Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của Phật Giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện nay ở huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU THẢO

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HIỆN NAY Ở HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Hà Nội - 2020

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU THẢO

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HIỆN NAY Ở HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG:


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

TS. NGUYỄN THÚY THƠM

HàNội - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả điều tra trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được công bố trên
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thảo

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC
BẢO VỆ MƠI TRƢỜNG .......................................................................................14
1.1. Một số khái niệm căn bản ...............................................................................14

1.2. Cơ sở lí luận về vai trị của Phật giáo đối với vấn đề bảo vệ môi trường ......17
1.2.1. Cơ sở lí luận về vai trị của Phật giáo đối với vấn đề bảo vệ môi trường
tự nhiên ..............................................................................................................17
1.2.2. Cơ sở lí luận về vai trị của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường xã hội ..25
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................34
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƢỜNG TẠI HUYỆN ĐƠNG ANH
VÀ THỰC TRẠNG VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .35
2.1. Một số vấn đề về môi trƣờng tại huyện Đông Anh hiện nay ....................35
2.1.1. Một số vấn đề về môi trường tự nhiên .....................................................35
2.1.2. Một số vấn đề về môi trường xã hội ........................................................40
2.2. Thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trƣờng ở
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay ..................................................45
2.2.1. Thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ mơi trường tự nhiên .45
2.2.2. Thực trạng về vai trị của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường xã hội .. 56
Tiểu kết chƣơng 2: ...............................................................................................62
Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Ở HUYỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI .........................................................................64
3.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của Phật giáo đối với
việc bảo vệ môi trƣờng ........................................................................................64
3.1.1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của Phật Giáo đối với
vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên ....................................................................64
3.1.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò của Phật giáo đối với
việc bảo vệ môi trường xã hội ...........................................................................70

2


3.2. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Phật giáo đối với vấn đề

bảo vệ môi trƣờng ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ..............................74
3.2.1. Khuyến nghị đối với các cấp chính quyền ...............................................74
3.2.2. Khuyến nghị đối với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện
Đông Anh và Tăng Ni trên địa bàn huyện .........................................................76
3.2.3. Khuyến nghị đối với các tín đồ Phật tử và người dân huyện Đông Anh.77
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
PHỤ LỤC

3


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài
Bảo vệ mơi trường tự nhiên, xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp là một trong
những nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Tại Việt
Nam, cùng với quá trình đi lên của đất nước, vấn đề môi trường là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, được xem là một trong những chiến lược
quốc gia, được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, các tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ln nỗ lực hết mình, chú
trọng đến vấn đề chung tay xây dựng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
trong q trình đồng hành cùng dân tộc. Các tơn giáo, trong đó có Phật giáo đã tham
gia ký kết “ Chương trình phối hợp về bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu giai đoạn 2015 – 2020”. Sau 4 năm thực hiện, đã thu được nhiều kết quả. Với
tinh thần nhập thế sâu sắc, Phật giáo là sợi dây liên kết vơ hình tạo nên mối quan hệ
tốt đẹp giữa con người với thiên nhiên, với cộng đồng xã hội.
Về môi trường tự nhiên, đạo Phật xây dựng thói quen ứng xử với mơi
trường tự nhiên theo lối tích cực và lành mạnh.Với tinh thần từ bi, cứu khổ cứu

nạn và những triết lí mang tính khoa học như thập nhị nhân duyên, tứ diệu đế,
nhân quả... Phật giáo hình thành nên thế giới quan, giúp con người hiểu được bản
chất của thiên nhiên, mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, hướng con người
đến những giá trị sống cao đẹp.
Việc xây dựng môi trường xã hội cũng được Phật giáo quan tâm đặc biệt,
trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nêu rõ phương châm hoạt động
của Giáo hội: “Lý tưởng giác ngộ chân lý, hịa hợp chúng, hịa bình và cơng bằng xã
hội của giáo lý đức Phật nhằm phục vụ Dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh, là
tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động
theo phương châm “ Đạo Pháp- Dân tộc- Chủ nghĩa Xã hội”, trên cơ sở kính
ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”[10, Tr 4]. Thông qua tinh thần từ bi, coi trọng

4


mối quan hệ bình đẳng giữa con người với con người, Phật giáo hun đúc việc xây
dựng môi trường xã hội một cách bền vững.
Đông Anh được biết đến là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, gắn liền với
thủ đơ nghìn năm Thăng Long Hà Nội; nằm bên bờ sơng Hồng, với vị trí thuận lợi
nằm ở cửa ngõ thủ đơ, có bề dày truyền thống lịch sử văn hố, Phật giáo du nhập
vào Đơng Anh từ những ngày đầu mới hình thành, ln đồng hành cùng với vùng
đất địa linh nhân kiệt này. Các thế hệ chư tôn đức tăng ni, tu sĩ, cư sĩ tại huyện luôn
nỗ lực phối hợp với các cấp chính quyền trong cơng cuộc vận động người dân thực
hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bằng nhiều hình
thức khác nhau.
Trong bối cảnh đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, “với vị trí quan trọng của Thủ
Đô, Đông Anh là huyện đang được Trung Ương, Thành phố Hà Nội quy hoạch phát
triển thành khu đô thị hiện đại phía Bắc sơng Hồng, nhiều dự án về kinh tế, văn
hóa- xã hội đã và đang được triển khai. Các dự án này tạo cho Đơng Anh có cơ hội

phát triển đa dạng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội trong những năm tiếp theo [1, Tr
266]. Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ, đời sống
nhân sinh sẽ có nhiều biến đổi theo chiều hướng ngày càng đa dạng, con người phải
đối mặt với nhiều vấn đề và áp lực trong cuộc sống, môi trường cũng sẽ thay đổi
tiêu cực. Trước thực trạng như vậy, tinh thần nhập thế của Phật Giáo huyện Đơng
Anh cũng cần có những định hướng và phương thức mới. Cần hạn chế những mặt
tiêu cực, những vấn đề mà người ta thường thấy còn tồn tại ở Phật Giáo trước đây,
phát huy những mặt tích cực theo định hướng của Đảng và nhà nước nhằm xây
dựng hình ảnh Phật Giáo đứng vững trong lịng người dân huyện. Với nền tảng và
sức ảnh hưởng của Phật Giáo trên địa bàn huyện, cùng với sự phối hợp của Ban Trị
sự Phật Giáo Huyện Đông Anh và các Chùa trên địa bàn, Phật Giáo sẽ phát huy
được vai trị và sức mạnh của mình trong vấn đề bảo vệ mơi trường, đồng hành
cùng tiến trình đi lên của huyện nói riêng và của nước ta nói chung.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vai trị của Phật Giáo với mơi trường
tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có một cơng trình nào liên quan trực tiếp đến vai trò

5


của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường tại huyện Đơng Anh. Với những lí do
trên đây, tơi chọn đề tài “Vai trò của Phật Giáo đối với việc bảo vệ môi trường hiện
nay ở huyện Đông Anh Thành Phố Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra” làm
đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Hy vọng luận văn sẽ góp phần nhỏ bé vào việc
áp dụng giáo lí Phật Giáo trong việc bảo vệ mơi trường tại huyện Đơng Anh nói
riêng và tại Việt Nam nói chung.
2. T nh h nh nghiên c u
Bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp là một
trong những vấn đề được các tơn giáo, trong đó có Phật giáo quan tâm sâu sắc.
Thơng qua q trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi được tiếp cận với nguồn tài
liệu phong phú về Phật Giáo và vai trò của đạo Phật đối với những vấn đề này.

Tuy nhiên, để đi sâu vào nghiên cứu và tập trung vào đề tài chúng chia thành
những nhóm tài liệu sau:
Thứ nhất các cơng trình liên quan đến hật giáo iệt Nam nói chung , hật
giáo huyện

ơng nh nói riêng và quan đi m, ảnh hưởng của hật

iáo đối với

môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
Trước hết phải kể đến tác phẩm “ Lịch sử Phật Giáo Việt Nam” (gồm 3 tập)
của tác giả Lê Mạnh Thát xuất bản vào năm 2006 [24], [25], [26], trên cơ sở tổng
hợp những tài liệu và khắc phục những hạn chế lịch sử về quan điểm và phương
pháp luận nghiên cứu của một số cơng trình trước đây, tác giả đem đến cho người
đọc cái nhìn tổng quát về sự xuất hiện của Phật Giáo tại Việt Nam, cách thức tiếp
thu tư tưởng, sự nhận thức Phật Giáo của nhân dân và vai trò của Phật Giáo trong sự
nghiệp đấu tranh và duy trì bản sắc truyền thống văn hố Việt Nam. Ngồi ra cịn
một số tác phẩm như “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang [34],[35];
“Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh. Những cơng trình trên cung
cấp một cách khá tồn diện về lịch sử và đặc điểm Phật giáo Việt Nam. Về Phật
Giáo Thăng Long Hà Nội, theo chúng tơi có liên quan mật thiết đến Phật Giáo
huyện Đơng Anh, có thể kể đến một số tác phẩm như “Đời sống tôn giáo tín
ngưỡng Thăng Long” của tác giả Đỗ Quang Hưng, xuất bản năm 2010, [7] cuốn

6


sách gồm có 3 phần trong đó ở Phần 2 tác giả đã khái quát về những đặc điểm và
vai trò của Phật Giáo tại Thăng Long- Hà Nội qua các giai đoạn và đúc kết lại bằng
những đặc điểm của Phật Giáo Thăng Long, Hà Nội. Tác giả đã nêu lên ba luận

điểm quan trọng như sau: “thứ nhất, Thăng Long là nơi mà Phật Giáo Bắc Tông, bộ
phận quan trọng nhất của Phật Giáo Việt Nam xuất hiện và phát triển rực rỡ với
nhiều lĩnh vực có ý nghĩa tiêu biểu nhất; thứ hai Phật giáo Việt Nam nói chung sớm
được Việt hóa, trở thành một bộ phận quan trọng của hệ ý thức của các nhà nước
phong kiến độc lập. Đồng thời có những đóng góp quyết định cho việc hình thành
nền văn minh Đại Việt. Trong đó, dù Phật giáo bác học hay Phật giáo dân gian đều
có vai trị riêng của mình. Trong q trình ấy, vị trí của Phật giáo Thăng Long- Hà
Nội được xem là cái nôi, nơi trải nghiệm và đúc kết nhất là những thế kỉ đầu tiên
của nền độc lập; thứ ba, Phật Giáo Lý- Trần là triều đại đã giải quyết mẫu mực mối
quan hệ giữa tôn giáo và chính trị tạo nên một truyền thống Phật Giáo nhập thế tiêu
biểu nhất. Kinh thành Thăng Long và Phật Giáo Thăng Long cũng là nơi nuôi
dưỡng và phát triển truyền thống đó” [7, Tr 93]. Ngồi ra, Phật Giáo Thăng Long
cịn được đề cập ít nhiều trong các cơng trình nghiên cứu chung về Phật Giáo thời
Lý, Phật giáo Hà Nội như cuốn sách “Phật Giáo đối với tín ngưỡng của người Việt
thời Trần” của tác giả Nguyễn Thúy Thơm [37], bên cạnh đó phải kể đến cuốn
sách: kỷ yếu Chùa Diên Phúc với 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, Nxb Lao Động
2010, của viện nghiên cứu truyền thống và phát triển [64], cuốn sách khái quát về
sự du nhập và phát triển của Phật Giáo tại huyện Đông Anh và một số xã trên địa
bàn huyện ngược theo dòng lịch sử, đặc biệt là dưới tiều đại nhà Lý.
Về các kinh kệ, tài liệu liên quan đến giáo lí và quan niệm của Phật Giáo
về xây dựng môi trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội):
kinh Pháp cú, kinh trường A Hàm, có những kinh đề cập đến sự răn dạy của đức
Phật về xây dựng lối sống đạo đức và mối quan hệ giữa con người với con người,
ngoài ra việc xây dựng nền tảng đạo đức và bảo vệ môi trường được đức Phật đề
cập đến trong các kinh: kinh trung bộ, kinh trường A Hàm, kinh Trung A Hàm,
Kinh Tăng Nhất Hàm, Kinh Pháp Cú, Kinh Kim Cang.... Trong nghiên cứu này

7



chúng tôi đề cập đến kinh điển như một thước đo để đánh giá quan điểm của đức
Phật trong việc nhìn nhận mối liên hệ giữa con người với con người,con người với
tự nhiên và xã hội.
Bên cạnh kinh điển đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề Phật giáo
chung tay bảo vệ môi trường. Tiêu biểu là các cuốn sách: Phật giáo và môi trường
của tác giả Thích Nhật Từ và Thích Đức Thiện [51]. Các tác giả đã thu thập từ các
bài tham luận được trình bày tại hội thảo quốc tế về: “Quan điểm Phật giáo hướng
đến thành tựu đạt được những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp
Quốc” đã diễn ra trong ngày Đại lễ Phật Đản Vesak của Tổ chức Liên Hiệp Quốc
năm 2014 (The United Nations Day of Vesak 2014) tại Việt Nam. Cuốn sách này
liên quan đến những khía cạnh cốt yếu của vấn đề: Hưởng ứng Phật giáo đối với
việc nóng lên Tồn cầu và Bảo vệ Mơi trường. Các tác giả nhìn lại những chính
sách trước đây và đưa ra nguyên nhân vì sao những giải pháp q khứ khơng mang
lại hiệu quả. Tác giả Thích Giác Dun (2012) có cuốn sách “ tìm hiểu về Phật Giáo
với sự lành mạnh” .
Bên cạnh đó cịn một số bài viết riêng rẽ công bố trên các tạp chí như: Tạp
chí nghiên cứu tơn giáo, Tạp chí triết học, nghiên cứu lí luận... cũng đề cập nhiều
đến vấn đề Phật Giáo với môi trường. Về thực tiễn tại Việt Nam, có bài viết “Phật
giáo với bảo vệ mơi trường ở Việt nam”, tạp chí nghiên cứu tơn giáo, số 9 (123),
2014, tr. 12- 19, Ngô Văn Trân.[31] Bài viết góp phần làm rõ giá trị của Phật Giáo
của Phật giáo với bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Theo ơng, tiếng nói đạo đức về
mơi trường của Phật Giáo Việt Nam sẽ góp phần lay chuyển tâm thức của tín đồ và
quần chúng tín đồ Phật Giáo theo hướng tích cực, phù hợp với đạo đức mơi trường
trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa. Ngồi ra, có thể kể đến bài viết “Phật giáo
với mục tiêu phát tri n bền vững và bảo vệ môi trường” của Thượng tọa Thích Huệ
Thơng , theo Tác giả “ cả cuộc đời Đức Phật là một nhân chứng sống động của một
con người sống chan hịa, ln tơn trọng, u thương mn lồi để gìn giữ và bảo
vệ sự cân bằng sinh thái. Đức Phật cũng chính là một nhà lãnh đạo, tiên phong đầu

8



tiên trên thế giới nhận thức đầy đủ và đúng đắn mối quan hệ mật thiết, không thể
tách rời giữa vạn vật sinh linh.”
Đề cập đến vấn đề vai trò của Phật Giáo đối với môi trường xã hội phải kể
đến quyển sách “đạo đức Phật Giáo với đạo đức con người Việt Nam” của tác giả
Đặng Thị Lan [6], góp phần nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức Phật Giáo và sự ảnh
hưởng của nó đến với đạo đức và môi trường xã hội tại Việt Nam, cuốn sách gồm 4
chương, đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật Giáo, mối liên hệ giữa
đạo đức Phật Giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, và những đề xuất, giải pháp
nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật
Giáo nhằm hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Ngồi ra những giáo
lí và tư tưởng cao đẹp của Phật Giáo cũng được thể hiện thông qua cuốn sách
“những nét văn hóa của đạo Phật” của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. [55]
Chúng tơi cũng tìm hiểu về tinh thần nhập thế và sự áp dụng những giáo lí của đạo
Phật vào cuộc sống hiện đại thông qua các tác phẩm: “Phật Giáo trong thời đại
chúng ta” – nhiều tác giả [40], hay tác phẩm “Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã
hội đương đại” [64] của Viện Trần Nhân Tông, các tác phẩm trên đã đề cập đến sự
gắn bó tốt đẹp của Phật Giáo và dân tộc thể hiện qua nhiều khía cạnh như phong tục
tập quán, ngôn ngữ tư duy, duy thức học Phật Giáo... và những vấn đề đặt ra nhằm
phát huy nét đẹp của Phật Giáo trong quá trình xây dựng môi trường xã hội tại Việt
Nam. Một trong những tác phẩm thể hiện cụ thể những ảnh hưởng của Phật Giáo
đối với xã hội có thể kể đến đó là: Tơn giáo trong mối quan hệ văn hố và phát
triển, Nxb Khoa học xã hội của tác giả Nguyễn Hồng Dương. [32]
Để hiểu thêm cặn kẽ về những ảnh hưởng của Phật Giáo đến đời sống xã hội
của người Việt Nam, chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu về những triết lí thơng qua
các tác phẩm Con người với giáo lý mười hai nhân duyên, của tác giả Phạm Đình
Nhân (2012) [42], Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
biên soạn, Kinh Pháp Cú Thí Dụ- Việt dịch Thích Minh Quang, Phật thuyết đại thừa
Vơ Lượng Thị Trang Nghiêm bình đẳng giác kinh, Những Lời Phật Dạy- Trích Lục

các bài Giảng trong Kinh điển Pali của Tỳ Khưu Bodhi

9


Thứ hai, các tài liệu nhằm tìm hi u rõ hơn về các khái niệm chuyên ngành ,
thực trạng các vấn đề xã hội và môi trường tại huyện ông nh
Bàn về vấn đề môi trường, trước hết phải kể đến cuốn sách: Cơ sở khoa học
môi trường (2001)- NXB đại học Quốc Gia Hà Nội của tác giả Lưu Đức Hải, tác
giả đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ mơi trường và quản lí dân số, lương thực,
năng lượng và phát triển bền vững. Cuốn sách sinh thái nhân văn và phát triển bền
vững của GS. Lê Trọng Cúc (2016), NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Nội dung
của sách đề cập đến các mối quan hệ mang tính hệ thống giữa xã hội lồi người và
mơi trường thiên nhiên. Tác giả Võ Quý có Cuốn sách Môi trường và đa dạng sinh
học (2016) - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (Tuyển chọn các cơng trình nghiên
cứu của ông) đề cập nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính thời đại về mơi
trường và đa dạng sinh học, giúp người đọc hình dung bức tranh cụ thể về diễn
biến của vấn đề môi trường ở nước ta. Bên cạnh các sách còn một số bài viết của
các tác giả đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo chuyên ngành. Điển hình như bài
viết: sinh thái nhân văn và phát triển bền vững: nghiên cứu ở Việt Nam của Phan
Thị Anh Đào và Lê Trọng Cúc đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Sinh thái
nhân văn và phát triển bền vững, năm 2017. Trong đó, tác giả đi sâu vào phân tích
thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái
tại Việt Nam.
Về thực trạng các vấn đề xã hội và môi trường tại huyện Đông Anh khơng
thể bỏ qua cuốn sách địa chí Đơng Anh xuất bản năm 2016, NXB Chính Trị Quốc
Gia, đây được xem như một bộ bách khoa tồn thư về Đơng Anh. Qua đây chúng
tơi có được một cái nhìn tổng quan nhất về mọi mặt từ điều kiện tự nhiên đến kinh
tế, chính trị, văn hố xã hội về của vùng đất giàu văn hố ngoại thành thủ đơ.
Nghiên cứu cụ thể hơn về thực trạng môi sinh và xã hội tại huyện Đơng Anh,

có “Báo cáo tổng kết cơng tác bảo vệ mơi trường” của Phịng Tài Ngun và mơi
trường, huyện Đông Anh [45], [46] Đây là những tài liệu cung cấp một cách chính
xác và cụ thể nhất các số liệu thống kê liên quan đến môi trường trên địa bàn huyện.

10


Ngồi những cơng trình theo hai cụm chủ đề kể trên, nhằm tìm hiểu về cơ
sở lí luận cũng như, xu hướng phát triển và sự phát huy vai trò của Phật giáo trong
thời gian tới, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề tôn giáo và
chính sách tơn giáo của Đảng và nhà nước ta cũng như của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.
Trước hết phải kể đến cuốn sách “tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công
tác tôn giáo được xuất bản năm 2003, cuốn sách được viết nhân hội thảo kỉ niệm
112 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả nghiên cứu của nhiều nhà
tác giả nổi tiếng, nêu lên những vấn đề lí luận và thực tiễn rút ra từ việc nghiên cứu
tư tưởng và đường lối Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo cũng như vấn
đề đồn kết tơn giáo, đồn kết dân tộc, bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu cuốn
sách: “những điều cần biết về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả Hà Văn
Núi [12], tác giả đã nêu lên chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta về tôn
giáo dựa trên việc vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh vào hồn cảnh cụ thể của nước ta. Trong đó tác giả cũng đã nêu
rõ “cần phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và vai trị tích cực, tiến bộ
của các tôn giáo phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Để có cái nhìn tổng
quan và hiểu rõ cặn kẽ về cơ cấu tổ chức cũng như nguyên tắc hoạt động của các
cấp Giáo hội, trong đó có Phật Giáo huyện đơng Anh, chúng tơi đã tìm hiểu Hiến
Chương của Giáo Hội Việt nam được thông qua lần thứ VIII, nhiệm kì 2017- 2022.
Trong đó, điều 11 quy định rõ hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cấp quận, huyện thị xã trực thuộc, chương VII từ điều 37 đến điều 42, nêu rõ về
giáo hội Phật Giáo Việt Nam cấp quận, huyện, thị xã về thành viên, các ban, cơ cấu

hoạt động....
Những công trình trên đây ít nhiều đều có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên một cơng
trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở một
vùng cụ thể (huyện Đông Anh) thì chưa có. Luận văn sẽ góp phần vào lấp đầy chỗ
trống trên.

11


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên c u
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra thực trạng về vai trò của Phật
giáo đối với việc bảo vệ môi trường ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện
nay, chỉ ra những vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm phát huy vai
trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đông Anh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ:
+ Khái quát chung các vấn đề lý luận về quan niệm của Phật giáo đối với
việc bảo vệ môi trường và các vấn đề thực tiễn về những vấn đề môi trường hiện
nay của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
+ Chỉ ra thực trạng về vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường
hiện nay ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
+ Chỉ ra những vấn đề đặt ra về vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ
môi trường ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát huy vai trò của Phật giáo đối với việc bảo vệ môi trường ở huyện Đông
Anh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên c u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trị của Phật giáo huyện Đơng Anh, thành phố Hà Nội đối với việc bảo

vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian huyện Đông Anh, Hà Nội
- Thời gian: giai đoạn hiện nay (từ năm 2010 đến nay)
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên c u
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tơn giáo, các
cơng trình nghiên cứu về tơn giáo của các Khoa học trong và ngoài nước.

12


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp luận, phương pháp
nghiên cứu liên ngành của tơn giáo học: phân tích, tổng hợp, so sánh; đặc biệt
chúng tôi sử dụng phương pháp của nhân học tôn giáo (điền dã, khảo sát thực địa tại
huyện Đông Anh với các cơng cụ chính là quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo
luận nhóm...) để nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình khoa học khảo cứu có tính hệ thống và chun sâu về vai
trò của Phật giáo đối với đời sống người dân ở một huyện cụ thể trên lĩnh vực môi
trường (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Khẳng định sự đóng
góp của Phật giáo đối với huyện Đơng Anh nói riêng, đất nước nói chung trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cung cấp những luận cứ, luận
chứng cụ thể nhằm phát huy những giá trị văn hố tơn giáo tốt đẹp, khắc phục
những hạn chế còn tồn đọng trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập tôn giáo, hoặc cho việc
hoạch định chính sách của các nhà nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

13


Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1 Một số khái niệm căn bản
Trước khi đi tìm hi u về quan niệm của hật giáo đối với việc bảo vệ môi
trường, chúng ta tìm hi u một số khái niệm căn bản
* Mơi trường
Chương trình mơi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) năm 1980 đã đưa ra khái
niệm về môi trường: “môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học,
kinh tế- xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể”.
Trong tuyên ngôn của UNESCO (1981) môi trường được định nghĩa như sau
“Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống
do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao
động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả
mãn các nhu cầu của con người".
Bách khoa toàn thư về môi trường (1994) định nghĩa: “môi trường là tổng
thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội, nhân văn và các điều kiện tác động trực
tiếp hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời
gian bất kỳ”.
Bách khoa toàn thư Philip- Philip Encyclopedia 2008, trang 304 có ghi: “Mơi
trường có nghĩa là tổ hợp các yếu tố vật chất và sinh học xung quanh một sinh vật.
Môi trường bao gồm các yếu tố vô sinh (phi sinh vật) như nhiệt độ, đất, khơng khí
và bức xạ và hữu sinh (sinh vật) như thực vật, vi sinh vật và động vật.”
Dưới góc nhìn của một nhà khoa học mơi trường nổi tiếng tại Mỹ G.Tyler

Miler trong tác phẩm khoa học và môi trường cho rằng, “môi trường là tất cả các
hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật hoặc một cơ thể nhất định
đang sống; là mọi vật bên ngoài một cơ thể nhất định”

14


Theo tác giả S.V.Kalesnik trong tác phẩm các quy luật địa lí chung của trái
đất định nghĩa "Mơi trường (được định nghĩa với mơi trường địa lí) chỉ là một bộ
phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội lồi
người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là mơi trường có quan hệ một
cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người"
Trong cuốn sách “ môi trường và tài nguyên Việt Nam” đã khái lược như sau
"Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn
đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội". [xem 36]
Theo khoản 1 điều 3, luật bảo vệ môi trường do Quốc hội Việt Nam ban
hành vào năm 2014: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” [xem 47]
Theo Tác giả Võ Quang Hiền: “môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người. Nó
có thể được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của con người” [ 66, Tr 191]
Qua đó có thể thấy được rằng, có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường.
Tuy nhiên, dù đứng dưới góc độ nào thì mơi trường cũng do nhiều yếu tố hợp thành,
trong đó có thể phân thành hai nhóm chính: một là các yếu tố sinh vật và phi sinh
vật, hệ sinh thái hình nên mơi trường tự nhiên, tiếp theo đó chính là các yếu tố chính
trị, kinh tế, văn hóa và mối quan hệ giữa con người với cá nhân, cộng đồng... hình
thành nên mơi trường xã hội. Trong đó, con người nằm ở vị trí trung tâm, có tác
động tích cực hay tiêu cực đến môi trường cũng như bị chi phối và chịu sự tác động

của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Như vậy, về nội dung của thuật ngữ môi trường khơng thể hiểu hạn hẹp rằng
đó chỉ là mơi trường đất đai, nước, khơng khí hay hệ sinh thái mà thuật ngữ này bao
hàm cả trên bình diện xã hội. Môi trường là không gian sống, tập hợp những yếu tố
và những mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của con người,
tồn tại và có sự tác động to lớn đối với hoạt động của con người trong mọi giai đoạn

15


phát triển của xã hội, bao gồm hai thành tố căn bản đó là mơi trường tự nhiên và
mơi trường xã hội, hai yếu tố này tồn tại song song và có ảnh hưởng qua lại, tác
động lẫn nhau.
* Mơi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực
vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. [xem 66]
* Môi trường xã hội
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người,
định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho con người khác với sinh vật khác
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi
phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hố, giáo dục,
thể thao, lịch sử... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm
mục tiêu cho mình [44, Tr 255].
* Bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và sinh vật”.[xem 47]
* ai trò theo từ điển Tiếng Việt, vai trò là tác dụng, chức năng của ai hoặc
cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung [60, Tr 1400]

16


* ai trò của Phật iáo đối với việc bảo vệ mơi trường:
Là vai trị của Phật giáo trong việc chung tay xây dựng môi trường tự nhiên
sạch đẹp, môi trường xã hội văn minh được thể hiện qua những hoạt động thiết thực
tại một địa bàn nhất định.
1.2 . Cơ sở lí luận về vai trị của Phật giáo đối với vấn đề bảo vệ môi
trƣờng
1.2.1 . Cơ sở lí luận về vai trị của Phật giáo đối với vấn đề bảo vệ mơi
trường tự nhiên
ạo Phật góp phần hình thành nhận thức về thế giới quan, mối liên hệ giữa
con người và thế giới tự nhiên thông qua thuyết dun khởi
Thuyết dun khởi hay cịn có nhiều tên gọi khác nhau như nhân duyên sinh,
hay còn gọi là thập nhị nhân duyên... là một trong những triết lí cơ bản và nền tảng
của giáo dục Phật Giáo, hình thành và phát triển thế giới quan của Đạo Phật. Thuyết
này chỉ rõ mọi sự vật, sự việc, hiện tượng hình thành nên thế giới đều nằm trong
mối liên hệ mật thiết với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết
quả của một yếu tố khác, tạo thành một chuỗi gồm 12 yếu tố, không có thành phần
nào đứng lẻ loi một mình và tác động một cách riêng lẽ, độc lập mà không phụ
thuộc vào các thành phần khác.

Mười hai thành phần của thập nhị nhân duyên được sắp xếp theo thứ tự nhất
định. Trong Tương Ưng bộ Kinh khái quát “như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh
duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ
duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên
sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ
khổ uẩn này tập khởi.” [17,Tr 244], đây gọi là duyên khởi. Các yếu tố như vô minh,
hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử được gọi là 12 chi
phần tạo nên vòng tròn “ thập nhị nhân duyên”. Mỗi chi phần được xác định như
một mắt xích trong sợi dây liên kết ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần, chúng
tuân theo quy luật nhân quả, không tự xuất hiện, cũng không tự mất đi.

17


Trong tác phẩm “con người với giáo lí mười hai nhân duyên”, từ việc nghiên
cứu chuyên sâu và cặn kẽ về giáo lí này, tác giả Phạm Đình Nhân đã từng đề cập
đến ba hình thức quán chiếu “12 nhân dun” theo chiều thuận mà theo chúng tơi
chính những phép qn chiếu này giúp chúng ta có thể hình thành nên thế giới quan
của Phật Giáo từ đó đưa đến những liên hệ với việc bảo vệ môi trường. Trong ba
phép quán chiếu theo chiều thuận, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phép quan sát
trạng thái sinh khởi của mười hai nhân duyên từ trong quá khứ xa xôi, tức vơ thủy
kiếp về trước. Theo đó, tác giả khẳng định: “Từ vô thủy do vô minh mê mờ, các
vọng động từ từ sinh khởi tức hành. Đây là nói về trạng thái của mười hai nhân
duyên từ vô thủy, do vơ minh vọng động tạo tác mà có thế giới và chúng sinh và cứ
như thế, tiếp tục sinh khởi cho đến ngày nay và mãi mãi về sau...” [42, Tr 27]. Hịa
Thượng Thích Thanh Kiểm cũng đã từng đề cập đến trong tác phẩm: “ Lịch Sử Phật
giáo Ấn Độ” rằng: “Đức Thế tôn người đã quan sát thế giới theo hai dạng thức khác
nhau, tức là hiện thực thế giới quan và lý tưởng thế giới quan. Cũng theo đó, thế
giới quan hiện thực được hình thành dựa trên ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức).
Tuy nhiên, ngũ uẩn thì nương vào nhân duyên mà kết hợp hay ly tán” [19, Tr 28].

Từ đây chúng ta có thể rút ra kết luật về sự hình thành của thế giới theo đạo Phật.
Nguồn gốc của con người, của mọi lồi chúng sinh hữu tình và vơ tình, đều dựa trên
quy luật nhân duyên.
Nguyên lí này thể hiện mối tương quan giữa con người với vạn vật xung
quanh. Nói cách khác, lý duyên khởi giúp ta thấy rõ mối tương quan sinh diệt của
vạn hữu vũ trụ, khơng có một pháp nào có thể hiện hữu độc lập, thế giới này tồn tại
như một mạng lưới “nhân duyên sinh” vĩ đại, trong đó tất cả các sự vật, sự việc,
hiện tượng đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong tác phẩm “ Đạo Phật và
môi trường” , tác giả Thích Nhuận Đạt đã khẳng định lý duyên khởi “ cái này có
nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh cho thấy mối quan hệ nội tại trong sự
sinh tồn của sự vật. Mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên đều ảnh hưởng lẫn nhau, một sự vật hưng thịnh thì tất cả
đều hưng thịnh, một sự vật suy vong thì tất cả đều suy vong. Phá hoại thiên nhiên

18


và đối lập với thiên nhiên thì nhất định khiến cho nhân loại tự chuốc lấy sự diệt
vong” [54, Tr 30] . Con người cũng như vạn vật trong vũ trụ luôn nương tựa và ảnh
hưởng lẫn nhau, tạo nên một bản đại hoà tấu, nếu thiếu đi một bản hịa tấu đó sẽ
khơng tồn vẹn nhưng nếu khơng có tất cả thì sự tồn tại của một thứ cũng khơng
thể, đó là lẽ dĩ nhiên. Con người khơng thể tồn tại riêng lẽ, mà phải phụ thuộc vào
thiên nhiên, sinh khởi đồng thời cùng với sự ra đời của mọi chúng sinh, nương vào
thế giới tự nhiên để sinh sống và tồn tại. Con người cũng không thể tự mình quyết
định hay thay đổi bất cứ một quy luật tự nhiên nào của vũ trụ.
Theo Phật Giáo, chỉ cần vơ minh đoạn trừ thì vịng trịn nhân dun sẽ bị phá
vỡ. Như vậy, cuộc sống của con người đang đắm chìm trong sự vơ minh khiến cho
chúng ta bị trói buộc trong vịng biến hóa vơ tận, chỉ khi nào con người đoạn trừ
được vơ minh thì con người mới hướng đến con đường giải thốt, giác ngộ. Vì
khơng hiểu rõ thực tướng của các pháp (con người và thế giới) mà con người luôn

đề cao cái tôi, đắm chấp vào tự ngã của mình , từ đó trở nên tham ái và chấp thủ là
những động lực khiến cho những hành động của thân, khẩu, ý trở nên tiêu cực
Cái hay của giáo lí mười hai nhân duyên đó là sự kết tinh của trí tuệ và nhân
bản, khi người Phật tử tại gia hay xuất gia, người am hiểu giáo lí mười hai nhân
duyên, sẽ diệt trừ được vô minh và ái là cái nhân của hiện tại tạo tác cho cái quả của
đời sau. Chúng ta phải thấy rõ được cội nguồn của vô minh, cần phải bù đắp những
gì đã cướp đoạt của thiên nhiên bằng những hành động thiết thực dù nhỏ nhất. Diệt
trừ vô minh hiện tại như thế nào? Đức Phật đã từng dạy: “nhất thiết duy tâm tạo”,
có nghĩa là tất cả đều do tâm mà ra. Nếu tâm ta trong sạch và sáng suốt, hạnh phúc
sẽ theo ta như bóng với hình.
Phật giáo giúp con người đề cao trách nhiệm, lối sống hài hồ với thiên
nhiên thơng qua giáo lí nhân quả
Giáo lí nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả là một
trong những nguyên lí, làm nền tảng cơ bản của giáo dục Phật Giáo. Theo đó,
mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu
quả đều có nhân của nó. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ

19


nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ. Hịa
Thượng Tịnh Khơng đã từng khẳng định: “Mọi sự vật trên thế gian đều phải chịu sự
chi phối của luật nhân quả. Vạn vật đều giả ảo và vô thường nhưng luật nhân quả lại
là một chân lí vĩnh cữu và bất biến. Nhân và quả có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Nhân trở thành quả và quả này lại trở thành một nhân khác. Từ chuỗi nhân quả bất
tận này chúng ta có thể thấy một hành động nguyên nhân không thể kết thúc trọn
vẹn và một nghiệp quả không phải là quả độc nhất. Sự phối hợp nhân quả tạo ra một
chu trình tàn nhẫn đó là vịng ln hồi sinh tử” [48, tr 159].
Thuyết nhân quả gần với khái niệm “nghiệp” trong Phật Giáo. Theo Phật
Giáo: con người là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiên cứu cụ thể

qua các kinh điển của đạo Phật, chúng ta có thể thấy được rằng tất cả mọi loài động
vật đều bị chi phối bởi nghiệp lực, nhưng lại có sinh mệnh độc lập, tự chủ giống con
người, cùng chung sống trong cùng một thế giới với con người, có thể tu tập để giải
thoát. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, trải qua dịng lịch sử hơn 26 thế kỉ từ khi
giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra Phật giáo, giáo lí của Ngài ln thể hiện tình
u thương đến mn lồi chúng sinh.
Theo đạo Phật, nếu người nào có tâm từ sẽ được sinh về cõi lành, còn nếu
ngược lại, sẽ sinh về cõi xấu, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Trong trích lục các bài giảng
trong kinh điển Pali có câu: “con đường đưa đến đoản mạng là sát sinh, tàn nhẫn,
hay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng
sinh. Nhưng ở đây, này thanh niên, có người đàn bà hay đàn ơng, từ bỏ sát sinh,
tránh xa sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm biết tàm q, có lịng từ, sống thương xót
đến hạnh phúc tất cả chúng sinh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như
vậy sau khi thân hoại mạng chung người ấy được sinh vào thiện thú, thiên
giới”.[49, Tr 225]
Nhờ hiểu được mối tương quan giữa ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai con
người nhận thức được không phải ngẫu nhiên mà ngày nay chúng ta đang phải gánh
chịu những hậu quả của thiên tai, động đất, lũ lụt làm thiệt hại đến người, vật chất
và tinh thần. “Mạng lưới nhân quả này đã liên kết mọi sự vật cả về thời gian lẫn

20


không gian nên không chỉ mọi sự vật tồn tại trong hiện tại lệ thuộc lẫn nhau mà tất
cả mọi sự vật trong quá khứ cũng như tương lai đều liên quan đến nhau” [6, Tr 86].
Đạo Phật bồi dưỡng cho con người tình yêu thương và sự thấu hiểu những việc làm
mà mình đã gây tổn hại đối với thiên nhiên. Mặt khác, với luật nhân quả là cơ sở để
con người xác định hành vi, trau dồi những tư tưởng, ý niệm chân chính.
Mặc dù, những nguyên tắc đạo đức hàng ngày luôn hướng thiện, và trừng trị
kẻ ác, những kẻ lợi dụng, chiếm đoạt thiên nhiên, nhưng hầu hết chúng chỉ là hành

động tức thời như: xử phạt hành chính, xử phạt về dân sự mà chưa giải quyết được
tận gốc rễ của vấn đề. Tại một số nước phát triển, những việc làm nhỏ ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường như việc xã rác bừa bãi hay khạc nhổ cũng bị xử phạt. Tuy
nhiên, tại một số quốc gia, việc kiểm soát những hành vi nhỏ nhặt này hầu như
khơng có. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để thay đổi được từ bên trong, cái mà đức
Phật gọi là “ý” trong tam nghiệp: thân, khẩu, ý. Ý thay đổi thì thân cũng làm những
điều tốt đẹp cho mơi trường, miệng nói những lời hay ý đẹp để vận động người
khác cùng làm theo mình.
Trong Kinh Tăng Chi II, trang 7 có câu: “con người là chủ nhân của nghiệp,
là kẻ thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm
tựa”, mọi sự vật trên thế giới, kể cả con người tồn tại khơng bao giờ lìa bỏ hai chữ “
nhân quả”. Cũng như vậy, từ nhận thức về mối tương quan đó, hành động của con
người cần phải tích cực và phù hợp với những chuẩn mực môi trường nhất định,
thậm chí là phải tích cực hơn trong việc cải tạo môi trường để tạo nên một môi
trường trong lành, tốt đẹp hơn.
Phật Giáo cho rằng, trên thế gian này, khơng có một điều gì xảy ra đối với một
người mà khơng có ngun nhân “Ta chỉ thấy biểu hiện trước mắt cái quả đang trổ
mà không thể thấy được tất cả các nguyên nhơn vi tế đã sinh quả ấy, vì nhơn khơng
phải hồn tồn phát sanh trong hiện tại mà có thể rải rác gieo trồng tự vơ lương kiếp.”
[ 43, Tr 297]. Vì vậy, người am hiểu Phật pháp sẽ khơng vì tâm cầu danh cầu lợi mới
làm những hành động tốt mà họ làm thực sự vì tình thương yêu, vì khởi tâm hoan hỷ,
thấu hiểu được nỗi trắc ẩn của muôn vạn vật, muôn vạn chúng sinh.

21


Nếu như thuyết duyên khởi khái quát nên thế giới như một mạng lưới “nhân
duyên sinh” vĩ đại, nói lên mối quan hệ chặt chẽ, nương vào nhau mà tồn tại của các
sự vật, hiện tượng, thì thuyết nhân quả giúp con người điều chỉnh đạo đức, hành vi
của con người. “Không phải một cách ngẫu nhiên mà đức Từ phụ Thích-ca Mâu-ni

lại dạy về luật nhân quả trong hầu hết các kinh điển, và mỗi lời dạy của Ngài đều
hàm chứa vơ số ý nghĩa, song cũng khơng ngồi mục làm cho tất cả chúng sinh đều
nhận ra được mối quan hệ giữa nhân duyên đời trước và quả báo đời sau của mình.
Bởi một khi đã nhận hiểu được mối quan hệ đó, thì dù chúng ta làm việc gì, nói lời
gì, cũng đều sẽ phải nghĩ đến kết quả tốt hay xấu mà nó mang lại. Như vậy sẽ tuyệt
đối khơng có sự làm liều, nói ẩu, để rồi phải chịu hậu quả đau khổ trong hiện tại và
tương lai.” [50, Tr 5]
Theo giáo lí nhà Phật, nhân nào quả nấy, không bao giờ nhân quả tương phản
hay mâu thuẫn nhau. Nói cách khác, nhân quả bao giờ cũng đồng một loại. Một
nhân không thể sinh được quả, mà phải được sự trợ giúp của nhiều duyên khác, thí
dụ, tại một số nơi con người chịu hậu quả của việc hạn hán như ngày nay không
phải do một nguyên nhân mà là sự tích tụ của nhiều yếu tố như: chặt phá rừng, xây
dựng nhiều nhà máy, khu công nghiệp, chất thải từ phương tiện giao thông... Biết
được điều đó con người đều cẩn thận trong mọi hành động của mình, chung tay vì
cuộc sống của vạn vật, họ cần biết rằng hành động của họ làm ra tuy không lớn
nhưng là một trong những nhân tố cấu thành sự ô nhiễm chung của xã hội. Càng
giảm đi nhiều nhân tố tiêu cực gây ô nhiễm môi trường thì bài tốn khó của tồn xã
hội sẽ trở nên đơn giản hơn.
Phật giáo giúp con người hi u được nguyên nhân và tìm ra biện pháp đ hạn
chế ô nhiễm môi trường thông qua giáo lí tứ diệu đế
Giáo lí Tứ diệu đế hay cịn gọi là tứ đế, là bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật
thuyết Giảng cho 5 anh em ông Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển, bao gồm bốn
chân lí sự thật khổ đau của con người là Khổ- tập- diệt- đạo
Khủng hoảng sinh thái, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm môi trường... là
những biểu hiện của mơi trường tự nhiên có liên quan chặt chẽ đến khái niệm khổ

22


đế trong chân lí "tứ đế" của đạo Phật. Do những hành vi cố ý, không làm chủ được

hành động của mình, làm tổn thương đến thiên nhiên mà con người phải gánh chịu
những hậu quả mất cân bằng, đảo lộn cân bằng sinh thái, ơ nhiễm mơi trường, suy
thối nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khổ là gì? Là khi con người sống trên trái đất
này đang phải gánh chịu những hậu quả do chính con người gây ra. Khơng ít nơi
tuy cuộc sống vật chất đầy đủ nhưng con người đang phải sống cùng với bầu khơng
khí bị ơ nhiễm trầm trọng. Nạn chặt phá rừng gia tăng khiến con người phải chịu
những hậu quả của lũ lụt, hạn hán, lũ quét, bão, họ phải đối mặt với những cảnh
tượng thương tâm. Đem đến sự an vui cho muôn lồi địi hỏi con người ý thức về
giá trị bình đẳng của mọi loài sinh vật. Ta cần hiểu rằng đó khơng chỉ là nỗi khổ của
ta mà là nỗi khổ của mn vạn chúng sinh. Những lồi động vật quý hiếm đang
ngày đêm bị rình rập, vì phục vụ cho lợi ích của con người mà bao chúng sinh chịu
đau khổ hàng ngàn con gấu bị giam cầm để hút mật, hàng triệu cá mập bị giết để lấy
vây, loài tê giác hay voi bị giết chỉ để lấy sừng, lấy ngà, nhiều động vật trở tuyệt
chủng vì mất đi môi trường sống, những cánh đồng đang xanh tươi bỗng chốc trở
nên tàn lụi chỉ vì nhu cầu vật chất của những kẻ muốn chiếm đoạt thiên nhiên, cướp
đi cơ hội sống của mn lồi.
Giáo lí đạo Phật đã chỉ ra nguyên nhân của mọi sự khổ đau trên cuộc đời này
thông qua “tập đế- nguyên nhân của khổ” – đây được xem như cội nguồn căn
nguyên xuất phát từ bản thân mỗi con người, được xem như “tam độc” là tham lam,
sân hận và si mê.
Tâm tham tạo nền móng vững chắc cho những ham muốn dục lạc về vật chất
và tinh thần. Phật giáo cho rằng mọi khổ đau của con người đều bắt nguồn từ sâu
thẳm bên trong tâm thức, đó chính là lịng tham. Nó làm cho con người cố bám víu
vào các sự vật, sự việc, hiện tượng để đáp ứng lòng khao khát tham ái không bao
giờ dừng, không bao giờ thỏa mãn. Tác giả Lê Văn Tâm đã từng đề cập : “Tính
tham dục ngày càng nhanh, ngày càng nhiều và ngày càng mới” đã cổ vũ và thúc
đẩy sự phát triển lòng tham ái, khiến con người xa rời nếp sống tỉnh thức, xa rời và
đối nghịch với thiên nhiên, đã xô con người vào sự phá hoại những nhân tố mà

23



×