Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết guillaume musso

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 156 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------------------------

NGUYỄN TƯỜNG VY

NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT GUILLAUME
MUSSO

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------------------------------

NGUYỄN TƯỜNG VY

NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT GUILLAUME
MUSSO
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Hiệu
Trường ĐH KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, phịng Sau đại học, tập
thể thầy cơ tổ Văn học nước ngồi khoa Văn học và Ngơn ngữ cùng
tất cả các bạn cùng lớp đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và hồn tất luận văn này.
Tơi đặc biệt tỏ lịng biết ơn đến Tiến sĩ Trần Thị Thuận, Giảng viên
chính Khoa Văn học và Ngôn ngữ trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM,
người Cô thân thương đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2012
Người viết luận văn

Nguyễn Tường Vy


MỤC LỤC
Dẫn nhập
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 9
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
6. Đóng góp của đề tài .................................................................................. 10
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 11
Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tiểu thuyết Guillaume Musso và những tiền đề của nghệ thuật
dựng truyện..................................................................................................... 12
1.1. Guillaume Musso, hiện tượng của văn học Pháp đương đại ..................... 12
1.2. Tiểu thuyết Guillaume Musso và những tiền đề sáng tạo.......................... 15
1.2.1. Cuộc sống cá nhân ......................................................................... 15
1.2.2.Cơ sở văn hoá .........................................................................................16
1.2.3. Bối cảnh xã hội ................................................................................ 18
1.2.4. Thực tiễn khoa học ........................................................................... 20
1.2.5. Bức tranh văn học .......................................................................... 22
1.3. Từ các tiền đề sáng tạo đến chủ đề trong tiểu thuyết Guillaume Musso .... 23
1.3.1. Tình yêu .......................................................................................... 23
1.3.2. Nhận cơ hội thứ hai trong cuộc sống ............................................... 28
Chương 2: Tiểu thuyết Guillaume Musso và một số phương diện sáng tạo ..... 32
2.1. Kết cấu..................................................................................................... 32
2.1.1.Kết cấu chương mục........................................................................ 32
2.1.2.Kết cấu đảo trình tự thời gian .......................................................... 35
2.1.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện .................................................... 40
2.2. Bối cảnh ................................................................................................... 43
2.2.1 Các thành phố lớn........................................................................... 43


2.2.2. Bệnh viện ...................................................................................... 48
2.3. Thời gian.................................................................................................. 50

2.3.1. Thời gian kéo căng, dồn nén ........................................................... 50
2.3.2. Thời gian đồng hành....................................................................... 55
2.4. Nhân vật .................................................................................................. 57
2.4.1.Nhân vật chấn thương .................................................................... 58
2.4.2. Nhân vật bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi......................................... 65
2.4.3.Nhân vật tình yêu ........................................................................... 70
2.5. Các yếu tố kỳ ảo ...................................................................................... 77
2.5.1.Motif sứ giả.................................................................................... 78
2.5.2.Motif chiều thời gian thứ tư ............................................................ 80
2.5.3.Motif giấc mơ................................................................................. 84
2.6. Nghệ thuật trần thuật ................................................................................ 87
2.6.1.Lời đề từ......................................................................................... 87
2.6.2.Những kết thúc bất ngờ .................................................................. 91
Chương 3: Tiểu thuyết Guillaume Musso: những đóng góp về nghệ thuật
và những gửi gắm tinh thần........................................................................... 97
3.1.Những đóng góp nghệ thuật .................................................................... 97
3.1.1.Tiểu thuyết – cổ tích ....................................................................... 97
3.1.2.Tiểu thuyết – liên hợp..................................................................... 99
3.1.3.Tiểu thuyết – đại chúng ................................................................. 104
3.2.Những gửi gắm tinh thần........................................................................ 106
3.2.1.Sự tiếp cận những vấn đề của cuộc sống con người trong xã hội
hiện đại .......................................................................................................... 106
3.2.2.Sự chia sẻ các vấn đề niệm nhân sinh ............................................ 111
3.2.2.Sự khơi gợi niềm tin và hy vọng.................................................... 115
KẾT LUẬN ................................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 121
PHỤ LỤC ................................................................................................... 129


1

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Nói đến văn học phương Tây hiện đại là nói đến con đường văn học không
ngừng đổi mới, cách nghĩ, cách làm, cách cảm nhận, cách thể hiện mới. Diện mao
của văn học phương Tây hiện đại là bức tranh đa sắc mà biên giới của nó khơng
ngừng được nới rộng về khơng gian và thời gian, về ngôn ngữ và các thể loại, về
khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật viết.
Trong rất nhiều nền văn học phát triển mạnh mẽ của thế giới, chúng tôi chọn
văn học Pháp là miền đất để nghiên cứu vì văn học Pháp là một trong những nền
văn học đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Trong số 10 tác giả Pháp được đọc nhiều nhất năm 2007 (theo thống kê của
tạp chí Le Figaro), cái tên Guillaume Musso mặc dù chỉ giành vị trí á qn sau ơng
hồng tiểu thuyết Marc Lévy, nhưng đã để lại rất nhiều ấn tượng. Đến năm 2011,
(cũng theo thống kê của tạp chí Le Figaroo), Guillaume Musso đã vượt qua Marc
Lévy để giành vị trí quán quân, số lượng sách được tiêu thụ của nhà văn này lên đến
1.567.500 cuốn so với 1.509.000 cuốn của Marc Lévy.
Được cả thế giới biết đến sau thành cơng ngay từ tiểu thuyết Rồi sau đó... (Et
Après), G. Musso nổi tiếng là vì có thể gợi người ta nhớ đến sự lãng mạn bay bổng
của Marc Lévy nhưng lại được viết bằng một giọng văn đầy tỉnh táo và thực tế. Đến
nay, nhà văn 38 tuổi này đã chinh phục được hàng triệu độc giả trên tồn thế giới
bằng “gia tài” chín tiểu thuyết của mình. Làm một phép so sánh nhỏ, người ta dễ
dàng nhận ra dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn, nhưng đã hai năm trở lại đây, G.
Musso chỉ đứng sau Marc Lévy trên “mặt trận” doanh số (1.213.000 bản so với
1.462.000 bản), thậm chí cịn là một trong mười tác giả được tìm nhiều nhất trên
Google năm 2008. Năm 2009, G. Musso là tác giả có sách bán chạy thứ hai ở Pháp,
theo một nghiên cứu của Edistat năm 2011, nhà văn này giữ vị trí thứ ba trên danh
sách của các tác giả đã bán được nhiều sách nhất tại Pháp từ năm 2008, chỉ sau
Stephenie Meyer và Harlan Coben. Đến năm 2011, ông đã qua mặt Marc Lévy, trở



2
thành tác giả có số lượng sách bán nhiều nhất (1.567.500 bản so với 1.509.000 bản).
Mười một triệu bản các tiểu thuyết của ông đã được bán trên thế giới và được dịch
ra 34 ngôn ngữ. Với các độc giả Việt Nam, cái tên G. Musso cũng ngày một quen
thuộc hơn khi lần lượt các “bản tình ca” nổi tiếng nhất của ơng được ra mắt, mới
đây nhất chính là Cô gái trong trang sách.
Tiểu thuyết của Guillaume Musso không thuộc dịng tiểu thuyết kinh điển,
dày hàng ngàn trang. Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ trên dưới 400 trang, tất cả
đều viết về đề tài tình yêu. Để dẫn dắt người đọc đi hết câu chuyện này đến câu
chuyện khác, Guillaume Musso đã có một nghệ thuật dựng truyện rất riêng. Chính
điều này đã mang đến thành cơng của ông. Vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu của mình là khảo sát Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết
Guillaume Musso.
Chọn đề tài về Guillaume Musso – một hiện tượng văn học cịn đang định
hình, khi giá trị của những sáng tác chưa ổn định và được ghi nhận một cách khoa
học, chúng tôi muốn đặt bước đi đầu tiên khẳng định giá trị nghệ thuật trong sáng
tác của ông.

2. Lịch sử vấn đề
Hiện tại, Guillaume Musso được xem là hiện tượng đối với giới xuất bản và
cơng chúng nhiều hơn giới học thuật. Trong thời kì bùng nổ thông tin và quảng cáo
tuyên truyền, giới nghiên cứu cẩn trọng tách mình ra khỏi luồng dư luận ào ạt đó.
Lối viết mang màu sắc liêu trai, đề tài khơng mới, qui mơ tác phẩm có giới hạn, lại
thêm quảng cáo rầm rộ khiến Guillaume Musso trở thành đối tượng kém thú vị đối
với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.

 Tình hình nghiên cứu Guillaume Musso ở nước ngoài
Tại Pháp, lượng độc giả của Guillaume Musso lên đến hàng triệu, song cơng
trình nghiên cứu về ơng hầu như khơng có. Cái tên Guillaume Musso trong trường

học, trong các sách chuyên ngành văn học, trong các cuộc hội thảo vẫn còn vắng


3
bóng. Guillaume Musso đang thu hút sự chú ý của công chúng song giới học thuật
chưa dành cho ông sự quan tâm đáng kể. Ở Pháp có xu hướng chỉ trích nặng nề đối
với các tác giả có sách bán chạy. Ngay từ buổi đầu, sách chỉ dành cho những người
thuộc tầng lớp trên của xã hội, những người đi học và biết chữ. Chỉ có nền văn học
trau chuốt, ngun gốc mới là giá trị đích thực. Đó là lý do khiến cho tác giả bestseller này bị giới học thuật và phê bình tỏ ra lạnh nhạt.
Tuy vậy, Guillaume Musso cũng được giới thiệu khá rộng rãi. Ở Pháp, người
ta biết đến Guillaume Musso qua những bài giới thiệu sách, qua các phương tiện
truyền thông của các nhà xuất bản, qua trang web của riêng ông. Trên các tạp chí
danh tiếng tại Pháp như Le Figaro, Livre Shebdo, L’Expresse có một số bài viết về
Guillaume Musso, những bài viết này chủ yếu là giới thiệu tác phẩm và thống kê
những thành tích xuất bản đáng ngưỡng mộ của ông.
Trang web có bài giới thiệu về Guillaume
Musso: “Năm 2009, Guillaume Musso là tác giả có sách bán chạy thứ hai ở Pháp,
và theo một nghiên cứu của Edistat, năm 2011, ơng đứng ở vị trí thứ ba trong ba các
tác giả có bán được nhiều tác phẩm nhất tại Pháp từ năm 2008, chỉ sau Stephenie
Meyer và Harlan Coben. 11.000.000 bản tiểu thuyết của ông đã được bán trên toàn
thế giới và họ đã được dịch ra 34 ngơn ngữ” [87]
Trên trang web có bài 10 nhà văn Pháp có sách bán
chạy nhất năm 2011 (Top 10 Bestselling French Author in 2011) giới thiệu thành
tích của ơng “Guillaume Musso, 1.567.500 bản được tiêu thụ: Đây là lần đầu tiên
tác giả của Cuộc gọi từ một thiên thần đứng đầu danh sách, trước Marc Levy.
Musso, tác phẩm gần đây được xây dựng lấy bối cảnh nước Mỹ, kết hợp giữa lãng
mạn và trinh thám. 37 tuổi, ông đã xuất bản tám tiểu thuyết với nhà xuất bản XO.
Tất cả đều thành công và được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh. Các tác phẩm
của ông thu về 18.000.000 euro một năm, mặc dù ông chỉ nhận được 10 - 15% số
tiền đó.[88]

Trang web là một trong những nguồn
đăng tải khá nhiều bài viết về các tác phẩm của Guillaume Musso. Trong phần giới


4
thiệu về nhà văn, có đoạn viết: “Rồi sau đó… được xuất bản vào tháng Giêng năm
2004, cuốn tiểu thuyết này đã hấp dẫn người đọc ngay từ đầu bởi khơng khí độc đáo
và cách viết hiện đại. Nhờ đó, cuốn tiểu thuyết đã bán được hơn 2.000.000 bản, và
được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên thế giới. Cuộc gặp gỡ thú vị với các độc giả của
ông được tiếp nối bằng thành công của các tác phẩm tiếp theo: Hãy cứu em, Hẹn em
ngày đó, Bởi vì u, Trở lại tìm nhau, Nếu đời anh vắng em, Cơ gái trong trang
sách, Bảy năm sau. Kết hợp giữa cảm xúc mãnh liệt, sự chờ đợi hồi hộp, và tình
yêu, những cuốn tiểu thuyết đã biến ông thành nhà văn Pháp được ưa chuộng , tác
phẩm của ông được dịch ra nhiều ngơn ngữ trên tồn thế giới và được chuyển thể
thành kịch bản điện ảnh”. [76]
Cũng trên trang web này đăng tải khá nhiều nhận xét về các tác phẩm của
ơng. Về tác phẩm Rồi sau đó…, tạp chí Le Figaro Mag nhận định: “Musso, cảm xúc
ln đóng vai trị chính yếu. Và đó chính là thế mạnh tuyệt đối của người cầm bút
này” [77], tạp chí Le Parisien nhận xét: “Có tê liệt cảm xúc mới khơng hình thành
phản xạ lật giở hết trang này đến trang khác của Rồi sau đó…” [77], cịn tạp chí
Lire est un plaisir cho rằng: “Guillaume Musso xứng đáng sánh vai cùng Dan
Brown, Harlan Coben… Những tác giả kỳ tài luôn buộc độc giả của mình phải lật
từng trang khơng ngừng” [77]….
Nhận xét về tiểu thuyết Hãy cứu em, tạp chí Le Figaro khẳng định: “Hãy cứu
em một lần nữa khẳng định văn phong dịu dàng, chân thành và đầy xúc cảm của
Guillaume Musso. Những nhân vật trong tác phẩm vì thế mà trở nên thật sâu sắc,
làm sống dậy những tình cảm trong sáng và nhân văn nơi mỗi con người” [78].
Trang www.evene.fr khen ngợi: “Có thể xếp Hãy cứu em vào những tác phẩm mà
người ta tình cờ mở ra rồi không dứt được nữa. từng chương truyện lướt qua với
những nhân vật chân thực khiến độc giả vô cùng bất ngờ và cảm động” [78]…

Tiểu thuyết Hẹn em ngày đó cũng nhận được nhiều lời khen ngợi, tạp chí
L’Expresse viết: “Guillaume Musso trình diễn kỹ năng tạo cảm giác hồi hộp tột độ
với hiệu quả không hề thua kém những bậc thầy truyện kinh dị Mỹ” [79], tạp chí


5
Gala khẳng định: “Hãy ghi nhớ cái tên này: Guillaume Musso hứa hẹn một tài năng
văn chương nở rộ” [79]….
Tiểu thuyết thứ tư, Bởi vì u, có khá nhiều nhận xét, tạp chí Nostalgie khen
ngợi: “Musso chẳng khác nào Spielberg của nền văn học đương đại Pháp” [80], tạp
chí Paris Match nhận xét: “Musso đã chứng tỏ tài năng bậc thầy của mình trong
nghệ thuật tạo bất ngờ”[80], tạp chí La Voix du Nord thì khẳng định: “Cuốn tiểu
thuyết hay nhất của Guillaume Musso từ trước đến nay, gây ngạc nhiên nhất, sâu
kín nhất, nhân văn nhất” [80]…
Tiểu thuyết Trở lại tìm nhau được nhận xét: “Cách dựng truyện độc đáo và
tài tình, một phong cách có thể nhận ra giữa vơ vàn những ngịi bút khác, những
nhân vật cá tính, tất cả đều có trong tác phẩm của Musso” (Métro) [81].
Nếu đời anh vắng em cũng được nhiều lời khen ngợi: “Trinh thám hồi hộp,
lãng mạn giàu cảm xúc, kỳ ảo dị thường” (Le Figaro Littéraire), “Có sức mê hoặc từ
đầu đến cuối” (TV Mag), “Musso chứng tỏ được rằng ơng là bậc thầy của nghệ
thuật bí ẩn” (Paris Match)… [82]
Tiểu thuyết thứ bảy, Cô gái trong trang sách nhận được nhiều nhận định:
“Tơi rất thích tác giả này. Ông có một thế giới thực sự, một niềm ham mê viết lách
thực sự” (Michel Field), “Musso có biệt tài tạo ra những tình tiết độc đáo và những
cảm giác hồi hộp tới tận trang cuối cùng” (Direct Soir), “Còn hài hước hơn, sắc sảo
hơn nhiều lần so với thông lệ, văn phong của Musso tỏ ra vô cùng hiệu quả (Jérôme
Vermelin, Métro)… [83]
Tiểu thuyết thứ tám, Cuộc gọi từ thiên thần nhận được nhiều lời khen ngợi
nồng nhiệt, “Guillaume Musso khẳng định mình là một người kể chuyện thực sự tài
năng” (Le Figaro), “Tác giả không bao giờ quên thêm một chút “trớ trêu” vào tác

phẩm của mình để trị chuyện với độc giả, điều đó làm cho nhân vật của ông gần
người đọc bất chấp những cuộc phiêu lưu lạ thường của họ” (Métro), “Sự quyến rũ
xảy ra sau đó, chúng ta chìm vào “bí ẩn Musso” như trẻ em nhảy cả hai chân vào
vũng nước” (Le Parisien)… [84]


6
Tiểu thuyết mới nhất được xuất bản năm 2012, Bảy năm sau…, cũng không
kém những lời khen ngợi: “Gullaume Musso bắt chúng ta đọc ngấu nghiến dù
chúng ta đang ở trên một chuyến tàu hay trên một bãi cát, (…) những gì thực sự là
văn học đại chúng. Với Musso, bạn yêu từng trang sách, hồi hộp chờ đợi, và ý nghĩ
“dựng tóc gáy”” (Figaroscope), “Cuốn tiểu thuyết mới của ông, Bảy năm sau…bí
ẩn hơn các tiểu thuyết trước. Một tiểu thuyết kinh dị nhưng không kém phần lãng
mạn” (Le Monde), “Món q của nhà văn Pháp được ưa thích nhất, Bảy năm sau…,
một bộ phim kinh dị được xây dựng hoàn hảo dựa trên các mối quan hệ lạ thường”
(Lefigaro.fr)…[87]

 Tình hình nghiên cứu Guillaume Musso ở Việt Nam
Cơng chúng Việt Nam nhiều người đã đọc và yêu thích tác phẩm của
Guillaume Musso, đặc biệt là lớp độc giả trẻ tuổi. Nhưng có thể nói, Guillaume
Musso là nhà văn nước ngoài chưa được giới thiệu phổ biến ở Việt Nam như Marc
Lévy. Nhà xuất bản Nhã Nam cũng đưa ra những phương thức tích cực nhằm quảng
bá cho loạt tiểu thuyết Guillaume Musso được công ty mua bản quyền xuất bản.
Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu về nội dung tác phẩm kèm
theo một vài đánh giá sơ bộ về phong cách tác giả.
Đến nay, hầu hết các bài viết về tác giả này xuất hiện trên các trang báo
mạng, trong khi các tạp chí chun ngành, tạp chí văn học nước ngồi khơng có bài
phê bình nào về tác giả này. Chúng tơi cũng khơng tìm thấy một bài nghiên cứu,
giới thiệu hay chương trình học thuật nào liên quan đến Guillaume Musso trong các
sách chun ngành, hay thậm chí là cơng trình nghiên cứu khoa học trẻ của sinh

viên. Hiện tại Guillaume Musso được nhắc đến nhiều nhất trên các diễn đàn, các
trang báo điện tử, trong đó hầu hết là đưa tin tức, giới thiệu sách, cảm nhận chung
về tác phẩm khơng mang tính nghiên cứu.
Một trong những bài viết đầu tiên đề cập đến nghệ thuật viết truyện của
Guillaume Musso là “Hẹn em ngày đó”, sự lựa chọn cho hơm nay từ ngày hơm
qua” trên vietbao.com. Trong đó, tác giả bài viết nhấn mạnh: “Con người trong tình


7
bạn và tình yêu, tồn tại với sự sống và khi đối diện trước cái chết, giữa những gấp
khúc của không gian và những đan xen của thời gian; tất cả quyện hịa vào nhau
trong Hẹn em ngày đó để làm nên tên tuổi của một trong những nhà văn đương đại
Pháp nổi danh bậc nhất trên văn đàn thế giới, mang tên Guillaume Musso”. “Với
Hẹn em ngày đó, Guillaume Musso đã “trình diễn kỹ năng tạo cảm giác hồi hộp tột
độ với hiệu quả không thua kém những bậc thầy kinh dị Mỹ” (L’Expresse). Nhưng
trên hết, nhà văn đã thành công trong việc đặt con người trước những tra vấn nền
tảng của mình, đó là những suy nghĩ về tình u và tình bạn, những mất mát và sự
cơ đơn, giữa sự sống và cái chết… Con người đã làm gì, đang làm gì và cịn sẽ làm
gì”. “Được ví như sự kết hợp hồn hảo giữa Marc Levy và Stephen King, tác phẩm
của Guillaume Musso mang đậm màu sắc liêu trai, cốt truyện hấp dẫn, kết thúc bất
ngờ song cũng khơng kém phần lãng mạn, và có những lúc chạm đến tầng sâu kín
nhất trong mỗi con người”. “Điểm nổi bật khiến Guillaume Musso được dự đoán
như một tài năng văn chương sẽ nở rộ trong tương lai đó là khả năng xây dựng cốt
truyện ly kỳ, hấp dẫn, khơi dậy cảm giác hồi hộp đến tột độ trong bất kỳ đối tượng
độc giả nào”[ 61].
Trang web cũng có bài viết với tựa đề : “Rồi
sau đó: Câu chuyện tình cảm động”. Bài viết tuy chỉ gói gọn vài trang, nhưng đã có
những cảm nhận mang tính phát hiện về cuốn tiểu thuyết tình yêu đầy lãng mạn của
nhà văn người Pháp này: “Với tiết tấu nhanh, cốt truyện ly kỳ, bất ngờ lớn nhất
được dồn lại ở phần cuối tác phẩm, Rồi sau đó của tác giả Guillaume Musso đã tạo

nên sức lôi cuốn mạnh mẽ với độc giả. Được đánh giá là tác phẩm đã khai sinh ra
“phong cách Musso”, Rồi sau đó có sự quyện hòa giữa cái tự nhiên và cái siêu
nhiên, giữa hiện thực và huyền ảo, nơi tình yêu và sự dị thường, những xúc cảm nhẹ
nhàng và bạo liệt cùng song hành, lôi cuốn người đọc đến những trang cuối, khơng
chỉ để biết điều gì sẽ xảy ra, mà cịn để đi đến tận cùng câu hỏi: tại sao chúng ta tồn
tại? Đây là cuốn tiểu thuyết thứ hai của nhà văn người Pháp Guillaume Musso (sau
Hẹn em ngày đó), là câu chuyện về ý nghĩa của tồn tại, nỗi ám ảnh của cái chết, và


8
trên hết, là một chuyện tình nồng nàn cảm động, nơi tình u vẫn cịn, khi hơn nhân
đổ vỡ”[ 65].
Trên cũng có hai bài viết giới thiệu về Guillaume
Musso: “Thông tin về Guillaume Musso và tác phẩm Hẹn em ngày đó” và “Thơng
tin về Guillaume Musso và tác phẩm Rồi sau đó”:
“Có sự gặp gỡ với Hẹn em ngày đó ở chủ đề tình u mãnh liệt, đằm thắm và
nhiều trắc trở, Rồi sau đó cịn để lại cho mỗi độc giả những suy tư riêng về cái chết.
Bạn sẽ làm gì khi biết cuộc đời mình sắp chấm dứt? Bạn đã làm gì để có thể ra đi
nhẹ nhàng? Những câu hỏi không dễ đã được Musso trả lời xúc động qua những hồi
ức, những dằn vặt, tiếc nuối và cả gắng gượng cuối cùng của Nathan. Một nét đặc
sắc khiến Rồi sau đó thành cơng khơng chỉ về mặt thương mại đó là cuốn sách đã
chạm tới được cảm giác mỏng manh, bất ổn, dễ bị tổn thương của mỗi con người
cũng như của cả xã hội hiện đại. Những trang viết về các tòa nhà Mahattan trọc trời
tráng lệ ơm trong mình nỗi đơn độc và âu lo sau vụ 11/9, về sự yếu đuối ẩn trong vẻ
ngoài lạnh lùng của Mallory hay tâm trạng quay quắt trong những đêm một mình
của Nathan…đó là điều khiến độc giả muốn đọc và đọc lại Rồi sau đó”[68].
Cịn có bài “Trở lại tìm nhau mang Guillaume
Musso trở lại Việt Nam”: “Tác phẩm mang đậm phong cách viết của Guillaume
Musso: hấp dẫn, hồi hộp, tinh tế, và bất ngờ”. Bài viết “Bản tình ca thứ năm của
Guillaume Musso đến Việt Nam” có nhận xét: “cây bút lãng mạn Guillaume Musso

được người ta nhớ đến với những câu chuyện tình ngọt ngào, đầy màu sắc kì ảo
nhưng cảm xúc thì đầy đặn và chân thực”[ 72].
Như vậy, qua phần lịch sử vấn đề rất sơ lược trên, chúng tôi nhận thấy tình
hình nghiên cứu về Guillaume Musso ở Việt Nam vẫn còn là mảnh đất để ngỏ. Phần
lớn các bài viết chủ yếu là trình bày cảm nhận, nêu ấn tượng về một cuốn tiểu
thuyết riêng lẻ. Tiến hành nghiên cứu về một hiện tượng văn học đương thời có
nhiều thuận lợi, song khó khăn cũng khơng ít. Chúng tơi khơng có bất cứ nguồn tài
liệu, cơng trình khoa học nào về tác giả để làm nền tảng, tất cả đều chỉ dựa trên kiến
thức lý luận văn học tổng quát để giải mã ngòi bút này. Song tác giả luận văn thực


9
sự tỏ ra hứng thú với những trang viết của Guillaume Musso và muốn một lần thử
tìm hiểu một cách thấu đáo kĩ thuật tự sự của tiểu thuyết gia người Pháp này. Đó
cũng là một lí do thơi thúc chúng tôi thực hiện đề tài Nghệ thuật dựng truyện trong
tiểu thuyết Guillaume Musso.

3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết
Guillaume Musso”, chúng tôi chủ yếu dựa vào bảy tiểu thuyết của Guillaume
Musso đã được xuất bản ở Việt Nam là:
Rồi sau đó (Et Après..): dịch giả Bằng Quang, nhà xuất bản Nhã Nam
liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2008.
Hãy cứu em (Sauve – moi) : dịch giả Hương Lan, nhà xuất bản Nhã Nam
liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2010.
Hẹn em ngày đó (Seras – tu la) : dịch giả Hương Lan, nhà xuất bản Nhã
Nam liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2010.
Bởi vì yêu (Parce que je taime): dịch giả Thu Phương, nhà xuất bản Nhã
Nam liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2010.
Trở lại tìm nhau (Je reviens te chercher…) : dịch giả Lê Nhung, nhà xuất

bản Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2009.
Nếu đời anh vắng em (Que serais – je sans toi?) : dịch giả Hương Lan,
nhà xuất bản Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2011.
Cô gái trong trang sách (La fille de papier): dịch giả Huy Minh, nhà
xuất bản Nhã Nam liên kết với nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2011.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tham khảo thêm các bài viết về G. Musso và
các tác phẩm của ông trên các trang web, đặc biệt là trang web
/>

10
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết Guillaume Musso, chúng
tơi sẽ đi tìm hiểu các yếu tố: kết cấu, bối cảnh, thời gian, nhân vật, các yếu tố kỳ ảo,
nghệ thuật trần thuật được thể hiện qua các tác phẩm của ông (chủ yếu là những tác
phẩm đã được xuất bản ở Việt Nam).

5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng quan điểm duy vật, quan điểm lịch sử và phương pháp biện chứng
làm nền tảng cho sự nhận thức và nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi cũng vận dụng
những thành tựu của khoa nghiên cứu văn học như: phương pháp luận nghiên cứu
văn học, phong cách học, thi pháp học, lý luận văn học, phê bình huyền thoại…. để
làm nổi bật vấn đề.
Chúng tơi sẽ đi từ việc khảo sát phân tích từng trường hợp, các yếu tố nổi bật
thể hiện nghệ thuật dựng truyện của tác giả, để từ đó rút ra những nhận xét có tính
tổng hợp, khái qt.
Bằng thao tác hệ thống, chúng tơi phát hiện tính lặp lại nhiều lần của các
phương diện liên quan đến đề tài. Từ đó chúng tơi đi đến khẳng định những đặc
điểm mang tính ổn định về nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết Guillaume
Musso, tạo cơ sở vững chắc cho nhận định của luận văn.


6. Đóng góp của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu hệ thống về nghệ thuật dựng truyện trong tiểu
thuyết của Guillaume Musso: miêu tả những phương thức nghệ thuật tác giả sử
dụng trong tiểu thuyết. Qua đó góp phần khẳng định nét độc đáo của G. Musso trong
bối cảnh đa dạng về tiểu thuyết đương đại nói chung và tiểu thuyết Pháp nói riêng, đặc
biệt vị trí của tiểu thuyết best-seller trong văn học đương đại.


11
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm có 04 chương, được phân bố như sau:
Chương 1: Tiểu thuyết Guillaume Musso và những tiền đề của nghệ thuật
dựng truyện
Trong chương này, chúng tôi triển khai một số tiền đề sáng tạo của nghệ
thuật dựng truyện trong tiểu thuyết G. Musso như tiền đề văn hoá, tiền đề xã hội,
tiền đề khoa học, tiền đề văn học. Cũng trong chương này, chúng tôi sẽ làm rõ
chân dung văn học của Guillaume Musso và sự nghiệp sáng tác của ông trong bối
cảnh văn học Pháp đương đại.
Chương 2: Tiểu thuyết Guillaume Musso và một số phương diện sáng
tạo
Ở chương 2, thông qua nghiên cứu kết cấu, nhân vật, bối cảnh, thời
gian, các yếu tố kỳ ảo, nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Guillaume
Musso, chúng tôi sẽ làm rõ nghệ thuật dựng truyện của ông trong tiểu thuyết.
Chương 3: Tiểu thuyết Guillaume Musso: những đóng góp nghệ thuật
và những gửi gắm tinh thần
Trong chương cuối, chúng tôi tập trung chỉ ra những đóng góp quan
trọng của Guillaume Musso, một nhà văn đương đại, trong nghệ thuật dựng
truyện của tiểu thuyết. Đồng thời, chúng tôi sẽ khái quát những tâm tư, tình
cảm của ơng gửi gắm qua các tác phẩm.



12

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT GUILLAUME MUSSO
VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN
1.1. Guillaume Musso, hiện tượng của văn học Pháp đương đại
Hàng năm, số tiểu thuyết xuất bản tại Pháp lên đến hàng ngàn, số bản in tiểu
thuyết lên đến chục triệu và số tác giả mới xuất hiện mỗi năm cũng rất đáng kể.
Theo thống kê của tạp chí uy tín, Le Figaro, năm 2007 có khoảng gần 40 triệu cuốn
tiểu thuyết đã được tiêu thụ. Trong đó, lượng sách của 10 nhà văn được đọc nhiều
nhất chiếm gần 1/5 tổng số ấn phẩm với số lượng 7.847.000 bản. Đó là sách của các
tên tuổi như Marc Lévy, Guillaume Musso, Bernard Werber, Amelie Nothomb,
Anna Gavalda, Fred Vargas, Muriel Barbery, Daniel Pennac, Maxime Chattam, Eric
– Emmanuel Schmitt. Năm 2008, tổng số sách xuất bản là hơn 42 triệu bản, trong
đó sách của 10 tác giả trên chiếm 8,4 triệu bản.
Nếu phải chọn ra một cái tên nhà văn Pháp tiêu biểu cho dịng văn học lãng
mạn thì chắc chắn nhiều người sẽ nhớ ngay đến Marc Lévy – nhà văn đắt khách
nhất nước Pháp 4 năm liên tiếp từ năm 2006 đến 2010. Nhưng thời gian gần đây,
một cái tên “mới tinh” đã nổi lên trên văn đàn Pháp và được xem như kì phùng địch
thủ của Marc Lévy: Guillaume Musso.
Tiểu thuyết đầu tiên của G. Musso : Rồi sau đó… ngay khi vừa xuất bản đã
bán được hơn hai triệu bản và sau đó được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên thế giới.
Chuỗi thành công liên tiếp của Rồi sau đó… (Et Après…, XO, 2003), Hãy cứu em
(Sauve – moi, XO, 2005), Hẹn em ngày đó (Seras – tu la, XO, 2006), Bởi vì yêu
(Parce que je taime, XO, 2006), Trở lại tìm nhau (Je reviens te chercher…, XO,
2008), Nếu đời anh vắng em (Que serais – je sans toi?, XO, 2009), Cô gái trong
trang sách (La fille de papier, XO, 2010), L’appel de 1’ange (XO, 2011 - tạm dịch
Cuộc gọi từ thiên thần), 7 ans après…(XO, 2012 - tạm dịch Bảy năm sau…) đã biến
tác giả của chúng thành một trong những nhà văn Pháp được công chúng mến mộ

nhất. Kết hợp giữa cảm xúc mãnh liệt, sự chờ đợi vượt cả không gian – thời gian và
tình yêu nồng cháy, những tiểu thuyết ấy đã biến G.Musso trở thành tiểu thuyết gia


13
được yêu thích nhất ở Pháp, trở thành một trong những nhà văn có sách best–seller
hàng đầu. Tác phẩm của ông được dịch ra 34 ngôn ngữ trên thế giới và 03 tác phẩm
đã được chuyển thể thành kịch bản phim.
Vẫn là những chuyện tình lãng mạn và khai thác thêm những yếu tố kì ảo,
siêu nhiên giữa con người và linh hồn, các tác phẩm của G. Musso như Rồi sau đó,
Hãy cứu em, Hẹn em ngày đó, Bởi vì yêu, Trở lại tìm nhau, Nếu đời anh vắng em,
Cô gái trong trang sách, Cuộc gọi từ thiên thần, và mới đây nhất là Bảy năm sau…
ngày càng được đón nhận nồng nhiệt hơn khơng chỉ tại nước Pháp mà cịn vươn ra
trên tồn thế giới, biến G. Musso trở thành một trong những nhà văn “xuất khẩu
tình yêu” nổi tiếng nhất hiện nay.
G. Musso thu hút độc giả không chỉ trên những trang sách mà cả từ những bộ
phim chuyển thể từ tiểu thuyết của mình. Trong khi Marc Lévy mới chỉ một lần đưa
Nếu em không phải là giấc mơ lên màn ảnh rộng, thì có tới 3 tác phẩm của G.
Musso (Rồi sau đó, Hẹn em ngày đó, Bởi vì u) được cả Hollywood và các nhà làm
phim trong nước quan tâm. Với thành tích đó, nhà văn có xuất thân là giáo viên
chuyên ngành kinh tế này xứng đáng được coi là hiện tượng của ngành xuất bản
Pháp.
G. Musso là nhà văn hiện đại, có thể nói ơng là hiện tượng của văn học Pháp
đương đại, không phải là cái tên người ta đã nhắc đi nhắc lại trong hàng thập kỉ,
nhưng ông được biết đến trên diện rộng, trong lĩnh vực văn chương ở hơn 30 quốc
gia trên thế giới. G. Musso mới chỉ được công chúng Pháp biết đến từ năm 2001,
khi tác phẩm đầu tay Skidamarink được xuất bản. Cường độ viết tương đối dày và
hầu như sách viết ra đều được xuất bản ngay, G. Musso trở thành một trong những
tác giả năng động hàng đầu của văn học Pháp đương đại. Ở Pháp, tiểu thuyết cũng
như một loại hàng hóa, tuân theo qui luật thị trường. Sự thành công của G. Musso

cho thấy tác phẩm của ông đáp ứng tốt thị hiếu của người đọc Pháp. Ông cũng đạt
được một số giải thưởng: tác phẩm Rồi sau đó đã giành được giải thưởng Prix du
meilleur roman adaptable au cinéma (tạm dịch: Giải thưởng dành cho tác phẩm
chuyển thể thành phim thích hợp nhất) của Pháp năm 2004, tác phẩm này cũng luôn


14
giải thưởng Scivere per Amore (tạm dịch: Giải thưởng dành cho tiểu thuyết tình yêu
hay nhất) của Ý năm 2005.
Một số tạp chí gọi G. Musso là “popular writer”, nhà văn đại chúng. Nhưng
G. Musso cảm thấy rất vui, ông vui vì thấy tác phẩm của mình được nhiều người
biết đến, độc giả có thể đọc tiểu thuyết của ơng ở bất cứ đâu: trên ghế đá công viên,
trên xe bus, hay trên tàu điện ngầm… Ơng vui vì đã mang niềm vui đến cho nhiều
người và đó là động lực khuyến khích nhà văn viết tiếp những câu chuyện tình yêu
đẹp, những cuộc phiêu lưu kì thú.
Để đưa người đọc đi hết tác phẩm của mình G. Musso đã có một nghệ thuật
dựng truyện rất riêng. Từ cách lựa chọn chủ đề vừa mới lạ, vừa quen thuộc, cách
xây dựng cốt truyện theo truyền thống nhưng đặt vào đó những tình huống nhân vật
phải lựa chọn rất gần gũi với cuộc sống hiện đại, đến kết cấu, cách thiết lập bối cảnh
không gian, thời gian, cách xây dựng nhân vật khơng có gì mới lạ, nhưng người đọc
thấy một phần của con người mình trong những nhân vật ấy… Chính điều này đã
mang đến sức hút mãnh liệt cho các tác phẩm của G.Musso.
“Được ví như sự kết hợp hoàn hảo giữa Marc Levy và Stephen King, tác
phẩm của Guillaume Musso mang đậm màu sắc liêu trai, cốt truyện hấp dẫn, kết
thúc đầy bất ngờ song cũng không kém phần lãng mạn, và có những lúc như đã
chạm đến tầng sâu kín nhất trong mỗi con người” [68].
Được ngợi ca là sự kết hợp hoàn hảo giữa Marc Lévy và Stephen King,
Guillaume Musso là một bất ngờ với độc giả Việt Nam. Vẫn là motif những tình
yêu bất tử, những người tình thuỷ chung sẵn sàng băng qua mọi giới hạn để có
nhau, tìm nhau, những người bạn hóm hỉnh tốt bụng như một phần không thể thiếu

của câu chuyện và lối viết khơng ẩn dụ khó hiểu, các tác phẩm của G.Musso lôi
cuốn độc giả bởi vẻ đẹp giản dị, xúc động và lãng mạn mang màu sắc Marc Levy.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tương đồng đó, điểm nổi bật khiến G. Musso được dự đoán
như một tài năng văn chương sẽ nở rộ trong tương lai đó là khả năng xây dựng cốt
truyện ly kỳ, hấp dẫn, khơi dậy cảm giác hồi hộp đến tột độ trong bất kỳ đối tượng
độc giả nào. Các tác phẩm của G.Musso đem lại cho độc giả những cảm xúc đa


15
dạng: hồi hộp, xúc động, hài hước... “Nếu Marc Lévy là nhà văn đã đánh thức ham
muốn đọc của những độc giả ít đọc thì Guillaume Musso là người viết khiến ngay
cả những độc giả đã ngừng đọc phải say mê” (Lời giới thiệu của nhà xuất bản Nhã
Nam).

1.2. Tiểu thuyết Guillaume Musso và các tiền đề sáng tạo
Hành trình sáng tác của G. Musso chỉ mới khoảng 10 năm, được ghi dấu
với sự ra đời của chín tiểu thuyết. Những tác phẩm ấy không chỉ được tạo nên bởi
những ngày tháng miệt mài cầm bút của ông, bởi những ngày tháng rong ruổi tận
nước Mỹ xa xơi, mà nó cịn được tạo nên bởi những yếu tố văn hố, xã hội, văn
học… của nước Pháp trong bối cảnh đương đại.

1.2.1. Cuộc sống cá nhân
Guillaume Musso sinh ngày 06 tháng 06 năm 1974 tại Antibes (miền Đông
Nam nước Pháp), ông đang là giáo viên chuyên ngành kinh tế. Mẹ là một nhân viên
thư viện, vì vậy từ rất nhỏ, mẹ đã hướng dẫn cho ông cách đọc sách. Nhưng, như
những đứa trẻ 10 tuổi khác, G.Musso ghét việc phải ngồi một chỗ để đọc, ông muốn
chạy nhảy, chơi đùa nhiều hơn. Mỗi khi mẹ bắt đọc sách, G.Musso chỉ đọc tồn
truyện tranh. Cho đến một ngày, ơng đọc Đồi gió hú của Emily Bronte, cuốn sách
đã khiến ông xúc động. Bắt đầu từ đó, G.Musso dành phần lớn mùa hè của mình,
ngồi ở một góc trong thư viện đọc sách thay vì dạo chơi trên bãi biển. Ơng say mê

đọc những cuốn sách có trong thư viện, từ Chiến tranh và hồ bình (Lep Tolstoi),
Người đẹp của Đức Chúa Trời (Belle du Seigneur - Albert Cohen, Đời nhẹ khôn
kham (The Unbearable Lightness of Being - M. Kundera), Người lính khinh kỵ trên
mái nhà (The Horseman on the Roof - Jean Giono), đến các bài thơ của L. Aragon,
G. Apollinaire.… Đến tuổi vị thành niên, ông thường đến rạp chiếu phim xem
những bộ phim hoạt hình nổi tiếng, những bộ phim truyền hình ăn khách. Những
điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách viết văn sau này của Guillaume
Musso.


16
Niềm say mê sách vở đã khiến G. Musso mong ước sau này trở thành nhà
văn. Năm học lớp mười, vị giáo sư tiếng Pháp của ông tổ chức một cuộc thi viết
truyện ngắn, G.Musso đã viết một truyện ngắn lãng mạn, đầy những yếu tố siêu
nhiên. Và thật bất ngờ… G.Musso trở thành người chiến thắng. Điều này đã khuyến
khích ơng tiếp tục theo đuổi niềm ước mơ viết văn của mình.
Nước Mỹ năng động đầy sức cuốn hút với một chàng thanh niên trẻ tuổi,
năm 1993, G.Musso đã lên đường sang New York. Để có tiền trang trải cho chuyến
du lịch trải nghiệm đó, ơng đã làm việc từ 70 đến 80 giờ mỗi tuần và làm rất nhiều
công việc để kiếm sống: bán kem, rửa xe, làm việc trong các khách sạn, ở trọ cùng
những người lao động đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong quãng thời gian ở
Mỹ, G.Musso đã học hỏi được rất nhiều điều. Vài tháng sau, ông trở về Pháp với
đầy ắp những ý tưởng trong đầu cho các cuốn tiểu thuyết của mình.
Năm 24 tuổi, G.Musso bị tai nạn giao thơng nghiêm trọng nhưng may mắn
thoát chết, chiếc xe bị hư hỏng hồn tồn. Sau tai nạn đó, ơng ý thức được rằng
cuộc sống mong manh như thế nào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chủ đề trong
các cuốn tiểu thuyết của ông. Một câu chuyện về kinh nghiệm cận tử của một cậu
bé, cuốn tiểu thuyết Rồi sau đó... được nhà xuất bản XO xuất bản vào tháng Giêng
năm 2004. Với khơng khí độc đáo và một giai điệu hoàn toàn mới lạ, cuốn tiểu
thuyết đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người đọc trên khắp thế giới. Cuốn tiểu

thuyết nhắc nhở người đọc rằng cuộc sống rất mong manh, chúng ta khơng bất tử,
chúng ta có thể từ giã cuộc đời này bất cứ lúc nào mà chúng ta không hề được báo
trước.

1.2.2. Cơ sở văn hố
Với diện tích 674.843 km2, Pháp là nước rộng nhất Tây Âu và là nước rộng
thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích 551.695 km2 nằm tại Tây
Âu, nhưng nước Pháp còn bao gồm một số lãnh thổ ở Bắc Mỹ, Caribe, Nam Mỹ,
Nam Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Nam Cực.


17
Lãnh thổ chính của Pháp gồm nhiều vùng đặc điểm địa lý khác nhau, từ các
đồng bằng ven biển ở phía Bắc và phía Tây cho đến những dãy núi phía Đơng nam
(dãy Alpes) và Tây Nam (dãy Pyrénées). Điểm cao nhất Tây Âu nằm ở dãy Alpes
thuộc Pháp: đỉnh Mont Blanc cao 4.810 mét trên mực nước biển. Có nhiều vùng độ
cao lớn khác như Massif Central, Jura, Vosges và Ardennes là những nơi có nhiều
đá và rừng cây. Pháp cũng có những hệ thống sơng lớn như sơng Loire, sông Rhine,
sông Garonne, sông Rhône và sông Sein.
Nhờ những khu vực và lãnh thổ hải ngoại nằm rải rác trên tất cả các đại
dương của hành tinh, Pháp sở hữu vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai trên thế giới
với diện tích 11.035.000 km2, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Vùng đặc quyền kinh tế Pháp
chiếm gần 8% tổng diện tích mọi vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới, trong khi
diện tích đất liền Cộng hịa Pháp chỉ chiếm 0.45% tổng bề mặt địa cầu.
Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và
phong cảnh. Khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngồi, biến Pháp trở
thành một trong những nước đa dạng dân tộc nhất trên thế giới. Những người di cư
tới Pháp đến từ khắp năm châu. Phong cảnh nước Pháp rất đa dạng, thay đổi theo
từng vùng, từ Paris đến những vùng ngoại ô, cho tới những vùng đất cao thuộc dãy
Alpes cùng các thị trấn du lịch biển.

Trải qua năm tháng, nhờ lãnh thổ trải dài và sự đa dạng dân tộc nhất thế giới
khiến nền văn hoá Pháp với những nét giao thoa độc đáo biểu hiện ở mọi khía cạnh,
văn hố, tư tưởng, kiến trúc, ngơn ngữ…
Nền văn hố Pháp độc đáo, hiện thân ở nhiều cơng trình kiến trúc cổ như
thành phố Paris hay Trung tâm Troyes. Paris là thành phố thủ đơ của nước Pháp,
cũng là trung tâm hành chính của vùng Ỵle – de – France. Nằm ở phía Bắc nước
Pháp, khu vực trung tâm của châu Âu, Paris được xây dựng hai bên bờ sông Seine
với tâm là đảo Île de la Cité. Đây cũng là nơi hợp lưu của sông Seine và sông
Marne.
Paris nằm ở điểm gặp nhau của các hành trình thương mại đường bộ và
đường sơng, và là trung tâm của một vùng nông nghiệp giàu có. Vào thế kỷ X, Paris


18
đã là một trong những thành phố chính của Pháp cùng các cung điện hoàng gia, các
tu viện và nhà thờ. Từ thế kỷ XII, Paris trở thành một trong những trung tâm của
châu Âu về giáo dục và nghệ thuật. Thế kỷ XIV, Paris là thành phố quan trọng bậc
nhất của Cơ Đốc giáo và trong các thế kỷ XVI, XVII, đây là nơi diễn ra Cách mạng
Pháp cùng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Pháp và châu Âu. Đến thế kỷ XIX
và XX, thành phố trở thành một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, thủ đơ
của nghệ thuật và giải trí. Là thành phố thủ đơ, Paris tập trung các hoạt động văn
hóa, tài chính, thương mại... của tồn nước Pháp.
Nổi tiếng với tên gọi kinh đô Ánh Sáng, Paris là một trung tâm văn hóa lớn
của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất (mỗi năm
Paris có đến 30 triệu du khách nước ngồi). Thành phố cịn được xem như kinh đơ
của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn.
Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO... cộng với
những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến
Paris trở thành một trong những trung tâm trung chuyển lớn nhất trên thế giới và
được coi như một trong bốn “thành phố toàn cầu” cùng với New York, Luân Đôn,

Tokyo.

1.2.3. Bối cảnh xã hội
Xã hội Pháp những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI có nhiều biến
động, ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của người dân Pháp.
Ngay từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nước Pháp đã tiếp nhận rất nhiều
dân di cư đến từ các nước Châu Phi, Châu Âu và châu Á. Một mặt, người nhập
cư giúp cho dân số Pháp khơng bị già đi, thậm chí cịn trẻ hơn, mặt khác họ là
nguồn nhân cơng cho một số lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp, vệ sinh đô
thị… những việc nặng nhọc mà nhiều người dân Pháp từ chối khơng làm.
Hiện nay có gần 130 quốc tịch khác nhau sống trên đất Pháp, đông nhất là
dân đến từ châu Âu (Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha), tiếp đó là dân Bắc Phi
(Maroc, Algérie, Tunisie). Một xã hội đa sắc tộc mang đến cho nền văn hoá Pháp


19
đa dạng và phong phú và người dân Pháp tự hào về điều đó. Một số các nhà bác
học, nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ, danh hoạ nổi tiếng là người nước ngồi nhập quốc
tịch Pháp. Đó là những Pierre et Marie Curie, Picasso, Ionesco, Beckett…
Xã hội Pháp đương đại cịn tồn tại nhiều vấn đề. Đó là một xã hội mà chủ
nghĩa cá nhân và sự bất bình đẳng bao trùm. Mặc dù khẩu hiệu của chính phủ
Pháp đề ra là “Cơ hội bình đẳng – Egalité des chances”[80], tức là tạo mọi điều
kiện để tất cả mọi người Pháp bình đẳng trên mọi phương diện. Tuy nhiên trên
thực tế xã hội Pháp là một xã hội ích kỷ, khắc nghiệt và phân biệt chủng tộc.
Trong xã hội Pháp hiện đại, ngay cả khi chính phủ Pháp có nhiều biện
pháp tích cực, để mọi người cùng có “may mắn” trong cuộc sống thì trên thực tế
điều đó gặp nhiều rào cản đặc biệt do nguồn gốc xuất thân của mỗi người. Sự
thay đổi tầng lớp khó khăn đến nỗi mà người Pháp thường gọi đó là những câu
chuyện thần tiên. Việc học hành và có bằng cấp cũng làm người ta có thể thay đổi
được tầng lớp xã hội của mình, vì theo kết quả thống kê, trong các khu giàu bắt

đầu có các kỹ sư trẻ, các nhà doanh nghiệp trẻ đã và đang theo học tại các trường
lớn ở Pháp.
Một trong những vấn đề phức tạp của nước Pháp là vấn đề nhập cư. Người
nhập cư làm các cơng việc đơn giản vì họ khơng có bằng cấp và không thông thạo
tiếng Pháp. Cuộc sống của người nhập cư bấp bênh, lao động cực nhọc, đồng
lương thấp, sống tập trung trong những khu tập thể ở ngoại ô các thành phố lớn,
chật chội, thiếu tiện nghi…
Từ những năm 1970, khủng hoảng kinh tế có nhiều ảnh hưởng tiêu cực
đến xã hội Pháp, đặc biệt là nạn thất nghiệp. Từ năm 1973 đến năm 1980, số
người thất nghiệp tăng từ 400.000 người lên 1.800.000 người, năm 1997, con số
ấy là 3.200.000 người, năm 2006, con số ấy có giảm đi, nhưng vẫn còn 2.320.000
người và đến tháng 2 năm 2012, con số ấy tăng lên 2.867.000 người.
Bên cạnh đó, nước Pháp cịn khủng hoảng về mối quan hệ giữa con người
với con người trong gia đình và xã hội. Ở Pháp hiện nay, các gia đình truyền
thống bị phá vỡ, số lượng các vụ ly dị tăng cao, song song là sự xuất hiện của các


20
gia đình theo kiểu hiện đại, sống chung khơng cưới, gia đình chỉ có bố hoặc mẹ,
gia đình tái hợp, gia đình của các đơi đồng tính… Các đơi lứa ở Pháp có nhiều lựa
chọn, họ có thể sống hồ hợp, có thể sống chung nhưng có tài khoản ngân hàng
riêng, bạn bè riêng, cuộc sống riêng, họ cũng có thể khơng chung sống với nhau
vì nhiều lý do, do dự khi kết hơn, có con riêng, làm việc ở các thành phố khác
nhau…, vì vậy họ quyết định khơng sống chung, chỉ gặp nhau vào các ngày lễ,
tết…
Tất cả những vấn đề của xã hội Pháp, từ vấn đề người nhập cư, sự phân
biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội, khao khát làm giàu, khao khát thay đổi
tầng lớp xã hội của thanh niên, đến nạn thất nghiệp, tình yêu, gia đình… đều
được Guillaume Musso đưa vào tiểu thuyết của ông. Dù bối cảnh xã hội trong
tiểu thuyết của Guillaume Musso là Mỹ hay Pháp cũng có thể khẳng định một

điều, tiểu thuyết của ơng là một xã hội Pháp hiện đại thu nhỏ.[ Theo 60]

1.2.4. Thực tiễn khoa học
Thế kỷ XX, khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân
loại. Sự phát triển của khoa học thế kỷ XX mạnh mẽ và đồng đều trên cả hai lĩnh
vực lý thuyết và ứng dụng. Trong đó ba ngành khoa học đạt nhiều thành tựu nhất
là vật lý lượng tử, hàng không vũ trụ và cơng nghệ thơng tin. Ngồi ra trong thế
kỷ XX, con người cịn đạt nhiều thành cơng trong các lĩnh vực khác: hoá học,
sinh học, y học, khảo cổ học…
Về lĩnh vực vật lý lượng từ: năm 1938, Geoge Callendar, kỹ sư người Anh
tìm ra một hiện tượng mới mà sau này người ta gọi là hiệu ứng nhà kính, năm
1942, Enrico Fermi và đồng nghiệp người Italia phát hiện ra chuỗi phản ứng hạt
nhân khơi nguồn cho việc chế tạo hàng loạt vũ khí hạt nhân có sức huỷ diệt
khủng khiếp tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của nhân loại
Về lĩnh vực hàng không vũ trụ: những phát kiến vĩ đại của con người được
hiện thực hoá. Năm 1957 Nga phóng vệ tinh đầu tiên Sputnik lên quỹ đạo trái đất,
năm 1961 con người bay vào vũ trụ, năm 1969 Neil Amstrong, công dân Mỹ là


×