Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Bài soạn Lịch sử Việt Nam P.3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.62 KB, 104 trang )

ĐỀ TÀI: VUA BẢO ĐẠI
Người thực hiện: Phan Thị Tươi
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển, tục danh “Mệ Vững”,
sinh 22/10/1913 (23/09 năm Qúy Sửu) tại Huế, là con vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc.
Ngày 28/04/1922 Vĩnh Thụy được xác lập Đông cung Hoàng Thái Tử. Tháng 06/1922, Vĩnh Thụy
được vợ chồng cựu khâm sứ Trung Kì nhận làm con nuôi rồi ăn học ở Pháp. Ngày 06/11/1925, vua
Khải Định mất, Vĩnh Thụy về thọ tang cha và ngày 08/01/1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua
lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp tiếp tục học. Tháng 09/1932, Bảo Đại
hồi loan về nước, chính thức làm vua, Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại nội
các, hành chính… Ngày 08/04/1932, Bảo Đại ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình
chấp chính, thành lập Viện dân biểu. Tháng 12/1933, Bảo Đại ngự du Bắc hà thăm dân chúng.
II. CUỘC ĐỜI
Ngày 20/03/1934, Bảo Đại làm đám cưới với Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam
Phương Hoàng Hậu. Ông là nhà vua đầu tiên bỏ chế độ cung tần, thứ phi.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11/03/1945, Bảo
Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm
1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, ngày 25/08 chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh buộc
Bảo Đại phải thoái vị. Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ trang trọng ở Ngọ Môn, Huế vào chiều
30/08.Trong dịp này, ông có câu nói nổi tiếng “Thà làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước
nô lệ”. Tháng 09/1945, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao
chính phủ lâm thời Việt Nam”.
Ngày 08/03/1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và cựu hoàng Bảo Đại đã kí hiệp ước Elysee
thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là quốc gia Việt Nam đứng đầu là
Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp trao trả Nam kì cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này.
Ngày 24/04/1949, Bảo Đại về nước. Ngày 14/06/1949, Bảo Đại tuyên bố tạm giữ chức Hoàng đế
cho đến khi tổng tuyển cử. Ngày 01/07/1946, Chính phủ lâm thời của quốc gia Việt Nam được thành
lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng.
1


Ngày 04/10/1955, Uỷ ban trưng cầu dân ý đưa ý kiến đòi phế truất Bảo Đại và ông đã mất cơ hội
trở về chính quốc với 5.721.735 phiếu truất. Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời vào
ngày 31/07/1997 tại Quân y viện Nal-de-Grace, hưởng thọ 84 tuổi. Ông đươci an táng tại nghĩa trang
Pasy, quận 16, Pais.
Bảo Đại là vua cuối cùng của triều Nguyễn. Triều Nguyễn trải qua 13 đời vua, đầu tiên là vua
Gia Long, vua Minh Mạng, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành
Thái, Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại.
Cựu hoàng Bảo Đại có 8 người vợ, nhân tình và 13 người con. Cuộc đời của ông cũng rất thú vị
khi gắn liền với số 13 – một con số được người phương Tây quan niệm là xui xẻo.
Ngày nay ở đường Chi Lăng, thành phố Huế có một người đã từng là cung nữ phục vụ vua Bảo
Đại vẫn đang sống, bà là cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn.
Khi còn làm Hoàng đế, Bảo Đại sống ở cố đô Huế, cũng là nơi định đô của các vua chúa nhà
Nguyễn. Quần thể di tích cố đô Huế gồm:
-Cụm di tích trong kinh thành: kinh thành Huế, kỳ đài, trường Quốc Tử Giám, điện Long An,
bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, đình Phú Xuân, hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu, viện Cơ Mật – Tam
Tòa, đàn Xã Tắc, Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành.
-Các di tích ngoài kinh thành gồm các lăng tẩm các vua nhà Nguyễn và các di tích khác như Trấn
Bình đài, Phu Văn lâu. Tòa Thương Bạc, Văn miếu, Võ miếu, hồ Quyển, điện Voi Ré, điện Hòn Chén,
chùa Thiên Mụ, trấn Hải Thành, nghênh Lương Đình, cung An Định.
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này.
Xin chân thành cảm ơn.

ĐỀ TÀI: PHẠM QUỲNH
Người thực hiện: Khuất Duy Thương
2
Lớp: A3K18

I. TIỂU SỬ
Phạm Quỳnh sinh năm 1893 tại Hà Nội, trong một gia đình bốn đời đều là nhà nho nghèo. Chín
tháng mất mẹ, chín tuổi mất cha, được bà nội cưu mang rau cháo nuôi cháu qua ngày. Lớn lên một

chút thì bà lo tìm toàn những chỗ học không mất tiền để Phạm Quỳnh theo học. Từ trường tiểu học
Pháp Việt phố Hàng Đào ở gần nhà (số 1 phố Hàng Trống) đến trường Thông Ngôn ở bờ sông Hồng
hơi xa, nên Phạm Quỳnh chỉ toàn cuốc bộ đi học. Năm 1908, trường Thông Ngôn nhập với trường
Thành Chung Nam Định thành trường Bưởi (tức trường Chu Văn An sau này) thì vừa lúc Phạm Quỳnh
đỗ thủ khoa khóa đầu tiên trường Bưởi.
II. CUỘC ĐỜI
Từ năm 1916, Phạm Quỳnh bắt đầu viết báo cho nhiều tạp chí nổi tiếng đương thời. Từ năm 1917,
ông là chủ bút Nam Phong Tạp chí- cuốn tạp chí tuyên truyền cho tư tưởng Việt Pháp đề huề
Ngày 2/5/1919, ông là người sáng lập và là tổng thư ký Hội Khai Trí Tiến Đức.
Từ năm 1925-1928, Phạm Quỳnh là Hội ưởng Hội Tri Trí Bắc Kỳ.Năm 1926 ông làm ở Hội đồng
Tư vấn Bắc Kỳ và đến năm 1929 được cử vào Hội đồng Kinh tế và Tài chính Đông Dương
Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp,
để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo
hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng
Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà
Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại, thời gian đầu làm Ngự tiền Văn phòng, sau đó
làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945)
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông
về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phủ Cam, Huế.
Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông mất sau
đó một thời gian tại làng Hiền Sỹ, tỉnh Thừa Thiên.
III. QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ
“Dựa vào thực dân Pháp và chế độ quân chủ để thực hiện độc lập quốc gia theo chế độ quân chủ
lập hiến”
3
Quan điểm này được hình thành trong thời gian ông làm việc cho tạp chí Nam Phong
Có thể xem tạp chí Nam Phong là ngọn cờ văn hóa của chủ nghĩa thực dân với chủ trương “dung
hòa văn hóa Đông – Tây”, kết hợp truyền bá văn hóa, văn minh “Đại Pháp” với phục hồi các “quốc

túy, quốc hồn” của văn hóa phong kiến bằng công cụ là chữ quốc ngữ, vốn được đề xướng bởi các nhà
nho yêu nước duy tân thời Đông Kinh Nghĩa Thục, nhưng lúc này chuyển thành công cụ của văn hóa
thực dân – phong kiến mang bộ mặt của chủ nghĩa dân tộc thỏa hiệp với chế độ thuộc địa. Nhờ sự bảo
hộ của chính quyền thực dân và tài năng xuất sắc của Phạm Quỳnh, trong tình hình thoái trào của
phong trào yêu nước trong thập niên 1910-1920, tạp chí Nam Phong cùng với tên tuổi của Phạm
Quỳnh nổi tiếng từ Bắc chí Nam, nhờ khai thác được tâm lý yêu nước thỏa hiệp bằng con đường bảo
tồn ngôn ngữ văn hóa dân tộc một cách hợp pháp, xua tan ảnh hưởng của tinh thần ái quốc từ đầu thế
kỷ XX và ảnh hưởng của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ sắp sửa hình thành trong những năm
20, tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930. Đó là nguyên nhân sâu xa của “thành công”
tạp chí Nam Phong cùng với sự nghiệp văn hóa-học thuật của Phạm Quỳnh
Xong cũng chính tư tưởng chính trị này dẫn Phạm Quỳnh từ bỏ con đường làm báo, dấn thân vào
con đường làm quan. Từ chức Ngự Tiền Văn Phòng của Bảo Đại đến Thượng thư Bộ Học tiến lên
Thượng thư Bộ Lại, đứng đầu nội các của Nam Triều, thay thế nội các của Nguyễn Hữu Bài, tranh
quyền chức đầu triều với Ngô Đình Diệm, thắng lợi nhờ sự đỡ đầu và tín nhiệm của Toàn quyền Pierre
Pasquier
Đương thời, tuy Phạm Quỳnh được đánh giá cao về tài năng người viết văn, làm báo, song bị đánh
giá thấp về nhân cách người học giả, người trí thức. Ngô Tất Tố cho rằng ông và Nguyễn Văn Vĩnh
“đánh bài Tây” với nhau, đánh lừa người khác để thu lợi chia nhau. Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu thậm
chí chê ông tuy có tài làm báo song “lập thân ám muội”. Chung quy là vì ông hợp tác quá “chân thành”
với Pháp. Có lẽ điều đáng ghi nhận nhất của ông là tuy làm quan cao chức trọng như vậy cho chế độ
thực dân, phong kiến, song không nghe nói ông có phạm tội gì làm hại những người yêu nước và cách
mạng như những tên tay sai thô bỉ và độc ác khác. Tuy phạm sai lầm to lớn về chính trị, song ông vẫn
còn giữ được ít nhiều phong độ trí thức, nhiều người chê trách ông song cũng nhiều người kính nể
ông. Ông tự nguyện làm một thứ công cụ cho bọn thực dân cáo già, phục vụ cho chính sách giảo quyệt
của chúng, được chúng tin cậy, ưu đãi và thực lòng tin cậy, hy vọng vào chúng. Lúc nhận ra, tỏ lòng
tiếc nuối và hối hận thì đã muộn rồi như những lời thú nhận muộn màng của ông vào cuối đời.
IV. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
• Hoa Đường tùy bút_Kiến văn Cảm tưởng I, Những trang viết tùy bút Phạm Quỳnh viết trong
những ngày cuối đời ở Huế (1945)

4
• Mười ngày ở Huế
• Mục lục Nam Phong
• Thượng Chi văn tập
• Luận giải Văn học và Triết học
• Pháp du hành trình nhật ký
V. KẾT LUẬN
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên - con trai của học giả Phạm Quỳnh, vào mùa thu năm 1945, Hồ Chí
Minh đã nói với hai người chị của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức rằng: "Cụ Phạm là người
của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo Cách mạng".
Hơn 60 năm nay, Phạm Quỳnh là một câu hỏi lớn, một mối hồ nghi trong dư luận và nhận thức của
bao nhiêu người ở bên này bên kia chiến tuyến. Giằng xé đó làm cho vấn đề Phạm Quỳnh càng trở nên
rắc rối, phức tạp thêm. Cách mạng khó giải thích, thanh minh, phản cách mạng muốn khai thác, lợi
dụng. Nỗi đau của gia đình ngày càng lớn vì sự oan khuất của ông. Khác với những người đương thời,
tấm lòng của hậu thế đối với người xưa thường trân trọng hơn, bao dung hơn và công minh hơn. Độ
lùi về thời gian cũng giúp cho cái nhìn vào lịch sử sáng suốt hơn, thấu tình đạt lý hơn. Không nhập
nhoạng biến xấu thành tốt, biến tội thành công, đảo điên chính tà, lẫn lộn phải trái, song đối với những
nhân vật lịch sử có số phận bi kịch như Phan Thanh Giản thế kỷ XIX, Phạm Quỳnh thế kỷ XX, thiết
tưởng cần có sự đánh giá lại một lần nữa để thể hiện tấm lòng của lớp người đi sau đối với lớp người
đi trước. Phải rộng trí hiểu biết để rộng lòng tha thứ, để trân trọng, để thương yêu. Đãi cát tìm vàng,
gạn đục khơi trong. Lịch sử dân tộc bao gồm mọi cống hiến nhỏ to của mọi người con rứt ruột đẻ ra
của dân tộc qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Thế hệ ngày nay cũng không bỏ sót một cống
hiến, mọi giá trị nào từ những hy sinh, đau khổ, máu xương của các tiền nhân; những người vô danh
đã vậy, huống hồ là những con người đã để lại dấu vết của mình trong lịch sử, những giá trị tinh thần
và văn hóa kèm theo những giọt máu của lòng mình và cả thân xác, sinh mệnh của mình
Nói chung, Phạm Quỳnh là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho độc lập
chủ quyền và tự trị của Việt Nam.Ông cũng là nhà văn hóa lớn, là một trong số ít những “người khổng
lồ” của nước ta nửa đầu thế kỉ XX
ĐỀ TÀI: NGUYỄN TRUNG TRỰC
Người thực hiện: Trần Văn Thành

Lớp: A3K18
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
5
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Tuy nhiên,
ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng ở nhiều mặt. Các
chính sách của nhà Nguyễn đã gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới xã hộilucs bấy giờ.
Trong lúc ấy, thực dân Pháp đã ráo riết xâm lược nước ta. Chúng lợi dụng con đường tôn giáo đẻ
tiến hành cuộc xâm lược. Bằng sự môi giới của Bá Đa Lộc, Hiệp ước Véc Xai được ký kết. Thông qua
bản hiệp ước này, thực dân Pháp chính thức đặt chân vào nước ta.
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, bắt
đầu cuộc xâm lược Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định, Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh
miền Đông (1862), rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) không tốn một viên đạn.
II. ANH HÙNG NGUYỄN TRUNG TRỰC
1. Tiểu sử
Nguyễn Trung Trực (1839? –1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế
kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam.
Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch
(Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay
thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, xã Vĩnh Hội, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim
Hồng.
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào
Nam, định cư ở xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc
xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông
Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân
Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ,
ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khoẻ mạnh, giỏi võ nghệ và là
người có nhiều can đảm, mưu lược.
Tháng 2 năm 1859, Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong

hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được
một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định. Năm
1861, nhờ công đốt tàu L’Espérance, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn
được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến
công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:
“Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên đia
6
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.”
2. Chiến công tiêu biểu
a) Trận Nhật Tảo
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (25 tháng 2 năm 1861), Nguyễn Trung Trực về Tân An. Lúc này,
Pháp đã chiếm Mỹ Tho (tức thành Định Tường thất thủ vào ngày 12 tháng 4 năm 1861) nên thường
cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm
Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long
An.
Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh
Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc
phục kích đốt cháy tàu chiến này.
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người
trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní).
Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ,
Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.
Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn
ra...
b) Trận đồn Kiên Giang
Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến
đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Đến khi hòa ước Nhâm Tuất (1862), ba tỉnh miền
Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở
ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ
đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm lấy (24 tháng 6 năm

1867). Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật
khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân
đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng
Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số
đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868,
Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh
Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne
chỉ huy.
7
Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100
khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền .
Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh.
Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là
một sự kiện bi thảm (un événement tragique). Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), Thiếu tá hải
quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá
Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu.
Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên
Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.
c) Trận chiến cuối cùng
Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi
Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn
trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi
ông Trực.
Một ngày trong tháng 10 năm 1886, Nguyễn Trung Trực bị Pháp bắt, trận chiến cửa cạn kết
thúc.Tuy nhiên , việc Nguyễn Trung Trực bị bắt hay ra hàng, các sử liệu ghi không giống nhau.
Ngày ra hàng, Nguyễn Trung Trực ăn mặc chỉnh tề và đã được người Pháp tiếp đón với thái độ rất
xem trọng. Gặp lại ông, Lãnh binh Tấn liền lấy tình bạn xưa (trước đây hai người có quen nhau vì
cùng theo Trương Định kháng Pháp) ra đối đãi ân cần, tử tế. Trên con tàu về lại đất liền, Tấn không
ngớt lời khuyên dụ.

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung.
Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực,
nhưng Đô đốc toàn quyền Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người
đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!" Và rồi
ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người
khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng
dương khoảng 30 tuổi.
Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân nhiều nơi đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp
đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn
đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất
một chiếc chiếu cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời,
nhìn đất nước và từ giã đồng bào… Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã
ngâm một bài thơ:
“Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên,
8
Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.”
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
“Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.”
Tuy nhiên về mộ cua Nguyễn Trung Trực còn nhiều giả thuyết. Tuy nhiên người ta tin hơn cả
cho rằng mộ thật của Cụ là ở sau dinh Tỉnh trưởng cũ (nay là Cung thiếu nhi TP. Rạch Giá, nằm kề
bên UBND tỉnh Kiên Giang), rồi không rõ ai đã trồng bên mộ một cây đa. Năm 1986 chánh quyền tỉnh
Kiên Giang đã tìm được hài cốt ông ở nơi ấy và đã di táng về bên trong khuôn viên đình thờ Nguyễn
Trung Trực tại TP. Rạch Giá.
III. NHẬN XÉT
Tuy xuất thân là người dân chài nhưng Nguyễn Trung Trực đã chứng tỏ một tài năng quân sự xuất

sắc. Cụ thể: chiến thuật đột kích thần tốc,bất ngờ; cách lựa chọn căn cứ; cách tổ chức các cứ điểm
trong hệ thống bố phòng:dân cư, giao thông,và địa hình; quan tâm đến khâu thực túc binh cường. Ông
còn là người tài đức vẹn toàn. Ông có thân hình vạm vỡ,sức lực cường tráng khỏe mạnh,mang trong
mình võ nghệ cao cường. Ông còn là người thể hiện trung hiếu vẹn toàn.Ông rất thương yêu kính
trọng mẹ.
Nguyễn Trung Trực hi sinh nhưng chí khí của ông khiến cho kẻ thù kính phục, triều đình và dân
chúng tiếc thương. Hiện nay ở cá tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có hàng chục đền thờ Nguyễn Trung
Trực. Ngoài đền thờ chính ở Tp Rạch Gía, tỉnh Kiên Giang, còn có rất nhiều đền thờ ghép. Hằng năm
đều tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể.Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại Rạch Gía tổ chức lễ giỗ vào các
ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi đây được công nhận là di tích Lịch Sử - Văn Hóa
cấp Quốc Gia vào ngày 6 tháng 12 năm 1989.
ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA NGUYỄN
Người thực hiện: Đặng Thị Thu Thảo
Lớp: A3K18
I. CHÍN CHÚA
9
1. Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có
10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là
Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
2. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa
Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có
11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương
truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc
kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói
rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ
được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc
Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế.
3. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp
năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là
Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.

4. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp
năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông
là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
5. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp
năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa
Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế
của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn
ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.
6. Nguyễn Phúc Chu tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của
Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang
nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng
Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh
hoàng đế.
7. Nguyễn Phúc Chú tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm
1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế.
8. Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), con trai trưởng của
Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương
nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một
nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế.
10
9. Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1754-1777), con trai thứ 16 của
Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ
chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ
Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của
vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan
giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần, lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông bị
nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông
Hiếu Định hoàng đế.
II. CHÍNH QUYỀN CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG
Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của nhà Lê - Trịnh, Nguyễn Hoàng và những

người nối nghiệp như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Tần v.v.. một mặt củng cố việc phòng thủ
đất Thuận Quảng, chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh, mặt khác tìm đường lối ngoại giao
mềm dẻo, mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Cho đến năm 1757, cả vùng đất Thủy Chân Lạp hoàn
toàn thuộc quyền hành của chúa Nguyễn.
1. Bộ máy hành chính
Cho đến giữa thế kì XVIII, họ Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ nam dải Hoành Sơn
cho đến mũi Cà Mau. Hình thành 12 đơn vị hành chính gọi là dinh: Thuận - Quảng cũ gồm 6 dinh: Bố
Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu (hay Chính dinh cũ), Chính Dinh, Quảng Nam. Vùng đất mới chia
thành 6 dinh: Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ(Vĩnh Long). Ngoài
ra có một trấn phụ thuộc: Hà Tiên. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã (hay
phường, thuộc) . Riêng dinh Quảng Nam quản 3 phủ: Thăng Hoa, Quảng Ngài, Quy Nhơn
Thủ phủ ban đầu đóng ở xã Ái Tử thuộc Cựu Dinh, năm 1570 dời vào xã Trà Bát (Triệu Phong -
Quảng Trị), năm 1626 dời vào xã Phước Yên, sau đó dời sang Kim Long (đều thuộc Thừa Thiên), cuối
cùng vào khoảng năm 1687 dời về Phú Xuân (Huế). Thời Nguyễn Phúc Khoát (1739 - 1765) Phú Xuân
được gọi là đô thành.
Trong suốt quá trình trị vì, các chúa Nguyễn đều cố gắng củng cố, hoàn thiện bộ máy hành chính.
Chính sách cai trị ở Đàng Trong có nhiều tiến bộ, khoan hòa, hợp lòng dân hơn hẳn Đàng Ngoài đang
ngày một rệu rã.
2. Tình hình xã hội
Gần 200 năm dưới thời nhà Chúa, bộ mặt Đàng Trong có những thay đổi đáng kể, từ một nơi lam
chướng trở thành chốn đô hội bậc nhất, cư dân chăm lo làm ăn, đời sống đầy đủ sung túc; nông nghiệp
được chú trọng và đạt nhiều thành tựu, thương mại, đặc biệt là ngoại thương rất phát triển.
11
Tuy nhiên, 7 cuộc giao chiến trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh là nỗi đau chia cắt được
sử sách sau này ghi lại rất rõ ràng: Cuộc chiến đầu tiên 1627
• Cuộc chiến thứ hai 1633
• Quân Nguyễn đánh ra Bố Chính
• Cuộc chiến thứ ba 1643
• Cuộc chiến thứ tư 1648
• Đại chiến lần thứ năm 1655 – 1660: Giằng co ở Nghệ An

• Cuộc chiến thứ sáu 1661-1662
• Cuộc chiến thứ bảy 1672
Trong các lần giao tranh, hầu hết là do quân đội Chúa Trịnh đánh vào, duy chỉ có cuộc chiến thứ
năm, Chúa Nguyễn buộc phải xuất quân vì lí do chủ động.
3. Quân đội
Quân đội của chúa Nguyễn gồm 3 loại: quân Túc vệ hay Thân quân, quân chính quy ở các dinh
và thổ binh hay tạm binh. Các loại quân đều chia thành cơ, đội, thuyền
Cũng như ở Đàng Ngoài, quân đội Đàng Trong gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và pháo
binh. Thủy binh rất mạnh, đã từng đánh bạt một hạm thuyền Hà Lan trong một trận. Đầu thế kỉ XVII,
người Đàng Trong học được cách đúc súng, các thuyền lớn đều có 5 khẩu đại bác. Chúa Nguyễn cũng
thường tổ chức các cuộc thi bắn súng, huấn luyện thủy quân.
III. KẾT LUẬN
Như vậy, từ sau khi Nguyễn Hoàng từ bỏ đất Bắc, trở lại Thuận Quảng, họ Nguyễn dần dần xây
dựng vùng đất Đàng Trong thành một lãnh địa riêng, có chính quyền độc lập, mặc dầu, cho đến trước
năm 1744 vẫn giữ tước vị Quốc công, dùng niên hiệu của vua Lê. Trong lúc đó, nhân dân vẫn luôn
luôn xem vùng đất Thuận Quảng là Đàng Trong của nước Đại Việt xưa.
ĐỀ TÀI: VUA HÀM NGHI
Người thực hiện: Vũ Thu Thủy
Lớp: A3K18
Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đã lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền Miếu,
lăng tẩm kỳ bí. Lòng đầy xúc động, tôi đứng trước ngai vàng triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đã
từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất
đỗi tài năng và có một số phận không bình thường.
12
Tên tuổi của ông không chỉ gắn liền với những sự kiện lớn lao trong lịch sử cuộc đấu tranh giải
phóng của nhân dân Việt nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp mà còn là sự khởi đầu cho nền
hội họa hiện đại Việt Nam. Đó là cựu hoàng triều Nguyễn – Vua Hàm Nghi.
I. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Hoàng đế Hàm Nghi (3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà
Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, cùng Việt Nam xem

ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp
thuộc.
1. Xuất thân
Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch , còn có tên là Nguyễn Phúc Minh . Ông là con
thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm
Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872). Ông là em ruột
của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
2. Thời gian tại kinh thành Huế
Khâm sứ Pierre Paul Rheinart thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tự tiện lập vua, không
hỏi ý kiến đúng như đã giao kết nên gửi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Nguyễn Văn
Tường và Tôn Thất Thuyết phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt
làm bằng chữ Nho. Hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm
lễ phong vương cho vua Hàm Nghi.Công việc đầu tiên mà vua Hàm Nghi phải thủ vai, dưới sự hướng
dẫn của Tôn Thất Thuyết là tổ chức đón phái đoàn Pháp từ Tòa khâm sứ ở bờ Nam sông Hương sang
điện Thái Hoà làm lễ tôn vương cho nhà vua. Đây là thắng lợi mà phe chủ chiến của triều đình Huế đã
đạt được trong việc bảo vệ ngai vàng của Hàm Nghi; còn đối với người Pháp thì sau những yêu sách,
đòi hỏi bất thành, họ đành phải nhân nhượng để tránh thêm những rắc rối mới bằng cách chấp nhận
một sự việc đã rồi.
3. Phong trào Cần Vương.
Ngày 2 tháng 6 năm Ất Dậu tức là ngày 13 tháng 7 năm 1885, tại Tân Sở, Vua Hàm Nghi năm đó
vưà tròn 14 tuổi, đã ban chiếu gọi là “Lệnh Dụ Thiên Hạ Cần Vương” hay là Dụ Cần Vương kêu gọi
toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam cùng đứng lên tiêu diệt bọn thực dân Pháp để dành lại quyền độc
lập và tự do cho đất nước.
13
Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỉ 19 do đại thần nhà Nguyễn Tôn Thất Thuyết nhân
danh nghĩa của vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.
II. CUỘC ĐỜI LƯU VONG
1. Lưu vong
Vào 4 giờ sáng ngày 25 tháng 11 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống tàu đi vào Lăng Cô.
Trước phút rời xa quê hương, nhà vua nhìn lên bờ, không nén được cảm xúc vì nỗi niềm riêng và vận

nước nên đã oà khóc. Từ Sài Gòn, ngày 13 tháng 12 năm 1888, vua Hàm Nghi bị đưa xuống chiếc tàu
mang tên "Biên Hoà" vượt đại dương đi Bắc Phi. Do không quen đi trên biển, nhà vua bị say sóng liên
miên nhưng vẫn không hề thốt ra một lời kêu ca, oán thán. Chiều chủ nhật, 13 tháng 1 năm 1889, cựu
hoàng Hàm Nghi đến thủ đô Alger của Algérie. Lúc này nhà vua vừa bước qua tuổi 18.
2. Một gia đình Việt giữa xứ người
Đến năm 1904, khi đã 33 tuổi, vua cưới vợ là cô Marcelle Laloe, con gái ngài luật sư chánh án tòa
thượng thẩm Alger. Ngài Laloe góa vợ, có một con gái duy nhất, là người rất được trọng vọng đối với
dân bản xứ, có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của vị vua nước Nam đang lưu vong nên đã gả con gái cho.
Không thể một mình sống mãi nơi đất khách quê người, năm 1904, cựu hoàng đính hôn với cô
Marcelle Laloe (sinh năm 1884) - con gái của ông Laloe - chánh án toà Thượng Phẩm Alger.
3. Mối tình ấm áp
Sau ngày cưới một năm (1905), cựu hoàng viết thư về Huế báo tin vui cựu hoàng mới có con gái
đầu lòng là Công Chúa Như Mai. Ba năm sau nữa (1908), cựu hoàng có thêm Công Chúa thứ hai là
Như Lý, và qua năm 1910, thêm một con trai là Hoàng Tử Minh Đức. Các con của cựu hoàng rất có
hiếu với cha mẹ và đều thành đạt.
Đến năm 1944, vua Hàm Nghi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày (cander de I'estomac) tại Biệt Thự
Gia Long (Alger). Hạnh phúc của cựu hoàng với bà Marcelle Laloe được tròn 40 năm (1904-1944).
4. Vua Hàm Nghi về với Tổ quốc
Ngày 25-3-2008, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã gửi tờ trình đến Hội đồng Trị sự Nguyễn
Phước Tộc để trao đổi vấn đề tổ chức và chọn địa điểm an táng hài cốt vua Hàm Nghi.
Đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bước đầu thống nhất phương án chọn địa điểm đặt nơi yên nghỉ
vĩnh hằng cho vua Hàm Nghi tại vùng đồi Thủy Xuân - TP Huế. Đó là một khu đất nằm kề các khu
lăng những người thân của vua gồm lăng người cha Kiên Thái vương và hai vua anh là Đồng Khánh
và Kiến Phúc (nằm trong khu vực lăng Tự Đức)...
14
III. HÀM NGHI TRONG VĂN HỌC VÀ TIỂU THUYẾT NƯỚC NGOÀI
Có thể nói, từ nửa cuối thế kỷ XVIII, các nhà văn Nga đã bắt đầu quan tâm ngày càng nhiều đến
các quốc gia phương Đông và nền văn hóa của họ. Chính vì vậy mà suốt thế kỷ XIX, nền văn hóa Nga,
ở mức độ nào đó, đã trở nên giàu có màu sắc thẩm mỹ hơn nhờ nắm bắt được một cách nghệ thuật
thực tại của các nước phương Đông, cùng với nền văn hóa và nghệ thuật của họ, trong đó có Việt

Nam, mặc dù sự tiếp xúc với Việt Nam là rất ít. Nhưng các nhà văn Nga vẫn luôn quan tâm đến nỗi
đau tinh thần của nhân dân Việt Nam với một tình cảm chân thành.
IV. KẾT LUẬN
Cuộc đời và những câu chuyện kể về vua Hàm Nghi - vị vua tài năng và có số phận kỳ lạ
không chỉ được ghi lại trong lịch sử của nước Việt Nam, mà còn đi vào văn học, tiểu thuyết nước
ngoài như một câu chuyện cổ tích thần kỳ.
Tên tuổi ông không chỉ gắn liền với những sự kiện lớn lao trong lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng
của nhân dân Việt Nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp, mà còn là sự khởi đầu cho nền hội
họa hiện đại Việt Nam.
Tên tuổi ông cũng gắn liền với một trong những cuộc tiếp xúc trực tiếp sớm nhất trong lịch sử
quan hệ văn hóa Việt - Nga và đó cũng là một trang tuyệt vời trong lịch sử văn hóa nhân loại nói
chung.

ĐỀ TÀI: TÔN THẤT THUYẾT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
Lớp: A3K18
I. TIỂU SỬ
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến
cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế. Ông là
15
con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu, cũng là cháu 5 đời của chúa Nguyễn Hiền
vương (Nguyễn Phúc Tần).
II. SỰ NGHIỆP
1. Làm quan dưới thời vua Tự Đức
Tôn Thất Thuyết giữ nhiều chức vụ quan trọng như: An sát tỉnh Hải Dương,Biện lý Bộ hộ ,Tán
tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc,Tham tán đại
thần hàm Thị Lang Bộ hình(1873),Thượng thư bộ binh và được cử vào Viện Cơ Mật(1883).
2. Làm quan dưới thời vua Dục Đức, Hiệp Hòa
Tôn Thất Thuyết cùng Nguyễn Văn Tường phế bỏ vua Dục Đức, đưa Hiệp Hòa lên ngôi.
Năm 1883, ông phản đối hiệp ước Harmand và bị giáng chức.

Tháng 11 năm 1883, Tôn Thất Thuyết đảo chính phế bỏ Hiệp Hòa đưa Kiến Phúc lên ngôi, giữ
chức Thượng Thư bộ binh.
Tháng 8 năm 1884, Hàm Nghi lên ngôi. Dịp này giúp Tôn Thất Thuyết trong việc kêu gọi triều
đình chống Pháp.

3. Làm quan dưới thời vua Hàm Nghi: Phong trào Cần Vương.
a) Diễn biến
Đêm 22 rạng 23 tháng 4 âm lịch (tức 5, 6 tháng 7 năm 1885), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất
Thuyết đem quân tấn công trại binh của Pháp ở đồn Mang Cá.
Đến sáng thì quân Pháp phản công, quân triều Nguyễn thua chạy, rời bỏ Kinh thành Huế. Tôn Thất
Thuyết vào cung báo lại việc giao chiến trong đêm và mời vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi cùng Tam cung
lên đường.Nghe tin đó vua Hàm Nghi rất thảng thốt và đã lên đường đi lánh nạn.Tại Tân Sở vua Hàm
Nghi dưới sự giúp đỡ của Tôn Thất Thuyết đã hoàn thành “Hịch Cần Vương”.Nổi dậy đấu tranh.
Tôn Thất Thuyết cử con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp hộ giá bảo vệ, cùng đề đốc Lê Trực,
Nguyễn Phạm Tuân chia nhau phòng thủ và tấn công lực lượng Pháp trong vùng.
Ông lên đường đi Vân Nam, đến Quảng Đông vào 2 /1887. Ông chủ trương cầu viện nhà Thanh
giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp. Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì thuộc hạ Trương Quang
Ngọc phản bội, Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều chết trong lần đó. Nhưng cuộc cầu viện bất
thành.
16
b) Một số cuộc khởi nghĩa xung quanh phong trào Cần Vương như: Nghĩa hội Quảng Nam của
Nguyễn Duy Hiệu, Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương
Khê, Hà Tĩnh, Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An
c) Nguyên nhân thất bại là do cuộc khởi nghĩa còn mang tính chất địa phương, quan hệ với dân chúng
không được ổn định, mâu thuẫn sắc tộc,
* Vài nét về vua Hàm nghi
Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã
làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có
đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng
Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để

noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời...”
4. Hoạt động tại Trung Quốc
Tôn Thất Thuyết đã cùng các đồng sự của ông tổ chức liên lạc với các cuộc chống Pháp bên trong
nước, mua sắm vũ khí, đạn dược về cho nghĩa quân. Trâu bò, lúa gạo từ Việt Nam được chuyển sang
Trung Quốc và đổi lấy vũ khí đưa về. Việc tiếp tế này duy trì mãi đến năm 1894 thì kết thúc do biên
giới Việt - Trung bị khoá.
Năm 1888 ông lại cử Tống Duy Tân về xây dựng căn cứ chống Pháp ở Hùng Lĩnh. Năm 1889, Tôn
Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong cho Phan Đình Phùng làm Bình Trung tướng quân.
Năm 1892, ông đã chỉ đạo cho Lương Phúc đưa quân xâm nhập tổng Hoành Mô thuộc Móng Cái,
phát tuyên ngôn dưới danh nghĩa Hàm Nghi để đánh Pháp. Năm 1895, ông cho một đạo quân tiến đánh
Cao Bằng, chiếm vùng Lục Khu nhưng bị Pháp đẩy lui.
Ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư trú và đã trở nên điên dại. Gia sản bị tịch biên, Tôn
Thất Thuyết trở thành tội nhân bị truy nã. Cha ông là Tôn Thất Đính cũng bị lưu đày; mẹ, vợ và các
con cũng bị truy sát…trên đường bỏ trốn.
II. VỀ GIA ĐÌNH
1. Cha ông Đề Đốc Tôn Thất Đính: với trận đánh ở Phú Yên(1802-1885), hết mình phò tá vua, tìm
đường đi theo vua Hàm Nghi và đã bị đi đày .
2. Tôn Thất Đàm (1864-1888) là con trai trưởng của Tôn Thất Thuyết, từng đảm nhận chức vụ Khâm
sai chưởng lý quân vụ đại thần. Cùng em trai Tôn Thất Tiệp, ông là một trong những chỉ huy của
phong trào Cần Vương.
17
3. Tôn Thất Thiệp (1870-1888) là con trai thứ của Tôn Thất Thuyết. Cùng anh trai Tôn Thất Đàm, là
một trong những chỉ huy của phong trào Cần Vương.
III. NHỮNG NHẬN XÉT NHIỀU CHIỀU VỀ CUỘC ĐỜI TÔN THẤT THUYẾT
1. Có nhiều ý kiến xung quanh Tôn Thất Thuyết: là hành động của kẻ "quên lời sách xưa", "chẳng giữ
đạo trung", "vì thân", "quyền thần sâu hiểm"...; là người nhát gan, loại thù địch, kém thức thời…
2. Những lời ca ngợi về Tôn Thất Thuyết:
Nước ta quan tướng anh hùng,
Bá quan văn võ cũng không ai tày.
Quan tướng đây là Tôn Thất Thuyết. Nhân dân đă ca ngợi ông qua những lời trên, trích trong Vè

thất thủ kinh đô; lời vè không quá xa sự thực.
IV. TƯỞNG NHỚ
Nhân dân ở thôn Vân Khê,xã Thủy Thanh,huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng
phủ thờ Tôn Thất Thuyết. Qua cầu An Cự theo đường Tỉnh Lộ qua cầu Ngói Thanh Toàn về thôn Vân
Khê, khoảng 7km ta sẽ nhìn thấy phủ thờ Tôn Thất Thuyết.
Nhiều đường phố mang tên Tôn Thất thuyết, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp.
ĐỀ TÀI: PHẠM BÀNH
Người thực hiện: Dương Thị Thúy
Lớp: A3K18
I. CUỘC ĐỜI
18
Phạm Bành (1827 – 1887) quê ở huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa, là một vị quan nổi tiếng thanh
liêm và tận tâm vì dân chúng. Cùng nhiều sĩ phu khác, ông tham gia phong trào Cần Vương với vai trò
là phó tướng của nghĩa quân Ba Đình, mộ quân khởi nghĩa, xây dựng căn cứ Ba Đình bảo vệ cửa ngõ
miền trung và đánh địch ở đồng bằng. Lập căn cứ Ba Đình ( Nga Sơn, Thanh Hóa) gồm ba làng: Mỹ
Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh nghĩa quân có thể kiểm soát, khống chế đường số 1. Lúc này, đã về già
nhưng ông luôn sát cánh cùng nghĩa quân trong mỗi cuộc khởi nghĩa và khích lệ dân chúng. Sau khi bị
thất thủ, Phạm Bành phải rút quân về Mã Cao. Không bắt được Phạm Bành, chúng liền bắt mẹ và con
ông giam ở Thanh Hóa để buộc ông phải ra hàng. Vì thương mẹ và con, ông đã giả vờ ra đầu thú để
cứu họ, nhưng ngay sau hôm mẹ và con được thả ông đã uống thuốc độc tự tử để tỏ rõ khí tiết của
mình, giữa sự tiếc thương cuả đồng bào. Phạm Bành mất ngày 18 tháng 3 năm Đinh Hợi (11-4-1887).
Nguyễn Đôn Tiết khóc ông:
“Quân tử nhất sinh tam khả bạch,
Tướng quân tùy tử diện tơ hồng”.
Dịch:
“Quân tử trọn đời lòng vẫn trắng,
Tướng quân dù chết mặt vẫn hồng”.
Nguyễn Xuân Ôn, lãnh tụ phong trào chông Pháp ở Nghệ An lúc đó, đã ca ngợi ông như sau:
“Khoa hạng Thang châu đệ nhất môn,
Gia huynh cựu thị cá kin côn.

Thúy hoa thiên viễn ngô quân tại,
Huyện thảo đường cao lão mẫu tồn.
Nghĩ bả dư sinh phò quốc vận.
Cánh tương nhất tử báo quân ân.
Anh hùng thành bại hà tu luận,
Trực đắc cương thường vạn cổ tôn”.
Dịch:
“Khoa hoạn tỉnh thanh bậc nhất nhà,
Anh ông tiếng tốt nức gần xa.
Phương trời cờ thúy vua ta đỏ,
Nhà tá còn đây bóng mẹ già.
Những muốn đem thân phò vận nước,
19
Ngờ đâu một chết báo ơn vua.
Cương thường giữ trọn ngàn đời kính,
Xá kể anh hùng tiếng được thua.”
Ngô Đình Chí ( Một văn nhân) khi nghe tin Phạm Bành mất đã làm câu đối viếng sau:
“Xả thân thành nhân báo quốc quyên sinh, sinh bất tử
Di trung vi hiếu cần vương nghĩa tử, tử do sinh”.
Dịch:
“Bỏ mình làm việc nhân đền nợ nước, là còn chẳng mất
Đem trung thay chữ hiếu báo ơn vua, dù mất vẫn còn”.
Về văn thơ, ông có để lại một bài thơ nhan đề “Ký hữu”:
“Đồng châu đồng quận hựu đồng danh
Cố chước chung bôi ký trực tình
Tâm tại Đông A ninh cố tử
Chí tồn Nam Việt khẳng thâu sinh
:
Dịch: “Gửi bạn”
Cùng tên cùng quận lại cùng châu

Mượn chén ghi tình vĩnh biệt nhau
Lòng ở Đông A thà một chết
Chí vì Nam Việt sống thừa sao”.
(Khương Hữu Dụng dịch).
II. SỰ NGHIỆP
Phạm Bành đã tham gia khởi nghĩa Ba Đình cùng với Đinh Công Tráng (thủ lĩnh) và nhiều tướng
lĩnh khác. Căn cứ Ba Đình được xây dựng kiên cố như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước, tách biệt
với các làng khác. Nghĩa quân đã giành được nhiều thắng lợi nhưng về sau ông đã bị giết hại và bị treo
đầu với giá cao. Đặc biệt hơn, ở giai đoạn sau Bác Hồ đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã đủ thấy ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này với nhân dân Việt Nam
và nền độc lập dân tộc. Sau khi vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân hưởng chiếu Cần Vương, đã có rất
nhiều người tham gia. Sau bao nhiêu nổ lực của quân và dân ta, cuộc tấn công lần một của địch liên
tục bị thất bại nặng nề. Nghĩa quân dũng cảm và mưu trí chiến đấu với vũ khí hiện đại của quân địch.
Trước tình hình này giặc hoảng sợ bao vây cứ điểm Ba Đình, mục tiêu của chúng là gấp rút nối
liền con đường giao thông giữa hai miền trung - bắc để tiến hành lên hoàn thành bình định miền đồng
bằng.
20
Với sự giúp đỡ của cha Sáu, địch đã chia quân tập trung tại mặt trận Ba Đình một số quân rất lớn.
Đây là lần đầu tiên trên chiến trường Đông Dương nghĩa quân đã giam chân được một số địch đông và
trong một thởi gian lâu như vậy. Sau đó, chúng lợi dụng thủy triều để xây dựng công sự. Nhưng sau
bao nhiêu cố gắng cuối cùng Ba Đình đã bị triệt hạ. Phạm Bành bị uy hiếp đến tính mạng cử người
thân, ông đã hi sinh thân mình để bảo vệ họ, bao nhiêu người thương khóc ông.
Đảm nhận xây dựng hệ thống cứ điểm Mã Cao và phối hợp với các nghĩa quân khác, Hà Văn Mao
ra sức xây dựng và tăng cường lực lượng nghĩa quân. Lúc này có nhiều phong trào nổ ra như phong
trào của Phạm Bành, phong trào của Hoàng Bật Đạt, phong trào của Nguyễn Đôn Tiết, phong trào của
Nguyễn Phương, phong trào của huyện Nông Cống, phong trào của huyện Quảng Xương, phong trào
của huyện Hà Giang. Cuộc khởi ngha Ba Đình được đánh giá rất cao.
Về phong trào Cần Vương: Phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX là phong trào dân tộc, phong
trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kết hợp với chống triều đình phong kiến đầu hàng
đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân.

Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần
vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng
chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1895. Cuộc khởi nghĩa được chia làm
hai giai đoạn chính: giai đoạn đầu (1885- 1888): Ở giai đoạn này chuẩn bị lực lượng và cơ sở chiến
đấu. Sau một vài trận tập kích không hiệu quả ta phải rút quân về Phùng Công (Hơng Sơn) và làm lối
đánh du kích. Năm 1887, ta tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng giai đoạn sau ( 1889- 1896) -Trận
chống càn ở Cồn Chùa và Khe Đen do Đề Niên (Phan Bá Niên) chỉ huy vào ngày 1 tháng 9 năm 1889.
Ta tổ chức dược khoảng 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này như:
-Trận tấn công đồn Dương Liễu vào ngày 15 và 16 tháng 12 năm 1889.
-Trận tấn công huyện lỵ Hương Sơn vào cuối tháng 12 năm 1889.
-Trận chống càn ở La Sơn và Thường Sơn do Đề Thăng và Phan Trọng Mưu chỉ huy vào tháng 3
năm 1980.
-Trận phục kích đánh chặn quân Pháp tại làng Hốt (Phú Lộc, Can Lộc) do Đốc Chanh (Nguyễn
Chanh) và Đốc Trạch (Nguyễn Trạch) chỉ huy vào tháng 4 năm 1890.
-Trận Trường Lưu (Can Lộc) vào đêm 26 rạng 27 tháng 5 năm 1980. Đến đêm 31 tháng này, đồn
Trường Lưu còn bị nghĩa quân đánh lần nữa, rồi tiếp theo là đánh đồn Hương Sơn, v.v...
Sau nhiều trận thua đau, kể từ đầu năm 1892 trở đi, thực dân Pháp cho mở nhiều cuộc càn quét,
trong số ấy đáng kể là trận càn lớn vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu, là căn cứ của Cao Thắng, vào đầu
tháng 8 năm 1892.
Trong đó, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Lãnh đạo đồng thời tổ chức lại lực lượng,
luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy ở Hà Tĩnh. Chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan
21
Đình Phùng (1847-1895), và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864-1893). Lập được
nhiều chiến công và gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong
lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh
như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần
Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương
thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.
III. KẾT LUẬN
Qua những hiểu biết về Phạm Bành, chúng ta càng thêm trân trọng hình ảnh thiêng liêng của dân

tộc với những trang sử vẻ vang về những buổi loạn lac. Ông tuy không quá nổi tiếng như Hai Bà
Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, … để ai ai cũng biết đến cái tên Phạm Bành, nhưng khi đã biết thì
không ai có thể quên được ông một người anh hùng, có khí tiết của kẻ trượng phu, không cam tâm
chịu nỗi nhục mất nước, chịu sự dầy xéo đần áp của bè lũ xâm lược.
Tuy trong quá trình nghiên cứu tôi không nhận được thông tin về hình ảnh của ông nhưng chắc
chắn rằng không phải vì thế mà chúng ta không thể hình dung ra hình ảnh của người anh hùng này,
linh hồn ông luôn dõi theo ngàn đời trong quá trình đất nước vươn lên lấy lại vị trí của chính mình và
bắt đầu lớn mạnh. Dân tộc Việt Nam sẽ ngàn đời nhắc đến ông và mãi mãi biết ơn ông như biết bao
nhiêu vị anh hùng dân khác.

ĐỀ TÀI: ĐINH CÔNG TRÁNG VÀ KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH
Thực hiện: Hoàng Hà Thu
Lớp: A3K18
I. ĐINH CÔNG TRÁNG
22
Tướng Pháp Mason đã nhận
định về Đinh Công Tráng: "
Người có trật tự, trọng kỉ luật,
cương trực, hay nghiêm trị những
thủ hạ quấy nhiễu dân; có chí
nhẫn nại, biết mình, biết người,
không bao giờ hành binh cẩu tha,
giỏi lập trận thế". Tướng Pháp
Mason nhận định về ông như thế.
Đinh Công Tráng sinh năm Nhâm
Dần (1842-1887), quê ở làng Trinh
Xá, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).
Là một người yêu nước và thiết
tha với vận mệnh của tổ quốc, ông
không thể ngồi yên khi đất nước

bị Pháp giày xéo. Đang làm chánh
tổng, Đinh Công Tráng đã rời quê
gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viêm. Khi Hoàng Kế Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu
Vĩnh Phúc cầm cự với Henri Rivière, Đinh Công Tráng đã tham gia trận đánh ở Cầu Giấy. Nhờ có
kinh nghiệm chiến đấu, ý chí dũng cảm và tư chất thông minh nên ông đã trở thành lãnh tụ của
cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
II. PHẠM BÀNH
Một chiến sĩ Cần Vương chống Pháp, sinh năm 1842, mất năm 1887, người làng Tráng
Xách,huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam lừng danh với chiến lũy Ba Đình.
Ông hùng cứ nơi chiến khu Ba Đình, chống nhau với quân Pháp suốt ba năm. Hai tướng Metzinger
và Doddo đến đánh đều bị ông đẩy lui. Đến đầu năm 1887, đại tá Brissand thống lãng 76 sĩ quan và
3.530 quân tinh nhuệ, đánh luôn mấy ngày và tổn thất nặng nề mới phá được.
Thành Ba Đình do ông đóng giữ rộng 400 thước, dài 1200 thước, bao bọc 3 làng Mậu Tịnh, Mi
Khê, Thượng Thọ, chống giữ từ tháng 4-1885 đến 20-1-1887. Thành vỡ, ông chạy về Nghệ An và bị
bắn chết trong đêm 5-10-1887 tại làng Trung Yên.
Ngô Đình Chí ( Một văn nhân) khi nghe tin Phạm Bành mất đã làm câu đối viếng sau:
“Xả thân thành nhân báo quốc quyên sinh, sinh bất tử
Di trung vi hiếu cần vương nghĩa tử, tử do sinh”.
23
Dịch là:
“Bỏ mình làm việc nhân đền nợ nước, là còn chẳng mất
Đem trung thay chữ hiếu báo ơn vua, dù mất vẫn còn”.
III. VÀI NÉT VỀ CĂN CỨ BA ĐÌNH
+ Ba Đình ở phía tây huyện Nga Sơn, cách thành phố Thanh Hóa 40 m về phía Tây Bắc, là một vị
trí quân sự xung yếu của tỉnh.
+ Từ Ba Đình theo đường sông có thể xuôi ra biển, ngược lên thượng du bằng sông Mã; theo
đường bộ có thể thông với các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Vĩnh Lộc.
+ Ba Đình gồm 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê. Cả 3 làng nằm lọt trong cánh đồng
trũng, khoảng giữa hai con sông Hoạt và sông Chính Đại, cách xa các thôn xóm khác.
+ Vào mùa lũ,nước sông dâng lên khiến 3 làng như ba cái đình trôi nổi trên mặt nước.

+ Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre
dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3 m, chân rộng
8 đến 10m.
+ Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô
nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ 19. Ngoài Ba Đình, còn có các căn cứ hỗ trợ: căn cứ Phi Lai của
Cao Điển, căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao.
IV. KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH
1. Địa điểm
Căn cứ Ba Đình
2. Tổ chức biên chế
Lực lượng nghĩa quân Ba Đình gồm khoảng 300 người, có lúc đông tới hai vạn người, tuyển từ ba
làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán
có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.
3. Lãnh đạo
Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt và một số tướng lĩnh khác.
4. Diễn biến
Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành thắng lợi. Năm 1886, nghĩa quân liên
tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp
nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa.
24
Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều
thiệt hại.
Từ 18-12-1886 đến 20-1-1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến
đánh căn cứ Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ
Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại kẻ thù
đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong những trận chiến đấu vô cùng ác liệt này,
nghĩa quân đã mưu trí dũng cảm, bám trụ từng tấc đất, đập tan nhiều cuộc tấn công, gây tổn thất nặng
nề cho quân đội Pháp, làm chấn động tinh thần binh lính Pháp ở Việt Nam và còn là nỗi lo sợ cho bọn
Pháp ở chính quốc. Nhưng vì lực lượng quá nhỏ không thể đương đầu với đội quân Pháp vừa đông
vừa mạnh, nên lực lượng của nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều. Để tránh khỏi bị tiêu diệt

hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút
khỏi căn cứ lên Mã Cao để củng cố lực lượng và chuẩn bị cuộc chiến đấu mới.
Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã
triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi
tiếp tục đến Thung Voi, Thung Khoai và cuối cùng là tận miền tây Thanh Hóa, nơi đóng quân của
Cầm Bá Thước. Các thủ lĩnh Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt hy sinh. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại
tự sát... chỉ còn Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền
thưởng rất cao. Mùa hè 1887, vì tham tiền viên Lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp
đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.
5. Kết quả
Khởi nghĩa thất bại. Đinh Công Tráng bị giết.
6. Ý nghĩa
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Chính
người Pháp đã phải thừa nhận “1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu
này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất
Hồ Chí Minh sau này đã chọn tên Ba Đình để đặt cho Quảng trường Ba Đình, nơi đọc Tuyên
ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiện nay di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 4
km về phía Tây - Bắc đã được xếp hạng cấp quốc gia.
Phạm Bành và Đinh Công Tráng là người lãnh đạo trong phong trào này
V. PHỐ ĐINH CÔNG TRÁNG - HÀ NỘI
25

×