Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giáo dục thẩm mỹ với sự phát triển nhân cách con người việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.41 KB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN ANH TRÀ

GIÁO DỤC THẨM MỸ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHAN ANH TRÀ

GIÁO DỤC THẨM MỸ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Lê Đình Lục

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai cơng bố.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Người cam đoan

Phan Anh Trà


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

Chƣơng 1: NHÂN CÁCH VÀ VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ
TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH ......................... 8

1.1. Lý luận chung về nhân cách........................................................................ 8
1.2. Vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách .........................................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................ 39

Chƣơng 2: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ NHẰM

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY ................................................................................................................ 42

2.1. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân
của nó .......................................................................................................... 42
2.2. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo
dục thẩm mỹ trong việc phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay .............................................................................................. 50
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................... 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 88


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng khoa học công nghệ đã đưa con người bước vào nền văn
minh trí tuệ- nền văn minh tạo ra các biến đổi về chất trong nhiều lĩnh vực
hoạt động của xã hội loài người, tạo điều kiện đưa năng suất lao động xã
hội lên tới nhịp độ nhanh chưa từng có. Đóng vai trị then chốt tạo nên
chính nền văn minh đó là con người - nguồn nhân lực.
Xuất phát từ tư tưởng con người giữ vị trí trung tâm trong sự
phát triển kinh tế- xã hội, là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển
đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến phát triển nguồn lực
con người, coi đó là yếu tố cơ bản quyết định để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa và xã hội. Cùng với sự thay đổi đó, nhân cách con người Việt Nam
đã có những biến đổi đáng kể. Nó vừa kế thừa những giá trị tốt đẹp của

con người truyền thống Việt Nam và phương Đơng, vừa hình thành
những phẩm chất mới, thể hiện rất rõ sự chuyển dịch của thang giá trị,
đòi hỏi chúng ta phải giải quyết hài hịa. Vì vậy, hình thành và phát triển
nhân cách con người Viêt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới là
một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược.
Trong việc thực hiện mục tiêu trên, giáo dục - đào tạo giữ vai trò
quan trọng, mang tính quyết định. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 35 đã qui định: “Mục tiêu của giáo dục là
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đào tạo người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niền tự hào dân


2
tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [36, tr.27].
Ở nước ta việc phát triển nguồn nhân lực đang là một vấn đề trung
tâm. Nguồn nhân lực con người là yếu tố cơ bản để phát tirển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Con người và nguồn các nguồn lực khác
là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng
đầu và khâu đột phá của chiến lực phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất là con người có trình độ trí
tuệ, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp. Muốn phát triển nhanh, bền vững,
thực hiện đi tắt đón đầu, khơng có con đường nào khác là phải dựa vào vốn
quí nhất là truyền thống yêu nước, trí thông minh, tiềm năng sáng tạo của
con người Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực phải hướng vào việc xây dựng đội ngũ
những người lao động có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững

vàng, có khả năng làm chủ khoa học và cơng nghệ hiện đại, có thể lực tốt,
có tinh thần và trách nhiệm cao, biết phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, đồn kết để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay là làm gia tăng tính tự giác, tự chủ, sức mạnh trong từng cá nhân
để họ phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của mình, tạo nên sự hài hịa giữa
xã hội - con người - tự nhiên.
Trong tình hình hiện nay, khi hệ giá trị xã hội đang có sự thay đổi,
chuyển dịch, khi mà có một số người đang bị suy thoái về mặt tư tưởng, đạo
đức lối sống thì việc xác định vai trị vị trí của giáo dục thẩm mỹ trong quá


3
trình hình thành và phát triển nhân cách là vơ cùng quan trọng và cần thiết,
có tác dụng định hướng chuẩn giá trị cho con người. Thông qua các hoạt
động thực tiễn mà nhân cách con người được bộc lộ, phát triển và được
định hướng theo các chuẩn mực Chân, Thiện, Mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ là một hình thức giáo dục quan trọng để thực hiện
được mục tiêu giáo dục nói trên, bởi cùng với các hình thức giáo dục khác,
nó góp phần tạo ra những con người phát triển hồn thiện, hài hịa
“Trí-Đức-Thể- Mỹ”. Hiện nay, hệ thống giáo dục trong nhà trường cũng
như ngoài nhà trường đã bước đầu quan tâm tới giáo dục thẩm mỹ, và đã có
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì giáo dục
thẩm mỹ hiện vẫn đang bị xem nhẹ. Trong nhà trường phổ thơng thì giáo
dục thẩm mỹ chỉ được coi là môn phụ, thường được dạy lồng ghép thông
qua một số môn khác; ở bậc cao đẳng, đại học thì chỉ có một số chun
ngành khối xã hội và nhân văn học môn mỹ học đại cương; cịn ở ngồi xã
hội thì giáo dục thẩm mỹ có thể nói là đang bị bng lỏng.
Xuất phát từ những những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài
“Giáo dục thẩm mỹ với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học triết
học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử tư tưởng về giáo dục của nhân loại, vấn đề quan hệ
giữa giáo dục cái đẹp, giáo dục nghệ thuật (mỹ học hiện đại gọi là giáo
dục thẩm mỹ) với giáo dục nhằm hồn thiện con người nói chung đã
được đặt ra từ rất sớm.
Vào thời cổ đại, Platôn và Arixtốt (Hy Lạp cổ đại) do nhận thấy ý
nghĩa to lớn của cái đẹp, của nghệ thuật trong việc tác động làm biến đổi
nhân cách con người, nên các ông đã đề xuất ý tưởng về một hệ thống


4
giáo dục thẩm mỹ có tính chất nhà nước – xã hội. Arixtốt thậm chí cịn
khẳng định cụ thể, dứt khốt: “Trong việc giáo dục, cái đẹp phải đóng vai
trị quan trọng nhất” [13, tr.213-214].
Giống như Platôn và Arixtốt, Khổng Tử - nhà sáng lập Nho giáo
Trung Hoa cổ đại cũng đánh giá rất cao vai trò của nghệ thuật, đặc biệt là
Thi và Nhạc, trong việc giáo dưỡng tinh thần cho con người. Theo ơng, cần
phải tích cực học Kinh Thi vì “ Kinh Thi làm cho mình hứng khởi tâm trí;
nhờ nó mà mình biết quan sát lấy mình, biết đức hạnh mình tới đâu; nhờ nó
mà mình biết hiệp quần với xã hội; và cũng nhờ nó mà mình biết giận kẻ ác
một cách chính đáng…” [13, tr.214].
Thời Trung cổ và thế kỷ XVIII ở phương Tây, nhiều nhà tư tưởng
lớn tiếp tục khẳng định ý nghĩa lớn lao của việc giáo dục thẩm mỹ, giáo
dục cái đẹp cho con người. Chẳng hạn, nhà thần học Tômát Đacanh đã
cho rằng con người cần phải được giáo dục về cái đẹp vì nó giúp chế ngự
các dục vọng; cịn nhà Khai sáng người Đức Sinle thì quả quyết: “giáo
dục thẩm mỹ là phương diện không thể thay thế được để hình thành nhân
cách tồn vẹn, hài hịa” [13, tr.215].

Thế kỷ XIX, các nhà Dân chủ cách mạng Nga như Sécnưsépxki,
Biêlinxki đã xác lập một cách đúng đắn vị trí của giáo dục thẩm mỹ đối với
sự nghiệp xây dựng, phát triển hoàn thiện con người. Trong mỹ học của
mình, giáo dục thẩm mỹ được các ơng đặt ra như một bộ phận hợp thành
“của việc xây dựng bộ mặt tinh thần của những con người mới”, và mục
đích của giáo dục thẩm mỹ được khẳng định là “đấu tranh để đến gần với
tương lai xán lạn” [13, tr.216].
Những tư tưởng đó, có vai trị là cơ sở, nền móng lý luận về giáo dục
thẩm mỹ cho mỹ học hiện đại có được sự phát triển phong phú như hiện tại.


5
Xét trong hệ thống mỹ học hiện đại, có thể thấy là khó có hệ thống
nào mà lý luận về giáo dục thẩm mỹ lại được thể hiện phổ biến như trong
mỹ học mác xít. Như là điều bắt buộc, hầu hết các giáo trình mỹ học ở các
nước từng và đang là xã hội chủ nghĩa đều có sự hiện hữu của chương hoặc
mục riêng về giáo dục thẩm mỹ. Tuy nhiên, vì là giáo trình nên các nội
dung giáo dục thẩm mỹ được trình bày trong đó chủ yếu chỉ dừng ở cấp độ
lý luận chung, mang tính nguyên lý, hiếm khi đi vào những vấn đề cụ thể,
có tính cập nhật.
Bên cạnh giáo trình, vấn đề giáo dục thẩm mỹ cũng được nhiều nhà
nghiên cứu mỹ học trình bày trong những cơng trình khác. Chẳng hạn
như: Mỹ học cơ bản và nâng cao, M.F.Ôpxiannhicốp chủ biên, Nxb. Văn
hố thơng tin, Hà Nội, 2001; Mỹ học- khoa học diệu kỳ, của B. A. Ê Ren
Grơxx, Nxb. Văn hố, Hà Nội, 1994; Nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, của
IU.A.Lukin và V.C.Xcacherơsiccốp, Nxb. Sách giáo khoa Mác- Lênin,
Hà Nội, 1984.... Không phải là giáo trình, nhưng trên thực tế, vấn đề giáo
dục thẩm mỹ và các nội dung mỹ học khác được trình bày trong các cơng
trình này cũng khơng khác biệt nhiều so với ở các giáo trình mỹ học,
nghĩa là vẫn thiếu tính thời sự, cụ thể.

Ở nước ta, vấn đề giáo dục thẩm mỹ cũng giành được sự quan tâm
lớn từ các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu mỹ học. Bằng chứng là đã có
khá nhiều cơng trình, bài viết về nội dung này được xuất bản, đăng tải. Có
thể kể đến các cơng trình, bài viết như: Một số vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho
thanh niên, của Nguyễn văn Huyên, Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, số 4 –
1978; Giáo dục thẩm mỹ và xây dựng con người mới Việt Nam, của Lê Anh
Trà, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982; Mấy vấn đề: Giáo dục thẩm mỹ và sự
nghiệp xây dựng con người mới, của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 4 1982; Vài khía cạnh phương pháp luận của vấn đề: giáo dục thẩm mỹ với


6
sự hình thành con người mới, của tác giả Tạ Văn Thành, Tạp chí Triết học,
số 3-1983; Giáo dục thẩm mỹ và việc định hướng nhu cầu thẩm mỹ, của
Hồng Mai,Tạp chí Triết học, số 3- 1983; Giáo dục thẩm mỹ - một số vấn đề
lý luận và thực tiễn, của Đỗ Huy, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1987;
Giáo dục thẩm mỹ thông qua các phạm trù mỹ học, của Lê Quang Vinh,
Tạp chí Văn hố Nghệ thuật, số 12–1996; Quan điểm toàn diện của giáo
dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, của Vĩnh Quang Lê, Tạp chí Văn hố
Nghệ thuật, số 11 – 1996; Về các con đường tiến hành giáo dục thẩm mỹ,
của Nguyễn Hồng Mai, Tạp chí Văn hố Nghệ thuật, số 8 – 1997; Về giáo
dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, của TS. Vĩnh Quang Lê, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội – 1999; Nghệ thuật với sự phát triển nhân cách người cán
bộ lãnh đạo trong công cuộc đổi mới, của PGS,TS.Nguyễn Văn Huyên và
TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Vai trò của
nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, của Trần Túy, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2005…
Mặc dù hầu hết cơng trình, bài viết kể trên đều cố gắng gắn kết lý
luận giáo dục thẩm mỹ với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ phát triển của đất
nước, nhưng hầu như chưa có cơng trình, bài viết nào đề cập trực diện và cụ
thể những vấn đề của giáo dục thẩm mỹ trong nền kinh tế thị trường và xu

thế hội nhập quốc tế, cũng như vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với việc
hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cố nhiên, những nguồn tài liệu kể
trên là điều kiện không thể thiếu để chúng tôi thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của đề tài luận văn là làm rõ vai trò của giáo dục thẩm
mỹ đối với sự phát triển nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.


7
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, trình bày khái quát những vấn đề lý luận chung về nhân
cách và giáo dục thẩm mỹ.
Thứ hai, làm rõ vai trò của giáo dục thẩm mỹ đối với sự phát triển
nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Thứ ba, đề xuất
phương và giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong sự
nghiệp phát triển nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống các phương
pháp như: Phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic để thực hiện luận văn này.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Trên cơ sở trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản của giáo dục
thẩm mỹ luận văn góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về vai trò của giáo dục
thẩm mỹ đối với việc phát triển , hoàn thiện con người.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc học tập môn

mỹ học đại cương ở các trường đại học, cao đẳng và trong việc thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ nói riêng, giáo dục nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn gồm có hai chương, 4 tiết.


8
Chƣơng 1
NHÂN CÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ
TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH

Các nhà tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại cho rằng con người là con
người là “tiểu vũ trụ”, sống chính là nhằm hịa tan cái “tiểu vũ trụ” nhỏ bé
vào “đại vũ trụ” rộng lớn như giọt nước hịa vào đại dương mênh mơng.
Kinh Véda cho rằng, cũng giống như mọi vật, con người do một đấng sáng
thế tạo ra. Kinh Upanishad cho rằng. Con người, với tư cách là một Tiểu
ngã (Atman) cũng cùng một bản thể với Brahman (thực thể duy nhất, có
trước tồn tại vĩnh viễn, tuyệt đối, bất diệt, là cái làm nảy sinh và chi phối
mọi cái tồn tại khác). “Linh hồn sống của con người chỉ là sự biểu hiện, là
bộ phận của tinh thần tối cao trong cơ thể con người” [12, tr.90]. Vì vậy, về
mặt bản chất linh hồn con người là đồng nhất với linh hồn tối cao. Triết học
phật giáo cho rằng, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và
tinh thần). Phật giáo quan niệm cuộc sống con người ở trần thế chỉ là tạm
bợ. Cuộc sống vĩnh cửu phải là ở cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được
giải thoát để trở thành bất diệt. Bên cạnh những quan niệm duy tâm nói
trên, trường phái triết học Nyaya cho rằng, cái bản nguyên mà từ đó vạn
vật và con người được sinh ra do bốn yếu tố vật chất (đất, nước, lửa,
khơng khí) tạo thành. Tuy cịn mộc mạc thô sơ nhưng quan niệm này

chứa đựng tư tưởng tiến bộ về con người. Nhưng trường phái Nyaya lại
có quan niệm “trong vũ trụ tồn tại vơ số những thực thể linh hồn những thực thể tinh thần không thể bị tiêu diệt và tồn tại vĩnh viễn, gọi
là Ya” [12, tr.146]. Ý thức là thuộc tính của thực thể Ya. Điều này thể
hiện tính chất nhị nguyên trong triết học của trường phái này.
Như vậy, do bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc nhị nguyên,


9
nên xét tới cùng hầu hết các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại, đều phản
ánh sai về bản chất con người, hướng con người tới thế gới thần linh.
Học thuyết ngũ hành của triết học Trung quốc cổ đại cho rằng năm
yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố trong ngũ hành có những đặc
điểm và tính chất riêng. “Nước thì lạnh và ln ln chảy xuống thấp.
Lửa thì nóng ln bốc lên cao. Gỗ có tính chất uốn cong và thẳng ra. Kim
thì có tính chất phụ thuộc và thay đổi bởi tác động, ảnh hưởng bên ngoài.
Đất tiếp nhận hạt giống và làm mùa” [12, tr.309]. Ngũ hành tương sinh,
tương khắc. Chúng là những yếu tố cơ bản của vũ trụ, tính chất của năm
vật chất đó qui định nguồn gốc, tính chất của vạn vật trong giới tự nhiên
trong đó có cả tính chất, năng lực của con người. “Ứng với ngũ hành là
ngũ sự: mạo, ngơn, thị, thính, tư. Dáng mạo thì phải kính cẩn, lời nói
phải theo lẽ phải, nhìn phải sáng suốt, suy nghĩ phải thấu đáo, nghe phải
rõ ràng, nghĩ ngợi phải thấu suốt” [12, tr.310].
Trong lịch sử nhà triết học Trung Quốc cổ đại, vấn đề bản chất con
người được nghiên cứu một cách cụ thể bắt đầu từ học thuyết Nho giáo do
Khổng Tử (551 – 479) sáng lập. Đối với Khổng Tử thì đạo đức là nền tảng
của con người. Quan niệm đạo đức của Khổng Tử bao gồm ba yếu tố cơ bản:
“Nhân”, “Trí”, “Dũng”. “Nhân” trước hết là đạo làm người, thể hiện trong lối
sống, hành vi của mình làm sao cho có đức nhân. Theo Khổng Tử, người có
đức nhân là người “ Nghiêm trang tề chỉnh, rộng lượng khoan dung; có đức,
tin lòng thành; siêng năng cần mẫn và biết, bố đức, thi ân” [12, tr.184].

“Nhân” còn là yêu thương người khác. Để đạt được đức nhân con người phải
có “Trí‟ và “Dũng”.
Là người kế thừa học các quan điểm triết học Khổng Tử. Mạnh Tử
(372 – 289) khẳng định rằng, bản chất con người là thiện. “Tính thiện của
con người được thể hiện qua bốn đức lớn: nhân, nghĩa, lễ, trí. Tứ đức bắt


10
nguồn tứ đoan: Lòng trắc ẩn ( biết yêu thương), lòng tu ố ( biết thẹn, ghét),
lòng từ nhượng (biết cung kính) và long thị phi (biết phân biệt phải trái)” [12,
tr. 195]. Tứ đoan bắt nguồn từ cái “Tâm” con người, cái tâm do trời phú.
“Tâm” là cái chủ thể trong tinh thần con người, là cái thần minh trời
phú cho để hiểu biết, ứng xử với vạn vật, để phân biệt phải trái, tốt xấu
nhân nghĩa…”[12, tr.196].
Con người ngồi cái tâm, cái tính cịn có phần khí. Tâm, tính là phần
tinh thần, cịn khí là phần thể xác. Phần tinh thần và thể xác phải điều hịa
thì con người mới tồn tại. Vì thế, con người cần phải tồn tâm, dưỡng tính và
dưỡng khí.
Như vậy, các nhà triết học Trung quốc cổ đại cho rằng, nhân cách
con người thể hiện ở các đức tính: Nhân, Lễ, nghĩa, Trí, tín trong đó “Nhân”
là gốc của nhân cách và là cái đích tu dưỡng của con người.
Ở phương Tây cũng có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách.
S. Freud (1856- 1939) người sáng lập ra trường phái Phân tâm học.
Ông chia kết cấu tâm lý con người thành ba hệ thống cấp độ khác nhau: Ý
thức, tiền ý thức và vô thức. Hệ thống ý thức chỉ kết cấu tâm lý liên quan
tới quá trình cảm nhận trực tiếp, nó hướng ra thế giới bên ngồi, thơng qua
các giác quan. Ý thức là hình thức cao nhất của tâm lý con người.
Tiền thức là những cái lưu giữ trong trí nhớ, nó có quan hệ khơng
nhiều với tình huống cụ thể trước mắt.
Vô thức là những bản năng sinh vật, các ham muốn của con người.

Freud nhấn mạnh vô thức, gọi vô thức là “bản năng cơ bản hoặc sức
thôi thúc bên trong, lại gọi bản năng cơ bản ấy là tình dục nguyên thủy.
Năng lượng của tình dục nguyên thủy thì Freud gọi là libido” [56, tr.654].
Năng lượng nguyên thủy có từ lúc con người mới sinh ra, nó biến
lứa tuổi và có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cá thể.


11
Freud đã dùng các giai đoạn phát triển tình dục để giải thích sự hình
thành nhân cách. Ơng cho rằng “rất nhiều khác biệt về phương diện nhân
cách của con người đều do tình huống phát triển của các giai đoạn tình dục
khác nhau mà ra” [56, tr.654].
S. Freud đã khám phá một thế giới vô thức mà trước đây chưa được
khám phá, nhưng học thuyết đã quá nhấn mạnh đến mặt vơ thức, coi bản
năng tình dục là thứ cơ bản nhất trong mọi bản năng và dùng nó để giải
thích sự hình thành nhân cách.
Carl Jung (1879- 1961) Phản đối Freud q chú trọng đến tình dục,
theo ơng “ libido khơng chỉ đơn thuần là tình dục mà là một thứ sức sống
hoặc tâm lực” [56, tr.662]. Đối với ơng libido khơng chỉ là tính dục mà cịn
là sức mạnh thôi thúc bên trong của nhu cầu dinh dưỡng và trưởng thành.
Trong quan niệm về vấn đề vô thức, ơng cho rằng “dưới vơ thức cá
nhân, cịn có cấp độ tinh thần sâu hơn, đó là vơ thức tập thể” [56, tr.663].
Vô thức tập thể do di truyền để lại, nó là kinh nghiệm ngun thủy hình
thành trong q trình phát triển của con người, theo ơng cấu trúc của nhân
cách bao gồm ý thức, vô thức cá nhân và vô thức tập thể. Như vậy Carl
Jung đã lấy vô thức tập thể bổ sung cho vô thức cá nhân của Freud, quy sự
hình thành nhân cách là nhờ ý thức nguyên thủy đã làm cho quan niệm của
ơng mang màu sắc thần bí.
Nhà tâm lý học người Áo Alfred Adler (1870- 1937) cho rằng con
người từ lúc sinh ra đã có “cảm giác tự ti” như “ nhu nhược, do dự, e thẹn,

phục tùng người khác” [56, tr.661]. Cảm giác tự ti là do con người có những
trở ngại về thể chất, về tinh thần hoặc xã hội. Nhưng con người tìm cách bù
đắp những trở ngại đó bằng nỗ lực của mình. Q trình khắc phục “cảm giác
tự ti” thực hiện sự đền bù đều bị tác động của mơi trường. Ơng đã thấy được
vai trị của mơi trường, đặc biệt là vai trị của gia đình đối với quá trình hình


12
thành, phát triển nhân cách. Ơng cho rằng “mơi trường, đặt biệt là gia đình
quyết định sự hình thành nhân cách một cá nhân từ tuổi nhỏ” [56, tr.662].
Erich Fromm (1900-1980) là nhà triết học, tâm lý học sinh ra ở
Đức, là nhà lý luận của “chủ nghĩa nhân đạo mới”. Ơng cho rằng “tính
người khơng phải tổng hịa các nhu cầu sinh lý, mà nó cịn bao hàm nhu
cầu mang tính xã hội” [56, tr.666].
Nhu cầu xã hội ở đây chính là quan hệ với người khác, nhu cầu xã hội
phụ thuộc vào điều kiện lịch kinh tế -xã hội của từng giai đoạn lịch sử.
Chính các nhu cầu này tạo ra là thành phần tạo nên nhân cách, như vậy
Froom đã thấy được vai trò của nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát
triển nhân cách con người.
Trường phái tâm lý học nhân văn hình thành ở Mỹ như là một
khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi và phân tâm học. Nếu tâm lý
học hành vi lấy điều kiện bên ngoài quyết định tâm lý con người, phân tâm
học lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc quyết định, thì tâm lý học nhân
văn là sự tổng hợp nhiều hướng mới và nhiều trường phái tư tưởng khác
nhau. Nhưng những nhà tâm lý học nhân văn đều có chung tư tưởng là tơn
trọng con người, tôn trọng phẩm giá cá nhân. Họ cho rằng, con người bẩm
sinh là tốt và đề cao vai trị của hồi bão, khát vọng tự do cũng như khả năng
vươn tới cái tốt đẹp của con người. Động cơ chính trong cuộc đời là khuynh
hướng tự thể hiện mình, khuynh hướng này là bẩm sinh và khơng ngừng thôi
thúc con người hướng đến các hoạt động giúp họ tự thể hiện mình.

Từ những quan điểm trên có thể thấy trường phái tâm lý học nhân
văn đã thấy được bản chất tốt đẹp trong con người, đề cao hoài bão và nỗ
lực vươn lên của con người. Tuy vậy, do dựa vào những kinh nghiệm chủ
quan để phân tích nhân cách con người, quay về với truyền thống tôn giáo
nên trường phái này đã rơi vào quan điểm duy tâm.


13
Người đầu tiên có cơng xây dựng nền tâm lý học nhân văn là
Abraham H.Maslow (1908- 1970) nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Về
nhân cách, ông đưa ra hệ thống nhu cầu, quá trình nhận thức, triệu chứng
nhân cách và năng lực. Tất cả các yếu tố này tạo nên động lực thúc đẩy
hành vi con người. Đông cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất là nhu cầu.Theo ơng
có năm loại nhu cầu sau:
“- Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu này có tính bản năng.
- Nhu cầu an tồn: đó là sự yên ổn, trật tự , an ninh.
- Nhu cầu yêu thương: nhu cầu lệ thuộc.
- Nhu cầu được thừa nhận: thành đạt, kết quả, niềm tin.
- Nhu cầu tự thực hiện: sáng tạo, hiểu biết, tri thức” [6, tr.77]. Trong
đó nhu cầu sinh lý là mạnh nhất, và nhu cầu thực hiện là yếu nhất.
Như vậy, H.Maslow cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng của con
người. Những nhu cầu như giao tiếp, tình u, lịng kính trọng đều có tính
chất bản năng đặc trưng cho giống người. Các nhu cầu trên đều dựa trên cơ
sở di truyền nhất định Chính vì vậy, học thuyết nhu cầu của H.Maslow có
điểm giống học thuyết S.Freud.
Khi nghiên cứu đến vấn đề nhân cách, không thể không đề cập tới
nhà tâm lý học lỗi lạc của thế kỷ XX là Jean Piaget (người Thụy Sĩ). Ông
chủ yếu nghiên cứu tâm lý học trẻ em, sự hình thành và phát triển trí tuệ,
mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Ông cho rằng phải nghiên cứu cá
nhân con người, đó là chủ thể của mối quan hệ xã hội. Khái niệm “cân

bằng” là trung tâm trong học huyết của J. Piaget, và theo ơng, để có sự cân
bằng tâm lý cần có hoạt động bù trừ. Con người khi bị tác động của các lực
từ bên ngoài vào tạo ra sự mất cân bằng trong chỗ khác, có cảm giác này
khơng có cảm giác kia, có hoạt động này khơng có hoạt động kia. Con
người phải hoạt động để ứng xử đạt mục đích nào đó. Con người phải dùng


14
lực để điều chỉnh từ chỗ này sang chỗ khác. Và như vậy, có sự hoạt động bù
trừ. Nhờ hoạt động này đã đưa lại sự cân bằng trong tâm lý con người. Đó
cũng là sự cân bằng trong nhân cách. Bởi vì cân bằng nhằm tạo dựng cuộc
sống và sáng tạo ra giá trị.
Theo J.Piaget, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
nhân cách trọn vẹn. Bên cạnh đó cần phải tơn trọng con người và quyền tự
do cơ bản thì mới có thể đào tạo con người tự chủ về trí tuệ và đạo đức trên
cơ sở những quy luật tác động tương hỗ.
A.N.Leonchiev (1903-1979) là nhà tâm lý học Nga kiệt xuất, ông coi
nhân cách như một cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong các quan hệ
sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của người đó. Ơng cũng phân
biệt rõ ràng khái niệm cá nhân và nhân cách.
Khái niệm cá nhân thể hiện tính chất chỉnh thể, khơng thể chia nhỏ về
những đặc điểm của chủ thể. Nó là sản phẩm của sự phát triển tiến hóa
chủng lồi và tiến hóa cá thể.
Khái niệm nhân cách thể hiện tính chỉnh thể của chủ thể cuộc sống.
Nhân cách là một cấu tạo đặc biệt có tính trọn vẹn. Nhân cách là sản phẩm
tương đối muộn của sự phát triển xã hội lịch sử và của sự tiến hóa cá thể
của con người. Nó là kết quả của q trình chín muồi bẩm sinh dưới sự tác
động của mơi trường xã hội. Sự hình thành nhân cách là một quá trình riêng
khơng trùng khớp với q trình biến đổi các thuộc tính tự nhiên của cá thể.
Điều này có nghĩa là ở mỗi cá nhân, có một kiểu hệ thần kinh, một khí chất,

các nhu cầu sinh vật, cảm xúc….. Trong quá trình phát triển cá thể các yếu
tố này thay đổi. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi các thuộc tính bẩm sinh
này của con người sẽ sản sinh ra nhân cách, mà sự thay đổi đó là điều kiện
để phát triển nhân cách.
Hoạt động là cơ sở của nhân cách. A.N.Leonchiev cho rằng


15
muốn hiểu nhân cách phải dựa vào hoạt động của chủ thể để phân tích.
Một mặt, hoạt động làm nảy sinh nhân cách, mặt khác, nhân cách bộc
lộ qua quá trình hoạt động. việc nghiên cứu nhân cách phải xuất phát
từ sự phát triển của hoạt động, những loại hình cụ thể của hoạt động và
mối liên hệ của nhân cách đó với những người khác đó là con đường
để hiểu nhân cách một cách cụ thể. Quá trình phát triển nhân cách là
quá trình mở rộng hoạt động và giao tiếp của cá nhân, nền tảng của
nhân cách là sự phong phú của mối quan hệ giữa cá nhân và thế giới.
Trong mối quan hệ này con người phải hoạt động bao gồm cả hoạt
động lý luận và hoạt động thực tiễn.
Theo A.N.Leonchiev, có ba thơng số của nhân cách: “chiều rộng của
mối quan hệ giữa con người với thế giới, mức độ thứ bậc các hoạt động và
các động cơ hoạt động của chúng và cơ cấu tổng quát của nhân cách. Các
tiểu cấu trúc của nhân cách bao gồm: khí chất, nhu cầu, ý hướng, rung cảm
và hứng thú, tâm thế, kỹ xảo, thói quen, phẩm chất đạo đức.” [1, tr.263-264].
Như vậy trong quan niệm của A.N.Leonchiev về nhân cách thì hoạt
động là cơ sở của nhân cách. Vì vậy phải lấy hoạt động để phân tích, lý giải
hiện tượng nhân cách. Khi nghiên cứu nhân cách phải chú ý tới các vấn đề
động cơ, nhu cầu, mục đích và hành động của cá nhân trong hoạt động. Có
như vậy, mới có thể tách bạch được những cấp độ khác nhau: cấp độ sinh
vật, cấp độ tâm lý với tư cách là chủ thể và cấp độ xã hội, ở đó con người
thực hiện những quan hệ xã hội trong nghiên cứu.

Quan điểm này của ông là một đóng góp lớn cho sự nghiên cứu nhân
cách. Nhưng vẫn còn một vấn đề đặt ra là nghiên cứu các hoạt động của cá
nhân thì các giá trị xã hội của nhân cách lại không chỉ phụ thuộc vào các
hoạt động của cá nhân mà còn phụ thuộc vào các khách thể đánh giá cá
nhân đó. Trong nhiều trường hợp bản thân hoạt động của nhân cách là tốt


16
nhưng sự đánh giá xã hội lại là một nhân cách khơng tốt. Như vậy, chỉ dựa
vào hoạt động thì chưa nói hết được bản chất của nhân cách.
Quan niệm của triết học Mác- Lênin về bản chất con người: Triết học
Mác cho rằng con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và
mặt xã hội. Con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, mang bản tính
sinh học, tính lồi. Yếu tố sinh học là điều kiện đầu tiên qui định sự tồn tại
của con người. như Ph. Ăngghen nhận xét “Bản thân chúng ta với cả
xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta là thuộc về giới tự nhiên”
[71, tr.318]. Vì vậy, con người có những nhu cầu tự nhiên và chịu sự tác
động của cá quy luật tự nhiên để bảo đảm sự tồn tại của mình. Nhưng cơ
thể con người khác về chất so với các vật thể tự nhiên khác ở chỗ: cơ th ể
con người là một cấu trúc sinh học ở trình độ cao với bộ óc và hệ thần
kinh hoàn thiện, một cái khác nữa là cơ thể con người tồn tại cùng cùng
cới sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vì vậy con người khơng chỉ có
những nhu cầu và các quy luật sinh học, mà còn những nhu cầu quy luật
sinh – tâm lý, tình cảm, xã hội. Hơn thế nữa, ngay cả những nhu cầu tự
nhiên của con người cũng đã được xã hội hóa ngày càng cao.
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động lao động sản
xuất, thong qua hoạt động lao động ngôn ngữ và tư duy của con người
được hình thành và phát triển, và từ đó các mối quan hệ xã hội cũng được
xác lập.
Như vậy, con người luôn bị sự tác động của bởi ba hệ thống nhu cầu

(nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống quy
luật khác nhau, đó là: Hệ thống quy luật tự nhiên, quy định phương diện
sinh học của con người. Hệ thống quy luật tâm lý, ý thức hình thành trên
nền tảng sinh học con người như tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ
thống các quy luật xã hội qui định mối quan hệ giữa người với người.


17
Mỗi hệ thống nhu cầu và quy luật đều có vị trí, vai trị, tác dụng của mình
trong sự tồn tại và phát triển của con người, chúng tham gia vào việc qui
định bản chất của con người trong đó hệ thống nhu cầu xã hội và quy luật
xã hội giữ vai trò quyết định.
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã từng nói
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hịa những quan
hệ xã hội” [10, tr.11]. Những quan hệ xã hội ấy thể hiện trong toàn bộ
hoạt động cụ thể của con người (con người sống trong một điều kiện lịch
sử cụ thể), và chỉ trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể đó con
người mới bộc và thực hiện bản chất xã hội của mình.
Từ quan niệm của triết học mác về bản chất con người, chúng ta thấy
sự hình thành và phát triển nhân cách là sự thống nhất các yếu tố sinh học,
tâm lý và xã hội, trong đó quan hệ xã hội có vai trị quyết định. Vì vậy, mỗi
cá nhân cần phải tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội thì nhân cách
mới được hình thành và phát triển.
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng luận điểm cơ bản để giải quyết vấn
đề nhân cách mà Mác nêu ra là các quan hệ xã hội trong đó cá nhân tham
gia một cách tích cực nhằm lĩnh hội và cải tạo mối quan hệ hiện thực đó.
Mỗi nhân cách xuất phát từ mức độ của tính “hiện thực con người” này mà
xác định mức độ, nhu cầu, nguyện vọng, thể hiện sự phát triển của mình.
Mỗi cá nhân biến tiềm năng của bản thân, tiềm năng của mối quan hệ xã hội
thành nhân cách thông qua hoạt động học tập, giáo dục trong điều kiện lịch

sử cụ thể của đời sống cá nhân.
Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người là cơ sở
phương pháp luận cho việc giải quyết vấn đề nhân cách. Muốn nghiên cứu
nhân cách phải đặt nó trong các mối quan hệ xã hội, sự hoạt động của con
người trong xã hội đó.


18
Hồ Chí Minh hịa quyện nhiều phẩm chất cao đẹp: Anh hùng và nhà
văn hóa, nhà quân sự và nhà thơ. Qua nghiên cứu Hồ Chí Minh chúng ta có
thể thấy được những tư tưởng của người về nhân cách được thể hiện ở
những nội dung sau:
Nhân cách có cấu trúc là đức và tài, trong đó đức là nền tảng. Đức
bao gồm các thành tố chủ yếu là cần, kiệm, liêm, chính. Tài là các năng lực.
Đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách. Trong nhiều bài viết
của Hồ Chí Minh đều thể hiện đạo đức là gốc, nếu khơng có đạo đức thì tài
cũng vơ dụng. Người viết “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước,
khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân” [85, tr.40].
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển cùng
với sự nghiệp cách mạng, nó khác với đạo đức cũ bởi tính cách mạng của
nó. Nội dung của đạo đức cách mạng là: Yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao
động, yêu chủ nghĩa xã hội; quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ có ích cho
cách mạng, cho xã hội; đạo đức không tách rời tài năng.
Nhân cách theo tư tưởng của Hồ Chí Minh cịn là tư cách làm người. Nói
về tư cách người cách mạng, trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người viết:
“Tự mình phải:
Cần kiệm
Hịa mà khơng tư

Quả quyết sửa lỗi mình
Cẩn thận mà khơng nhút nát
Hay hỏi
Nhẫn nại
Vị công vong tư


19
Khơng hiếu danh, khơng kiêu ngạo
Nói thì phải làm
Giữ chủ nghĩa cho vững
Hy sinh
Ít lịng ham muốn vật chất
Bí mật
Đối với ngƣời phải:
Với từng người phải khoan thứ
Với đoàn thể thì phải nghiêm
Có lịng bày vẽ cho người
Trực mà khơng táo bạo
Hay xem xét người
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng
Quyết đốn
Dũng cảm
Phục tùng đồn thể” [68, tr. 260].
“Đối với mình” là những thuộc tính bên trong của cá nhân (cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng, vơ tư, có tri thức…) đây có thể coi là là những q
trình tâm lý : nhận thức, tình cảm, ý chí và các thuộc tính của nhân cách như:
tích cách, xu hướng… “Đối với người” và “Làm việc” là nói tới những quan
hệ xã hội của cá nhân (chủ yếu là động cơ xã hội của cá nhân). Ba thành phần

trên có quan hệ chặt chẽ tạo thành một chỉnh thể nhân cách trọn ven. Nhân
cách có cấu trúc như trên, vì vậy muốn hình thành và phát triển nhân cách,
thì cá nhân phải có năng lực làm chủ bản thân, làm chủ tự nhiên và xã hội.
Trước hết là quá trình tự chủ bản thân. Muốn làm chủ bản thân trước
hết phải coi bản thân là đối tượng của nhận thức, tự bản thân phải khám phá


20
ra mình, điều chỉnh nhận thức, tình cảm và hành động của mình sao cho phù
hợp với chuẩn mực xã hội. Để làm chủ bản thân thì cá nhân phải có năng
lực về thể chất , năng lực, năng lực chun mơn… và đây cũng là q trình
tự giáo dục để hồn thiện bản thân mình.
Thứ đến là làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Muốn làm chủ xã
hội, làm chủ thiên nhiên con người phải có ý thức xã hội, có động cơ và
mục đích xã hội mà phấn đấu. Có thái độ sẵn sàng tham gia vào các hoạt
động nhằm cải tạo xã hội, cải tạo tự nhiên. Muốn làm chủ xã hội, làm chủ
thiên nhiên phải có những phẩm chất và năng lực làm chủ. Phải có tri thức,
khoa học, sáng tạo, có năng lực điều khiển quản lí xã hội, phải có khả năng
hành động để thực hiện quyền tự chủ đó. Trong mối quan hệ xă hội cũng
phải tính đến mối quan hệ của mơi trường vi mơ cũng như vĩ mơ “gia đình,
bạn bè, hàng xóm, láng giềng, nhóm bạn, tập thể, nhà trường, cơ quan đến
mối quan hệ Tổ quốc và quốc tế. Trong các mối quan hệ đó khơng chỉ có
hiện tại mà có cả quá khứ và tương lai. Tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”,
“con dại cái mang” là nhằm nói lên mối quan hệ hiện tại và quá khứ. Hồ
Chí Minh nói “vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người” là nói lên việc giáo
dục hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ ngày nay là vô cùng quan trọng đối
với việc xây dựng xã hội tốt đẹp mai sau.
Như vậy, phẩm chất cốt lõi của nhân cách theo quan niệm của Hồ
Chí Minh là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Còn cái “Tâm” là cơ sở của
nhân cách, cái “Tâm” được hiểu như toàn bộ những phẩm chất tâm lý từ

nhận thức, tình cảm đến ý chí. Nó bao trùm toàn bộ các hiện tượng tâm lý
của con người.
Theo Hồ Chí Minh, cái “Tâm” được thể hiện trước hết trong mối
quan hệ của chính bản thân cá nhân: bản thân mình phải cần, kiệm, liêm,
chính. Thể hiện trong mối quan hệ của cá nhân với người khác, với xã hội


21
đó là: với từng người thì khoan thứ, với tồn thể thì nghiêm; trung với nước,
hiếu với dân. Cái “Tâm” với cơng việc là khó mấy cũng phải làm.
Đánh giá tư cách, đạo đức của một người phải dựa vào hệ thống mối
quan hệ bên trong cá nhân, quan hệ cá nhân với cá nhân khác với xã hội, cá
nhân với công việc. Nổi lên hàng đầu là động cơ xã hội của cá nhân và hành
động để thực hiện động cơ đó. Đó cũng là bậc thang giá trị đánh giá nhân
cách con người. Chúng ta hiểu phẩm giá cá nhân bao gồm những phẩm chất
mà các nhân đã thu được trong quá trình hoạt động, giao tiếp và những giá
trị xã hội của những phẩm chất đó. Điều đó có nghĩa là những phẩm chất cá
nhân đều có ý nghĩa xã hội, thông qua sự đánh giá của xã hội thì những
phẩm chất đó mới mang ý nghĩa nhân cách. Vì vậy, giữa phẩm chất và giá
trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất thành một hệ thống trọn
vẹn trong cấu trúc nhân cách.
Cách hiểu nhân cách như vậy sẽ giúp chúng ta xác định được đối
tượng nghiên cứu nhân cách. Đó chính là nghiên cứu hệ thống những phẩm
giá xã hội của cá nhân. Trước hết, đó là nghiên cứu hệ thống bên trong cá
nhân, những yếu tố tâm- sinh lý của nhân cách. Thứ hai là hệ thống bên
ngồi cá nhân - đó là các quan hệ cá nhân với các nhân, cá nhân với nhóm,
cá nhân với xã hội, trong đó có sự đánh giá xã hội đối với các nhân và cuối
cùng là quan hệ của cá nhân với công việc.
Những ý kiến của Hồ Chí Minh về tư cách đạo đức là vô cùng quan
trọng trong việc đặt nền tảng xây dựng lý luận nhân cách ở Việt Nam. Dựa

vào quan điểm của Người chúng ta có thể hiểu nhân cách là hệ thống những
phẩm giá xã hội của các nhân, thể hiện cả trong cá nhân và bên ngoài cá
nhân thông qua hoạt động và giao tiếp của cá nhân ấy.
Trong xã hội, mọi người có quan hệ lẫn nhau và con người là chủ thể
đồng thời là trung tâm của các mối quan hệ, vì vậy, con người phải được thể


×