Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Công tác tái hòa nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường dây buôn bán người qua nước ngoài để bóc lột tình dục (điển cứu tại trung tâm afesip, quận 3, tp hcm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.32 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
--------------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2011

Đề tài:

CƠNG TÁC TÁI HỊA NHẬP CỘNG ĐỒNG VỚI PHỤ NỮ LÀ
NẠN NHÂN CỦA ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN NGƯỜI QUA NƯỚC
NGỒI ĐỂ BĨC LỘT TÌNH DỤC
(Điển cứu tại Trung tâm Afesip, Quận 3, Tp. HCM)

Người thực hiện: Phạm Thị Tâm

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự dẫn dắt, chỉ bảo của Thầy Cơ, sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, tơi đã cố gắng hồn thành đề tài. Kết quả phân tích đề tài dựa trên mục tiêu
nghiên cứu, nội dung và trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu mà tôi xây dựng ngay từ
phần đề cương. Do đó, tơi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các kết quả phân tích của
đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng …. năm 2011
Người cam đoan

Phạm Thị Tâm



MỤC LỤC

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT .................................................................................. 1
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH ................................................................................... 2
DẪN LUẬN.................................................................................................................... 4
NỘI DUNG .................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ ĐỀ TÁI HÒA NHẬP
CỘNG ĐỒNG CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA ĐƯỜNG DÂY BN BÁN
NGƯỜI QUA NƯỚC NGỒI ĐỂ BĨC LỘT TÌNH DỤC ....................................... 23
1. 1 Tổng quan một số nghiên cứu nước ngoài cùng chủ đề................................... 23
1. 2 Tổng quan một số nghiên cứu trong nước cùng chủ đề................................... 28
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ........................................................................ 36
1. Tổng quan về cơ sở và mẫu nghiên cứu ........................................................... 36
2. Công tác tái hòa nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường dây bn
bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục........................................................ 49
3. Bài học kinh nghiệm và khuynh hướng xây dựng chương trình hỗ trợ tái hịa
nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường dây buôn bán người ............ 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 96


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

: Agir Pour Les Femmes En Situation Précaire - Tổ chức Hành
động vì phụ nữ có nguy cơ.
AIDS
: Acquired Immune Deficiency Syndrome - Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra.
BTC

: Bộ tài chính
BLĐTBXH
: Bộ Lao động Thương binh Xã hội
CMND
: Chứng minh nhân dân
CTQG
: Chương trình quốc gia
CP
: Chính phủ
HIV
: Human Immuno-deficiency Virus - Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người.
LHPN
: Liên hiệp phụ nữ
PN&TE
: Phụ nữ và trẻ em
PVS
: Phỏng vấn sâu
TB&XH
: Thương binh và Xã hội
TP
: Thành phố
TTHC
: Thủ tục hành chính
UNIAP
: Liên hợp quốc tại tiểu vùng sơng Mêkông
UNICEF
: United Nations International Children's Emergency Fund –
Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc
Afesip



1

TĨM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT

Nạn bn bán phụ nữ và trẻ em đang là một hiện tượng nhức nhối ở nước ta hiện
nay, là hoạt động tội phạm xâm hại những quyền cơ bản nhất của con người, làm ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Và đối tượng bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ
em. Tệ nạn này làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, phẩm hạnh và cơ hội phát triển
của họ. Mặc dù các địa phương đều nỗ lực hết mình trong việc tuyên truyền sâu rộng
những thủ đoạn của bọn buôn bán người, song hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em vẫn
diễn biến phức tạp, do tính chất, quy mơ và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh
vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ. Một đặc điểm dễ nhận thấy khi nạn nhân bị buôn bán
trở về tái hịa nhập cộng đồng là họ thường gặp nhiều khó khăn, hoảng loạn về tâm lý,
bệnh tật, đặc biệt khó khăn về vốn và việc làm để ổn định cuộc sống tại quê hương.
Trong khi đó việc hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện ở nhiều địa
phương cịn mang tính hình thức. Xuất phát từ thực tế đó, trong q trình trợ giúp nạn
nhân, Trung tâm Afesip đã từng bước rút kinh nghiệm và tự xây dựng mơ hình hỗ trợ phù
hợp hơn. Một trong những điều họ day dứt nhất chính là câu hỏi “Tại sao các nạn nhân
của buôn bán người từ chối sự hỗ trợ?”. Các nhân viên Trung tâm nhận ra rằng nghèo
khó, thất học và thiếu hiểu biết về nạn buôn bán người không phải lúc nào cũng là những
yếu tố dễ bị tổn thương chính. Do đó, chúng ta phải rất cẩn trọng trong việc đưa ra nhận
định để tránh cho các can thiệp đi sai hướng. Trung tâm Afesip đã sử dụng phương pháp
tiếp cận từng bước và toàn diện nhằm nâng cao hiểu biết về các nhân tố dễ bị tổn thương.
Sự lồng ghép công tác xác định yếu tố dễ bị tổn thương vào các biện pháp can thiệp nhằm
phịng ngừa bn bán người hiệu quả bao gồm 3 giai đoạn. Hai giai đoạn nghiên cứu
được nối tiếp bằng các biện pháp can thiệp phù hợp dựa trên các kết quả thu được từ
chính những nghiên cứu trên. Phương pháp này cũng giúp cộng đồng và công nhân ở
những nước đang phát triển hiểu hơn về những nhân tố nguy cơ thực sự (chứ không chỉ là

nhận thức) để có được một bản thiết kế phong phú về các biện pháp phịng ngừa bn
bán người và các chương trình giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương hiệu quả hơn.


2

TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH
Human trafficking women and children is a disturbing phenomenon in our country today,
as criminal activities violating the fundamental rights of human beings, directly affecting
people's life. The subjects most vulnerable are women and children. Vices seriously
affect the health, dignity and opportunities for their development. Although these
localities are all efforts in disseminating widely the tricks of trafficking, but trafficking in
women and children is complicated by the nature, scale and tricks criminal activities
increasingly sophisticated, cunning, a closely held. A noticeable feature when trafficked
victims back is reintegrate into their communities is often difficult, psychological panic,
illness, particularly the shortage of capital and work to stabilize their lives at home. While
helping victims reintegrate into the community is done in many localities still formal.
Starting from the fact that, in the process of victim assistance center has gradually Afesip
experiences and build support model more appropriate. One of the things that tormented
them most is the question "Why are victims of trafficking who refuse assistance?". The
Center staff recognizes that poverty, illiteracy and lack of understanding of human
trafficking is not always an element of vulnerability. Therefore, we must be very careful
in the least to avoid interventions go wrong. Center Afesip used approach and
comprehensive steps to improve understanding of the vulnerability factor. The integration
of the factors that determine vulnerability to interventions to prevent trafficking include
three performance stages. The two study phase was followed by the appropriate
interventions based on key findings from these studies. This method also helps the
community and workers in developing countries to better understand the real risk factor
(rather than cognitive) to get an abundance of design measures to prevent trafficking
sales people and programs that reduce the risk of injury more effectively.



3

DẪN LUẬN

1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Khách thể nghiên cứu
5. Thời gian nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài
9. Câu hỏi nghiên cứu
10. Khung lý thuyết
11. Các khái niệm có liên quan
12. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu


4

DẪN LUẬN
1. Đặt vấn đề
Ai cũng biết rằng việc buôn bán trẻ em, phụ nữ nhằm mục đích bóc lột tình dục đã
diễn ra từ xưa tới nay. Chính phủ các nước cũng không làm ngơ trước vấn nạn này. Thế
nhưng, một thực tế đang xảy ra trong những năm gần đây, nhất là khi chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình tội phạm bn bán phụ
nữ, trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng. Một bộ
phận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ở trong nước, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi

ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm. Còn lại phần lớn phụ nữ trẻ em bị bn bán ra
nước ngồi, đến nhiều nước khác nhau với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Theo
thống kê chưa đầy đủ, đến nay đã có hàng chục nghìn phụ nữ trẻ em Việt Nam bị bn
bán qua biên giới, chủ yếu qua các đường mòn và cửa khẩu, trên tuyến biên giới phía Bắc
và phía Tây Nam. Tại phía Bắc, phụ nữ trẻ em bị bn bán tập trung ở các địa bàn biên
giới giáp Việt Nam, được sử dụng làm mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ hoặc
làm vợ một cách bất hợp pháp. Tại phía Nam, phụ nữ trẻ em bị bn bán chủ yếu làm
mại dâm tại các thành phố lớn và các tỉnh giáp biên giới. Các nước này còn là địa bàn
trung chuyển để buôn bán phụ nữ trẻ em đi các nước xa hơn trong khu vực. Ngoài ra, tình
hình phụ nữ trẻ em bị lừa gạt, dụ dỗ, bn bán sang Đài Loan qua hình thức mơi giới hôn
nhân, trẻ em Việt Nam bị bán ra nước ngồi qua hình thức cho nhận con ni người nước
ngồi trong những năm qua cũng là vấn đề rất phức tạp và rất khó kiểm sốt. Tệ nạn bn
bán phụ nữ trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng nhức nhối, ảnh hưởng xấu đến đời sống
sinh hoạt của xã hội, phong tục, tập quán, đạo đức của người Việt Nam.
Buôn bán phụ nữ và trẻ em diễn ra ở bốn tuyến rõ rệt: hai tuyến đầu diễn ra ỏ khu
vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lai Châu Lào Cai, Cao
Bằng,… chiếm 70% tổng số vụ trên toàn quốc) và biên giới Việt Nam – Campuchia (An
Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ,…), tuyến thứ ba buôn bán quốc tế
tới các địa điểm như Macau, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và tuyến cuối cùng buôn
bán trong đất liền, xuyên qua Campuchia và Lào đến Thái Lan và Malaysia.


5

Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều tỉnh giáp biên giới Campuchia, việc
giao thông qua lại giữa hai nước rất dễ dàng. Ngồi việc giao thương hàng hóa thì vấn đề
di cư của người dân nơi đây kéo theo tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em với nhiều mục
đích khác nhau khá là phổ biến. Nạn nhân bị bán sáng Campuchia, từ đó sẽ tiếp tục bị
đưa đến các nước khác như Thái Lan, Malaysia, … nhiều khu vực khác ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long cũng diễn ra khá nóng bỏng vấn đề bn bán phụ nữ dưới hình thức

kết hơn hợp tác lao động hoặc du lịch mà các đường dây tổ chức hiện nay thường hướng
đến các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,…
Tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp trở thành vấn
nạn thu hút sự quan tâm của tồn xã hội. Vì vậy, việc quan tâm giúp đỡ các nạn nhân bị
buôn bán trở về là một việc làm thiết thực. Vấn đề hồi hương những nạn nhân bị buôn
bán và hỗ trợ nạn nhân tái hịa nhập cộng đồng ln là vấn đề đáng quan tâm của các
quốc gia trong phòng, chống bn bán người. Có thể thấy rằng, các nạn nhân của nạn
bn bán người thường được phát hiện trong tình trạng bất lợi và gặp nhiều khó khăn,
nhiều người đang phải sống trong các nhà chứa, nơi lao động tồi tệ hoặc đang ở trong các
trại tị nạn, trong tình trạng khơng có giấy tờ, vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh và cư
trú bất hợp pháp. Họ thường khơng có giấy tờ đi lại hoặc giấy tờ tùy thân nên có thể
khơng có khả năng nhập cảnh lại quốc gia gốc. Nạn nhân rất cần nhận được sự giúp đỡ
của các cơ quan hữu quan trong việc hồi hương và tái hịa nhập cộng đồng. Hàng năm
chính phủ các nước Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam tổ
chức cuộc họp về nạn buôn bán người. Đây là một động thái tích cực vì nó khơng chỉ thể
hiện cam kết của chính phủ các nước đấu tranh phòng chống tệ nạn này mà còn thể hiện
rõ tính minh bạch ngày một tăng trước một thực tế vốn được coi là một vấn đề nhạy cảm,
không được thông tin rộng rãi. Động thái này cũng cho thấy thái độ sẵn sàng gánh vác
trách nhiệm của chính phủ các nước trên.
Ở Việt Nam, trung tâm Afesip – quận 3, thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng
với mục đích trợ giúp tinh thần, vật chất cho các đối tượng phụ nữ, trẻ em là nạn nhân
của việc buôn bán qua nước ngồi để bóc lột tình dục khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.


6

Cơng tác này diễn ra như thế nào? Những khó khăn, trở ngại khi trợ giúp nạn nhân tái
hòa nhập cộng đồng là gì? Những hạn chế trong cơng tác này? Đề tài mong muốn từ góc
nhìn của cơng tác xã hội để phân tích những vấn đề trên. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung : Tìm hiểu thực trạng cơng tác tái hòa nhập cộng đồng với phụ nữ
là nạn nhân của đường dây bn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục.
Mục tiêu cụ thể :
Tìm hiểu thực trạng công tác tiếp nhận, trị liệu, phục hồi tâm lý cho phụ nữ là nạn
nhân của đường dây bn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục tại Trung tâm
Afesip.
Ngồi ra, đề tài cịn hướng tới tìm hiểu hoạt động của cơng tác tái hịa nhập cộng
đồng cho phụ nữ, cụ thể là công tác hồi gia, hướng nghiệp thông qua việc xác định nguồn
vốn xã hội và vốn con người của phụ nữ bị buôn bán trở về.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài sẽ chỉ ra những khó khăn và cách giải quyết
của nhân viên công tác xã hội khi làm việc với nhóm đối tượng đang bị tổn thương này.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơng tác tái hịa nhập cộng đồng với
phụ nữ là nạn nhân của đường dây buôn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục.
4. Khách thể nghiên cứu
Đề tài hướng đến nhóm khách thể chính là những phụ nữ có độ tuổi từ 18 tuổi trở
lên. Những phụ nữ này là nạn nhân của việc buôn bán người qua biên giới các nước
Campuchia, Lào, Đài Loan nhằm mục đích bóc lột tình dục. Họ đã trở về Việt Nam và
đang được trung tâm Afesip tiếp nhận, hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng.
Ngồi ra, đề tài cịn hướng đến các nhóm khách thể khác như :
-

Những phụ nữ trên 18 tuổi, là nạn nhân của việc bn bán người, đã được trung
tâm Afesip trợ giúp hịa nhập cộng đồng từ trên 6 tháng.


7

-


Người thân của những phụ nữ là nạn nhân của việc buôn bán người.

-

Các nhân viên đang làm việc tại trung tâm Afesip.

-

Một số cán bộ, nhân viên làm việc ở địa phương, các cơ sở, trung tâm liên kết với
trung tâm Afesip trong việc hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ.

5. Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu thực hiện xây dựng đề cương, triển khai thu thập thơng tin thực địa, phân tích
số liệu và viết báo cáo từ tháng 03/2011 đến tháng 12/2011.
6. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Thực trạng công tác tiếp nhận, trợ giúp, phục hồi tâm lý cho phụ nữ là nạn
nhân của đường dây bn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục tại Trung tâm
Afesip.
- Nội dung 2: Phân tích cụ thể tiến trình hỗ trợ phụ nữ tái hịa nhập cộng đồng ở Trung
tâm thơng qua việc xác định nguồn vốn xã hội và vốn con người của những phụ nữ bị
buôn bán trở về, những khó khăn các nhân viên Trung tâm gặp phải trong tiến trình này
và cách thức giải quyết khó khăn của họ.
- Nội dung 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung
tâm, tác giả đề tài đề xuất chương trình hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ
nữ là nạn nhân được hiệu quả hơn.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đề tài: “Cơng tác tái hịa nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của
đường dây buôn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục” tại Trung tâm Afesip có ý
nghĩa khoa học rất lớn.

Trước hết, đề tài nghiên cứu chỉ ra việc vận dụng những kiến thức chuyên ngành
Xã hội học: Xã hội học gia đình, Giới và phát triển, Dư luận xã hội. Các kiến thức về ảnh
hưởng của dư luận xã hội trong việc phụ nữ sau khi bị lừa gạt để bóc lột tình dục hồi gia,


8

tái hòa nhập cộng đồng đối với chuyên ngành Dư luận xã hội. Ngồi ra, đề tài cịn vận
dụng kiến thức chuyên ngành Công tác xã hội: Công tác xã hội với cá nhân (cơng tác với
phụ nữ bị bóc lột tình dục, với người thân của họ), Cơng tác xã hội nhóm (các Hội, câu
lạc bộ tại địa phương, cộng đồng nơi chị em phụ nữ tái hòa nhập), Tổ chức và phát triển
cộng đồng thôngq ua việc xây dựng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho
phụ nữ.
Thứ hai, thông qua vận dụng những kiến thức nêu trên vào thực tiễn, và trên cơ sở
những kết quả nghiên cứu thu được, tác giả mong muốn có thể bổ sung cho hệ thống
những kiến thức chuyên ngành Xã hội học và Công tác xã hội về lĩnh vực phụ nữ bị bóc
lột tình dục trong xã hội bằng cách làm giàu thêm ví dụ sinh động từ thực tiễn và hướng
giải quyết.
Thứ ba, đối với Xã hội học, đối tượng nghiên cứu của ngành là các vấn đề xã hội
nhưng dường như vấn đề bóc lột tình dục với phụ nữ rất ít được các nhà xã hội học đề
cập đến, và công tác đưa phụ nữ sau khi bị bóc lột tình dục tái hòa nhập cộng đồng vẫn là
một khái niệm khá mới mẻ. Do đó, ngồi ý nghĩa khoa học là làm phong phú thêm hệ
thống kiến thức chuyên ngành xã hội học thì kết quả nghiên cứu của đề tài cịn gợi mở
cho những hướng nghiên cứu khác nhau trong những đề tài tiếp sau.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa mong muốn cung cấp cho các cơ quan, tổ
chức bảo vệ phụ nữ luận chứng thực tế phát triển và hồn thiện chính sách, cách thức
giúp họ có thể hịa nhập lại với xã hội tốt hơn. Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu và ví
dụ thực tiễn cho mơn học Dư luận xã hội, Xã hội học gia đình hoặc Cơng tác xã hội với
nhóm dễ bị tổn thương, Cơng tác xã hội với nhóm có hồn cảnh đặc biệt. Hy vọng những

kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, sở Lao
động Thương binh và Xã hội để đề ra những chính sách xã hội chăm lo cho phụ nữ, đặc
biệt là nhóm phụ nữ là nạn nhân của tình trạng bóc lột tình dục và những biện pháp hỗ trợ
nhân viên cơng tác xã hội. Ngồi ra, đây cịn có thể được coi là nguồn tài liệu hữu ích cho
những ai có ý định nghiên cứu cùng chủ đề.


9

8. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài
Đề tài có sử dụng lý thuyết hệ thống và lý thuyết hành vi để làm cơ sở lý luận cho
việc tiếp cận vấn đề cơng tác hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng cho phụ nữ là nạn nhân của
đường dây bn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục.
Lý thuyết hệ thống
Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi, thuyết hành
động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết chức năng. Phương pháp
luận cho các nghiên cứu xã hội học là: xã hội là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, các
bộ phận cấu thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội ln vận động, phát
triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội.
Xuất phát từ quan điểm của Talcott Parsons (1902 – 1979), ông cho rằng “Tất cả
các hệ thống hành động từ cấp hành vi tới cấp văn hóa đều phải đương đầu với những
vấn đề chức năng, “những nhu cầu” của tổng thể hệ thống, đó là vấn đề thích nghi,
hướng đích, thống nhất và duy trì khn mẫu. Các nhu cầu của hệ thống địi hỏi các bộ
phận cấu thành của nó phải đáp ứng tức là có chức năng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu
tồn tại, phát triển của hệ thống. Các nhu cầu, chức năng của hệ thống là những địi hỏi
mạnh đến mức nó buộc bộ phận nào hoạt động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi,
thậm chí bị teo đi hay phá sản và hình thành bộ phận thay thế. Bộ phận nào hoạt động
hiệu quả sẽ trưởng thành lớn mạnh”1. Như vậy, theo quan điểm của Parsons thì ơng chú
ý hướng xã hội tồn tại, ổn định khi các tiểu hệ thống được đáp ứng nhu cầu
Nguyên tắc về cách tiếp cận hệ thống này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ

thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc sống riêng,
do đó hoạt động trong cơng tác tái hòa nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường
dây bn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục phải nhấn mạnh đến các hệ thống.

1

Xem “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, Lê Ngọc Hùng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2000, tr
205 – 206.


10

Ba hình thức hệ thống tổng qt đó là – Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và
hệ thống xã hội:
+ Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức cơng đồn.
+ Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng nghiệp.
+ Hệ thống xã hội: Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà trường.
Vận dụng quan điểm này vào đề tài nghiên cứu, tác giả nhận thấy công tác trợ giúp
phụ nữ là nạn nhân hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng được coi là một hệ thống. Ở đó nó có
các tiểu hệ thống như gia đình, mạng lưới các cơ sở, các dịch vụ huy động nguồn lực, tài
nguyên, v. v…Và cũng trong hệ thống này, vai trò của các nhân viên xã hội, của gia đình,
của cơ sở xã hội, của chính những nạn nhân cần phải có sự phối hợp mới đạt hiệu quả.
Với mong muốn trợ giúp các nạn nhân trở về với cuộc sống bình thường trước kia nơi gia
đình, cộng đồng, những cá nhân, tổ chức tham gia công tác này cần áp dụng rất nhiều kĩ
năng và kiến thức như: thuyết hành vi, lí thuyết phân tâm học, thuyết nhân văn, hiện sinh,
v. v… và nhiều lí thuyết khác để giải thích hành vi của thân chủ (phụ nữ là nạn nhân của
đường dây buôn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục) từ đó đưa ra được tiến
trình giúp đỡ phù hợp mang lại hiệu quả cao. Thuyết hệ thống là một trong những lí
thuyết quan trọng được vận dụng trong xã hội học. Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ
cá nhân khơng thể thiếu được lí thuyết hệ thống bởi nhân viên xã hội cần chỉ ra thân chủ

của mình đang thiếu và cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ
có thể tiếp cận và tham gia các hệ thống. Có làm được như vậy thì nhân viên xã hội mới
thực sự hồn thành tiến trình giúp đỡ cá nhân. Chỉ khi nào thân chủ được sự giúp đỡ và
tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ.
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong cơng tác trợ giúp nạn nhân tái hịa nhập cộng
đồng, chúng ta cũng thấy được vai trò của các nhân viên xã hội, các cơ sở, gia đình và
cộng đồng là hết sức quan trọng. Họ sẽ giúp đỡ phụ nữ tiếp cận với các hệ thống để vượt
qua những khó khăn trong cuộc sống đang gặp phải. Ngoài ra họ sẽ cần phải giúp cá nhân
thể hiện được nhiệm vụ về cuộc sống của mình. Qua phác thảo mơ hình lý thuyết hệ


11

thống, chúng ta có thể thấy nhiệm vụ của nhân viên xã hội, các cơ sở xã hội, gia đình,
cộng đồng trong cơng tác này chính là:
1 Giúp các cá nhân sử dụng và tăng cường khả năng của bản thân họ nhằm giải
quyết được mọi vấn đề.
2 Xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực
3 Giúp hoặc bổ trợ tương tác giữa các cá nhân và các hệ thống nguồn lực
4 Cải thiện tương tác giữa các cá nhân trong các hệ thống nguồn lực (gia đình, tổ
chức xã hội khác).
5 Giúp đỡ việc phát triển và thay đổi chính sách xã hội
6 Đưa ra những sự trợ giúp về thực hành
7 Thực hiện như tác nhân của kiểm soát xã hội
Lý thuyết hành vi
Ngồi lý thuyết hệ thống, đề tài cịn áp dụng, kết hợp đồng thời với các phương
pháp của các mơ hình lý thuyết khác, mà trong đó đặc biệt được sử dụng nhiều là mơ
hình trị liệu nhận thức- hành vi. Hay nói cụ thể hơn đó là sử dụng lý thuyết hành vi nhằm
lý giải vấn đề: thay đổi hành vi của nạn nhân theo hướng tích cực trong cơng tác hỗ trợ
nạn nhân tái hịa nhập cộng đồng.

Quan điểm hành vi cá nhân trong xã hội học mà tôi quan tâm vận dụng trong đề tài
này chính là quan điểm của George Herbert Mead (1863 – 1931). Ông cho rằng “Hành vi
của một cá nhân được quy định bởi hoàn cảnh và kinh nghiệm sống của người ấy. Các cá
nhân phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc trước mỗi tác nhân trước khi phản ứng, chứ
không phải phản ứng một cách máy móc. Điều đó có nghĩa là hành vi xã hội là một chỉnh
thể thống nhất gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài thống nhất với nhau. Để con người
tăng trưởng và phát triển điều quan trọng là các nhu cầu cơ bản được đáp ứng. ” 2. Khi
chúng ta thấy người nào đó đối xử với một cung cách mà xã hội không chấp nhận, chúng

2

Xem “Xã hội học”, Gs. Phạm Tất Dong, Ts. Lê Ngọc Hùng, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000, tr 132 – 133.


12

ta đưa ra lời suy đốn riêng của mình về nguyên nhân các hành vi của họ. Những suy
đoán của chúng ta không dựa vào một sự xem xét nghiêm túc đến các yếu tố xã hội và
tình cảm. Ngồi ra, chúng ta xếp loại và dán nhãn lên họ. Tiến trình này dẫn đến việc phê
phán cá nhân và không hiểu được hành vi của họ. Những hành vi của những phụ nữ là
nạn nhân sau khi trở về do bị lừa gạt bn bán qua nước ngồi thường rất khác thường và
đơi khi có biểu hiện lệch lạc. Nhưng nhiều người trong số chúng ta chưa hiểu được vấn
đề (những tổn thương, sang chấn tâm lý nặng nề khiến họ thay đổi hành vi mà khơng
kiểm sốt được) đã có cái nhìn dị nghị và xuất hiện những phán đoán sai lệch về đạo đức,
nhân cách của họ. Các cố gắng để hiểu con người phải được đến trước bằng một thái độ
cởi mở, tránh các thành kiến và một sự sẵn sàng tìm hiểu với sự hỗ trợ của các dữ kiện.
Từ đây xuất hiện quan điểm sửa đổi hành vi cá nhân mà tôi muốn vận dụng trong
đề tài này. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên xã hội, gia đình, cộng đồng sẽ tác động lên
các nạn nhân theo hướng làm nhụt đi tiến trình học hỏi hành vi khó đương đầu và tăng
cường tiến trình học hỏi hành vi mong muốn. Để các nạn nhân thay đổi hành vi theo

hướng tích cực là muốn quay trở về cuộc sống bình thường như trước kia nơi gia đình,
cộng đồng thì chính chúng ta phải nhận diện các tác nhân kích thích sản sinh ra hoặc tăng
cường hành vi không mong muốn trở lại cộng đồng và sau đó là xóa bỏ những tác nhân
kích thích này. Những yếu tố đóng vai trị tác nhân kích thích để tăng cường hành vi
mong muốn cần được làm mạnh hơn. Nhân viên xã hội và gia đình cần dùng sự khuyến
khích để động viên thân chủ đưa ra những dạng hành vi có thể chấp nhận được. Để tạo
thuận lợi cho việc học hỏi bằng quan sát, nhân viên xã hội và gia đình, nhà trị liệu phải
đóng vai người mẫu hồn chỉnh trong khi làm việc với các nạn nhân. Với những biến cố
đương thời, hành động cần đến là sửa đổi những yếu tố môi trường để loại bỏ những tác
động tai hại của chúng lên nạn nhân ví dụ cách li họ với những người xấu, những người
lạ, hoặc giúp họ ổn định trong mơi trường an tồn, lành mạnh.
Ở luận điểm thứ hai, “Để con người tăng trưởng và phát triển điều quan trọng là
các nhu cầu cơ bản được đáp ứng”, Mead chỉ rõ: Sự tăng trưởng và phát triển của mỗi
một cơ thể sống xảy ra nhờ sự đáp ứng được các nhu cầu. Con người có hai loại nhu cầu:


13

sinh học (thể chất) và tâm lý xã hội. Con người lúc cịn nhỏ cần khơng khí, nước, thực
phẩm chỗ ở và áo quần để phát triển về mặt thể chất. Đến thời kỳ trưởng thành, anh ta
(chị ta) phát triển nhu cầu tình dục. Những nhu cầu tâm lý xã hội của một đứa trẻ mà thú
vật khơng có là: (1) tình u thương và an tồn (2) được thuộc về một nhóm (3) tính tự
trọng (4) những cơ hội phát triển về thể chất và tinh thần (5) được hướng dẫn và chỉ dẫn.
Đây là những nhu cầu tối thiểu của mỗi cá nhân trong hồn cảnh bình thường. Đối với
những phụ nữ là nạn nhân của đường dây bn bán người – hồn cảnh đặc biệt, nhạy cảm
thì những nhu cầu như sự cảm thơng, chia sẻ và sự thừa nhận của cộng đồng với cái nhìn
như những con người bình thường khác là rất lớn. Mơi trường là một yếu tố cần được
xem xét với điều kiện đáp ứng đầy đủ các nhu cầu. Môi trường của một cá nhân là những
gì xung quanh anh (chị) ta bao gồm hoàn cảnh vật chất, những vật hữu sinh và vơ sinh,
những điều kiện và hồn cảnh ảnh hưởng đến cuộc sống của anh (chị) ta dưới hình thức

này hoặc hình thức khác. Sự đáp ứng các nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các phương tiện mà
môi trường có. Mơi trường vừa cung cấp tài ngun để đáp ứng nhu cầu đồng thời cũng
tạo ra yêu cầu. Kết quả là mỗi sinh vật phát triển hành vi thích nghi hoặc những phương
thức đáp ứng những nhu cầu của riêng nó và các u cầu của mơi trường. Hành vi thích
nghi của lồi vật hầu hết thường thơng qua bản năng, trong khi đối với con người thì
hành vi thích nghi tùy thuộc vào phần lớn học tập và tiến trình trưởng thành mà sự phát
triển hành vi con người được định hình.
Trong quá trình thoả mãn những nhu cầu, con người thường gặp phải trạng thái
mâu thuẫn tâm lý, đó là sự xung đột trái ngược giữa các xung động, ham muốn bên trong
và bên ngồi. Vì vậy khi giúp đỡ những nạn nhân có hồn cảnh khó khăn như vậy, nhân
viên xã hội cần có những cái nhìn tỉnh táo và hợp lý xác định được nhu cầu nào là thoả
mãn trước hết. Đôi khi giúp đỡ một nạn nhân trong một nhóm các nạn nhân thì cũng sẽ
xảy ra những xung đột về nhu cầu giữa nạn nhân đó và nhóm. Bởi vậy khi giúp đỡ đối
tượng này, nhân viên xã hội cần phải có sự điều hoà linh hoạt cần thiết để điều hoà được
nhu cầu của thành viên giúp đỡ và cả nhóm.


14

Để hiểu được hành vi và đáp ứng nhu cầu của các nạn nhân thì nhân viên xã hội
cần phải có sự hiểu biết cần thiết về mơi trường sống, điều kiện sinh hoạt và phơng văn
hóa mà họ đang sống. Mỗi chúng ta đều có những nhu cầu cơ bản chung. Sự thiếu hụt
những nhu cầu ấy sẽ đẩy những phụ nữ vào hồn cảnh khó khăn và cần được giúp đỡ.
Nhân viên các cơ sở xã hội trong quá trình làm việc cần nắm rõ đặc điểm tâm lý chung và
riêng của từng loại đối tượng cũng như những nhu cầu cần và hợp lý để có phương pháp
tiếp cận và giải quyết tốt. Về tổng thể ta có thể hiểu những nhu cầu cơ bản chung như
sau:
Trước hết đó là nhu cầu về mặt vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh, đảm
bảo cho sự phát triển về thể chất của cá nhân.
Thứ hai, nhu cầu về mái ấm gia đình, là chỗ dựa về vật chất và tinh thần của cá

nhân. Gia đình đóng vai trị rất quan trọng, đây là mơi trường xã hội hoá đầu tiên và cũng
là mạnh nhất của cá nhân. Trong quá trình trợ giúp nạn nhân trở về hịa nhập cộng đồng,
yếu tố gia đình bao giờ cũng được xem xét ưu tiên. Đây được coi là nguồn lực cơ bản và
hiệu quả nhất đối với quá trình tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân.
Nhu cầu được giải trí vui chơi (nhu cầu phát triển), học tập. Thơng qua những hoạt
động này, cá nhân được hồ mình vào xã hội tự khẳng định mình.
Nhu cầu được tơn trọng, cá nhân ln địi hỏi nhu cầu này từ người khác. Sự tôn
trọng này sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của cá nhân.
Nhu cầu cao nhất của cá nhân đó là tự khẳng định mình, chứng minh rằng mình có
năng lực, mình có thể làm được mọi việc.
Trên cơ sở tâm tư và nhu cầu của các nạn nhân, nhân viên xã hội nói riêng và xã
hội nói chung cần phải giúp đỡ họ tiếp tục phát triển, tái hồ nhập, bình đẳng với những
người khác. Bên cạnh những sự giúp đỡ trực tiếp cần huy động những nguồn lực khác
nhau trong cộng đồng để giúp đỡ họ. Cần có những khuyến nghị, những vận động để thay
đổi nhận thức của xã hội và những nhà làm chính sách về việc chun nghiệp hố và xã
hội hố các dịch vụ xã hội hỗ trợ.


15

9. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tìm hiểu về cơng tác tái hịa nhập cộng
đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường dây bn bán người qua nước ngồi để bóc lột
tình dục hướng tới những câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Công tác tái hòa nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường đây bn bán
người qua nước ngồi để bóc lột tình dục đã được thực hiện như thế nào tại Trung
tâm Afesip?


-

Những kết quả đạt được từ công tác này phản ánh điều gì?

-

Trung tâm đã gặp những khó khăn, trở ngại gì khi thực hiện cơng tác này? Nguyên
nhân của khó khăn và ảnh hưởng từ những khó khăn đó tới hiệu quả của cơng tác
này?

-

Để cơng tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ hiệu quả hơn, Trung tâm
Afesip đã đưa ra những bài học kinh nghiệm thực tế và xây dựng mô hình mới như
thế nào?

10. Khung lý thuyết
CÁ NHÂN NẠN NHÂN
- XÁC ĐỊNH VỐN XÃ
HỘI, VỐN CON NGƯỜI
- KẾT NỐI DỊCH VỤ
- TRAO QUYỀN

- TỒN CẦU HĨA, ĐƠ THỊ HĨA

- DI CƯ
- BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI
- KHUNG PHÁP LÝ

CƠNG TÁC TÁI HÒA NHẬP

CỘNG ĐỒNG VỚI PHỤ NỮ
LÀ NẠN NHÂN CỦA ĐƯỜNG
DÂY BN BÁN NGƯỜI
QUA BIÊN GIỚI ĐỂ BĨC
LỘT TÌNH DỤC
- NGHÈO ĐĨI, THIẾU CƠ HỘI
- NHẬN THỨC
- LỐI SỐNG

NHĨM NỊNG CỐT
- NHÂN VIÊN XÃ HỘI
- NHÓM ĐỒNG ĐẲNG

CỘNG ĐỒNG
- TRÁNH KỲ THỊ
- TRAO QUYỀN CHO
NẠN NHÂN
- XÂY DỰNG MẠNG
LƯỚI HỖ TRỢ


16

11. Các khái niệm có liên quan
* Khái niệm bn bán người:
Theo ông Trần Văn Đạt – Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư
pháp, từ định nghĩa buôn bán người được quy định trong các văn kiện quốc tế có thể thấy
bn bán người bao gồm các yếu tố như: hành vi (tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao,
chứa chấp, tiếp nhận, nhận người trong nước hoặc qua biên giới); phương thức, thủ đoạn
(ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương);

mục đích (bóc lột bao gồm tối thiểu là làm mại dâm hoặc những hình thức bóc lột tình
dục khác). Tuy nhiên, tại Việt Nam, các văn bản pháp luật hiện hành ít sử dụng khái niệm
bn bán người. Cụ thể, Bộ Luật hình sự khơng có tội bn bán người mà chỉ có tội
“Mua bán người”. Thuật ngữ buôn bán phụ nữ, trẻ em tuy được dùng khá phổ biến trong
các văn bản pháp luật, tuy nhiên chưa có một định nghĩa chính thức thế nào là buôn bán
phụ nữ, trẻ em mà các khái niệm này hoặc chưa được giải thích đầy đủ hoặc được giải
thích nhưng chưa cụ thể và tồn diện. Từ sự phân tích quan niệm về bn bán người
trong pháp luật quốc tế và trong pháp luật Việt nam, cũng như từ thực tiễn đấu tranh, điều
tra, xét xử tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở nước ta, ơng Đạt cho rằng Luật phịng
chống bn bán người của Việt Nam cần có một điều luật riêng quy định về khái niệm
buôn bán người. Và khái niệm này sẽ là cơ sở quan trọng nhất và được hiểu một cách
thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật và đó cũng là cơ sở cho việc quy định tất cả
các vấn đề liên quan đến hoạt đồng phòng chống bn bán người sau này. Theo đó,
“Bn bán người là hành vi mua bán, tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp, che
dấu, tiếp nhận người bằng bất kỳ thủ đoạn nào nhằm mục đích bóc lột sức lao động, bóc
lột tình dục hoặc lấy nội tạng cơ thể của người đó để trục lợi”. Đồng quan điểm với ông
Đạt, nhiều đại biểu đã bổ sung đưa ý kiến “hành vi mua, bán, tuyển mộ, vận chuyển,
chuyển giao, chứa chấp, che giấu, tiếp nhận người dưới 18 tuổi hoặc người bị tâm thần


17

mà được sự đồng ý của họ, nhằm mục đích bóc lột sức lao động, bóc lột tình dục hoặc lấy
nội tạng cơ thể của người đó để trục lợi” cũng phải được coi là hành vi buôn bán người.
Thuật ngữ bn bán người: sự vận chuyển, cố tình vận chuyển hoặc chuyển người
trái phép qua các đường biên giới quốc tế, vi phạm luật pháp của một hay nhiều quốc gia,
bằng cách lừa bịp, vận chuyển bí mật hoặc gian lận giấy tờ. Hành vi buôn người thường
xảy ra với sự đồng ý của nạn nhân – là những người đã trả tiền và thường bị bỏ rơi để tự
xoay sở khi họ đã đến được nơi định đến. Bn người – một hình thức nơ lệ hiện đại liên
quan đến hiện tượng bóc lột con người thong qua cưỡng chế bằng sức mạnh, áp bức, đe

dọa, lừa gạt, vi phạm nhân quyền, giao kèo nợ, tước quyền tự do, thiếu quyền kiểm soát
sự tự do và sức lao động của bản thân. Bn bán người vị mục đích tình dục – tuyển mộ,
chứa chấp, vận chuyển, cung cấp, sử dụng một người vì mục đích thực hiện hành vi mua
bán tình dục.
* Khái niệm nạn nhân của bn bán người:
Theo Điều 4 của Quyết định của thủ tướng chính phủ Ban bành Quy chế tiếp nhận và hỗ
trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị bn bán từ nước ngồi trở về ngày
29/01/2007 thì “Nạn nhân quy định trong Quy chế này là phụ nữ, trẻ em bị một người
hay một nhóm người sử dụng vũ lực, đe dọa sử dựng vũ lực hay những hình thức ép buộc
khác, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hay địa vị, tình trạng dễ bị tổn thương để mua
bán (giao, nhận tiền hoặc giao, nhận một lợi ích vật chất khác) đưa ra nước ngồi nhằm
mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động
hoặc dịch vụ cưỡng bức, nơ lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận
trên cơ thể)”.
Cuộc tranh luận về buôn bán người giờ tập trung vào một vấn đề hóc búa hơn, đó
là xác định chính xác những ngun nhân của nạn bn bán người và việc chấp nhận một
định nghĩa rộng hơn về nạn nhân của buôn bán người. Trước đây rất nhiều ý kiến vẫn cho
là một người bị buôn bán là một phụ nữ bị bán cho kẻ môi giới và trao tay cho một chủ
nhà chứa đồng thời cũng là người giam giữ. Tuy nhiên, nạn nhân của buôn bán người,
theo Nghị định thư của Liên hợp quốc về buôn bán người, được định nghĩa rộng hơn là


18

bất kỳ ai bị đe dọa, lừa gạt hoặc dễ bị tổn thương và bị lạm dụng quyền lực. Những nạn
nhân này khơng nhất thiết phải bị bắt cóc. Theo định nghĩa này, một thanh niên có thể
vẫn vượt biên giới trái phép để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn và bởi vì thực tế này mà
người đó, tại những thời điểm khác nhau của chuyến đi của mình, có thể bị lừa gạt hoặc
bị ép buộc lao động. Vì nếu anh ta khơng chịu làm việc, những kẻ buôn bán người sẽ đe
dọa giao nộp anh ta cho cảnh sát. Trong trường hợp này, người thanh niên trở thành nạn

nhân của bọn buôn bán người.
Theo tập hướng dẫn “Soạn Thảo Luật Chống Buôn Người” của cơ quan Chống Ma túy và
Tội phạm Liên Hợp Quốc cho rằng: “Nạn nhân là đối tượng bị xâm phạm bởi hành vi
mua bán người và được các cơ quan chính phủ có thẩm quyền hay những tổ chức phi
chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phịng chống bn người tin một cách hợp lý rằng họ
là nạn nhân của nạn buôn người, bất kể lúc đó thủ phạm đã bị phát hiện, bắt giữ, truy tố
và kết án hay chưa”.
Trong định nghĩa nêu trên, yếu tố chủ thể xác định nạn nhân là yếu tố quyết định một đối
tượng bị xâm phạm bởi hành vi mua bán người có được coi là nạn nhân bị mua bán hay
không. Chủ thể xác định đó khơng phải chỉ bó hẹp là các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mà cịn là các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực này. Điều này là hợp
lý trong xã hội dân sự nơi các tổ chức xã hội có chun mơn, nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, giàu kinh nghiệm được sử dụng cho mục đích xác định nạn nhân bị mua bán. Sẽ
có rất nhiều các nạn nhân được phát hiện thông qua các tổ chức xã hội này, sẽ tránh được
tình trạng bỏ lọt nạn nhân bị mua bán.
* Khái niệm sự phục hồi: là một trạng thái tích cực của sức khỏe tinh thần được xác định
bởi khả năng của nạn nhân về nhìn nhận bản thân, các mối quan hệ, nguồn lực xung
quanh và sự dễ tổn thương của mình một cách thích ứng với hồn cảnh.
Các dấu hiệu của sự phục hồi ở nạn nhân:
- Bình tĩnh, có khả năng giao tiếp phù hợp (Đáp ứng, trao và nhận phản hồi).
- Xác định được các vấn đề của bản thân, gia đình.


19

- Có kỹ năng ứng phó với các tình huống dễ tổn thương.
- Có cảm giác có giá trị và hy vọng.
Sự phục hồi có vai trị quan trọng trong q trình tái hịa nhập cộng đồng của nạn nhân.
* Khái niệm tái hòa nhập: là việc giành lại quyền kiểm sốt và sức mạnh. Đó là việc
được trao quyền về xã hội và tài chính để trở thành thành viên khỏe mạnh, hữu ích của xã

hội ở bất kỳ đâu.
* Khái niệm chuyển tuyến: là một hình thức giới thiệu, kết nối và tiếp thị về các loại dịch
vụ hỗ trợ nạn nhân. Chuyển tuyến là một quá trình có cấu trúc và tính hệ thống từ đó tối
đa hóa tiềm năng các dịch vụ cộng đồng. Chuyển tuyến thực hiện bằng cách khuyến
khích, thơng báo, thúc đẩy mối quan hệ của thân chủ và địa chỉ liên lạc để đáp ứng nhu
cầu của thân chủ cũng như các bên có liên quan. Chuyển tuyến địi hỏi nhà cung cấp dịch
vụ xác định các giá trị và lợi ích của họ mang lại cho nạn nhân và cộng đồng thông qua
xây dựng mạng lưới chuyển tuyến chủ động, hiệu quả và chuyên nghiệp với các chiến
lược tập trung bền vững. Thiết lập các thủ tục liên kết các nhân viên cung cấp dịch vụ đủ
tiêu chuẩn và những năng lực riêng biệt của họ thông qua hệ thống chuyển tuyến. Hệ
thống này sẽ phối hợp sự hỗ trợ, trợ giúp và bảo vệ toàn diện mà nạn nhân cần xuyên suốt
các giai đoạn trợ giúp. Mục đích là liên kết các bên có liên quan thuộc chính phủ và phi
chính phủ (cơ quan hành pháp, tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các cán bộ cung
cấp dịch vụ, các tổ chức quốc tế) làm việc theo cách thức hợp tác và kết hợp trên cơ sở
nhất trí chung về mục tiêu, quy chuẩn và thủ tục.
12. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
Việc buôn bán phụ nữ để làm nơ lệ tình dục xảy ra ở đồng bằng sơng Cửu Long
khong những chỉ có việc bán nạn nhân qua biên giới mà còn bán nạn nhân đi các nơi
khác trong nước. Đặc biệt, hiện tượng này gia tăng trầm trọng trong 10 đến 15 năm qua.
Lý do được trình bày là do tình trạng nghèo và trình độ học vấn thấp, tình trạng thiếu
thơng tin của dân chúng sống trong vùng này. Những nạn nhân này có thể được phân loại
như sau:


20

Loại 1: các em gái dưới tuổi vị thành niên bị bán qua biên giới để làm nơ lệ tình dục, có
trường hợp nạn nhân chỉ mới 9 tuổi. Đa số nạn nhân bị cưỡng ép hành nghề mại dâm ở
Campuchia. Campuchia cũng đóng vai trị của trạm chuyển tiếp, vì có nhiều nạn nhân bị
chuyển đi Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.

Loại 2: phụ nữ bị dụ dỗ lấy chồng nước ngồi, nhưng khi đến nước người thì bị bán. Loại
3: các em gái dưới tuổi vị thành niên bị dụ dỗ sẽ có được việc làm ở thành phố lớn ngay
trong nước nhưng rồi bị cưỡng ép trở thàng gái làm tiền. Đa số nạn nhân bị đưa về hành
nghề mại dâm ở các thành phố lớn và đưa ra cả các thành phố ở miền Bắc.
Loại 4: phụ nữ tình nguyện đi ra nước ngồi tìm việc nhưng rồi cuối cùng bị cưỡng ép
hành nghề mại dâm.
Khách thể của đề tài hướng tới nhóm thuộc Loại 2 và Loại 4. Do khách thể nghiên
cứu của đề tài là đối tượng nhạy cảm (phụ nữ là nạn nhân của đường dây bn bán người
qua nước ngồi để bóc lột tình dục) nên tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định
tính với cơng cụ phỏng vấn sâu đối tượng. (20 đối tượng sẽ được tham gia phỏng vấn).
- Phỏng vấn sâu 05 phụ nữ là nạn nhân của đường dây bn bán người qua nước
ngồi để bóc lột tình dục đang sinh hoạt tại Trung tâm Afesip, chuẩn bị q trình hồi gia
hoặc tái hịa nhập cộng đồng nhằm tìm hiểu những nhu cầu về nơi ăn chốn ở, công tác ổn
định tâm lý và liên lạc với gia đình hoặc hướng nghiệp, học nghề hiện nay ra sao? Có gặp
những khó khăn gì khơng?
- Phỏng vấn sâu 02 phụ nữ đã hồi gia hoặc tái hòa nhập cộng đồng để đánh giá
thông tin về hiệu quả hoạt động của Trung tâm một cách khách quan hơn.
- Phỏng vấn sâu 05 nhân viên xã hội tại Trung tâm đang thực hiện công tác tiếp
nhận, trợ giúp, phục hồi tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng cho chị em phụ nữ nhằm tìm
hiểu suy nghĩ, thái độ của họ trong cơng tác này. Họ đã gặp những khó khăn gì và giải
quyết nó như thế nào? Cơng tác huy động các dịch vụ, nguồn lực cho chị em trở về với
gia đình, cộng đồng được họ tiến hành ra sao?


21

- Phỏng vấn sâu 02 người thân quen của chị em phụ nữ là nạn nhân của đường dây
buôn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục đang sinh hoạt tại Trung tâm, chuẩn
bị quá trình hồi gia, tái hịa nhập cộng đồng nhằm tìm hiểu suy nghĩ, thái độ và tinh thần
hợp tác của họ với nhân viên tại Trung tâm để giúp chị em ổn định cuộc sống như thế

nào.
- Phỏng vấn sâu 02 người thân quen của các chị em đã hồi gia hoặc tái hịa nhập
cộng đồng nhằm tìm hiểu suy nghĩ, thái độ và tinh thần hợp tác của họ với nhân viên tại
Trung tâm để giúp chị em ổn định cuộc sống hậu hồi gia như thế nào.
- Phỏng vấn sâu 02 cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. HCM nhằm tìm hiểu
những thơng tin về sự phối hợp giữa Trung tâm Afesip và Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp.
HCM trong cơng tác chuẩn bị tái hịa nhập cộng đồng với phụ nữ là nạn nhân của đường
dây buôn bán người qua nước ngồi để bóc lột tình dục như thế nào. Trên cơ sở đó, đề tài
có thể đánh giá khách quan hơn hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
- Phỏng vấn sâu 02 cán bộ địa phương – nơi tiếp nhận chị em phụ nữ trở về sau
khi sinh hoạt tại Trung tâm nhằm tìm hiểu sự phối hợp của cộng đồng với nhân viên
Trung tâm, sự trợ giúp chị em phụ nữ từ phía cộng đồng như thế nào.
Căn cứ nội dung cần thu thập, bảng hướng dẫn phỏng sâu cho mỗi nhóm đối tượng
sẽ được xây dựng. Kết quả phỏng vấn sâu sẽ được mã hóa và xử lý theo những chủ đề
quan trọng nổi bật. Phương pháp phân tích định tính cơ bản sẽ được ứng dụng là cách
tiếp cận quy nạp, dựa vào thực tiễn để khái quát nên lý thuyết.


×