Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao vị thế của người phụ nữ việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.7 KB, 73 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

NGUYỄN THỊ THU THẢO

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
phụ nữ trong việc nâng cao vị thế của người phụ
nữ Việt Nam hiện nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


2

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................ Error! Bookmark not defined.
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................. Error! Bookmark not defined.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ......................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. ................................................................. 6
3.1. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................ 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 6


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .................................................. 6
5.1. Cơ sở lý luận. ............................................................................................ 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 7
6. Ý nghĩa khóa luận. ........................................................................................ 7
7. Cấu trúc khóa luận. ....................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ PHỤ NỮ ............ 8
1.1. Các nhân tố góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị phụ
nữ. ...................................................................................................................... 8
1.1.1. Vai trị của phụ nữ trong tư tưởng văn hóa phương Đơng. ..................... 8
1.1.2. Vai trị của phụ nữ trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. ............. 11
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của phụ nữ. ............. 20
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của người phụ nữ. .............................. 26
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của phụ nữ trong gia đình. ............... 28
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong xã hội. ................. 31
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của phụ nữ trên các lĩnh vực văn hóa,
chính trị, kinh tế, giáo dục. .............................................................................. 35


3

Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI
TRỊ CỦA PHỤ NỮ NHẰM GĨP PHẦN NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA
NGƯỜI PHỤ NỮ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.............................................. 41
2.1 Các nhân tố tác động đến việc nâng cao vai trò của người phụ nữ ở nước
ta hiện nay. ...................................................................................................... 41
2.1.1 Những thuận lợi. .................................................................................... 42
2.1.2. Những khó khăn. ................................................................................... 46
2.2. Nâng cao vai trò của người phụ nữ ở nước ta hiện nay. ......................... 50
2.2.1. Nâng cao vai trị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. .............. 51

2.2.2. Nâng cao vai trò của người phụ nữ trong các lĩnh vực của dời sống xã
hội. ................................................................................................................... 55
2.2.2.1. Về chính trị ......................................................................................... 55
2.2.2.2. Về kinh tế ........................................................................................... 57
2.2.2.3. Về văn hóa, khoa học, giáo dục. ........................................................ 59
2.3. Các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để nâng cao vị thế của người phụ nữ
ở nước ta hiện nay. .......................................................................................... 60
2.3.1. Các giải pháp liên quan đến chính bản thân người phụ nữ. .................. 60
2.3.2. Các giải pháp liên quan đến công tác tổ chức, xây dựng và phát triển
Hội Phụ nữ Việt Nam ...................................................................................... 63
2.3.3. Các giải pháp liên quan đến Đảng, Nhà nước, các tổ chức đồn thể, xã
hội. ................................................................................................................... 64
2.3.4. Các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ ở
nước ta hiện nay. ............................................................................................. 67
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 71


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, với những
vận hội mới. Sự phát triển của đất nước đòi hỏi phải tập trung được mọi
nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao để xây dựng và phát
triển đất nước. Chiếm một nửa nguồn nhân lực đó chính là phụ nữ. Họ ln
giữ một vai trị, một vị trí quan trọng trong lịch sử, trong gia đình và xã hội.
Khơng những vậy vai trị của họ ngày càng được khẳng định trong tất cả các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội…
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định phụ nữ là lực lượng đơng

đảo của cách mạng, vì vậy khi nói về vai trị của phụ nữ, Người đã nhắc lại
quan điểm của C. Mác: “Ai đã biết lịch sử, thì biết rằng muốn sửa sang xã hội
mà khơng có phụ nữ giúp vào thì chắc khơng làm nổi. Xem tư tưởng và việc
làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào” [26, 22] và Người
chỉ rõ Việt Nam kách mệnh cũng phải có nữ giới mới thành cơng. Người đã
đánh giá đúng vai trò và khả năng của người phụ nữ, vai trị của người phụ nữ
được thể hiện khơng chỉ trong gia đình mà cịn ở các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội.
Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta, lịch sử đã ghi tên những nữ
tướng như cô Nguyễn Thị Định, những nữ anh hùng như chị Võ Thị Sáu, chị
Út Tịch những người mẹ như mẹ Tơm, mẹ Suốt… và cịn vơ số những người
phụ nữ khác họ cũng đã lập nên những chiến công những kỳ tích khác nhau.
Nhưng tất cả những người phụ nữ đó có cùng chung một mục đích, cùng
chung lý tưởng cùng chung một lẽ sống là cống hiến hết mình cho độc lập tự
do của dân tộc. Phải nói rằng, phụ nữ là một lực lượng hết sức hùng hậu trong
cách mạng giải phóng dân tộc và trong cơng cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.


5

Vai trị của người phụ nữ khơng chỉ dừng lại ở đó mà cịn tiếp tục được
khẳng định trong q trình xây dựng và phát triển đất nước. Tiếp bước truyền
thống của những người phụ nữ trong lịch sử, người phụ nữ hiện đại đã vươn
lên giành những vị trí cao trong xã hội. Trên thế giới có những phụ nữ là
nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, bộ trưởng, giám đốc các tập đoàn xuyên quốc
gia. Ở Việt Nam cũng vậy, chúng ta cũng có những người phụ nữ là phó Chủ
tịch nước, bộ trưởng, thứ trưởng, nữ tướng là phụ nữ và giữ nhiều vị trí cao
khác trong xã hội. Và chính những người phụ nữ đó họ đã khơng ngừng tự bổ
sung, tự hồn thiện bản thân mình phấn đấu và xứng đáng với danh hiệu mà
Bác Hồ đã trao tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Tuy nhiên, hiện nay xã hội vẫn đang còn tồn tại những cái nhìn thiển cận
đối với người phụ nữ. Người phụ nữ đã bị ràng buộc, kìm hãm bởi quan điểm
tư tưởng lỗi thời, bị phân biệt đối xử...Vì vậy, mà cần phải làm sao để đưa
người phụ nữ về đúng vị trí và vai trị để họ có thể phát huy được sức mạnh to
lớn đó, để có thể đem hết tinh thần và trách nhiệm của mình trong xây dựng
gia đình, xã hội và phục vụ Tổ quốc.
Quá trình đấu tranh, bảo vệ quyền lợi và phát huy vai trị của phụ nữ
nhằm thực hiện sự bình đẳng giới, cũng như sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc
tế, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa rất cần phải có những
con người có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước
sẽ không thể thực hiện được nếu không làm thay đổi sự nhận thức của xã hội
về vai trị của phụ nữ và khơng lơi cuốn được đơng đảo phụ nữ cả nước tham
gia. Chính vì vậy, để hiểu thêm về vai trò của người phụ nữ trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng của Người nhằm nâng cao vị thế của người
phụ nữ ở nước ta hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trị của phụ nữ trong việc nâng cao vị thế của người phụ nữ
Việt Nam hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.


6

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ là một vấn đề được nhiều người
quan tâm và đã có những cơng trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: “Bác Hồ với phong trào phụ
nữ” của tác giả Dương Thoa, NXB Phụ nữ, 1982. “Phụ nữ Việt Nam qua các
thời đại” của tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1975.“Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ” của tác giả
Nguyễn Thị Châu, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1970. “Lịch sử phong trào phụ nữ
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thập, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1980.

“Truyền thống phụ nữ Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Vượng, NXB Phụ nữ
Hà Nội, 1976.
Ngoài ra, còn phải kể đến các bài viết của nhiều tác giả được đăng trên
các tạp chí như: “Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong những
năm gần đây” - Lê Thị Qúy, Tạp chí Cộng sản, số 785, 2008.“Nâng cao vị
thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” - Nguyễn Thị Thanh Hịa, Tạp chí Cộng sản, số 816, 2010.“Vị
thế của phụ nữ Việt Nam trong đời sống chính trị xã hội đất nước thời kỳ đổi
mới” - Nguyễn Thị Thơm, Lý luận chính trị, số 10, 2002.
Những cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề khác nhau
như sự đánh giá vị trí, chức năng, vai trị của phụ nữ, sự quan tâm của Hồ Chí
Minh đến với vấn đề giải phóng phụ nữ, phong trào đấu tranh của phụ nữ
trong các giai đoạn lịch sử… các cơng trình đó đã có những đóng góp nhất
định cho khoa học. Tuy nhiên vẫn cịn rất nhiều khía cạnh của việc nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của phụ nữ cần phải được làm sáng tỏ
hơn đặc biệt là sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị phụ nữ để nâng
cao vị thế của người phụ nữ ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở kế thừa các cơng
trình trên, tơi đi vào nghiên cứu sâu thêm “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh


7

về vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao vị thế của người phụ nữ Việt Nam
hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của khóa luận là góp phần làm sáng tỏ hơn tư tưởng của Hồ Chí
Minh về vai trị phụ nữ, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp
phần vào việc nâng cao vai trị, vị thế của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ phải làm sáng tỏ các
vấn đề sau:
- Một là, làm rõ cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về vai trò phụ nữ.
- Hai là, làm rõ sự vận dụng tư tưởng của Người để nâng cao vị thế của
người phụ nữ và bước đầu đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao vai
trò của người phụ nữ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò phụ nữ.
- Vai trò của người phụ nữ ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ là một nội dung rộng lớn, khóa
luận chỉ giới hạn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị phụ nữ và vận
dụng tư tưởng của Người vào việc nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ ở
nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sơ lý luận.
Dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về phụ nữ.


8

5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện bởi phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp kết hợp cái logic với cái lịch sử, phương pháp phân tích,
tổng hợp và các phương pháp có liên quan.
6. Ý nghĩa khóa luận.
Từ góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, luận văn bước đầu làm sáng

tỏ và trình bày một cách có hệ thống những quan điểm của Hồ Chí Minh về
vai trị của phụ nữ trong gia đình và các lĩnh vực của xã hội. Qua vấn đề này
để có thể góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Với ý nghĩa đó luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên
cứu những vấn đề về phụ nữ.
7. Cấu trúc khóa luận.
Ngồi phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn có 2 chương:
Chương I: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của phụ nữ.
Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ để
nâng cao vị thế của người phụ nữ ở nước ta hiện nay.


9

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRỊ PHỤ NỮ
1.1. Các nhân tố góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị
phụ nữ.
1.1.1. Vai trị của phụ nữ trong tư tưởng văn hóa phương Đơng.
Thơng thường đứng trước một vấn đề, có nhiều cách nhìn nhận đánh giá,
nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy khi xem xét, nghiên cứu lịch sử tư tưởng
văn hóa phương Đơng về vấn đề phụ nữ và vai trị của người phụ nữ trong gia
đình cũng như xã hội đã đặt ra cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm để có
những giải pháp tốt hơn trong việc khẳng định vai trò của người phụ nữ.
Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức ra đời ở Trung Quốc. Nội
dung tư tưởng của Nho giáo bao gồm những hệ thống giáo lý nhằm xây dựng

một xã hội có quy củ, nề nếp, có văn hóa.
Có thể nhận xét rằng quan điểm của Nho giáo về vai trò của người phụ nữ
chủ yếu là cách nhìn nhận đánh giá tiêu cực về vai trò của người phụ nữ.
Trong tư tưởng Nho giáo “nam tôn nữ ti” (đàn ông là trọng, đàn bà thấp kém),
phụ nhân nan hóa (đàn bà khó dạy), “nam ngoại nữ nội” (việc đàn ơng ở
ngồi xã hội, đàn bà chỉ lo việc nhà). Như vậy vấn đề trọng nam khinh nữ rất
nặng nề và khắc nghiệt đến mức “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ” (có một
người con trai vẫn được coi là có con, có mười người con gái được xem như
là khơng). Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ và hành động
hết sức tiêu cực trong thái độ và hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ diễn
ra trong suốt thời kỳ tồn tại của xã hội phong kiến, và cho đến nay vẫn tồn tại
ở nhiều người, nhiều gia đình. Cách nhìn nhận người phụ nữ của Nho giáo có
thể lấy câu nói sau làm tiêu chuẩn: “Chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó dạy,


10

gần chúng tất chúng nhờn, xa chúng tất chúng oán”. Tư tưởng này đánh giá
thấp vai trò, khả năng và phẩm chất của người phụ nữ, họ bị coi thường,
khinh rẻ như kẻ tiểu nhân. Tư tưởng này cũng đã xúc phạm giới phụ nữ và
kìm hãm người phụ nữ trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
Chính vì sự đánh giá không công bằng đối với phụ nữ nên cả xã hội đã có
cách ứng xử, nhìn nhận riêng đối với phụ nữ. Nho giáo không những đã đặt
phụ nữ vào trong khn khổ gia đình, mà cịn bắt buộc họ phải lệ thuộc và
nhờ cậy vào sự che chở của đàn ông. Nho giáo đã đặt ra những quy định ngặt
nghèo với người phụ nữ, người phụ nữ phải lệ thuộc vào đàn ông thắt chặt họ
vào cỗ xe tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
nghĩa là ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con và trau
dồi tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh (tài khéo, sắc đẹp, lời nói, tính nết). Như
vậy trong suốt cuộc đời mình người phụ nữ khơng tự mình quyết định bất cứ

điều gì, tất cả đều có sự sắp đặt, khn mẫu sẵn, giống như một tù kiếp tạo
hóa sinh ra là phụ nữ thì phải chịu quy định ngặt nghèo.
Trong quan hệ vợ chồng phải phu xướng phụ tùy, người phụ nữ chỉ làm
việc tề gia nội trợ, nâng khăn sửa túi cho chồng chứ không được tham gia vào
việc làng việc nước, thủ tiết thờ chồng đến trọn đời, để dành lấy danh hiệu
“tiết hạnh khả phong” đây là một thành kiến tai hại trái với nhu cầu và quyền
tự do của người phụ nữ không chỉ trong mối quan hệ với gia đình mà trong xã
hội. Phụ nữ khơng được học hành, thi cử, không được làm quan, phụ nữ làm
nghề hát xướng bị coi khinh là “xướng ca vơ lồi” mua vui cho thiên hạ. Họ
khơng được tự do yêu đương mà bị ép duyên theo kiểu gả bán do cha mẹ
quyết định “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Với chế độ đa thê họ phải chịu
cảnh lấy chồng chung mà người vợ lẽ khơng có quyền bình đẳng với chồng và
vợ cả. Trong “thất xuất” (bảy điều quy định) bảy cớ để bỏ vợ, người phụ nữ
sẽ bị chồng đuổi về nhà với những điều quá khắt khe và vơ lí như khơng có


11

con, dâm, không thờ cha mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tng, bị bệnh
khó chữa.
Mặc dù những quan niệm này đã lỗi thời nhưng do nó đã tồn tại trong cả
một thời gian dài khiến cho ta có cảm giác người phụ nữ không phải là sống
mà chỉ là tồn tại, là vật trang trí cho cuộc sống thêm phong phú mà thôi. Từ
việc xem thường khinh miệt đến những hành động đẩy người phụ nữ vào
bước đường cùng, khiến họ ln tự ti về bản thân mình và chấp nhận một
cuộc đời yên phận. Điều đó thật nguy hiểm khi nó ăn sâu vào kiến thức khơng
chỉ của xã hội mà trong bản thân người phụ nữ.
Hồ Chí Minh là một người phương Đông rất am hiểu về Nho giáo, Người
nghiên cứu Nho giáo về vấn đề phụ nữ trên lập trường của giai cấp công
nhân, Người chỉ rõ và đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành vi phân

biệt đối xử và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình và xã hội.
Chúng ta cần nhận thức được rằng việc đấu tranh chống một tư tưởng, một
quan niệm sống đã từng tồn tại trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, đã ăn sâu
bám rễ trong nhiều thế hệ là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, địi hỏi
chúng ta phải hết sức kiên trì và mềm dẻo.
Nếu như trong quan niệm của Nho giáo người phụ nữ là cái bóng khuất
sau tấm thân của người đàn ơng, thì trong tư tưởng của một số tôn giáo khác
người phụ nữ lại xuất hiện trước công chúng qua các bức họa và bức tượng về
thân hình người phụ nữ. Chẳng hạn các tôn giáo Ấn Độ lại có cách nhìn nhận
vai trị của người phụ nữ ở một góc độ khác phong phú hơn thơng qua sự hiện
diện của các biểu tượng Nữ thần. Những bức tượng Nữ thần xuất hiện rất
nhiều trong các cung điện, chùa, điện thờ Hindu. Người phụ nữ được coi là
những người luôn mang đến điềm lành và người phụ nữ rất được coi trọng.
Đức Phật đã chỉ cho quần chúng thấy rằng: người phụ nữ là mẹ của đàn ông.
Không ai xứng đáng cho ta ngưỡng mộ, tôn sùng bằng mẹ của mình. Mẹ là
mặt trời chói sáng, là mặt trăng dịu hiền. Với biện pháp so sánh độc đáo giữa


12

người mẹ với hai hình ảnh độc nhất vơ nhị phải chăng là cách tuyên dương
đức hạnh cao quý của người phụ nữ.
Ngoài ra từ thời xa xưa cho đến nay, trong bất kỳ lễ nghi cúng tế nào tại
các đền chùa đều có một phần quan trọng phải thể hiện mà các cơng việc đó
lại thuộc về phụ nữ, quan niệm truyền thống của Phật giáo cho rằng tất cả phụ
nữ về tạo hóa cũng sẻ chia sức mạnh với nữ thần. Như vậy người phụ nữ có
vai trị nhất định trong hoạt động xã hội, trong đời sống tâm linh và được tơn
lên làm nữ thần có những quyền uy nhất định.
1.1.2. Vai trò của phụ nữ trong truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một nước phương Đơng, do vị trí địa lý, dân tộc ta hầu như

chịu ảnh hưởng của tất cả những luồng tư tưởng văn hóa của khu vực và thế
giới nói chung và vấn đề phụ nữ nói riêng. Những tư tưởng đó đã xâm nhập
vào nếp sống văn hóa, tâm linh của con người một cách tự nhiên. Chính vì
vậy mà cái nhìn của người Việt về vấn đề này không thuần túy, đơn giản mà
đa dạng hơn nhiều.
Ở khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu đa dạng, phức tạp, cuộc đấu tranh
với thiên nhiên địi hỏi phải có sức bền bỉ, dẻo dai và linh hoạt sáng tạo. Cũng
do vị trí tự nhiên đặc biệt, mà nếu từ quá khứ xa xăm, đất nước ta trở thành
nơi giao hội của những nền văn minh khác nhau thì càng về sau nó càng giữ
một vị trí đầu cầu, trở thành nơi đụng độ giữa các thế lực vật chất và tinh thần
trong khu vực và thế giới. Những đặc điểm của xã hội và tự nhiên Việt Nam
đã ảnh hưởng sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam, đến vai trò, địa vị
của họ trong xã hội cũng như trong gia đình.
Ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho, thậm chí cả
đạo Thiên chúa, mặc dù có những hạn chế, nhưng khi xâm nhập vào xã hội
Việt Nam chúng đã được cải biến cho phù hợp với đặc điểm tín ngưỡng, lối
sống của người Việt Nam. Do đấy mà, nếu ở nhiều nơi tơn giáo đã góp phần
kìm hãm trói buộc phụ nữ rất gắt gao và hạn chế lớn lao vai trò và khả năng


13

của họ thì trong lịch sử dân tộc ta, người phụ nữ Việt Nam có vai trị đặc biệt
quan trọng về nhiều mặt bởi những cống hiến lớn lao của họ.
Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, người phụ nữ có vai trị quan trọng
về nhiều mặt và có những cống hiến lớn lao. Ngay từ thời kỳ công xã nguyên
thủy, người phụ nữ là một lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội và cho đến
khi xã hội có sự phân chia giai cấp, chế độ mẫu quyền chuyển sang chế độ
phụ quyền, người đàn ông làm chủ trong gia đình thì người phụ nữ vẫn là một
lực lượng chính tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống gia

đình và cho xã hội.
Bước sang thời kỳ cách mạng hiện đại, kháng chiến chống thực dân Pháp
và bảo vệ độc lập xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất
nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tất cả những nhiệm vụ
đó của cách mạng, được thực hiện thắng lợi, một phần nhờ những cống hiến
to lớn của phụ nữ.
Từ thời đại Hùng Vương cho đến thời đại Hồ Chí Minh qua những chặng
đường vơ cùng oanh liệt của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc,
phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù,
chiến đấu dũng cảm. Ngay cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta
vẫn thấy tín ngưỡng thờ mẫu tức là nét đẹp của phụ nữ đã được thần thánh
hóa đã được suy tơn lên là Thánh Mẫu, Vương Mẫu, Quốc Mẫu… Trải qua
hàng nghìn năm lịch sử, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng
và lưu truyền trong nền văn học dân gian như bà Âu Cơ đưa các con đi mở
nước và dạy dân dựng làng, mẹ Gióng kiên trì ni đứa con “chậm lớn chậm
đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế Hoa, cơ gái dùng đá làm vũ
khí, tung hồnh giữa đám giặc Ân. Và còn rất nhiều phụ nữ đã đi vào lịch sử
thành văn hóa dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Thái hậu Dương Vân
Nga, Ỷ Lan Nguyên phi, đô đốc Bùi Thị Xuân… và những phụ nữ tài giỏi
dũng cảm khác của thời đại, Ngô, Đinh, Lí, Trần, Lê.


14

Sự tìm hiểu bước đầu về vai trị và phẩm chất tinh thần của người phụ nữ
Việt Nam qua các thời đại cho thấy rằng đã có một truyền thống chung, xuyên
suốt hàng nghìn năm sinh tồn và phát triển của người phụ nữ trên dải đất Việt
Nam. Với những cống hiến to lớn góp phần vào cơng cuộc dựng nước và giữ
nước, phụ nữ Việt Nam cùng là trụ cột của giang sơn, cùng là trụ cột của gia
đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận những phẩm chất cơ bản của phụ nữ

Việt Nam: anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Người phụ nữ Việt Nam
hiện đại là những người kế thừa và phát huy những truyền thống đó. Việc tìm
hiểu, hình dung những nét tính cách chung cơ bản của người phụ nữ Việt
Nam là một vấn đề hệ trọng bởi nó cho phép chúng ta đánh giá và nhận thức
về bản chất về những vấn đề mấu chốt của phụ nữ Việt Nam xưa cũng như
nay thông qua các đặc điểm sau:
Thứ nhất, họ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, đảm đang trong
đời sống kinh tế văn hóa xã hội, cần cù, thơng minh, chịu khó, sáng tạo.
Hoạt động của họ góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đặc
sắc nhất định kết tinh từ trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt
Nam. Làm nên những phẩm chất ấy, có vai trị quan trọng hàng đầu của
những người phụ nữ nơng dân trong hàng nghìn năm của thời dựng nước và
giữ nước. Họ là những con người từ hàng nghìn năm xưa và cho đến mãi bây
giờ vẫn gắn bó với một nền nơng nghiệp, mà hoạt động quan trọng nhất là
nghề trồng lúa nước, nên nói đến người lao động phụ nữ Việt Nam chủ yếu là
nói đến những người phụ nữ nông dân ấy. Bị thống trị và bóc lột nặng nề, lại
gặp hồn cảnh chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt, trong cuộc sống cơ hàn
dai dẳng, người phụ nữ lao động Việt Nam là những người rất tằn tiện, tính
tốn cẩn thận. Hình ảnh người phụ nữ tần tảo sớm khuya đã trở nên quen
thuộc và được nhân dân đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ thật thấm
thía, khiến cho một sứ giả nước ngồi và thế kỷ XVII, VXIII, đã có nhận xét


15

rằng: “Phụ nữ xứ này rất năng động họ làm nhà, làm gốm, chèo thuyền, bán
hàng, bật bông, kéo sợi, dệt vải, may vá quần áo, phần lớn công việc là do phụ
nữ cáng đáng” [24, 16]. Phụ nữ là một lực lượng lao động chủ yếu tham gia
đông đảo, tích cực vào tất cả các hoạt động sản xuất. Với tinh thần cần cù,

sáng tạo, người phụ nữ lao động đã chăm lo cho công việc chung một cách tự
giác. Trong gia đình làm nơng nghiệp từ đời này qua đời khác, ý thức lao
động dần dần đi vào tình cảm, trở thành bản chất tốt đẹp của người phụ nữ.
Lao động kiên trì nhẫn nại trở thành lẽ sống của phụ nữ vì chồng con, vì gia
đình, vì đất nước chính sự tham gia lao động sản xuất đã hoàn thành sức
mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người phụ nữ.
Thứ hai, họ là nhân tố cơ bản duy trì sự ổn định, bền vững của gia đình tế bào xã hội.
Con “người nội trợ” trong người phụ nữ cũng có những thuộc tính đặc
biệt và đây là những điều chủ yếu làm nên cái dáng vẻ riêng của người phụ nữ
Việt Nam mà nhiều người đã chú ý bởi bình thường mọi người phụ nữ đều là
những thành viên trong các gia đình, gắn bó chặt chẽ với gia đình. Và kể từ
thời kỳ mẫu quyền trong lịch sử nguyên thủy cho tới bây giờ, trong hàng
nghìn hàng vạn năm, chức năng hiển nhiên của người phụ nữ trong gia đình,
chính là cơng việc nội trợ, ni dưỡng chăm sóc con cái, chăm lo cuộc sống
cho mọi người trong gia đình. Vai trị của người phụ nữ Việt Nam trong gia
đình là một vai trị rất đặc biệt, đó là vai trị thực tế của người chủ gia đình.
Chính trong vai trị đó người phụ nữ đã tạo ra những bản lĩnh cần thiết để
thích ứng với vai trị của mình. Từ đặc điểm này, chúng ta thấy phụ nữ là
người sống chết gắn bó rất chặt chẽ với gia đình về mọi mặt, đó là người nội
trợ có tinh thần đảm nhiệm phụ trách rất cao.
Thứ ba, khi đất nước có chiến tranh họ vừa là hậu phương vững chắc vừa
là lực lượng tham gia chiến đấu dũng cảm, kiên cường, sáng tạo.


16

Hành động của họ có tác động to lớn trong việc cổ vũ, lôi cuốn nam giới
trong cuộc đấu tranh giành độc lập, hịa bình cho dân tộc ta. Phong thái bao
trùm cốt cách và tâm hồn cơ bản của người phụ nữ Việt Nam là sự bình dị,
lịng nhân ái là ân tình và u thương đằm thắm. Chính những điều đó đã làm

cho người phụ nữ Việt Nam cần cù, tỉ mỉ, nhẫn nại, tằn tiện, chịu khổ, chịu
thương chịu khó mà lao động đảm đang. Và bản thân người phụ nữ họ khơng
đặt ra u cầu gì to tát, nhưng chính chồng con, họ hàng, làng xóm, giai cấp,
đất nước, vì tình thương yêu tất cả mà họ lao động. Và cũng chính vì tấm lịng
nhân ái bao trùm mà người phụ nữ đã chiến đấu kiên cường bất khuất sẵn
sàng chịu đựng và hy sinh oanh liệt. Khi nhà thơ Chế Lan Viên hỏi một phụ
nữ anh hùng: “vì sao em chiến đấu”, thật cảm động với câu trả lời là: “Em
thương các anh quá, nên em liều. Em thấy đổ máu là em thương…”. Trái tim
nhân ái của phụ nữ Việt Nam là một trái tim lớn. Trái tim đó mang đậm tình
thương u chính nghĩa nên nó có lịng căm giận kẻ thù bất nhân mà chiến
đấu. Nguyễn Đình Chiểu cũng đã phát hiện và khẳng định đặc điểm tâm lí ấy
của phụ nữ Việt Nam “bởi chăng hay ghét cũng là yêu”.
Lòng nhân ái được xem là hạt nhân cơ bản trong tính cách của phụ nữ
Việt Nam. Lịng nhân ái đó lớn mênh mơng trong suốt tiến trình lịch sử đấu
tranh của dân tộc, làm nên những phẩm chất tinh thần phong phú đặc sắc.
Chúng ta cũng biết rằng sức mạnh và vẻ đẹp Việt Nam xưa cũng như nay có
nguồn gốc từ lòng nhân ái. Từ thời Hùng Vương, Nguyễn Trãi đến Hồ Chí
Minh, tinh thần ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử hàng nghìn năm
của dân tộc Việt Nam.
Con người chiến sĩ trong người phụ Việt Nam là hình tượng độc đáo nhất
“giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đây là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt
Nam. Từ thời vua Hùng dựng nước cho đến nay, trải qua các cuộc chiến tranh
giữ nước với quy mô cả nước và hàng trăm cuộc khởi nghĩa để giành độc lập.
Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành những chiến sĩ trong những lần đất nước


17

gặp nguy nan. Thật tự hào khi lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đã thức tỉnh tinh thần yêu

nước của nhân dân Việt Nam, đã phủ định tâm địa cướp nước của nhà Hán, đã
khẳng định, chứng minh khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ.
Tiếp đến là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu càng khẳng định hơn bản lĩnh
của phụ nữ Việt Nam và các thế hệ mai sau, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên,
Út Tịch, mẹ Suốt đó là những con người một lịng yêu nước, một tinh thần
tích cực trong việc chung của dân tộc…
Đấy là những chiến sĩ dũng cảm và chúng ta đều hiểu rằng đối với phụ nữ
Việt Nam, đây là những phẩm chất của những người chiến sĩ có sức mạnh sở
trường ở phương diện tinh thần, tình cảm. Con người lao động đảm đang, con
người chiến sĩ dũng cảm, đây là hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt
Nam và những truyền thống ấy đã hoàn thành ổn định trong suốt quá trình
lịch sử lâu dài. Những người phụ nữ Việt Nam mang trong mình truyền thống
đó và ngày càng tự giác phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh và điều
kiện mới, khẳng định điều này Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động
Việt Nam đã tặng danh hiệu “dũng cảm đảm đang chống Mỹ cứu nước” cho
thế hệ phụ nữ Việt Nam hiện đại và họ rất xứng đáng với danh hiệu “anh
hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Có thể nói rằng những nét đẹp truyền thống đó đã ăn sâu vào máu thịt của
người phụ nữ Việt Nam. Đây là những tố chất không thể thiếu của người phụ
nữ ta xưa cũng như nay, tạo thành sức mạnh trong cuộc đấu tranh giải phóng
chính mình, đồng thời cũng tạo nên nét đẹp rất riêng độc đáo của phụ nữ dân
tộc ta.
Có phụ nữ Mỹ khi quan sát người phụ nữ Việt Nam, giữa bão táp, khói
lửa vẫn giữ được tinh thần cao đẹp về phẩm giá con người và đã nói rằng
“Trước đây khơng bao giờ tự hào mình là phụ nữ, thì nay nhờ phụ nữ Việt
Nam mà thấy tự hào” [29, 11]. Niềm tự hào đó đã được phụ nữ Miến Điện


18


công nhận: “Phương thức tham gia chiến tranh nhân dân của phụ nữ Việt
Nam xứng đáng được phụ nữ toàn thế giới ca ngợi và khâm phục” [29, 11].
Họ có quyền nhận danh hiệu “Những người phụ nữ giỏi của châu Á” [29, 11].
Khi phụ nữ Việt Nam được trang bị vũ khí về chính trị và quân sự, giành
được thắng lợi vẻ vang, chúng ta có thể tự hào về họ và ca ngợi họ là những
người đáng quý châu Á. Đến Tổng thống cộng hịa Cơnggơ cũng đã khẳng
định rằng: “Phụ nữ Việt Nam là tấm gương sáng cho phụ nữ tồn thế giới
ngày nay” [29, 12].
Vai trị tích cực, khả năng và cống hiến to lớn của người phụ nữ Việt Nam
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên mọi lĩnh vực đã được lịch sử ghi
nhận. Song ách thống trị về mặt giai cấp của các thế lực phong kiến kéo dài
hàng nghìn năm chất nặng lên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam.
Trong sách Bình Hồ gia huấn có câu: “Gái trong cửa kín như bưng, khác
nào chim chích vào rừng biết chi”. Trong chế độ phong kiến tập trung quyền
hành vào người đàn ông gia trưởng để áp bức người phụ nữ. Từ bộ luật Hồng
Đức đến bộ luật Gia Long là một quá trình phát triển ngày càng phản động
của chế độ phong kiến đối với phụ nữ. Có những cực hình chỉ áp dụng riêng
đối với phụ nữ như: thả bè trôi sông, cạo đầu bôi vôi… sỉ nhục nhân phẩm và
hành hạ thể xác của họ. Đối với hạnh phúc của bản thân mình người con gái
phải chịu theo tục lệ “cha mẹ đăt đâu con ngồi đấy”, và với lễ thách cưới
người con gái trở thành trở thành một vật trao đổi, bn bán. Trong cuộc sống
gia đình họ qn đi cả bản thân mình đề làm trịn trách nhiệm nghĩa vụ, thậm
chí cịn bị đối xử, ngược đãi thậm tệ. Với quan niệm “Trai tài lấy năm thê bảy
thiếp, gái chín chun chỉ có một chồng”, người phụ nữ đã trở thành nạn nhân
của chế độ đa thê và suốt đời chìm đắm trong những mối quan hệ mâu thuẫn
bất hịa, khổ đau nhiều khi vì những chuyện vụn vặt đến mức khiến nữ sĩ Hồ


19


Xuân Hương phải kêu lên “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” như là tiếng
nói chung của phụ nữ Việt Nam.
Càng khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ càng phải nhìn nhận những khổ
nhục mà người phụ nữ phải chịu kể từ khi chế độ phụ quyền lên ngơi. Và đó
cũng là một ngun nhân khiến người phụ nữ Việt Nam phải vươn dậy bứt
mình khỏi sự đè nén của chế độ, vươn lên và khẳng định vai trị của mình
trong xã hội. Tùy thuộc vào mỗi thời đại lịch sử, mỗi cá nhân mà cuộc đấu
tranh của phụ nữ vì quyền lợi của bản thân họ ở những mức độ khác nhau, lúc
âm ỉ, lúc bùng lên mạnh mẽ thành một phong trào rộng lớn.
Câu nói hào hùng đầy khí phách của Bà Triệu Thị Trinh: “Tơi muốn cưỡi
cơn gió mạnh, đạp sóng dữ, chém cá kình ở biển đông, quét sạch bờ cõi để
cứu dân ra khỏi vịng chìm đắm, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho mọi
người” [29, 339]. Đây như là một bản tun ngơn đanh thép có giá trị của phụ
nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân để từ đó khẳng định
vai trị của họ.
Trong xã hội cũ, phụ nữ đã đấu tranh một cách tự giác hay tự phát bằng
những hình thức tích cực hoặc tiêu cực cho sự giải phóng của giới mình.
Đứng ra cầm đầu một đạo quân như bà Trưng, bà Triệu, sáng tác một bài thơ
châm biến như Hồ Xuân Hương, hay chỉ rời bỏ một khn phép gia đình và
hơn nhân nghiệt ngã… tất cả ít nhiều đều mang ý nghĩa ấy. Nhưng trong điều
kiện và hoàn cảnh lịch sử của xã hội cũ, nhiều lắm thì vấn đề giải phóng phụ
nữ cũng chỉ có thể diễn ra với một mức độ khiêm tốn và chưa trở thành hiện
thực được nên vai trị của phụ nữ mặt nào đó cịn bị hạn chế và chưa thể phát
huy được. Do đó mà nhìn chung, bao giờ và ở đâu, khát vọng dân chủ, bình
đẳng, tự do của các thế hệ phụ nữ Việt Nam vẫn là những khát vọng không
được giải quyết thỏa đáng, khát vọng giải phóng của phụ nữ việt Nam vẫn
luôn là khát vọng vô cùng da diết, lớn lao. “Thân này ví đổi làm trai được”,
tiếng than ấm ức và nguyện ước não ruột của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, chính là



20

xuất hiện từ đáy lòng các thế hệ phụ nữ Việt Nam về niềm khát vọng được
giải phóng bản thân và khẳng định vai trị của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc, thời đại. Tư tưởng vĩ đại
phong cách tuyệt vời của Người được bắt nguồn từ nhiều mạch nguồn khác
nhau. Một trong những mạch nguồn trong trẻo và sâu xa ấy đó là mảnh đất
Nghệ An giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Người đã sinh ra
và lớn lên tại mãnh đất anh hùng như thế. Dấu chân Người đã tìm đến, đơi
mắt Người đã chiêm nghiệm, tâm hồn trí tuệ của Người đã gặp gỡ những giá
trị truyền thống cao đẹp tại xứ sở của mình.Và cũng ngay ở đó Người đã
chứng kiến bao sự vất vả lầm than, cảnh nước mất nhà tan, con người sống
trong kiếp người nô lệ, bị đày đọa, hành hạ… trong số đó có một nửa là phụ
nữ. Tất cả đã góp phần hun đúc nên ý chí, bồi đắp thêm tình cảm u nước
thương dân, xây dựng nên nền móng ươm mầm cho tư tưởng của Người.
Và người ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng đạo đức của Người là bà
Hoàng Thị Loan (thân mẫu của Bác). Bà là một bà mẹ đôn hậu có một tấm
lịng nhân đạo cao cả. Bà là hình ảnh của một tấm gương sáng về nhân cách
đạo đức cho con cái học tập, là tấm gương điển hình về hình ảnh của người
phụ nữ Việt Nam, với một lối sống trong sáng, có tình có nghĩa, đơn hậu, đảm
đang, sống chan hòa với mọi người. Bà đã dành cuộc đời của mình, tình cảm,
tình thương của một người vợ, người mẹ để chăm sóc chồng, ni dạy con
cái. Tất cả những phẩm chất tốt đẹp đó đã ăn sâu vào nếp nghĩ, hành động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó đã cùng Người đi suốt cuộc đời và được Người
làm phong phú thêm, sâu đậm thêm và nâng lên gấp bội.
1.1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của phụ nữ.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại nhiều dạng bất bình
đẳng giữa các cá nhân, các nhóm người trong xã hội về nhiều phương diện:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó thể hiện sự khác biệt về điều kiện

sống và thu nhập, về sự hưởng thụ văn hóa và tinh thần, về thái độ và hành vi,


21

về địa vị… và vai trò, đặc biệt là địa vị và vai trị của người phụ nữ. Có thể
nói rằng bất bình đẳng xã hội ở những mức độ khác nhau đã trở thành đặc
trưng chung phổ biến của xã hội lồi người trong lịch sử, nó đã là nguyên
nhân chính gây ra các xung đột xã hội.
Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại vì thế cũng có thể nói là
lịch sử của cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng để xác lập địa vị và
vai trò của các cá nhân trong xã hội, đặc biệt là vai trò của phụ nữ. C. Mác,
Ph. Ăngghen và V.I.Lênin là những người không chỉ đi đầu trong việc nêu lên
những tư tưởng tiến bộ, tốt đẹp đó mà cịn thúc đẩy cuộc đấu tranh để biến
những tư tưởng đó thành những hành động triệt để trong thực tế.
Ngay từ thế giữa kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Chế độ mẫu
quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ” [1,
93]. Người vợ trở thành người đầy tớ chính và khơng được tham gia vào nền
sản xuất xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự
bất bình đẳng giới, sự áp bức của giới này đối với giới kia diễn ra trong lịch
sử loài người, tình trạng khơng bình quyền giữa đơi bên, do nhiều yếu tố
thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội và nhận thức quy định. Trong đó yếu tố kinh
tế đóng vai trị quyết định đến vị trí và thứ bậc của mối quan hệ nam nữ trong
gia đình, lồi người đã từng chứng kiến một thời “hoàng kim” sự lên ngôi của
phụ nữ trong thời kỳ công xã nguyên thủy, thậm chí họ cịn thống trị cả người
đàn ơng. Nhưng vị thế ấy đã nhanh chóng thay bậc, đổi ngơi cùng với sự xuất
hiện của chế độ tư hữu. C. Mác đã viết: “Chế độ một vợ một chồng là hình
thức gia đình đầu tiên khơng dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa
trên những điều kiện kinh tế tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối

với sở hữu công cộng nguyên thuỷ và tự phát. Sự thống trị của người
chồng trong gia đình, sự sinh đẻ ra những đứa con chỉ có thể là con của


22

người chồng và phải được quyền thừa hưởng tài sản của người ấy”
[1,103].
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chính địa vị kinh tế đã chi phối đến
địa vị xã hội của người phụ nữ. Trong các loại quan hệ sản xuất là quan hệ sở
hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và phân công lao động, quan hệ phân
phối sản phẩm đều do nam nắm quyền chi phối, người phụ nữ dường như
đứng ngoài lề của xã hội. Người phụ nữ dường như khơng có quyền hành
trong bất cứ mối quan hệ sản xuất nào, họ phải chịu sự áp bức nô dịch của
người đàn ông.
C. Mác đã nêu lên chế độ một gia đình cá thể: “Vậy là chế độ hôn nhân cá
thể quyết không phải là xuất hiện trong lịch sử như là sự liên kết hồ hợp
giữa đàn ơng và đàn bà, và càng khơng phải là hình thức liên kết cao nhất.
Trái lại, nó thể hiện ra là một sự nơ dịch của giới này đối với giới kia, là việc
tuyên bố sự xung đột giữa hai giới, sự xung đột mà người ta chưa từng thấy
trong suốt thời kỳ tiền sử... kết quả của sự thống trị đồng nhất cả người
chồng, là hình ảnh thu nhỏ của những mặt đối lập và mâu thuẫn mà trong đó,
từ đầu thời đại văn minh, xã hội chia thành giai cấp vẫn vận động, nhưng
không thể nào giải quyết và khắc phục được những mâu thuẫn và những sự
đối lập ấy” [1, 104].
Theo C. Mác, chế độ gia đình cá thể là hình thức thu nhỏ của một xã hội
nô dịch và áp bức của người đàn ông đối với đàn bà chẳng khác nào là sự đối
lập giai cấp. Mác viết: “Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là
trùng với sự phát triển đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và
sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ơng với đàn bà” [1,

105]. Sự đối lập đó có nguyên nhân sâu xa từ chế độ tư hữu hay nói cách khác
sự xuất hiện của chế độ tư hữu đã tạo nên sự chuyển giao quyền lực giữa
người phụ nữ và nam giới. Sự thay đổi ngôi này đã đánh dấu một mốc mới về
sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội nhân loại và cho đến bây giờ mối quan


23

hệ này vẫn tồn tại dai dẵng ở những quốc gia trên thế giới ở những mức độ và
hình thức biểu hiện khơng giống nhau.
Sự bất bình đẳng nam nữ mặc dù chủ yếu là do nguyên nhân kinh tế,
nhưng bên cạnh đó cịn cả những yếu tố phi kinh tế nó thuộc về truyền thống
văn hóa xã hội. Ph. Ăngghen đã từng nêu rõ quan điểm này như sau: “Chúng
tôi coi yếu tố kinh tế là cái cuối cùng phát triển lịch sử. Nhưng chủng tộc
cũng là một nguyên tố kinh tế. Sự phát triển về mặt chính trị pháp luật, triết
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật… Là dựa trên sự phát triển kinh tế. Nhưng
tất cả sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cũng tác động đến cuộc sống
kinh tế. Hồn tồn khơng phải là điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất
chủ động, cịn mọi thứ khác có tác dụng thụ động. Trái lại có sự tác động qua
lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế. Xét đến cùng bao giờ cũng tự vạch ra con
đường đi của nó” [2, 778]. Đây là những quan điểm mang tính chất duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tất cả những yếu tố thuộc về kinh tế,
chính trị, xã hội truyền thống văn hóa. Mặc dù hồn thành trên cơ sở kinh tế
song các hình thái ý thức khơng phải bao giờ cũng trùng khít với kinh tế mà
nó có tính độc lập tương đối. Những thói quen tập tục lạc hậu có thể sẽ trở
thành những yếu tố làm trầm trọng hơn, gay gắt hơn sự bất bình đẳng xã hội
nói chung, bất bình đẳng nam nữ nói riêng. Những yếu tố kinh tế xã hội tương
tác qua lại với nhau cùng với ý thức thống trị của đàn ông nắm được địa vị
kinh tế.
C. Mác khẳng định: “Tình trạng khơng bình quyền giữa đơi bên do những

quan hệ xã hội trước kia để lại cho chúng ta, tuyệt nhiên không phải là nguyên
nhân mà là kết quả của việc áp bức đàn bà về mặt kinh tế” [1, 115]. Trên cơ
sở chỉ rõ các nguyên nhân của vấn đề bất bình đẳng giới C. Mác và
Ph. Ăngghen đã chỉ ra con đường, các biện pháp cụ thể để thực hiện cuộc giải
phóng người phụ nữ và từ đó xác lập khẳng định vai trò của nữ giới.


24

Với nhận thức cho rằng bất bình đẳng nam nữ như là một hình thức của sự
phân chia giai cấp, nên việc làm đầu tiên là xóa bỏ chế độ tư hữu xóa bỏ sự lệ
thuộc về kinh tế của người phụ nữ đối với đàn ơng. Cần giải phóng người phụ
nữ thoát khỏi những sự ràng buộc, áp bức, bóc lột và bất bình đẳng trong xã
hội. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng quan hệ bình
đẳng nam nữ trong gia đình và ngồi xã hội.
Sự phân cơng lao động đầu tiên đến với người phụ nữ liên quan đến tính
cấu tạo cơ thể của họ đó là hoạt động “tái sản xuất” ra con người và người
phụ nữ phải tiếp nhận các cơng việc nội trợ, chăm sóc gia đình ni dạy con
cái, như vậy người phụ nữ đang bị trói buộc và tiêu phí thời gian của mình
khiến họ ít có cơ hội học tập, nghỉ ngơi, và tham gia vào các hoạt động văn
hóa xã hội. Trong những điều kiện như vậy nếu người phụ nữ có việc làm
ngồi xã hội thì họ chỉ có thể nhận được những cơng việc nặng nhọc đơn giản,
tiền công thấp, người phụ nữ nhìn chung phải chịu nhiều thiệt thịi hơn người
nam giới, họ ít có cơ hội và điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội vì vậy
để người phụ nữ có thể phát huy được tài năng xã hội cần tạo điều kiện cho
họ, giúp đỡ họ giảm bớt gánh nặng công việc. Mác đã viết: “Điều kiện tiên
quyết để giải phóng phụ nữ là làm cho tồn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản
xuất xã hội, và điều kiện đó lại địi hỏi phải làm cho gia đình cá thể khơng cịn
là một đơn vị kinh tế của xã hội nữa” [1, 116].
V.I. Lênin, người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế kỷ XIX - XX kế

thừa quan điểm của C. Mác và Ph. Ph. Ăngghen, ơng đã khẳng định một quan
điểm chung đó là một trong những nét tiêu biểu nhất của xã hội văn minh đó
là xác lập địa vị của phụ nữ. Trong bài “Kỷ niệm ngày Lao động phụ nữ Quốc
tế”, Ông viết: Người ta cho rằng địa vị của phụ nữ về mặt pháp lý là cái tiêu
biểu nhất cho trình độ văn minh. Câu nói này đã chứa đựng hạt một nhân chân
lý sâu xa. Ơng đã nhìn rõ thực trạng bất bình đẳng mà phụ nữ ở các nước phải
gánh chịu. Đó là sự bất bình đẳng về pháp luật, như ông viết: ... trong dân


25

luật, trong các đạo luật qui định quyền lợi của phụ nữ trong gia đình và quyền
ly hơn của phụ nữ, thì ở nơi nào phụ nữ cũng ở vào địa vị bất bình đẳng, ở
vào địa vị bị khinh miệt. Đó cịn là sự bất bình đẳng trong cuộc sống gia đình,
bởi vì ngay trong điều kiện hồn tồn bình đẳng, thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói
buộc, ràng buộc vì tồn bộ cơng việc gia đình đều phải trút lên vai của người
phụ nữ.
Và cũng theo Lênin để xố bỏ vĩnh viễn tình trạng bất bình đẳng, cần phải
có sự nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội, nhưng trước hết và
quyết định nhất là sự nỗ lực của chính phụ nữ. Việc giải phóng phụ nữ lao
động … phải là việc của bản thân phụ nữ lao động. Ơng cũng cho rằng bình
đẳng nam - nữ trước hết là bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về địa vị của nam
và nữ trong hệ thống phân cơng lao động xã hội. Do đó biện pháp cơ bản nhất
để xố bỏ tình trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ là xây dựng nền kinh tế mà
thích hợp với nó là sự phân cơng lao động hợp lý để phụ nữ có điều kiện tham
gia như nam giới vào công việc sản xuất của xã hội.
V.I Lênin tỏ ý khuyến khích phụ nữ tham gia những cơng việc kinh tế có
qui mơ lớn và ý nghĩa đi đầu, khai phá. Phụ nữ cần phải tham gia việc xây
dựng và trông nom những công tác kinh tế qui mơ lớn có tính chất thí nghiệm,
làm cho cơng việc đó ở nước ta khơng trở thành một công việc riêng rẽ, cô

độc.
Trong lĩnh vực sản xuất phải tạo những điều kiện thuận lợi để phụ nữ
hoàn thành tốt công việc được xã hội phân công đồng thời cũng tạo những
điều kiện để phụ nữ làm tốt việc ni con, thực hiện chức năng làm mẹ. Do
đó, ở tất cả các nhà máy, công xưởng và các xí nghiệp khác có phụ nữ làm
việc, lập các nhà giữ trẻ cho những trẻ em còn bú và trẻ em nhỏ tuổi và các
phòng cho con bú, bất cứ nữ công nhân nào cho con bú cũng đều được để ra ít
nhất là nửa giờ vào những khoảng cách nhau không quá ba giờ, được nhận
một số tiền phụ cấp và chỉ làm việc 6 giờ một ngày.


×