Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Tư tưởng chính trị triều nguyễn giai đoạn 1802 1884

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--

***--

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1802 - 1884

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--

***--

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1802 - 1884
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ MAI

TP. HỒ CHÍ MINH – 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa ai công bố.
Người cam đoan

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ Q TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN ....................... 8
1.1 CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐÊ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN ............................................ 8
1.1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội ...................................................................... 8
1.1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị triều Nguyễn ............. 20
1.2 Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU
NGUYỄN .............................................................................................. 45
1.2.1 Giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng chính trị triều Nguyễn 46
1.2.2 Giai đoạn suy yếu của tư tưởng chính trị triều Nguyễn.................. 55
Chương 2. NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN............................................................ 65
2.1 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN ................. 65

2.1.1 Tư tưởng xây dựng một quốc gia độc lập, thống nhất...................... 66
2.1.2 Tư tưởng về vị trí, vai trị của dân và mối quan hệ giữa vua với dân 76
2.1.3. Tư tưởng kết hợp đức trị với pháp trị trong đường lối trị nước ....... 88
2.2. GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
TRIỀU NGUYỄN ................................................................................ 108
2.1.1 Giá trị và hạn chế của tư tưởng chính trị triều Nguyễn .................. 108
2.2.2 Bài học lịch sử của tư tưởng chính trị triều Nguyễn với cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước hiện nay .......................................................... 118
KẾT LUẬN ........................................................................................ 130
PHỤ LỤC ........................................................................................... 133
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 143


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với 143 năm tồn tại, triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của
Việt Nam - đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc. Dấu ấn đó
biểu hiện ở sự đan xen giữa cái tiến bộ và bảo thủ, tích cực và hạn chế. Triều
Nguyễn - một triều đại đã thống nhất được đất nước sau hơn hai trăm năm
chia cắt song cũng chính triều đại đó lại được thiết lập dựa trên sự trợ giúp
của ngoại bang, không những thế về sau lần lượt cắt đất cho Pháp và để mất
nước vào tay thực dân Pháp.
So với những triều đại trước, mơ hình tổ chức nhà nước của triều
Nguyễn đã đạt đến sự hoàn bị, trong đó có những chính sách khuyến khích
khai hoang, thủy lợi đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Tuy
nhiên, triều Nguyễn cũng là triều đại mà nạn đói diễn ra khá thường xuyên và
phải liên tục đối phó với rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nơng dân. Bên cạnh
đó, chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, một mặt thể hiện nguyện vọng bảo

vệ lợi ích quốc gia, mặt khác, nó cũng gây nên những sự bất bình trong nhân
dân và tạo thêm cái cớ cho sự xâm lược của thực dân Pháp… Tất cả sự đối lập
ấy đã làm cho bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ trở nên phức
tạp. Trong bức tranh xã hội đó khơng thể khơng nhắc đến lĩnh vực chính trị.
Chính trị là lĩnh vực giữ vị trí quan trọng góp phần làm nên sự hưng
thịnh hay suy vong của nước nhà. Chính trị có ổn định thì xã hội mới phát
triển. Cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như những
chính sách quản lý, lãnh đạo đất nước của giai cấp cầm quyền do tư tưởng
chính trị của mỗi giai đoạn lịch sử chi phối. Tư tưởng chính trị có đáp ứng
được những yêu cầu mà thời đại đặt ra thì mới thúc đẩy được sự phát triển của
xã hội. Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, phức tạp, tư tưởng chính trị
triều Nguyễn đã bộc lộ những mặt hạn chế, lạc hậu hơn so với thời đại. Chính


2

vì vậy đã dẫn đến sự thất bại của triều Nguyễn trước sự xâm lược của thực
dân Pháp.
Nghiên cứu tư tưởng chính trị triều Nguyễn trong dịng lịch sử tư tưởng
Việt Nam sẽ góp phần tìm hiểu, chọn lọc các giá trị truyền thống phục vụ yêu
cầu phát triển đất nước hiện nay. Đồng thời, từ góc độ tiếp cận lịch sử tư
tưởng, sẽ góp thêm một cái nhìn tồn diện, khách quan hơn về vị trí, vai trị
của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc; rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc
xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Xuất phát từ những lý do mang tính
lý luận và thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Tư tưởng chính trị triều
Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết khác nhau gián
tiếp, trực tiếp bàn về tư tưởng chính trị nhà Nguyễn với các hình thức và
mức độ khác nhau theo những hướng sau:

Hướng thứ nhất, đó là những cơng trình khoa học trình bày và phân
tích những sự kiện lịch sử của nhà Nguyễn. Trước hết phải kể đến các bộ
sử lớn được biên soạn dưới triều Nguyễn như: Đại Nam thực lục gồm 10
tập (Nxb. Giáo dục); Minh Mệnh chính yếu gồm 3 tập (Nxb. Thuận Hóa,
Huế); Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ gồm 15 tập (Nxb. Thuận Hóa,
Huế, 1993), Quốc triều sử toát yếu của Cao Xuân Dục (Nxb.Văn học), Đại
Nam liệt truyện gồm 4 tập (Nxb. Thuận Hóa); và một số cơng trình nghiên
cứu của các tác giả khác như Chân dung các vua Nguyễn, tập 1 của tác giả
Đỗ Bang (Nxb. Thuận Hóa); Trần Quỳnh Cư – Trần Việt Quỳnh, Mười ba
đời vua nhà Nguyễn (Nxb. Thuận Hóa); Trương Hữu Quýnh (chủ biên),
Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1 (Nxb. Giáo dục); Đinh Xuân Lâm (chủ
biên), Đại cương lịch sử Việt Nam tập 2 (Nxb. Giáo dục); … Các cơng
trình nghiên cứu trên đã tái hiện lại những biến cố lịch sử cũng như các


3

nhân vật lịch sử có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của
tư tưởng chính trị nhà Nguyễn. Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu
của các nhà khoa học về những lĩnh vực khác nhau trong xã hội Việt Nam
dưới triều Nguyễn như Tình hình ruộng đất nơng nghiệp và đời sống nơng
dân dưới triều Nguyễn của 2 tác giả Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang (Nxb
Thuận Hóa); Kinh tế thủ cơng nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam
dưới triều Nguyễn của Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (Nxb. Thuận Hóa); Bang
giao Đại Việt, tập 5: triều Nguyễn của Nguyễn Thế Long (Nxb.Văn hóa
thơng tin); Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của
Nguyễn Thế Anh (Nxb. Lửa Thiêng); Việt Nam thế kỷ XIX (19072-1884)
của Nguyễn Phan Quang (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh); Yoshiharu Tsuboi,
Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885, (Nhã Nam và
Nxb.Tri Thức); … Các tác phẩm này đã phân tích sâu sắc các vấn đề về

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dưới triều Nguyễn – cơ sở hiện thực trên
đó tư tưởng hình thành và phát triển.
Hướng thứ hai, là các cơng trình khoa học nghiên cứu ở góc độ văn
hóa, chính trị, tơn giáo. Có thể kể đến các cơng trình: Thể chế chính trị Việt
Nam trước cách mạng tháng Tám dưới góc nhìn hiện đại của TS Lưu Văn
An, Nxb. Chính trị quốc gia; Phan Đăng Thanh ( chủ biên), Vấn đề quản lý
nhà nước và củng cố pháp quyền trong lịch sử Việt Nam, tập 2 (Nxb. Chính
trị quốc gia); Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn của tập thể tác giả Phan
Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thanh Lân, Nguyễn
Ngọc Quỳnh; Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802
đến năm 1884 của Lê Thị Thanh Hòa ( Nxb. Khoa học xã hội); Đỗ Bang (chủ
biên), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802 – 1884), Nxb. Thuận
Hóa; Đỗ Bang, Triều Nguyễn: thiết chế tập quyền và các chế tài điều tiết cực
quyền, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1,2 năm 2007;… . Các tác giả đã cung


4

cấp một cái nhìn tồn diện về thể chế chính trị triều Nguyễn với cả những mặt
tích cực và hạn chế của nó. Bên cạnh đó, chính sách của triều Nguyễn với
Kito giáo cũng dành được sự quan tâm của nhà nhà khoa học như Nguyễn
Quang Hưng với cơng trình Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (18021884), (Nxb. Tơn giáo); Nguyễn Quang Hưng, Những lý do văn hố – chính
trị và tơn giáo trong chính sách cấm đạo của Minh Mệnh, tạp chí triết học số
7, năm 2004; Đỗ Bang, Về chính sách tơn giáo của triều Nguyễn – những
kinh nghiệm lịch sử, tạp chí nghiên cứu tơn giáo, số 6, năm 2007,… . Các tác
giả đã phân tích chính sách của triều Nguyễn với đạo Kitơ và chỉ rõ những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chính sách cấm đạo gay gắt của các vua Minh
Mệnh, Tự Đức và những hệ quả mà các chính sách ấy mang lại. Các vấn đề
về văn hóa, xã hội khác cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
như Nguyễn Phong Nam (chủ biên), Những vấn đề lịch sử và văn chương

triều Nguyễn (Nxb. Giáo dục); Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn
hóa Việt Nam, tập 3 (Nxb. Giáo dục); Đàm Thị Uyên, Chính sách dân tộc của
các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI- đến giữa thế kỷ XIX (Nxb.Văn
hóa dân tộc);… Các tác giả đã có những nhận định, đánh giá về cả giá trị và
hạn chế trong các chính sách phát triển đất của triều Nguyễn.
Hướng thứ 3, các cơng trình nghiên cứu ở góc độ lịch sử tư tưởng
như: Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tơng đến
Minh Mệnh của PGS Đặng Trần Duệ, (Nxb. Chính trị quốc gia); Nguyễn
Hùng Hậu (chủ biên); Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (Nxb.
Đại học Quố gia Hà Nội); Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Lịch
sử tư tưởng chính trị (Nxb. Chính trị Quốc gia). Các tác giả đã phân tích
những tư tưởng chính trị, triết học chủ yếu của triều Nguyễn, chủ yếu là
của Minh Mệnh với những nhận định rất trân trọng. Tư tưởng canh tân
dưới triều Nguyễn cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Lê


5

Thị Lan, Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Nxb. Khoa
học xã hội); Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn của Đỗ Bang
và nhiều tác giả khác (Nxb. Thuận Hóa); Nguyễn Trường Tộ với vấn đề
canh tân đất nước, (Trung tâm nghiên cứu Hán Nơm xuất bản);… Các tác
giả đã phân tích những nội dung cơ bản của các nhà cải cách và chỉ rõ
những nguyên nhân dẫn đến thất bại của tư tưởng cải cách ở Việt Nam thế
kỷ XIX. Ngoài ra, cịn có các tác phẩm đề cập khá tồn diện tư tưởng triều
Nguyễn và rút ra đánh giá về vị trí, vai trị của hệ tư tưởng triều Nguyễn,
có thể kể đến : Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế
kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (Nxb. Khoa học Xã hội); Lê Sỹ Thắng
(chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2 (Nxb. Chính trị quốc gia)
Như vậy, các cơng trình trên đã mang lại một cái nhìn tổng quát về xã

hội Việt Nam thế kỷ XIX, những khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của triều
Nguyễn với những mặt tích cực và hạn chế của nó. Đây là nguồn tư liệu quý
giá đối với tác giả trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Ngồi ra, từ
những năm 90 trở lại đây, đã có nhiều cuộc hội thảo ở nhiều cấp khác nhau
về triều Nguyễn, đáng chú ý là Hội thảo khoa học cấp quốc gia năm 2008 với
chủ để “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế
kỷ XVI đến thế kỷ XIX”. Tuy có nhiều vấn đề cịn tranh cãi, nhưng có những
vấn đề quan trọng đạt được sự thống nhất cao của tất cả các nhà khoa học
trong việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Thứ nhất, các chúa
Nguyễn đã có cơng mở mang bờ cõi từ bắc Phú Yên vào tận đồng bằng sông
Cửu Long; đưa nền kinh tế miền Nam từ hoang sơ phát triển rất nhanh, khơng
chỉ kịp mà cịn vượt Đàng Ngoài. Thứ hai, dù Tây Sơn đã chấm dứt việc chia
cắt đất nước, nhưng chính Nguyễn Ánh mới là người thống nhất Việt Nam
thật sự, trên một lãnh thổ gần như tương đương nước Việt Nam hiện đại bao
gồm cả đất liền và hải đảo, kể cả Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời quản lý


6

chính quyền rất chặt chẽ. Thứ ba, triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ,
vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được: ba di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới: kinh
thành Huế, Hội An, nhã nhạc cung đình Huế; và Mộc bản triều Nguyễn được
UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc “Chương trình ký ức thế
giới”. Dù vậy, nhìn chung cho đến nay, chưa có một cơng trình nào đề cập một
cách hệ thống tư tưởng chính trị triều Nguyễn. Trên cơ sở kế thừa những kết
quả nghiên cứu từ những người đi trước, tác giả cố gắng trình bày một cách
tồn diện hơn về sự hình thành, quá trình phát triển và những nội dung tư tưởng
cơ bản của tư tưởng chính trị triều Nguyễn, từ đó rút ra những bài học lịch sử
với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Luận văn hướng tới mục tiêu làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng chính trị triều Nguyễn; từ đó rút ra những giá trị, bài học lịch sử với
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích đặt ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, phân tích cở sở kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận và quá
trình hình thành, tư tưởng chính trị triều Nguyễn;
- Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị
triều Nguyễn; rút ra những giá trị và hạn chế của nó và những bài học
lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung tìm hiểu tư tưởng chính trị của giai cấp cầm
quyền nhà Nguyễn thời kỳ độc lập, tự chủ ( từ năm 1802 đến năm 1884).


7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong q
trình thực hiện luận văn này, tác giả cịn kết hợp một số phương pháp cụ
thể như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp logic - lịch sử, diễn dịch và quy nạp,… .
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần tìm hiểu hệ thống tư tưởng chính trị Việt Nam
trong suốt q trình dựng và giữ nước, cụ thể ở đây là triều Nguyễn giai
đoạn 1802 -1884.

Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu,
nghiên cứu và học tập mơn lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, lịch sử tư
tưởng Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn
Để đạt được mục đích và giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra, ngoài
phần mở đầu phần kết luận và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2
chương, 4 tiết, và danh mục tài liệu tham khảo


8

CHƯƠNG 1
TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN
1.1 CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐÊ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRIỀU NGUYỄN

1.1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
Theo tác giả Nguyễn Hồi Văn “tư tưởng chính trị là các quan niệm
của các giai cấp, các nhóm xã hội về thực tiễn chính trị, xoay quanh trục cơ
bản nhất là vấn đề quyền lực, bao gồm cả việc giành, giữ, tổ chức và sử
dụng quyền lực của nhà nước” [73, 80]. Là một hiện tượng lịch sử - xã
hội, tư tưởng chính trị xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và nhà
nước xuất hiện. Nó chính là sự phản ánh những quan hệ kinh tế - xã hội
trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Bởi vậy, để tìm hiểu tư tưởng
chính trị thì khơng thể bỏ qua việc tìm hiểu điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội – cái cơ sở trên đó nảy sinh tư tưởng.
Về chính trị, triều Nguyễn được kế thừa được thành quả to lớn của

phong trào Tây Sơn: đó là được làm chủ một dải đất rộng lớn, kéo dài từ ải
Nam Quan đến tận mũi Cà Mau. Nhưng đồng thời nó cũng tiếp nhận một di
sản khá nặng nề từ quá khứ. Nhà Nguyễn sẽ phải vừa thiết lập một cơ sở
vững chắc cho triều đại mình, đồng thời phải kiến tạo lại đất nước đã bị tàn
phá nặng nề bởi thời kỳ nội chiến kéo dài. Đối với các vua đầu triều
Nguyễn, đây là thử thách lớn. Để giải quyết nó cần có một đường lối chính trị
làm sao để vừa hồn thành tâm nguyện vừa khơng gây nên những phản ứng
trong xã hội.
Khó khăn trước mắt mà nhà Nguyễn phải giải quyết là tính chính
thống của triều đại và thu phục lịng người. Lịch sử Đại Việt là lịch sử dựng
và giữ nước. Những triều đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống ngoại xâm,


9

giành lại chủ quyền, độc lập cho dân tộc đều được nhân dân tin theo. Ngay
cả vương triều Trần, tuy nắm lấy ngai vàng từ tay nhà Lý, song với 3 lần
chiến thắng qn Ngun - Mơng thì địa vị thống trị của triều đại đã được
xác lập. Triều Nguyễn lại khơng có được cái uy tín ấy. Nguyễn Ánh đã lật
đổ triều Tây Sơn – triều đại vừa được thiết lập trên cơ sở đánh thắng quân
Thanh xâm lược. Nhưng khó khăn lớn nhất với triều Nguyễn chính là ảnh
hưởng của triều Lê. Nguyễn Ánh vốn là hậu duệ của các chúa Nguyễn – cựu
thần của vua Lê, mà nay lại xóa bỏ nhà Lê, lập nên triều đại mới. Như vậy là
trái với đạo lý của Nho giáo. Khó khăn này cịn được nhân lên gấp bội ở Bắc
Hà – nơi mà lòng người, nhất là các sĩ phu vẫn còn hướng về nhà Lê. Với
hơn 300 năm tồn tại, và nhất là thời kỳ huy hoàng dưới triều Lê Thánh Tông,
dấu ấn của nhà Lê quả không dễ phai mờ.
Vấn đề khó khăn tiếp theo cần giải quyết là vấn đề thống nhất thể
chế chính trị trong cả nước. Sau thời gian dài chia cắt, Đàng Trong và
Đàng Ngồi có những sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa. Liệu có

nên nhập ngay hai miền làm một, có cùng một thể chế, đặt dưới quyền của
một chính quyền trung ương hay khơng? Làm việc này đã khó nhưng khó
hơn là nhân dân và nhân sĩ Bắc Hà liệu có sẵn sàng chấp nhận hay khơng?
Và phải lựa chọn mơ hình nhà nước như thế nào để xóa bỏ nhanh chóng
những tàn dư của thời kỳ phân liệt, những mầm mống của nạn cát cứ để
phát triển đất nước ?
Tóm lại, thời kỳ phân liệt và nội chiến đã khiến nhà nước trung ương
suy yếu, các thế lực địa phương nổi lên. Vấn đề đặt ra đối với nhà Nguyễn
là phải nhanh chóng xác lập địa vị thống trị của mình, xây dựng bộ máy
nhà nước trung ương đủ mạnh để bảo vệ quyền lợi, địa vị thống trị của
vương triều, trấn áp các thế lực khác. Song đây là nhiệm vụ không hề đơn
giản đối với các vua đầu triều Nguyễn. Tính chính thống của triều đại, vấn


10

đề thu phục lòng người, nhất là lòng người ở Bắc Hà, là những thách thức
rất lớn phải giải quyết. Các vua triều Nguyễn sẽ phải cần đến một đường
lối chính trị mềm mỏng, khơn khéo để thu phục nhân tâm những cũng phải
cương quyết để lập lại trật tự xã hội, xác lập địa vị thống trị của mình.
Về kinh tế, cuộc nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến
đã tàn phá nặng nề nền kinh tế Đại Việt. Các biểu hiện của khủng hoảng đã
xuất hiện từ trước khi Gia Long lên ngôi. Để ổn định chính trị, tạo lập cơ
sở vững chắc cho sự thống trị của mình, triều Nguyễn phải nhanh chóng
khơi phục lại sức sản xuất xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
công cuộc khôi phục lại nền sản xuất nông nghiệp đã bị tàn phá bởi chiến
tranh kéo dài đối với triều Nguyễn quả khơng đơn giản bởi có quá nhiều
khó khăn, trong đó vấn đề ruộng đất – tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản
xuất nông nghiệp, là quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát
triển triều đại. Những năm chiến tranh loạn lạc, người nông dân bỏ làm đi

phiêu tán khắp nơi, đồng ruộng bị bỏ hoang. Tình hình này tạo điều kiện
thuận lợi cho nạn kiêm tính ruộng đất phát triển mạnh mẽ, nhiều đại địa
chủ xuất hiện. Hịa bình được lập lại, yêu cầu lịch sử lúc này hạn chế nạn
kiêm tính ruộng đất, giải quyết vấn đề ruộng cày cho người nông dân khi
họ trở về quê cũ. Triều Nguyễn tiếp tục đi theo con đường mà các triều đại
trước lựa chọn: dựa vào công điền, công thổ làng xã và chế độ quân điền để
giải quyết vấn đề. Song tình hình thực tiễn mà nhà Nguyễn phải đương đầu
khơng có tiền lệ trong lịch sử: sở hữu làng xã bị thu hẹp rất nhiều, sở hữu
tư nhân đã chiếm vị trí ưu thế chi phối các quan hệ ruộng đất. Vì vậy, triều
Nguyễn thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ và mở rộng diện tích ruộng đất
cơng làng xã. Nhà nước, một mặt cấm các làng xã không được bán đứt hay
cầm cố ruộng công, mặt khác thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường
diện tích ruộng đất cơng, thậm chí là can thiệp vào cả sở hữu của địa chủ


11

mà điển hình là việc thực hiện phép quân điền ở Bình Định. Chính sách này
vấp phải sự phản ứng gay gắt của giai cấp địa chủ nên kết quả khơng như
mong đợi, triều đình buộc phải thối lui. Tuy diện tích ruộng đất cơng
khơng cịn nhiều nhưng triều Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện chính sách
qn điền, coi nó như một biện pháp nhằm củng cố, bảo vệ ruộng cơng
làng xã và lấy đó làm cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và
ổn định tình hình đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện ruộng đất công đã
thu hẹp mà đối tượng được chia lại nhiều đã khiến diện tích ruộng cấp cho
dân thường càng ít đi và do đó họ lại càng phải lệ thuộc nhiều hơn vào
ruộng đất của quan lại địa chủ mà họ lĩnh canh thêm. Mặt khác, cơ sở
ruộng đất của quan lại chỉ còn thu gọn trong ruộng khẩu phần được chia
theo kỳ hạn, càng khiến họ tìm mọi cách mở rộng diện tích ruộng tư hữu
của mình. Trên thực tế, chính sách quân điền của nhà Nguyễn chỉ cịn là

biện pháp trói buộc người nơng dân vào tổ chức thôn xã để thực hiện nghĩa
vụ tô thuế, lao dịch, binh dịch đối với nhà nước. Thêm vào đó, nạn chấp
chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ và quan lại không ngừng phát triển
làm cho chế độ quân điền nhanh chóng bị phá sản, mâu thuẫn giai cấp càng
thêm gay gắt. Có thể nói, trước xu thế khách quan của lịch sử, nhà Nguyễn
đã gần như bất lực trong việc ngăn chặn xu hướng kiêm tính ruộng đất của
giai cấp địa chủ. Ruộng đất tiếp tục được tập trung trong tay những kẻ giàu
có, cịn người nơng dân thì hoặc trở thành tá điền hoặc bỏ làng đi phiêu tán.
Nếu triều Nguyễn khơng thành cơng trong chính sách ruộng đất thì
chính sách khai hoang lại thu được nhiều kết quả khả quan. Các vua
Nguyễn từ Gia Long cho đến Tự Đức, đặt biệt là Minh Mệnh đều rất chú ý
đến việc khai hoang trên khắp các vùng lãnh thổ từ biên giới, hải đảo, ven
biển, gò đồi,… .Nhà nước đã sử dụng các nguồn lực dôi thừa trong nơng
thơn tham gia việc khai hoang, từ binh lính, nông dân, tù phạm, địa chủ đến


12

quan lại, nhất là những viên quan có kinh nghiệm, uy tín. Nhiều hình thức
khai hoang khác nhau cũng được triển khai: khuyến khích nhân dân tự
động khai hoang, mộ dân khai hoang, thành lập đồn điền, doanh điền,… ..
Trong số các hình thức khai hoang, doanh điền là hình thức mang lại hiệu
quả cao nhất. Có thể nói, chính sách khai hoang là một thành tựu to lớn có
tác dụng tích cực trong sự phát triển kinh tế, xã hội, trị an và quốc phịng
của đất nước. Nó đã góp phần giải quyết nạn dân phiêu tán, mang lại ruộng
đất cho dân nghèo, thúc đẩy sự phát triển của nơng nghiệp, qua đó, giúp tạo
được sự ổn định xã hội.
Để phát triển nơng nghiệp, triều đình dành nhiều sự quan tâm và đầu
tư đối với công tác trị thủy và thủy lợi. Ở miền Bắc, triều Nguyễn đã đầu tư
nhiều về trí tuệ, tài chính để cứu vãn, cải thiện tình trạng xuống cấp của đê

điều ở miền Bắc. Các triều vua Gia Long, Minh mệnh nhiều lần ban bố
điều lệnh về đê điều, quy định về tuần phòng, khám đạc, tu bổ, phòng hộ
rất chặt chẽ cùng các biện pháp thưởng phạt nghiêm túc. Các cơ quan
chuyên trách về đề điều như Nha đê chính, các đồn thanh tra đê điều trung
ương được lập ra. Ở miền Nam, công tác thủy lợi lại tập trung vào việc tiêu
bớt nước ở miền đồng thấp. Nhà nước đã cho đào nhiều con sơng, kênh
rạch, trong đó kỳ vỹ nhất là sơng Vĩnh Tế dài 200 dặm, được hồn thành
dưới thời Minh Mệnh. Cộng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Nam
Bộ đã trở thành vựa lúa của cả nước. Có thể thấy, cơng việc thủy lợi ở Nam
hà thu được kết quả rất khả quan. Song, hiệu quả của công việc trị thủy ở
Bắc hà lại không được như vậy. Các cơ quan chuyên trách về đề điều như
Nha đê chính lập được một thời gian rồi lại bỏ nên nhiều việc làm không
triệt để, không thống nhất. Các đồn thanh tra, giám sát cũng khơng làm
thay đổi được tình hình. Thêm vào đó, việc chia đê cơng, đê tư cũng có
những mặt trái nhất định, ảnh hưởng đến công tác quy hoạch trên cả vùng.


13

Kết quả là dưới triều Nguyễn, hiện tượng vỡ đê khơng phải là chuyện hiếm,
trong 82 năm mà có đến 36 lần vỡ đê. Thậm chí, có đoạn đê bị vỡ liên tục
trong thời gian dài như đê Văn Giang có lúc bị vỡ đến 18 năm liền. Tình
trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người
dân. Như vậy, dù cịn gặp nhiều khó khăn, song với những biện pháp
khuyến nơng tích cực, triều Nguyễn đã từng bước khôi phục lại sản xuất
nông nghiệp vốn đã tiêu điều sau những năm chiến tranh, giúp ổn định
cuộc sống người dân.
Cùng với nơng nghiệp thì thủ công nghiệp là một lĩnh vực hết sức
quan trọng của nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Với mục đích tái thiết lại
đất nước sau cuộc nội chiến kéo dài, thủ cơng nghiệp nhà nước trở thành

loại hình kinh tế có tổ chức chặt chẽ và quy mơ nhất so với các triều đại
trước. Việc tiếp xúc với người phương Tây đã kích thích tinh thần sáng tạo
của người thợ trong các công xưởng, họ đã chế tạo được máy hút nước tưới
ruộng, máy xẻ gỗ bằng sức nước, tàu thủy chạy bằng hơi nước, … . Thủ công
nghiệp dân gian phát triển trên cả hai miền đất nước. Bên cạnh những trung
tâm thủ công nghiệp phát triển từ trước ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ, nhiều trung tâm thủ cơng nghiệp mới hình thành và phát triển như
Quảng Nam, Quảng Ngãi với nghề mía đường, Gia Định với các nghề thủ
công chế biến nông sản như xay xát lúa gạo, chế biến bột gạo,… . Các
ngành nghề truyền thống phát triển nhanh và có thêm nhiều nghề mới xuất
hiện và phát triển nhanh chóng như nghề khảm xà cừ, nghề làm tranh, nghề
đóng cối xay,… .
Sự phục hồi và phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo
điều kiện cho sự phát triển của thương nghiệp. Ngay từ thế kỷ XVII,
XVIII, kinh tế hàng hóa đã phát triển khá mạnh, giao lưu kinh tế giữa các
địa phương ngày một mở rộng. Bước sang thế kỷ XIX, đất nước thống nhất


14

với một dải đất kéo dài từ Bắc chí Nam, xu thế phát triển kinh tế thị trường
càng rõ nét. Đường cái quan nối liền nam bắc và các tỉnh được sửa chữa,
đắp mới, nhiều kênh ngịi, hệ thống sơng được khai đào lại càng thúc đẩy
sự giao lưu kinh tế giữa các vùng. Ngồi việc bn bán nhỏ ở các làng,
huyện thông qua các chợ, việc buôn bán lớn bằng thuyền ngày càng phát
triển. Gạo Gia Định được đưa ra miền Trung, miền Bắc, hàng thủ công
miền Bắc được chở vào bán ở các tỉnh phía Nam. Ngồi các đô thị nổi
tiếng một thời như Hội An, Kẻ Chợ, Gia Định,… thì một số đơ thị mới
cũng xuất hiện rải rác ở lục tỉnh. Trịnh Hoài Đức đã miêu tả: ”Phố Sài
Gịn… mái nhà liền nhau, góc nhà cụng nhau, người Kinh người Trung

Quốc ở lẫn với nhau, độ dài 3 dặm, buôn bán các thứ gấm đoạn đồ sứ, các
thứ giấy, các thứ châu báu. Hàng sách, hiệu thuốc, phố chè, hàng miến, bến
sơng phía Nam, phía Bắc khơng thứ gì khơng có” [18, 187]. Thêm vào đó,
triều đình cũng đã cải cách tiền tệ, thống nhất đơn vị đo lường tạo tiền đề
cho sự phát triển của nền nội thương nước ta. Tuy vậy, việc đặt ra nhiều
cửa, nhiều bến kiểm soát và thu thuế, thủ tục phiền hà đã gây cản trở cho
hoạt động nội thương, lưu thơng hàng hóa, chẳng hạn, gạo từ Nam Định
chở vào đến Nghệ An phải nộp thuế tới 9 lần. Nhà nước lại hay trưng dụng
thuyền buôn tư nhân chẳng hạn, theo quy định năm 1807 “phàm thuyền vận
tải, cứ một năm chở của cơng thì một năm đi bn” đã hạn chế sự phát
triển của nội thương.
Về ngoại thương, các cuộc chiến tranh trong thế kỷ XVIII đã làm nền
ngoại thương Việt Nam sa sút nghiêm trọng. bước sang thế kỷ XIX, với sự
phục hồi và phát triển của sản xuất, thêm vào đó là sự giao lưu với các
nước cũng được mở rộng đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, nhất
là trong nửa đầu thế kỷ XIX. Thời Gia Long, ngoại thương rất phát triển,
thương nhân ngoại quốc không kể là người Trung Quốc hay người phương


15

Tây, đều có thể tới mọi hải cảng mà thơng thương. Nhưng kể từ thời Minh
Mệnh, do cảnh giác trước âm mưu xâm lược của các nước phương Tây nên
tàu bn phương Tây chỉ cịn được cập bến ở Đà Nẵng. Các vua Gia Long,
Minh Mệnh, Thiệu Trị tuy không ngăn cản các quốc gia phương Tây đến
buôn bán nhưng lại không xác lập quan hệ ngoại giao với họ. Các đoàn sứ
thần nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ,… đến xin giao thương đều bị từ chối.
Cũng trong giai đoạn này, triều đình đã cử nhiều đồn thuyền sang các
nước phương Tây và Đơng Nam Á, vừa để thăm dị tình hình, vừa để trao
đổi hàng hóa. Như vậy, chính sách ngoại thương của triều Nguyễn không

phải là bế quan tỏa cảng hồn tồn. Triều Nguyễn đã đón nhận tất cả tàu
buôn Trung Quốc, các nước phương Đông và mở cửa Đà Nẵng để đón nhận
thuyền phương Tây đến bn bán. Chỉ từ những năm 50 thế kỷ XIX, trước
sự đe dọa nghiêm trọng của các nước thực dân phương Tây, và nhất là sau
sự kiện thuyền Pháp bắn chìm chiến thuyền Việt Nam năm 1847, triều
Nguyễn mới tìm mọi cách hạn chế sự buôn bán của thường dân với phương
Tây, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Như vậy, bức tranh kinh tế Đại Nam 82 năm đầu triều Nguyễn đầy
phức tạp. Những yếu tố tích cực và hạn chế đan xen nhau khiến nền kinh tế
nước nhà không thể có được sự phát triển vượt bậc. Triều Nguyễn đã xây
dựng một nền kinh tế dựa trên sản xuất nơng nghiệp là chủ yếu, thi hành
nhiều chính sách “ức thương” khiến nền kinh tế tồn tại nhiều mâu thuẫn
gay gắt, sức sản xuất khơng thể được giải phóng. Song chúng ta cũng
không thể phủ nhận những thành quả mà triều Nguyễn đã đạt được. Đời
sống người dân đi vào ổn định sau những năm loạn lạc; công cuộc khai
hoang đạt nhiều kết quả to lớn; công thương nghiệp nửa đầu thế kỷ XIX có
được sự phát triển khá mạnh mẽ;… . Đây chính là cơ sở giúp cho triều
Nguyễn củng cố sự thống trị của mình về mặt chính trị và tư tưởng.


16

Về xã hội, sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, nhất là trong vấn đề
sở hữu ruộng đất đã tác động đến q trình phân hóa xã hội và sự phát triển
của các quan hệ giai cấp. Về cơ bản, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn
được chia thành hai bộ phận đối lập nhau: một bên là những kẻ thống trị và
một bên là những người bị trị.
Bộ phận thống trị gồm có vua, tầng lớp quan lại và giai cấp địa chủ.
Vua và hoàng tộc là lớp người có nhiều đặc quyền trong xã hội. Họ có
dinh thự, ruộng vườn rộng rãi, và được một hệ thống cơ quan, đứng đầu là

phủ Tôn nhân, chăm lo, bảo vệ. Các quan lại thì có lương và được cấp
ruộng đất cùng nhiều ưu đãi khác, được pháp luật bảo vệ trong đời sống
cũng như trong quy chế sinh hoạt. Giai cấp địa chủ giờ đây đã trở thành
một lực lượng đơng đảo, vừa có thế trong quan trường vừa có uy quyền ở
làng xã.
Trong cơ cấu xã hội thế kỷ XIX còn hiện diện một tầng lớp trung
gian khá đơng đảo và đóng một vai trị rất quan trọng trong xã hội – tầng
lớp Nho sĩ. Đây là lực lượng dự bị của bộ máy quan liêu và là chỗ dựa tư
tưởng của chính thể trung ương tập quyền Nho giáo. Họ cũng là những
người có uy tín trong nhân dân bởi chỉ họ mới biết chữ Hán, học đạo thánh
hiền và là cầu nối trung gian giữa vua với người dân. Đóng vai trị là rường
cột của chế độ phong kiến, tầng lớp này được nhà nước dành cho nhiều ưu
đãi như: miễn trừ sai dịch hoặc được cấp học bổng nếu được vào các
trường quốc học hay trường tỉnh, phủ,… .
Bộ phận bị trị bao gồm thợ thủ công, thương nhân, nông dân, tá điền,
nông nô và nơ lệ. Với chính sách “trọng nơng ức thương”, chế độ công
tượng nặng nề, tầng lớp thương nhân, thợ thủ cơng chiếm số lượng khơng
đáng kể và khơng có vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam thế kỷ XIX.
Thợ thủ cơng giỏi thì bị trưng dụng vào các công xưởng nên họ cũng không


17

muốn thể hiện tài năng của mình. Cịn thương nhân thì bị cản trở bởi triều
đình, bị Hoa kiều cạnh tranh nên cũng rất yếu cả về lực lượng lẫn tinh thần.
Nô lệ trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ trong các gia đình giàu có,
quyền q, cịn việc sản xuất đã có các tá điền, nơng nơ. Tá điền, nơng dân,
nơng nơ là những người sản xuất chính của xã hội nhưng cũng phải chịu áp
bức, bóc lột cả về kinh tế lẫn tinh thần.
Người nông dân tuy có được mảnh ruộng của riêng mình nhưng cuộc

sống vẫn hết sức khó khăn. Nếu số diện tích ruộng đất ấy là ruộng làng xã
thì với số khẩu phần ruộng ít ỏi, lại là đất xấu nên cũng khó có thể duy trì
cuộc sống của họ. Chưa kể, thiên tai, địch họa có thể xuất hiện làm mùa
màng thất bát. Cịn nếu ruộng của họ là ruộng tư thì họ cũng chịu sự đe dọa
của nạn kiêm tính ruộng đất. Trong thế kỷ XIX, bất chấp mọi cố gắng của
nhà nước, nạn kiêm tính ruộng đất vẫn diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nó là sự
phá sản của những người nông dân nghèo và hạng trung.
Thân phận người tá điền còn bi đát hơn. Ở miền Bắc và miền Trung
thường thực hiện theo chế độ phát canh thu tô. Ở đây ruộng khơng nhiều,
thường xun bị thiên tai có thể bị mất trắng nên số phận của họ bị buộc
chặt với địa chủ. Họ nhận ruộng và cuối vụ nộp tơ cho địa chủ theo tỷ lệ đã
thỏa thuận ½ hay 1/3 thậm chí cịn cao hơn. Ở miền Nam, ruộng đất phì
nhiêu, thời tiết ổn định nên họ áp dụng phương pháp thuê ruộng. Nông dân
thuê ruộng và sẽ trả lại cho địa chủ theo định mức đã quy định. Chế độ này
làm thân phận người nông dân được tự do hơn nhưng về kinh tế cũng lắm
người bần cùng hóa nhanh hơn do sự phân hóa trong nơng thôn để trở
thành con nợ, rồi làm nông nô cho các đại điền chủ.
Bên cạnh nỗi lo bần cùng hóa, người nơng dân cịn phải đối mặt với
nhiều khó khăn khác, trước hết đó là nỗi lo về chế độ lao dịch. Để tái thiết
đất nước, triều Nguyễn cho cho xây dựng rất nhiều thành lũy và cho xây


18

dựng kinh thành Huế. Ngồi ra, cơng việc đào kênh, đào sông, làm đường
cũng phải huy động rất nhiều sức dân, tiêu biểu là con sông Vĩnh Tế.
Minh Mạng đã huy động hàng chục ngàn binh, dân ở cả Việt Nam và
Chân Lạp để hồn thành cơng trình kỳ vỹ này. Một công việc hao tốn sức
người sức của không kém là xây lăng. Trong số các lăng được xây, việc
xây lăng của Tự Đức gây nên nhiều biến động nhất, thậm chí dẫn đến

cuộc khởi nghĩa của nơng dân.
Nhưng vấn nạn đáng sợ nhất chính là nạn tham quan, ô lại, cường
hào. Với một quốc gia nông nghiệp, đa số người dân đều sống trong các
làng xã thì đây quả là nỗi lo thường trực. Măc dù triều đình đã cố gắng
hạn chế tác hại của nạn cường hào, song những chính sách kinh tế - xã
hội của nhà nước lại tạo cơ hội cho họ lợi dụng để bóp nặn người nơng
dân. Thật ra, mức tơ, thuế ruộng đất của triều Nguyễn không quá cao so
với những triều đại khác, có điều ngồi ra người dân cịn phải nộp thuế
thân. Đây mới thật sự là gánh nặng của họ vì nghĩa vụ này trên đại thể
khơng phân biệt người có ruộng và người khơng có ruộng. Dù vậy, theo
thời gian thì mức thuế cũng giảm đi vì mức tiền không tăng trong khi giá
cả biến động. Vấn đề ở đây là nhà nước lại để cho làng xã trực tiếp thu
thuế. Với sự lũng đoạn của tầng lớp cường hào, mức nộp bị khuyếch đại
lên và trở nên hết sức nặng nề đối với người dân. Bên cạnh đó, nghĩa vụ
binh dịch, lao dịch cũng góp phần tạo cơ hội cho bọn này nhân đó sách
nhiễu bịn rút nông dân hơn nữa. Cùng cực song người dân không biết
dựa vào ai bởi lẽ quan trên cũng chỉ tìm mọi cách bịn rút của dân mà
thơi.
Cuộc sống cực khổ, ruộng đất khơng có, tơ thuế thì chồng chất, nạn
đói hoành hành đã khiến người dân đã bỏ làng phiêu bạt đi kiếm sống ở
khắp nơi. Tình trạng người dân bỏ làng đi phiêu tán từ những thế kỷ trước


19

đến nay vẫn không thể khắc phục được. Nhưng cuộc sống ở đâu cũng khổ
cực như nhau. Cùng đường, họ vùng lên đấu tranh chống lại triều đình.
Mâu thuẫn xã hội bùng phát. Nhà nước đã có các chính sách nhằm xoa dịu
tình thế: miễn thuế, hỗn thuế, phát chẩn cứu trợ; Nhà nước cũng quản lý
giá gạo, lập kho thóc dự trữ để điều phối cho dân; triệt để khai hoang để

trưng dụng sức dân phát triển nông nghiệp. Song, hiệu quả thực tiễn của
những chính sách ấy là không đáng kể do nạn cường hào, tham quan. Các
cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ. Nhà nước áp dụng các biện pháp khác
nhau như: đàn áp khốc liệt, mua chuộc, dụ dỗ nhưng khởi nghĩa nông dân
vẫn nổ ra khắp nơi. Chưa có triều đại nào mà khởi nghĩa nông dân lại diễn
ra liên tục như vậy. Các cuộc đấu tranh đã xuất hiện từ rất sớm và ngày
càng lan rộng từ đồng bằng cho đến miền ngược. Có thể kể đến các cuộc
khởi nghĩa lớn như: khởi nghĩa của Phan Bá Vành, khởi nghĩa của Cao Bá
Quát, khởi nghĩa của Nông Văn Vân, khởi nghĩa của nhân dân Đá Vách...
Theo thống kê có đến khoảng 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, riêng thời Gia
Long là 90 cuộc, thời Minh Mạng là 250 cuộc, Thiệu Trị khoảng 50 cuộc
[51, 457]. Điều này cho thấy, mâu thuẫn xã hội đã trở nên rất gay gắt.
Ở phương diện quốc tế, triều Nguyễn thành lập, tồn tại và phát triển
trong một bối cảnh lịch sử quốc tế đầy biến động. Chủ nghĩa thực dân
phương Tây bắt đầu mở các cuộc tấn công xâm chiếm thuộc địa ở khu vực
Đông Nam Á. Triều Nguyễn phải đối mặt với kẻ thù hoàn toàn mới, vũ
khí hiện đại, phương thức tác chiến xa lạ,… . Đây là một thử thách to lớn
đối với nền độc lập dân tộc mà nếu giải quyết được nó thì sự thống trị của
triều Nguyễn đã được củng cố trong lịng người dân đất Việt.
Tóm lại, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đang
trong cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Triều Nguyễn được thiết
lập nhằm giải quyết những vấn đề mà lịch sử đặt ra. Bằng những chính


20

sách tích cực nhất trong phạm vi hệ tư tưởng phong kiến, các vua Nguyễn
đã phục hồi lại nền kinh tế đất nước vốn đã tàn phá nghiêm trọng trong
những năm nội chiến kéo dài. Trên cơ sở ấy, sự thống nhất đất nước về mặt
chính trị cũng được thực hiện từng bước. Đến giữa thế kỷ XIX, nước Đại

Nam đã có một nhà nước trung ương tập quyền mạnh mẽ, có vị thế trong
khu vực. Bên cạnh mặt tích cực, những chính sách của triều Nguyễn đã tỏ
ra lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Mong muốn xây dựng một
xã hội thịnh trị như mơ hình Lê Thánh Tông đã kéo lùi sự phát triển của
lịch sử. Về kinh tế, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
bộc lộ ngày càng gay gắt, thêm vào đó là thiên tai, dịch bệnh khiến mất
mùa, nạn đói diễn ra thường xuyên. Về mặt xã hội, những tệ nạn trong bộ
máy quan liêu càng khoét sâu thêm những mâu thuẫn xã hội, dẫn đến các
cuộc nổi dậy của nhân dân trên khắp miền đất nước. Nửa sau thế kỷ XIX,
một mâu thuẫn mới lại xuất hiện : mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế
quốc Pháp, càng làm cho tình hình xã hội thêm rối ren. Thực tiễn đầy biến
động với những mặt đối lập đan xem nhau tồn tại đã được phản ánh trong đời
sống tinh thần triều Nguyễn nói chung và trong tư tưởng chính trị nói riêng.
1.1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng chính trị triều Nguyễn
Lênin đã nói “Chính trị cũng có cái logic nội tại của nó”, trong khi
phản ánh mối quan hệ đương thời, thì đồng thời, tư tưởng chính trị cũng kế
thừa những tư tưởng, những học thuyết chính trị xã hội trước nó. Do đó, để
hiểu về tư tưởng chính trị triều Nguyễn chúng ta khơng thể khơng tìm hiểu
những học thuyết chính trị đóng vai trị là tiền đề lý luận cho nó.
Trước hết, đó là tư tưởng chính trị Việt Nam từ Bắc thuộc đến
thế kỷ XIX. Lịch sử Việt Nam từ khi các vua Hùng dựng nước, mở mang
bờ cõi đến nay là lịch sử đấu tranh đầy bi hùng. Đầu tiên là các cuộc đấu
tranh với thiên nhiên để dựng nước, kế đến là các cuộc đấu tranh với kẻ thù


21

xâm lược để giữ nước. Cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt, lúc thành, lúc bại
nhưng ý chí quật cường, lịng u nước sâu sắc ln dẫn dắt dân tộc ta vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng quốc gia Đại Việt giàu mạnh. Chủ

nghĩa yêu nước trở thành ngọn đèn soi đường dẫn lối cho công cuộc dựng
nước của dân tộc. Nó cũng là tư tưởng chi phối tồn bộ lịch sử tư tưởng
Việt Nam nói chung và tư tưởng chính trị nói riêng. Với hơn 800 năm xây
dựng và phát triển đất nước, các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng
bước hình thành học thuyết chính trị mang những nét riêng với các nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là tư tưởng độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đây
là một nội dung cốt lõi trong tư tưởng chính trị Việt Nam ngay từ buổi đầu
dựng nước. Xây dựng quốc gia bên cạnh một nước lớn ln có tham vọng
thơn tính các nước nhỏ xung quanh nên cư dân Văn Lang, Âu Lạc đã sớm
có ý thức về độc lập tự chủ rất cao. Đại Việt sử lược – bộ sử xưa nhất của
Việt Nam đã đề cập đến mối quan hệ giữa vua Hùng với vua nước Việt:
Vua Câu Tiễn nước Việt sai sứ giả sang Văn Lang yêu cầu vua Hùng thần
phục nhưng vua Hùng đã kiên quyết cự tuyệt. Trong thời Bắc thuộc, sự
thống trị tàn bạo của ngoại bang càng khiến ý thức, tư tưởng về độc lập,
chủ quyền quốc gia trở nên mạnh mẽ, thôi thúc mọi người dân tham gia
vào cuộc kháng chiến chống lại âm mưu đồng hóa.
Thái độ kiên quyết chống lại ách thống trị của ngoại bang, không
cam chịu thân phận lệ thuộc thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống
Tần, Triệu, Hán,… . của cư dân Tây Âu, Lạc Việt và Âu Lạc. Ý thức về
độc lập, chủ quyền quốc gia được xem như là ý thức thường trực và là
nghĩa vụ thiêng liêng của của tất cả người dân. Bởi vậy, chỉ cần Hai Bà
Trưng dựng cờ khởi nghĩa thì ngay lập tức nhân dân các quận đã đồng loạt
nổi dậy hưởng ứng với mong muốn “rửa sạch quốc thù”; hay khi bà Triệu


×