Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 44 trang )

BỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
CẤP TRƯỜNG CÓ ĐÁP ÁN


MỤC LỤC
1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án Trường THPT Đồng Đậu
2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án Trường THPT Liễn Sơn
3. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án Trường THPT Lưu Hoàng
4. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án Trường THPT Phùng Khắc Khoan
5. Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT
thị xã Quảng Trị
6. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 - Trường
THPT Thu Xà, Quảng Ngãi
7. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án Trường THPT Phùng Khắc Khoan
8. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án Trường THPT Triệu Sơn 4


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1 (6,0 điểm)
Ngày 5/1/2019, chương trình WeChoice Awards 2019 - chủ đề Mặt trời ẩn trong
tim đã được tổ chức với thông điệp:
Có những người mang trong mình trái tim như mặt trời. Họ truyền cảm hứng và
lòng tin, giúp chúng ta mỉm cười vì được chiếu rọi dù là giữa những mịt mù của cuộc
sống. Họ giống như chúng ta, có xuất phát điểm như bất cứ ai, họ đến từ bất cứ nơi nào


trong xã hội – thế nhưng, họ khiêm nhường giấu trong tim mình những mặt trời rực rỡ đó,
để nó âm thầm lan toả hơi ấm của mình cho tất cả những người ở cạnh bên. Họ là những
người có mặt trời ẩn trong tim.
Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về lẽ sống với mặt
trời ẩn trong tim.
Câu 2 (14,0 điểm)
Trong Việt Hán văn khảo, học giả Phan Kế Bính viết:
Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên hạ;
xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh sau
mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người sinh
về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và
Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hơm nay thấy được
những gì về thời đại trước?

--------------- HẾT--------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….………; Số báo danh:………………


TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

Câu
1

Ý

*

*


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
(HDC gồm 5 trang)

Nội dung
Bài văn nghị luận suy nghĩ về lẽ sống với mặt trời ẩn trong
tim.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
Giải thích
- Mặt trời là một thiên thể trong vũ trụ, là nguồn chiếu sáng và
sưởi ấm cho trái đất, là biểu tượng cho ánh sáng, sự sống và niềm
hi vọng….
- Mặt trời ẩn trong tim là một biểu tượng rất đẹp và ý nghĩa, mặt
trời - nguồn ánh sáng vĩ đại ấy lại khiêm nhường được ẩn sâu
trong trái tim. Nguồn ánh sáng này âm thầm tỏa sáng và sưởi ấm,
mang đến cảm hứng và lòng tin cho chúng ta – dù là giữa đêm
đông mịt mù của cuộc sống.
- Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim là một lẽ sống đẹp, cao q,
có ý nghĩa truyền cảm hứng về tình người, về niềm tin, về sự

quyết tâm và khát vọng để biến giấc mơ thành hiện thực.
Bàn luận
- Trong cuộc sống, ánh sáng và bóng tối, niềm vui và nỗi buồn,
cái tốt và cái xấu… luôn song song tồn tại. Thế nhưng, sứ mệnh
của con người là luôn hướng về ánh sáng để đẩy lùi bóng tối,
hướng tới những niềm vui, những điều tốt đẹp để vượt lên nỗi
buồn, chiến thắng cái xấu, cái ác… Những điều đó cần bắt nguồn
từ nhận thức của mỗi cá nhân, từ đó lan tỏa giá trị sống tốt đẹp
đến cả cộng đồng.
- Sống với mặt trời ẩn trong tim là sống với những trái tim chứa
đầy tình u thương, lịng nhiệt thành, sự đam mê, nghị lực, niềm
tin, niềm lạc quan, lửa nhiệt tình…; có những việc làm, hành

Điểm
6,0
0,25

0,25

1,5
0,5

0,5

0,5

2,25
0,5

0,5



*

2

động tốt đẹp nhưng thầm lặng, khiêm nhường, không mưu cầu
được người khác ngợi ca, tôn vinh.
- Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim có nhiều ý nghĩa tích cực:
+ Giúp bản thân mỗi người có đủ sức mạnh, niềm tin và nghị lực
chiến thắng những khó khăn, vượt qua chông gai bão tố để gặt
hái được thành công tạo nên những giá trị tốt đẹp trong cuộc
sống. Nguồn ánh sáng với mặt trời ẩn trong tim là nguồn ánh
sáng tự thân nên nó lung linh, cao đẹp.
+ Góp phần vào sự phát triển tốt đẹp của cộng đồng, làm cho
cuộc sống của bản thân mỗi người trở nên có ý nghĩa.
+ Góp phần lan tỏa giá trị sống, truyền cảm hứng sống tốt đẹp tới
cộng đồng, thắp lửa dẫn đường cho những hành động đáng giá
quý.
- Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim cần được thể hiện bằng những
hành động cụ thể, thiết thực thì nó mới có sức lan tỏa rộng rãi,
mới mang đến giá trị sống tốt đẹp cho xã hội, cho mỗi người.
- Phê phán những người sống ích kỉ, thiếu nhiệt huyết, chỉ nghĩ
đến bản thân, không dám xông pha, dâng hiến, tỏa sáng…
Lưu ý: Trong quá trình bàn luận, học sinh phải đưa ra những dẫn
chứng tiêu biểu, xác đáng để làm rõ vấn đề.
Bài học nhận thức và hành động
- Lẽ sống với mặt trời ẩn trong tim là một lẽ sống đẹp cần được
phát huy ở mỗi người và nhân rộng trong xã hội. Cần tôn vinh
những hành động đẹp, những con người, việc làm truyền cảm

hứng tích cực trong xã hội.
- Mỗi người hãy sống tích cực, có ý nghĩa với mặt trời ẩn trong
tim để giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo các yêu cầu về chính tả, dùng từ, đặt câu
Trong Việt Hán văn khảo, học giả Phan Kế Bính viết:
Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam
thắng cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được
hết các việc hay, việc dở của thế gian; sinh sau mấy nghìn năm
mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của
người sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương
cả.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Tỏ
lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán
Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hôm nay thấy được những gì về
thời đại trước?

0,75

0,25

0,25

1,0
0,5

0,5


0,5

0,25
14,0


*

*

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng
cảnh của thiên hạ; xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết
các việc hay, việc dở của thế gian; sinh sau mấy nghìn năm mà
tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn bạc của người
sinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả.
Qua tác phẩm Tỏ lịng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sơng Bạch Đằng
(Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ hôm nay hiểu được
về thời đại trước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt
các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng, đánh giá
khái quát vấn đề nghị luận
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giải thích
- Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng
cảnh của thiên hạ: nhờ có văn học mà người đọc khơng cần đi

đâu cả mà vẫn có thể am hiểu sâu sắc nhiều cảnh đẹp của thiên
nhiên trên khắp thế gian này (không gian);
- Xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay, việc
dở của thế gian: nhờ văn học mà chỉ cần qua trang giấy, người
đọc hiểu được thấu đáo về cái hay, cái dở của việc đời, của con
người dù có thể chưa trực tiếp trải nghiệm;
- Sinh sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được
nghe tiếng bàn bạc của người sinh về trước mấy nghìn năm: cũng
nhờ văn học mà người thời hiện tại như được đối thoại với người
xưa trong quá khứ… (thời gian).
=> Nhận định của Phan Kế Bình khẳng định đặc trưng, vai trị,
chức năng hết sức quan trọng của văn học đối với đời sống tinh
thần, nhận thức của con người.
Bàn luận
- Dùng ngôn ngữ là chất liệu sáng tạo, văn học có những đặc
trưng của loại hình nghệ thuật ngơn từ mà các loại hình nghệ
thuật khác khơng có, trong đó có tính vô cực hai chiều về không
gian, thời gian
+ Văn học có khả năng đưa người đọc đến với nhiều khơng gian
khác nhau từ vi mô đến vĩ mô
+ Văn học có thể đưa ta quay ngược về quá khứ hay đến với
tương lai

0,5

0,5

1,0
0,25


0,25

0,25

0,25

2,0

0,5
0,5
1,0


*

*

+ Văn học cịn có khả năng phản ánh tất cả những phong phú, đa
dạng, phức tạp của hiện thực đời sống và tình cảm con người
- Cũng chính vì có những đặc trưng thế mạnh ấy mà văn học có
thể giúp con người hiểu về đời sống ở cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Đấy chính là chức năng nhận thức của văn học.
Chứng minh: Qua tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú
sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), hai tác giả đã giúp thế hệ
hôm nay hiểu được những điều của thời đại trước.
Những điều thế hệ hôm nay nhận thấy được từ bài thơ Tỏ
lòng của Phạm Ngũ Lão:
- Hình ảnh của người tráng sĩ nhà Trần hiên ngang, kì vĩ, lớn lao
sánh ngang tầm vũ trụ. Tác giả đã đặt con người trong thế đối lập,
tương quan với thiên nhiên, vũ trụ để con người hiện lên với khí

khái, tráng trí của trang nam nhi trong xã hội đương thời.
- Nỗi lòng của tác giả với những trăn trở, suy tư về công danh, sự
nghiệp, về chí làm trai của người đàn ơng trong xã hội trước.
Đồng thời, nó cũng thế hiện khát vọng, hồi bão lớn lao và nhân
cách cao đẹp của một con người.
- Nghệ thuật: bài thơ tứ tuyệt Đường luật, xây dựng hình ảnh kì
vĩ, lớn lao; ngơn ngữ cơ đọng, hàm súc, giàu tính biểu cảm, có sự
dồn nén cao độ về cảm xúc.
Những điều thế hệ hôm nay nhận thấy được từ bài Phú sông
Bạch Đằng của Trương Hán Siêu:
- Những cảnh sắc phong phú qua sự miêu tả của nhân vật khách:
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô…đến Đại Than, Đơng Triều,
Bạch Đằng.
- Những chiến cơng hiển hách trên dịng sông Bạch Đằng được
tái hiện sinh động.
- Bài học về giữ nước, về lẽ sống qua lời của khách và các bơ lão,
đề cao vai trị của con người trong quá trình dựng nước, giữ nước.
- Bài phú thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước trước
những chiến công trên sông Bạch Đằng đồng thời ca ngợi truyền
thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân
tộc Việt Nam.
- Nghệ thuật: thể phú cổ thể, xây dựng hình tượng nhân vật, hình
ảnh kì vĩ, hàm súc, biểu cảm cao, giọng điệu đa dạng….
Lưu ý: Trong mỗi luận điểm trên, học sinh cần đưa dẫn chứng để
phân tích, làm sáng tỏ vấn đề.
Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Nhận định của Phan Kế Bình là hồn tồn đúng đắn.
- Nhận định đã nhấn mạnh tính đặc thù, độc đáo của văn học, vị
trí khơng thể thay thế của văn học đối với đời sống tinh thần con


7,0

3,5
1,5

1,5

0,5
3,5
1,0

1,0

1,0

0,5

2,0
0,25
0,75


người, đó cũng chính là lí do tồn tại và sự bất diệt của văn học.
Tác phẩm Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) và Phú sông Bạch Đằng
(Trương Hán Siêu) được ra đời ở những thời điểm khác nhau, bởi
hai tác giả khác nhau nhưng đều là minh chứng rõ nét cho ý kiến
của Phan Kế Bính.
- Bài học với người sáng tạo, người tiếp nhận:
1,0
+ Đối với người sáng tạo: cần hiểu được chức năng của văn

chương, sứ mệnh của cầm bút, cần sống sâu sắc với cuộc đời, mở
rộng tâm hồn để đón nhận cuộc sống, phản ánh tất cả những
phong phú, đa dạng, phức tạp của hiện thực đời sống và tình cảm
con người để gửi gắm tới thế hệ sau.
+ Đối với người tiếp nhận: cần đọc sâu, hiểu thấu tác phẩm để
được điều tác giả muốn gửi gắm, từ đó rút ra được những bài học
quý giá. Tác phẩm văn học giúp chúng ta hiểu về đời sống ở cả
bề rộng lẫn chiều sâu.
d. Sáng tạo
0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
………………………. HẾT……………………….


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 – 2021

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 10

-----------------

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

Đề thi gồm 01 trang


Câu 1 (6,0 điểm)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những vấn đề được đặt ra trong đoạn thơ sau:
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.
(Trích Phố ta - Lưu Quang Vũ)
Câu 2 (14,0 điểm)
Thơ là tiếng nói của thân phận con người.
(Trích Thơ là gì? - Phan Ngọc, Tạp chí văn học, 1994)
Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số bài ca dao than thân, u
thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) hãy làm sáng tỏ
điều đó.

-------------Hết------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:………..…….…….….…………. Số báo danh:……………………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 – 2021
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10

(Hướng dẫn chấm gồm 06 trang)

I. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý
cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của
đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm lẻ của bài thi tính đến 0,25 điểm.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung
Điểm
1
Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về những vấn đề được đặt ra
6,0
trong đoạn thơ trích từ bài thơ Phố ta (Lưu Quang Vũ).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0,25
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời cịn nhiều nỗi buồn nhưng 0,25
cũng có biết bao vẻ đẹp, bao niềm vui đang tồn tại. Cần giữ một niềm tin trong
sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
- Con chim sẻ tóc xù: con người trẻ tuổi, mới bước vào đời, tâm hồn ngây thơ, 0,25
trong trắng, chưa từng trải, chưa va vấp với cuộc đời, nhìn cuộc đời tồn màu

hồng.
- Bác thợ mộc: con người đã đi qua nhiều thăng trầm, đã từng trải, nhìn cuộc 0,25
đời thấy nhiều nỗi đắng cay, chua chát.
- Cây táo nở hoa, rãnh nước trong veo: cái đẹp bình dị vẫn hiển nhiên tồn tại, 0,25
cái tốt lành vẫn bên cạnh chúng ta.
→ Cách dùng lối nói giả định (nếu), dùng câu hỏi tu từ (Tại sao cây táo lại nở 0,25
hoa?...) đoạn thơ nhằm khẳng định mạnh mẽ quan niệm sống của tác giả: Cuộc
đời cịn nhiều nỗi buồn nhưng cũng có biết bao vẻ đẹp, bao niềm vui đang tồn
tại. Cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.
c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
1,25
- Vì sao cuộc đời luôn chứa đựng những mặt đối lập?
+ Ánh sáng và bóng tối, tốt đẹp và xấu xa, niềm hạnh phúc và nỗi buồn
đau…luôn song hành tồn tại như một điều tất yếu trong cuộc sống.


2

+ Có những thời điểm cái ác, cái xấu ngang nhiên lộ diện, thậm chí hồnh hành.
Nó mang đến nhiều đau đớn, lo âu, hoài nghi cho con người.
+ Những điều tốt đẹp ở đời vẫn tồn tại ngay bên cạnh chúng ta, khơng thể bị
hủy diệt chừng nào cịn sự sống của con người: sự sống sinh sôi nảy nở, thiên
nhiên trong lành hiền dịu, lịng tốt, tình u thương, sự hi sinh của con người…
- Vì sao ta cần giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp của cuộc
sống?
+ Tình yêu thương, những điều tốt đẹp trong cuộc sống chính là ánh sáng xua
đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch cảnh, vượt qua những khó khăn để
đạt được những thành cơng nhất định.
+ Những điều tốt đẹp sẽ gieo mầm hạnh phúc, là điều kiện thiết yếu để duy trì
sự sống, để cuộc sống trở nên đáng sống và có ý nghĩa hơn.

+ Khi ta giữ một niềm tin trong sáng vào những điều tốt đẹp cũng là lúc ta hiểu
được một cách sâu sắc về giá trị của sự cho đi chính là nhận lại, người sống
giữa cuộc đời khơng phải chỉ biết vun đắp cho cuộc sống của riêng mình mà
cần lan tỏa những thơng điệp sống tích cực đến mọi người xung quanh.
- Mở rộng:
+ Bảo vệ, nuôi dưỡng cho cái đẹp, cái thiện sinh sôi, nảy nở là một cách làm
cho cuộc đời tốt đẹp hơn.
+ Tuy nhiên, đừng ảo tưởng cho rằng cuộc đời toàn màu hồng. Cần cảm nhận,
đánh giá mọi sự việc, hiện tượng bằng cả lí trí lẫn trái tim.
+ Trước cái ác, cái xấu đừng sợ hãi, đừng yếu hèn thỏa hiệp hay đầu hàng mà
cần dũng cảm đối mặt và chiến đấu.
c.3. Bài học nhận thức và hành động
- Phải xác định đúng bản chất của cuộc sống và dũng cảm đối mặt với khó
khăn, trở ngại.
- Biết sống lạc quan, yêu đời, tìm được niềm vui từ những điều bình dị ở xung
quanh.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn
đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Thơ là tiếng nói của thân phận con người.
(Trích Thơ là gì? - Phan Ngọc, Tạp chí văn học, 1994)
Anh/ Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua một số bài ca dao than
thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
hãy làm sáng tỏ điều đó.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò quan trọng của thơ ca: tiếng nói của
thân phận con người, chứng minh qua một số bài ca dao than thân, yêu thương
tình nghĩa (Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu

1,25

0,75

0,5

0,5
0,25
14,0

0,5

0,5


sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo
các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến:
- Thơ là thể loại văn học sử dụng phương thức trữ tình để phản ánh cuộc sống.
Thơ chủ yếu thể hiện tình cảm, tâm trạng của con người thông qua tổ chức
ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.
- Thơ là tiếng nói của thân phận con người:
+ Là tiếng nói của tình cảm, thơ nhạy cảm với những cảnh đời, phận người;
lắng sâu vào hồn người để lắng nghe những tâm tư thầm kín nhất của con
người, biểu lộ những rung cảm sâu sắc nhất của thi nhân.
+ Thơ là tiếng nói đi từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc. Người đọc thơ

tìm thấy cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, cuộc đời, số phận của mình in bóng
trong trang thơ.
* Lí giải ý kiến:
Ý kiến của Phan Ngọc là ý kiến đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ đặc trưng của thơ: Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật
nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, con người. Thơ cũng
chính là cuộc đời, thơ ăn sâu bén rễ vào mảnh đất hiện thực để nói lên tiếng
lịng của thi sĩ về kiếp nhân sinh, trong đó điều khiến nhà thơ ln đau đáu, trăn
trở chính là thân phận con người.
- Xuất phát từ chức năng của văn học: Văn học nói chung và thơ nói riêng ln
giúp con người được sống, được biết nhiều cuộc đời, khái quát được số phận,
bản chất của con người; đặc biệt khám phá được chiều sâu trong thế giới tinh
thần của con người. Từ đó, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với con người sâu
sắc hơn.
- Xuất phát từ khát vọng của người viết: Nhà thơ ln mang trong mình một
con mắt tinh tế, một trái tim nhạy cảm, những điều trông thấy về cuộc sống, đặc
biệt những nỗi đau, bất công, oan trái mà thân phận người phải đối diện luôn
khiến nhà thơ đau đớn lịng, từ đó làm nên những trang thơ day dứt về thân
phận người. Nhà thơ muốn đưa những tình cảm chân thật, thiết tha nhất của
mình vào từng câu chữ để khẳng định được tài năng và giá trị tác phẩm, để
người đọc thêm cảm thông cho nỗi lòng thi nhân, rút ngắn khoảng cách giữa
người sáng tạo nghệ thuật với người thưởng thức nghệ thuật, giúp tác phẩm đạt
được ý nghĩa nghệ thuật vị nhân sinh hơn.
- Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm
có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim
giàu cảm xúc của người cầm bút. Những tác phẩm vượt qua được sự đào thải
khắc nghiệt của thời gian là những tác phẩm viết về thân phận con người với tất
cả sự nâng niu và ngợi ca.
c.2. Chứng minh qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa


0,75

0,5

0,5

0,75

0,5


(Ngữ văn 10), Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
* Chứng minh qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (Ngữ
văn 10)
- Giới thiệu khái quát về ca dao và ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
- Thân phận của con người qua một số bài ca dao than thân, yêu thương tình
nghĩa:
+ Trong những bài ca dao than thân:
• Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ. Họ ý thức được vẻ
đẹp riêng, giá trị của mình (tấm lụa đào: vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, xuân
sắc, quý giá..., củ ấu gai - ruột trong thì trắng, vỏ ngồi thì đen: vẻ đẹp phẩm
chất, tâm hồn). Họ xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân
em...). Nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng (tấm lụa
đào: đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, khơng tự quyết định được
số phận của mình; củ ấu gai: có phẩm chất tốt đẹp bên trong nhưng không được
ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái bề ngồi xấu xí, đen đủi...)
• Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình
yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, ốn giận, đầy xót xa, cay đắng
(Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!...)
+ Trong những bài ca dao yêu thương tình nghĩa:

• Đó là nỗi nhớ người u của cơ gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn,
mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lịng mình. Cơ gái ra ngẩn vào ngơ, bồn
chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc lứa đôi
(Khăn thương nhớ ai...)
• Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh
liệt của mình trong tình u. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, dun dáng mà rất
táo bạo. (Ước gì sơng rộng một gang...)
• Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con
người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng cịn có hạn nhưng tình cảm con
người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...)
→ Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp
tâm hồn của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ cực,
đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn ln khát khao tình
yêu, hạnh phúc.
- Nghệ thuật: Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng,
đậm màu sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối
đáp; cơng thức mở đầu: Thân em..., Trèo lên...; hình ảnh biểu tượng, cách so
sánh, ẩn dụ...
* Chứng minh qua Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Thân phận của con người qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)
+ 4 câu thơ đầu: Thân phận của nàng Tiểu Thanh.
• Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khiên của Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn trước

0,25

1,25

1,5


0,5

0,25
1,25


song cửa sổ. Chữ độc đứng đầu dòng thơ nhấn mạnh tâm thế của tác giả - đó là
tâm thế xót thương trong nỗi cơ đơn. Chữ độc và chữ nhất trong câu thơ chữ
Hán cũng là để nói một lịng đau tìm gặp một hồn đau.
• Nguyễn Du nhắc đến cuộc đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng trưng
quen thuộc, son phấn là biểu tượng cho sắc đẹp, văn chương là ẩn dụ cho tài
năng của Tiểu Thanh. Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng
nhan bạc phận, tài mệnh tương đố. Người đẹp như nàng mà bất hạnh, chết yểu.
Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi.
+ 4 câu thơ sau: Thân phận của những người tài hoa bạc mệnh nói chung và
niềm mong ước được tri âm của Nguyễn Du ở hậu thế.
• Về nỗi hận: Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ đến cái hận
muôn đời. Từ nỗi đau riêng của Tiểu Thanh mà quy thành nỗi đau từ cổ chí kim
của bao kiếp người tài hoa. Nỗi hận trở nên quá lớn khó mà hỏi trời được
• Về nỗi oan: là cái án phong lưu. Khách phong lưu mà phải khổ, phải mang cái
án oan lạ lùng vì nết phong nhã. Tự đặt mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu
Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lịng mình cùng nhân thế. Đó chính là tâm sự
chung của những người mắc kỳ oan.
• Về tâm sự của Nguyễn Du: Ơng khơng hỏi q khứ, hiện tại mà hỏi tương lai;
không hỏi trời, đất mà lại hỏi người đời. Hỏi ba trăm năm sau, thiên hạ có ai
khóc Tố Như? Niềm tự thương kết tụ thành một lời thắc mắc lơ lửng giữa
không trung mà chẳng ai có thể giải đáp được vì thế tự đau đến cực độ.
- Nghệ thuật: thơ chữ Hán uyên bác, tài hoa; phép đối cân chỉnh; ngơn ngữ
giàu tính triết lí; hình ảnh đẹp, nhiều nghĩa hàm ẩn, ngơn ngữ giàu sức gợi; sự
phá luật ở hai câu kết: hai câu kết là câu hỏi, mở ra những hướng liên tưởng

khác nhau ở người đọc…
c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Khẳng định ý kiến xác đáng, đúng đắn của Phan Ngọc về vai trị quan trọng
của thơ ca. Đó là tiếng lòng, là lời tâm sự, sẻ chia về những kiếp người trôi nổi
vô định, thấp cổ bé họng, mong manh, đáng thương mà nổi bật nhất là thân
phận của người phụ nữ.
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là nơi gửi gắm tiếng lịng của mọi
kiếp người, đặc biệt là tiếng lòng của người phụ nữ. Đó là những số phận bất
hạnh, chịu nhiều bất cơng, ngang trái. Đọc Tiểu Thanh kí là tác phẩm thể hiện
những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của những người
phụ nữ có tài sắc trong xã hội phong kiến.
- Ý nghĩa:
+ Đối với nhà thơ: Làm thơ khơng chỉ truyền đến người đọc tình yêu với nghệ
thuật, cái đẹp mà còn khiến người đọc thấu hiểu và thương cảm trước thân phận
con người. Để đạt được điều ấy, mỗi nhà thơ cần có tài năng, tấm lòng và sự
trải nghiệm sâu sắc. Một tác phẩm thơ chân chính và mang đầy đủ giá trị nghệ
thuật là một bài thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc mà tình cảm đó là những rung
động sâu sắc nhất của thi nhân trước cuộc đời, trước số phận con người.

1,5

0,5

0,5

0,25

0,75



+ Đối với người tiếp nhận: Ý kiến của Phan Ngọc định hướng cho người đọc
trong quá trình tiếp nhận văn học, là tiêu chí giúp họ đánh giá được giá trị của
một bài thơ hay đâu chỉ ở cảm xúc mà còn ở tấm lòng, ở cái tâm của người
nghệ sĩ với cuộc đời, với con người.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
------------- HẾT -------------

1,0
0,5


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LƯU HỒNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn thi: Ngữ văn - Lớp: 10
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8.0 điểm).
"Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của
chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta" (Nick Vujicic).
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về câu nói trên của Nick Vujicic.
Câu 2 (12.0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ tích khơng chỉ dạy ta biết u, biết ghét mà còn
dạy ta biết ước mơ”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích đã học và đã đọc, anh

(chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định trên.
----------HẾT---------Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh: ...................................... Số báo danh: ................
Chữ ký giám thị coi thi số 1:
Chữ ký giám thị coi thi số 2:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020 – 2021

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

Mơn thi: Ngữ văn - Lớp: 10

I. Hướng dẫn chung
iám khảo c n n m vững yêu c u của Hướng d n ch m để đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh cách ch m đếm ý cho điểm.
Do đ c trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo c n chủ động, linh hoạt trong vận
d ng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm úc và sáng tạo.
Việc chi tiết hóa số điểm của các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
m i ý và đư c thống nh t trong tổ ch m.
Bài thi đư c ch m theo thang điểm 10 điểm lẻ đến 0.25
II. Đáp án và thang điểm
Câu

Đáp án


I. u c u v
năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận ã hội bài làm có kết c u ch t ch ,
di n đạt lưu lốt , khơng m c l i về chính tả , dùng t và ngữ pháp
II. u c u v i n th c
Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng c n h p lí, thiết th c, ch t ch và có sức thuyết ph c.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luân
Mở bài nêu đư c v n đề, Thân bài triển khai v n đề, Kết bài khái quát
v n đề
b. Xác định đúng vấn đ nghị luận
"Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của
chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta"
c. Triển hai vấn đ nghị luận
* iải thích câu nói:
- Những thử thách cuộc sống: Cuộc sống không bằng phẳng, l m chông gai,
nhiều biến cố ảy ra với con người. Có nhiều thử thách khác nhau trong cuộc
Câu 1
đời: những khó khăn gian khổ, những v p ngã, những b t hạnh…
(8.0 điểm)
- Vững mạnh thêm niềm tin: củng cố niềm tin, bồi dưỡng ý chí, nghị l c, khát
vọng.
- Vùi dập: khiến con người g c ngã buông uôi m t đi ý chí nghị l c niềm
tin.
- Câu nói của Nick khích lệ động viên con người không đ u hàng trước
những thử thách, những b t hạnh của cuộc sống, hãy giữ vững niềm tin, ý chí,
khát vọng để vươn tới.
* Bàn luận:
- Khẳng định, chứng minh: Câu nói hồn tồn đúng khẳng định vai trò, sức

mạnh của niềm tin, ý chí nghị l c của con người có thể vư t qua, chiến th ng
mọi thử thách, b t hạnh của cuộc sống.
+ Thử thách làm một ph n t t yếu của cuộc sống. Trước những thử thách, b t
hạnh con người có nhiều cách ứng ử:
+ Một là đ u hàng g c ngã, than thân trách phận để cho thử thách vùi dập
mình, m t hết ý chí nghị l c, niềm tin ở cuộc đời( d n chứng t cuộc sống, t
chính bản thân mình trước những khó khăn của cuộc sống, học tập).

Điểm

1.0

1.0

1.5

2.5


+ Hai là niềm tin, ý chí nghị l c càng đư c tôi rèn càng tạo nên sức mạnh để
ta vư t qua những gian lao thử thách( Bác Hồ tìm đường cứu nước, Nguy n
Ngọc Kí, Nick Vujicic …)
+ Khẳng định sức mạnh của niềm tin ý chí nghị l c con người giúp con người
chinh ph c thử thách, g t hái thành công.
- Mở rộng:
+ Thử thách lớn nh t khơng phải t bên ngồi( những khó khăn b t hạnh, v p
ngã của cuộc sống) mà chính ở lịng người. ian nan, thử thách chính là
trường học tôi rèn con người. Vư t qua thử thách là s khẳng định, hoàn
thiện giá trị bản thân.
+ Phê phán những người thiếu ý chí nghị l c niềm tin, đ u hàng g c ngã

trước khó khăn b t hạnh của cuộc sống.
(M i luận điểm c n l y d n chứng trong th c tế để làm sáng tỏ.)
* Bài học, liên hệ hành động bản thân:
- Phải biết ch p nhận thử thách, thẳng th n đối diện, không đ u hàng trước
thử thách.
- Có lí tưởng, có m c tiêu c thể, có niềm tin vào bản thân, có tình u
thương giúp đỡ của mọi người ta s có ý chí, nghị l c, niềm tin để vư t qua
và chiến th ng những thử thách của cuộc sống.
d. Sáng tạo
Có cách di n đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu s c về v n đề nghị luận
I. u c u v
năng
Thí sinh có kĩ năng làm bài nghị luận văn học: nghị luận một ý kiến bàn về
văn học kết h p linh hoạt, nhu n nhuy n các thao tác lập luận di n đạt mạch
lạc, có ch t văn.
II.
u c u v i n th c
Bài làm c n đạt đư c những nội dung cơ bản sau:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luân
Mở bài nêu đư c v n đề, Thân bài triển khai v n đề, Kết bài khái quát
v n đề
b. Xác định đúng vấn đ nghị luận
“Truyện cổ tích khơng chỉ dạy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước
mơ”.
c. Triển hai vấn đ nghị luận
* iải thích ý kiến (1,0 đ)
Câu 2 – Truyện cổ tích: một thể loại của văn học dân gian thường viết về những con
(12 điểm) người nhỏ bé, đáng thương để thể hiện ước mơ về hạnh phúc, công bằng,
công lý của nhân dân lao động.
– Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét: Truyện cổ tích định hướng, giáo

d c con người biết nhận ra cái tốt, cái u, cái thiện, cái ác và định hướng con
người có thái độ đúng đ n: yêu mến, trân trọng cái thiện, cái tốt lên án, phê
phán cái u, cái ác.
– Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ: truyện cổ tích mang đến nhiều gi c mơ
đẹp t đó hướng con người biết mơ ước những điều tốt đẹp, chính đáng để có
niềm tin, s lạc quan trong cuộc sống.
=> Nhận định đề cập đến sức tác động nhiều m t của truyện cổ tích đối với
con người: nó khơng chỉ hướng ta đến những thái độ, tình cảm đúng đ n mà
cịn biết nâng đỡ tâm hồn ta. Đây cũng là s khẳng định giá trị phong phú,
sức sống lâu bền của truyện cổ tích.
* Bình luận
a. Khẳng định ý kiến đã cho là ác đáng, sâu s c.

1.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0


b. Đưa ra những cơ sở lí luận về đ c trưng, giá trị của truyện cổ tích và minh
họa bằng những truyện cổ tích đư c học (T m Cám Chử Đồng Tử,…) và
những truyện cổ tích đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân một cách
thuyết ph c. Sau đây là một hướng giải quyết:

– Truyện cổ tích dạy ta biết u, biết ghét vì: Truyện cổ tích thể hiện thái độ,
quan điểm của nhân dân trước cái thiện và cái ác ở đời. Đọc truyện cổ tích,
những quan điểm của người ưa th m t nhiên vào tâm hồn ta, định hướng
cho ta cách sống, cách làm người
+ Trong truyện cổ tích ln có s phân tuyến nhân vật thiện- ác r t rõ ràng và
tác giả dân gian ngay t đ u đã định hướng thái độ cho người đọc với các
tuyến nhân vật này: các nhân vật thiện thường đư c gọi bằng: anh, chàng,
nàng, cô… với các nhân vật ác thường đư c gọi là: h n, m , gã…(1,5 đ)
+ Trong truyện cổ tích cuộc đ u tranh thiện- ác ln gay c n, quyết liệt, trong
đó cái thiện ln bị cái ác l a gạt, áp bức. Người đọc ln th y đồng cảm,
thương ót, bênh v c thậm chí hả hê trước hành động của nhân vật thiện
chống lại cái ác hành động của các nhân vật ác luôn khiến người đọc ph n
nộ, căm ghét.
+ Kết thúc của truyện cổ tích thường có hậu theo quy luật “ở hiền g p lành,
ác giả ác báo”. Kết thúc này cũng chính là tình cảm thái độ của nhân dân với
cái thiện, cái ác t đó định hướng thái độ đúng đ n cho người đọc.
– Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ vì: truyện cổ tích đã th c s bồi đ p,
nâng đỡ tâm hồn con người.
+ Ra đời trên cái nền hiện th c ngột ngạt và bức bối, truyện cổ tích với
s tham gia của các yếu tố th n kì đã d ng nên thế giới của những ước mơ
đẹp: ước mơ về công bằng, công lý ước mơ về cuộc sống no đủ ước mơ
về t do hôn nhân; ước mơ công việc lao động trở nên nhẹ nhàng hơn… T
đó truyện cổ tích dạy ta phải biết vươn lên trên hiện th c để hướng tới chân,
thiện, mĩ.
+ Truyện cổ tích dạy con người ước mơ những điều chân chính và thiết th c
chứ không phải là những ước mơ viển vơng, a vời.
+ Trong truyện cổ tích, những gi c mơ đẹp chỉ thành hiện th c với những con
người hiền lành, lương thiện bởi vậy truyện cổ tích dạy ta phải trở thành
người tốt trước khi đến với những ước mơ bay bổng, lãng mạn.
+ Nhân vật chính trong truyện cổ tích có thể g p nhiều b t hạnh nhưng khơng

bao giờ bi quan, tuyệt vọng t đó truyện cổ tích dạy con người phải có niềm
tin, niềm lạc quan trong cuộc sống.
Ở m i ý, thí sinh c n chọn d n chứng tiêu biểu trong những truyện cổ tích đã
học, đã đọc, biết phân tích có định hướng để làm sáng tỏ ý kiến.
* Mở rộng v n đề:
Hiểu đư c giá trị của truyện cổ tích c n có cách ứng ử đúng đ n như: đọc
truyện cổ tích theo đ c trưng thể loại có thái độ trân trọng, gìn giữ kho tàng
truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung làm những giá trị cao
đẹp đ của cổ tích th m nhu n trong tâm hồn con người.
* Khẳng định giá trị của nhận định
Nhận định đã góp một tiếng nói khẳng định giá trị phong phú, giàu ch t nhân
văn và sức sống b t diệt của truyện cổ tích, truyền đến cho ta tình u, s trân
trọng đối với thể loại này nói riêng và văn học dân gian nói chung…
d. Sáng tạo
Có cách di n đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu s c về v n đề nghị luận

-----------HẾT------------

1.0

1.0

1.0


SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOANTHẠCH THẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm: 01 trang

Câu 1: (8.0 điểm)
Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó
những vì sao lấp lánh.
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?
Câu 2: (12 điểm)
"Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đị gió nổi, một
khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân
tính hơn..."
(Theo Lê Đạt, "Đối thoại với đời và thơ", NXB Trẻ, 2008, tr.115)
Qua tác phẩm “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi và “ Đọc Tiểu Thanh kí” của
nhà thơ Nguyễn Du, hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về những "đối thoại với đời và thơ"
của tác giả Lê Đạt trong ý kiến trên.
............ Hết ...........
( Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm )

Họ và tên thí sinh: ................................................Số báo danh: ............................
Họ và tên, chữ kí CBCT 1: ..................................................................................
Họ và tên, chữ kí CBCT 2: ..................................................................................


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10
NĂM HỌC: 2020-2021

Câu


Nội dung

Điể
m

Trình bày suy nghĩ về vấn đề “Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu
đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh”.

8.0

Ý

1

Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; địi hỏi thí sinh
phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả
năng bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn
cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái
độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

1.0

Yêu cầu cụ thể
a.

b.


Giải thích ý kiến

1.0

+ "Cuộc sống bị nhuốm màu đen": chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió,
khổ đau, bất hạnh, khơng hy vọng.
+ "Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh" (tạo nên một bầu trời đêm
thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những
đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
=> Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con
người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

0.5

Bàn luận

5.0

+ Cuộc sống ln có nhiều chơng gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách
quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm
thấy đau khổ, tuyệt vọng.
+ Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan,
buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận
thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tơi luyện bản lĩnh, rút ra
được nhiều bài học kinh nghiệm,... làm tiền đề cho những thành công, hạnh
phúc sau này.
+ Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc
sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ

0.5


0.5

1.0


đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con
người phải ln hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt
đẹp hơn.
+ Cho dù nhiều lúc không thể thay đổi được số phận , nhưng mỗi người hồn
tồn có thể vượt lên số phận, bước qua nỗi đau, không khuất phục trước
những sóng gió trong cuộc đời để đạt được hạnh phúc cho mình.
+ Nếu khơng dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con
người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.
=> Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc
nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử
thách trong cuộc sống.
+ Khơng phải lúc nào sự cố gắng cũng dẫn đến thành công, nhưng luôn nỗ lực
và lạc quan ( cầm bút và vẽ những vì sao lấp lánh) trong mọi hồn cảnh để
khơng ân hận khi gặp thất bại.
Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối,
cam chịu...hoặc có những hành động việc làm nhằm thốt khỏi hoàn cảnh
sống đen tối theo theo hướng tiêu cực.

1.0

1.0

1.0


Lấy dẫn chứng minh họa cho các luận điểm.
0.5
c.

Bài học nhận thức và hành động

1.0

+ Cuộc sống có thể đổ lên đầu bạn những rủi ro, tai ương, và đôi khi chúng ta
lâm vào bế tắc
+Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hồn cảnh, vượt lên những khó khăn,
gian nan phía trước.
Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý
kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn
cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm.
"Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đị gió nổi,
một khao khát sang sơng, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời
đẹp hơn, nhân tính hơn..."
2

(Theo Lê Đạt, "Đối thoại với đời và thơ", NXB Trẻ, 2008, tr.115)

12.0

Qua tác phẩm “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi và “ Đọc Tiểu Thanh
kí” của nhà thơ Nguyễn Du, hãy bày tỏ suy nghĩa của anh/ chị về những "đối
thoại với đời và thơ" của tác giả Lê Đạt trong ý kiến trên.
Yêu cầu chung
a) Yêu cầu về kĩ năng:


1.0


Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vân đề lí luận văn học; lập
ý rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt sáng rõ, lưu loát, khơng mắc các lỗi về
từ
ngữ,
chính
tả,
ngữ
pháp.
b) u cầu về kiến thức
- Nắm vững kiểu bài nghị luận hỗn hợp: giải thích, chứng minh, bình luận,
phân tích.
- Chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp yêu cầu để phân tích, chứng minh.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo
những nội dung cơ bản sau:– Học sinh có thể có những cách trình bày khác
nhau, song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Yêu cầu cụ thể
1.

Giải thích ý kiến

2.0

- Đọc một câu thơ hay: Tiếp nhận, cảm thụ những tác phẩm thơ có giá trị
về nội dung và hình thức.
- Một bến đị gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường
hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn: tác phẩm văn học đó sẽ
mang đến cho con người những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp, giúp con người biết

khao khát, biết ước mơ, biết đấu tranh để bảo vệ và vươn tới một cuộc sống
tươi đẹp hơn, giàu tình yêu thương hơn.
=> Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt khẳng định giá trị, thiên chức của thơ
nói riêng, văn học nói chung. Với chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, đối
thoại... thơ ca sẽ bồi đắp cho người đọc những tình cảm tốt đẹp, hướng con
người đến thế giới tốt đẹp.
2

Bàn luận
Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt là hồn tồn chính xác dựa trên đặc trưng
của văn học. Cụ thể:
- Đối tượng của văn học là hiện thực đời sống mà con người là trung tâm.
Mục đích hướng tới của văn học là vì con người.
- Thiên chức của văn học là mang đến cho con người giá trị nhận thức,
giáo dục và thẩm mĩ, hướng con người đến chân- thiện- mĩ.
- Văn học, đặc biệt là thơ, xuất phát từ tình cảm cảm xúc mãnh liệt của
người nghệ sĩ. Nhà thơ khi sáng tác văn học đã gửi gắm những tình cảm cảm
xúc mãnh liệt, những trăn trở suy tư, những thơng điệp triết lí nhân sinh sâu sắc
đến người đọc thông qua tác phẩm của mình. Người đọc đến với tác phẩm văn
học sẽ rung cảm, xúc động, và ni dưỡng cho mình những tình cảm, khát vọng
cao đẹp.

2.0


3

Phân tích, chứng minh nhận định qua tác phẩm.

6.0


- Bài thơ “ Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi:

3.0

+ Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

0.25

+ Phân tích bài thơ ở phương diện hình thức và nội dung để thấy được
những cảm xúc, tình cảm, lí tưởng tốt đẹp mà tác phẩm đã nhen nhóm trong
lịng người đọc: Tình u thiên nhiên, u cuộc sống với tâm hồn tinh tế nhạy
cảm và tấm lòng ưu quân ái quốc của tác giả đã khơi dậy tình u thiên nhiên,
u q hương đất nước tỏng lịng người đọc…

2,5

- Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của thi hào Nguyễn Du:
+ Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

3.0

+ Phân tích bài thơ ở phương diện hình thức và nội dung để thấy được 0.25
những cảm xúc, tình cảm, lí tưởng tốt đẹp mà tác phẩm đã nhen nhóm trong 2.5
lịng người đọc: Tấm lịng nhân đạo và khát vọng tìm kiếm tri âm của tác giả
đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt, biết cảm thông với số phận
con người, biết trân trọng cái đẹp và giá trị tinh thần, biết đấu tranh cho một
thế giới hạnh phúc, bình đẳng hơn…

4.


Mở rộng, nâng cao vấn đề:

1.0

- Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt không chỉ dừng lại ở chức năng và giá
trị của thơ ca mà còn đối với tác phẩm văn học nói chung.

0.5

- Quan niệm ấy cũng mở ra bài học cho nhà văn và người đọc. Với nhà
văn, để những tác phẩm văn học thật sự khơi dậy những tình cảm tốt đẹp nơi
người đọc cần có những tác phẩm có giá trị nội dung và hình thức, đặc biệt phải
giàu tình cảm, cảm xúc. Với người đọc, cần biết đồng điệu và xây đắp cho mình
những tình cảm tốt đẹp mà các tác phẩm văn học mở ra.

0.5

Lưu ý chung
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể khơng quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức
điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu
mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt, có cảm xúc.
3. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
4. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.


SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC


KỲ THI CHỌN HSG VĂN HĨA LỚP 10

Khóa thi ngày 11 tháng 6 năm 2020
Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề có 01 trang)

Câu 1 (8.0 điểm): Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ
của mình về câu nói sau: “Muốn thấy cầu vồng, phải biết chấp nhận những
cơn mưa”.
Câu 2 (12.0 điểm): Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai- nơ cho rằng: “Cuộc
đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ khơng nên tìm ở đâu khác mà phải chính
trong tác phẩm của họ”.
Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT,
anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
-----------------HẾT----------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….Số báo danh:…………….


×