai hạ tầng dịch vụ IoT của Viettel tại Việt Nam. .......... 23
Hình 1.11. Tổng thể giải pháp triển khai hạ tầng dịch vụ IoT của Viettel [6]. ......... 24
Hình 2.1. Sơ đồ tổng thể hệ thống mạng giám sát cá thể bị.................................... 25
Hình 2.2. Minh họa các mạng cảm biến vơ tuyến. ................................................... 27
Hình 2.3. Kiến trúc mạng Zigbee. ............................................................................. 29
Hình 2.4. Mơ hình mạng Zigbee. .............................................................................. 30
Hình 2.5. Minh họa tơ-pơ mạng của IEEE 802.15.4................................................. 33
Hình 2.6. Kiến trúc mạng WPAN. ............................................................................ 34
Hình 2.7. Cấu trúc siêu khung................................................................................... 37
Hình 2.8. Cấu trúc khung chỉ báo. ............................................................................ 37
Hình 2.9. Cấu trúc khung dữ liệu. ............................................................................. 38

Hình 2.10. Cấu trúc khung báo nhận. ....................................................................... 39
Hình 2.11. Cấu trúc khung điều khiển MAC. ........................................................... 39
Hình 2.12. Các thành phần của mạng LoRaWAN. ................................................... 42
Hình 2.13. Bộ thu phát vơ tuyến Adafruit RFM96W LoRa, 433 MHz. ................... 43
Hình 2.14. Minh họa một piconet. ............................................................................ 44
Hình 2.15. Chuẩn hóa giá trị trục X. ......................................................................... 47
Hình 2.16. Chuẩn hóa giá trị trục Y. ......................................................................... 47
Hình 2.17. Chuẩn hóa giá trị trục Z. ......................................................................... 48

6


Hình 2.18. Dữ liệu gia trốc theo ba trục X, Y, Z tương ứng với các hành vi của bò.
................................................................................................................................... 49
Hình 2.19. Thuật tốn Cây quyết định cho phân loại hành vi bị. ............................ 50
Hình 2.20. Đường cong ROC để nhận ngưỡng A, B1, B2. ........................................ 52
Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống thu thập dữ liệu và phân loại hành vi cá thể bị. ..... 54
Hình 3.2. Mơ hình truyền dữ liệu giám sát cá thể bị. ............................................... 55
Hình 3.3. Sơ đồ khối thiết bị gắn trên cổ bò. ............................................................ 56
Hình 3.4. Sơ đồ khối thiết bị gateway node. ............................................................. 56
Hình 3.5. Minh họa hoạt động thu thập dữ liệu để gắn nhãn hành vi các thể bị...... 57
Hình 3.6. Module MPU-6050. .................................................................................. 58
Hình 3.7: (a) Sơ đồ chân PIC18F4520, (b) IC PIC18F4520..................................... 59
Hình 3.8. Module thu phát LoRA. ............................................................................ 60
Hình 3.9. Minh hoạ Kit Arduino nano. ..................................................................... 60
Hình 3.10. Đọc và truyền dữ liệu. ............................................................................. 61
Hình 3.11. Vị trí của node cảm biến trên cổ bị. ....................................................... 62
Hình 3.12. Hình ảnh thiết bị cảm biến thực tế. ......................................................... 62
Hình 3.13. Các mẫu dữ liệu về gia tốc thu nhận được cho hai trạng thái. ................ 62
Hình 3.14. Dữ liệu đo thực nghiệm về gia tốc các trục X, Y, Z cho bốn trạng thái. 63

Hình 3.15. Các giá trị VeDBA, SCAY tướng ứng với bốn hoạt động. .................... 64
Hình 3.16. Giao diện hệ thống giám sát từ xa........................................................... 65
Hình 3.17. Lưu đồ ràng buộc dữ liệu. ....................................................................... 65
Hình 3.18. Cửa sổ giám sát các thông số liên quan đến hoạt động các thể bị. ........ 66
Hình 3.19. Hệ thống thử nghiệm truyền dữ liệu giám sát hoạt động cá thể bò. ....... 66

7


CHƯƠNG 1. CÁC MẠNG IOT VÀ THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. Giới thiệu về internet vạn vật
Internet vạn vật (IoT: Internet of things), hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn
vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet, là một liên mạng,
trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị
thơng minh"), phịng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện
tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy
tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu [1].

Hình 1.1. Mơ tả tương tác của mạng lưới thiết bị kết nối Internet.
Năm 2013, tổ chức IoT-GSI đinh nghĩa IoT là "hạ tầng cơ sở toàn cầu phục
vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện tốn) chun sâu thơng qua các vật
thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thơng tin và truyền
thơng hiện hữu được tích hợp", và với mục đích ấy, một "vật" là "một thứ trong thế
giới thực (vật thực) hoặc thế giới thông tin (vật ảo), mà vật đó có thể được nhận
dạng và được tích hợp vào một mạng lưới truyền thơng".
Hệ thống IoT cho phép vật được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông
qua hạ tầng mạng hiện hữu, tạo cơ hội cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp hơn
vào hệ thống điện toán, hệ quả là hiệu năng, độ tin cậy và lợi ích kinh tế được tăng
cường bên cạnh việc giảm thiểu sự can dự của con người. Khi IoT được gia cố cảm
biến và cơ cấu chấp hành, công nghệ này trở thành một dạng thức của hệ thống ảothực với tính tổng quát cao hơn, bao gồm luôn cả những công nghệ như điện lưới


8


thông minh, nhà máy điện ảo, nhà thông minh, vận tải thông minh và thành phố
thông minh. Mỗi vật được nhận dạng riêng biệt trong hệ thống điện toán nhúng và
có khả năng phối hợp với nhau trong cùng hạ tầng Internet hiện hữu. Các chuyên
gia dự báo rằng Internet Vạn Vật sẽ ôm trọn chừng 30 tỉ vật trước năm 2020 [2].
Về cơ bản, Internet vạn vật cung cấp kết nối chuyên sâu cho các thiết bị, hệ
thống và dịch vụ, kết nối này mang hiệu quả vượt trội so với kiểu truyền tải máy máy (M2M), đồng thời hỗ trợ da dạng giao thức, miền (domain), và ứng dụng. Kết
nối các thiết bị nhúng này (luôn cả các vật dụng thông minh) được kỳ vọng sẽ mở ra
kỷ nguyên tự động hóa trong hầu hết các ngành, từ những ứng dụng chuyên sâu
như điện lưới thông minh, mở rộng tới những lĩnh vực khác như thành phố thông
minh.
IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung
cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông
tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa
người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công
nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập
hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên
ngoài để thực hiện một cơng việc nào đó.
Một vật trong IoT có thể là một người với một trái tim cấy ghép; một động
vật ở trang trại với bộ chip sinh học; một chiếc xe với bộ cảm ứng tích hợp cảnh báo
tài xế khi bánh xe xẹp hoặc bất kỳ vật thể tự nhiên hay nhân tạo nào mà có thể gán
được một địa chỉ IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua mạng lưới. Cho
đến nay, IoT là những liên kết máy-đến-máy (M2M) trong ngành sản xuất, công
nghiệp năng lượng, kỹ nghệ xăng dầu. Khả năng sản phẩm được tích hợp máy-đếnmáy thường được xem như là thông minh với sự trợ giúp của công nghệ hiện hữu,
các thiết bị này thu thập dữ liệu hữu ích rồi sau đó tự động truyền chúng qua các
thiết bị khác. Các ví dụ hiện thời trên thị trường bao gồm nhà thơng minh được
trang bị những tính năng như kiểm soát và tự động bật tắt đèn, lị sưởi (giống

như bộ ổn nhiệt thơng minh), hệ thống thơng gió, hệ thống điều hịa khơng khí, và

9


thiết bị gia dụng như máy giặt/sấy quần áo, máy hút chân khơng, máy lọc khơng
khí, lị nướng, hoặc tủ lạnh/tủ đơng có sử dụng Wi-Fi để theo dõi từ xa.
Khi tự động hóa có kết nối internet được triển khai đại trà ra nhiều lĩnh vực,
IoT được dự báo sẽ tạo ra lượng dữ liệu lớn từ đa dạng nguồn, kéo theo sự cần thiết
cho việc kết tập dữ liệu nhanh, gia tăng nhu cầu đánh chỉ mục, lưu trữ, và xử lý các
dữ liệu này hiệu quả hơn. Internet vạn vật hiện nay là một trong các nền tảng của
thành phố thông minh, và các hệ thống quản lý năng lượng thơng minh.
1.2. Các mơ hình triển khai ứng dụng IoT
1.2.1. Nhà thơng minh và tự động hóa trong các tịa nhà
Khi thị trường nhà thơng minh (smart home) được nhìn nhận để đầu tư và
khơng ngừng phát triển, ngày càng có nhiều ứng dụng tự động hóa trong các tòa nhà
xuất hiện, mỗi ứng dụng được thiết kế cho một đối tượng cụ thể. Kết quả là hình
thành một số phân khúc thị trường riêng biệt. Các ứng dụng điển hình có xu hướng
phát triển liên quan đến vấn đề về an ninh tòa nhà, hiệu quả năng lượng và tiết kiệm
năng lượng. Nhờ có những đổi mới trong điều khiển thiết bị đền chiếu sáng và các
gian phịng của tồn nhà, IoT sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng
cho hoạt động tự động hóa tịa nhà. Một ví dụ điển hình của tự động hóa trong ngơi
nhà là ứng dụng IoT cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gia đình, cụ thể là giải pháp
trợ giúp IoT đối với những người ít di chuyển (người già) hay người khuyết tật hoặc
mãn tính (theo dõi sức khỏe từ xa và theo dõi chất lượng khơng khí).
Nhìn chung, các giải pháp tự động hóa trong các tịa nhà đang bắt đầu hội tụ
và cũng đang chuyển từ các ứng dụng hiện tại sang trọng, bảo mật và tiện nghi,
sang một loạt các ứng dụng và giải pháp được kết nối; điều này sẽ tạo ra các cơ hội
về thị trường ứng dụng IoT. Trong khi các giải pháp nhà thông minh ngày nay chưa
có sự hội tụ, các ứng dụng IoT được mong chờ để hướng tới một mức độ tương tác

mới giữa các giải pháp nhà thương mại và tòa nhà. Một số mơ hình triển khai ứng
dụng nhà thơng minh và tự động hóa trong các tịa nhà được minh họa như trong
Hình 1.2 [2].

10


Hình 1.2. Minh họa ứng dụng nhà thơng minh và tự động hóa tịa nhà.
1.2.2. Thành phố thơng minh
Thành phố thông minh (smart cities) là hệ sinh thái phức tạp, trong đó chất
lượng cuộc sống là một mối quan tâm quan trọng. Trong môi trường đô thị như vậy,
người dân, công ty và cơ quan công quyền trải nghiệm các nhu cầu và yêu cầu cụ
thể trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, truyền thơng, năng lượng và mơi
trường, an tồn và dịch vụ cơng cộng. Một thành phố được nhận thức ngày càng
giống như một “sinh vật” đơn lẻ, mà cần phải được giám sát một cách hiệu quả để
cung cấp cho cơng dân thơng tin chính xác.
Các công nghệ IoT là nền tảng để thu thập dữ liệu về tình trạng thành phố và
phổ biến chúng cho công dân. Trong bối cảnh này, các thành phố và khu vực đô thị
đại diện cho một khối quan trọng khi nói đến việc định hình nhu cầu về các dịch vụ
dựa trên IoT.

11


Hình 1.3. Các thành phần của Thành phố thơng minh.
1.2.3. Lưới điện thông minh
Lưới thông minh (smart grid) là lưới điện bao gồm các hệ thống vận hành,
trong đó phải kể đến như đồng hồ thông minh, thiết bị thông minh, tài nguyên năng
lượng tái tạo và tài nguyên tiết kiệm năng lượng. Truyền thông trên đường dây điện
(PLC) liên quan đến việc sử dụng cáp điện hiện có để vận chuyển dữ liệu và đã

được xem xét trong một thời gian dài. Các tiện ích điện đã sử dụng công nghệ này
trong nhiều năm để gửi hoặc nhận (với số lượng hạn chế) dữ liệu trên lưới điện hiện
có.
Mặc dù truyền thông trên đường dây tải điện hầu như bị hạn chế bởi mơi
trường lan truyền, người ta có thể sử dụng hệ thống dây dẫn hiện có trong mạng
phân phối. Theo các tiêu chuẩn và quy định của liên minh Châu Âu (EU), các cơng
ty tiện ích điện có thể sử dụng PLC để truyền dữ liệu tốc độ bit thấp (với tốc độ dữ
liệu thấp hơn 50 Kbps) trong dải tần số từ 3 kHz đến 148 kHz. Công nghệ này mở
ra những cơ hội mới và các dạng thức tương tác mới giữa con người và mọi thứ
trong nhiều lĩnh vực ứng dụng, như các dịch vụ đo đạc thông minh và báo cáo tiêu
thụ năng lượng. Điều này làm cho PLC trở thành một công cụ hỗ trợ cho cảm biến,
điều khiển và tự động hóa trong các hệ thống lớn trải rộng trên các khu vực tương

12


đối rộng, chẳng hạn như trong thành phố thông minh và các trường hợp của lưới
điện thơng minh. Ngồi PLC, người ta cũng có thể áp dụng các cơng nghệ cho phép
cải thiện các quy trình tự động hóa thơng minh, như IoT. Chẳng hạn, việc áp dụng
công nghệ PLC trong bối cảnh cơng nghiệp (ví dụ: điều khiển từ xa trong các cơng
ty sản xuất và tự động hóa), mở ra hướng phát triển cho ứng dụng IoT trong công
nghiệp. Một số ứng dụng đã được phát triển bởi công nghệ PLC để phục hồi từ các
thay đổi mạng (về mặt sửa chữa và cải tiến, loại bỏ vật lý và chức năng truyền tải)
giảm thiểu sự đứt quãng đối với truyền dẫn tín hiệu.
Tuy nhiên, ai cũng biết rằng các đường dây tải điện là khác xa so với các
kênh lý tưởng để truyền dữ liệu (do sự thay đổi bên trong về vị trí, thời gian, dải tần
và loại thiết bị được kết nối với đường dây này). Kết quả là ngày càng nhận được
nhiều giới quan tâm đến việc áp dụng chung các mơ hình IoT và PLC để cải thiện
hiệu lực của truyền thông trên đường dây tải điện. Điều này đã dẫn đến gợi ý sử
dụng các thiết bị nhỏ, tài nguyên hạn chế (cụ thể là IoT), với khả năng tính tốn phổ

biến và các giải pháp tiêu chuẩn hóa internet (như đề xuất của các tổ chức tiêu
chuẩn hóa Internet, chẳng hạn IETF, ETSI và W3C). Các hệ thống như vậy có thể là
thành phần chính để thực hiện lưới điện thơng minh trong tương lai.
1.2.4. Ứng dụng IoT trong công nghiệp
Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) mô tả IoT được sử dụng trong các ngành
công nghiệp như sản xuất, hậu cần, dầu khí, vận tải, năng lượng / tiện ích, khai thác
mỏ và kim loại, hàng không và các ngành khác. Những ngành này đại diện cho
phần lớn tổng sản phẩm quốc nội trong số các quốc gia G20. IIoT vẫn còn ở giai
đoạn đầu, tương tự như thời điểm Internet mới phát triển vào cuối những năm 1990.
Trong khi sự phát triển của Internet tiêu dùng trong hai thập kỷ qua cho thấy một số
bài học quan trọng, thì IIoT vẫn chưa được vận dụng một cách rõ ràng, do phạm vi
và u cầu riêng biệt của nó. Ví dụ, vấn đề đáp ứng yêu cầu thời gian thực thường
rất quan trọng trong sản xuất, năng lượng, vận tải và chăm sóc sức khỏe: yêu cầu
thời gian thực đối với internet ngày nay thường vào khoảng một vài giây, trong khi
thời gian thực được yêu cầu cho các máy công nghiệp vào cỡ một vài mili giây (tức

13


cỡ 1/1000 giây). Một vấn đề quan trọng nữa đó là yêu cầu về độ tin cậy. Internet
ngày nay thể hiện một cách tiếp cận tốt nhất đối với người dùng, đáp ứng được yêu
cầu đối với hoạt động thương mại điện tử hoặc tương tác giữa các người dùng. Tuy
nhiên, các sự cố của lưới điện, hệ thống kiểm sốt khơng lưu hoặc một nhà máy tự
động sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Hiện nay, có rất nhiều các cơng ty,
tập đồn trên thế giới và chính phủ của nhiều nước chú trọng đến IIoT:
- Chính phủ Đức đang tài trợ cho Công nghiệp 4.0, một sáng kiến chiến lược
kéo dài nhiều năm, tập hợp các nhà lãnh đạo từ các lĩnh vực công và tư nhân cũng
như từ viện đào tạo để có được tầm nhìn tồn diện và kế hoạch hành động cho việc
áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực công nghiệp của nước Đức.
- Các quốc gia châu Âu khác thiết lập các dự án chuyển đổi công nghiệp của

riêng mình, trong đó IIoT chiếm vị trí trung tâm, như Nhà máy thông minh (Hà
Lan), Công nghiệp 4.0 (Ý), Công nghiệp tương lai (Pháp) và các dự án khác.
- Trung Quốc gần đây cũng đã đưa ra chiến lược “Made in China 2025” của
họ để thúc đẩy khả năng tích hợp các cơng nghệ số và cơng nghiệp hóa trong nước.
Khi IIoT đang trên đà phát triển, một trong những điểm nghẽn lớn nhất phải
đối mặt là không thể chia sẻ thông tin giữa các thiết bị thông minh mà có thể nói
bằng các “ngơn ngữ” khác nhau. Khoảng cách giao tiếp này bắt nguồn từ nguyên
nhân do có nhiều giao thức được sử dụng trong môi trường nhà máy. Vì vậy, trong
khi bạn có thể đặt cảm biến trên máy để thu thập dữ liệu, khả năng đẩy thông tin đó
qua mạng và cuối cùng là “nói chuyện” với các hệ thống khác thì khó khăn hơn một
chút. Do đó, tiêu chuẩn hóa là một khía cạnh quan trọng của IIoT. Hình 1.4 dưới
đây minh họa kiến trúc điển hình của IIoT. Trong đó, có ba phân mảng chính: tính
tốn biên (edge), kết nối mạng (network) và tính tốn đám mây (cloud).

14


Hình 1.4. Kiến trúc điển hình của IIoT.
1.2.5. Nơng trại thông minh (Smart Farm)
Nông nghiệp thời hiện đại đang phải đối mặt với những thách thức to lớn để
có thể tạo ra sự phát triển bền vững tương lai, trên các khu vực khác nhau của thế
giới. Điển hình đó là sự gia tăng về dân số, đơ thị hóa, môi trường ngày càng xuống
cấp, xu hướng tiêu thụ protein động vật ngày càng tăng, yêu cầu về thực phẩm cũng
thay đổi do dân số già và yếu tố di cư, và tất nhiên là bao gồm cả sự biến đổi về khí
hậu. Do vậy, một nền nơng nghiệp hiện đại cần được phát triển, đặc trưng bởi việc
áp dụng các quy trình sản xuất, cơng nghệ và cơng cụ, có được từ những tiến bộ
khoa học hay từ kết quả của các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Nông nghiệp chính xác hay nơng nghiệp thơng minh là một lĩnh vực có cơ
hội lớn nhất để phát triển/chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng cho đến nay, sự thâm nhập
vào lĩnh vực này vẫn ở mức thấp nhất đối với các giải pháp số hóa.


15


Hình 1.5. Minh họa mơ hình triển khai nơng trại thông minh.
Ngành nông nghiệp sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong vài thập kỷ
tới. Nó có thể thu được lợi ích to lớn từ việc sử dụng các cảm biến môi trường và
mặt đất, các ứng dụng theo dõi thời tiết, tự động hóa để áp dụng chính xác hơn
trong hoạt động tưới tiêu, phân bón và thuốc trừ sâu (do đó giảm lãng phí tài
ngun thiên nhiên) và áp dụng các chiến lược lập lịch để bảo trì.
Nơng nghiệp thơng minh đã trở nên phổ biến, nhờ áp dụng các công nghệ
mới, như máy bay không người lái và mạng cảm biến (để thu thập dữ liệu) và nền
tảng đám mây (để quản lý dữ liệu được thu thập). Tập hợp các công nghệ được sử
dụng trong nông trại thông minh cũng phức tạp như các hoạt động được vận hành
bởi người nông dân, người trồng trọt và các bên liên quan khác trong lĩnh vực này.
Có rất nhiều ứng dụng khả thi: giám sát chăn ni, ni cá, chăm sóc và bảo vệ
rừng, canh tác trong nhà, và nhiều hơn nữa. Tất cả các công nghệ liên quan đều
xoay quanh khái niệm về IoT và nhằm mục đích hỗ trợ nơng dân trong q trình ra
quyết định của họ thông qua các hệ thống hỗ trợ quyết định. Chúng liên quan đến
dữ liệu thời gian thực ở mức độ chi tiết mà trước đây không thể có được.
Cơng nghệ truyền thơng là một thành phần chính của các ứng dụng nơng
nghiệp thơng minh. Đặc biệt, các công nghệ truyền thông không dây rất hấp dẫn, vì

16


sự giảm thiểu và đơn giản hóa đáng kể so với hệ thống liên quan sử dụng dây dẫn.
Các tiêu chuẩn không dây khác nhau đã được thiết lập. Người ta có thể nhóm chúng
thành hai loại chính, tùy thuộc vào phạm vi hay khoảng cách truyền dẫn:
 Truyền thông trên khoảng cách ngắn (short range), bao gồm các tiêu chuẩn:

- IEEE 802.11 (sử dụng cho các mạng WLAN hay Wi-Fi).
- IEEE

802.15.1

(Bluetooth),

IEEE

802.15.4

(cho

mạng

ZigBee/6LoWPAN), được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng trong đo đạc thơng số
và tự động hóa các hoạt động.
 Truyền thông trên khoảng cách dài (long range):
Bao gồm các công nghệ truyền thông IoT mà ngày càng trở lên quan trọng,
như là LoRA, hoạt động ở băng tần cỡ 868 – 870 MHz. Các tốc độ truyền dẫn dữ
liệu thương mại này (chỉ vào cỡ một vài trăm kbps) là để đạt được khoảng cách
truyền dẫn dài hơn.
1.3. Nền tảng hỗ trợ dịch vụ IoT của các mạng thơng tin di động
1.3.1. Các mạng di động có khả năng hỗ trợ IoT
IoT và công nghệ truyền thông di động đang hợp nhất với nhau và đặc biệt là
trong các công nghệ truyền thông di động tương lai. Có nhiều ý tưởng mới đưa ra
trong kiến trúc và thiết kế ban đầu sao cho các dịch vụ và ứng dụng IoT có thể được
hỗ trợ một cách hồn hảo. Ví dụ, trong truyền thơng di động 5G (sắp tới đây sẽ
được triển khai đồng loạt), giao tiếp kiểu máy (machine) đã được phát triển để hỗ
trợ IoT theo nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, mạng di động 5G tổng thể cũng được

chia thành các mục tiêu ứng dụng IoT cụ thể. Quan tâm đến tất cả những vấn đề
này, theo quy luật phát triển thì IoT và mạng truyền thơng di động cần phải được
nghiên cứu đồng bộ.
Nhìn chung, nhóm tiêu chuẩn hóa đang dẫn đầu vấn đề này là 3GPP. Đây là
Dự án đối tác Thế hệ thứ ba và có bảy nhóm tiêu chuẩn hóa viễn thông đang xây
dựng các tiêu chuẩn cho truyền thông mạng di động. Các tiêu chuẩn 3GPP được xây
dựng theo các phiên bản khác nhau. Phát hành Re.8 và các tiêu chuẩn theo sau bao
gồm khả năng hỗ trợ IoT [2]. Theo bản phát hành 8, chúng ta có LTE (Long-

17


Evolution Evolution), là tiêu chuẩn truyền thông di động thế hệ thứ tư (4G) loại một
(Cat. 1). Có thể thấy sự phát triển của phiên bản tiêu chuẩn này, trong đó có LTEMTC (viết tắt của giao tiếp loại máy, MTC: Machine Type Communications).
Nghĩa là các ứng dụng dịch vụ IoT đang được hỗ trợ. Ngoài ra, trong phiên bản
Re.8 cịn có LP-WAN, là cơng nghệ mạng diện rộng cơng suất thấp. Theo đó, có
GSM-MTC, đó là MTC dựa trên hệ thống thơng tin di động tồn cầu, và trong tiêu
chuẩn này, đây là một chế độ khác của công nghệ truyền thông di động tế bào, một
công nghệ truyền thông di động GSM rất phổ biến sẽ được sử dụng để hỗ trợ các
ứng dụng IoT. Quan tâm tới cách mà các tiêu chuẩn phát triển, có thể thấy rằng từ
các tiêu chuẩn LTE Cat.1, chúng đang được hợp nhất và hỗ trợ các tiêu chuẩn LTEMTC và sự phát triển tiếp tục trở thành LTE Cat M1 là tiêu chuẩn eMTC. Điều này
hiện đang đạt đến phiên bản Re.14 và hơn thế nữa đó là một tiêu chuẩn truyền thơng
di động tế bào thế hệ thứ năm (5G).

Hình 1.6. Các phát hành hỗ trợ IoT của 3GGP [2].
Các nhà sản xuất thiết bị và mơ-đun IoT có thể cần chú ý đến hỗ trợ toàn cầu
cho các mạng 2G hoặc 3G. Cả mạng 2G và 3G đều chậm hơn 4G, với cơ sở hạ tầng
hiện tại mà chi phí của nó là cao hơn LTE 4G. Điều này làm cho 2G và 3G trở

18



thành ứng cử viên sáng giá cho IoT. Mạng 2G có thể phân phối từ 0.5 đến 1.9
Megabits/giây (Mbps), tùy thuộc vào nhà cung cấp, trong khi mạng 3G dao động từ
14 đến 168 Mbps. Các thiết bị IoT khác nhau về yêu cầu tốc độ dữ liệu dựa trên các
yêu cầu về độ trễ, phạm vi/khoảng cách nhận dữ liệu, số lượng truyền dữ liệu mà
thiết bị IoT cần gửi trong một khoảng thời gian nhất định và thậm chí cả tốc độ di
chuyển của thiết bị IoT. Mặc dù vậy, hầu hết các nhà mạng không muốn duy trì cơ
sở hạ tầng 2G hoặc 3G vì lưu lượng truy cập giảm dần, cùng với người dùng. Các
nhà mạng di động nhận thấy việc chi phí để giữ cho các mạng hoạt động khơng cịn
hiệu quả khi lượng người dùng nhiều nhất đang hướng tới 5G.
1.3.2. Phân loại các chuẩn IoT di động
Theo ITU, các hệ thống IoT được phân vào hai nhóm chính [3]: (i) Các tiêu
chuẩn khơng thuộc 3GPP và (ii) Các tiêu chuẩn do 3GPP định nghĩa. Hình 1.7 dưới
đây chỉ ra tên của các hệ thống IoT khác nhau.

Hình 1.7. Phân loại các hệ thống IoT.
Trong bản phát hành R.13, 3GPP đã thực hiện một nỗ lực lớn để giải quyết
thị trường IoT. Danh mục công nghệ mà các nhà khai thác 3GPP hiện nay có thể sử
dụng để giải quyết các yêu cầu thị trường khác nhau của họ bao gồm [4]:
 eMTC: Cải tiến LTE hơn nữa cho truyền thông kiểu máy, xây dựng dựa
trên công việc đã bắt đầu trong bản phát hành-12 (UE Cat 0, chế độ tiết kiệm năng
lượng mới: PSM).
 NB-IoT: Thành phần vô tuyến mới được bổ sung cho nền tảng LTE tối ưu

19


đối với phân khúc thị trường mức thấp.
 EC-GSM-IoT: Những cải tiến của EGPRS kết hợp với PSM giúp các thị

trường GSM/EDGE chuẩn bị sẵn sàng cho IoT.
Bản phát hành Re.3 sau đó ngừng phát triển và cơng việc bổ sung đang được
tiến hành cho bản phát hành R.14. Các thơng số hoạt động của ba tiêu chuẩn IoT nói
trên được thể hiện như trong Hình 1.8.

Hình 1.8. Các thơng số hoạt động của eMTC, NB-IoT và EC-GSM-IoT.
1.4. Nền tảng dịch vụ IoT đám mây (Cloud)
Ở thời điểm ban đầu, phương pháp tiếp cận đơn giản được áp dụng để tạo kết
nối giữa các thiết bị IoT với nhau: bằng cách dựa vào sự sẵn có của các dịch vụ đám
mây, tất cả những gì cần làm là kết nối mọi thứ với Internet (thông qua mạng di
động hoặc trong nhiều trường hợp thông qua một cổng kết nối Internet) và gửi tất cả
dữ liệu lên đám mây. Dịch vụ đám mây khi đó sẽ cung cấp một cơ sở lưu trữ cho tất
cả dữ liệu được gửi bởi các thiết bị từ một phía, và giao diện dựa trên HTTP để
khách hàng truy cập (thơng qua trình duyệt hoặc ứng dụng di động cụ thể của nhà
cung cấp) từ phía khác. Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn (như được
minh họa trong Hình 1.9), như Amazon và Microsoft, hiện đã tham gia vào thị
trường này và phát hành nền tảng IoT trên nền tảng đám mây của riêng họ.

20


Hình 1.9. Minh họa kiến trúc nền tảng IoT dựa trên đám mây.
Bộ ứng dụng AWS IoT của Amazon và Azure IoT của Microsoft có lẽ là
những nền tảng IoT đám mây phổ biến nhất [1]. Các nền tảng IoT trên đám mây
này cho phép các nhà sản xuất dễ dàng triển khai các ứng dụng của họ mà không
yêu cầu họ phải đầu tư phát triển thêm tài nguyên để thực thi một hệ thống phụ trợ.
Mặc dù rõ ràng dễ thực hiện và rất hiệu quả về chi phí, cách tiếp cận này đã
tạo ra sự hiểu lầm rằng IoT có thể được xây dựng đơn giản bằng cách kết nối mọi
thứ với Internet. Đây là điều kiện tiên quyết cho IoT nhưng thực sự không đủ để tạo
ra một mạng lưới các thiết bị kết nối trên toàn thế giới. Thế hệ phần cứng và phần

mềm đầu tiên liên quan này đã xuất hiện một số vấn đề vì khơng chú ý đến việc
phát triển một thiết kế dài hạn mà nó thực sự sẽ kiểm sốt mạng, cũng như khơng
tính đến các yếu tố như dưới đây:
- Khả năng mở rộng: Số lượng thiết bị IoT dự kiến sẽ đạt 50 tỷ vào năm
2020. Hiện tại, với hàng trăm triệu thứ, mọi thứ đều hoạt động, nhưng các mạng và
dịch vụ đã sẵn sàng để xử lý lưu lượng được tạo ra bởi hàng tỷ thứ chưa?
- Độ khả dụng: Điều gì xảy ra nếu kết nối Internet tạm thời hoặc vĩnh viễn
không khả dụng? Dựa vào đám mây sẽ khiến dịch vụ không khả dụng.
- Khả năng tương tác: Tất cả các ứng dụng trên thiết bị kết nối đám mây
không cho phép tương tác trực tiếp giữa những thứ được tạo ra bởi các nhà sản xuất
khác nhau. Khả năng tương tác chỉ có thể xảy ra ở cấp độ đám mây, thông qua tích

21


hợp hệ thống của chính dữ liệu, nếu dữ liệu đó được cung cấp cho các ứng dụng bên
ngồi.
- Tính bảo mật: Mặc dù việc truy cập vào các dịch vụ đám mây có thể được
thực hiện theo cách truyền thống (cấp quyền và xác thực thông tin), những kẻ tấn
cơng có thể khai thác kẽ hở trên đám mây để truy cập trái phép một lượng lớn dữ
liệu riêng tư hoặc thực hiện một cuộc tấn công DoS để ngăn người dùng truy cập dữ
liệu của họ.
- Sự phát triển của hệ thống: Các ứng dụng trên thiết bị kết nối đám mây
thường cần phải gắn chắc thông tin vào “các vật” (đóng vai trị là máy khách), do đó
làm cho chúng khơng trở nên linh hoạt đối với các thay đổi ở phía máy chủ. Bất kỳ
cập nhật hoặc nâng cấp nào trong chức năng máy chủ đều có thể có tác động phá
hủy đối với hoạt động của “mọi vật”, sau đó có thể yêu cầu nâng cấp phần mềm /
phần sụn để thay đổi cách chúng vận hành (giả sử, điểm kết cuối mà chúng hướng
tới hoặc định dạng dữ liệu mà chúng sử dụng).
Các giải pháp dựa trên đám mây sẽ không bao giờ biến mất, ít nhất là sớm

hơn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không thể là kiến trúc tham chiếu
cho một IoT phát triển và tiến hóa.
1.5. Kiến trúc REST: Web of things
Một cách tiếp cận đầy hứa hẹn đang được đưa vào IoT đó là ý tưởng xây
dựng theo cách tương tự như Internet. Có một số lý do để sử dụng cách tiếp cận dựa
trên web trong IoT. Web đã tồn tại trong nhiều thập kỷ và mang lại rất nhiều lợi ích.
Kể từ khi được triển khai vào năm 1991, World Wide Web đã phát triển mạnh mẽ
và trở thành cơ sở hạ tầng để lưu trữ tài liệu, tài nguyên và để xây dựng các ứng
dụng phân tán. Các khía cạnh quan trọng nhất của việc sử dụng web là tham chiếu
tài nguyên thông qua các thẻ định danh tài nguyên thống nhất (URIs) và sử dụng
giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP) làm giao thức lớp ứng dụng cho các hệ
thống điều khiển đa phương tiện. Cùng với hai trụ cột chính này, các tiêu chuẩn và
công nghệ thiết yếu khác đã được phát triển, như Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
(HTML) cho các tài liệu web, trình duyệt web và máy chủ web.

22


Khi web ngày càng trở nên phổ biến, các trình duyệt đã tích hợp hành vi
động thơng qua Javascript và Cascading Stylesheets (CSS). Sau nhiều năm, HTTP
cho đến nay là thư viện phần mềm và giao thức lớp ứng dụng phổ biến nhất thực
hiện các giao thức web có sẵn (máy chủ web, máy khách HTTP, v.v.) cho bất kỳ
ngôn ngữ lập trình nào. Các cách xây dựng ứng dụng web được biết đến và sử dụng
rộng rãi: áp dụng các cách tiếp cận tương tự cho IoT do đó có thể tận dụng chun
mơn của các nhà phát triển hiện tại. Hơn nữa, web đã minh chứng cho phạm vi hoạt
động cực kỳ tốt: điều này cực kỳ quan trọng đối với IoT, nơi hàng tỷ thiết bị được
kết nối dự kiến sẽ hoạt động. IoT có thể hưởng lợi rất nhiều từ tất cả kinh nghiệm
thu được trong q trình phát triển web và do đó việc sử dụng một kiến trúc tương
tự dường như là một lựa chọn thiết kế khôn ngoan.
1.6. Hạ tầng mạng di động hỗ trợ dịch vụ IoT tại Việt Nam

Hiện nay, Viettel là nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành
công dịch vụ IoT. Ngày 12/9/2019, Viettel đã phát sóng 1.000 trạm sử dụng cơng
nghệ NB-IoT, phủ kín 100% địa bàn TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ kết nối Internet cho
vạn vật và đưa thành phố này trở thành địa phương đầu tiên trên cả nước phủ sóng
IoT diện rộng [5]. Viettel cho biết, sóng NB-IoT của Viettel phủ 100% thủ đô với số
lượng trạm tương tự TP. Hồ Chí Minh, tính đến thời điểm hiện tại (năm 2020). Lộ
trình triển khai dịch vụ IoT di động của Viettel Group như trong Hình 1.10.

Hình 1.10. Lộ trình triển khai hạ tầng dịch vụ IoT của Viettel tại Việt Nam.
Song song với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới cho IoT, hiện nay,
Viettel đang đẩy nhanh tiến độ triển khai nền tảng (platform) để sớm cung cấp hệ

23


sinh thái các ứng dụng về NB-IoT của Viettel tới khách hàng như đỗ xe thông minh,
giám sát chất lượng khơng khí, giám sát vị trí, thiết bị đo lường, …
Khơng chỉ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mục tiêu của Viettel là đưa công nghệ
IoT tới tất cả tỉnh/thành trên cả nước và các thị trường nước ngoài. Với khả năng phủ
rộng và phủ sâu, NB-IoT giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ ở bất cứ khi nào và
ở đâu, bao gồm cả những vị trí thách thức nhất như hầm tòa nhà, đường hầm hay khu
vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Công nghệ NB-IoT được Viettel thiết kế, phát triển
trên hạ tầng 4G hiện có bao gồm cả trạm gốc, ăng ten và băng tần được cấp phép.
NB-IoT thuộc nhóm cơng nghệ Low Power WAN IoT (mạng diện rộng, công suất
thấp cho IoT) với ưu điểm vùng phủ rộng, tiết kiệm pin, chi phí kết nối thiết bị thấp
và cho phép một lượng lớn các thiết bị có thể kết nối tới mạng. Bức tranh tổng thể về
giải pháp IoT được Viettel sử dụng như thể trong Hình 1.11 dưới đây:

Hình 1.11. Tổng thể giải pháp triển khai hạ tầng dịch vụ IoT của Viettel [6].


24


CHƯƠNG 2.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT CÁ THỂ BÒ TRÊN NỀN TẢNG IOT
2.1. Thiết kế mơ hình hệ thống tổng thể
Để xây dựng một hệ thống hỗ trợ giám sát cá thể bị, chúng ta có thể lựa
chọn một hoặc một số phương thức kỹ thuật khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý
của đàn bị, tiếp theo sau đó là khả năng hỗ trợ kết nối thơng tin internet hiện tại
cũng như yêu cầu của phía sử dụng. Hình 2.1. dưới đây là sơ đồ tổng quát của hệ
thống mạng giám sát các thể bò được đề xuất.
Wifi

Bluetooth/
Zigbee/LoRA

AP

/5G

/4G

3G

G/

2.5

Sink node/
Gateway


/
B-IoT

oT/N
SM-I -M
G
C
E
LTE

Computer Station

BTS/eNodeB

Hình 2.1. Sơ đồ tổng thể hệ thống mạng giám sát cá thể bò.
Như được chỉ ra trong Hình 2.1, phía mạng cảm biến bao gồm các node cảm
biến được gắn trực tiếp trên cá thể bò và node Sink/Gateway để tổng hợp dữ liệu
trực tiếp, và chuyển tiếp dữ liệu về máy chủ đám mây thông qua mạng internet. Các
giao thức truyền thơng có thể sử dụng trong mạng cảm biến là: Bluethooth, Zigbee,
LoRA, ... Trong khi giao tiếp giữa node Sink/Gateway với phía mạng internet có thể
lựa chọn để sử dụng sóng Wifi hoặc sóng di động (2.5/3G/4G/5G). Máy chủ đám
mây có vai trị lưu trữ, tính tốn xử lý dữ liệu, hiển thị thơng báo, cảnh báo dựa trên
các kịch bản được thiết lập thông qua một nền tảng hỗ trợ IoT mã nguồn mở. Ví dụ

25


×