Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Gián án CÁC BƯỚC ĐỌC ECG (DIEN TAM DO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.81 KB, 7 trang )

CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
GIẢI PHẪU HỌC
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG
I. Nhịp.
II. Tần số.
III. Sóng P.
IV. Khoảng PR.
V. QRS.
VI. Đoạn ST.
VII. Sóng T.
VIII. Sóng U.
IX. Khoảng QTc
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐỌC ECG
Giấy đo ECG
Thời gian:
1 ô nhỏ = 0,04s
5 ô nhỏ = 1 ô lớn = 0,2s
Biên độ:
1 ô nhỏ = 1 mm = 0,1 mV
5 ô nhỏ = 10 mm = 1 mV
Tốc độ giấy khi đo = 25 mm/s; 50 mm/s
Test mV chuẩn có hình chữ nhật với biên độ cao là 10 mm = 1 mV, các góc phải là
góc vuông.
Cách mắc điện cực:
Đỏ : Tay P
Vàng : Tay T
Xanh : Chân T
Đen : Chân P
Khi khảo sát các sóng cần khảo sát một cách có hệ thống:
- Hình dạng sóng.
- Thời gian.


- Biên độ.
- Trục hay hướng của sóng khảo sát trên cả 2 mặt phẳng.
VỊ TRÍ ĐẶT ĐIỆN CỰC TRƯỚC TIM
SƠ ĐỒ MINH HỌA CÁC MẶT CẮT KHẢO SÁT TIM VÀ CÁC CHUYỂN ĐẠO
TƯƠNG ỨNG
TRỤC ĐIỆN TIM
PHỨC BỘ ĐIỆN TÂM ĐỒ
I. NHỊP:
- Nhịp bình thường gọi là nhịp Xoang, được tạo ra bởi xung động điện hình thành
trong nút SA và đặc trưng bởi:
- Sóng P đồng dạng tần số 60-100 lần/phút, đều.
- Sóng P (+) ở DII, aVF; P (-) ở aVR.
- Mỗi sóng P đi kèm với 1 QRS.
- PP dài nhất – PP ngắn nhất < 0,16s
- Nhịp chậm hơn 60 lần/phút gọi là nhịp Chậm xoang, nhịp nhanh hơn 100 lần/phút
gọi là nhịp Nhanh xoang.
II. TẦN SỐ:
Bình thường nhịp xoang có tần số từ 60-100 lần/phút. Tần số của tim được xác
định dễ dàng bằng cách đếm số ô vuông lớn giữa 2 chu chuyển tim. Tần số tim đo
được = 300 / số ô lớn.
III. SÓNG P:
Là sóng đầu tiên của ECG và chỉ ra hoạt động lan truyền xung động điện ngang
qua nhĩ (khử cực và tái cực nhĩ).
- Hình dạng sóng P bình thường có hình vòm thẳng (smooth), không nhọn và không
có khấc (notch).
- P (+) ở DI, DII, V
4-6
và aVF.
- P (-) ở aVR.
- P thay đổi ở DIII, aVL và các chuyển đạo trước tim khác.

- Thời gian < 0,12s.
- Biên độ < 0,25 mV (< 2,5 ô nhỏ).
- Trục sóng P từ 0 đến +75°.
IV. KHOẢNG PR:
- Là khoảng thời gian được tính từ khi bắt đầu sóng P đến khi bắt đầu phức bộ QRS.
Là thời gian cần thiết để xung động truyền từ nhĩ qua nút nhĩ thất đến các sợi tế bào
cơ tâm thất (Purkinje network).
- Bình thường từ 0,12 - 0,20s (0,12 - 0,22s).
- Phần lớn thời gian khoảng PR phản ánh hiện tượng dẫn truyền chậm qua nút AV
(bị ảnh hưởng bởi hệ giao cảm và phó giao cảm), do đó khoảng PR thay đổi theo
nhịp tim: khi nhịp tim nhanh - khoảng PR ngắn hơn là khi nhịp tim chậm; khoảng PR
cũng dài hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi.
V. PHỨC BỘ QRS:
- Là thành phần quan trọng nhất của ECG, nó biểu hiện sự lan truyền xung động
ngang qua cơ thất (khử cực và tái cực).
- Quy ước:
* Sóng âm đầu tiên là sóng Q;
* Sóng dương đầu tiên là sóng R (có thể không có sóng Q đi trước);
* Sóng âm đi sau sóng R là sóng S …
* Các sóng đi sau đó, tùy theo sóng âm hay dương được gọi là R’, S’ …
1- Thời gian: Bình thường từ 0,05 - 0,10s.
QRS > 0,12s là biểu hiện bất thường.

×