Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 250 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỤY THÙY DƯƠNG

THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

GVHD: PGS.TS.Trần Thị Ngọc Lang

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2012


MỤC LỤC
-----o0o----MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………….……..1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài………………………………………………….….2
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..4
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….…….5
5. Đóng góp của luận văn…………………………………………………….…5
6. Bố cục của luận văn………………………………………………………….6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ VÀ VĂN HỌC ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG…..………………………………..…..…………………….…7
1.1. Khái quát về thành ngữ……………………………………………………...…..….…7
1.1.1. Khái niệm thành ngữ……………………………………………………………....…..7
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học………………………...…..…..7
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ……………..…………..…....8


1.1.2. Giá trị biểu đạt của thành ngữ…………………………………………………….....11
1.1.2.1. Giá trị biểu đạt của nội dung…………………………………..…………...11
1.1.2.2. Giá trị biểu đạt của hình thức………………………………….……….......23
1.1.3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ ……………………………………………………..25
1.1.3.1. Những điểm giống nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ………..…..….25
1.1.3.2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ………...….…...37
1.2. Khái quát về văn học đồng bằng sông Cửu Long……………………………….….45
1.2.1. Lực lượng sáng tác……………..……………………………..……….……………..45
1.2.2. Đặc điểm của văn học đồng bằng sông Cửu Long…………………….………....….46
1.2.2.1. Nội dung……………………………………………………………..……..46
1.2.2.2. Nghệ thuật ……………………………………………….…………....…...47
1.3. Tiểu kết ….………………….……………………………………….………...……..48
Chương 2. VIỆC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG……….............................................................………....…....49


2.1. Tình hình và xu hướng vận dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sơng
Cửu Long ...……………………………………………………………………………......49
2.1.1. Tình hình sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu
Long…………………………………………………..…………………………...………..49
2.1.2. Xu hướng vận dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu
Long….……………………….……………………………………..………………….…..52
2.1.2.1. Sử dụng nguyên dạng………………………………………………….…...53
2.1.2.2. Sử dụng cải biên…………………………………………………………....61
2.1.2.3. Sử dụng liên thành ngữ……………………………………………….……84
2.2. Tiểu kết…………………………………………………………………………..……87
Chương 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ……………………………………………….…….88
3.1. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông
Cửu Long..............................................................................................................................88

3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông
Cửu Long ……………………………………………………………………….…….…....88
3.1.1.1 Vần……………………………………………………………………….....89
3.1.1.2. Nhịp …………………………………………………………………….….91
3.1.1.3. Cấu trúc sóng đơi …………………………………………………….…....93
3.1.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông
Cửu Long ………………………………………………………...…….……………..…...96
3.1.2.1. Nghĩa biểu trưng…………………………………………………………...96
3.1.2.2. Khuôn thành ngữ…………………………………………...............…….100
3.2. Giá trị biểu đạt của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long
……………………………………………………………………......................................103
3.2.1. Miêu tả thiên nhiên, cảnh vật đồng bằng sông Cửu Long ………….……………...103
3.2.1.1. Thiên nhiên hoang vu, vắng vẻ, heo hút…………………………..……...104
3.2.1.2. Khung cảnh thời chiến tranh………………………………….….……….107
3.2.1.3. Thiên nhiên dân dã và hữu tình……………………………………..…….110
3.2.1.4. Thiên nhiên trù phú và tràn đầy sức sống……………………….……..…112
3.2.2. Phản ánh hiện thực xã hội đồng bằng sông Cửu Long ….………………………....115


3.2.2.1. Cuộc sống gian khổ, mất mát từ chiến tranh………………………...……115
3.2.2.2. Cuộc sống gia đình khơng trọn vẹn………………………………..……..117
3.2.2.3. Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn dù vất vả mưu sinh……………..……..119
3.2.2.4. Cuộc sống phức tạp với lối sống tiêu cực thời cơ chế thị trường...............121
3.2.3. Xây dựng hình ảnh con người đồng bằng sơng Cửu Long .…...………………..….124
3.2.3.1. Ngoại hình…………………………………………………………….…..124
3.2.3.2. Cảnh ngộ, thân phận………………………………………...……………127
3.2.3.3. Hành động………………………………………………………………...129
3.2.3.4. Tâm trạng, trạng thái…………………………….……………………….131
3.2.3.5. Tính cách…………………………………………...……………………..134
3.3. Tiểu kết ……………………………………...……….………………...……….......137

KẾT LUẬN…………………………………………………………………….…………138
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…………141
NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC

…………………………………………….………………146


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng cấu thành ngơn ngữ
và được hình thành cùng với sự phát triển của ngơn ngữ dân tộc. Có thể nói, thành
ngữ là loại đơn vị mà ở đó người ta có thể tìm được khá nhiều thơng tin khơng
những về ngơn ngữ mà cịn về văn hố, lịch sử, tư duy của một dân tộc. Thành ngữ
có khả năng hoạt động linh hoạt và sức sống lâu bền ở khắp các lĩnh vực: từ trong lời
ăn tiếng nói hàng ngày đến các tác phẩm văn học, văn chính luận, các cơng trình
biên khảo và trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh,… Vì vậy,
thành ngữ khơng chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học,mà cịn của
các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa.
Trong vốn từ vựng tiếng Việt, thành ngữ rất phong phú và đa dạng với
số lượng khá lớn. Đặc biệt, giá trị vận dụng của chúng là yếu tố góp phần không nhỏ
làm nên phong cách ngôn ngữ của các tác giả văn học.
Trong văn học Việt Nam nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng, truyện
ngắn đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) có một diện mạo rất riêng. Đọc truyện
ngắn ĐBSCL, người ta có thể nhận ra tính cách độc đáo của con người và bản sắc
văn hóa riêng của vùng đất Tây Nam đất nước. Tuy không nổi bật với nhiều tên tuổi
sáng danh, song có thể nói, qua những truyện ngắn chọn lọc của ĐBSCL giai đoạn từ
năm 1975 đến nay, chúng ta thấy bức tranh miệt vườn sơng nước bình dị và hình ảnh

những người dân miền Tây chân chất, phóng khống, giàu tình nghĩa trong cuộc
sống hiện đại hiện lên thật sinh động, chân thật và để lại nhiều cảm xúc.
Để có được những thành cơng trong sáng tác của mình, bên cạnh việc xây
dựng những đề tài, tình tiết hấp dẫn, các nhà văn miền Tây đã sử dụng khéo léo vốn
từ Nam bộ hòa cùng những thành ngữ một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. Điều này đã
làm nên một “lãnh địa” riêng, độc đáo của văn học ĐBSCL.


2

Đó là những lí do mà sau những ngày đọc lại rất nhiều truyện ngắn ĐBSCL,
chúng tôi muốn đi sâu khám phá những vấn đề về ngôn ngữ trong các tác phẩm này,
mà cụ thể là về thành ngữ - những “hạt phù sa” màu mỡ - làm nên sóng nước Cửu
Long ngọt ngào, thắm đỏ chảy vào lòng độc giả.
Hy vọng rằng đề tài này có thể góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thành
ngữ tiếng Việt nói chung cũng như việc vận dụng chúng vào văn chương nói riêng
(mà đặc biệt là mảng văn xi ĐBSCL).

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thành ngữ là một vấn đề mà từ trước đến nay được giới nghiên cứu quan tâm,
tìm hiểu, đặc biệt là các nhà ngơn ngữ học. Mỗi cơng trình nghiên cứu đều có những
phát hiện mới mẻ về thành ngữ cũng như sự phong phú, đa dạng và khả năng hoạt
động mạnh mẽ, linh hoạt của chúng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có thể điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về thành ngữ:
2.1. Những tác giả và cơng trình nghiên cứu về thành ngữ
Thành ngữ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu, cụ thể: Đỗ
Hữu Châu với “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”; Đái Xuân Ninh với “Hoạt động của
từ tiếng Việt”); Hồ Lê với “Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại”; Hoàng Văn Hành
với “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ”, “Đi tìm điển tích thành ngữ”, “Thành ngữ học
tiếng Việt”; Cù Đình Tú với “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt”; Nguyễn

Đức Dân với “Logic học và tiếng Việt”; Đinh Gia Khánh với “Văn học dân gian Việt
Nam”,…
Bên cạnh đó, về từ điển, chúng ta có thể kể đến những quyển: “Thành ngữ
tiếng Việt” (Nguyễn Lực); “ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ
Quang Hào- Vũ Thúy Anh); “Từ điển thành ngữ- tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Lân);
“Tân từ điển thành ngữ tiếng Việt” (Kiều Văn), “500 thành ngữ Hán- Việt thường
dùng”, “Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Bùi Hạnh Cẩn); “Từ điển thành ngữ, tục
ngữ, ca dao Việt Nam” (Việt Chương), …
Ngồi ra, cịn có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về thành ngữ được đăng
trên các tạp chí chuyên ngành như: “Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn


3

Thiện Giáp); “Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt” (Hoàng Văn
Hành); “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- sự vận dụng”, (Nguyễn Đức Dân); “Bàn
thêm về thành ngữ- tục ngữ” (Lê Xuân Mậu); “Phân biệt thành ngữ-tục ngữ bằng mơ
hình cấu trúc” (Triều Ngun); “Cấu trúc hai bậc trong ngữ nghĩa của thành ngữ có
từ chỉ bộ phận cơ thể” ( Trịnh Đức Hiển- Lâm Thu Hương),…
2.2. Những bài viết về thành ngữ trong văn học, báo chí
- Vận dụng thành ngữ trong văn học dân gian: “Thành ngữ, tục ngữ trong ca
dao” (Nguyễn Phương Châm); “Thành ngữ “ruột thắt gan bào” trong ca dao Nam
bộ” (Trần Văn Nam); “Bản sắc văn hóa dân tộc qua một câu thành ngữ về tục trọng
lão” (Nguyễn Phương Lan),…
- Vận dụng thành ngữ trong văn chương:
Về việc vận dụng thành ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, có hai bài viết: “Âm vang
tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm của Nguyễn Trãi” (Bùi Văn Nguyên); “Nguyễn
Trãi và việc sử dụng thành ngữ gốc Hán trong “Quốc âm thi tập”” (Bùi Duy Dương).
Đề cập đến tài vận dụng thành ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, với
bài viết “Thành ngữ, tục ngữ trong truyện Kiều của Nguyễn Du”, Nguyễn Thái Hịa

khơng chỉ thống kê tần số sử dụng tục ngữ mà ông còn đưa ra nhận định: Nguyễn Du
đã vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong nhiều tình huống ngơn ngữ khác nhau, tạo nên
giá trị biểu đạt và hiệu quả nghệ thuật trong “Truyện Kiều”. Ngồi ra, Phạm Đan
Quế có bài viết “Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều”.
Với thành ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, có thể nhắc đến hai bài viết:
“Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương”
(Trương Xuân Tiếu) và “Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nơm Hồ Xn Hương”
(Đặng Thanh Hịa).
Nguyễn Đức Can với bài viết “Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Quốc âm của
Phan Châu Trinh”.
Đặc biệt, các sáng tác, bài viết, bài nói của Bác Hồ là một minh chứng cụ thể
cho sự vận dụng độc đáo, nhuần nhuyễn thành ngữ vào các trang viết của Người.
Chung quanh vấn đề này, chúng ta thấy có rất nhiều bài nghiên cứu: “Suy nghĩ về


4

cách sử dụng thành ngữ qua thơ văn của Hồ Chủ Tịch” (Hoàng Văn Hành); “Những
bài học về cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn Thiện
Giáp), “Hồ Chủ tịch dùng thành ngữ, tục ngữ” (Cù Đình Tú), “Thêm một vài nhận
xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
(Nguyễn Khắc Hùng),…
- Ngồi ra, cũng có một số bài viết, luận văn nói về cách sử dụng thành ngữ
trên báo chí : Nguyễn Đức Dân có bài viết “Vận dụng thành ngữ, tục ngữ và danh
ngôn trên báo chí”, “Về cách sử dụng thành ngữ tục ngữ trên báo chí” của Hồng
Anh, “Cách sử dụng một số thành ngữ mới trên một số ấn phẩm báo chí” của Bùi
Thanh Lương; luận văn “Thành ngữ, tục ngữ trên tác phẩm báo chí hiện đại” của
Đặng Anh Tuấn.
2.3. Về vấn đề vận dụng thành ngữ trong truyện ngắn ĐBSCL, cho đến nay,
chúng tơi vẫn chưa tìm được một bài viết, cơng trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu

vấn đề này. Có chăng chỉ là một vài bài khóa luận bước đầu tìm hiểu sự vận dụng
thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của một số nhà văn ĐBSCL như: Sơn Nam,
Nguyễn Quang Sáng,..
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số cơng trình nghiên cứu và bài viết bàn về
thành ngữ. Đó chính là những tài liệu bổ ích giúp chúng tơi tham khảo trong q trình
thực hiện đề tài luận văn: “Thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long”.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với mong muốn tập trung làm rõ nét đặc sắc trong việc vận dụng thành ngữ
và giá trị biểu đạt của chúng trong truyện ngắn ĐBSCL, chúng tôi tập trung khảo sát
cách vận dụng và giá trị vận dụng thành ngữ trong một số tuyển tập truyện ngắn
đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam bộ). Cụ thể:
- “Tuyển tập truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 1975- 1995” (1996)
- Tuyển tập “Truyện ngắn miền Tây” (gồm 2 tập) (1999)
- Tuyển tập “Văn & Thơ Cần Thơ” (2003)
- “Tuyển tập 18 nhà văn Đồng bằng sông Cửu Long” (2003)
- Tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” -Nguyễn Ngọc Tư (2010)


5

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thành ngữ trong văn học ĐBSCL là cơng việc địi hỏi phải áp dụng
nhiều phương pháp. Ngoài những thủ pháp bắt buộc như: quan sát, sưu tập, luận văn
chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Với phương pháp thống kê, chúng tôi tiến
hành hệ thống tất cả các đơn vị thành ngữ trên ngữ liệu. Từ kết quả thống kê, chúng
tôi tiến hành phân loại theo tiêu chí nghiên cứu, từ đó tìm ra các quy luật, các mối
liên hệ giữa các đối tượng.
- Phương pháp phân tích, miêu tả: Từ q trình khảo sát với những số liệu cụ

thể đã được thống kê, phân loại, chúng tơi tiến hành phân tích, miêu tả (cấu trúc ngữ
nghĩa các yếu tố được đặt trong hệ thống và xem xét trên nhiều bình diện khác) và
đưa ra những nhận định khái quát về cách vận dụng cũng như giá trị sử dụng của
thành ngữ trong truyện ngắn ĐBSCL.
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu, so sánh, các đơn vị cùng loại để tìm ra
những tương đồng và khác biệt, từ đó đưa ra các kết luận vừa cụ thể, vừa khái quát.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng kết hợp với
nhau, có khi tùy vào từng nội dung nghiên cứu, tùy vào từng đối tượng cụ thể mà sử
dụng chỉ một hay nhiều phương pháp thích hợp.

5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Về mặt lý luận:
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn làm rõ những vấn đề sau:
- Góp phần phát hiện thêm những cái hay của thành ngữ- vốn ngôn ngữ tinh
hoa của dân tộc- cũng như góp phần vào việc phân biệt thành ngữ với tục ngữ.
- Tìm hiểu và phân tích tình hình sử dụng cũng như cách vận dụng thành ngữ
trong truyện ngắn ĐBSCL.
- Chỉ ra nét đặc sắc trong việc vận dụng thành ngữ và giá trị biểu đạt của
chúng trong truyện ngắn ĐBSCL.
- Làm rõ những nét đẹp, độc đáo của truyện ngắn ĐBSCL về nội dung cũng
như nghệ thuật, đặc biệt là dưới góc nhìn ngơn ngữ học.


6

Nếu được thực hiện tốt, đề tài này sẽ góp thêm một tư liệu cần thiết cho
những cơng trình nghiên cứu tiếp sau về thành ngữ trong văn học ĐBSCL nói riêng
cũng như thành ngữ trong văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
5.2. Về mặt thực tiễn
Thành ngữ có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực ngôn ngữ học cũng

như văn học. Sáng tác của các nhà văn ĐBSCL cũng như học phần “Văn học đồng
bằng sông Cửu Long” đã và đang được giảng dạy trong nhà trường phổ thông và một
số trường cao đẳng, đại học. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này, người viết sẽ có
hướng tiếp cận tốt hơn khi giảng dạy thành ngữ trong nhà trường.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần chính của luận văn gồm ba chương :
Chương 1: Những vấn đề chung về thành ngữ và văn học đồng bằng sơng
Cửu Long
Chương này trình bày những vấn đề lý thuyết được coi là cơ sở để vận dụng
trong đề tài: Khái quát về thành ngữ và khái quát về văn học ĐBSCL
Chương 2: Việc vận dụng thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông
Cửu Long
Chương này trình bày những kết quả và nhận định về việc vận dụng thành
ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sơng Cửu Long: Tình hình và xu hướng vận dụng
thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 3: Giá trị biểu đạt của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng
sơng Cửu Long
Chương này trình bày đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và giá trị biểu đạt của
thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long.


7

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH NGỮ
VÀ VĂN HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 . Khái quát về thành ngữ

1.1.1. Khái niệm thành ngữ
2.

Qua thành ngữ, chúng ta không chỉ hiểu được đặc điểm ngơn ngữ mà cịn tri
nhận được các vấn đề văn hóa, tư duy, lịch sử, đặc điểm dân tộc và ngay cả các
triết lý nhân sinh của dân tộc ấy.. Chung quanh khái niệm thành ngữ tiếng Việt,
đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm thành
ngữ tiếng Việt vẫn còn là một khái niệm chưa được nhất trí. Dưới đây, người
viết sẽ lần lượt nêu các quan niệm về thành ngữ trên hai góc độ: văn học- văn
hóa và ngơn ngữ..
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa
Thành ngữ được các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa quan tâm tìm hiểu

khá nhiều, nhưng cho đến nay, khái niệm này vẫn chưa đạt được ý kiến thống nhất.
Các tác giả đều có những quan niệm ít nhiều khác nhau về thành ngữ.
Trong quyển “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn
Khắc Phi, Trần Đình Sử đã nhận định về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là cụm từ
hay ngữ cố định, bền vững có tính ngun khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn
một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình
thức sinh động, hàm súc. Ví dụ: vui như mở cờ trong bụng, đen như cột nhà cháy,
đẹp như tiên, xấu như ma lem, vắng ngắt như chùa Bà Đanh…Ý nghĩa của thành
ngữ không phải là tổng số nghĩa của các thành tố cấu thành nó tức là khơng có
“nghĩa đen”. Thành ngữ hoạt động như một từ trong câu” [24; 297]. Như vậy, nhóm
tác giả cho rằng thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có ý nghĩa , hoạt
động như một từ trong câu.
Tác giả Nguyễn Lân cũng đồng ý với quan niệm trên khi cho rằng: “Thành
ngữ là những cụm từ cố định dùng để diễn đạt một khái niệm” [46; 5].


8


Theo Vũ Ngọc Phan: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một
bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự nhiên nó khơng diễn đạt
được một ý trọn vẹn” [60; 37]. Trong khái niệm này, tác giả cho rằng thành ngữ
là một bộ phận của câu và mỗi thành ngữ không diễn đạt được một ý trọn vẹn.
Tác giả Nguyễn Xuân Hòa cho rằng: "Thành ngữ bao giờ cũng mang nghĩa
hình tượng. Từ nghĩa hình tượng này lấp lánh hình ảnh đặc thù của mỗi cộng đồng
do đặc trưng văn hóa dân tộc chi phối… Việc tìm hiểu, khảo sát và đi đến giải mã
những hình tượng của thành ngữ để hiểu được giá trị của đặc trưng văn hóa dân tộc
như giá trị tinh thần vĩnh cửu, truyền thống là công việc không thể thiếu trong đối
chiếu các ngơn ngữ, từ đó càng hiểu rõ hơn bản sắc văn hóa dân tộc của
thành ngữ tiếng mẹ đẻ” [34].
Tóm lại, dưới góc nhìn của văn hóa-văn học, các tác giả đều thống nhất ở quan
điểm cho rằng thành ngữ là một cụm từ cố định, là một phần câu có sẵn mang tính
chất ổn định và nhằm diễn đạt một khái niệm.
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu ngơn ngữ
Ở góc nhìn ngơn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về
thành ngữ. Trong quan niệm các tác giả, bên cạnh những điểm giống nhau cũng có
một số điểm khơng giống nhau nhưng chính các quan niệm này đã góp một phần rất
quan trọng giúp chúng ta rút ra được những kết luận đáng tin cậy về khái niệm thành
ngữ tiếng Việt.
Theo tác giả Đái Xuân Ninh, “Thành ngữ là một cụm từ cố định
mà các yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở mức nào đó và kết hợp lại thành một
khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh.” [54; 212] Ở đây, Đái Xuân Ninh đã khẳng
định thành ngữ là một cụm từ cố định và nghĩa của nó khơng phải là nghĩa của từng
yếu tố độc lập mà là của cả một khối thống nhất.
Tác giả Cù Đình Tú quan niệm rằng: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn
mang chức năng định danh, nói khác đi là để biểu thị sự vật, tính chất, hành động.”
[73; 271]. Như vậy, theo ông, thành ngữ có chức năng định danh, biểu thị sự vật, tính
chất, hành động.



9

Cịn tác giả Hồng Văn Hành viết: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền
vững về hình thức cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa, được sử dụng rộng rãi
trong giao tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ.” [28; 27]
Với tác giả Nguyễn Văn Tu, ông cho rằng: “Thành ngữ là cụm từ cố định
mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa kết hợp làm
thành một khối hồn chỉnh, vững chắc. Nghĩa của chúng khơng phải là do thành tố
(từ) tạo ra. Những từ ngữ này cũng có tính hình tượng hoặc cũng có thể khơng có.
Nghĩa của chúng đã khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng
từ nguyên học” [71; 187-188]
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thành ngữ là những cụm từ cố định,
vừa có tính hồn chỉnh về ý nghĩa vừa có tính gợi cảm. Bên cạnh nội dung trí từ các
thành ngữ bao giờ cũng kèm sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định,
hoặc là kính trọng tán thưởng, hoặc là chê bai khinh rẻ, hoặc là ái ngại
xót thương.” [20; 81]
Tác giả Hồ Lê phát biểu: “Thành ngữ là những tổ hợp từ bao gồm
nhiều từ hợp lại có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa dùng để
miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái nào đó.” [44; 97]
Vũ Đức Nghiệu định nghĩa: “Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh
về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm.” [80]
Riêng tác giả Đỗ Hữu Châu, ông không dùng khái niệm “thành ngữ” mà dùng
khái niệm “ngữ cố định” trong sự đối chiếu nó với từ phức và cụm từ tự do:
“Ngữ cố định là các cụm từ (ý thức có tính chất ý nghĩa là ý nghĩa của cụm từ,
cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) nhưng đã được cố định hóa cho nên cũng có tính chất
chặt chẽ, sẵn có, có tính xã hội như từ.” [6; 6].
Như vậy, tổng hợp các quan niệm về thành ngữ của những nhà nghiên cứu
văn học-văn hóa và những nhà ngơn ngữ học, ta thấy đa phần các tác giả đều thống

nhất với nhau ở điểm cho rằng: thành ngữ là một cụm từ cố định và có tính hồn
chỉnh về nội dung cũng như hình thức, nhằm miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng,


10

một tính cách, một trạng thái. Các tác giả cịn đưa ra một nhận xét rằng thành ngữ có
tính biểu cảm, gọt giũa và bóng bẩy.
Tóm lại, dựa trên cơ sở tổng hợp và dung hòa các quan niệm về thành ngữ
nêu trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm về thành ngữ như sau:
Thành ngữ là một cụm từ cố định có tính vững chắc về hình thức
cấu trúc và hồn chỉnh, bóng bẩy về nội dung ý nghĩa, dùng để biểu thị một cách
hình ảnh, gợi cảm các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động hay một trạng thái
nào đó. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa của một chỉnh thể chứ không phải là nghĩa
của từng yếu tố trong chỉnh thể.
Ngồi ra cịn có một đặc điểm thú vị về công dụng của thành ngữ: Thành ngữ
khơng phải là một cách nói bắt buộc, càng khơng phải là cách phát biểu duy nhất
đúng mà là một cách nói thường được người nói lựa chọn. Trong khi nói hoặc viết,
chúng ta dùng thành ngữ vì muốn lời phát biểu của mình có chỗ dựa, có sức thuyết
phục và lại cơ đọng, nhịp nhàng.
Ví dụ: Để khen ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, chúng ta thấy có rất nhiều
thành ngữ: Đẹp như Tây Thi; đẹp như tiên giáng thế; đẹp như ả Chức giáng trần;
đẹp như hằng nga; như tiên non bồng; như người trong tranh; hoa cười ngọc thốt;
hoa dung ngọc mạo; hoa nhường nguyệt thẹn; mắt phượng mày ngài; mặt hoa da
phấn; quốc sắc thiên hương; chim sa cá lặn; nghiêng nước nghiêng thành,….
Để phê phán thói cậy thế, bắt nạt bóc lột người khác, thành ngữ
tiếng Việt có nhiều cách nói: đè đầu cưỡi cổ, đa nhân hiếp quả; bóp cổ bóp họng; cá
lớn nuốt cá bé; cá mè đè cá chép; ma cũ bắt nạt ma mới; cả vú lấp miệng em;
cả hèm lấp miệng hũ; chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng;...
Để nói lên sự ngu dại, đần độn, có thể diễn đạt bằng nhiều thành ngữ:

Dốt đặc cán mai; dốt có đi; ngu như bị; ngu như lợn; cạn như lịng bàn tay;
đầu óc bã đậu; học trước qn sau; dại như vích; dắt trâu chui ống;
ơm cây đợi thỏ; đánh dấu thuyền tìm gươm;...
Từ các ví dụ nêu trên, ta có thể thấy tuy cùng diễn tả một sự vật,
hành động, hiện tượng nhưng so với một câu miêu tả bình thường thì thành ngữ


11

diễn đạt một cách hình ảnh, bóng bẩy và ấn tượng hơn rất nhiều. Thành ngữ tạo ra sự
mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và người nghe thơng qua những hình ảnh mà
ngữ nghĩa có tính cách ước lệ và đã được thừa nhận từ lâu. Đặc biệt, nghĩa của
bản thân mỗi thành ngữ ấy là nghĩa của cả một chỉnh thể vững chắc có tính khái qt
tượng trưng cho tồn bộ tổ hợp chứ khơng phải là tổng số ý nghĩa của các từthành tố trong thành ngữ hợp lại.
1.1.2. Giá trị biểu đạt của thành ngữ
1.1.2.1 Giá trị biểu đạt của nội dung
Với tính chất sẵn có và súc tích gợi tả, thành ngữ đã được sử dụng
rộng rãi và phổ biến mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống. Muốn biết mọi điều về một
dân tộc, từ lịch sử, địa lý, văn hóa, phong tục, kinh nghiệm lao động sản xuất, phẩm
chất đạo đức, hệ tư tưởng thì chúng ta có thể tìm thấy tất cả trong thành ngữ. Đặc
biệt, giá trị biểu đạt của thành ngữ được phát huy triệt để trong các sáng tác văn
chương và chúng đã trở thành chất liệu ngôn ngữ đặc sắc được các nhà văn, nhà thơ
vận dụng một cách điêu luyện.
Như ở phần mở đầu, chúng tôi đã nêu ra nhiều cơng trình nghiên cứu
của các tác giả về việc vận dụng thành ngữ trong văn chương. Với bài “Nguyễn Trãi
và cách sử dụng thành ngữ gốc Hán trong “Quốc âm thi tập””, tác giả
Bùi Duy Dương kết luận: “Nguyễn Trãi, với những gì ơng đã làm cho thơ tiếng Việt,
xứng đáng là đại thụ, cột mốc cho sự khai sáng tiếng Việt văn học thời trung đại,
xứng đáng là người đầu tiên Việt hóa sáng tạo nhất thành ngữ gốc Hán để làm cho
tiếng Việt văn học ngày càng điển nhã, tinh tế, mĩ lệ.” [15; 489].

Đề cập đến thành ngữ trong tác phẩm Hồ Xuân Hương, có hai bài viết:
“Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt với thơ nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương”
của Trương Xuân Tiếu và “Thành ngữ, tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
của Đặng Thanh Hòa. Bàn về cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ của Hồ Xuân
Hương, Trương Xuân Tiếu nhận xét: “Hồ Xuân Hương là nhà thơ đã tiếp thu đến
mức tối đa và vận dụng đến độ thành thục, điêu luyện nhất những chất liệu, yếu tố


12

của tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt vào cấu trúc ngơn từ nghệ thuật trong tác phẩm
của mình.” [65; 388]
Có một tác gia rất chuộng sử dụng thành ngữ trong cách nói chuyện
và trong các tác phẩm của mình, đó chính là Hồ Chí Minh. Chung quanh việc sử
dụng thành ngữ của Bác, có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu, có thể kể đến
“Suy nghĩ về cách sử dụng thành ngữ tiếng Việt qua thơ văn của Hồ Chủ tịch”,
“Giá trị và nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt qua thơ văn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh”, “Những bài học về cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thành
ngữ tiếng Việt”, “Hồ Chủ tịch dùng thành ngữ, tục ngữ”. “Thêm một vài nhận
xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn bản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh”,…Như ở bài viết: “Những bài học về cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng
thành ngữ tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra cái hay trong cách vận dụng
thành ngữ của Bác, đó là: nắm vững đặc trưng của thành ngữ, sử dụng đúng lúc đúng
chỗ, tu tạo lại thành ngữ cho dễ hiểu hơn, chính xác hơn, phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể và sáng tạo ra những thành ngữ mới diễn tả những hiện tượng mới nảy
sinh. Như vậy, có thể nói, thành ngữ là một nguồn tư liệu rất dồi dào và đắc lực làm
nên những thành công trên trang viết của Người.
Rõ ràng, những điều trên đã cho thấy sự cần thiết, hữu dụng và độc đáo
cùng giá trị của thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong văn chương
đối với việc nâng cao giá trị biểu đạt cho lời nói cũng như trang viết.Tần số xuất hiện

của thành ngữ trong ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết có thể nhiều hay ít, nhưng chúng
là một cơng cụ thật sự quý báu không chỉ đối với mỗi người dân lao động mà cịn đối
với nhà nghệ sĩ.
Nói về giá trị biểu đạt của thành ngữ ở phương diện nội dung là nói đến
những giá trị có được qua tính hàm súc, tính biểu trưng, tính hình tượng, tính cụ thể,
tính biểu thái và tính dân tộc.
a/ Tính hàm súc
Quy luật của ngơn ngữ là tiết kiệm, nói ít nhưng chứa đựng nhiều thông tin.
Thành ngữ cũng không nằm ngồi quy luật đó. Cùng với tục ngữ, bản thân mỗi


13

thành ngữ như một viên kim cương, chứa đựng và nén chặt trong đó một số lượng
lớn những thơng tin và một khái niệm, một quan niệm, một hiện tượng nào đó chỉ
bằng một vài từ, một cụm từ mà thơi. Đó là tính hàm súc của thành ngữ. Từ rất nhiều
công sức, thời gian quan sát thế giới hiện thực bên ngồi, kết hợp với những
trải nghiệm của mình, người dân lao động đã định danh cho vạn vật và những
hiện tượng, tình cảm, trạng thái hoạt động của nó một cách ngắn gọn, cơ đọng
nhưng cũng rất đầy đủ bằng thành ngữ.
Lấy ví dụ, khi chúng ta muốn nói về sự tức tối, giận dữ đến mức khơng thể
chịu đựng nổi thêm một phút giây nào nữa, chúng ta phải diễn đạt dài dòng bằng rất
nhiều từ ngữ mà chưa chắc đã nói lên hết được tình trạng ấy, nhưng chỉ cần dùng các
thành ngữ “bầm gan tím ruột”, “tức lộn tiết”, “tức như bị đá” thì đã diễn đạt được
tình trạng cần nói. Tương tự như vậy, tìm trong kho tàng thành ngữ Việt Nam, chúng
ta có thể thấy vô số thành ngữ mà nội dung cần biểu đạt được diễn tả hết sức hàm
súc, ngắn gọn, súc tích. Chẳng hạn: dài lưng tốn vải, ba hoa chích chịe, phồng mang
trợn mắt, một lịng một dạ, mắt phượng mày ngài, đầu trâu mặt ngựa, sớm đào tối
mận, nghiêng nước nghiêng thành,...
Hơn nữa, tính hàm súc cịn giúp thành ngữ diễn đạt một vấn đề nào đó

một cách nhanh gọn, chính xác và rất hình ảnh, mở ra rất nhiều liên tưởng và cảm
xúc cho người đọc. Để diễn đạt tình trạng rất hiểm nguy, cấp bách, bấp bênh, mong
manh khó cứu vãn được, đồng thời diễn tả cảm xúc lo lắng đến tột độ, một tờ báo đã
viết: “Chính quyền Cách mạng non trẻ của ta ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc”
(Báo Quân đội nhân dân, 20/1/1975). Chỉ cần một thành ngữ năm âm tiết rất ngắn
gọn, người viết đã có thể chuyển tải hết nội dung vấn đề cần thơng báo và
thêm vào đó những cảm xúc khơng cần nói bằng lời.
Hay là “Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
Chỉ với hai câu thơ chứa hai thành ngữ và một số từ ngữ khác, ngòi bút
điêu luyện của Nguyễn Du đã cô đúc vào đấy nhiều lượng thông tin và một loạt các
từ ngữ cần phải dùng để diễn tả dung mạo oai vệ lẫn khí phách anh hùng của người


14

chính nhân qn tử Từ Hải. Khơng cần dùng q nhiều từ ngữ, nhiều câu hay diễn
đạt dông dài, kể lể chi tiết tỉ mỉ, cách vận dụng thành ngữ thuần thục của Nguyễn Du
không những giúp ông khắc họa được hình ảnh của Từ Hải một cách sắc nét, gợi tả,
sinh động mà còn gởi gắm vào đấy nhiều xúc cảm thẩm mĩ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thành ngữ lúc nào cũng gọn hơn, ít chữ hơn
lời nói thường. Chẳng hạn, nói "lừ đừ" chỉ cần hai chữ, nhưng nói “lừ đừ như ơng từ
vào đền" phải mất năm chữ; nói "rất tàn bạo" chỉ mất ba chữ, nhưng nói "già khơng
bỏ, nhỏ khơng tha" phải cần sáu chữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ là dùng thành
ngữ thì lời nói hàm súc hơn bởi vì thành ngữ là phương tiện tu từ hay hơn, ý nhị hơn
lời nói thường.
b/ Tính biểu trưng
Hiểu một cách đơn giản, biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng này để
biểu hiện có tính chất tượng trưng cho một sự vật, hiện tượng khác. Xét về bản thể,
mỗi hình ảnh biểu trưng gồm có hai phần: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu

đạt là mặt vật chất của ký hiệu, là cái hình thức bao bọc bên ngồi được cảm nhận
bằng các cơ quan cảm giác, đóng vai trò biểu hiện. Ngược lại, cái được biểu đạt là
mặt ý thức tinh thần, là nội dung, bản chất trừu tượng bên trong của ký hiệu được
biểu hiện qua cái vỏ biểu đạt vật chất. Cả hai đều có sự tác động qua lại và phương
thức chuyển nghĩa giữa chúng chủ yếu dựa trên quan hệ tương đồng và tương cận.
Về mối quan hệ hai mặt này, có người cho rằng nó mang tính võ đốn, cịn ý kiến
khác thì cho rằng nó do sự quy chiếu. Ở đây, người viết thiên về ý kiến thứ hai cho
rằng mối quan hệ qua lại giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt được hình thành trên
sự quy chiếu.
Trong thành ngữ, tính biểu trưng thể hiện vơ cùng rõ nét. Một thành ngữ
bao giờ cũng sử dụng một hình ảnh biểu trưng để biểu hiện có tính chất tượng trưng
cho một sự vật, hiện tượng khác cần nói rõ. Chúng ta có thể nói rằng: Nghĩa của
thành ngữ là nghĩa biểu trưng. Ý nghĩa mà các hình ảnh biểu tượng mang lại luôn
gắn liền với nếp nghĩ, lối tư duy của một cộng đồng dân tộc. Mỗi hình ảnh biểu trưng
ln có nguồn quy chiếu (tên gọi của các sự vật hiện tượng) và đích quy chiếu (các


15

phạm trù trừu tượng để tạo nên nghĩa biểu trưng). Ta có các hình ảnh đơi má, đóa
hoa biểu trưng cho hình ảnh người phụ nữ hoặc vẻ đẹp của họ; bụng, dạ, lịng, gan
biểu tượng cho tư tưởng tình cảm của con người; còn tay-chân-vai biểu trưng cho
mặt thể chất, hành động, việc làm, khả năng lao động hoặc sức mạnh của người lao
động; ong, bướm là biểu tượng của thái độ, hành động khơng đoan chính, khơng
trong sáng trong tình cảm nam nữ; các hình ảnh con vật như: chuột, mèo, rắn, sói,
hùm, ruồi, muỗi, quạ là biểu trưng cho những kẻ nham hiểm, xấu xa, độc ác.
Mỗi thành ngữ thường có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Chẳng hạn, khi
nghe nói một người nào đó "vắt cổ chày ra nước" thì khơng ai mất cơng suy nghĩ
xem vắt chày có ra nước được khơng hoặc người kia tại sao không vắt thứ khác để
lấy nước mà lại lấy cái chày mà ai cũng hiểu ngay là hắn ta rất hà tiện, rất chắt mót.

Khi nghe nói một người nào đó có cơ thể "đồng gân thiết cốt" thì khơng ai thắc mắc
rằng anh ta có gân cứng như đồng, xương cứng như sắt thật không mà ai cũng
hiểu ngay là người phát biểu muốn cực tả thân hình vạm vỡ và sức mạnh phi thường
của người đó. Tùy vào sự đánh giá tốt xấu, tính thẩm mĩ, tính chất, trạng thái của
những hình ảnh, hiện tượng được làm biểu trưng mà sắc thái biểu cảm của thành ngữ
có thể âm tính hoặc dương tính.
Hơn nữa, tuy mỗi hình ảnh biểu tượng ln được mặc định sẵn cho một
hình ảnh, khái niệm, hiện tượng nào đó, nhưng sắc thái ý nghĩa âm tính hay
dương tính của hình ảnh biểu tượng cũng có mức độ khác nhau tùy theo ngữ cảnh.
Đây là lí do tại sao thành ngữ luôn hàm chứa một lượng nội dung ý nghĩa vô cùng
phong phú và những sắc thái biểu cảm tinh tế, đa dạng dù xuất hiện trong thành ngữ
luôn là những hình ảnh quá đỗi quen thuộc, mộc mạc và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thường tính biểu trưng của thành ngữ tồn tại ở hai mức độ:
* Mức độ biểu trưng thấp: là những thành ngữ có nghĩa dường như hiện rõ
ở cấu trúc bề mặt của ngôn từ. Thường nó chỉ có một bộ phận nhỏ mang tính biểu
trưng và ta có thể hiểu được chúng một cách dễ dàng.
Ví dụ : “ngu như bị” là thành ngữ biểu trưng cho sự ngu dốt, trong đó chỉ có
hình ảnh con bò là biểu trưng cho sự ngu dốt.


16

* Mức độ biểu trưng cao:
Là những thành ngữ mà nghĩa của nó ẩn đằng sau cấu trúc bề mặt ngơn từ.
Ta phải thơng qua con đường loại suy thì mới hiểu được nghĩa của thành ngữ.
Nhìn chung, những thành ngữ loại này được hình thành bằng con đường liên tưởng
thơng qua hai phương thức ẩn dụ và hốn dụ. Các thành ngữ ẩn dụ hóa hay hốn dụ
hóa có ý nghĩa biểu trưng sẽ được xây dựng trên cơ sở của hình ảnh nhất định.
Qua thành phần nghĩa đen có những hình ảnh cụ thể ấy, người thực hiện phải thực
hiện quy tắc suy ý theo phương thức tư duy ẩn dụ hoặc hoán dụ để rút ra điều cuối

cùng mang tính trừu tượng (nghĩa bóng) mà người viết muốn truyền đạt.
Ví dụ : Các hình ảnh “bụng, dạ, lịng” biểu tượng cho tư tưởng tình cảm của
con người: Bụng bảo dạ, đi guốc trong bụng, bụng bồ dao găm, bụng làm dạ chịu;
ruột để ngoài da, thẳng như ruột ngựa, lịng gấm miệng vóc, lịng chim dạ cá, lòng
lang dạ thú, lòng ngay dạ thẳng, lòng son dạ sắt, lịng tham khơng đáy. Các hình ảnh
con vật như: chuột, mèo, rắn, sói, hùm, ruồi, muỗi, quạ là biểu trưng cho những kẻ
nham hiểm, xấu xa, độc ác: Chuột sa hủ nếp, chuột đội vỏ trứng, mèo mả gà đồng,
mèo đàng chó điếm, mèo già hóa cáo, khẩu xà tâm Phật, miệng hùm nọc rắn, miệng
hùm gan sói, cáo mượn oai hùm, quạ tha ma bắt.
c/ Tính hình tượng và tính cụ thể
● Tính hình tượng
Một đặc điểm nổi bật của thành ngữ là tính hình tượng. Đặc điểm này có được
do tính tất yếu của tính biểu trưng hay nói cách khác tính biểu trưng đã mang đến hệ
quả là tính hình tượng. Tính chất này sẽ giúp người tiếp nhận thành ngữ tưởng
tượng, liên tưởng ngay đến những hình ảnh, hiện tượng, tính chất mà người viết hay
người nói muốn thể hiện. Hơn thế nữa, tác động của tính tình tượng là gây ra những
ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột và sâu sắc.
Về tính hình tượng, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Tính hình tượng của thành ngữ
là do kết quả tất yếu của tính biểu trưng” và do “việc tái hiện những hình ảnh về các
sự vật, hiện tượng” [6; 71]. Còn Nguyễn Thiện Giáp phát biểu: “Những hình ảnh
trong thành ngữ tồn tại độc lập, song song với ý nghĩa của thành ngữ. Vì thế, thành


17

ngữ có giá trị gợi tả. Giá trị gợi tả này được củng cố ở thành ngữ ngay cả khi hình
thái bên trong của thành ngữ bị lu mờ hoặc lãng qn.” [20; 183]
Nhờ vào tính hình tượng, người viết- người nói khơng mất nhiều thời gian
diễn giải dài dịng quanh co điều mình muốn nói mà chỉ cần dùng một thành ngữ có
ý nghĩa tương đương là người đọc-người nghe có thể hiểu được nội dung ý nghĩa và

cảm xúc thẩm mĩ mà người dùng muốn chuyển tải.
Chẳng hạn, xét các thành ngữ “mặt xám mày xanh”, “đỏ mặt tía tai”, “bầm
gan tím ruột”. Thơng thường, người ta hay tri nhận tâm trạng con người qua màu sắc
nét mặt: màu đỏ hay tím gắn liền với sự tức giận, màu tái-xanh xám là biểu hiện của
sự buồn đau hay sợ hãi, màu hồng là thông điệp hạnh phúc vui vẻ. Chính vì vậy, khi
đọc những thành ngữ trên, tự bản thân người nghe-người đọc có thể hình dung ngay
và hiểu ngay những trạng thái xúc cảm mà người sử dụng muốn ám chỉ.
● Tính cụ thể
Do thành ngữ mang tính hình tượng nên nó cũng mang tính cụ thể. Tính cụ
thể của thành ngữ thể hiện ở tính bị quy định về phạm vi sử dụng, tức là không phải
thành ngữ nào cũng có thể được dùng cho mọi đối tượng muốn hướng tới.
Ví dụ, những thành ngữ “Hoa cười ngọc thốt, hoa nhường nguyệt thẹn, mày
tằm mắt phụng, mặt hoa da phấn, quốc sắc thiên hương, chim sa cá lặn, nghiêng
nước nghiêng thành,..” chỉ được dùng để ca ngợi vẻ đẹp của nữ nhi chứ không phải
nam nhi; loạt thành ngữ “chó chui gầm chạn, chó có váy lĩnh, chó cụp tai,…” đều có
hình ảnh biểu trưng là con chó nhưng ở mỗi trường hợp thì nó lại có ý nghĩa khác
nhau với nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau: “chó chui gầm chạn” nhằm chê kẻ ác đã
bị thất thế, “chó có váy lĩnh” chê kẻ hay khoe khoang hão, “chó cụp tai” chế giễu kẻ
thua cuộc phải rút lui trong nhục nhã và loạt thành ngữ này chỉ được dùng để chỉ
những đối tượng mà chúng ta khinh khi hay thù ghét mà thơi.
Tính cụ thể của thành ngữ còn được thể hiện ở việc bị quy định về sắc thái
ngữ nghĩa. Cùng nói đến một hình ảnh, hiện tượng, trạng thái, tính chất nhưng mỗi
thành ngữ chỉ nêu bật lên một khía cạnh ngữ nghĩa riêng với từng đối tượng hay
cảnh huống riêng.


18

Ví dụ: cùng nói về “sự liều lĩnh” nhưng mỗi thành ngữ chỉ nêu bật lên một
khía cảnh của tính cách này:

+ “Bán trời không văn tự” là sự liều lĩnh của kẻ trơ tráo, gian manh.
+ “Cầm gậy chọc trời” là sự liều lĩnh của kẻ ngang tàng, không tự lượng
sức mình.
+ “Lấy trứng chọi đá”, “châu chấu đá xe (voi)” là sự liều lĩnh của kẻ
bướng bỉnh, ngang tàng, khơng biết mình biết người.
+ “Chó dại cắn càn” là sự liều lĩnh của kẻ tinh thần khơng cịn tỉnh táo,
sáng suốt, khơng ý thức được hành động.
+ “Chó cùng rứt giậu” là sự liều lĩnh của kẻ cùng đường khơng lối thốt.
Như vậy, chính tính bị quy định về sắc thái ngữ nghĩa đã làm cho ý nghĩa
của các thành ngữ hẹp lại đồng thời tính cụ thể tăng lên, làm tăng giá trị miêu tả, gợi
cảm. Như Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Thành ngữ thường biểu thị sự vật hiện
tượng thơng qua một hình ảnh cụ thể. Do đó nghĩa của thành ngữ trở nên cụ thể sinh
động và thành ngữ trở nên có giá trị miêu tả, gợi cảm. Nhờ sự tồn tại của hình ảnh
cụ thể ở thành ngữ mà nghĩa của nó ln ln có tính cụ thể. Thành ngữ có tính cụ
thể, thành ngữ khơng có tính chất khái qt, khơng có diện chung lẫn diện riêng của
ý nghĩa như các từ.” [21; 106]
d/ Tính biểu thái
Trong mỗi thành ngữ, ngồi phần nội dung mang ý nghĩa định danh hay
ý nghĩa miêu tả bình thường ra cịn bao hàm cả sắc thái bình giá. Chính tính biểu thái
đã làm cho sắc thái ý nghĩa của thành ngữ bị thu hẹp phạm vi nhưng tính cụ thể càng
cao hơn. Như vậy, tính biểu thái của thành ngữ thể hiện ở việc đánh giá tốt hay xấu,
kính trọng hay khinh thường, khen ngợi hay chê bai, xót thương hay trách móc đối
với đối tượng được đề cập đến.
Về vấn đề này, Nguyễn Thiện Giáp đưa ý kiến: “Bên cạnh nội dung trí tuệ,
các thành ngữ bao giờ cũng kèm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định hoặc là
kính trọng tán thành, hoặc là chê bai khinh rẻ, hoặc là ái ngại xót thương.” [20; 83]


19


Vũ Đức Nghiệu nhận định: “Khi bày tỏ sự đánh giá tích cực về người, vật,
thuộc tính, hoặc hành vi... nào đó với ý vừa lịng, vì cho rằng như thế là tốt, là giỏi,
là đạt yêu cầu, đáng được đánh giá cao..., chúng ta đã thực hiện một hành vi, một thái
độ khen người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi... đó. Một biểu thức ngơn ngữ có hàm ý
đánh giá tích cực về người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi... cho rằng như thế là tốt,
đẹp, giỏi, là đạt yêu cầu, đáng được đánh giá cao... được coi là biểu thức ngơn ngữ
có hàm ý khen” và “Ngược lại với khen, chê là hành vi bày tỏ thái độ khơng ưa
thích, khơng vừa ý, đánh giá thấp, theo chiều hướng tiêu cực vì cho là kém, là xấu,
khơng đạt u cầu, khơng được bình thường...” [81]. Qua một bài khảo sát, ơng kết
luận:“Số thành ngữ nói về con người mà có bao hàm ý khen chiếm tỷ lệ khiêm tốn
hơn rất nhiều so với những thành ngữ có bao hàm ý chê bai.” [81]
Tiếng Việt có rất nhiều thành ngữ mang sắc thái biểu cảm dương tính: khen
tặng người to lớn có sức khỏe ( Chân đồng vai sắt; đỏ da thắm thịt; có da có thịt;;
mình đồng da sắt; khoẻ như vâm; khoẻ như trâu,…); ngợi ca tính cách đạo đức (hiền
minh sáng trí; hiền nhân quân tử; đạo cao đức trọng) hay năng lực trí tuệ (đức rộng
tài cao, văn hay chữ tốt, đa mưu túc trí),…hay đó là những thành ngữ mang sắc thái
âm tính: chê bai dung mạo (ma chê quỷ hờn, ti hí mắt lươn, rậm râu sâu mắt, bụng
thúng cáo lưng cách phản); chê kẻ lười biếng, yếu ớt (ăn như rồng cuốn, nói như
rồng leo, làm như mèo mửa; dài lưng tốn vải; cắn cơm không vỡ) hay phê phán kẻ
dối trá xảo quyệt (giả nhân giả nghĩa, đánh lận con đen, nước mắt cá sấu, lừa thầy
phản bạn, ba que xỏ lá); chỉ trích thói keo kiệt đến bần tiện (rán sành ra mỡ, bòn tro
đãi trấu, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành) hay tham lam (được voi đòi tiên; bưởi
cũng tham cam cũng muốn; được con chị, thèm con em,...).
Như vậy, khi sử dụng thành ngữ, chúng ta cần phải lưu ý đến các sắc thái
biểu cảm khác nhau của thành ngữ để có thể sử dụng chúng đúng nơi, đúng lúc
và không những truyền đạt được hết ý định của mình mà cịn phát huy giá trị của
thành ngữ về cả phần nội dung ý nghĩa thẩm mỹ lẫn sắc thái biểu cảm đi kèm.
e/ Tính dân tộc
Có thể nói rằng, thành ngữ chính là tấm gương của nền văn hóa mỗi dân tộc.



20

Nếu muốn tìm hiểu mọi vấn đề, mọi phương diện đặc trưng của một dân tộc, chúng
ta có thể tìm hiểu chúng trong thành ngữ. Qua kho tàng thành ngữ dân tộc, bức tranh
về cuộc sống của tổ quốc Việt Nam qua mấy nghìn năm lịch sử và đặc trưng tư duy
của người Việt đã hiện lên thật sinh động và tồn mỹ. Tính dân tộc của thành ngữ
được minh chứng rõ nét qua những hình ảnh đậm chất Việt Nam. Đó là những hình
ảnh vơ cùng quen thuộc, mộc mạc, giản dị, gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao
động sản xuất của nhân dân Việt Nam, như các đồ vật, thực vật hay động vật mắt
thấy tay sờ hàng ngày. Phạm Đan Quế nhận định: “Thành ngữ gắn liền với điều kiện
lịch sử của một xã hội, một dân tộc nên nó mang nặng tính dân tộc” [61;99]
Chúng ta có thể kể đến những hình ảnh động vật như: con trâu
(trâu cày ngựa cưỡi; trâu lấm vẩy càn), con chuột (chuột sa hủ nếp, chuột chạy cùng
sào, đầu voi đi chuột, chuột chù đeo đạc,..),con chó ( cắn nhau như chó với mèo,
chó cái trốn con, chó đen giữ mực,..) con cóc ( cóc đi guốc, khỉ đeo hoa; cóc mở
mồm, cóc vàng cóc tía,...) hay con cua (cua có óc, cóc có gan; cua nhà nọ rọ nhà
kia; chữ như cua bò,..), con đỉa (đỉa đeo chân hạc, dai như đỉa,..). Ngồi ra, có thể
kể đến những đồ vật thường dùng gắn liền với việc lao động hàng ngà của nhân dân
như: cái cày ( bóc áo tháo cày, đẽo cày giữa đường,..); cái chày, cái cối (cãi chày cãi
cối, vắt cổ chày ra nước,...), cái niêu (ăn xó mó niêu), cái khố

(bạn

nối khố; khố rách áo ơm); hay tên gọi các món ăn (ăn chực địi bánh chưng; ăn mắm
mút giịi; ăn mày địi xơi gấc,…)
Tất cả những hình ảnh ấy đều mang đậm màu sắc quê hương Việt Nam.
Đây là một trong những lý do khiến người dân Việt yêu thích và hay sử dụng chúng
trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: trong giao tiếp hay hát hò, khi lao động,
lúc tiệc tùng, khi làm lễ,... Như vậy, chính những hình ảnh được chứa đựng trong

thành ngữ đã làm cho thành ngữ thêm gần gũi, quen thuộc, dễ nhớ đối với người dân
Việt Nam và vì thế họ sử dụng chúng như một thói quen phải có trong lời nói,
khơng dùng thành ngữ thì lại thấy lời nói mình nhạt nhẽo khơ khan và khơng có
sức thuyết phục, khơng bổng trầm hấp dẫn.
Thành ngữ không chỉ được dùng trong giao tiếp hàng ngày, chúng được


21

người nghệ sĩ nâng niu trên trang viết của mình như một chất liệu đặc sắc
nhằm tơn lên tính dân tộc cho lời văn lời thơ của mình.
Đọc những trang viết của Bác Hồ, được nghe lời Bác nói, chúng ta sẽ thấy
những câu chữ, phát ngôn ấy không những quá đỗi thân thương, mộc mạc, giản dị và
gần gũi mà cịn rất thuyết phục, đầy sức lơi cuốn, hấp dẫn. Thành cơng của Người có
được một phần là do sự có mặt thường xuyên của thành ngữ trong cách viết, cách
nói, cách dùng từ. Chẳng hạn, Bác đã nói về thủ đoạn bóc lột về mặt kinh tế của bọn
đế quốc tư bản và lợi ích của hợp tác xã như sau: “Hồi bấy giờ, tư bản và đế quốc
chủ nghĩa bóc tước dân ta chẳng sót cách gì, chúng còn lấy tiền dân trở lại áp bức
dân, chúng nó đã rán sành ra mỡ, lại cịn lấy gậy thầy đánh lưng thầy, cho nên hợp
tác xã trước hết là có lợi cho dân, sau là bớt sức bóp nặn của bọn tư bản và đế quốc
chủ nghĩa”. Vấn đề Bác đưa ra tuy là một vấn đề cơ bản của lý luận chính trị, thơng
thường rất khơ khan và xa lạ, khó hiểu với đại đa số người dân, nhưng khi câu nói
được Bác

diễn đạt sinh động bằng hai thành ngữ thì nó lại trở nên dễ hiểu, minh

bạch và mang sức thuyết phục cao. Hồ Chí Minh cịn là người đã góp cơng lao
khơng nhỏ trong việc sáng tạo thành ngữ, tục ngữ để làm giàu thêm kho tàng thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam. Tương tự như vậy, những câu thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Châu Trinh cũng thật đậm đà bản

sắc dân tộc, một phần là do sự sử dụng điêu luyện thành ngữ dân tộc.
Một biểu hiện nữa về tính dân tộc của thành ngữ là ở phương diện thành ngữ
đã vẽ nên những bức tranh đời sống, những dấu ấn văn hóa-lịch sử, những tâm sự,
nỗi niềm, những chiêm nghiệm sâu sắc của nhân dân ta qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Đó là những thành ngữ nói về nguồn gốc người Việt : con rồng cháu tiên, con Hồng
cháu Lạc, con cháu Lạc Hồng,..Đó là những bức tranh nho nhỏ về nếp sống và
sinh hoạt, sản xuất của người Việt Nam : năm nắng mười mưa; đầu tắt mặt tối,
ăn chắc mặc bền, ăn hiền ở lành, tay làm hàm nhai, thức khuya dậy sớm, chân lấm
tay bùn, buôn tảo bán tần; hay những tâm sự nỗi niềm của người dân Việt qua các
chế độ, nhiều thăng trầm lịch sử: bảy nổi ba chìm, ba thê bảy thiếp, chồng chúa vợ
tơi,chiếc bách sóng đào, chí tang bồng, quan tha ma bắt, quan tham lại nhũng,…


×