Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ
ĐẾ TÀI KHCN CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH
THU PHÍ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan
Thời gian thực hiện: 4/2010 – 4/2011

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 8/2011


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. iv
CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. v
TÓM TẮT ĐỀ TÀI................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1)

Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2)



Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ................................ 1

3)

Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 3

4)

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4

5)

Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận ................................................................................... 5
I.1.

Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. ................................... 5

I.2. Bối cảnh ban hành và áp dụng chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối
với nước thải tại Việt Nam. ................................................................................... 8
I.2.1. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................ 8
I.2.2. Bối cảnh trong nước ................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: Thực trạng cơng tác thu phí BVMT đối với nước thải trên địa bàn
TPHCM, giai đoạn 2004 – 2009 ......................................................................... 18
II.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 18
II.2. Kết quả đạt được........................................................................................ 19
II.2.1. Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt: .................................................... 19

II.2.2. Phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp: ............................................... 21
II.3. Đánh giá chung:......................................................................................... 27
Chương 3:Hiệu quả áp dụng chính sách thu phí BVMT đối với nước thải trên
địa bàn TPHCM giai đoạn 2004 – 2009 .............................................................. 29
III.1. Hiệu quả về khía cạnh mơi trường ............................................................ 29
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

i


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

III.1.1. Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt khu vực TPHCM ............... 29
III.1.2. Diễn biến tình hình xử lý nước thải trên địa bàn TPHCM...................... 38
III.2. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 41
III.3. Hiệu quả về khía cạnh nâng cao nhận thức của đối tượng nộp phí .......... 45
III.4. Một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thu phí BVMT đối
với nước thải tại TPHCM .................................................................................... 46
III.5. Một số giải pháp đề xuất ........................................................................... 47
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 49
1.

Kết luận ...................................................................................................... 49

2.

Kiến nghị .................................................................................................... 50

Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 53
Phụ lục ................................................................................................................. 55

1.
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải .......................................................................... 55
2.

Các biểu mẫu ............................................................................................. 60

a)

Tờ khai nộp phí ....................................................................................... 60

b)

Thẩm định tờ khai ................................................................................... 62

c)

Thơng báo nộp phí................................................................................... 63

3.

Kết quả tọa đàm ......................................................................................... 64

4.

Hợp đồng thực hiện đề tài ......................................................................... 67

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

ii



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ gây hại của dịng thải trong hệ thống phí xả thải
quốc gia của CHLB Đức ............................................................................................... 10
Bảng 2: Chất lượng các con sông được khảo sát ở Việt Nam ...................................... 14
Bảng 3: Mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt, áp dụng từ ngày 01/01/2008 ... 20
Bảng 4: Biểu giá thu phí nước thải tại TPHCM (đơn giá: đồng/m3) ............................ 20
Bảng 5: Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt thu được, giai đoạn 2004 - 2009 ...... 21
Bảng 6: Mức thu phí BVMT đối với nước thải cơng nghiệp theo Nghị định 67 ......... 22
Bảng 6: Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp thu được trong giai đoạn 2004 –
2009............................................................................................................................... 23
Bảng 8: Thống kê số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp theo từng đơn vị
Quận/Huyện/Khu công nghiệp, giai đoạn 2004 - 2009 ................................................ 23
Bảng 9: Thống kê số doanh nghiệp nộp phí và nợ phí, giai đoạn 2004 – 2009 ........... 27
Bảng 11: Ký hiệu các trạm quan trắc nước mặt và thủy văn tại TPHCM .................... 30
Bảng 11: Tình hình xử lý chất thải của doanh nghiệp trong KCX – KCN .................. 39
Bảng 12: Thống kê lưu lượng thải của các doanh nghiệp ngoài KCX-KCN, tính đến
tháng 12/2009 ............................................................................................................... 40
Bảng 13: Cân đối dự tốn thu chi phí nước thải năm 2010 (ĐVT: triệu đồng)............ 43

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

iii


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Nồng độ NH4+ (a) và BOD5 (b) tại các con sơng được quan trắc.................... 15
Hình 2: Diễn biến nồng độ BOD5 trung bình tháng ở 3 trạm quan trắc nước sơng Sài
Gịn (2000 - 2004)......................................................................................................... 15
Hình 3: Điểm nóng về mơi trường tại Việt Nam .......................................................... 16
Hình 4: Quy trình thu phí đang áp dụng tại TPHCM ................................................... 25
Hình 5: Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước và thủy văn khu vực hạ lưu
hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai ............................................................................... 31
Hình 6: Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành TPHCM
....................................................................................................................................... 32
Hình 7: pH trung bình tại các trạm trên hạ lưu sơng Sài Gịn năm 2000 – 2009 ......... 33
Hình 8: DO trung bình tại các trạm trên hạ lưu sơng Sài Gịn năm 2000 – 2009 ........ 33
Hình 9: BOD5 trung bình tại các trạm trên hạ lưu sơng Sài Gịn năm 2000 – 2009 .... 34
Hình 10: pH trung bình tại các hệ thống kênh rạch nội thành, giai đoạn 2004 – 2009 35
Hình 11: COD trung bình tại các hệ thống kênh rạch nội thành, giai đoạn 2004 – 2009
....................................................................................................................................... 36
Hình 12: BOD5 trung bình tại các hệ thống kênh rạch nội thành, giai đoạn 2004 – 2009
....................................................................................................................................... 37

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

iv


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường


HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

KCX-KCN

: Khu Chế xuất – Khu Công nghiệp

Nghị định 67

: Nghị định 67/2003/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải

QLMT

: Quản lý môi trường

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: Ủy ban nhân dân

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

v



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ mơi trường (BVMT) đối với
nước thải được ban hành, đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong
quản lý môi trường ở ta và đang được các tỉnh/thành triển khai thực
hiện. Mặc dù đã đạt được một số hiệu quả nhất định nhưng việc một
chính sách mới ra đời và lần đầu được áp dụng sẽ khó tránh khỏi
những thiếu sót và khó khăn. Qua 5 năm thực hiện cơng tác thu phí
BVMT đối với nước thải (2004 – 2009), Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) là một trong những địa phương thực hiện tốt nhất và ln
đứng đầu về số phí nộp ngân sách. Tuy nhiên nếu so với mục tiêu “hạn
chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và
tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo vệ,
khắc phục ô nhiễm mơi trường” thì chính sách thu phí BVMT đối với
nước thải tại TPHCM vẫn chưa đạt yêu cầu về 3 khía cạnh mơi trường,
kinh tế và thay đổi nhận thức của đối tượng nộp phí do một số nguyên
nhân khách quan lẫn chủ quan. Các biện pháp có thể áp dụng để khắc
phục các hạn chế có thể bao gồm: (i) Mở rộng đối tượng thuộc diện thu
phí, (ii) Tăng hoặc thay mức phí phù hợp với điều kiện kinh tế cũng
như tương ứng với mức kinh phí đầu tư cơng trình xử lý và cải tạo mơi
trường, (iii) Điều chỉnh cách tính phí: phí cố định (phí hành chính) và
phí biến đổi, (iv) Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan
đến cơng tác thu phí…

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hồng Mỹ Lan

1



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải là công cụ quản lý quan trọng nhằm
giảm ô nhiễm các nguồn nước và tạo nguồn thu phục vụ công tác bảo vệ môi
trường. Trên thế giới, loại phí này đã được áp dụng ở từ những năm 70 của thế
kỷ XX.
Ở Việt Nam, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được bắt đầu triển khai
thực hiện từ năm 2004 sau khi chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với
nước thải thơng qua Nghị định 67/2003/NĐ-CP có hiệu lực. Tuy nhiên, sau 5
năm thực hiện, việc thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải ở nước ta đã
bộc lộ nhiều bất cập. Tỷ lệ thu phí chưa cao, đặc biệt là trường hợp phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải công nghiệp, dẫn đến chưa đạt được mục tiêu giảm
xả thải chất ô nhiễm vào nguồn nước do các chủ nguồn thải vẫn tiếp tục gia tăng
việc xả thải gây ơ nhiễm mơi trường nước (Thắng, 2010).
Do đó, việc đánh giá hiệu quả áp dụng chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối
với nước thải sau 5 năm thực hiện là một việc làm cần thiết. Kết quả đánh giá
được thể hiện trên 3 khía cạnh: mơi trường, kinh tế và thay đổi nhận thức của
đối tượng nộp phí.
Sau 5 năm áp dụng, Thành phố Hồ Chí Minh ln là địa phương dẫn đầu trong
số phí thu được và số doanh nghiệp đóng phí bảo vệ mơi trường đối với nước
thải công nghiệp. Nếu hiệu quả áp dụng chính sách thu phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như những yếu tố làm giảm
hiệu quả khi thực hiện chính sách được đánh giá một cách đầy đủ và chi tiết thì
đây sẽ là những bài học kinh nghiệm đánh giá đối với những địa phương còn lại.
2) Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước:
Chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải ra đời là một bước tiến
quan trọng và phù hợp với xu hướng chung của thế giới trong công tác quản lý

mơi trường. Tuy nhiên việc một chính sách mới ra đời và lần đầu được áp dụng
thì khó tránh khỏi những thiếu sót và khó khăn nhất định.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

1


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

Hiện nay đã có một số nghiên cứu về chính sách thu phí bảo vệ mơi trường, điển
hình như:
- “Đánh giá tác động của quy định môi trường đối với ngành chế biến thực
phẩm tại Việt Nam: trường hợp phí bảo vệ môi trường (Nghị định 67) đối
với nước thải công nghiệp” của tác giả Lê Hà Thanh (2006), Trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân và Diễn đàn phát triển Việt Nam (Assessing the impacts
of environmental regulations on food processing industry in Vietnam: The
case of Environmental Protection Fees (Decree 67) on industrial
wastewater, Le Ha Thanh, NEU & Vietnam Development Forum (EEPSEA
Research Grant)). Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của Nghị
định 67 trong việc nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm đối với các vấn đề môi trường đồng thời đề xuất một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả của chính sách nói chung và hệ thống phí bảo vệ mơi
trường nói riêng.
- Báo cáo “Phí nước thải với vấn đề bảo vệ môi trường” của tác giả Trịnh Thị
Long, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam tại Hội thảo Bảo vệ môi trường
nuôi trồng và chế biến thủy sản trong thời kỳ hội nhập. Báo cáo hướng tới
việc điều chỉnh mức phí nước thải sinh hoạt sao cho phù hợp với chi phí đầu
tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- “Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công nghiệp của Việt Nam và

Philippines” của tác giả Nguyễn Mậu Dũng (2010) đã phân tích kinh
nghiệm triển khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại
Philippines, cụ thể tại vùng hồ Laguna, từ đó đề xuất áp dụng các bài học
kinh nghiệm này cho công tác thu phí tại Việt Nam ở nội dung thiết kế và
triển khai hệ thống thu phí nước thải, nhằm mục đích nâng cao hiệu cơng tác
này và góp phần giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
-

“Nghiên cứu về hệ thống thu phí nước thải tại Cộng hịa Liên bang Đức và
những bài học kinh nghiệm về xây dựng chính sách quản lý mơi trường” của
tác giả Lê Thị Kim Oanh và Phạm Hiền Lê đăng trên Tạp chí Khoa học và
Cơng nghệ (2010) đã cho rằng thu phí bảo vệ môi trường đối với các chất ô
nhiễm là một công cụ quản lý được các nhà quản lý môi trường Việt Nam
quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Việc xây dựng một chiến lược
thích hợp để triển khai có hiệu quả các chương trình này vì vậy rất cần thiết.
Bài báo này là một nghiên cứu tổng quan về hệ thống thu phí nước thải đã

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

2


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

được áp dụng rất thành cơng tại Cộng hịa Liên bang Đức nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm giúp cho việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực của các hệ
thống thu phí bảo vệ mơi trường đã và sẽ được triển khai ở Việt Nam.
- “Kinh nghiệm quốc tế về phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải công
nghiệp và đề xuất định hướng cho Việt Nam” của tác giả Đỗ Nam Thắng
(2010). Dựa trên kinh nghiệm quốc tế về vấn đề thu phí nước thải cơng

nghiệp, tác giả đã đề xuất một số giải pháp áp dụng cho Việt Nam bao gồm:
o Áp dụng 2 loại phí: phí cố định (phí hành chính) và phí biến đổi.
o Tập trung vào một số đối tượng có lượng nước thải, lượng chất ô nhiễm
lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Với các đối tượng có lượng xả thải nhỏ,
chỉ áp dụng phí cố định. - Đơn giản hóa cách tính phí, có thể chỉ dùng
thơng số TSS và COD để tính phí.
o Giữ nguyên cách tính phí cho tất cả các đơn vị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn
và dưới tiêu chuẩn như hiện nay.
o Thu phí một năm từ một đến hai lần để giảm chi phí hành chính và đi lại
của cán bộ thu phí.
o Xử phạt nghiêm các cơ sở khơng đóng phí nhằm tạo kỷ cương chấp hành
pháp luật cũng như tạo công bằng giữa các cơ sở đóng phí và khơng
đóng phí.
o Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý mơi trường doanh nghiệp, theo đó
doanh nghiệp phải định kỳ công bố các hoạt động xả thải của đơn vị
mình nhằm tăng tính minh bạch và tính chính xác của số liệu khai báo.
o Thường xuyên đánh giá, điều chỉnh cách thức thu phí.
Trên đây là những kết quả nghiên cứu quan trọng, là nguồn tài liệu phù hợp với
mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
3) Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả của việc áp dụng chính sách thu
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2004 – 2009, cụ thể xét trên 3 khía cạnh:
- Hiệu quả về môi trường;
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

3


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010


- Hiệu quả về kinh tế; và
- Hiệu quả về thay đổi nhận thức của đối tượng nộp phí
Ngồi ra, đề tài cịn phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp
dụng chính sách thu phí nước thải tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất
một số biện pháp nâng cao hiệu quả.
4) Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích dữ liệu sẵn có, đề tài sẽ sử
dụng phương pháp chuyên gia dưới hình thức tọa đàm.
5) Kết quả nghiên cứu
Kết quả của đề tài là báo cáo tổng hợp trong đó đề cập cụ thể đến:
- Hiệu quả về mặt mơi trường của chính sách thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải, được chứng minh bằng diễn biến chất lượng môi trường nước
mặt và lượng nước thải được xử lý giai đoạn 2004 – 2009 tại Thành phố Hồ
Chí Minh;
- Hiệu quả về mặt kinh tế của chính sách thu phí bảo vệ mơi trường đối với
nước thải, được chứng minh bằng các khoản thu-chi của ngân sách thành
phố cho công tác cải thiện và bảo vệ mơi trường;
- Hiệu quả về khía cạnh thay đổi nhận thức của đối tượng nộp phí.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của chính sách cũng như các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm làm giảm các
hạn chế và bất cập trong q trình thực hiện chính sách trong giai đoạn tiếp
theo.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

4


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
I.1.

Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.

Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các
kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên. QLMT được thực hiện bằng tổng hợp các công cụ, các
biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, cơng nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục…
Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều
kiện cụ thể của vấn đế đặt ra. (Hải, 2006)
Một cách tổng qt, có thể phân loại cơng cụ QLMT thành các nhóm như sau:
- Theo chức năng của cơng cụ: cơng cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động
và công cụ phụ trợ;
- Theo bản chất của công cụ: công cụ luật pháp – hành chính, cơng cụ kinh tế,
cơng cụ kỹ thuật quản lý và công cụ phụ trợ;
- Theo Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD): cơng cụ chỉ huy và
kiểm sốt (Command and Control), công cụ dựa vào thị trường (Market
Based Instrument) gồm công cụ kinh tế và cơng cụ tài chính và cơng cụ
khuyến khích giáo dục (Incentive Instrument).
Tại Việt Nam hiện nay, công tác QLMT được thực hiện hầu hết bằng các cơng
cụ luật pháp – hành chính, mang tính chỉ huy và kiểm sốt, vì những ưu điểm:
(i) đáp ứng được mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của
quốc gia, (ii) đưa công tác QLMT vào nề nếp và quy cũ, (iii) giải quyết các tranh
chấp về môi trường và tài nguyên một cách dễ dàng và (iv) làm cho các đối

tượng trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với
sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại vài nhược điểm làm cho việc bảo vệ và quản lý môi
trường bằng công cụ luật pháp – hành chính chưa đạt được hiệu quả như mong
đợi, ví dụ:

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hồng Mỹ Lan

5


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

- Cơng cụ luật pháp – hành chính bản thân thiếu tính mềm dẻo, đơi khi trong
một số trường hợp cơng cụ này chưa thể hiện tính khách quan;
- Cơng cụ luật pháp – hành chính khơng phù hợp cho các vấn đề môi trường
xuyên quốc gia hoặc khu vực;
- Yêu cầu một lượng lớn nhân viên quản lý nhà nước về môi trường trong điều
hành và thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường bằng công cụ luật
pháp – hành chính;
- Đối với các ngành cơng nghiệp mới và đa dạng thì khơng đủ thơng tin và tri
thức để định ra các tiêu chuẩn môi trường – một dạng của cơng cụ luật pháp
– hành chính phù hợp;
- Đối với chủ thể gây ra ơ nhiễm, ví dụ các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp, công cụ luật pháp – hành chính khơng thể phát huy tính chủ động
trong bảo vệ môi trường của bản thân các doanh nghiệp;
- Cơng cụ luật pháp – hành chính khơng tạo ra khuyến khích vật chất (lợi ích
thấy được) đối với các phương án giải quyết ô nhiễm, đồng thời thiếu
khuyến khích đổi mới cơng nghệ một khi doanh nghiệp đã đạt được các tiêu
chuẩn môi trường.

Với những lý do trên, công cụ kinh tế trong QLMT được đề xuất áp dụng vì tính
linh hoạt, khuyến khích sử dụng các phân tích chi phí-hiệu quả để đạt được các
mức ơ nhiễm có thể chấp nhận được, đồng thời quy định trách nhiệm của đối
tượng gây ô nhiễm đối với hành vi gây tổn hại cho môi trường.
Theo Thắng (2010), tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển năm
1992 ở Rio De Janeiro (Brazil), 178 nước đã thông qua các nguyên tắc Rio.
Nguyên tắc Rio 16 chỉ rõ: "Các Chính phủ cần đẩy mạnh áp dụng các chính
sách nhằm nội hóa các yếu tố ngoại ứng mơi trường và thực hiện nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải chi trả". Nguyên tắc này nhằm giải quyết một trong
những nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm môi trường là các yếu tố ngoại ứng môi
trường (Externalities). Ngoại ứng xuất hiện khi một quyết định sản xuất hoặc
tiêu dùng của một cá nhân hay một tổ chức làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản
xuất hay tiêu dùng của những người khác mà khơng thơng qua giá cả thị trường.
Vì có ngoại ứng nên tổng chi phí của việc sản xuất một sản phẩm cần bao gồm 2
chi phí: chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm và chi phí thiệt hại môi trường do
ô nhiễm gây ra. Do vậy, để điều chỉnh hành vi gây ơ nhiễm, cần có cơng cụ thuế
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

6


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

và phí để hạn chế các yếu tố ngoại ứng này. Nhà kinh tế học người Anh Pigou
(1877 - 1959) là người đề xuất loại thuế/phí này và vì vậy các loại thuế/phí mơi
trường cịn được gọi là thuế/phí Pigou.
Theo lý thuyết về thuế/phí Pigou, để đạt được mức độ tối ưu trong việc hạn chế
ô nhiễm bằng việc áp dụng thuế/phí, cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau: Tất cả các
đơn vị của chất gây ô nhiễm (các đơn vị trên và dưới tiêu chuẩn) chịu chung một
mức phí; Tất cả đối tượng xả thải trả chung một mức phí đối với một đơn vị xả

thải.
Theo đó tại Việt Nam, giải pháp đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong QLMT
đã được Chính phủ đề cập trong Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020 vì “các cơng cụ kinh tế tiếp cận mục tiêu môi trường
linh hoạt, hiệu quả và kinh tế cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương án
tối ưu đáp ứng các u cầu về mơi trường”. Ngồi ra, Nghị quyết 41/NQ-TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã ghi “áp dụng
các biện pháp kinh tế trong BVMT là giải pháp phù hợp bối cảnh kinh tế thị
trường, đảm bảo người gây ra thiệt hại và được hưởng lợi từ môi trường phải
trả tiền”. (Hải, 2006)
Trong quá trình nghiên cứu áp dụng, một số ưu điểm của công cụ kinh tế trong
QLMT đã được thừa nhận bao gồm:
- Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức
ơ nhiễm có thể chấp nhận được;
- Kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm sốt ơ
nhiễm, trong khu vực tư nhân;
- Cung cấp cho chính phủ một nguồn thu nhập để hỗ trợ cho các chương trình
kiểm sốt ơ nhiễm;
- Cung cấp tính linh động trong các cơng nghệ kiểm sốt ơ nhiễm;
- Loại bỏ được yêu cầu của chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần
thiết để xác định mức độ kiểm sốt khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy
và sản phẩm.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài hạn chế khi áp dụng công cụ kinh tế trong QLMT
như sau:
- Công cụ kinh tế không thể thay thế hồn tồn cơng cụ pháp lý;
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

7



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

- Nếu mức thu phí khơng thỏa đáng sẽ khơng dẫn đến tình trạng cải thiện chất
lượng mơi trường;
- Về tác động tới chất lượng mơi trường, các kích thích kinh tế không tạo ra
được những kết quả đáng kể;
- Không thể dự đốn được chất lượng mơi trường như trong phương pháp
pháp lý truyền thống, vì những người gây ơ nhiễm có thể lựa chọn giải pháp
riêng của mình (trong trường hợp mức phí thấp hơn chi phí xử lý biên);
- Địi hỏi có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành đối với một
số công cụ kinh tế, ví dụ: mua bán quyền xả thải;
- Không phải lúc nào công cụ kinh tế cũng phát huy hiệu quả, đặc biệt là trong
điều kiện quyền sở hữu tài nguyên môi trường không được xác định và nền
kinh tế không phải là nền kinh tế thị trường cạnh tranh hồn hảo;
- Khơng phải tất cả các loại ô nhiễm đều thích hợp với phương pháp dựa vào
kích thích kinh tế, (ví dụ: các chất ơ nhiễm có độc tính cao).
Do đó, việc triển khai thực hiện các cơng cụ kinh tế trong QLMT trên thực tế
cịn gặp khơng ít khó khăn, dẫn đến hiệu quả áp dụng khơng như mong đợi. Và
cơng cụ thu phí BVMT – một trong những công cụ kinh tế được áp dụng trong
QLMT đầu tiên tại Việt Nam – cũng không tránh khỏi tình trạng chung.
I.2. Bối cảnh ban hành và áp dụng chính sách thu phí bảo vệ mơi trường
đối với nước thải tại Việt Nam.
I.2.1. Bối cảnh quốc tế
Phí BVMT đối với nước thải hay phí nước thải nói chung, nước thải cơng
nghiệp nói riêng là một trong những cơng cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Giống
như các loại thuế hay phí mơi trường khác, phí nước thải dựa trên ngun tắc
người gây ơ nhiễm phải trả tiền (Polutter Pays Principle), qua đó tạo động lực để
các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi trả cho các hoạt
động BVMT.

Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển (từ năm 1961
ở Phần Lan, năm 1970 ở Thụy Điển, năm 1980 ở Đức) và đã mang lại những kết
quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ơ nhiễm do nước thải gây ra. Phí nước thải
cũng được áp dụng ở các nước đang phát triển trong thời gian gần đây: năm
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

8


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

1978 ở Trung Quốc và Malaysia, năm 1996 ở Phillipines. Ở các nước ASEAN,
hiện chỉ có Malaysia và Philippines áp dụng phí nước thải ở quy mơ cả nước.
Thái Lan bắt đầu áp dụng ở quy mô thành phố từ 2000 và đang trong quá trình
nghiên cứu nhằm áp dụng ở quy mơ cả nước. Trong đó Trung Quốc và
Philippines là 2 quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội với Việt Nam.
a. Cộng hòa Liên bang Đức
Theo nghiên cứu của tác giả Oanh & Lê (2010), Cộng hòa Liên bang Đức là
quốc gia mạnh nhất trong khu vực Châu Âu về kiểm soát ô nhiễm nước
(Andersen, 1994). Nét nổi bật nhất trong chính sách quản lý nước mặt của Đức
là sự kết hợp tinh tế giữa các tiêu chuẩn hướng dẫn và công cụ kinh tế trong thiết
kế chính sách. Chính sách kiểm sốt mơi trường nước của Đức khá độc đáo khi
dựa trên nguyên tắc giới hạn ô nhiễm và nhấn mạnh các hướng dẫn thống nhất
theo các ngành. Hệ thống chính sách này về cơ bản là theo kiểu mệnh lệnh –
kiểm sốt, trong đó phí nước thải được áp dụng như một công cụ hỗ trợ.
Cơ sở pháp lý cho hệ thống phí nước thải là Luật về Phí phát thải của Liên bang
(ECL) thông qua vào tháng 9/1976. Luật này cho phép các bang thu phí những
cơ sở có nước thải xả trực tiếp vào môi trường nước (doanh nghiệp và hộ gia
đình thải nước vào hệ thống thải của đô thị gọi là người thải gián tiếp và chịu sự

chi phối của các địa phương là đối tượng nộp phí nước thải). Sau một thời gian
thơng báo trước khá dài (gần 5 năm), hệ thống thu phí nước thải bắt đầu được
thực thi ở hầu hết các bang chính từ năm 1981, ở các bang cịn lại trong hai năm
tiếp theo.
Hệ thống phí nước thải của Đức được áp dụng kết hợp với các quy định và thủ
tục cấp giấy phép. Các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng nộp phí trước hết
phải có giấy phép xả thải do chính quyền bang cấp. Trong giấy phép này, tất cả
các thơng tin cần thiết để tính tốn phí nước thải đều được ghi rõ. Các chất ơ
nhiễm phải trả phí là COD, SS và một số kim loại nặng như cadimi, thủy ngân
và các chất độc hại cho cá. Giấy phép cũng quy định rõ lượng nước thải tối đa
cho phép hàng năm, gọi là giới hạn xả thải cho phép.
Các bang có trách nhiệm thu phí, cịn quy tắc tính phí, mức phí, và các thơng số
đơn vị gây hại do chính quyền Liên bang quyết định. Do vậy, mức phí là thống
nhất chung trên tồn quốc dựa theo một đơn vị tính khác riêng biệt của nước này
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

9


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

gọi là “đơn vị gây hại” được xác định dựa theo lượng và loại chất ơ nhiễm (xem
bảng 1).
Việc tính phí vì vậy theo cách thức “có chứng lý”, dựa trên lượng thải được cho
phép trong giấy phép chứ không phải theo lượng thải thực tế. Nếu vượt qua giới
hạn cho phép, mức phí sẽ được tăng lên tương ứng. Trong trường hợp ngược
lại, nếu như người gây ô nhiễm thông báo trước rằng mức thải sẽ thấp hơn mức
ghi trong giấy phép ít nhất là 20% trong thời gian tối thiểu là 3 tháng, mức phí
sẽ được xem xét và tính tốn lại theo lượng thải giảm bớt như dự kiến.
Từ khi áp dụng, mức phí được điều chỉnh tăng dần từ 12 DM (Deutsch Mark –

Mác Đức) cho một đơn vị ô nhiễm lên 70 DM năm 1997 và giữ ở mức này cho
đến nay. Sự tương tác giữa giữa phí xả thải và quy định được thể hiện trong quy
định về mức phí xem xét giảm của Luật Phí xả thải. Phí phải nộp có thể được
xem xét giảm theo một số cách. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm tuân thủ theo
tiêu chuẩn thải tối thiểu của liên bang, cụ thể là sử dụng tiêu chuẩn cơng nghệ
tốt nhất hiện có (Best Availabel Technology – BAT) đối với chất ô nhiễm gây
nguy hại và tiêu chuẩn công nghệ được thừa nhận chung đối với các chất phi
kim loại, một mức phí miễn giảm khoảng } so với mức phí thơng thường sẽ
được áp dụng. Trong trường hợp các bang có ban hành các tiêu chuẩn nghiêm
ngặt hơn so với tiêu chuẩn Liên bang, thì cơ sở gây ơ nhiễm phải đạt tiêu chuẩn
của bang thì mới được hưởng mức phí ưu đãi này.
Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ gây hại của dòng thải trong hệ thống phí xả
thải quốc gia của CHLB Đức

(Nguồn: Brown and Johnson, 1984)
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

10


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

Trong trường hợp người gây ô nhiễm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
để cải thiện về mức độ ơ nhiễm trong dịng thải, tiền nộp phí sẽ được cân đối lại
với chi phí đầu tư, với điều kiện là cơ sở mới đầu tư phải giảm được lượng ơ
nhiễm ít nhất 20%. Nếu hệ thống xử lý chưa được hoàn thành và đưa vào vận
hành theo đúng kế hoạch, cơ sở sẽ phải hoàn trả lại lượng phí được giảm. Đối
với chính quyền địa phương khi mở rộng cơ sở xử lý nước thải đô thị được
hưởng chế độ miễn trả phí trong 3 năm, với điều kiện là nhà máy mới sẽ đảm
bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, nếu khơng tồn bộ tiền phí sẽ phải

đóng trả lại. Mặc dù các khoản trợ cấp như vậy hỗ trợ cho việc thúc đẩy cơ sở
gây ô nhiễm đầu tư xây dựng nhưng mặt khác làm ảnh hưởng tới chức năng
giảm thiểu ô nhiễm của phí nước thải, theo phân tích của một số nhà nghiên cứu
(Oka, 2002).
Nguồn thu từ phí nước thải sẽ do chính quyền các bang sử dụng, trong đó dành
15% chi phí cho quản lý các chương trình liên quan đến chất lượng nước và hỗ
trợ cho các nhà máy xử lý nước thải của địa phương. Nguồn thu từ phí nước thải
cũng được xem như một nguồn “khơng thể hiện” để trợ cấp cho các đầu tư vào
hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở công nghiệp thơng qua sự bù đắp đánh
đổi giữa mức tiền phí phải nộp và chi phí đầu tư xử lý ơ nhiễm (Brown and
Johnson, 1984 và Oka, 2002). Cách thức tính tốn bù đắp cũng có sự khác biệt
giữa các bang.
b. Trung Quốc
Phí nước thải được quy định trong Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 1979. Trong
những năm 1979 - 1981, phí ơ nhiễm được áp dụng trên cơ sở thử nghiệm ở 27
tỉnh/TP, dưới sự giám sát trực tiếp của Chính phủ. Từ năm 1982 việc thực hiện
được áp dụng trên tồn quốc. Có thể chia cách tính phí thành hai giai đoạn.
Giai đoạn trước 2003
Trước hết, tất cả các thông số ô nhiễm trong nước thải đều được đo kiểm. Sau
đó, các thơng số ơ nhiễm được xếp theo thứ tự từ mức ô nhiễm cao nhất đến
thấp nhất. Việc tính phí dựa trên thơng số có mức ô nhiễm cao nhất. Với thông
số có mức ô nhiễm cao nhất này, phí được tính dựa trên phần nồng độ vượt quá
tiêu chuẩn. Ví dụ như nếu như tiêu chuẩn cho phép (TCCP) là 50 mg/l và nồng
độ của chất ơ nhiễm là 70mg/l thì chỉ tính phí đối với phần 20 mg/l vượt tiêu
chuẩn.
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

11



Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

Giai đoạn sau 2003
Việc tính phí nói trên đã bộc lộ một số bất cập. Thứ nhất, việc chỉ dựa vào nồng
độ đã khiến các doanh nghiệp đối phó bằng cách pha lỗng nước thải. Thứ hai,
việc chỉ tính phí dựa trên phần nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cũng khiến doanh
nghiệp chỉ đối phó sao cho nồng độ chất ơ nhiễm đạt tiêu chuẩn chứ khơng
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xử lý để hạn chế ô nhiễm trong điều kiện tối
đa có thể được. Hơn nữa, việc chỉ tính phí đối với thơng số ơ nhiễm có mức vượt
tiêu chuẩn cao nhất không tạo động lực để doanh nghiệp hạn chế ô nhiễm với
các thông số khác.
Để khắc phục những bất cập này, năm 2003, hệ thống tính phí nước thải của
Trung Quốc đã có một số thay đổi: Việc tính phí được dựa trên tải lượng chứ
khơng chỉ dựa trên nồng độ; Phí được tính với tất cả các đơn vị ô nhiễm (cả đơn
vị trên và dưới TCCP); Phí được tính với hơn 100 thơng số ơ nhiễm trong nước
thải. Các tiêu chuẩn do Bộ Môi trường quy định thay đổi tùy thuộc vào từng
ngành công nghiệp và mức phí thay đổi tùy theo loại chất gây ơ nhiễm. Ngồi
ra, các địa phương có thể đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn tiêu chuẩn quốc gia
và có thể đưa ra mức phí cao hơn mức phí do Bộ Mơi trường quy định.
c. Philippines
Giai đoạn thí điểm
Philippines bắt đầu thí điểm áp dụng phí nước thải cho hồ Laguna từ năm 1997.
Đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất tại Philippines. Lưu vực hồ bao gồm 5 tỉnh
và một phần của Thủ đô Manila. Hồ cung cấp nước ngọt cho khoảng 13 triệu
dân sinh sống trong khu vực và cũng là nơi tiếp nhận nước thải của khoảng
10.000 doanh nghiệp. Để giải quyết tình trạng ơ nhiễm nước hồ ngày càng gia
tăng, tháng 01/1997, Ban quản lý Hồ Laguna đã ban hành quyết định áp dụng
phí nước thải.
Đầu tiên, phí nước thải được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành
cơng nghiệp trọng điểm có mức thải trung bình hàng năm từ 4 tấn BOD trở lên.

Từ năm 1998, hệ thống phí được mở rộng, bao gồm tất cả các doanh nghiệp
thuộc địa phận hành chính của vùng hồ Laguna và có thải nước thải vào hồ. Các
doanh nghiệp này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các doanh
nghiệp công nông nghiệp, các cụm dân cư và các hộ gia đình.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

12


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

Phí gồm 2 phần: Phí cố định và phí biến đổi. Phí cố định phụ thuộc vào lượng
nước thải và số lượng mẫu cần lấy để quan trắc hiện trạng môi trường của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp càng thải nhiều nước thải thì số lượng mẫu cần lấy để
quan trắc càng nhiều và mức phí cố định phải nộp càng cao.
Phí biến đổi dựa trên lượng phát thải của BOD hoặc TSS, tùy từng loại hình sản
xuất. Đối với các cơ sở chế biến thực phẩm, thuộc da, giết mổ, chăn ni, thủy
sản, mía đường, sản xuất giấy thì tính theo BOD. Đối với các cơ sở sản xuất xi
măng, phân hóa học, sản xuất kim loại, khai khống thì tính theo TSS. Mức phí
biến đổi tùy thuộc vào nồng độ chất thải trong nước thải. Nếu nồng độ chất ô
nhiễm (TSS hoặc BOD) nhỏ hơn 50mg/l thì mức phí là 5 Peso/kg. Nếu nồng độ
chất ô nhiễm lớn hơn 50mg/l thì mức phí là 30 Peso/kg chất ơ nhiễm thải ra.
Giai đoạn áp dụng toàn quốc từ 2003
Trên cơ sở thành công của giai đoạn thử nghiệm tại hồ Laguna, Chính phủ
Philipin đã cho nhân rộng việc áp dụng thu phí nước thải trong phạm vi cả nước
từ năm 2003. Tuy nhiên, việc thu phí trong giai đoạn này có một số điều chỉnh
nhằm tăng hiệu quả của phí. Thứ nhất, phần phí cố định phụ thuộc lượng nước
thải và việc có chứa kim loại nặng hay khơng. Thứ hai, phần phí biến đổi áp
dụng đồng loạt 5.000 Peso/tấn với tất cả các đơn vị ô nhiễm chứ không phân biệt

đơn vị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn và dưới tiêu chuẩn.
I.2.2. Bối cảnh trong nước
Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2004 – mốc thời gian trước khi chính sách
thu phí BVMT, cụ thể là Nghị định 67 bắt đầu có hiệu lực – đã đạt được một số
thành tựu trong quá trình phát triển như:
- Tăng trưởng kinh tế: tăng từ 6,79% (năm 2001) lên 7,79% (năm 2004) 1,
- Sản xuất công nghiệp: gia tăng về giá trị sản xuất công nghiệp và số lượng
cơ sở sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp đang chuyển dần sang
công nghiệp chế biến – loại hình sản xuất tạo ra nhiều chất thải hơn; Chỉ tính
riêng TPHCM, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng từ 28.698 cơ sở (năm
2001) lên 36.236 cơ sở (năm 2005) 2;

1
2

Tổng cục Thống kê
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

13


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

- Tỷ lệ hộ nghèo: giảm từ 17,5% (năm 2001) xuống còn 8,3% (năm 2004)3.
Tuy nhiên, ngược lại với sự tăng trưởng trong phát triển kinh tế – xã hội, chất
lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng môi trường nước mặt – nơi tiếp nhận
hầu hết lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, ngày càng suy giảm, các chỉ tiêu
chất lượng luôn vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Tiêu chuẩn loại A, TCVN 59421995)

Bảng 2: Chất lượng các con sông được khảo sát ở Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2003)

3 Tổng cục Thống kê

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

14


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

a) Áp dụng TCVN 5942-1995, Loại A:
nồng độ NH4+ cho phép là 0,05 mg/l

b) Áp dụng TCVN 5942-1995, Loại A:
nồng độ BOD5 cho phép là ≤ 4 mg/l

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia, 2003)

Hình 1: Nồng độ NH4+ (a) và BOD5 (b) tại các con sông được quan trắc

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia, 2005)

Hình 2: Diễn biến nồng độ BOD5 trung bình tháng ở 3 trạm quan trắc nước sơng
Sài Gịn (2000 - 2004)

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan


15


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

(Nguồn: Thanh, 2010)

Hình 3: Điểm nóng về mơi trường tại Việt Nam
Nhận thấy tầm quan trọng của việc cần thiết phải cải thiện chất lượng mơi
trường nói chung và mơi trường nước nói riêng, nhà nước đã đầu tư và phát triển
ngành môi trường song song với phát triển kinh tế vì mục tiêu BVMT. Cụ thể:
đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới quan trắc môi trường (tăng về số lượng
trạm và tần suất quan trắc), thực hiện báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ
hàng năm dựa trên số liệu quan trắc thu được, ban hành nhiều văn bản pháp quy
liên quan đến công tác bảo vệ môi trường… Trong đó văn bản mang tính bước
ngoặc trong nỗ lực áp dụng công cụ kinh tế vào thực tế QLMT là Nghị định số
67/2003/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải.
Dựa trên kinh nghiệm áp dụng phí nước thải của các quốc gia trên Thế giới, cụ
thể đến năm 2003 – 2004, nhằm mục đích “hạn chế ơ nhiễm môi trường từ nước
thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ mơi
trường thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường”, Thủ tướng Chính
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hồng Mỹ Lan

16


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP và có hiệu lực từ
ngày 01/01/2004, trong đó bao gồm các quy định về phí BVMT đối với nước

thải; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí BVMT đối với nước thải. 4
Đối tượng chịu phí của nghị định này bao gồm nước thải sinh hoạt từ các hộ gia
đình và các tổ chức khác khơng hoạt động sản xuất; nước thải công nghiệp từ
các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản và thủy sản.5
Tuy nhiên, tính đến nay hiệu quả của các chính sách mơi trường nói chung và
chính sách thu phí BVMT đối với nước thải nói riêng cần phải được nghiên cứu
đánh giá hiệu quả thu được so với mục tiêu của chính sách, đồng thời tìm ra
những điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có thể có những biện pháp khắc phục phù
hợp. Sẽ càng có ý nghĩa hơn khi xem xét hiệu quả áp dụng chính sách tại một
trong những địa phương dẫn đầu trong việc thực hiện chính sách như Thành phố
Hồ Chí Minh.

4
5

Điều 1, Chương 1: Những quy định chung (Nghị định 67/2003/NĐ-CP)
Điều 2, Chương 1: Những quy định chung (Nghị định 67/2003/NĐ-CP)

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

17


Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2010

CHƯƠNG 2: Thực trạng cơng tác thu phí BVMT đối với
nước thải trên địa bàn TPHCM, giai đoạn 2004 – 2009
II.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2005, ban hành ngày 12/12/2005. (Cụ thể Điều 113
quy định về phí bảo vệ mơi trường).

- Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về Phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải.
- Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 về Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về Phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ban hành ngày 22/3/2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003
của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP, ban hành ngày 28/05/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về thốt nước đơ thị và khu cơng nghiệp.
- Thơng tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 về sửa
đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/TTLT – BTC - BTNMT, ngày
18/12/2003 của Bộ Tài chính – Bộ tài nguyên và Môi trường về việc hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ – CP ngày 13/6/2003 của Chính
phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Quyết định số 190/2004/QĐ – UB ngày 30/7/2004 của Ủy ban nhân dân
thành phố về thực hiện thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định 139/2007/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 về điều chỉnh Quyết định
số 190/2004/QĐ – UB ngày 30/7/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về
thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Cơng văn Liên sở số 5090/CVLS/TC – TNMT ngày 20/8/2004 của Sở Tài
chính – Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Quyết định số
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

18



×