Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử việt nam (1858 1918) ở trường thpt (chương trình chuẩn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) Ở TRƢỜNG THPT
(chƣơng trình chuẩn).

Sinh viên thực hiện

: Hồ Thị Nhung

Chuyên ngành

: Sƣ phạm Lịch sử

Lớp

: 13SLS

Người hướng dẫn

: Ths. Trƣơng Trung Phƣơng

Đà Nẵng, tháng 5/2017



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s
Trương Trung Phương, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận
tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo tại
các trường THPT trên địa bàn Quảng Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để
em thực nghiệm đề tài trong suốt q trình làm khóa luận.
Trong q trình làm khóa luận, do hạn chế về thời gian, đồng thời do trình
độ lý luận cịn hạn chế nên bài báo cáo khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong các thầy, cơ bỏ qua. Cuối cùng em kính chúc q Thầy, Cô dồi dào sức khỏe
và thành công trong sự nghiệp cao quý.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Nhung


CÁC DANH TỪ VIẾT TẮT
1. CNTT: Công nghệ thông tin
2. DHLS: Dạy học lịch sử
3. HS: Học sinh
4. GV: Giáo viên
5. THPT: Trung học phổ thông


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................4
5.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................................4
5.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
7. Bố cục đề tài ............................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ...................................................................................6
1.1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................6
1.1.1. Quan niệm về công nghệ thông tin ...................................................................6
1.1.2. Khái niệm về sơ đồ tư duy ................................................................................7
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường THPT....... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................10
1.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................................10
1.2.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................10
1.2.3. Nội dung điều tra .............................................................................................10
1.2.4. Kết quả điều tra ...............................................................................................11
Chƣơng 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ
TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG (chƣơng trình chuẩn) ........................13
2.1. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam .....................................................13



2.2. Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy
học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) .............21
2.2.1. Nắm vững mục tiêu, yêu cầu và nội dung mơn học ........................................21
2.2.2. Đảm bảo tính khoa học ...................................................................................23
2.2.3. Đảm bảo tính trực quan ...................................................................................24
2.2.4. Đảm bảo tính thẩm mĩ .....................................................................................24
2.2.5. Phát huy tính tích cực của học sinh .................................................................25
2.3. Quy trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy
học Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ...........25
2.3.1. Một số phần mềm để tạo sơ đồ tư duy ............................................................25
2.3.2.1. Phần mềm iMindMap ...................................................................................25
2.3.2.2. Phần mềm Edraw Mind Map .......................................................................27
2.3.2.3. Phần mềm Microsoft PowerPoint ................................................................28
2.3.2.4. Phần mềm Open Mind .................................................................................29
2.3.2. Cài đặt phần mền iMind Map .........................................................................30
2.4. Hệ thống sơ đồ tư duy được sử dụng để dạy học lịch sử Việt Nam (1858 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) .............................................................31
Chƣơng 3: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM (1858 - 1918) Ở TRƢỜNG THPT (chƣơng trình chuẩn)..........................34
3.1. Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử Việt Nam (1858
- 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ..........................................................34
3.1.1. Phù hợp với từng loại bài học .........................................................................34
3.1.2. Phù hợp với đối tượng học sinh ......................................................................34
3.1.3. Phát huy tính tích cực cho học sinh ................................................................35
3.2. Các hình thức và phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử
Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ...............................36
3.2.1. Các hình thức sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858
- 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) ..........................................................36
3.2.1.1. Sử dụng trong việc dạy học nội khóa ...........................................................36
3.3.1.2. Sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa .....................................................37



3.2.2. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn) .............................................................38
3.2.2.1. Tổ chức dạy học theo nhóm .........................................................................38
3.2.2.2. Tổ chức dạy học nêu vấn đề .........................................................................39
3.2.2.3. Tổ chức hoạt động tự học .............................................................................40
3.3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................41
3.3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................41
3.3.2. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ...................................................................41
3.3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành ...............................................................41
3.3.4. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................42
KẾT LUẬN ..............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
“Biết sử ta” khơng phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài
chiến cơng nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số
người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà cịn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người
Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không
phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. Qua đó cho thấy vai trị quan
trọng của bộ môn lịch sử đối với học sinh. Học lịch sử là giúp cho học sinh lĩnh hội
một cách vững chắc, hệ thống kiến thức về lịch sử xã hội loài người và cả lịch sử
dân tộc từ trước đến nay. Giúp cho các em khôi phục lại bức tranh quá khứ với đầy
đủ tính cụ thể, tính hình thành, tính mn màu mn vẻ của nó, đồng thời hướng

dẫn cho các em đánh giá, nhận xét về những điều lịch sử đã qua, bước đầu vận dụng
kiến thức đó vào cuộc sống. Trên cơ sở hình thành một hệ thống kiến thức đó mà
phát triển năng lực của học sinh.
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, được
xác lập trong bối cảnh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại và phát triển, trong khi
đó Việt Nam dưới triều Nguyễn khi mới thành lập đã gặp khơng ít sự chống đối của
nhân dân, để đàn áp các cuộc nổi dậy triều đình đã nhờ đến sự giúp đỡ của Pháp và
dần dần Việt Nam đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Cho đến năm
1858, Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam, từ đây nước ta rơi vào thời kì
mới, thời kì đấu tranh, bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng.
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trở thành vấn đề được sự
quan tâm của nhà giáo và toàn xã hội. Phương pháp dạy học là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy
học, địi hỏi người dạy phải làm quen với cơng nghệ thông tin. Trước sự bùng nổ
của công nghệ thông tin thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học nói

1


chung và dạy học lịch sử nói riêng là nhu cầu cấp thiết. Đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh, qua đó sẽ làm cho bài học thêm sinh động, thu hút học sinh
do có nhiều minh họa sinh động cụ thể với những hình ảnh, phim tư liệu… tạo các
em hứng thú với môn học. Đối với môn lịch sử kết hợp phương pháp dạy học truyền
thống với phương pháp dạy học hiện đại: ứng dụng công nghệ thông tin để truyền
tải kiến thức cơ bản, cần thiết. Mặc khác đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học để tiết
học thêm phần sinh động. Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp theo quan điểm hiện
đại, nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo ra môi trường dạy học tương
tác cao, tạo điều kiện để học sinh chủ động học tập nâng cao chất lượng học tập.

Lịch sử là những cái đã xảy ra trong quá khứ, chúng ta không thể tận mắt
chứng kiến mà nó chỉ được tái hiện thơng qua hình ảnh, lời kể của nhân vật, sơ đồ,
bản đồ, phim tư liệu… Vì vậy để cho lịch sử khơng bị khơ khan, nhàm chán buộc
người giáo viên phải tìm cho mình một phương pháp dạy học thích hợp để lơi kéo
học sinh vào với bài giảng và ngày càng hứng thú hơn với mơn học. Có rất nhiều
phương pháp để kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy
học hiện đại để mang lại hiệu quả cao trong dạy học, và một trong những phương
pháp đó tơi chọn phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư
duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình
chuẩn).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang được quan tâm và thực hiện, nhất
là việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung
và dạy học Lịch sử nói riêng ở trường trung học phổ thơng có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Chính vì vậy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này cả trong nước
và nước ngoài.
Các tác phẩm viết về vấn đề này trước hết là cuốn “Chuẩn bị giờ học Lịch sử
như thế nào?” Đa-ri đã chỉ ra quá trình để phát triển tư duy học sinh. Đó là “Lựa
chọn tài liệu khéo léo, nhằm mục đích làm cho giờ học đem lại sự phong phú về

2


kiến thức, tình cảm, tư duy; xác định chất lượng của sự kiện, ý nghĩa của chúng đối
với sự hình thành khái niệm, đối với sự phát triển tư duy và giáo dục đạo đức cho
học sinh, đưa vào bài học tất cả yếu tố cần thiết cho việc xây dựng nhận thức lịch
sử hồn chỉnh” [11, tr. 25].
Nói về vấn đề này khơng thể khơng kể đến cơng trình lí luận chung về
phương pháp dạy học Lịch sử điển hình nhất là cuốn “Phương pháp dạy học Lịch
sử” do Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi. Đã dành

một chương “Phát triển năng lực nhận thức và thực hành cho học sinh trong học
tập Lịch sử” [21, tr. 265]. Tác giả nhận định rằng: “Trong sự phát triển tư duy nói
chung cho học sinh, mỗi mơn học ở phổ thơng đều góp phần hình thành những nét
riêng của mình và mơn Lịch sử cũng hình thành ở các em tư duy lịch sử” [21, tr.
275]. Tuy nhiên giáo trình cũng chỉ mới trình bày lí luận chung chứ chưa đi sâu vào
vấn đề sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy để phục vụ dạy học
Lịch sử Việt Nam.
Ngô Minh Oanh (chủ biên) đã viết cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông” đã đề cập đến vấn đề ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào việc
ứng dụng cho từng giai đoạn lịch sử và đặc biệt là giai đoạn (1858 - 1918) của lịch
sử Việt Nam.
Tác phẩm của Nguyễn Thị Côi (chủ biên), “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư
phạm” cũng có nói đến việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật day học để nâng cao
hiệu quả dạy học, nhưng cũng chưa đề cập sâu sắc đến việc ứng dụng công nghệ
thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học Lịch sử.
Trong một số bài viết “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT” (2012) của tác giả Nguyễn Chí Thuận đã trình bày những thuận lợi khó
khăn trong việc dạy học Lịch sử ở THPT hiện nay và tầm quan trọng của việc sử
dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Tuy nhiên tác phẩm chỉ
dừng lại ở việc sử dụng sơ đồ tư duy chứ chưa đi sâu vào việc ứng dụng công nghệ
thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy.

3


Nhưng nhìn chung, số cơng trình nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ
thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam là khơng ít.
Tuy nhiên, đa số các cơng trình đều trình bày một cách khái quát, chứ chưa đi sâu
vào thiết kế cho từng giai đoạn đặc biệt là giai đoạn 1858 - 1918. Chính vì vậy cơng

trình nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn chi tiết cụ thể hơn về vấn đề
ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt
Nam (1858 - 1918).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài này tôi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin để
thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ
thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).
Chủ yếu tập trung lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) của sách giáo khoa lớp 11,
chương trình chuẩn.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi trong vấn
đề dạy học Lịch sử phổ thông hiện nay, xác định những kiến thức cơ bản của nội
dung chương trình sách giáo khoa ở trường THPT phần Lịch sử Việt Nam (1858 1918), (chương trình chuẩn), trên cơ sở đó tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin
thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học Lịch sử, nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Lịch sử ở trường THPT.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Nguồn tƣ liệu
Cơ sở của phương pháp nghiên cứu khóa luận là Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và lịch sử giáo dục chủ yếu là lí luận dạy học bộ
mơn lịch sử.

4


5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi nghiên cứu và sử dụng một
số phương pháp sau:

Về phương pháp nghiên cứu lý thuyết: các sách về phương pháp, các khóa
luận, các báo cáo về phương pháp dạy học, các tạp chí chuyên ngành và các tài liệu
khác có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
Về phương pháp tiến hành điều tra: tiến hành điều tra tình hình ứng dụng
cơng nghệ thơng tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam
(1858 - 1918). Bên cạnh đó tìm hiểu khả năng nắm bài và hiểu bài qua bài giảng của
giáo viên.
Phương pháp thống kê toán học: sử dụng một số phép thống kê tốn học để
trình bày kết quả thực nghiệm và kiểm định kết quả qua hai nhóm: Đối chứng - thực
nghiệm.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: sưu tầm,
phân tích, so sánh, đối chiếu, tập hợp tư liệu… theo yêu cầu của đề bài.
6. Đóng góp của đề tài
Tìm hiểu đề tài ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục
vụ dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT ngoài việc cũng cấp một
phương pháp dạy học lịch sử hiện nay, giúp cho người học tìm ra được phương
pháp học tập mới, hình thành tư duy lơgich cho người học, ngồi ra các em có thể
ứng dụng cơng nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy để học các mơn khác. Cịn
đối với giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ
dạy học lịch sử để làm bài dạy hiệu quả hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề bài gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học lịch sử ở trường THPT (chương trình chuẩn)
Chương 2: Ứng dụng cơng nghệ thông tin để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ
dạy học lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)
Chương 3: Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy phục vụ dạy học lịch sử Việt
Nam (1858 - 1918) ở trường THPT (chương trình chuẩn)


5


NỘI DUNG
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THƠNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về công nghệ thông tin
Bộ môn lịch sử với những ưu thế của mình đã góp phần quan trọng trong
giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm của dân tộc
ta. Tuy nhiên trên thực tế, điều kiện học tập vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội
đặt ra. Học sinh hiện nay khơng có hứng thú với mơn lịch sử, mà một trong những
nguyên nhân dẫn đến học sinh thờ ơ với bộ môn này là do trang bị kĩ thuật, cơ sở
vật chất dạy học còn thiếu, lạc hậu, phương pháp truyền đạt của giáo viên còn hạn
chế, gây ra sự nhàm chán cho học sinh.
Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng
dạy và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong toàn
ngành hiện nay.
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động đến
công cuộc phát triển kinh tế xã hội loài người. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ
ý nghĩa và tầm quan trọng của công nghệ thông tin, truyền thông cũng như yêu cầu
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức.
Ngày nay khi công nghệ thơng tin càng phát triển thì việc ứng dụng cơng
nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo
dục và Đào tạo. Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh
mẽ trong những năm gần đây và các trường đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập.

Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem

6


công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương
pháp dạy học ở các môn học.
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT phục vụ sự nghiệp Cơng nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của
ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã
giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005 thông qua quyết định số
81/2001/QĐ-TTg.
Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày 04 tháng
11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Phát huy vai trị
của cơng nghệ thơng tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản
lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật,
đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là một trong
những mục tiêu quan trọng hiện nay của ngành giáo dục. Việc ứng dụng CNTT
nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn
địi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội ngũ giáo
viên. Nhưng thiết nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi
dưỡng về kiến thức tin học, các GV hồn tồn có thể thiết kế được bài giảng điện tử
để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng
dạy.

1.1.2. Khái niệm về sơ đồ tư duy
Tư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa
học và nhiều nhà khoa học ngiên cứu. Theo triết học thì nghiên cứu tư duy dưới góc
độ lý luận nhận thức. Lơgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã
hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ

7


xã hội khác nhau. Sinh lí học nghiên cứu cơ chế của hoạt động thần kinh cao cấp
với tư cách là nền tảng vật chất của quá trình tư duy ở con người.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (NXB Từ điển bách khoa, Hà
Nội, 2005) thì tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc
biệt là bộ não người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các
khái niệm, sự phán đoán, lý luận…
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong giáo trình tâm lí học đại cương đưa ra định
nghĩa: “Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết”.
Trong giáo trình tâm lí học do Phạm Minh Hạc chủ biên đã đưa ra những
khái niệm: “Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối quan hệ có tính chất quy luật của sinh viên và hiện tương trong hiện thực
khách quan mà ta chưa biết”.
Khái niệm sơ đồ tư duy được xây dựng bởi Nhà tâm lý học thế kỉ XX Tony
Buzan trên nền tảng tâm lý học hiện đại. Buzan nghiên cứu chuyên sâu về bộ não,
trí nhớ và tìm ra quy luật khi xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh, giúp bộ não ghi
chép các sự kiện một cách hệ thống. Theo ông: “Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì
mình cần phải tập luyện nó, giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị
teo đi vậy”. Kết hợp giữa kiên thức tâm lý học đương thời và nghiên cứu trên,
Buzan đã đưa ra: Sơ đồ tư duy giúp luyện tập trí não (Mindmap).

Sơ đồ tư duy là một phương pháp, lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định
thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng Từ khố, Hình Ảnh chủ đạo. Mỗi từ
khố hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ thể và
làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới.
Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu giữ,
sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin bằng cách sử dụng từ hay hình
ảnh then chốt hoặc gợi nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các
ý tưởng mới. Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Sơ đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự
kiện, ý tưởng và thơng tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu.

8


Tóm lại, Sơ đồ tư duy là bản đồ thơng tin cho bộ não của bạn, giúp nó hoạt
động nhẹ nhàng, lưu trữ nhiều và nhớ thông tin được lâu hơn.
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT
Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, người giáo viên phải luôn
sử dụng tốt các phương dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những
phương pháp đó việc sử dụng sơ đồ tư duy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông.
Thứ nhất, trong những năm qua, công tác thiết bị trường học đã có nhiều
thay đổi và đạt những kết quả đáng khích lệ. Trang bị ngày càng nhiều CNTT dùng
để dạy học chính vì thế giáo viên ứng dụng CNTT thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ dạy
học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Việc thiết kế sơ
đồ tư duy phục vụ dạy học được đề cập đến trong đề tài này mang ý nghĩa thể hiện
sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của giáo viên để thực
hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả năng sư phạm của mình, với đặc điểm
của lớp học, người học và môn học. Sơ đồ do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp
từng bài dạy giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hiệu quả góp phần

nào tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong
tình hình hiện nay.
Thứ hai, đại đa số giáo viên thừa nhận đúng tầm quan trọng của việc dạy học
theo hướng phát triển tư duy, xong chưa áp dụng có hiệu quả trong việc dạy học ở
trường phổ thơng, chưa có sự đầu tư dồng bộ chương trình. Do vậy chưa phát huy
tính tích cực của học sinh. Bản thân bộ môn lịch sử là thực sự rất hấp dẫn, sinh
động với những sự kiện, biến cố chi phối sự phát triển của lịch sử dân tộc, song do
phương pháp truyền thụ của thầy và phương pháp học tập của trị chưa đáp ứng u
cầu của bộ mơn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đổi mới của phương pháp dạy học
một trong biện pháp nâng cao hiệu quả học tập Lịch sử là sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học. Sơ đồ tư duy giúp giáo viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng
tri thức lịch sử cho HS, giúp học sinh lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu những sự kiện,
hiện tượng lịch sử.

9


Thứ ba, sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học trước hết giúp cho học sinh nắm
vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các câu hỏi, bài tập
nhận thức, qua đó kiến thức mà học sinh thu nhận được trở nên vững chắc hơn và
sinh động hơn để hiểu đúng bản chất sự kiện, q trình lịch sử… Bên cạnh có tác
dụng bồi dưỡng về mặc kiến thức thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cịn
có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thái độ của
học sinh.
Tóm lại, trong DHLS ở trường THPT, việc sử dụng sơ đồ tư duy ý nghĩa to
lớn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả
bài học Lịch sử nói riêng, chất lượng dạy học bộ mơn nói chung.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Mục đích điều tra
Cùng với việc đổi mới trong giáo dục, đổi mới phương pháp DHLS nhằm

nâng cao chất lượng trong dạy học, phát huy được khả năng tư duy của học sinh, từ
lý thuyết đi đến thực tiễn như thế nào nhằm giúp chúng tơi tìm hiểu thực tế một số
trường THPT, nhằm đánh giá tình hình dạy học lịch sử nói chung và tình hình ứng
dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ việc dạy học lịch sử Việt Nam trong
(1858 - 1918) ở một số trường THPT trên địa bàn Quảng Nam. Tiến hành thiết kế
và đưa vào thử nghiệm giáo án lịch sử ứng dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy
phục vụ việc dạy học lịch sử. Từ đó, chúng tơi rút ra những kết quả đạt được và
những hạn chế cần khắc phục.
1.2.2. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là giáo viên và học sinh lớp 11 của hai trường THPT Âu
Cơ và THPT Quang Trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
1.2.3. Nội dung điều tra
Về phía học sinh, chúng tơi xây dựng 6 câu hỏi trắc nghiệm (xem phụ lục) để
kiểm tra 150 học sinh ở 2 trường THPT: Trường THPT Âu Cơ và trường THPT
Quang Trung vào năm học 2016 - 2017 với mục đích sau:
Tìm hiểu về tình hình học tập, nhận thức của học sinh.

10


Tìm hiểu về việc nắm và hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) hay
khơng?
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn xây dựng một phiếu điều tra về việc giáo viên có
quan tâm và sử dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử hay
khơng?
Về phía giáo viên, chúng tơi xây dựng 7 câu hỏi thăm dò ý kiến của giáo
viên theo các nội dung sau:
Quan niệm của giáo viên về sơ đồ tư duy.
Những khó khăn của họ khi tiến hành dùng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy.
1.2.4. Kết quả điều tra

Về phiếu điều tra đối với học sinh, sau khi điều tra chúng tơi đã tiến hành xử
lí số liệu bằng phương pháp thống kê tốn học. Chúng tơi thấy học sinh lĩnh hội và
nắm được những kiến thức mà giáo viên giảng dạy.
Sau khi xử lí các phiếu điều tra từ giáo viên, chúng tôi thấy rằng đa số giáo
viên đều thấy được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan khác nhau nên việc sự dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy còn
hạn chế, mà chủ yếu do cơ sở vật chất của trường và do tiết học quá ngắn so với
lượng kiến thức cần cung cấp.
Từ kết quả điều tra từ học sinh và giáo viên chúng tôi rút ra kết luận rằng:
Tình hình sử dụng CNTT để thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ việc dạy học lịch sử học
sinh hứng thú với phương pháp này, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao. Qua đó,
chúng tơi thấy được nguyên nhân mà đa số thầy cô đưa ra là:
Thứ nhất, trang bị kĩ thuật CNTT của trường THPT còn ít và chưa có phịng
dành riêng cho bộ mơn, nên khi học di chuyển rất phức tạp.
Thứ hai, khả năng và trình độ thiết kế sơ đồ tư duy bằng các phần mền của
giáo viên còn hạn chế.
Thứ ba, trong quá trình học mặc dù học sinh hứng thú nhưng chưa thật phát
huy khả năng tư duy của bản thân, mà vẫn còn lối học thụ động.

11


Qua những hạn chế, bất cập mà chúng tơi tìm hiểu tại các trường THPT trên
địa bàn Quảng Nam chính là điều kiện để chúng tôi tiến hành thiết kế và thực
nghiệm tại các trường với đề tài của mình nhằm góp phần thay đổi và hạn chế
những bất cập trên.

12



Chƣơng 2:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƢ DUY
PHỤC VỤ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918) Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (chƣơng trình chuẩn)
2.1. Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam
Mờ sáng ngày 1/9/1858, quân Pháp ngang nhiên nã đại bác vào, bắn phá hệ
thống đồn lũy của quân đội nhà Nguyễn, vây đánh hai thành An Hải và Điện Hải,
chiếm bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Mặc cho thái
độ do dự của nhà Nguyễn, nhân dân ta ngay từ đầu đã anh dũng chống trả quyết liệt
các cuộc tấn công của quân xâm lược để bảo vệ tổ quốc, đây là nội dung chính của
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918.
* Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - 1873)
Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một nước độc lập , có chủ quyền song chế độ
phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là
một quốc gia có chủ quyền song chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào khủng
hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế: Nơng nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xun.
Cơng thương nghiệp đình đốn lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng” của
nhà nước.
+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ.
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm
các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm
lược Việt Nam. Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước
cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế,
nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân

13


Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn
Trà.
Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia
Định. Tháng 02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn
do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất
bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút
quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn.
Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng
phịng tuyến Chí Hồ để “thủ hiểm”.
Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn
Chợ Rẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hịa.
Ngày 23/2/1861, qn Pháp cơng phá đại đồn Chí Hịa, gặp sự kháng cự
quyết liệt của quân Nguyễn. Sau hai ngày chiến sự ác liệt, quân Nguyễn bị tổn thất
nặng. Nguyễn Tri Phương bị thương, cịn em là Nguyễn Duy thì tử trận. Qn
Nguyễn phải bỏ đại đồn Chí Hịa, rút về Biên Hịa.
Sau khi phá được đại đồn Chí Hịa, qn Pháp chiếm đánh Định Tường (Mỹ
Tho), đặt đồn lũy khắp nơi để kiểm sốt. Triều đình Huế cử phái bộ do Phan Thanh
Giản cầm đầu vào nghị hòa và ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miền
Đông cho Pháp.
Trong khi triều đình Huế nhường từng bước trước quân Pháp và sau đó là cắt
đất cho Pháp thì phong trào chống Pháp nổi dậy mạnh mẽ trong dân chúng. tiêu
biểu của buổi khởi đầu chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và Võ Duy
Dương.
Trong khi nhân dân miền Đơng đứng lên chống Pháp thì triều đình Huế đã

cử một phái bộ do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm phó sứ sang
Pháp xin chuộc. Việc thương thuyết chưa ngã ngũ thì quân Pháp tiến hành cuộc
đánh chiếm ba tỉnh miền Tây (6.1867). Lợi dụng sự bạc nhược lúng túng của triều
đình Huế, ngày 20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan

14


Thanh Giản phải nộp thành khơng điều kiện. Chúng cịn khuyên ông viết thư cho
quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ nộp vũ khí.
Trong vịng 5 ngày, thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì
(Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà khơng tốn một viên đạn.
Sau khi mất ba tỉnh miền Tây, quân triều đình rút khỏi Nam Kỳ, chiến
trường ở đây chỉ cịn có nhân dân và qn Pháp. Tiếp bước theo miền Đông, nhân
dân miền Tây đứng lên chống Pháp mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của
Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hữu Huân.
* Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta (1873 1884). Nhà Nguyễn đầu hàng
Sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867 - 1873) tình hình kinh tế, xã hội nước ta
càng lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Về chính trị: nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan tỏa cảng”,
khơng tính đến việc lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ. Nội bộ quan lại bước đầu có sự phân hóa
giữa bộ phận chủ chiến và chủ hòa.
Về kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình huy
động tiền để trả chiến phí cho Pháp.
Xã hội: Đời sống ngày càng khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt,
nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày càng nhiều.
Một số quan lại có tư tưởng tiến bộ đã đề nghị cải cách, song triều đình
khơng chấp nhận. Tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn dâng lên triều đình
bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân. Nhưng do bảo thủ, cố chấp nên triều
Nguyễn đã từ chối những đề nghị của ông. Nguyễn Trường Tộ xứng đáng được coi

là nhà tư tưởng đổi mới, có hành động thức thời ở nửa sau thế kỷ XIX đầy biến
động của Việt Nam.
Sau năm 1867 tình hình đất nước khơng có gì đổi mới, kinh tế khơng được
chấn hưng, qn đội khơng được cải tiến, khả năng phịng thủ đề phịng Pháp mở
rộng tấn công không được tăng cường. Sự khủng hoảng trầm trọng kinh tế, xã hội
càng làm tăng nguy cơ mất nước, tạo cơ hội cho Pháp mở rộng đánh chiếm cả nước.

15


Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem
quân ra Bắc. Ra đến Bắc, Gác-ni-ê địi Nguyễn Tri Phương, phải khai phóng sơng
Hồng. Nguyễn Tri Phương không đồng ý với yêu sách ấy, cương quyết địi Đuy-puy
phải rời khỏi sơng Hồng.
Ngày 19/11/1873 Gác-ni-ê cho nã súng tấn công thành Hà Nội. Nguyễn Tri
Phương cùng con là Nguyễn Lâm ra sức chỉ huy quân lính chống cự. Nhưng chưa
đầy một giờ thì thành Hà Nội bị vỡ. Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị
thương nặng. Quân Pháp bắt được ông và chiêu dụ nhưng Nguyễn Tri Phương
không chịu để cho quân Pháp săn sóc vết thương, nhịn ăn mà chết.
Gác-ni-ê chiếm được thành Hà Nội nhưng lực lượng quân sự của Triều đình
vẫn cịn, do Hồng Tá Viêm cầm đầu. Qn của Hồng Tá Viêm phối hợp với quân
Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc vây Hà Nội buộc Gác-ni-ê phải đem quân từ Nam Đinh
trở về trên đường đi thì bị phục kích giết chết tại Cầu Giấy.
Trước cái chết của Gác-ni-ê, phía Pháp đồng ý nghị hòa Nguyễn Văn Tường
thay mặt cho Triều đình Huế ký hiệp ước Giáp Tuất (1874), cơng nhận Nam Kỳ là
thuộc địa của Pháp, Pháp đồng ý trả lại Hà Nội và các tỉnh đã bị chiếm ở Bắc Kỳ.
Ngày 26/3/1882 Ri-vi-e đem hai pháo thuyền cùng nhiều tàu chiến ra đóng
gần Hà Nội rồi đến sáng ngày 25/4, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là
Hồng Diệu, địi phải nộp thành. Hồng Diệu không đầu hàng. Quân Pháp công phá
thành kịch liệt. Trong khi cuộc kháng diễn diễn ra quyết liệt thì kho đạn trong thành

bị bốc cháy, quân sĩ hoang mang, mất thành Hà Nội. Để bảo tồn khí tiết Hồng
Diệu chạy vào hành cung thảo di biểu gửi triều đình rồi tuẫn tiết trong vườn Võ
Miếu để giữ trọn khí tiết.
Sau khi chiếm được Hà Nội, Ri-vi-e cho quân tiếp tục đi chiếm các tỉnh Hòn
Gai, Cẩm Phả và Nam Định. Vua Tự Đức kêu cứu với nhà Thanh. Khoảng 10.000
quân Trung Hoa từ Lưỡng Quảng được điều động đến biên giới. Thấy vậy, Toàn
quyền Pháp tại Nam Kỳ gửi thêm viện binh cho Ri-vi-e.
Nhận được tin quân Thanh can thiệp, Ri-vi-e trở về lại Hà Nội. Qn Triều
đình của Hồng Tá Viêm phối hợp cùng toán quân ở Bắc Ninh vây thành Hà Nội.

16


Ri-vi-e đem quân chủ lực định vượt Cầu Giấy phá vòng vây nhưng bị pháo nã chận
lại. Quân ta xung phong lên cầu giết chết được Ri-vi-e (19/5/1883).
Trong khi mọi việc chưa ngã ngũ thì vua Tự Đức mất (7/1883). quân Pháp
do Đô đốc Courbet cầm đầu, tiến vào đánh Đà Nẵng và tấn công cửa Thuận An.
Ngày 18/8/1883, quân pháp gửi tối hậu thư cho vua Hiệp Hòa đồng thời công phá
thành đồn Thuận Hải. Đồn vỡ, các quan giữ thành kẻ tử trận, kẻ tự tử chết.
Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, cử đại diện là Nguyễn Văn Tường xuống
Thuận An xin đình chiến. Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình, Cao ủy Pháp
Hác-măng (đại diện cao cấp của Pháp) đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp
ước mới. Triều đình Huế cử Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đứng ra thương
thuyết, ngày 25/8/1883 Hác-măng đưa ra bản Hiệp ước mới buộc triều đình Huế
phải ký kết. Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên tồn cõi Việt Nam. Nam Kì là
thuộc địa. Bắc Kì là đất bảo hộ. Trung Kì triều đình quản lý. Đại diện của Pháp ở
Huế trực tiếp điều khiển các cơng việc ở Trung Kì.
Theo các nội dung của Hiệp ước Việt Nam mất quyền tự chủ trên phạm vi
tồn quốc, triều đình Huế đã chính thức nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi cơng
việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm. Ở Trung Kì do

triều đình cai quản, song trên thực tế đại diện của Pháp, khâm sứ ở Huế trực tiếp
điều khiển các cơng việc ở Trung Kì, viên này có quyền gặp nhà vua bất kỳ lúc nào
nếu xét thấy cần thiết.
Ký hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế coi như đã phản bội lại nhân dân cả
nước, mặc dù vậy quân dân ngoài Bắc vẫn quyết tâm kháng chiến đến cùng. Lệnh
triệt binh của triều đình khơng ai nghe theo, nhiều trung tâm kháng chiến vẫn tiếp
tục hình thành, các tốn nghĩa binh do các quan lại chủ chiến đã phối hợp với các
lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp khuấy đảo, tiến
công quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt ại. Tháng 12/1883 Pháp buộc phải tiến
hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng cịn sót lại đồng thời tiến
hành thương lượng để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh, chính phủ Pháp đã cử
Patơnốt sang Việt Nam và cùng triều đình Huế ký một hiệp ước mới vào ngày
6/6/1884, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến. Nội dung chủ yếu

17


như hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3
tỉnh ở phía bắc là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo
hiệp ước Hác-măng thì Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì, cịn
Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kì). Nhà Nguyễn chỉ kiểm sốt từ đèo Ngang (phía
Bắc) đến Khánh Hồ (phía Nam).
* Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX
Ngay sau khi hiệp ước được ký kết, phong trào chống Pháp nổi lên mạnh mẽ
ở Bắc Kỳ. Các tướng của Triều đình như Hồng Tá Viêm, Trương Quang Đản
không chấp nhận việc đầu hàng, liên tiếp tấn công các đồn trại của Pháp ở Bắc Kì.
Chiến sự xảy ra ác liệt với sự hỗ trợ của qn đội chính quy Trung Hoa.
Hịa ước Giáp Thân 1884 mở đầu một giai đoạn rối loạn cho Triều đình Huế.
Trong Triều đình, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn

Tường. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch, mới 13 tuổi lên làm
vua, tức là vua Hàm Nghi.
Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã chỉ huy các đạo
quân chia làm hai cánh tấn công cho quân tấn cơng vào tịa Khâm sứ, trại lính Pháp
ở Huế. Cuộc tấn công thất bại. Vua Hàm nghi phải xuất bôn. Tôn Thất Thuyết đưa
vua ra Quảng Trị rồi đến Nghệ An và đóng bản doanh tại đấy. Từ bản doanh, vua
Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân khắp nơi nổi lên chống Pháp.
Thực dân Pháp đưa quân đi càn qt núi rừng Quảng Bình, Nghệ An hịng bắt vua
cho được.
Đến tháng 11/1886 quân Pháp mua chuộc được Trương Quang Ngọc, chỉ đạo
đội quân người Mường có nhiệm vụ bảo vệ vua. Trương Quang Ngọc bắt vua dâng
cho Pháp. Vua bị thực dân Pháp bắt đi đày ở An-giê-ri.
Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được sự hưởng ứng mạnh mẽ khắp
nơi, nhất là trong giới sĩ phu và ngay cả sau khi vua đã bị bắt đi đày rồi.
Ở Trung Kỳ, tiêu biểu cho phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa của
Mai Xuân Thưởng (1860 - 1887).

18


ở Hà Tĩnh, cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1847 - 1895) và Cao
Thắng (1864 - 1893) cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc. Ơng xây
dựng đồn trại, lập xưởng cơng binh chế tạo vũ khí. Quân Pháp với sự giúp sức đắc
lực của Hồng Cao Khải, nhiều lần dụ ơng ra hàng nhưng không được bèn cho quật
mồ tổ tiên ông. Cuộc chiến đấu của Phan Đình Phùng kéo dài đến hơn 10 năm.
Trong một lần bị bao vây, ông bị bệnh và chết.
Quân Pháp lại phải đối phó với phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ. Nguyễn
Thiện Thuật (1844 - 1926) lập chiến khu ở Bãi Sậy, dùng chiến thuật du kích tấn
cơng tiêu diệt các tốn qn tuần tiễu, các đồn bót của Pháp.
Một cuộc khởi nghĩa lừng lẫy khác là tại Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ

huy (1858 - 1913) chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa này làm tiêu hao lực lượng của quân
Pháp, không để chúng yên ổn áp dụng chính sách cai trị của mình tại Bắc Ninh,
Thái Nguyên. Đến tháng 2/1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trao tan rã. Quân
Pháp phải ra sức đàn áp đến năm 1913 mới diệt được.
* Xã hội Việt Nam trong những cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân
Pháp
Sau khi căn bản hồn thành cơng cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự
(năm 1896), thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy
mơ.
Mục đích: vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
Nông nghiệp: Ra sức cướp đoạt ruộng đất: ở Bắc Kì, tính đến năm 1902,
Pháp chiếm 182.000 ha, ở Nam Kì, Giáo hội chiếm 1/4 ruộng đất.
Công nghiệp: chú ý khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời (năm 1912, sản
lượng than gấp 2 lần năm 1903, năm 1911, khai thác hàng vạn tấn quặng các loại).
Các ngành cơng nghiệp nhẹ (khơng có khả năng cạnh tranh với Pháp) được xây
dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước…
Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. (hàng hoá
Pháp nhập vào Việt Nam chỉ đánh thuế rất nhẹ, của các nước khác có khi đến
120%), ở Việt Nam chúng đặc biệt đánh thuế rất nặng: thuế muối, thuế rượu, thuế
thuốc phiện.

19


×