Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Bạo lực học đường nguyên nhân và giải pháp (điểm cứu trường trung học cơ sở ngô tất tố, quận phú nhuận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 181 trang )

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn

Đoàn Lê Tú Uyên

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.
(Điển cứu trường Trung Học Cơ Sở Ngô Tất Tố, Quận Phú Nhuận)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã Hội Học.
Mã số:60.31.30.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ HẢI THANH.

Thành phố Hồ Chí Minh 4/2012

1


Mục Lục
Phần I: Mở đầu...................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................. 10
2.1 Những nghiên cứu về bạo lực học đường ở ngồi nước ........................ 10
2.2 Những cơng trình nghiên cứu trong nước ............................................. 14
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 17
3.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 17
3.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 18
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 18


5. Đối tượng và khách thể ................................................................................ 18
5.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................ 18
5.2 Khách thể nghiên cứu............................................................................. 18
6. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 19
7. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu ................................................... 19
7.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 19
7.2. Xử lý số liệu........................................................................................... 20
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiển của đề tài ........................................... 21
8.1 Ý nghĩa lý luận: ...................................................................................... 21
8.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 21
9. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 21
10.Những hạn chế của luận văn: ..................................................................... 22
Phần II: Nội Dung ............................................................................................... 23
Chương I : Cơ sở lý luận ................................................................................. 23
1. Phương pháp luận: ................................................................................... 23
2. Lý thuyết tiếp cận ..................................................................................... 23
3. Lý thuyết ứng dụng .................................................................................. 25
4. Các khái niệm ........................................................................................... 27
5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 33
2


6. Khung phân tích ....................................................................................... 34
Chương II : Kết quả nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
của học sinh trường THCS Ngô Tất Tố. ......................................................... 36
1.Thực trạng bạo lực học đường trong cả nước.......................................... 36
2. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THCS Ngô Tất Tố................ 38
3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ............................................... 41
Phần III : Kết luận và khuyến nghị .................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98


3


Phụ Lục
Bảng phỏng vấn định lượng .......................................................................... 102
Mẫu phỏng vấn sâu học sinh ......................................................................... 108
Bảng 1:Trường em các bạn có thường đánh nhau khơng ............................ 110
Bảng 2:Em có bị ở lại lớp năm nào không .................................................... 110
Bảng 3:Em đánh bạn với lý do nào? ............................................................. 110
Bảng 4:Khi đánh bạn em có nghĩ đến hậu quả khơng? ............................... 110
Bảng 5: Ngun nhân em không can ngăn bạn đánh nhau.......................... 110
Bảng 6:Em có đánh nhau với bạn khơng? .................................................... 110
Bảng 7:Em thường làm gì trong giờ rãnh rỗi ............................................... 111
Bảng 8: Tương quan giữa lớp học và hành vi đánh nhau ............................ 111
Bảng 9: Em có suy tính trước khi làm việc gì khơng? .................................. 111
Bảng 10: Em có dễ nổi nóng khơng ............................................................... 112
Bảng 11: Em có cảm thấy mình bất hạnh khơng? ........................................ 112
Bảng 12: Em có cảm thấy mình là người vơ dụng ........................................ 112
Bảng 13: Hồn cảnh gia đình ........................................................................ 112
Bảng 14: Gia đình em anh chị em có thường gây gỗ đánh nhau khơng ...... 113
Bảng 15: Cách giáo dục gia đình ................................................................... 113
Bảng 16:Cha mẹ quan tâm khi con cái vắng nhà ......................................... 113
Bảng 17: Cha mẹ quan tâm việc học ............................................................. 114
Bảng 18: Cha mẹ quan tâm đến bạn bè ........................................................ 114
Bảng 19:Cách đối xử của cha mẹ khi con cái phạm lỗi ................................ 114
Bảng 20: Trong gia đình ai thường đi họp phụ huynh ................................. 114
Bảng 21:Học lực của học sinh........................................................................ 115
Bảng 22:Thầy cô có nhắc nhở em học tập khơng? ....................................... 115
Bảng 23: Em ở lại lớp mấy năm? .................................................................. 115

Bảng 24: Em thấy thế nào khi học môn giáo dục công dân? ....................... 115
Bảng 25:Khi có xung đột với bạn em làm gì? ............................................... 116
Bảng 26: Khi đánh nhau với bạn em có nghĩ đến hậu quả khơng? ............. 116
Bảng 27: Trong các bạn em có ai có hành vi đánh nhau không? ................ 116
4


Bảng 28: Khi thấy bạn đánh nhau em làm gì? ............................................. 116
Bảng 29: Nguyên nhân em không can ngăn bạn đánh nhau........................ 117
Bảng 30: Em thích gia nhập nhóm bạn nào .................................................. 117
Bảng 31:Em thấy hành vi bạo lực như thế nào? ........................................... 117
Bảng 32: Mức độ dễ nổi nóng của các em học sinh ...................................... 117
Bảng 33: Em làm gì trong giờ rãnh rổi ......................................................... 118
Bảng 35: Em thường xem những loại phim nào? ......................................... 118
Bảng 36:Em thường đọc loại truyện nào? .................................................... 119
Bảng 37:Em thường chơi loại game nào? ..................................................... 119
Bảng 38: Khu phố em có xảy ra các vụ đánh nhau không ........................... 119
Phỏng vấn học sinh có hành vi bạo lực ............................................................. 119
Phỏng vấn học sinh có học lực giỏi khá ............................................................ 148
Phỏng vấn phụ huynh ....................................................................................... 154
Phỏng vấn giáo viên........................................................................................... 166

5


Lời cảm ơn

Ai đó đã nói “ Một người được coi là đã sỡ hữu một cuộc đời thành công khi
cuộc đời đó có ý nghĩa với người khác”. Trong q trình viết luận văn của mình, tơi
đã gặp nhiều người đang sở hữu một cuộc đời thành công bởi họ thực sự có ý nghĩa

với tơi.
Trước hết xin dành lời trân trọng cảm ơn tới người thầy đáng kính là TS. Lê
Hải Thanh, thầy đã tận tình hướng dẫn và dành cho tơi những ý kiến đóng góp q
báu về khoa học cùng với những lời động viên tinh thần to lớn để tơi hồn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô của khoa xã hội học đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt cho tơi những kiến thức vô cùng quý giá, những kiến thức này sẽ là
hành trang theo tôi suốt cuộc đời.
Xin cảm ơn ban giám hiệu và các thầy cô của trường trung học cơ sở Ngơ
Tất Tố, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về thông tin, những phương tiện vật chất, để tơi
hồn thành cuộc điều tra tại trường.
Xin dành lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ đã luôn dành cho tơi những tình cảm
u thương, tạo mọi điều kiện, cũng như luôn động viên và ủng hộ tôi để tơi thấy
vững tin hơn trong q trình viết luận văn.
Xin cảm ơn những người bạn đã giúp tôi rất nhiều trong cơng việc để tơi có
thời gian dành cho luận văn.
Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi sức khỏe, niềm tin cho tôi cơ hội để tôi được gặp
gỡ, làm việc và chia sẽ với những con người tuyệt vời đó.
Luận văn này tơi xin dành tặng người Cha kính yêu của tôi, cám ơn Cha đã
cho con được tham dự vào khóa học cao học này, và cám ơn Cha đã giúp con hồn
thành luận văn của mình.
Người viết

Đồn Lê Tú Uyên

6


Lời cam đoan.
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi.

Cơng trình này chưa từng được sử dụng cho việc nhận học vị nào.
Số liệu sử dụng trong luận văn là chính xác, trung thực, và có nguồn gốc rõ ràng.
Luận văn có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác dưới dạng
trích dẫn, nguồn gốc trích dẫn được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo.

Tác giả Luận văn

Đoàn Lê Tú Uyên.

7


Danh mục những chữ viết tắt
THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở.

XHH

Xã hội hóa.

TS

Tiến sĩ.

ThS


Thạc sĩ.

GDCD

Giáo dục cơng dân

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm.

Who

Tổ chức Y tế Thế giới.

SGK

Sách giáo khoa.

NXB

Nhà xuất bản

Tr

Trang

Pvv

Phỏng vấn viên


Tp

Thành phố

8


Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được
sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều
vấn đề nảy sinh, làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn
đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh, sinh
viên đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ
biến. Mặc dù, hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi học,
ghi học bạ... nếu phát hiện đánh nhau trong trường, nhưng khơng vì thế mà bạo lực
học đường thun giảm. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã
hội, làm đau đầu các nhà giáo dục, các nhà quản lí, các bậc phụ huynh mà cịn gióng
lên hồi chng cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay.
Theo số liệu thống kê về tình trạng bạo lực học đường từ năm 2009 đến
tháng 10/2011, cả nước ta đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau trong và ngồi nhà
trường. Đã có 881 học sinh nhận hình thức kỷ luật khiển trách, 1.558 học sinh bị
cảnh cáo, 735 học sinh buộc thơi học có thời hạn từ ba ngày đến một năm.(23)
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở một số bộ phận học
sinh là do hệ lụy của cả một q trình xã hội hóa (XHH) khơng thành cơng từ ba
mơi trường gia đình nhà trường và xã hội, đã tác động đến các em đang trong lứa
tuổi giao thoa giữa trẻ con và người lớn, sự khao khát khẳng định cái “tôi” của các
em mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các em mong muốn được thể hiện những suy nghĩ,
quan điểm, niềm tin và hành xử theo cách riêng của mình, khơng phụ thuộc vào

người lớn. Khi gia đình và nhà trường không đáp ứng được những nhu cầu, địi hỏi
cho tiến trình xã hội hóa của các em. Các em sẽ tìm đến các nhóm bạn xấu (trong
và ngồi nhà trường), để bù đắp cho sự thiếu sót trong q trình xã hội hóa ở gia
đình và nhà trường. Các em tiếp thu các chuẩn mực, giá trị của nhóm, thường là đi
ngược lại nội quy, quy tắc, chuẩn mực của nhà trường. Bên cạnh đó mơi trường xã
hội không ngừng lôi kéo trẻ bởi những thú vui giải trí thiếu lành mạnh như các loại
truyện, những bộ phim, các game trực tuyến có nội dung bạo lực... chúng kích thích
trẻ phát huy tính hiếu chiến kêu ngạo, và dạy trẻ khẳng định bản thân mình bằng
9


những hành vi bạo lực dưới lớp vỏ là anh hùng nghĩa hiệp. Vậy là thay vì khẳng
định bản thân mình bằng kết quả học tập, các em lại lấy những “chiến tích”, như bắt
nạt bạn cùng trường, trấn lột, đánh bạn... để ra oai với bạn bè cùng trang lứa, để
được các bạn trong nhóm gọi là “đại ca”.
Đứng trước sự xuống cấp của giá trị đạo đức trong giới trẻ vị thành niên
ngày nay là động lực thúc đẩy tác giả tiến đến với cuộc nghiên cứu về vấn đề bạo
lực học đường, nhưng do khả năng hạn hẹp của mình nên tác giả chỉ tiến hành điển
cứu tại trường trung học cơ sở(THCS) Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM, đây là
một trong những trường tại thành phố đã có xảy ra tình trạng bạo lực giữa các em
học sinh trong thời gian qua, trong đó có trường hợp em DQB học sinh lớp 7A3
được xem là vụ bạo lực học đường thu hút được sự quan tâm của một số các
phương tiện truyền thơng, do tính chất nghiêm trọng của vấn đề, vì em B bị các bạn
hăm dọa tống tiền trong một thời gian dài, rồi sau đó do khơng đủ khả năng cống
nạp tiếp tục nên em đã bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay trong lớp học mà không
một thầy cô nào hay biết, đến khi em vào bệnh viện do di chứng của trận địn đó thì
thầy cơ và gia đình mới biết sự việc. Qua thực trạng bạo lực xảy ra tại trường THCS
Ngơ Tất Tố tác giả muốn tìm ra ngun nhân dẫn đến bạo lực giữa các em học sinh,
để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng này tại trường .


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về bạo lực học đường ở ngồi nước
Tình trạng bạo lực diễn ra trong trường học là một vấn đề tồn tại lâu đời ở
các quốc gia Châu Âu, và đã trở thành đề tài quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
tâm lý, xã hội. Từ đó, một số cơng trình nghiên cứu đã ra đời với mục đích tìm
ngun nhân và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng xuống cấp về kỷ
luật trong trường học.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nguyên nhân và giải pháp khác nhau
như:
+Một số nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến
bạo lực học đường như: ảnh hưởng gia đình, hệ thống giáo dục của nhà trường,
phương tiện truyền thông.

10


Nghiên cứu của Elizabeth A Stanko trong tác phẩm “The Meanings of
Violence”, đã cho rằng phương tiện truyền thông là nguyên nhân ảnh hưởng trực
tiếp đến hành vi bạo lực ở giới trẻ.(35)
Clive Harber trong tác phẩm “Schooling as Violence: How Schools Harm
Pupils and Societies”, ông đã xem xét mối quan hệ giữa giáo dục cá nhân và xã hội,
từ đó ơng đưa ra các hình thức và ngun nhân dẫn đến bạo lực trong trường học, C.
Harber cho rằng giáo dục trong trường học có ảnh hưởng mạnh đối với xã hội, khi
giáo dục trong nhà trường xuống cấp sẽ làm cho xã hội tồi tệ, và bạo lực trong
trường học sẽ là mầm móng dẫn đến bạo lực trong xã hội.(32)
Trước tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng, tác phẩm
“Violence in Schools: Issues, Consequences, and Expressions”, của Kathy Sexton –
Radek đã đưa ra một cái nhìn tồn diện về bạo lực học đường và làm thế nào để
ngăn chặn nó. Phần đầu trong nghiên cứu này, ông cung cấp một nền tảng ý tưởng
cho sự hiểu biết về bạo lực học đường, kiểm tra nó trong một bối cảnh văn hóa xã

hội, ơng nghiên cứu về tiến trình phát triển hung hăng ở một cá nhân. Phần thứ hai,
ông mở ra một cuộc thảo luận về cách thức nuôi dạy con cái và vai trò của cha mẹ
trong các hành vi bạo lực của trẻ. Vì theo ơng cha mẹ giữ một vai trị quan trọng
trong việc điều chỉnh hành vi có tính bạo lực của con cái nơi trường học. Ông cho
rằng để phịng chống bạo lực trong trường học thì cần phải trang bị cho giáo viên,
cha mẹ học sinh, các nhà tư vấn, quản lý trường học, tâm lý đối phó với trẻ em bạo
lực và nạn nhân của họ.(37)
Cách nghiên cứu từng nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường, tuy
có đi sâu vào từng khía cạnh của vấn đề nhưng vẫn chưa đầy đủ và thiếu hiệu quả
trong việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường, chẳng hạn như chỉ dựa vào nguyên
nhân cho rằng vấn đề bạo lực học đường chỉ được giải quyết khi vấn đề gia đình
được giải quyết, hay việc đưa ra nhận định rằng cần phải quan tâm đến giới trẻ
trong việc tiếp xúc với các phương tiện truyền thơng thì sẽ làm giảm tình trạng bạo
lực học đường. Với những giải pháp này vẫn chưa đủ sức để hạn chế tình trạng bạo
lực trong học đường, vì chủ thể khơng chỉ bị tác động bởi gia đình, hay từ phương
tiện truyền thơng mà cịn nhiều yếu tố khác tác động đến từ bên trong bản thân chủ
thể hoặc do xã hội bên ngồi tác động vào. Nói về mức độ thành công của công
11


trình nghiên cứu theo từng khía cạnh chun biệt của vấn đề bạo lực học đường thì
nó chỉ giúp giải quyết được một phần nhỏ trong tổng số những nguyên nhân khác
dẫn đến hành vi bạo lực trong trường học.
Vì vậy, bên cạnh những nghiên cứu cụ thể từng nguyên nhân dẫn đến bạo lực
học đường cịn có những nghiên cứu tổng hợp các nguyên nhân hình thành bạo lực
ở trường học. Các cơng trình nghiên cứu này cho rằng hành vi bạo lực là do ảnh
hưởng từ nhiều yếu tố như: di truyền, giáo dục trong gia đình, nhà trường, tâm lý,
tác động của xã hội, văn hóa. Nghiên cứu theo hướng này có các tác giả Elaine
Cassel, Douglas A. Bernstein, Thomas G. Moeller, Peter K. Smith, Benbenishty và
Astor Avi Ron.

Trong tác phẩm “Criminal behavior”, hai tác giả Elaine Cassel, Douglas A.
Bernstein, đã tiến hành nghiên cứu ở một số phạm vi cụ thể như: xem xét vai trò của
các hệ thống pháp lý đã sử dụng mức độ trừng phạt nào đối với người chưa thành
niên phạm tội, và xem xét vai trị của tuổi thơ có ảnh hưởng như thế nào đối với
hành vi bạo lực của trẻ sau này. Và họ đã đưa ra kết luận rằng hành vi phạm tội
hình sự là một quá trình phát triển từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành, nó có tính sinh
học, di truyền từ gia đình, những ảnh hưởng từ xã hội, giáo dục, văn hóa, chính trị,
và các yếu tố kinh tế, đã góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành trong chủ thể
hành vi bạo lực.(34)
“Youth aggression and violence: a psychological approach” của Thomas G.
Moeller đã sử dụng lý thuyết nghiên cứu của tâm lý học phát triển, để nghiên cứu
những hành vi bất thường của trẻ vị thành niên như rối loạn hành vi và phạm pháp
vị thành niên. Tích hợp nghiên cứu định lượng với nghiên cứu định tính, cũng như
qua việc quan sát tiến trình nhận thức, động lực và quá trình phát triển cảm xúc của
thanh thiếu niên có hành vi bạo lực. Ông đã đưa ra được kết luận rằng thanh thiếu
niên có hành vi bạo lực là do chịu tác động bởi nhiều yếu tố như di truyền, ảnh
hưởng của gia đình, xã hội và các yếu tố văn hóa, các phương tiện truyền thông bạo
lực, khả năng tiếp cận vũ khí.(41)
Trong tác phẩm “Violence in Schools: The Response in Europe” của Peter K.
Smith là một nhà tâm lý học người Anh, ơng đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về
tình trạng bạo lực học đường xảy ra tại các nước Châu Âu qua đó ơng cũng đưa ra
12


cách thức giải quyết vấn đề này. Nhìn chung, ơng cho rằng bạo lực học đường diễn
ra tại các nước Châu Âu bắt nguồn từ tâm lý của chủ thể, và do yếu tố xã hội tác
động vào, muốn kết thúc tình trạng bạo lực phải chú trọng đến vấn đề tâm lý học
sinh, và những nhà hoạch định chính sách xã hội cần đưa ra những chính sách và
những phương pháp can thiệp vấn đề này.(39)
Trong cuốn sách “School Violence in Context: Culture, Neighborhood,

Family, School, and Gender”, hai nhà tâm lý học Rami Benbenishty và Astor Avi
Ron đã tiến hành nghiên cứu một số trường học tại Isarel và một số trường tại tiểu
bang California của Mỹ, sau đó đem so sánh kết quả của hai nơi nghiên cứu này với
nhau, và họ đã đưa ra kết luận rằng nguyên nhân mà chủ thể gây ra bạo lực học
đường là do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội, gia đình, nhà trường,
ngồi những yếu tố trên, hành vi bạo lực cũng còn tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác
và dân tộc của chủ thể thực hiện hành vi đó.(40)
Cơng trình nghiên cứu “Bullying at School: What We Know and What We
Can Do (Understanding Children's Worlds)”, của tiến sĩ(TS) Dan Olweus đã chỉ ra
đặc điểm của phần lớn những học sinh có hành vi bạo lực và đặc điểm của những
học sinh là nạn nhân của hành vi bạo lực. Ông cho rằng những học sinh có hành vi
bạo lực thường bộc lộ những đặc điểm như:
- Có nhu cầu thống trị mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác.
- Dễ dàng bị khiêu khích và tức giận.
- Luôn luôn bướng bỉnh và gây hấn đối với người lớn, kể cả bố mẹ và giáo viên.
- Rất ít có khả năng thơng cảm và bộc lộ sự thông cảm đối với những học sinh là
nạn nhân của hành vi bạo lực.
- Ngược lại nhóm nạn nhân của hành vi bạo lực thì thường có những đặc điểm sau:
- Thường thận trọng, nhạy cảm, ít nói, trốn tránh và xấu hổ.
- Thường xuyên lo lắng, cảm giác khơng an tồn, khơng vui và tự đánh giá bản thân
thấp.
- Hay chán nản, phiền não và có ý tưởng tự tử nhiều hơn bạn bè cùng trang lứa.
- Chỉ có một người bạn thân và người bạn thân đó thường là người lớn tuổi hơn.
Từ những đặc điểm này, ông đã đưa ra những nguyên nhân và hệ quả của
hành vi bạo lực. Ông cho rằng những trẻ có hành vi bạo lực thường xuất thân từ
13


những gia đình ít có điều kiện vật chất hoặc các gia đình bất ổn, nhiều bạo lực và
độc đốn. Ở đó, những người cha, người mẹ thiếu tình u thương và luôn sử dụng

bạo lực nên đã tác động mạnh đến suy nghĩ và hành động của con trẻ. Từ đó làm
cho trẻ có khuynh hướng muốn thể hiện mình là người có khả năng thống trị, là
“đàn anh” trong mắt những đứa trẻ khác, và theo ông để khắc phục tình trạng bạo
lực trong trường học thì nhà trường ln có các cuộc điều tra về tình hình bạo lực
tại trường, bên cạnh đó cần phải trang bị cho đội ngũ giáo viên và quản nhiệm cách
ngăn ngừa bạo lực giữa các em học sinh, và trong lớp học cần đưa ra vấn đề bạo lực
để học sinh thảo luận. Nghiên cứu của TS Olweus đã được xem là cơ sở để triển
khai chương trình phịng chống bạo lực một cách toàn diện trong các trường học
nhằm làm giảm thiểu và ngăn chặn bắt nạt trong học sinh tiểu học, THCS và trung
học phổ thơng.(33)
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã phân tích được thực trạng, nguyên nhân
của nạn bạo lực học đường và đưa ra các giải pháp khắc phục. Trong đó cơng trình
của nhà tâm lý học Olweus được xem là đã gặt hái được nhiều thành cơng nhất, khi
cơng trình này được đem áp dụng vào các trường học tại Mỹ, nó đã góp phần làm
giảm tình trạng bạo lực học đường và tạo nên một mơi trường học đường thân thiện
và an tồn. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công những giải pháp cho vấn đề bạo lực
học đường tại Mỹ, thì khơng có nghĩa là cũng áp dụng thành cơng tại các nước
khác, vì hành vi bạo lực bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Nên tùy vào
thực trạng vấn đề xảy ra ở mỗi nước, với nền văn hóa và hệ thống chuẩn mực khác
nhau mà đưa những giải pháp phù hợp nhắm tới việc đạt hiệu quả tình trạng này.
Từ những nghiên cứu trên tác giả dùng để định hướng và làm cơ sở cho đề tài của
luận văn.

2.2 Những cơng trình nghiên cứu trong nước
Từ khi đất nước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, vấn đề tội phạm
nói chung và trẻ em làm trái luật hay trẻ vị thành niên phạm tội nói riêng đã thu hút
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nhiều phạm vi, mức độ
khác nhau. Nhiều cơng trình nghiên cứu về trẻ vị thành niên đã ra đời nhưng chủ
yếu là nghiên cứu về trẻ vị thành niên phạm tội, nhưng về mảng bạo lực trong học


14


đường thì số tài liệu nghiên cứu cịn hạn hẹp, các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực
này ở Việt Nam rất ít.

+ Những cơng trình nghiên cứu về trẻ vị thành niên phạm tội
Thạc sĩ(ThS) Đỗ Bá Cơ trong cơng trình nghiên cứu “Một số đặc điểm tâm lý
nổi bật ở trẻ em làm trái pháp luật” đã phân tích rất rõ về nhân cách trẻ em phạm
tội được hình thành thơng qua q trình lâu dài, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tiêu
cực khác nhau, trước hết là do sự thiếu kiểm tra uốn nắn của cha mẹ, dẫn đến việc
hình thành nhân cách lệch lạc, dần bước vào con đường phạm tội.(2)
Tác giả Mạc Văn Trang với tác phẩm “Bước đầu tìm hiểu quá trình biến đổi
tâm lý của những trẻ em bình thường đến những vị thành niên phạm pháp” ơng đã
đi sâu tìm hiểu hồn cảnh gia đình của những trẻ vị thành niên có hành vi lệch
chuẩn, và ơng đã đưa ra kết luận, những đối tượng này thường rơi vào những gia
đình khơng hồn thiện, cha mẹ ly hơn, khơng sống gần nhau, con cái trong gia đình
thường thiếu tình thương, sự che chở, quan tâm của cha mẹ.(12)
“ Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hồn cảnh khó khăn” của tác giả
Phan Thị Mai Hương thì cho rằng nguyên nhân trẻ vị thành niên có những hành vi
lệch lạc là do các em bị thiếu hụt khả năng ứng phó trước các hồn cảnh khó khăn.
Gia đình, nhà trường và xã hội, là ba nhân tố chính giúp các em hồn thiện khả năng
ứng phó cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.(20)
Tác phẩm “Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của
trẻ”, của Lưu Song Hà đã nghiên cứu về mức độ trẻ bị ảnh hưởng từ những hành vi
của cha mẹ, và đã đưa ra nhận định rằng hành vi sai lệch của trẻ xuất phát từ những
hành vi sai lệch của cha mẹ, vì vậy để cho con trẻ có một nhân cách phát triển tốt thì
cha mẹ cần phải quan tâm điều chỉnh hành vi của mình trong mối tương quan với
trẻ, cũng như giữa các thành viên trong gia đình đối với nhau.(10)
Tác giả Nguyễn Thị Hoa trong cơng trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm

bạn khơng chính thức tiêu cực đến hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên”.
Tác giả đã đưa ra kết luận rằng, mơi trường gia đình khơng thuận lợi (quan hệ cha
mẹ không êm ấm, thiếu sự quan tâm, quản lý…) là nhân tố khiến trẻ dễ chịu ảnh
hưởng của nhóm bạn khơng chính thức tiêu cực, từ đó dễ có hành vi vi phạm pháp
luật.(14)
15


Tác giả Phạm Thanh Bình cùng các tác giả Lê Phong, Trần Thị Hương, Trần
Văn Tín trong nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của sự yếu kém về
mặt đạo đức ở một số trường phổ thông miền Trung”. Các tác giả đã cho rằng
nguyên nhân dẫn đến việc thiếu đạo đức ở trẻ vị thành niên là do phương pháp giáo
dục thô bạo, hà khắc hoặc buông lỏng, nng chiều… của cha mẹ đối với con
cái.(19)
Cơng trình nghiên cứu “Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội trách nhiệm
của gia đình, nhà trường và xã hội”, tác giả Nguyễn Xuân Yêm đã tổng kết các
cuộc nghiên cứu về tình hình người chưa thành niên phạm tội trong những năm gần
đây qua việc nêu rõ những vấn đề:
Nguyên nhân phạm tội xuất phát từ mơi trường (gia đình - nhà trường - xã
hội) cụ thể là:
- Ảnh hưởng của mơi trường gia đình như thiếu sót về mặt nhận thức trong
việc quản lý giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình. Nhiều gia đình chưa có
phương pháp dạy con hợp lý, thiếu khoa học như: nuông chiều, trong gia đình
những thành viên thiếu gương mẫu về mặt đạo đức và có hành vi phạm pháp luật.
- Cơng tác quản lý, giáo dục học sinh trong các trường chưa chặt chẽ chưa
quan tâm đúng mức nội dung giảng dạy không phù hợp với thực tế, chưa gây hứng
thú cho các em say mê học tập dẫn đến tình trạng có những em nhận thức và hình
thành nhân cách lệch lạc như chán học, bỏ học, bị lôi kéo vào con đường phạm tội.
- Sự tác động của những biểu hiện tiêu cực và tình trạng vi phạm pháp luật
chung trong xã hội. (15)

Qua cơng trình nghiên cứu về “Vai trị của gia đình trong việc ngăn ngừa tội
phạm vị thành niên” tác giả Hà Văn Tác đã tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa gia
đình và tội phạm vị thành niên, đo lường ảnh hưởng của gia đình đến sự phát triển
nhân cách của trẻ em, đặc biệt trong việc ngăn ngừa tội phạm chưa thành niên.(8)
Phạm Đình Chi trong cơng trình nghiên cứu “Một vài nhận xét về hiện tượng
thanh thiếu niên phạm pháp qua khảo sát ở trường giáo dưỡng Xuân An”. Tác giả
tập trung vào phân tích thực trạng tội phạm và nguyên nhân chính tác động đến tội
phạm ở tuổi vị thành niên nhìn từ góc độ gia đình, nhà trường, xã hội.(18)

16


Với đề tài “Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc
độ gia đình”, Luận văn ThS của Đồn Thị Thanh Huyền đã trình bày những xu
hướng nghiên cứu trong tâm lý học về hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên
trên thế giới và ở Việt Nam. Tác giả đưa ra những khái niệm, chức năng của gia
đình, trẻ em, vị thành niên, người chưa thành niên và hành vi phạm pháp và nêu rõ
thực trạng phạm pháp của trẻ em vị thành niên, các hành vi phạm pháp hay phạm
tội thường gặp ở trẻ em vị thành niên. Đồng thời chỉ rõ cách giáo dục trong gia
đình, nhà trường là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc trẻ vị thành niên có hành vi
phạm pháp và đưa ra những khuyến nghị đối với gia đình, trường học nói chung,
trường giáo dưỡng nói riêng và với các tổ chức xã hội, chính quyền các cấp cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các đồn thể, cộng đồng thơn xóm
thi hành chính sách, luật lệ có liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em
vị thành niên. (6)
Cơng trình nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp
luật của người chưa thành niên” của TS. Đinh Xuân Nam, tạp chí nghiên cứu lập
pháp. Tác giả đã đưa ra các số liệu thống kê để dẫn chứng cho tình hình phạm pháp
của trẻ vị thành niên. Ông cho rằng nguyên nhân trẻ vị thành niên phạm tội xuất
phát từ gia đình, nhà trường, xã hội, và để khắc phục tình trạng này cần phải có sự

phối hợp của các cơ quan chức năng về phịng ngừa tội phạm, gia đình và nhà
trường cũng góp phần vào.(3)
Qua các cơng trình nghiên cứu nói trên ta thấy các tác giả chỉ tập trung nêu
những nguyên nhân khác nhau về hành vi phạm pháp ở lứa tuổi vị thành niên. Chưa
có một cơng trình cụ thể nào nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học
đường ở trường THCS Ngô Tất Tố. Tuy nhiên đây là những nghiên cứu có tính gợi
mở cho nghiên cứu trong đề tài luận văn của tác giả.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Vấn đề bạo lực học đường là một đề tài rộng, có thể nghiên cứu ở nhiều góc
độ, nhiều thời điểm, nhiều khu vực khác nhau trong cả nước. Và hành vi bạo lực
trong trường học cũng được thể hiện qua nhiều bộ mặt như: bạo lực giữa học sinh
17


với nhau, thầy cô bạo lực với học sinh, và ngược lại học sinh cũng có những hành vi
bạo lực với thầy cô và các nhân viên nhà trường .
Trong bài luận văn này, tác giả xác định rõ mục tiêu của đề tài là nghiên cứu
nguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa các em học sinh trong trường THCS Ngô Tất Tố,
Q.Phú Nhuận, Tp.HCM năm 2011, và sau khi đã tìm ra được những nguyên nhân,
động cơ thúc đẩy một bộ phận các em học sinh đến với hành vi bạo lực, tác giả sẽ
đưa ra những giải pháp nhằm góp phần làm giảm tiến trình phát triển của hiện
tượng bạo lực học đường tại trường THCS Ngô Tất Tố.

3.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng hành vi bạo lực xảy ra tại trường THCS Ngô Tất Tố.
- Tác giả sẽ thực hiện cuộc nghiên cứu, phân tích xem xét các em học sinh đã
đến với hành vi bạo lực là do bị ảnh hưởng từ những nguyên nhân nào sau đây:
+ Gia đình

+ Nhà trường
+ Bạn bè
+ Phương tiện truyền thông đại chúng
+ Tâm lý
+ Môi trường sống

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Khảo sát thực trạng nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực
học đường tại trường THCS Ngô Tất Tố.
+ Đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm làm hạn chế tối đa tình trạng bạo lực
học đường tại trường THCS Ngơ Tất Tố.

5. Đối tượng và khách thể
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của các em học sinh trường THCS
Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM.

5.2 Khách thể nghiên cứu
- Các em học sinh có và khơng có hành vi bạo lực tại trường THCS Ngơ Tất
Tố, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM, bao gồm các khối lớp 6,7,8,9.
18


- Cha mẹ của các học sinh có hành vi bạo lực.
- Các thầy cô giáo trực tiếp và gián tiếp giảng dạy các em.

6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những tác động của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội, và đặc
điểm tâm sinh lí của các em học sinh đã ảnh hưởng như thế nào đến các em có
hành vi bạo lực, tại trường THCS Ngơ Tất Tố, quận Phú Nhuận.

Cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 10 - 12/2011 tại trường THCS Ngô
Tất Tố, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM.

7. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu
Tham khảo chọn lọc một số tài liệu từ một số cuộc điều tra trong và ngoài
nước, các tài liệu dưới dạng số liệu thống kê, văn bản, báo cáo… với nội dung liên
quan đến đề tài. Tổng hợp các tư liệu thu thập được, tiến hành phân tích và chắt lọc
những tư liệu cần thiết cho đề tài.
7.1.2 Phương pháp quan sát
Tác giả sẽ thực hiện quan sát, cách tham gia các giờ học, giờ chơi của các
em học sinh tại trường, đặc biệt là các em đã từng có hành vi bạo lực. Quan sát
hồn cảnh gia đình, khu phố nơi các em học sinh đang sinh sống.
7.1.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài, và để hiểu rõ hơn nguyên
nhân dẫn đến hành vi bạo lực của các em học sinh tác giả cũng sử dụng thêm
phương pháp nghiên cứu định tính
7.1.3.1 Chọn mẫu
- Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu chỉ tiêu. 200 bảng hỏi được trao cho
các em học sinh từ khối lớp 6 đến khối lớp 9.
7.1.3.2 Cách thức tiến hành phỏng vấn
Trong mỗi lớp chúng tôi sẽ chọn mỗi lớp 2 em học sinh có hạnh kiểm khá,
tốt và 2 em học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu hoặc kém.
19


Đồng thời tác giả cũng tiến hành 26 cuộc phỏng vấn sâu gồm:
 Học sinh có hạnh kiểm khá, tốt: 2 cuộc phỏng vấn sâu.

 Học sinh có hành vi đánh bạn của bốn khối lớp: 8 cuộc phỏng vấn sâu.
 Phụ huynh của các em có hành vi bạo lực: 8 cuộc phỏng vấn sâu.
 Thầy phó hiệu trưởng: 1cuộc phỏng vấn sâu.
 Thầy phụ trách đội: 1cuộc phỏng vấn sâu.
 Giám thị : 2 cuộc phỏng vấn sâu.
 Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) của bốn khối 6, 7, 8, 9: 4 cuộc phỏng vấn sâu.

7.2. Xử lý số liệu
Sau khi thực hiện thành công việc thu thập thông tin bản hỏi định lượng,
chúng tôi tiến hành làm sạch dữ liệu và mã hóa biến để nhập liệu trên phần mềm
SPSS (statistic pakage for social sciences). Sau đó sử dụng bảng tần suất
(Frequency)để tính phần trăm, và bảng chéo (Cross-Tabulation) để tiến hành so
sánh các số liệu giữa hai đối tượng học sinh có và khơng có hành vi bạo lực, những
dữ liệu này giúp chúng tôi làm rõ những phân tích, phán đốn để đi đến kết luận
chính xác, và có cơ sở về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường
của các em học sinh tại trường THCS Ngô Tất Tố.
Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi băng (nếu người được hỏi cho phép). Sau
đó thơng tin được ghi ra giấy. Kết quả phỏng vấn được mã hóa và xử lí theo những
chủ đề quan trong nổi bật. Sau đó, từ những chủ đề này, tác giả tiếp tục mã hóa các
nội dung chi tiết nhằm xác định những ý kiến quan trọng thu được từ các cuộc
phỏng vấn. Nhờ mã hóa một cách thống nhất, các nội dung chi tiết, phương pháp
phân tích nội dung sẽ giúp xây dựng được cấu trúc phản ánh rõ ý kiến của người
tham gia phỏng vấn.
So sánh và tổng hợp kết quả phỏng vấn từ cha mẹ học sinh, học sinh và giáo
viên chủ nhiệm, chúng tôi tìm được nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực ở các em
của từng học sinh cụ thể.

20



8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiển của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận:
Thực trạng bạo lực học đường xảy ra khiến những nhà chức trách phải đau
đầu, cha mẹ học sinh và thầy cô giáo ai cũng lo sợ, cha mẹ thì lo sợ cho sự an tồn
của con cái, con cái thì cũng hoang mang không dám đến trường. Đứng trước vấn
nạn này, đề tài cố gắng đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học
đường, mà cụ thể là nạn bạo lực học đường tại trường THCS Ngô Tất Tố, quận Phú
Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu luận văn này sẽ góp phần bổ sung thêm vào các nghiên
cứu về bạo lực học đường sau này, và đồng thời làm tài liệu tham khảo cho những
ai quan tâm đến vấn nạn bạo lực học đường .

8.2) Ý nghĩa thực tiễn
Khó có được sự định hướng và đưa ra giải pháp hiệu quả cho vấn nạn bạo
lực học đường nếu không dựa trên sự hiểu biết khoa học về vấn đề này. Thông qua
việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường tại THCS Ngơ
Tất Tố, tác giả mong muốn sẽ góp phần gợi mở cho gia đình, nhà trường, xã hội và
những ban nghành chức năng nhìn nhận được rõ hơn vai trị của mình trong việc
thực hiện giáo dục trẻ vị thành niên nói chung và học sinh THCS nói riêng. Để từ
đó tìm ra những giải pháp làm giảm tình trạng bạo lực trong học đường, đặc biệt là
bạo lực học đường tại trường THCS Ngô Tất Tố hiện nay.

9. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết.
Trong phần nội dung gồm có hai chương:
Chương I: Cơ sở lý luận nghiên cứu
1.Hướng tiếp cận các lý thuyết xã hội liên quan đến đề tài.
2.Các khái niệm được sử dụng.
Chương hai: Kết quả nghiên cứu
1.Thực trạng bạo lực học đường trong cả nước.

2. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THCS Ngô TấtTố.

21


3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của các em học sinh trường THCS
Ngô Tất Tố.

10.Những hạn chế của luận văn:
Do kinh phí hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng ở một trường THCS,
vì vậy tính đại diện điển hình khơng cao. Đề tài này cần được nghiên cứu rộng hơn,
sâu hơn cần có sự so sánh ở nhiều trường khác nhau, từ đó thu được những kết quả
xác thực hơn, để có những giải pháp hiệu quả hơn.
Bạo lực học đường là một vấn đề nhạy cảm, trong quá trình tiến hành điều
tra thực nghiệm, tác giả gặp nhiều khó trong việc thu tập thơng tin từ các đối tượng
được chọn trong các cuộc phỏng vấn.

22


Phần II: Nội Dung
Chương I : Cơ sở lý luận
1. Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là những phương pháp giữ vai trò rất quan trọng
trong nghiên cứu xã hội học và thực tiển xã hội.
- Đảm bảo tính khách quan khoa học, đảm bảo chứng cứ khoa học.
- Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trong mối quan
hệ ràng buộc tác động qua lại.
- Xuất phát từ lịch sử xã hội cụ thể ở mỗi giai đoạn, trong sự phát triển của

nó để xem xét nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

2. Lý thuyết tiếp cận
Việc nghiên cứu về các hành vi lệch lạc trong lịch sử đã thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lãnh vực khác nhau như tâm lý học, nhân chủng
học, xã hội học…và hàng loạt các lý thuyết về hành vi lệch lạc đã ra đời. Bạo lực
học đường là biểu hiện của hành vi lệch lạc xã hội. Là một vấn đề mang tính tồn
cầu, xuất hiện từ xa xưa và tồn tại cho đến tận ngày nay, là vấn đề chung của nhiều
xã hội.
Trong đề tài nghiên cứu này với việc đưa vào một vài cách tiếp cận và một
vài lý thuyết áp dụng, tác giả mong muốn tìm ra nguyên nhân đã dẫn các em học
sinh đến với hành vi bạo lực, từ đó đưa ra một số giải pháp để làm giảm tình trạng
bạo lực.

2.1 Cách tiếp cận hành vi
Quan điểm hành vi cá nhân trong xã hội của nhà xã hội học George H. Mead
thì cho rằng hành vi của một cá nhân được quy định bởi hoàn cảnh và kinh nghiệm
sống của người ấy. Nghĩa là hành vi xã hội là một chỉnh thể thống nhất gồm các yếu
tố bên trong và bên ngoài thống nhất với nhau, để con người tăng trưởng và phát
triển.

23


Cịn nhà xã hội học George Homans thì cho rằng mơi trường và hành vi có
sự tác động qua lại. Ở trong môi trường mà cá nhân tiếp xúc sẽ ảnh hưởng đến hành
vi.
Bài luận văn tiếp cận lý thuyết này để nghiên cứu hành vi bạo lực của các em
là một hành vi bắt chước những hành vi mà các em đã gặp và bị ảnh hưởng từ môi
trường gia đình, nhà trường, bạn bè và các phương tiện truyền thơng đại chúng.

Ngồi ra hành vi bạo lực của các em cịn bị chi phối bởi tiến trình phát triển tâm lý
của chính bản thân các em. Vì các em học sinh đang còn trong giai đoạn tâm lý có
những bước biến chuyển mới nên các em chưa làm chủ được cảm xúc của mình, từ
đó dễ dẫn đến những hành vi lệch lạc.

2.2 Cách tiếp cận xung đột:
Lý thuyết xung đột được xem là một trong những lý thuyết quan trọng trong
hệ thống lý thuyết xã hội học. Lý thuyết này cho rằng nguyên nhân của các cuộc
xung đột xuất phát từ những mâu thuẫn của con người do sự bất tương đồng về lợi
ích, nhu cầu và giá trị. Từ những mâu thuẫn đó chuyển thành cuộc đấu tranh công
khai giữa các bên, thành những cuộc đối đầu thực sự. Có ba loại xung đột: xung đột
về trật tự thứ bậc (vị trí, vai trị), xung đột về phân phối và xung đột về quy tắc giá
trị.
Theo như nhà xã hội học George Simmel thì các cá nhân rất dễ xung đột với
nhau, bởi vì khác với mn lồi, các cá nhân sử dụng xung đột với tư cách là
phương tiện, hình thức, phương thức để đạt được mục tiêu chứ không đơn thuần là
sự phản ứng chống đối các tác động bên ngoài.
Vận dụng cách tiếp cận này để phân tích nguyên nhân xảy ra xung đột giữa
các em học sinh với nhau bắt nguồn cơ bản từ sự xung đột về các giá trị quy tắc.
Mỗi một em được sinh ra, lớn lên trong những mơi trường có lối sống xã hội, văn
hóa ứng xử khác nhau, nên việc tiếp thu và lĩnh hội những nội dung giáo dục trong
gia đình và ngồi xã hội cũng khơng giống nhau. Do đó xung đột giữa các học sinh
dễ xảy ra, từ những mâu thuẫn có khi là rất nhỏ như: do bị khiêu khích, do hơn kém
nhau trong một số lĩnh vực nào đó, cũng có thể là do hiểu lầm, nói xấu nhau...từ
những yếu tố này phá vỡ sự gắn kết, tương tác giữa những mối quan hệ vẫn còn non
nớt của các em học sinh, và dẫn đến nguyên nhân dùng hành vi bạo lực.
24


3. Lý thuyết ứng dụng

3.1 Thuyết hành vi phi chuẩn mực :
Nhà xã hội học E. Durkheim nhận định hành vi lệch lạc ra đời trên cơ sở do
sự biến chuyển xã hội, sự xuất hiện của những hệ thống giá trị mới, làm con người
mất phương hướng nên dễ nảy sinh những hành vi lệch lạc. Theo quan điểm của
ông những vấn đề như: bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực đường phố,
bệnh tâm thần tăng cao, tự tử… là những hiện tượng xã hội. Và để tìm ra nguyên
nhân của các hiện tượng xã hội cần phân tích một cách thấu đáo cấu trúc xã hội,
môi trường xã hội đang bị xáo trộn với những biến thái phức tạp. Sự biến đổi của
môi trường xã hội mà cá nhân tiếp xúc hàng ngày sẽ có ảnh hưởng đến hành vi lệch
lạc của cá nhân đó.
Các em học sinh THCS, đang trong độ tuổi vị thành niên, đây là giai đoạn
có nhiều biến đổi về tâm lý cũng như sinh lý, sự biến đổi này một phần được hình
thành từ tác động của mơi trường xã hội nơi các em đang sinh sống cụ thể như trong
mơi trường gia đình, sự quan tâm giáo dục của bố mẹ đối với các em khơng cịn
như khi cịn học tiểu học. Trẻ cảm thấy mình bị thiếu vắng tình thương của cha mẹ
và từ đó trẻ nảy sinh những hành vi tạo sự chú ý, thu hút sự quan tâm của cha mẹ,
những hành vi này có khi là những hành vi sai lệch. Bên cạnh sự biến đổi ở mơi
trường gia đình, trẻ cịn phải học cách làm quen dần với sự biến đổi từ môi trường
học đường. Sự thay đổi về hình thức dạy và học, mối quan hệ bạn bè, thầy cô trong
môi trường THCS địi hỏi trẻ phải thích ứng một cách nhanh chóng
Vận dụng lý thuyết hành vi phi chuẩn mực vào trong đề tài vì tác giả muốn
nghiên cứu phải chăng do chưa thích nghi kịp với sự biến đổi của những mơi trường
xã hội như: gia đình, nhà trường, bạn bè, và các phương tiện truyền thông mà một
số các em học sinh trường THCS Ngơ Tất Tố đã có những cách cư xử lệch lạc.

3.2 Lý thuyết xã hội hóa
Lý giải cho tiến trình XHH cá nhân, nhà xã hội học R. Merton cho rằng
người chưa thành niên là những người đang trong lứa tuổi trưởng thành giao thoa
với nhiều môi trường. Họ tiếp xúc với môi trường xung quanh nhằm mục đích thu
nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội để tự hình thành bản thân. Những nhận thức, suy

25


×