Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Dinh dưỡng và tăng trưởng trong các bệnh mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 35 trang )

Koletzko B, Shamir R, Turck D, Phillip M (eds): Nutrition and Growth: Yearbook 2014.
World Rev Nutr Diet. Basel, Karger, 2014, vol 109, pp 54–88 ( DOI: 10.1159/000356108 )

Dinh dưỡng và tăng trưởng trong các bệnh
mạn tính
Corina Hartman 1,2, Mabrouka A. Altowati 3, S. Faisal Ahmed 3 and
Raanan Shamir 1,2
1 Institute

of Gastroenterology, Nutrition and Liver Diseases, Schneider Children’s Medical Center of Israel,
Clalit Health Services, Petach-Tikva, Israel
2 Sackler School of Medicine, Tel Aviv University, Tel Aviv, Israel
3 Developmental Endocrinology Research Group, Royal Hospital for Sick Children, Glasgow, UK
 

 

 

Cả hai bệnh cấp tính và mạn tính đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và
tăng trưởng. Bệnh cấp tính gây ảnh hưởng đảo ngược lên tỷ lệ tăng cân trong khi bệnh
mạn tính có thể dẫn đến những thay đổi tăng cân và chiều cao với tác dụng tiềm tàng
lâu dài bao gồm đáp ứng kém với điều trị bệnh và giảm chiều cao cuối cùng khi trưởng
thành. Hỗ trợ dinh dưỡng thì cần thiết trong nhiều tình trạng lâm sàng khác nhau, từ trẻ
em biếng ăn liên quan đến bệnh truyền nhiễm cấp tính cho đến trẻ em bị suy dinh
dưỡng mắc bệnh mạn tính. Sử dụng hỗ trợ dinh dưỡng thích hợp được quy định bởi sự
hiểu biết về nhiều thay đổi diễn ra trong chế độ ăn uống, tốc độ chuyển hóa và những
thay đổi trong hoạt động thể chất. Hỗ trợ dinh dưỡng thích hợp sẽ vừa ngăn ngừa giảm
cân trong thời gian ngắn, vừa thúc đẩy tăng trưởng thích hợp trong thời gian dài. Bệnh
mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ tuổi dậy thì do đó có thể dẫn đến một số
tác động bao gồm kém tăng trưởng. Chương này trình bày một tập các ấn phẩm của


năm vừa qua, tập trung vào việc hỗ trợ dinh dưỡng và tăng trưởng ở một số trong
những bệnh mạn tính phổ biến nhất của trẻ em.


Bệnh viêm ruột. Cơ chế rối loạn chức năng tăng trưởng

Suy chức năng bẩm sinh thúc đẩy suy tăng trưởng chiều cao ở bệnh nhi Crohn
và kháng hormone tăng trưởng trong viêm ruột ở chuột
D’Mello S1, Trauernicht A1, Ryan A1, Bonkowski E1, Willson T1,3, Trapnell BC2, Frank SJ4 ,
Kugasathan S5, Denson LA1,3
1Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition, Cincinnati Children’s Hospital Medical Center and the

University of Cincinnati College of Medicine, University of Cincinnati, Cincinnati, OH, USA; 2 Pulmonary
Biology, Cincinnati Children’s Hospital Medical Center and the University of Cincinnati College of
Medicine, University of Cincinnati, Cincinnati, OH, USA; 3Department of Cancer and Cell Biology,
University of Cincinnati, Cincinnati, OH, USA; 4Department of Medicine, University of Alabama at
Birmingham School of Medicine, and Medical Service, Birmingham VA Medical Center, Birmingham,
AL, USA; 5Department of Pediatrics, Emory University School of Medicine, Atlanta, GA, USA
In amm Bowel Dis 2012; 18: 236–245

Bối cảnh: Một nghiên cứu trước đây của cùng các tác giả cho biết rằng, bệnh nhân có tự kháng thể yếu
tố kích thích cụm đại thực bào tế bào hạt gia tăng(GM-CSF Ab) thì có nhiều khả năng trải qua bệnh ruột
hồi phức tạp địi hỏi phải phẫu thuật. Mục đích của báo cáo này là điều tra bất kỳ mối liên hệ nào giữa
GM-CSF Ab và gien nguy cơ CARD15 (C15 + GMAb +) với chậm tăng trưởng ở bệnh Crohn (CD), và
kháng hormone tăng trưởng (GH) trong một mô hình viêm hồi tràng ở chuột.
Phương pháp: 229 trẻ em mắc bệnh Crohn (CD) được tuyển dụng ở hai địa điểm, có kiểu gien
CARD15, GM-CSF Ab huyết thanh, GH-binding protein (GHBP), chiều cao (HtSDS) và cân nặng
(WtSDS) z-scores được đánh giá lúc chẩn đốn. Có 45 bệnh nhân vừa mang gien nguy cơ CARD15 vừa
gia tăng GM-CSF Ab (C15 + GMAb +) và 184 bệnh nhân có một thứ hoặc khơng có, và được dùng như
nhóm chứng. Tuổi lúc chẩn đốn, tuổi lúc thu thập mẫu máu, giới tính, và tần suất mắc bệnh từ mức

trung bình đến nặng lúc chẩn đốn thì tương tự giữa các nhóm. Bệnh viêm hồi tràng được gây ra ở chuột
thiếu CARD15 bằng trung hòa GM-CSF và tiếp xúc với NSAID. Sự phong phú thụ thể GH (GHr) và sự
kích hoạt Stat5 phụ thuộc GH được xác định bằng Western blot và biểu hiện IGF-1 mRNA bằng PCR
real-time.
Kết quả: Bệnh nhân có cả hai GM-CSF Ab/CARD15 tăng cao đã giảm HtSDS trung bình (-0,48) vào
lúc chẩn đốn so với -0.07 trong nhóm đối chứng (p < 0,05). Tỷ lệ chậm tăng trưởng (HtSDS -1) và
suy tăng trưởng (HtSDS -1.8) thì cao hơn ở nhóm C15+GMAb+ (38 và 16%, theo thứ tự) khi so với
nhóm chứng (18 và 6%). Không thấy sự khác biệt ở WtSDS giữa các nhóm. GHBP lưu hành, như là một
chỉ số đại diện cho sự phong phú GHR ở mô, thì giảm đáng kể ở nhóm C15+GMAb+. Trong phân tích
đơn biến, tình trạng C15+GMAb+ có mối liên quan mạnh với vị trí ruột non. Tình trạng C15+GMAb+
thì khơng liên quan với WtSDS. Trong phân tích đa biến từng bước, sự gồm cả vị trí ruột non thì làm
giảm ảnh hưởng của tình trạng C15+GMAb+ đối với HtSDS, trong khi sự gồm cả WtSDS thì làm giảm
ảnh hưởng của vị trí ruột non đối với HtSDS. Sự phong phú GHR ở gan và GH cảm ứng của Stat5
tyrosine phosphoryl hóa và biểu hiện IGF-1 mRNA ở chuột đực thiếu CARD15 với viêm hồi tràng thì
giảm.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy những khiếm khuyết miễn dịch bẩm sinh mà là do sự hiện diện của GMCSF Ab ở vật chủ thiếu CARD15 thì có liên quan đến suy giảm tăng trưởng ở bệnh Crohn (CD) và
kháng GH gan trong viêm ruột chuột. Suy phát triển ở những bệnh nhân Crohn và kháng GH ở mơ hình
động vật đã xảy ra trong trường hợp khơng có sự khác biệt về tình trạng viêm hoặc cân nặng, cho thấy
hiệu quả chuyên biệt của tình trạng C15 + + GMAb.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

55


Bình luận

Một số báo cáo đã điều tra các cơ chế có thể có liên quan đến suy giảm tăng trưởng ở trẻ
em bệnh Crohn. Tuy nhiên, nhiều lỗ hổng vẫn còn tồn tại trong kiến thức của chúng ta
về biến chứng quan trọng này. Nghiên cứu đã luôn thể hiện rằng vị trí bệnh ở ruột non

đoạn gần có liên quan với giảm tăng trưởng chiều cao [1, 2]. Nam giới cũng có liên quan
với một khuynh hướng giảm tăng trưởng chiều cao [1, 2]. Trong nghiên cứu này, suy
tăng trưởng ở những bệnh nhân và kháng GH trong mơ hình động vật đã xảy ra trong
trường hợp khơng có sự khác biệt ở cytokine viêm (TNF- và IL-6) hoặc trọng lượng giữa
hai nhóm. Chức năng hàng rào tự vệ ở ruột non đã được đề xuất để trực tiếp gây ra
kháng (Growth hormone - GH và chậm tăng trưởng. Các tác giả nhấn mạnh rằng trong
bệnh lý viêm ruột (IBD), các yếu tố phụ thuộc bệnh nhân cũng có thể làm thay đổi sự
độc lập phát triển của viêm. Mối liên hệ giữa hệ tiêu hóa và tăng trưởng cũng có thể tồn
tại trong các điều kiện khác bệnh lý viêm ruột (IBD).

Kháng thể trong huyết thanh và dữ liệu nhân trắc học lúc chẩn đoán bệnh nhi
Crohn
Trauernicht AK, Steiner SJ
Division of Pediatric Gastroenterology/Hepatology/Nutrition, James Whitcomb Riley Hospital for
Children, Indiana University School of Medicine, Indianapolis, IN, USA
Dig Dis Sci 2012; 57: 1020–1025

Bối cảnh: Bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột (IBD) có những phản ứng miễn dịch khác nhau đối với
kháng nguyên vi sinh vật, bao gồm sự hình thành kháng thể với protein C bên ngồi màng tế bào
Escherichia coli (OmpC) và Saccharomyces cerevisiae (ASCA); và tự kháng nguyên đối với kháng thể
kháng bạch cầu trung tính quanh nhân (pANCA) / tự kháng thể nhân bạch cầu trung tính chuyên biệt
(NSNA). Những phản ứng miễn dịch huyết thanh này có thể tương quan với vị trí bệnh và có thể được
sử dụng để dự đốn tiến triển của bệnh. Một sự gia tăng số lượng đáp ứng miễn dịch trong huyết thanh
và mức độ tăng của phản ứng thì tương quan thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong nghiên
cứu này, các tác giả đánh giá đáp ứng miễn dịch huyết thanh và đo nhân trắc học tại thời điểm chẩn đoán
ban đầu cho các bệnh nhi Crohn (CD).
Phương pháp: Báo cáo hồi cứu này đã xem xét chiều cao và trọng lượng z-score ở 102 trẻ em (tuổi
trung bình 11,9 tuổi) có bệnh Crohn trước khi chẩn đoán và so sánh dữ liệu nhân trắc học giữa các nhóm
theo sự hiện diện của các kháng thể chuyên biệt tại thời điểm chẩn đoán.
Kết quả: Các tác giả đã chỉ ra rằng cân nặng và chiều cao trung bình z-score thì thấp hơn ở những bệnh

nhân có nồng độ ASCA dương tính, so với những bệnh nhân khơng có bất kỳ kháng thể nào.
Kết luận: Các bệnh nhân mới được chẩn đốn Crohn có kháng thể ASCA dương tính có chiều cao và
cân nặng trung bình z-scores thấp hơn. Các tác giả cho rằng một số nhóm trẻ em bệnh Crohn có thể có
nguy cơ cao về sự suy giảm tăng trưởng trước khi chẩn đốn.
Bình luận

56

Đây là báo cáo đầu tiên xem xét các mối tương quan giữa số liệu tăng trưởng tại thời
điểm chẩn đoán và những phản ứng miễn dịch huyết thanh ở trẻ em với IBD. Mặc dù có
thể là thơng tin này cho phép cải thiện thiết kế điều trị để tối ưu hóa kết quả tăng trưởng
một cách cá nhân, nhưng có một nhu cầu để thực hiện một số nghiên cứu theo chiều
dọc cho việc xác nhận ý tưởng này. Những dữ liệu này cũng nhấn mạnh sự cần thiết để
hiểu rõ hơn tương tác giữa các dấu hiệu lưu hành của viêm và kiểm soát nội tiết và cận
tiết tố tăng trưởng.

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


Nghiên cứu dược động học

Mơ hình tốn học để phục hồi nồng độ IGF-1 ở trẻ em bệnh Crohn bị suy
tăng trưởng: một nghiên cứu dược động học
Rao A1, Standing JF2, Naik S1, Savage MO3, Sanderson IR1
1Centre

for Digestive Diseases, Blizard Institute, Barts and The London School of Medicine and
Dentistry, Queen Mary, University of London, London, UK; 2Infectious Diseases and Microbiology
Unit, Institute of Child Health, University College London, London, UK; 3 Centre for Endocrinology,
William Harvey Research Institute, Barts and The London School of Medicine and Dentistry, Queen

Mary, University of London, London, UK
BMJ 2013; 3: 1–11

Bối cảnh: Khoảng một phần ba số trẻ em bệnh Crohn bị tổn thương phát triển chiều cao, gây ra một
phần bởi suy dinh dưỡng và một phần do tác động trực tiếp của tình trạng viêm lên sự tăng trưởng. Trẻ
em bệnh Crohn hoạt động có mức độ cytokine cao và thấp IGF-1. Nghiên cứu in vitro đã cho thấy mối
liên quan mạnh giữa các cytokine viêm, IGF-1 và kém tăng trưởng, và đã báo cáo tình trạng khơng nhạy
cảm chức năng của GH thứ phát với giảm phản ứng của IGF-1 với GH. Kiểm soát tình trạng viêm / sự
giảm đáng kể nồng độ cytokine và sự gia tăng IGF-1 sau đó vì vậy là những bước đầu tiên trong việc cải
thiện tăng trưởng. Tuy nhiên, ở một số trẻ em, viêm vẫn cịn khó chữa mặc dù đã sử dụng liệu pháp tiên
tiến và khơng có sự đồng ý điều trị thúc đẩy tăng trưởng cho chúng. Gần đây, yếu tố recombinant IGF-1
ở người (rhIGF-1) đã được sử dụng như một liệu pháp thúc đẩy tăng trưởng cho trẻ có hội chứng khơng
nhạy cảm GH. Nhóm các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết: nồng độ IGF-1 ở trẻ em có Crohn dạng
hoạt động và sự tăng trưởng chiều cao yếu có thể được phục hồi bằng cách sử dụng rhIGF-1. Sự khó
khăn đó là khơi phục mức độ IGF-1 trong mức bình thường thì khơng đơn giản và khó, và duy trì IGF-1
theo thời gian thì có liên quan với sự gia tăng ung thư đại tràng ở người lớn bệnh to cực. Về lý thuyết,
điều này có thể đại diện cho một mối nguy cơ kèm theo cho trẻ em bệnh Crohn, đã tiếp xúc với viêm
mạn tính cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư ruột. Các tác giả đưa ra ngun lý rằng, việc phát triển một
mơ hình tốn học cho điều trị IGF-1 có thể vạch ra tốt hơn một phác đồ dùng thuốc khôi phục nồng độ
IGF-1 đến mức bình thường mà khơng có thêm nguy cơ ung thư.
Phương pháp: Đây là một nghiên cứu can thiệp dược động học ở 8 trẻ em > 10 tuổi mắc bệnh Crohn
dạng hoạt động (C-reactive protein > 10 mg / l hoặc tốc độ lắng hồng cầu > 25 mm / h) và tốc độ chiều
cao SDS < -2 SDS. RhIGF-1 mỗi liều dưới da (120 g / kg) đã được cho vào hai lần nhập viện: đầu tiên
là một liều duy nhất và lần thứ hai trong vòng 5 ngày với hai liều mỗi ngày. Điểm kết thúc là một sự gia
tăng đáng kể trong IGF-1huyết thanh.
Kết quả: Hai lần mỗi ngày rhIGF-1 dưới da đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của IGF-1 lưu hành trong
một thời gian lâu dài với biến đổi thấp giữa các đỉnh điểm. Trong phân tích đồng biến, hoạt động bệnh
đã làm giảm đáng kể sản xuất IGF-1 nội sinh.
Kết luận: Liều IGF-1 sử dụng một mơ hình tốn học bao gồm tuổi, cân nặng và hoạt động bệnh, đã bình
thường hóa mức độ IGF-1 trong hơn 95% trẻ em bị Crohn và đã đạt được mức độ dưới + 2,5 SDS trung

bình dân số bình thường, một mức độ không liên quan với nguy cơ ung thư.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

57


Bình luận

Nghiên cứu này là nghiên cứu can thiệp đầu tiên trên điều trị IGF-1 ở trẻ em bệnh Crohn.
Các tác giả đã sử dụng một mơ hình tốn học để xác định liều rhIGF-1 duy trì mức độ
IGF-1 huyết thanh trong phạm vi sinh lý. Lịch trình dùng thuốc phản ánh sự phụ thuộc
tuổi của IGF-1 lưu hành ở trẻ em bình thường, và tình trạng kháng GH ở trẻ em bệnh
Crohn là 21 + 1 µg / kg / điểm PCDAI cho 10 - 12 tuổi và 41 + 1,4 µg / kg / điểm PCDAI
cho 12 - 14 tuổi. Những liệu pháp thúc đẩy tăng trưởng như rhGH, rhIGF-1 hoặc kết hợp
cả hai hiện đang được khai thác như những phương pháp có thể thúc đẩy tăng trưởng ở
trẻ em mắc bệnh liên quan đến chậm tăng trưởng, và nghiên cứu này có thể hỗ trợ trong
việc thiết kế các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai. Nghiên cứu cũng cho thấy mức
độ bệnh lý ruột mất đi protein được đo bằng 1-antitrypsin trong phân đã không làm
thay đổi IGF-1 hoặc IGFBP-3. Sử dụng rhIGF-1 cho trẻ em có mức độ IGFBP-3 giảm có
thể dẫn đến tăng IGF-1 tự do, nhưng điều này đã không được đánh giá trong nghiên
cứu này. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng mức độ IGFBP-3 đã khơng giảm nặng nề vì nó
vẫn cịn 2 SDs bình thường ngay cả trong các trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất.

Dinh dưỡng và tăng trưởng

Tiến triển lâm sàng trong hai năm sau khóa học dinh dưỡng qua đường ruột
hoàn toàn trên 109 bệnh nhi bệnh Crohn
Cameron FL1, Gerasimidis K2, Papangelou A2, Missiou D2, Garrick V1, Cardigan T1, Buchanan E1 ,

Barclay AR1, McGrogan P1, Russell RK1
1Department

of Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition, Royal Hospital for Sick
Children, Glasgow, UK; 2Life Course Nutrition and Health, Centre for Population and Health
Sciences, Institute of Health and Wellbeing, College of Medicine, Veterinary and Life Sciences,
University of Glasgow, Glasgow, UK
Aliment Pharmacol Ther 2013; 37: 622–629

Bối cảnh: Dinh dưỡng qua đường ruột hoàn toàn (Exclusive enteral nutrition - EEN) ngày càng được
xem là một phương pháp ban đầu có hiệu quả để kiểm sốt tình trạng viêm ở trẻ em có bệnh Crohn hoạt
động. Nghiên cứu này điều tra kết quả ngắn hạn và dài hạn của EEN trên cả hai: quá trình lâm sàng của
bệnh và các chỉ số tăng trưởng.
Phương pháp: Trong nghiên cứu này, ghi nhận 109 trường hợp (68 nam) là bệnh nhân mới được chẩn
đoán Crohn với độ tuổi trung bình 11,2 tuổi, đã hồn thành một khóa học 8 tuần của EEN, được nghiên
cứu hồi cứu. Số liệu về nhân khẩu học, tăng trưởng, đặc điểm bệnh tật và các dấu hiệu viêm (albumin,
CRP, ESR và tiểu cầu) được thu thập lúc bắt đầu khóa EEN và 1, 2, 6, 12 và 24 tháng sau khi bắt đầu
điều trị.
Kết quả: Trong tổng số có 65 bệnh nhân đã thuyên giảm, 32 được cải thiện, và 12 không có cải thiện
sau 8 tuần EEN. Đến 4 tuần, trọng lượng SDS, BMI SDS và tất cả các dấu hiệu viêm đã cải thiện. Sự tái
phát bệnh đã xảy ra ở 63/109 (58%) trong thời gian theo dõi, và 44/63 (70%) đã đáp ứng với một khóa
học thứ hai EEN. Mặc dù sử dụng EEN đã gia tăng tốc độ chiều cao đến 6 tháng ở những người đáp ứng,
nhưng nó khơng có liên quan với sự cải thiện ở HtSDS trong 24 tháng. Sử dụng azathioprine trong vòng
6 tháng chẩn đốn đã khơng cho thấy bất kỳ lợi ích nào về kết quả cải thiện chiều cao lúc 24 tháng.
Kết luận: Một khóa học 8 tuần EEN đã dẫn đến sự cải thiện các thông số cân nặng lên đến 2 năm nhưng
không cải thiện z-score chiều cao.

58

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir



Bình luận

Nghiên cứu hồi cứu tương đối lớn này khẳng định những quan sát trước đây cho rằng
mặc dù thuyên giảm bệnh (theo đánh giá của đánh giá bệnh nhân tồn cầu kết hợp với
các thơng số lâm sàng), có cải thiện cân nặng và cải thiện tốc độ chiều cao ngắn hạn,
nhưng việc sử dụng EEN có thể khơng liên quan với sự cải thiện bền vững ở HtSDS trong
thời gian dài. Do đó, cần phải tiếp tục điều tra các dạng thúc đẩy tăng trưởng mới cho
những đứa trẻ này. Các tác giả cũng chỉ ra rằng sự cải thiện các dấu hiệu cân nặng và
viêm nhiễm đã hiện diện cho đến 4 tuần, do đó câu hỏi đặt ra có cần thiết phải đến 8
tuần EEN.

Sinh học và tăng trưởng

Bình thường hóa một phần thời gian dậy thì ở chuột cái viêm đại tràng DSS được
điều trị bằng kháng thể kháng TNF- 
DeBoer MD, Steinman J, Li Y
Division of Pediatric Endocrinology, University of Virginia, Charlottesville, VA, USA
J Gastroenterol 2012; 47: 647–654

Bối cảnh: Chậm dậy thì là một mối quan tâm chung đối với trẻ em bị viêm ruột (IBD) đặc biệt là Crohn,
và có liên quan với sự tăng trưởng khơng đầy đủ, sự khống hóa xương bị khiếm khuyết và kém tự tin.
Hiện nay, các tác nhân sinh học là tác nhân chính ở trẻ em với các dạng IBD nghiêm trọng hơn đề kháng
với điều trị thông thường. Các tác nhân sinh học là protein được thiết kế có tác dụng trung hịa hoặc
ngăn chặn một cách chọn lọc những tác động của các cytokine khác nhau. Một trong những tác nhân
thường được sử dụng là infliximab, một kháng thể đơn dòng đối với yếu tố hoại tử khối u -  (TNF- ).
Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng việc sử dụng infliximab có liên quan đến cải thiện tăng trưởng ở trẻ
em bệnh Crohn mà bệnh của chúng được cải thiện. Tuy nhiên, điều trị infliximab có ảnh hưởng đến thời
gian của tuổi dậy thì hay khơng thì chưa rõ ràng. Nghiên cứu thực nghiệm này được thiết kế để xác định

xem liệu các kháng thể TNF-  có bình thường hóa tiến triển tuổi dậy thì ? Và infliximab có gây ra bất
kỳ sự thay đổi nào trong chức năng của trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục (HPG) ở chuột cái
viêm đại tràng ?
Phương pháp: Viêm đại tràng gây ra bởi Dextran natri sunfat (DSS) ở chuột cái 23 ngày tuổi và các
nhóm điều trị được chia thành ba nhóm: đối chứng + kháng thể TNF-  , viêm ruột do DSS + kháng thể
đối chứng, và viêm ruột do DSS + kháng thể TNF-  . Tất cả các nhóm được theo dõi thời gian mở âm
đạo cho đến ngày 33 của cuộc sống, khi đó chúng bị giết để lấy huyết thanh và thu thập ruột già.
Kết quả: Thời gian mở âm đạo ở nhóm DSS + TNF-  và nhóm đối chứng + TNF-  thì tương tự nhau

và xảy ra sớm hơn so với nhóm DSS + kháng thể đối chứng. Ngồi ra, nhóm DSS + kháng thể TNFcó một mức độ LH cao hơn sau kích thích GnRH, và interleukin-6 hệ thống thấp hơn so với nhóm DSS
+ kháng thể đối chứng. Khơng thấy sự khác biệt ở tăng cân, tăng trưởng, hoặc điểm số viêm mơ học đại
tràng giữa ba nhóm trong q trình thử nghiệm.
Kết luận: Các tác giả đã chứng minh rằng điều trị bằng kháng thể đơn dòng đối với TNF-  thì có liên
quan đến bình thường hóa một phần thời gian tuổi dậy thì bắt đầu ở chuột cái bị viêm đại tràng do DSS.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

59


Bình luận

Các tác giả của nghiên cứu này trước đây đã chỉ ra rằng, những con chuột cái bị viêm đại
tràng DSS đã có thời gian mở âm đạo trễ hơn so với chuột bị hạn chế thực phẩm có trọng
lượng cơ thể tương đương. Trong nghiên cứu này họ đã khẳng định phát hiện này và
cho thấy sự khác biệt này tiếp tục tồn tại mặc dù tăng cân và leptin lưu hành tương tự
nhau. Sự khác biệt duy nhất là ở mức độ viêm theo đánh giá của các cytokine lưu hành
và viêm ruột. Các mức độ gia tăng của LH trong mơ hình viêm đại tràng DSS được điều
trị bằng kháng thể TNF- thì hấp dẫn và các tác giả đã khơng có một lời giải thích hợp lý
cho điều này. Ảnh hưởng này đã không thấy được ở nhóm đối chứng cho thấy viêm đại

tràng có thể tăng nhạy cảm trục hạ đồi tuyến yên để kích thích GnRH. Trục hạ đồi-tuyến
n-tuyến sinh dục thì dưới sự kiểm sốt phản hồi âm tính bằng cách lưu hành những
steroid sinh dục, và có thể, việc đáp ứng với GnRH tăng lên có thể phản ánh trực tiếp sự
ức chế tổng hợp steroid sinh dục ở cấp độ của các cơ quan tiết steroid ngoại vi bằng các
cytokine. Các nhà nghiên cứu cho rằng ở người việc sử dụng các chất sinh học có thể
liên quan với tiến triển tuổi dậy thì hoặc tăng cường hoạt động tuyến sinh dục, nhưng
điều này đòi hỏi phải điều tra thêm nữa.

Kết quả lâu dài của việc điều trị chất đối kháng yếu tố hoại tử u (TNF-  )
ở bệnh nhi Crohn
Assa A1,4, Hartman C1,4, Weiss B2,4, Broide E3,4, Rosenbach Y1,4, Zevit N1,4, Bujanover Y2,4, Shamir R1,4
1

Institute of Gastroenterology, Nutrition and Liver Disease, Schneider Children’s Medical Center,
Petach-Tikva, Israel; 2Pediatric Gastroenterology Unit, Edmond and Lily Safra Children’s Hospital,
Sheba Medical Center, Tel Hashomer, Israel; 3Pediatric Gastroenterology Unit, Assaf Harofeh
Medical Center, Zeri n, Israel; 4Sackler School of Medicine, Tel Aviv University, Tel Aviv, Israel
J Crohn Colitis 2013; 7: 369–376

Bối cảnh: Hiệu quả của infliximab đối với cả việc gây ra và duy trì bệnh Crohn ở trẻ em từ mức trung
bình đến nghiêm trọng thì được cơng nhận rộng rãi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên sự tối ưu hóa phát
triển chiều cao dường như là biến đổi. Một số nghiên cứu đã chứng minh một sự gia tăng ngắn hạn ở tốc
độ tăng chiều cao trong khi điều trị infliximab, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy khơng có thay
đổi đáng kể trong một thời gian theo dõi tương tự. Một trong những kết quả thứ phát của nghiên cứu này
là kiểm tra kết quả dài hạn của kháng thể TNF-  trên sự phát triển của trẻ em với IBD.
Phương pháp: Trong nghiên cứu đa trung tâm này, 102 trẻ em IBD được điều trị bằng kháng thể TNF có độ tuổi trung bình là 13,4 ± 3,9 tuổi, trong một thời gian trung bình là 15 (2-90) tháng được nghiên
cứu hồi cứu. Các tác giả ghi nhận tỷ lệ đáp ứng lâu dài, yếu tố dự đoán cho mất đáp ứng cũng như hiệu
quả của điều trị trên các thông số nhân trắc học.
Kết quả: Một đáp ứng có lợi ngắn hạn đối với bệnh đã được quan sát thấy ở 91/102 (89%) của các nhóm
sau khi gây bệnh, và một phản ứng kéo dài hơn 6 tháng xảy ra ở 84/102 (84%). Z-score BMI trung bình

đã cải thiện đáng kể ở những người đáp ứng (-0.8 đến -0.4, p = 0,04) so với người không đáp ứng. Một
khuynh hướng nâng cao tốc độ tăng trưởng cũng được nhận thấy ở người đáp ứng so với người không
đáp ứng. Chỉ có những người nam đáp ứng mới cho thấy sự gia tăng đáng kể về tốc độ tăng chiều cao
trong khi điều trị.
Kết luận: Phù hợp với dữ liệu hiện nay, nghiên cứu đã cho thấy các tác nhân sinh học có hiệu quả và an
tồn trong dài hạn. Hơn nữa, đáp ứng lâm sàng có liên quan đến cải thiện cân nặng và BMI.

60

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


Bình luận

Khả năng cải thiện tăng trưởng của các tác nhân sinh học và hiện tượng chậm phát triển
ở trẻ em bệnh Crohn tiếp tục là một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi. Dữ liệu tăng trưởng từ
nghiên cứu này cần được diễn giải thận trọng vì thiếu thơng tin tăng trưởng tuổi dậy thì.
Ngồi ra, một tỷ lệ lớn các bệnh nhân nghiên cứu trong nhóm thì đang dùng
glucocorticorticoids mà nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Những ảnh hưởng của điều trị kháng TNF-  với adalimumab đối với sự tăng
trưởng ở trẻ em mắc bệnh Crohn
Malik S1,2, Ahmed SF1, Wilson ML3, Shah N4, Loganathan S5, Naik S6, Bourke B7, Thomas A8 ,
Akobeng AK8, Fagbemi A8, Wilson DC3, Russell RK2
1Bone

& Endocrine Research Group, Royal Hospital for Sick Children, Yorkhill, Glasgow, UK;
of Paediatric Gastroenterology & Nutrition, Royal Hospital for Sick Children, Yorkhill,
3
Glasgow, UK; University of Edinburgh, Child Life and Health, Edinburgh, UK; 4 Great Ormond

Street Hospital Paediatric Gastroenterology Department, London, UK; 5 Royal Aberdeen Children’s
Hospital, Department of Medical Paediatrics, Aberdeen, UK; 6 Bart’s a nd the London Children’s
Hospital, London, UK; 7Our Lady’s Children’s Hospital Crumlin, Children’s Research Centre, Dublin,
Ireland; 8Royal Manchester Children’s Hospital, Manchester, UK
2Department

Bối cảnh: Adalimumab là một liệu pháp kháng TNF đã được chứng minh là có hiệu quả cho việc tạo ra
và duy trì sự thuyên giảm cho người lớn bị bệnh Crohn (CD). Nghiên cứu lâm sàng của adalimumb trên
trẻ em thì tương đối hạn chế; chưa có nghiên cứu nào xem xét hiệu quả của adalimumb lên sự tăng
trưởng. Trong nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm này các tác giả đã đánh giá ảnh hưởng của điều trị
adalimumab lên sự tăng trưởng và hoạt động bệnh ở trẻ em bệnh Crohn.
Phương pháp: Sự tăng trưởng và hoạt động bệnh của 36 trẻ bệnh Crohn bắt đầu với adalimumab ở độ
tuổi trung bình là 14,7 tuổi (11,3-16,8), đã được thu thập vào 6 tháng trước đó (T-6), tại lúc bắt đầu (T0)
và 6 tháng sau khi bắt đầu adalimumab (T+ 6).
Kết quả: Sự thuyên giảm xảy ra ở 28/36 trẻ em (78%). 15 trẻ em (42%) thấy sự cải thiện trong tăng
trưởng của chúng, thay đổi trung bình chiều cao z-score ( HtSDS) đã tăng từ -0,3 tại T0 đến +0,3 tại
T6. Sự cải thiện ở HtSDS có nhiều khả năng ở trẻ đạt được thuyên giảm ( HtSDS), đã tăng từ -0,2 tại
T0 đến +0,2 ở T 6. Ở những người trong tuổi dậy thì Tanner giai đoạn II-III, HtSDS trung bình đã cải
thiện từ -0,4 tại T0 đến +0,2 ở T6. Ở những người có cơ địa ức chế miễn dịch, HtSDS tăng từ -0.2 tại
T0 đến +0,1 ở T6. Khi adalimumab được chỉ định vì dị ứng infliximab, HtSDS trung bình tăng từ -0.3
tại T0 đến +0.3 tại T6. Sự thay đổi trong chiều cao SDS cũng được cải thiện ở những trẻ đang dùng
prednisolone khi bắt đầu adalimumb.
Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy đáp ứng lâm sàng với điều trị adalimumab có liên quan với sự cải
thiện tăng trưởng chiều cao ở trẻ em bệnh Crohn.
Bình luận

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng adalimumab có thể hữu ích
trong việc cải thiện tăng trưởng chiều cao ở trẻ em bệnh Crohn. Bằng cách nhìn vào kết
quả, sự cải thiện tốc độ tăng trưởng trong nhóm nghiên cứu này có thể được ghi cho cả
hai: kiểm sốt viêm và tiến triển của tuổi dậy thì, bởi vì sự gia tăng ở HtSDS có nhiều khả

năng ở những người đạt được thuyên giảm, cũng như ở những trẻ trước tuổi dậy thì và
trong tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nó chưa chắc chắn từ nghiên cứu này và các nghiên cứu
khác cho dù cải thiện ở sự phát triển chiều cao ngắn hạn này được duy trì trong một
khoảng thời gian dài, và cho dù có một cải thiện ở chiều cao cuối cùng, mà đây là mục
tiêu cuối cùng ở bất kỳ bệnh nhân nào bị tổn thương tăng trưởng. Người ta dự đoán
rằng những nỗ lực trong tương lai sẽ được hướng dẫn để khám phá tác dụng của các tác
nhân sinh học trên chiều cao cuối cùng ở người lớn bệnh Crohn khởi phát từ trẻ.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

61


Tăng trưởng ở trẻ em nhận điều trị hiện đại chuyên biệt bệnh đối với
bệnh Crohn
Malik S1,2, Mason A1, Bakhshi A3, Young D 4, Bishop J2, Garrick V2, McGrogan P2, Russell RK2, Ahmed FS1
1Department

of Child Health, University of Glasgow, Bone and Endocrine Research Group, Royal
Hospital for Sick Children, Yorkhill, Glasgow, UK; 2Department of Paediatric Gastroenterology and
Nutrition, University of Glasgow, Royal Hospital for Sick Children, Yorkhill, Glasgow, UK; 3 School
of Mathematics and Statistics, University of Glasgow, Glasgow, UK; 4Department of Statistics and
Modelling Science, University of Strathclyde, Glasgow, UK
Arch Dis Child 2012; 97: 698–703

Bối cảnh: Dữ liệu từ các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù những cải tiến trong điều trị, dinh
dưỡng và việc giảm sử dụng điều trị glucocorticoid (GC), nhưng có một mối quan tâm bền bỉ là sự tăng
trưởng kém vẫn còn tồn tại. Cơ chế chậm phát triển ở trẻ em bệnh IBD thì đa yếu tố, bao gồm dinh
dưỡng kém, viêm mạn tính, và sử dụng steroid lâu dài. Các yếu tố này ảnh hưởng đến tăng trưởng thông
qua sự xáo trộn của trục GH-IGF ở cấp ngoại vi hoặc trung ương. Cải thiện tăng trưởng thơng qua thao

tác của trục GH-IGF có thể cung cấp một lựa chọn điều trị mà cần thăm dò tiếp tục. Tuy nhiên, việc đánh
giá tỷ lệ suy giảm tăng trưởng ở trẻ em nhận được điều trị tiên tiến có thể cần thiết trước khi đưa ra các
nghiên cứu về các hình thức thay thế của điều trị nội tiết thúc đẩy tăng trưởng.
Phương pháp: Nghiên cứu này là một phân tích hồi cứu dữ liệu tăng trưởng và điều trị của 116 trẻ em
bệnh Crohn (tuổi trung bình lúc chẩn đốn là 10,8 tuổi), tại thời điểm chẩn đoán (T0), 1 năm (T1), 2
năm (T2) và 3 năm (T3) sau khi chẩn đoán và tại thời điểm theo dõi tối đa (MF).
Kết quả: Có một sự giảm đáng kể trong z-score chiều cao trung bình (HtSDS) giữa T0 và T1. Không
thấy sự khác biệt đáng kể ở HtSDS sau đó. Hơn nữa, khơng thấy sự thay đổi ở HtSDS tại T1, T2, T3 và
MF. Tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể ở HVSDS trung bình (10th, 90th) từ -1,4 (-7,4 đến 7,4) đến -0,6 (7,5 đến 6,1) giữa T1 và T2, từ -0,6 đến -0,1 giữa T2 và T3 và từ -0,1 đến 0,6 giữa T3 và MF. Có mối liên
quan nghịch giữa HtSDS và việc sử dụng prednisolone, azathioprine, methotrexate và cân nặng SDS.
Mối liên quan nghịch cũng được tìm thấy giữa HtSDS và sử dụng prednisolone và một mối liên quan
thuận giữa HVSDS theo tuổi và WtSDS.
Kết luận: Các tác giả kết luận rằng tầm vóc ngắn và tăng trưởng chậm tiếp tục được gặp phải trong
nhóm nhỏ trẻ em bệnh Crohn mặc dù có những tiến bộ trong điều trị. Họ cho rằng sự thay đổi ở HtSDS
có thể là một thơng số mạnh hơn ở trẻ mắc bệnh mạn tính khi có một tỷ lệ cao trẻ em trong độ tuổi quanh
dậy thì.
Bình luận

62

Mặc dù phần lớn trẻ bệnh Crohn khơng phải là có tầm vóc thấp đặc biệt và có sự cải
thiện tăng trưởng trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, nhưng nghiên cứu này cung
cấp bằng chứng rõ ràng rằng: mặc dù có những tiến bộ trong điều trị, nhưng tầm vóc
thấp và tăng trưởng chậm tiếp tục được gặp phải trong một nhóm nhỏ của trẻ em bệnh
Crohn. HtSDS trung bình của dân số cũng như tỷ lệ trẻ em có HtSDS <-2 thì tương tự như
báo cáo trong các nghiên cứu khác gần đây. Quan sát của chúng tôi là, HtSDS đã không
cải thiện mặc dù sự cải thiện đáng kể ở HVSDS thì tương tự như những phát hiện trong
báo cáo trước đây và có thể gợi ý rằng: việc giảm tốc độ tăng trưởng, được phản ánh
bằng cách cải thiện HV, thì khơng đủ để cải thiện chiều cao tổng thể nhưng chỉ ngăn
ngừa một cách đơn giản bất kỳ sự suy giảm chiều cao nào thêm nữa. Nhiều nghiên cứu

về sự phát triển ở trẻ có tình trạng phức tạp như IBD đã khám phá mối liên quan giữa
tăng trưởng và các yếu tố bệnh, bao gồm cả điều trị bằng thuốc. Nghiên cứu nhấn mạnh
rằng việc điều tra các mối liên quan như vậy cần một thời gian dài theo dõi vì sự lựa chọn
và thời gian trị liệu IBD phụ thuộc vào sự hiện diện cấp tính và tiến bộ tiếp theo.

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


Bình luận chung: Trong năm vừa qua một số nghiên cứu đã đánh giá suy giảm tăng trưởng cũng như
kết quả của các can thiệp điều trị nhằm cải thiện tăng trưởng ở trẻ em bệnh IBD. Do đưa đến sự thiếu hụt
chiều cao kéo dài ở trẻ bệnh IBD, có một nhu cầu cải thiện hơn nữa trong điều trị tập trung vào tăng
trưởng. Các bác sĩ và các nhà điều tra cần chú ý đến hơn các khía cạnh tuổi dậy thì, đặc biệt là ở nhóm có
các điều kiện mà thường xuất hiện trong thời gian dậy thì, vì một số lượng đáng kể của tăng trưởng xảy
ra ở tuổi dậy thì. Có ý kiến cho rằng sự phát triển và tiến triển dậy thì khơng bị ảnh hưởng đáng kể ở trẻ
em bệnh IBD được điều trị bằng các phương thức điều trị hiện tại., Do đó, nó sẽ có ích khi điều tra cho
dù sự phát triển ở tuổi dậy thì có tối ưu hay không. Các nghiên cứu được thực hiện trong năm qua cũng
nhấn mạnh sự khác nhau lớn giữa các nhà điều tra, đó là cách thức họ mơ tả sự phát triển và tiến triển
tuổi dậy thì. Có một nhu cầu cho sự nhất quán và hòa hợp hơn trong kết quả báo cáo. Cuối cùng, những
nghiên cứu này không thể được thực hiện mà khơng có sự hợp tác chặt chẽ giữa một nhóm đa ngành của
các chuyên gia từ các lĩnh vực bao gồm nhân trắc, nội tiết, y học dinh dưỡng và tiêu hóa.

Lời cảm ơn: MAA được tài trợ bởi Bộ Giáo Dục Đại học của Chính phủ Libya. S.F.A được hỗ trợ bởi
Văn phòng trưởng khoa học gia của Scotland và ISPEN.

Xơ hóa nang

Tình trạng dinh dưỡng tốt hơn trong thời thơ ấu có liên quan đến kết quả lâm sàng
được cải thiện và sự sống cịn ở những bệnh nhân bị xơ hóa nang
Yen EH 1, Quinton H2, Borowitz D3
1Department


of Pediatrics, Harvard Medical School, Division of Gastroenterology and Nutrition,
Children’s Hospital Boston, Boston, MA, USA; 2Dartmouth Medical School, Lebanon, NH, USA;
3Department of Pediatrics, State University of New York at Buffalo School of Medicine and
Biomedical Sciences, Women and Children’s Hospital of Buffalo, Buffalo, NY, USA
J Pediatr 2013; 162: 530–535.e1

Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của tình trạng dinh dưỡng sớm trong cuộc
đời lên thời gian và tốc độ tăng trưởng chiều cao, chức năng phổi, biến chứng của xơ hóa nang (CF), và
sự sống còn qua 18 tuổi.
Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm các dữ liệu lấy từ bộ phận bệnh nhân đăng ký CFF đối với những
bệnh nhân sinh ra giữa năm 1989 và năm 1992. Các bệnh nhân được phân tầng theo đỉnh percentile cân
nặng theo tuổi (WAP) ở độ tuổi 4-5 tuổi thành 4 nhóm: <10th percentile, 10th đến < 25th percentile,
25th đến < 50th percentile, 50th percentile. Kết quả được đánh giá qua năm 2009 ở tuổi 18 và so sánh
giữa chiều cao theo tuổi percentile (HAP), dự đốn thể tích thở trong 1 giây (FEV1)%, và sự sống còn
được thực hiện qua các tầng. Kết quả khác gồm BMI, đợt bệnh phổi cấp, xơ hóa nang liên quan đến đái
tháo đường (CFRD), nhiễm trùng Pseudomonas aeruginosa, và sự sống cịn.
Kết quả: Nhóm nghiên cứu gồm 3.142 bệnh nhân. Trung bình, bệnh nhân CF đạt được WAP> 50% ở độ
tuổi 4 đã đạt đến HAP cao hơn nhiều vào giai đoạn sớm trong cuộc đời, và duy trì lợi thế chiều cao của
chúng đến khi trưởng thành so với nhóm bệnh nhân CF có WAP < 50% ở độ tuổi 4. Đạt được điều này ở
HAP theo WAP vào độ tuổi 4 đã gia tăng và được duy trì trong suốt thời thơ ấu, cho thấy mối liên quan

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

63


mạnh giữa WAP ở độ tuổi 4 và chiều cao trong suốt cuộc đời. Mỗi nhóm WAP cao hơn đã tăng FEV1%
tốt hơn dự đoán trong suốt thời gian quan sát, nhưng sự khác biệt lớn nhất trong FEV1% dự đoán đã xảy
ra giữa WAP < 10% và 10-25%. Tốc độ suy giảm ở FEV1% dự đốn thì tương tự trong tất cả các nhóm

WAP cho đến 18-19 tuổi. Có 294 trường hợp tử vong trong thời gian quan sát; sống sót tích lũy trên tồn
bộ thời gian theo dõi trong toàn bộ dân số là 91%. Tỷ lệ sống cịn thì cao nhất trung bình ở những bệnh
nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt hơn vào độ tuổi 4. WAP và HAP cao hơn ở độ tuổi 4 đã dự đốn một tỷ
lệ cao hơn của sự sống cịn đến tuổi trưởng thành (p <0,0001). Đái tháo đường liên quan CF, đợt bệnh
cấp, và ngày nằm viện cho đến 18 tuổi cũng liên quan mạnh với WAP ở độ tuổi 4.
Kết luận: Bệnh nhân trong percentiles cân nặng và chiều cao cao nhất ở độ tuổi 4 đã đạt được chiều cao
tốt hơn cho đến 18 tuổi, có ít đợt phổi cấp tính, mất ít ngày hơn trong bệnh viện, và đã cải thiện sự sống
còn.

Sự tăng trưởng trong thời gian xơ hóa nang tuổi dậy thì: đánh giá hồi cứu của một
nhóm nghiên cứu người Pháp
Bournez M1, Bellis B2, Huet F1
1Department

of Paediatrics, University Hospital, Dijon, France; 2National Institute of Demographic
Studies, Paris, France
Arch Dis Child 2012; 97: 714–720

Mục đích: Kết quả chính của nghiên cứu là đánh giá mơ hình tăng trưởng theo chiều dọc trong một
nhóm lớn các bệnh nhân Pháp bệnh CF và xác định mức độ mà sự phát triển ở tuổi dậy thì ảnh hưởng lên
chiều cao cuối cùng. Ngoài ra, nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá những mối quan hệ tiềm năng
giữa tăng trưởng, tình trạng dinh dưỡng và chức năng hơ hấp ở trẻ em bệnh CF.
Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm các dữ liệu từ bộ phận đăng ký CF người Pháp thu thập từ năm
1999 đến năm 2004. Tám nhóm bệnh nhân trong độ tuổi 8-15 vào năm 1999 đã được lựa chọn. Đặc
điểm cá nhân (tuổi, chiều cao, cân nặng) và chức năng phổi, được đánh giá bởi FEV1 được ghi lại. Các
phương tiện chiều cao cá nhân trong mỗi nhóm tuổi được sử dụng để xây dựng các đường cong chiều
cao theo giới tính.
Kết quả: Nghiên cứu đã đánh giá mẫu gồm 729 trẻ em CF trong 1.108 trẻ em sinh ra giữa năm 1984 và
năm 1991 và tiếp theo là đăng ký từ 1999-2004. 331 em gái có đường cong chiều cao rất gần với đường
cong trung bình cho đến 12 tuổi, khi đường cong xuống đến đường cong tham chiếu -1 SD. Điểm z

score trung bình của chiều cao trung bình là -0,32 lúc 8 tuổi và -0,53 lúc 11 tuổi. Điểm z score sau đó
giảm đến mức tối thiểu là -0,88 ở tuổi 15, và vẫn đang chịu dưới -0,50 sau độ tuổi này. Chiều cao cuối
cùng 160,4 cm đã đạt được ở tuổi 19, trễ hơn nhiều so với tuổi chiều cao cuối cùng trong quần thể tham
khảo đó là đạt được ở tuổi 16. Tuổi bắt đầu dậy thì cũng tương tự như tham khảo, nhưng đỉnh tốc độ
chiều cao (PHV) thì thấp hơn, mặc dù xảy ra ở tuổi tương tự như các em gái tham khảo, và sức bật chiều
cao dậy thì chiếm 16,7% của chiều cao cuối cùng người trưởng thành (so với 18,6% ở các em gái khỏe
mạnh). Đường cong chiều cao trung bình của trẻ em trai (n = 389) cho thấy phát triển bình thường cho
đến 14 tuổi, và sau đó hạ cấp xuống -1 SD so với đường cong tham chiếu. Chiều cao cuối cùng ở các em
trai đã đạt được ở tuổi 19, tương tự như tuổi chiều cao cuối cùng của các em trai khỏe mạnh. Chiều cao
cuối cùng trung bình ở các em trai bệnh CF thì thấp hơn so với dân số tổng thể (z-score -0,73). Tuổi bắt
đầu dậy thì cũng tương tự như ở các em trai tham khảo (13 tuổi), nhưng PHV thấp hơn và sức bật chiều
cao dậy thì chiếm 15,5% của chiều cao cuối cùng của các em trai bệnh CF (18,4% ở các em trai khỏe
mạnh). Không thấy mối tương quan giữa BMI và PHV (r = 0,03, p = 0,71 ở các em gái; r = 0,05, p = 0,44
ở các em trai). Không thấy mối quan hệ hoặc giữa chức năng phổi thể hiện bằng FEV1 và tăng trưởng ở
trẻ em trai (r = 0,09, p = 0,16), nhưng có một mối quan hệ thuận yếu nhưng quan trọng giữa tăng trưởng
và FEV1 (r = 0,17, p = 0,02) ở các em gái.

64

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


Kết luận: Nghiên cứu theo dõi chiều dọc nhóm bệnh nhân người Pháp này cho thấy sự khởi đầu của tuổi
dậy thì ở trẻ em bệnh CF thì có thể so sánh với trẻ em khỏe mạnh, nhưng PHV thì giảm và đóng góp ít
hơn vào chiều cao cuối cùng người trưởng thành. Chiều cao cuối cùng thì thấp hơn đáng kể so với chiều
cao cuối cùng dân số tham chiếu, mặc dù nó vẫn ở trong mức bình thường. Sự tăng trưởng và chức năng
phổi khơng có tương quan ở các em trai, tuy nhiên có một tương quan yếu nhưng có ý nghĩa giữa chức
năng phổi và sự tăng trưởng ở các em gái, mà điều này có thể được giải thích bởi tiêu hao năng lượng lúc
nghĩ ngơi ở các em gái thì lớn hơn hơn các em trai sau khi bứt phá giai đoạn dậy thì.


Tốc độ chiều cao dậy thì và các mối liên quan với chiều cao tiền dậy thì và trưởng
thành ở bệnh xơ hóa nang
Zhang Z1, Lindstrom MJ2, Lai HJ1,2,3
1Departments

of Nutritional Sciences, 2Biostatistics and Medical Informatics, and 3 Pediatrics,
University of Wisconsin-Madison, Madison, WI, USA
J Pediatr 2013; 163: 376–382.e1

Mục tiêu: Sử dụng dữ liệu ở bộ phận đăng ký CFF Hoa Kỳ về nhân trắc và theo dõi của bệnh nhân, các
tác giả đánh giá mối quan hệ giữa tốc độ chiều cao trước tuổi dậy thì và dậy thì (thời gian và cường độ)
với chiều cao trưởng thành cuối cùng ở trẻ em bệnh CF.
Phương pháp: Sử dụng các phép đo chiều cao, các tác giả đã xây dựng đường cong tốc độ chiều cao
tuổi dậy thì (PHV) cho các bệnh nhân CF. Sử dụng các tiêu chuẩn theo chiều dọc của PHV cho trẻ em
Bắc Mỹ khỏe mạnh được phát triển bởi Tanner và Davies, PHV đã được phân loại vào bình thường
(PHV khơng bị chậm hay khơng giảm), chậm (PHV bị chậm nhưng không giảm), giảm (PHV giảm
nhưng không bị chậm), và bị chậm và giảm. Kiểu hình CF, tình trạng dinh dưỡng trước tuổi dậy thì và
tiềm năng chiều cao tối đa đã được giới thiệu như là các biến
Kết quả: Trong số 4.198 cá nhân bệnh CF sinh năm 1984-1987, 309 chết, 951 bị mất theo dõi trước 18
tuổi, và 1.076 có dưới 3 số đo chiều cao mỗi năm trong độ tuổi 10-18, còn lại 1.862 bệnh nhân bao gồm
trong nghiên cứu. PHV ở trẻ em với CF xảy ra trễ (0,5 năm trễ ở nam và 0,6 năm trễ ở nữ) và cho thấy
giảm độ lớn (ít hơn 1,1 cm ở nam và 1,3 cm ở nữ). Kết quả từ những đường cong cá nhân phù hợp cho
thấy rằng PHV thì bình thường trong 60,3%, chậm trễ trong 9,4%, giảm trong 20,8%, và bị chậm và
giảm trong 5,3%. Trong số cịn lại 4,2%, PHV có thể khơng được xác định chắc chắn. Nhiều em trai có
PHV bình thường hơn em gái, p = 0,002. Độ lớn PHV và tổng số đạt được từ độ cao dậm nhảy ở tuổi dậy
thì thì khác nhau và phụ thuộc vào việc dậy thì có bị chậm và / hoặc suy giảm hay không. Xem xét chiều
cao của cha mẹ, 80% trẻ em trai với CF và 77% các em gái với CF có chiều cao ở bên dưới percentiles
chiều cao trung bình của cha mẹ chúng. Phân tích đa biến cho thấy tuổi PHV, cường độ PHV, và chiều
cao trước tuổi dậy thì ở độ tuổi 7 là yếu tố dự báo mạnh mẽ của chiều cao trưởng thành (tất cả với p
<0,001). Cụ thể, PHV về sau có liên quan với cường độ nhỏ hơn của PHV nhưng lớn hơn chiều cao

trưởng thành. Cường độ PHV lớn hơn có liên quan với chiều cao trưởng thành lớn hơn sau khi điều
chỉnh tuổi PHV.
Kết luận: Sử dụng mơ hình đường cong tăng trưởng bán tham số mới lạ, nghiên cứu này cho thấy 23%
trẻ em trai với CF và 30% trẻ em gái với CF đã bị suy giảm cường độ PHV ở bên dưới 5th percentiles
của trẻ em khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trẻ em CF sinh ra trong giữa thập niên 1980 đã trải qua PHV dậy thì
chậm so với trẻ em khỏe mạnh và có chiều cao cuối cùng thấp hơn, phần lớn (80% em trai và 70% em
gái) đã không đạt được tiềm năng di truyền của chúng. Chiều cao trước tuổi dậy thì ở độ tuổi 7 được
nhận thấy là một yếu tố quyết định mạnh của chiều cao người trưởng thành ở cả hai giới. Vì khả năng
lớn nhất để đạt được tăng trưởng tối ưu ở độ tuổi 6 thì thơng qua tối đa hóa sự tăng cân trong những năm
đầu tiên của cuộc sống, nghiên cứu này nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc duy trì tăng trưởng
đầy đủ trong suốt trước tuổi vị thành niên.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

65


Xu hướng theo chiều dọc về tình trạng dinh dưỡng và mối quan hệ giữa chức
năng phổi với BMI trong xơ hóa nang: một nghiên cứu cohort dựa trên dân số
Stephenson AL1–4, Mannik LA1, Walsh S1, Brotherwood M1, Robert R1, Darling PB2,4, Nisenbaum R2,4,
Moerman J3, Stanojevic S3,4
1

The Adult Cystic Fibrosis Program, St. Michael’s Hospital, Toronto, ON, Canada; 2 The Keenan
Research Centre in the Li Ka Shing Knowledge Institute of St. Michael’s Hospital, Toronto, ON,
Canada; 3The Research Institute, The Hospital for Sick Children, Toronto, ON, Canada; 4 Departments
of Medicine and Nutritional Sciences and Institute of Health Policy, Management, and Evaluation,
Dalla Lana School of Public Health, University of Toronto, Toronto, ON, Canada
Am J Clin Nutr 2013; 97: 872–877


Mục đích: Mục đích của nghiên cứu này là điều tra sự tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trong thời
gian theo dõi dài hạn một nhóm CF ở bệnh viện CF cho người lớn ở Toronto.
Phương pháp: Nghiên cứu khảo sát tình trạng dinh dưỡng được đánh giá là WHO BMI và mối quan hệ
giữa BMI và chức năng phổi ở 909 cá nhân với CF. FEV1 được biểu hiện như một tỷ lệ phần trăm của
giá trị dự đốn bình thường đối với chiều cao và giới tính (FEV1% được dự đốn), chiều cao và cân
nặng được đo vào mỗi lần khám. Các đối tượng được xếp vào 4 nhóm người dựa trên năm sinh (<1960,
1960-1969, 1970-1979, >1979) và BMI được chia ra theo năm mà số đo lâm sàng đã được thực hiện
(<1990, 1991-1999,> 2000). Do sự phân bố lệch của BMI và tuổi tác, các biến này đã được biến chuyển
dạng logarit.
Kết quả: Nghiên cứu cohort bao gồm 909 cá nhân được theo dõi từ 1985-2011. BMI trung bình đã tăng
từ 20,7 ± 2,7 trước 1990 đến -22,3 ± 3,4 trong thập niên gần đây nhất (2000-2011). Tỷ lệ các đối tượng
thiếu cân cũng đã giảm từ 20,6% trước 1990 đến 11,1% trong thập niên gần đây nhất. Tỷ lệ các đối
tượng đủ cân giảm ít (72,4% trong năm 1980, 72,6% trong năm 1990, đến 70,5% trong những năm
2000), trong khi tỷ lệ thừa cân / béo phì tăng từ 7,0% trong năm 1980 lên 15,8% trong những năm 1990
và 18,4% trong nhóm cohort gần đây nhất (xu hướng p <0,001). Các mơ hình đa biến cho thấy, tổng thể,
chỉ số BMI tăng đến 0,4% / năm từ 1985 đến 2011. Tỷ lệ BMI tăng ở các đối tượng PS (Pancreatic
Status) thì lớn hơn nhiều so với các đối tượng PI (3,8% so với 0,4% / năm, p <0.001). BMI của 651 cá
nhân được đánh giá từ năm 2000 đến 2011 cho thấy rằng 17% các đối tượng CF bị nhẹ cân, 60% có
trọng lượng phù hợp, 18% bị thừa cân, và 3,8% bị béo phì. Sau khi điều chỉnh tuổi, chiều cao, giới tính,
CFRD, tình trạng tuyến tụy, và nhóm sinh, chức năng phổi cho thấy sự cải thiện khi BMI tăng lên. Độ
lớn của sự cải thiện FEV1 thì khác nhau trên các phân loại BMI: trong nhóm thiếu cân, tăng 10% ở chỉ
số BMI dẫn đến một sự gia tăng tương đối 4% ở FEV1; trong các đối tượng trong mức BMI đủ có sự gia
tăng tương đối 5% ở FEV1, và trong nhóm thừa cân có sự gia tăng 2% ở FEV1. Trung bình, FEV1 giảm
với tỷ lệ 1% / năm, và khơng có khác biệt đáng kể trong tỷ lệ FEV1 giảm ở ba phân loại chỉ số BMI. Dự
báo độc lập có ý nghĩa khác của FEV1, đã được nhận diện trong mơ hình đa biến, bao gồm tuổi [tuổi lớn
hơn có liên quan với FEV1% thấp hơn (đã dự đốn; p <0.001), tình trạng tụy (đối tượng PS có FEV1%
dự đốn cao hơn), và sự hiện diện của CFRD (đối tượng CFRD có FEV1% dự đốn thấp hơn)].
Kết luận: Nghiên cứu nhóm dựa trên dân số theo chiều dọc này cho thấy một sự chuyển đổi đáng kể
trong khoảng thời gian 25 năm trong việc phân phối các chỉ số BMI ở người lớn với CF. Trong một
nghiên cứu thuần tập hiện đại của các cá nhân với CF, có ít đối tượng hơn bị suy dinh dưỡng và nhiều đối

tượng hơn bị thừa cân so với 20 năm trước đó. Nghiên cứu cho thấy những cải thiện trong tình trạng
dinh dưỡng thì có liên quan với những cải thiện trong chức năng phổi, nó thì tốt hơn trong các phân
nhóm BMI trung bình của dân số CF.

66

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


Còi cọc là một yếu tố dự báo độc lập với tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân bị
xơ hóa nang
Vieni G 1,2, Faraci S2, Collura M3, Lombardo M2, Traverso G3, Cristadoro S2, Termini L3, Lucanto MC2 ,
Furnari ML3, Trimarchi G4, Triglia MR2, Costa S1,2, Pellegrino S1,2, Magazzù G2
1

Clinical and Biomolecular Hepato-Gastroenterology of Pediatric and Adult Age, University Hospital
‘G. Martino’, Messina Italy; 2Pediatric Gastroenterology and Cystic Fibrosis Unit, University Hospital
‘G. Martino’, Messina Italy; 3Cystic Fibrosis Regional Centre, 2nd Pediatric Unit, Children’s Hospital
‘Di Cristina’, Palermo, Italy; 4Department of Statistics, University of Messina, Messina, Italy
Clin Nutr 2013; 32: 382–385

Mục đích: Mối quan hệ giữa tình trạng dinh dưỡng và sự sống còn ở những bệnh nhân CF đã được
nghiên cứu nhiều. Mục đích nghiên cứu này là đánh giá mối quan hệ giữa còi cọc (như một số đo của
suy dinh dưỡng mạn tính) và tỷ lệ tử vong trong một nghiên cứu bệnh chứng lồng nhau trên nhóm dân
số CF.
Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu này bao gồm một nhóm 393 bệnh nhân CF lớn hơn 6
tuổi, 193 bệnh nhi (dưới 18 tuổi) và 200 bệnh nhân người lớn được theo dõi tại Trung tâm khu vực CF ở
Palermo và tại Trung tâm vệ tinh ở Messina qua tháng 12 năm 2007. Các trường hợp nghiên cứu bao
gồm 95 bệnh nhân tử vong, 47 trẻ em và 48 người lớn. Nhóm chứng là 298 bệnh nhân cịn sống, 146 trẻ
và 152 lớn hơn 18 tuổi. Vóc người thấp bé (còi cọc) được xác định bởi chiều cao <5th percentile. Cơ thể

suy mòn được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI) <10 th percentile ở bệnh nhân trẻ em, và <18,5 ở
người lớn.
Kết quả: Tỷ lệ còi cọc là 24,4%, tương tự như ở nam và nữ (24,5 và 24,3%, theo thứ tự). Tỷ lệ suy mòn
là 35,3%; ở nữ không cao hơn đáng kể so với ở nam giới (38,3 và 32,3%, theo thứ tự). Trong phân tích
đa biến, cịi cọc, cơ thể suy mịn và FEV1 dự đốn nguy cơ tử vong một cách có ý nghĩa. Còi cọc (OR
2,22, độ tin cậy 95% 1,10-4,46), suy mòn (OR 5.27, độ tin cậy 95% 2,66-10,41), và FEV1 <40% dự
đoán (OR 10,60; độ tin cậy 95% 5,43-20,67) đã làm tăng nguy cơ tử vong ở nhóm nghiên cứu này.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, còi cọc, suy mịn và FEV1 là những yếu tố dự đốn độc lập cho nguy
cơ tử vong.

Sử dụng phần trăm percentile chỉ số khối cơ thể để xác định sự suy giảm khối lượng
mỡ tự do ở trẻ em bị xơ hóa nang
Engelen MP1, Schroder R1, Van der Hoorn K1, Deutz NE1, Com G2
1Center

for Translational Research in Aging and Longevity, Donald W. Reynolds Institute on Aging,
University of Arkansas for Medical Sciences, Little Rock, AR, USA; 2 Pediatric Pulmonology, University
of Arkansas for Medical Sciences and Arkansas Children’s Hospital, Little Rock, AR, USA
Clin Nutr 2012; 31: 927–933

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá: (1) tỷ lệ thiếu cân [chẩn đoán bằng chỉ số khối cơ thể
(BMI) phần trăm percentile] và thiếu hụt khối lượng mỡ tự do (FFM), (2) mối liên quan của sự thiếu hụt
FFM với những thay đổi trong thành phần cơ thể và tăng tỷ lệ mắc bệnh (giảm chức năng phổi, mất mật
độ khoáng xương), và (3) sử dụng chỉ số BMI percentile như dự đoán sự thiếu hụt FFM và tỉ lệ mắc
bệnh.
Phương pháp: 77 trẻ em, tuổi từ 8-21, bệnh CF được đánh giá trong nghiên cứu hồi cứu này. Chiều cao
và cân nặng thu thập được và BMI percentile được tính tốn. Khối mỡ tự do (FFM), khối mỡ (FM),

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính


67


thành phần khoáng xương (BMC) và mật độ (BMD) đã thu được bằng phương pháp DXA (dual-energy
x-ray absorp- tionmetry).
Kết quả: 24 trẻ em (31%) bị suy dinh dưỡng, theo định nghĩa của FFMI và / hoặc tiêu chuẩn BMI%;
16% có chỉ số BMI% thấp và thấp FFMI; 14% có BMI bình thường và FFMI thấp (sự suy giảm ẩn), và
1% có BMI% thấp và FFMI bình thường. Nhìn chung, 30% bệnh nhân được đặc trưng bởi sự suy giảm
FFM. Sự nhạy cảm của BMI% để phát hiện FFM cạn kiệt là 52% và độ đặc hiệu là 98%. BMC (tỷ lệ
phần trăm của dữ liệu chuẩn) thì giảm ở nhóm có chỉ số BMI% và FFMI thấp (p <0,001) và ở nhóm
FFMI cạn kiệt ẩn (p <0,05), so với nhóm có chỉ số BMI% và nhóm FFMI bình thường. BMD của tồn
bộ cơ thể và z-score cột sống thì thấp hơn (p <0,01) ở những người có chỉ số BMI% và FFM thấp, so với
BMI% và FFM bình thường. Bên dưới 20th BMI%, tỷ lệ phần trăm của bệnh nhân có z-score BMD <-1
SD đã tăng dốc trong khi khơng thấy sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có mật độ xương giảm ở nhóm 2049th BMI%. FEV1 và dung tích sống (FVC) thì giảm trong cả hai nhóm: nhóm FFM cạn kiệt ẩn (p
<0,05) và nhóm BMI% và FFM thấp (p <0,01). FEV1 có tương quan đáng kể với FFM (% tiêu chuẩn, r
= 0,39, p <0.001) và FM (% tiêu chuẩn, r = 0,30, p <0,01) nhưng không phải với FM / FFM (r = 0,21).
Với sự suy giảm trong chỉ số BMI%, cũng có một sự giảm dần FEV1 trung bình. Bên dưới 20th chỉ số
BMI%, FEV1 trung bình giảm xuống dưới 80% dự đốn, một ngưỡng cho chức năng phổi bất thường ở
trẻ em với CF. Điều tra điểm cắt BMI% mà sẽ dự đoán FFM cạn kiệt và kết quả lâm sàng nghèo nàn đã
cho thấy sự giảm dần ở FFM% với sự suy giảm ở chỉ số BMI%. Bên dưới 20th chỉ số BMI%, có giảm
FFM% bên dưới 90% của giá trị tiêu chuẩn tương ứng với FFMI < 5th percentile. 57% bệnh nhân ở
nhóm 10-20th BMI% có FFM cạn kiệt, so với 18% ở nhóm 20-30th chỉ số BMI%. Gần như tất cả bệnh
nhân (92%) có BMI% <10 thì suy giảm FFM.
Kết luận: FFM cạn kiệt ở trẻ em với CF thì phổ biến và vẫn chưa được phát hiện khi sử dụng điểm cắt
10% BMI, chỉ ra rằng một phần lớn bệnh nhân FFM cạn kiệt ẩn sẽ bị bỏ qua khi suy dinh dưỡng chỉ
được định nghĩa bởi các tiêu chí này. Giá trị FFM thấp thì liên quan với giảm chức năng phổi và mất
chất khoáng của xương cho thấy tầm quan trọng lâm sàng của đa thành phần cơ thể ở trẻ em với CF.

Biến đổi di truyền lên tình trạng dinh dưỡng trong bệnh xơ hóa nang
Bradley GM1, Blackman SM1, Watson CP2, Doshi VK2, Cutting GR1,2

1Department

of Pediatrics, Johns Hopkins University, Baltimore, MD, USA; 2 McKusick-Nathans
Institute of Genetic Medicine, Johns Hopkins University, Baltimore, MD, USA
Am J Clin Nutr 2012; 96: 1299–1308

Mục tiêu: Nghiên cứu này điều tra ảnh hưởng của biến đổi gien lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
bệnh xơ hóa nang (CF).
Phương pháp: Dữ liệu chiều cao và cân nặng theo nghiên cứu chiều dọc đã được thu thập trong năm
2000-2010 từ một nghiên cứu trên anh chị em ruột sinh đôi bệnh CF. Các thành viên gia đình đều có
cùng kiểu gien CFTR. BMI và điểm z score cho cân nặng và chiều cao được tính tốn. Một kiểu hình đã
nhận được bằng cách tính tốn điểm z score BMI trung bình mỗi q từ 5-10 tuổi (BMI-z5to10). Giới tính,
nhóm sinh, tuổi lúc chẩn đoán CF, chẩn đoán bằng cách sàng lọc trẻ sơ sinh, đồng hợp tử F508del, suy
tuyến tụy (PI, Pancreatic Insufficiency), bệnh sử của phân su ruột (MI), sự hiện diện của mổ dạ dày,
FEVq6to10, và loại bảo hiểm được đánh giá để đóng góp vào sự biến đổi trong chỉ số BMI- z5to10.
Kết quả: Dữ liệu chiều cao và cân nặng theo chiều dọc được thu thập đối với 1.124 đối tượng bệnh CF
từ 800 gia đình (130 cặp song sinh đồng hợp tử và 952 anh chị em ruột). Chiều cao z-score trung bình

68

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


cho tất cả các đối tượng là -0.58 (trong khoảng -4.61 đến 2,46), tương ứng với 28th percentile CDC; Zscore cân nặng trung bình là -0.42 (trong khoảng -6.23 đến 2.38), tương ứng với 34th percentile CDC.
Z-score BMI trung bình là -0.07 (trong khoảng -3.89 đến 2.30), tương ứng với 47th percentile CDC.
Khơng có khác biệt đáng kể ở z-score BMI trung bình giữa các cặp song sinh đồng hợp tử và anh chị em
ruột, và các cặp sinh đôi dị hợp tử và anh chị em ruột. Tất cả biến số trong mơ hình vẫn là các yếu tố dự
đốn độc lập của BMI-z5to10 trong các mơ hình đa biến. Các kiểu hình z-score BMI được điều chỉnh
đã được tạo ra đối với giới tính nữ, nhóm sinh, PI, và bệnh sử của MI (BMI-zadj) và trong một phân tích
thứ phát đối với BMI-zadj cộng thêm đối với FEVq6to10 (BMI-zadjFEV), trong đó xem xét ảnh hưởng của

chức năng phổi lên BMI đối với những phân tích liên kết và di truyền tiếp theo. Có một mức độ cao phù
hợp đối với BMI ở những cá nhân có cùng 100% gien, đối với song sinh đồng hợp tử (0,80-0,85 cho 5865 cặp). Các nhóm sinh đơi dị hợp tử có hệ số tương quan thấp hơn (0,58-0,66 cho 21 cặp đôi dị hợp tử;
0,41-0,57 cho 13 cặp đôi dị hợp tử đồng giới tính), điều này đã chỉ ra một sự phù hợp thấp hơn trong
nhóm sinh đơi này có cùng trung bình 50% gien. Hệ số tương quan của nhóm sinh đơi dị hợp tử là 0,5
(0,25-0,31 cho 122-148 cặp). Những kết quả liên kết của các cá nhân với PI (BMI-zadj-PI; 358 cặp anh
chị em ruột) đã cho thấy 2 đỉnh đáng kể toàn bộ gien trên nhiễm sắc thể 1p36.1 (LOD: 5.3) và 5q14
(LOD: 5.1). Hạn chế phân tích đối với 219 cặp song sinh đồng hợp tử cho các đột biến F508del (BMIzadj-F508del) đã duy trì đỉnh trên nhiễm sắc thể 1p36.1 (LOD: 4,6) nhưng giảm bằng chứng cho mối liên kết
trên nhiễm sắc thể 5q14 (LOD: 3.4). Điều chỉnh chỉ số BMI cho chức năng phổi (BMI-zadjFEV-PI; 350 cặp
anh chị em ruột) đã làm giảm điểm LOD cho các vị trí trên nhiễm sắc thể 1p36.1 (LOD: 3,4) nhưng tăng
bằng chứng cho mối liên kết ở khu vực lân cận từ nhiễm sắc thể 1p31-22 ( LOD: 2.4); liên kết trên
nhiễm sắc thể 5q14 (LOD: 5,2) thì khơng bị ảnh hưởng. Định lượng vị trí điểm (QTL) di truyền ở
1p36.1 và 5q14 sau khi hiệu chỉnh sai lệch tiềm ẩn đã đại diện cho 16% và 15% phương sai chỉ số
BMI.
Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên trên tình trạng dinh dưỡng của trẻ sinh đơi và anh chị em ruột có
bệnh CF, điều này cho thấy những gien khác với CFTR ảnh hưởng đến sự thay đổi trong chỉ số BMI. Cụ
thể, kết quả nghiên cứu này đã gợi ý rằng những gien được sửa đổi nằm ở vị trí 1p36.1 có ảnh hưởng đến
cả hai: tình trạng dinh dưỡng và chức năng phổi, trong khi nhiễm sắc thể 5q14 bao gồm một gien làm
thay đổi tình trạng dinh dưỡng thì độc lập với mức độ nghiêm trọng bệnh phổi.

Bổ sung năng lượng đường uống cho bệnh xơ hóa nang
Smyth RL1, Walters S2
1Institute

of Child Health, UCL, London, UK; 2c/o CFGD Group, Institute of Child Health,
University of Liverpool, Liverpool, UK
Cochrane Database Syst Rev 2012; 10: CD000406

Mục tiêu: Tổng quan hệ thống Cochrane nhằm đánh giá những lợi ích của tư vấn chế độ ăn hoặc bổ
sung dinh dưỡng đường uống trong ít nhất 1 tháng ở bệnh nhân CF trên những kết quả khác nhau, tức là
tăng cân và tăng trưởng, thành phần cơ thể (kết quả chính), chức năng phổi, tác dụng phụ trên đường

tiêu hóa hoặc mức độ hoạt động (kết quả thứ cấp).
Phương pháp: Các tác giả đã tìm kiếm các đăng ký thử nghiệm CF Cochrane đối với những thử
nghiệm ngẫu nhiên hoặc bán ngẫu nhiên có đối chứng, so sánh việc sử dụng các chất bổ sung năng
lượng đường uống để tăng lượng calori mà khơng có sự can thiệp cụ thể.
Kết quả: Việc tìm kiếm tài liệu đã nhận diện 21 thử nghiệm. Chỉ có ba thử nghiệm (131 bệnh nhân) thỏa
các tiêu chuẩn [3-5] và được đưa vào đa phân tích cuối cùng. Khơng có khác biệt đáng kể giữa các nhóm
tại bất kỳ thời điểm nào liên quan đến thay đổi về cân nặng, percentile cân nặng, chiều cao, percentile

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

69


chiều cao, cân nặng so với chiều cao hoặc chỉ số khối cơ thể (BMI) (kết quả chính). Khơng có khác biệt
giữa can thiệp (bổ sung bằng miệng) và nhóm không can thiệp liên quan đến các kết quả thứ phát bao
gồm tổng lượng calo (ăn uống hoặc bổ sung), protein, chất béo, hành vi ăn hoặc các biện pháp về chất
lượng của cuộc sống. Thể tích thở trong 1 giây (FEV1) (% dự đoán) đã được giảm đáng kể sau 3 tháng ở
nhóm đối chứng nhưng khơng phải lúc 6 và 12 tháng. Sự thay đổi ở thể tích dung tích sống (FVC) (chỉ
được báo cáo bởi Poustie và cộng sự [5]) thì khơng khác biệt đáng kể giữa các nhóm ở 3, 6 hoặc 12
tháng. Nghiên cứu duy nhất [5] đánh giá sự hiện diện tác dụng phụ của việc bổ sung đường miệng đã
báo cáo khơng có sự khác biệt về tiêu chảy, chán ăn, đầy hơi bụng, các cơn của hội chứng tắc ruột xa và
bất kỳ tác dụng phụ khác giữa các nhóm can thiệp và không can thiệp.
Kết luận: Tổng quan hệ thống này cho thấy rằng việc sử dụng ngắn hạn bổ sung bằng miệng khơng
chứng minh được tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em với CF và suy dinh dưỡng từ nhẹ đến trung bình. Vì
khơng có khác biệt về tình trạng dinh dưỡng hoặc chức năng phổi với việc sử dụng các chất bổ sung
dinh dưỡng bằng miệng (đã được báo cáo), người ta có thể kết luận rằng chỉ có lời khuyên chế độ ăn
uống cũng là một cách tiếp cận thỏa đáng cho quản lý những người có CF và suy dinh dưỡng vừa phải.
Tổng quan hệ thống này đã đặt ra câu hỏi về các tiện ích của việc thực hành kê toa bổ sung dinh dưỡng
bằng miệng cho việc chăm sóc dinh dưỡng và phục hồi chức năng cho trẻ em với CF.


Kết quả dinh dưỡng sau phẫu thuật mổ dạ dày ở trẻ em bị xơ hóa nang
Bradley GM1, Carson KA2, Leonard AR1, Mogayzel PJ Jr3, Oliva-Hemker M1
1Division

of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, Johns Hopkins University School of Medicine,
Baltimore, MD, USA; 2Department of Epidemiology, Johns Hopkins Bloomberg School of Public
Health, Baltimore, MD, USA; 3Eudowood Division of Pediatric Respiratory Sciences, Johns Hopkins
University School of Medicine, Baltimore, MD, USA
Pediatr Pulmonol 2012; 47: 743–748

Mục tiêu: Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá khả năng bổ sung dinh dưỡng bằng cách sử dụng
một ống thông dạ dày (GT) để cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em có CF và BMI thấp. Hơn nữa,
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của vị trí GT và bổ sung dinh dưỡng lên chức năng phổi, số ca nhập viện
có bệnh phổi tăng nặng thêm và các biến chứng trong và sau khi đặt GT.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu này đã đánh giá 40 bệnh nhân (20 trẻ em với GT và 20 đối chứng) từ
2-20 tuổi với các dữ liệu ít nhất là 1 năm sau khi đặt GT. Mỗi một trong những "trường hợp " (trẻ em với
GT) được cặp kết hợp với một đứa trẻ CF khơng có GT (“đối chứng”). Các trường hợp và đối chứng
được kết hợp với tuổi ± 2,5 năm, giới tính, tình trạng tuyến tụy, BMI phần trăm percentile ± 10%, và khi
có sẵn, FEV1 ± 20%. Dữ liệu về kỹ thuật đặt GT, biến chứng trong và sau khi đặt GT và bổ sung dinh
dưỡng thông qua GT được thu thập trong nhóm “trường hợp”. Đối với nhóm chứng, việc sử dụng bổ
sung dinh dưỡng bằng miệng, dùng chất kích thích ngon miệng và / hoặc thuyên chuyển khoa tiêu hóa
cho đặt GT bất cứ lúc nào trong thời gian theo dõi 1 năm đã được ghi nhận. Dữ liệu dinh dưỡng và chức
năng phổi (bao gồm chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, và phần trăm FEV1 dự đoán) đã thu được trong
lần tuyển dụng, 6 tháng (± 3 tháng) và 1 năm theo dõi (± 3 tháng). Số lần nhập viện cần thiết cho đợt
phổi nặng trong thời gian theo dõi 1 năm cũng đã được ghi nhận.
Kết quả: Đặt GT thì khơng có biến chứng trong 15/20 trẻ và cơng thức protein tồn phần đã được trao
cho 18/20 trẻ. GT đã phân phối khoảng 50% trong 110-200% khuyến cáo chế độ ăn uống (DRI). Việc
bổ sung GT toàn bộ đã được phân phối liên tục qua đêm. Một liều men tuyến tụy đã được cho vào đầu và

70


Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


cuối của nuôi ăn. Vào lần theo dõi lúc 6 tháng, 7 trong các trường hợp (35%) và 1 trong nhóm đối chứng
(5%) đã đạt đến BMI 50th percentile (p <0,04). Các bệnh nhân được bổ sung bằng GT gần như 10 lần
khả năng đạt đến chỉ số BMI 50th percentile 6 tháng, so với nhóm chứng (OR = 9,70, độ tin cậy 95%
1,05-484,7). Vào lần theo dõi lúc 1 năm, 8 trong các trường hợp (40%) và 3 trong nhóm đối chứng
(15%) đã đạt đến BMI 50th percentile (p<0,16) (OR = 3,65, độ tin cậy 95% 0,69-25,86). Giá trị trung
bình BMI ± SD thì tốt hơn đáng kể so với nhóm chứng lúc 6 tháng (p <0,001) nhưng khơng phải lúc 12
tháng. Z-score cân nặng trung bình đã cải thiện đáng kể từ đường cơ sở so với nhóm chứng lúc 6 tháng
(p <0,001) và 12 tháng (p <0,01), nhưng sự thay đổi trong z-score chiều cao trung bình thì có thể so sánh
giữa các trường hợp và nhóm chứng. Vào 6 tháng, BMI trung bình ± SD và cân nặng trung bình z-score
trong nhóm GT đã cải thiện từ đường cơ sở so với nhóm chứng (p <0,001), trong khi khơng có sự khác
biệt trong z-score chiều cao trung bình giữa hai nhóm. Vào 1 năm, nhóm trường hợp vẫn có BMI trung
bình z-core cao hơn nhóm chứng, nhưng sự khác biệt so với ban đầu khơng cịn đạt được ý nghĩa thống
kê. Sự thay đổi trong z-score cân nặng trung bình vẫn cịn ý nghĩa thống kê (p <0,01), nhưng sự thay đổi
trong z-score chiều cao trung bình lại có thể so sánh. Các nhóm thì tương tự ở sự thay đổi FEV dự đốn
trung bình lúc bắt đầu đến 6 và 12 tháng, và khơng có khác biệt đáng kể giữa các trường hợp và nhóm
chứng về số lượng nhập viện cần thiết cho đợt phổi nặng. Cho đến 1 năm, 1 trẻ thì khơng cịn nhận bổ
sung dinh dưỡng thông qua GT. Vào 1 năm, 12/20 đối chứng được khuyên uống bổ sung bằng đường
uống và 6 đã được kê toa với một chất kích thích sự thèm ăn. Một bệnh nhân đã được gởi đi để đặt GT.
Kết luận: Trong nghiên cứu hồi cứu này, hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách nuôi ăn bổ sung thông qua ống
GT đã cho thấy cải thiện tăng cân ở những bệnh nhân CF. Theo nghiên cứu này, trẻ em bệnh CF có chỉ số
BMI so với tuổi < 50th percentile và nhận được một GT thì gần như 10 lần có khả năng đạt đến chỉ số
BMI 50th percentile lúc 6 tháng, so với bệnh nhân ghép cặp mà khơng nhận được một GT; và 3,65 lần
có khả năng đạt đến BMI 50th percentile cho đến 12 tháng. Kết luận này bị yếu bởi thực tế rằng những
thay đổi khơng có ý nghĩa thống kê.

Liệu pháp hormone tăng trưởng tái tổ hợp đối với xơ hóa nang ở trẻ em và thanh

thiếu niên
Thaker V 1, Haagensen AL2, Carter B3, Fedorowicz Z4, Houston BW5
1

Haverstraw Pediatrics, Haverstraw, NY, USA; 2Children’s Hospital Boston, Boston, MA, USA; 3 Cancer
Research UK Clinical Trials Unit, School of Cancer Sciences, Birmingham University, Birmingham,
UK; 4The Cochrane Collaboration (UKCC), Awali, Bahrain; 5School of Health & Social Care, Teesside
University, Middlesbrough, UK
Cochrane Database Syst Rev 2013; 6: CD008901

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xem xét các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của liệu pháp hormone tăng
trưởng tái tổ hợp (rhGH) điều trị trong việc cải thiện chức năng phổi, chất lượng cuộc sống và tình trạng
lâm sàng của trẻ em và thanh thiếu niên bệnh CF.
Phương pháp: Đây là một tổng quan hệ thống của tất cả các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng
(RCT) đã báo cáo kết quả điều trị rhGH ở trẻ em và thanh thiếu niên với CF.
Kết quả: Các tác giả đã nhận diện 22 nghiên cứu có khả năng hội đủ điều kiện cho việc đánh giá tiếp
theo. Chỉ có bốn nghiên cứu (161 thành viên) thì được bao gồm trong đánh giá cuối cùng. Hai trong số
các nghiên cứu là RCT có thiết kế song song [6, 7]. Một là nghiên cứu chéo với hai giai đoạn điều trị [8]
và một là nghiên cứu bán ngẫu nhiên [9]. Ba nghiên cứu đã sử dụng rhGH trong một liều tiêu chuẩn

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

71


khoảng 0,3 mg / kg / tuần so với không điều trị; một nghiên cứu có ba nhánh điều trị: giả dược, liều
chuẩn (0,3 mg / kg / tuần) và liều cao (0,5 mg / kg / tuần). Chức năng phổi được báo cáo là FEV1 hoặc
FVC [6] đã cho thấy khơng có bằng chứng về hiệu quả điều trị rhGH. Chiều cao và cân nặng không thay
đổi đáng kể bằng cách điều trị rhGH [9], nhưng tốc độ tăng chiều cao đã cho thấy sự khác biệt đáng kể
có lợi cho rhGH, MD 2,10 (độ tin cậy 95% 0,54-3,66). Đường huyết khi đói lúc 6 tháng [6] cho thấy

một sự gia tăng đáng kể ở nhóm điều trị rhGH, MD 12,40 (KTC 95% 3,76-21,04), tuy nhiên sự khác
biệt ở nồng độ đường huyết sau ăn là không đáng kể, MD 12,10 mg / dl (KTC 95% -7,18 đến 31,38)
(0,54-3,66). Sức mạnh cơ bắp và số lần các đợt phổi nặng cũng không khác nhau trong điều trị rhGH.
Kết luận: Điều trị rhGH ở trẻ em bị CF đã đạt được những cải thiện mức vừa phải ở các số đo nhân trắc
(chiều cao, cân nặng, tốc độ chiều cao và cân nặng và khối lượng mô nạc). Ở giai đoạn này, câu hỏi liệu
cải tiến này có chuyển thành kết quả bệnh phổi tốt hơn, giảm tỷ lệ mắc bệnh và cải thiện chất lượng cuộc
sống hay khơng thì chưa được trả lời từ các bằng chứng sẵn có, do sự khan hiếm của dữ liệu.
Bình luận

72

Xơ hóa nang (CF) là một rối loạn di truyền gien lặn nhiễm sắc thể phổ biến, được chẩn
đoán khoảng 1 trong 2.500 ca sinh, thường xuyên hơn trong các quần thể có nguồn gốc
da trắng. Gien, cơ quan điều hòa màng CF (CFTR) nằm trên nhiễm sắc thể 7, mã hóa một
protein có chức năng như một kênh clorua cAMP-điều hịa và kiểm sốt dịng ion natri
và clorua qua màng tế bào. Hầu hết các bệnh nhân CF (85%) mang đột biến có liên quan
đến suy tụy. Đặc điểm lâm sàng của CF có thể rất khác nhau, bao gồm các triệu chứng
phổi khơng đặc hiệu hoặc triệu chứng tiêu hóa và suy dinh dưỡng. Trong quá khứ,
không tăng trưởng và giảm cân được coi là không thể tránh khỏi khi đối mặt với bệnh
phổi tiến triển.
Năm 1988, Corey và cộng sự [10] đã báo cáo sự tăng trưởng, chức năng phổi và sống còn
trong 499 bệnh nhân CF từ Boston (Mỹ) và 534 từ Toronto (Canada) được theo dõi tiếp
từ 1972-1981. Mặc dù đặc điểm của bệnh nhân có thể được so sánh trong hai quần thể,
nhưng percentiles chiều cao và cân nặng thì cao ở những bệnh nhân từ Toronto hơn là ở
Boston và sự sống còn của họ cũng vậy (30 so với 21 năm). Sự khác biệt duy nhất đó là
bệnh nhân người Canada có một tình trạng dinh dưỡng tốt hơn do từ một chế độ ăn
không hạn chế chất béo và việc sử dụng các men tụy được bao phủ. Kể từ báo cáo đó,
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng dinh dưỡng trong thời thơ ấu là yếu tố độc
nhất quan trọng nhất xác định tình trạng phổi (và do đó có khả năng tồn tại) ở cá nhân
CF.

Để đạt được những kết quả thuận lợi nhất, chăm sóc trẻ em bệnh CF phải đảm bảo cả
tình trạng dinh dưỡng và chức năng phổi. Do đó, sự phát triển bình thường đã được Tổ
Chức Xơ Hóa Nang (CFF) xem là mục tiêu quan trọng của hỗ trợ dinh dưỡng ở trẻ em bị
CF [11]. Tình trạng dinh dưỡng của tất cả các thơng số (suy mòn, còi cọc, thành phần cơ
thể) đã được chứng minh là ảnh hưởng đến chức năng phổi và sự sống còn ở những
bệnh nhân CF trong nhiều nghiên cứu trước và năm nay cũng vậy (cf. Yên và cộng sự,
Bournez và cộng sự, Zhang và cộng sự, Ste-phenson và cộng sự, Vieni và cộng sự).
Khi trẻ lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, nhưng tiến triển của bệnh phổi làm tổn
thương tình trạng dinh dưỡng bằng cách gia tăng nhu cầu năng lượng hàng ngày, làm
mất cảm giác ngon miệng, và kết quả là giảm tổng thể năng lượng đưa vào. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ lệch tăng trưởng diễn ra trong những năm tuổi dậy thì vì
bệnh nhân CF đã bị chậm tuổi dậy thì và giảm tăng trưởng bứt phá dậy thì (cf. Zhang và
cộng sự, Bournez và cộng sự). Sự chậm trưởng thành này ảnh hưởng nghịch đến chiều
cao cuối cùng khi lớn, đó là 70 - 80% trẻ em có CF đã không đạt đến tiềm năng di truyền
của họ. Chậm trễ và thiếu hụt tăng trưởng không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao cuối
cùng khi lớn mà còn ảnh hưởng đến sự sống còn, như đã thấy trong nghiên cứu của
Vieni và cộng sự.

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


Đánh giá chế độ dinh dưỡng và tăng trưởng phải được thực hiện tại mỗi lần thăm khám.
Mọi nỗ lực nên được thực hiện để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng (IBW%) ở trẻ em < 2
tuổi (> 95%) và chỉ số BMI ở trẻ em > 2 năm (lý tưởng > 50th percentile). BMI là một
phương pháp dễ dàng, nhanh chóng, an tồn và chi phí thấp được coi là tiêu chuẩn
vàng để tiếp cận tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em với CF > 2 năm. Dữ liệu từ Cơ Quan
Đăng Ký CFF đã liên tục mô tả một mối liên quan thuận giữa chỉ số BMI và chức năng
phổi. Một số nghiên cứu cũng đã khám phá mối quan hệ giữa BMI và khối lượng cơ nạc
và các biện pháp đo lường mức độ nghiêm trọng ở CF. Engelen và cộng sự đã chỉ ra rằng
sự suy giảm FFM là phổ biến và không lúc nào cũng được phát hiện bằng cách sử dụng

chỉ số BMI%, hơn nữa, FFM có tương quan với FEV1 (phương pháp đo chức năng phổi).
Bằng cách sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu anh chị em ruột sinh đơi có CF và Cơ quan
Đăng Ký Bệnh Nhân của Tổ Chức Xơ Hóa Nang, nghiên cứu ban đầu của Bradley và cộng
sự đã đánh giá sự đóng góp tương đối của cải biến gien di truyền đối với tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em có CF. Những phân tích liên kết đã vạch ra rằng các gien trên nhiễm
sắc thể 1 và 5 ảnh hưởng đáng kể lên sự thay đổi chỉ số BMI ở trẻ em có CF. Việc tìm kiếm
các gien cải biến CF đại diện cho cơ hội để thêm hiểu biết về sinh lý bệnh của suy dinh
dưỡng ở trẻ em có CF và phát hiện các mục tiêu mới tiềm năng cho sự can thiệp dinh
dưỡng.
Có bằng chứng rằng hỗ trợ dinh dưỡng có thể trì hoãn sự suy giảm chức năng phổi,
phiên dịch thành cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, và thời gian sống sót ở các
bệnh nhân này. Tuy nhiên các nghiên cứu trong những năm 1980 báo cáo hiệu quả
dương tính của tư vấn và / hoặc bổ sung chế độ ăn uống, đã được thực hiện ở những
bệnh nhân đã được đặt trên một chế độ ăn uống ít chất béo trước khi nghiên cứu. Tuy
nhiên, tổng quan hệ thống Cochrane gần đây (cf. Smyth và Walters), đã báo cáo khơng
có cải thiện các thơng số dinh dưỡng hoặc chức năng phổi ở trẻ em với CF khi bổ sung
dinh dưỡng bằng miệng. Nuôi ăn qua ống đường ruột, sử dụng mở dạ dày, thường được
cho qua đêm với liệu pháp enzym thích hợp, có thể cung cấp khoảng 30-50% nhu cầu
năng lượng ước tính hàng ngày. Ni ăn bổ sung qua dạ dày đã được chứng minh có
liên quan đến những cải thiện về percentiles cân nặng và chiều cao tuổi, tăng phần trăm
mỡ cơ thể và khối lượng mỡ tự do và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu hồi
cứu của Bradley và cộng sự đã báo cáo khơng có ảnh hưởng lên tình trạng chức năng
phổi hoặc mức độ nghiêm trọng bệnh (nhập viện). Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các
nghiên cứu trên nuôi ăn bổ sung qua dạ dày là nghiên cứu hồi cứu và bởi vì sự ngẫu
nhiên thì khơng khả thi / khơng đạo đức, chỉ có nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc là
tốt nhất sẽ được dự kiến.
Sử dụng rhGH để điều trị sự thiếu hụt tăng trưởng cũng như một tác nhân đồng hóa đã
được giải quyết bởi một số nghiên cứu. Một tổng quan hệ thống đã công bố trong năm
2010 đánh giá 10 thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát và 8 nghiên cứu quan sát, cho thấy,
trong các thử nghiệm có kiểm sốt, dấu hiệu của chức năng phổi, nhân trắc học, và

khống hóa xương có vẻ được tăng lên so với nhóm chứng [12]. Liên quan đến các vấn
đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như những đợt phổi nặng, các lần nhập viện hoặc tử
vong, phát hiện đáng kể duy nhất là liệu pháp GH dường như làm giảm tỷ lệ nhập viện.
Tổng quan hệ thống Cochrane gần đây (cf. Thaker et al.) bao gồm 4 thử nghiệm đã nhận
thấy chỉ có những cải thiện khiêm tốn ở số đo nhân trắc học (chiều cao, cân nặng, tốc độ
tăng chiều cao và cân nặng và khối lượng mơ nạc) nhưng khơng có bằng chứng tốt hơn
về chức năng phổi, giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo sự nhất trí dinh dưỡng của CFF, trẻ em và thanh thiếu niên có CF được dự kiến sẽ
trải qua sự tăng trưởng điển hình khi dinh dưỡng thích hợp và liệu pháp enzyme tuyến
tụy được cung cấp. Trong năm 2008, khuyến nghị về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ
em bệnh CF đã cung cấp những khuyến nghị dựa trên bằng chứng và đồng thuận trong
nhiều khía cạnh dinh dưỡng ở bệnh nhân CF [3]. Thật không may, những chứng cứ chất
lượng tốt để hỗ trợ khuyến nghị dinh dưỡng chính xác cho bệnh nhân CF thì thất thốt,
mặc dù những nỗ lực để sử dụng chứng cứ sẵn có cho việc thiết lập các tiêu chuẩn chăm
Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

73


sóc đã được thực hiện. Hơn nữa, lợi ích của việc cung cấp dinh dưỡng lan tràn bên cạnh
việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của bệnh nhân là vấn đề về sự tồn
tại và chức năng phổi. Những nỗ lực đã được thực hiện để sử dụng bằng chứng sẵn có
để thiết lập các tiêu chuẩn chăm sóc . Hơn nữa, lợi ích của việc cung cấp dinh dưỡng lan
tràn bên cạnh việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển của bệnh nhân là vấn
đề về sự sống còn và chức năng phổi. Nhìn chung, nhận thức của nhân viên phịng
khám về tình trạng dinh dưỡng tổng thể của các bệnh nhân của họ và sự hỗ trợ dinh
dưỡng kịp thời khi chỉ số lâm sàng giảm xuống dưới tiêu chuẩn thì nên là tiêu chuẩn của
việc chăm sóc [13] .

Liệt não

Nhu cầu năng lượng ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo bị bại não
Walker JL 1,2, Bell KL1–4, Boyd RN2–4, Davies PSW1
1

Children’s Nutrition Research Centre, School of Medicine, The University of Queensland,
Brisbane, QLD, Australia; 2The Queensland Cerebral Palsy and Rehabilitation Research Centre,
School of Medicine, The University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia; 3 The Queensland
Children’s Medical Research Institute, The University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia;
4
The Queensland Paediatric Rehabilitation Service, Royal Children’s Hospital, Brisbane, QLD,
Queensland, Australia
Am J Clin Nutr 2012; 96: 1309–1315

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá nhu cầu năng lượng (ER) trong một nhóm trẻ em bị bại não (CP)
bằng cách sử dụng phương pháp Doubly Labeled Water (DLW). Các tác giả đã so sánh ER đo được,
những khả năng khác nhau thuộc về chức năng hoặc những rối loạn chức năng vận động ở trẻ em bị CP
với trẻ em phát triển bình thường (typically developing children, TDC) và phương trình ước lượng
được cơng bố .
Phương pháp: Nghiên cứu đã tuyển và đánh giá 32 trẻ bị CP và 16 trẻ em phát triển thường (TDC) tuổi
từ 2,9-4,4 tuổi. Trẻ em có rối loạn hoặc trẻ em đang dùng thuốc được biết là có ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng hay sự chuyển hóa đều bị loại khỏi nghiên cứu. Mỗi trẻ được cho một liều oxy -18 và nước
deuterium (1,25 g / kg 10% H218O và 0,05 g / kg 99,8% 2H2O). Một mẫu nước tiểu duy nhất được thu
thập vào lúc bắt đầu, các mẫu nước tiểu hàng ngày đã được kiểm tra sau đó 10 ngày. Tốc độ sản xuất khí
CO2 đã được tính tốn là sự khác nhau giữa tỷ lệ loại bỏ deuterium và oxy -18 kết hợp với khoảng pha
loãng của chúng. Sự tiêu thụ oxy được xác định bằng cách giả định một thương số hơ hấp là 0,85, và
TEE được tính tốn bằng cách sử dụng phương trình Weir [14] . Các chỉ số nhân trắc bao gồm cân nặng,
chiều cao / chiều dài / chiều cao đầu gối. Các khả năng về chức năng (Hệ thống phân loại chức năng vận
động Gross - GMFCS), loại rối loạn chức năng vận động và sự phân bố được đánh giá theo các tiêu
chuẩn và phân loại có giá trị và quốc tế cơng nhận.
Kết quả: Trẻ bị CP thì thấp hơn, nhẹ hơn, và có chỉ số khối mỡ tự do (FFMIs) thấp hơn so với trẻ TDC (p

<0,01). Z- score chiều cao trung bình và FFMI đối với trẻ bị CP thì giảm khi tình trạng cấp cứu giảm (p
<0,05). Trẻ bị CP có nhu cầu năng lượng đáng kể (ERS) thấp hơn so với trẻ TDC [p <0,001; sự khác biệt
trung bình (MD) = 1212kJ / d]. Trung bình, trẻ CP mà di chuyển được có ER thấp hơn trẻ TDC 16%. Trẻ
CP di chuyển giới hạn và không di chuyển được có ER thấp hơn trẻ TDC 31 % và thấp hơn trẻ CP di
chuyển được 18%. Không thấy sự khác biệt thống kê về ERS giữa trẻ CP di chuyển được và trẻ TDC.
Sự khác biệt ở GMFCS chịu trách nhiệm 67% khả năng thay đổi ở ER (r2 = 0.67). FFM của trẻ đóng
góp nhiều nhất vào khả năng thay đổi của ERs. Phân tích mối tương quan của các biến được biết là góp
phần vào ERs đã cho thấy rằng, ERs có liên quan dương tính mạnh với FFM, cân nặng và chiều cao. Khi

74

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


ảnh hưởng của khả năng chức năng ở trẻ CP được xem xét, ERs giảm theo sự gia tăng mức độ nghiêm
trọng của khuyết tật (trẻ em di chuyển giới hạn và khơng di chuyển có ER thấp hơn so với trẻ em di
chuyển). Những mơ hình ERs được ước tính từ Rieken và cộng sự [15] thì ít hơn đáng kể so với giá trị
ER đo được, với một độ lệch nhất quán là - 1089kJ, đại diện cho ước tính ERs trong dân số hiện nay là
22%.
Kết luận: Các kết quả của nghiên cứu này xác nhận rằng khuyến nghị ER, phương trình và năng lượng
tiêu thụ của trẻ phát triển thường thì khơng có giá trị sử dụng cho trẻ bị CP, đặc biệt là ở trẻ bị ảnh hưởng
nhiều hơn. Khuyết tật vận động (di chuyển so với khơng di chuyển) và FFM đã giải thích khoảng 67%
sự thay đổi ở ERs trong nhóm trẻ bị CP này.

Xác nhận bảng ghi cân nặng thực phẩm trong ba ngày được sửa đổi để đo lường
năng lượng tiêu thụ ở trẻ em mầm non bị bại não
Walker JL 1,3,4, Bell KL2–6, Boyd RN2,4,5, Davies PS1,3
1Children’s

Nutrition Research Centre, UQ Department of Paediatrics and Child Health, Royal

Children’s Hospital, Herston, QLD, Australia; 2Queensland Cerebral Palsy and Rehabilitation
Research Centre, Department of Paediatrics and Child Health, The University of Queensland,
Royal Brisbane Hospital, Herston, QLD, Australia; 3Children’s Nutrition Research Centre, School
of Medicine, The University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia; 4 Queensland Cerebral Palsy
and Rehabilitation Research Centre, School of Medicine, The University of Queensland, Brisbane,
QLD, Australia; 5Queensland Children’s Medical Research Institute, The University of Queensland,
Brisbane, QLD, Australia; 6Department of Paediatric Rehabilitation, Royal Children’s Hospital,
Brisbane, QLD, Queensland, Australia
Clin Nutr 2013; 32: 426–431

Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là xác nhận việc sử dụng bảng ghi cân nặng thực phẩm ba ngày
có sửa đổi để đo lường năng lượng tiêu thụ (EI) trong dân số trẻ em bị CP.
Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm trẻ em từ 35 đến 54 tháng tuổi với chẩn đoán CP, sống trong cộng
đồng ở bang Queensland, Australia, và so sánh chúng với trẻ em phát triển bình thường (TDC) trong
cùng độ tuổi cùng trú tại khu vực. Các trẻ đã trải qua các đánh giá sau đây: đo nhân trắc, khả năng chức
năng bằng cách sử dụng hệ thống phân loại chức năng vận động Gross (GMFCS) [16], đánh giá năng
lượng bằng một bảng ghi cân nặng thực phẩm trong 3 ngày, tổng năng lượng tiêu hao (TEE) bằng cách
sử dụng kỹ thuật Doubly Labeled Water (DLW), đánh giá kỹ năng nuốt và vận động miệng bằng cách
sử dụng Feeding and Swallowing Competency Subset trong cuộc khảo sát rối loạn khó nuốt cho trẻ
em[17]. Sự xác nhận bảng ghi cân nặng thực phẩm trong 3 ngày đã được thực hiện bằng cách so sánh
báo cáo EI với các biện pháp đo TEE cho mỗi đứa trẻ trong giai đoạn thu thập dữ liệu 10 ngày, và sự
khác nhau giữa báo cáo EI và số đo TEE (được thể hiện như tỷ lệ phần trăm TEE) thì ít hơn 19% , một tỷ
lệ EI / TEE là 1,00 cho thấy là báo cáo hoàn hảo.
Kết quả: Dân số nghiên cứu bao gồm 31 trẻ em bị CP (61 % nam giới) với tuổi từ 2,9-4,4 tuổi và 15 trẻ
TDC (63% nam ) tuổi từ 3,0-4,5 tuổi. 13 trẻ em (42 %) có khó khăn trong ni ăn từ mức trung bình đến
nghiêm trọng và 11/13 các em được phân loại là GMFCS III, IV hoặc V. Sáu trẻ em (19%) đã được nuôi
ăn qua ống, tất cả xếp vào mức GMFCS V. Nói chung, trẻ em bệnh CP thì chiều cao thấp hơn và cân
nặng nhẹ hơn trẻ TDC. EI thì ít hơn có ý nghĩa thống kê so với giá trị TEE ở trẻ em bệnh CP như là một
tổng dân số và ở trẻ TDC [4628 ± 1325 so với 5142 ± 1265 kJ / ngày (p < 0,01) ở trẻ bị CP và 5310 ± 864
so với 6397 ± 779 kJ / ngày (p <0,01) ở trẻ TDC]. Đánh giá EI như là tỷ lệ phần trăm của TEE cho mỗi

nhóm đã cho thấy, trẻ em bệnh CP từ mức độ vừa đến nghiêm trọng thì có báo cáo chính xác nhất với kết
quả là 4,3%. Trung bình, 75 % trẻ em bệnh CP có kết quả EI trong vòng 20% giá trị TEE của chúng.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

75


Nghiên cứu đã cho thấy khơng có q đáng đáng kể như đã được báo cáo trong tài liệu trước đó. Xem
xét về khả năng chức năng, trẻ em bệnh CP từ vừa đến nặng có tỷ lệ EI / TEE là 0,96 cho thấy độ chính
xác cao hơn so với trẻ TDC (0,83). Xem xét ảnh hưởng của phương pháp cho ăn lên độ chính xác của
báo cáo đã cho thấy, trẻ em nuôi ăn đường miệng hiển thị báo cáo chính xác hơn khi so sánh với trẻ nuôi
ăn bằng ống, bằng chứng là tỷ lệ EI / TEE rất thấp 1,01 cho thấy báo cáo gần như hoàn hảo.
Kết luận: Việc đánh giá bảng ghi cân nặng thực phẩm trong 3 ngày để đánh giá năng lượng tiêu thụ ở trẻ
em bệnh CP là một công cụ có giá trị cho trẻ mầm non bệnh CP trong số tất cả các cấp độ của khả năng
chức năng và khó khăn cho ăn hoặc phương pháp cho ăn. Những phát hiện từ nghiên cứu này thì trái
ngược với tài liệu đã được báo cáo trước đây của Stallings và cộng sự [18] đã báo cáo tổng đánh giá của
EI thì quá cao ở trẻ em bệnh CP trong độ tuổi đi học.

Việc sử dụng các phân tích trở kháng điện sinh học (BIA) để ước tính tổng lượng
nước cơ thể ở trẻ em bị bại não
Bell KL1–4, Boyd RN1,2, Walker JL1,3, Stevenson RD5, Davies PS3
1Queensland

Cerebral Palsy and Rehabilitation Research Centre, School of Medicine, The University
of Queensland, Brisbane, QLD, Australia; 2Department of Paediatric Rehabilitation, Royal Children’s
Hospital, Brisbane, QLD, Australia; 3Children’s Nutrition Research Centre, School of Medicine, The
University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia; 4Queensland Children’s Medical Research
Institute, The University of Queensland, Herston, QLD, Australia; 5 Division of Developmental
Pediatrics, University of Virginia (UVA) School of Medicine and UVA Children’s Hospital,

Charlottesville, VA, USA
Clin Nutr 2013; 32: 579–584

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá: (1) độ tin cậy của số đo trở kháng cơ thể (BIA) ở trẻ em bị bại não
(CP) trên các mức độ vận động nghiêm trọng khác nhau, (2) vị trí cực điện thích hợp cho BIA ở trẻ em
bệnh CP và mối liên quan đơn phương, (3) phương trình tốt nhất cho việc tính tốn tổng lượng nước cơ
thể (TBW) từ BIA ở trẻ em bệnh CP trước tuổi đến trường.
Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm 55 trẻ em mầm non tuổi từ 2,40 ± 0,59 tuổi bệnh CP, và các mức độ
khác nhau của hệ thống phân loại chức năng vận động GROSS (GMFCS). Trở kháng (ohm) và TBW
được đo và TBW được ước tính từ trở kháng bằng cách sử dụng ba phương trình cơng bố trước đây [1921]. Những phương trình này đã được lựa chọn vì tất cả chúng đã được phát triển trong các nhóm gồm
trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tất cả đều dựa trên BIA.
Kết quả: (1) Đo lường BIA duplicate (Duplicate BIA measurements) đã được thực hiện ở 50 trẻ em
(91%) ở phía bên trái của cơ thể và 49 trẻ em ở phía bên phải. Đo Duplicate đã cho thấy những khác biệt
tối thiểu: thay đổi 0,5% ở phía bên trái của cơ thể và thay đổi 0,1% ở phía bên phải. Tuy nhiên, có một sự
thay đổi đáng kể trong một số cá nhân và một phép đo thứ ba được yêu cầu trong 44% các phép đo cho
bên trái và 35% trường hợp cho phía bên phải của cơ thể, vì biện pháp đo duplicate thì > 5 ohm. (2) Sự
khác biệt trung bình của kết quả thu được từ các phép đo BIA tiến hành ở hai bên của cơ thể ở trẻ nhỏ có
và khơng có tổn thương một bên là 1,2 và 0,8% theo thứ tự. (3) Ở trẻ em bị tổn thương hai bên, giá trị
trung bình ± SD ước tính của TBW ± SD là lớn nhất đối với các phương trình Pencharz (10,4 ± 1,5 và
9,0 ± 1,4, theo thứ tự) và thấp nhất cho phương trình Fjeld (7,6 ± 1,1 và 7,6 ± 1,2, theo thứ tự). Ở trẻ em
tổn thương một bên, TBW ước tính thì thấp nhất bên tổn thương so với các bên không bị tổn thương của

76

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


cơ thể cho cả ba phương trình. Sự khác biệt trung bình giữa các bên tổn thương và khơng tổn thương là:
đối với phương trình Kushner: 0,3 lít (3%) (t = 2.55, p <0,02); đối với phương trình Pencharz: 0.5 lít
(4%) (t = 4,53, p < 0.00), và đối với phương trình Fjeld: 0.2 lít (2%) (t = 4.52 , p < 0.00).

Kết luận : Khả năng của BIA để đánh giá chính xác TBW phụ thuộc vào phương trình lựa chọn. Phương
trình Fjeld tỏ ra rất chính xác ở mức độ dân số cho cả trẻ em tổn thương hai bên và một bên, mặc dù kết
quả cá nhân thay đổi lên đến 18%.

Vi chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, và tình trạng stress oxy hóa ở trẻ em bị bại
não nặng
Schoendorfer NC1, Vitetta L2, Sharp N1, DiGeronimo M3, Wilson G3, Coombes JS3, Boyd R4 ,
Davies PS1
1Children’s

Nutrition Research Centre, The University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia;
for Integrative and Molecular Medicine, The University of Queensland, Brisbane, QLD,
Australia; 3Exercise and Oxidative Stress Research Group, School of Human Movements, The
University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia; 4Queensland Cerebral Palsy and Rehabilitation
Research Centre, The University of Queensland, Brisbane, QLD, Australia

2Centre

JPEN J Parenter Enteral Nutr 2013; 37: 97–101

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá tình trạng các vi chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa ở trẻ em bệnh
CP.
Phương pháp: Folate hồng cầu (RCF), magiê, men superoxide dismutase (SOD), men glutathione
reductase, và men peroxidase, cũng như axit methylmalonic và vitamin C trong huyết thanh được đo
lường. Hemoglobin huyết tương, C-reactive protein, -tocopherol, cholesterol, kẽm, protein
cacbonyl, và tổng năng lực chống oxy hóa cũng được định lượng ở 24 trẻ em bệnh CP và 24 trẻ phát
triển bình thường khỏe mạnh (TDC), tuổi từ 4-12.
Kết quả: Khơng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về nồng độ của glutathione peroxidase hồng
cầu, magiê hồng cầu, z-score hemoglobin, tỷ lệ z-score -tocopherol huyết thanh / z-score cholesterol,
protein cacbonyl, hay tổng năng lực chống oxy hóa. Glutathione reductase hồng cầu (U / g Hb) thì thấp

hơn ở trẻ em nuôi ăn bằng miệng so với những đứa trẻ khác (12,22 ± 2,41 ở trẻ CP nuôi ống, so với 10,15
± 1,69 trẻ CP nuôi đường miệng, so với 11,51 ± 1,67 nhóm chứng, p <0,05). Hoạt động SOD (U / mg
Hb) cũng được thấy giảm đáng kể ở trẻ em nuôi ăn đường ruột so với các nhóm khác (24,3 ± 1,4 ở trẻ CP
ni ống, so với 25,7 ± 1,8 trẻ CP nuôi bằng miệng, so với 27,0 ± 2,8 nhóm chứng, p <0,05). Z-score
kẽm trong huyết tương đã được thấy là thấp hơn ở nhóm nuôi ăn đường miệng (-1.05 ± 0,73 ở trẻ CP
nuôi ống, so với -1,10 ± 0,83 trẻ CP nuôi đường miệng, so với -0,54 ± 0,54 ở nhóm chứng, p <0,05).
Folate hồng cầu (nmol / l) cao hơn đáng kể ở nhóm ni ăn đường ruột (1422 ± 70 ở trẻ CP nuôi ống so
với 843 ± 80 trẻ CP ni bằng miệng so với 820 ± 43 ở nhóm chứng, p <0.001), trong khi MMA (nmol /
l) thì thấp hơn ở nhóm này, cho thấy tình trạng đầy đủ B12 (88 ± 21 ở trẻ CP nuôi ống so với 142 ± 101 ở
trẻ CP nuôi miệng, so với 157 ± 84 ở nhóm chứng, p <0,05).
Kết luận : Nghiên cứu này cho thấy một loạt các sự mất cân bằng dinh dưỡng giữa trẻ em nuôi ống và
nuôi đường miệng, ở trẻ CP và trẻ thường TDC. Trẻ em nuôi đường miệng đặc biệt cho thấy thiếu một
số vi chất dinh dưỡng và trẻ em nuôi đường ruột hiển thị một số quá độ. Đánh giá chất lượng dinh dưỡng
và khơng chỉ là số lượng thì rõ ràng là quan trọng ở trẻ em bệnh CP, hoặc cho ăn bằng ống hoặc cho
đường miệng.

Dinh Dưỡng và Tăng Trưởng Trong Các Bệnh Mạn Tính

77


Gãy xương ở trẻ em bị bại não: một nghiên cứu tổng dân số
Uddenfeldt Wort U1, Nordmark E2, Wagner P3, Düppe H4, Westbom L5
1Department

of Clinical Sciences, Social Medicine and Global Health, Lund University, Malmo,
Sweden; 2Department of Health Sciences, Health Sciences Centre, Lund University, Lund, Sweden;
3National Centre for Quality Registers Skane University Hospital, Lund, Sweden; 4 Department of
Orthopaedics Skane University Hospital, Malmo, Sweden; 5Division of Paediatrics, Department of
Clinical Sciences, Lund University, Lund, Sweden

Dev Med Child Neurol 2013; 55: 821–826

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự phổ biến, loại và yếu tố nguy cơ gãy xương ở trẻ em bệnh CP so
với trẻ em phát triển thường (TDC).
Phương pháp: Nghiên cứu này được dựa trên dữ liệu từ chương trình CPUP Skane, một nghiên cứu
dân số dịch tễ học từ Skane, Thụy Điển, mà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về chức năng cơ thể, hoạt
động, và điều trị trong một cơ quan đăng ký theo dõi CP. Nghiên cứu hiện tại đã báo cáo thông tin hồi
cứu về các sự kiện gãy xương ở trẻ em và thanh thiếu niên bị CP sinh từ 1990-2005.
Kết quả: Dân số nghiên cứu bao gồm 536 trẻ em (214 nữ): 11 % là gầy (BMI < -2 SD), 8% bị béo phì
(BMI > 2 SD) và 12% là cịi cọc. Có 103 gãy xương ở 79 trẻ em, 13 trẻ em có nhiều hơn một gãy xương;
19 (18%) bị gãy xương mà khơng có bất kỳ chấn thương nào được biết, 2 (2 %) trẻ em trong mức độ
GMFCS I- III và 17 (16%) trẻ em trong độ GMFCS IV - V; 56 (54%) bị gãy xương sau chấn thương nhẹ
và 28 (27%) sau chấn thương vừa phải. Phần lớn các gãy xương phát hiện ở trẻ em trong GMFCS độ I,
và gãy xương mà khơng có chấn thương là phổ biến nhất ở trẻ em bị CP co cứng và những trẻ ở cấp độ
GMFCS IV -V. Trong số 15 bị gãy xương đùi, 14 xảy ra ở trẻ em trong độ GMFCS IV -V, và 11 trong
những trường hợp không được biết có chấn thương. Trẻ em được phân loại ở mức độ GMFCS IV -V
dùng thuốc chống động kinh thì tăng gấp đơi nguy cơ gãy xương (p = 0,004). Nguy cơ gãy xương mà
khơng có chấn thương cũng tăng trong tăng trưởng còi cọc (chiều cao theo tuổi < - 3SD) và đối với
những người không sử dụng các thiết bị đứng, tỷ lệ mắc phải được điều chỉnh (AIRR) là 4,16 (p =
0.011) và 3,66 (p = 0.010), theo thứ tự. Nguy cơ gãy xương ở trẻ em ni ăn đường dạ dày thì giảm đối
với gãy xương có chấn thương, nhưng gia tăng đối với gãy xương mà khơng có chấn thương (AIRR
0,10, p = 0,003 và 4,36, p = 0,012), theo thứ tự tương ứng. Nguy cơ gãy xương đối với trẻ ở các cấp
GMFCS I- III thì khơng liên quan đáng kể với bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được nghiên cứu.
Kết luận: Trẻ em bệnh CP với khuyết tật chức năng nghiêm trọng có nguy cơ gia tăng gãy xương, đặc
biệt là nếu chúng đang dùng thuốc chống động kinh, còi cọc, không sử dụng các thiết bị đứng và bị suy
dinh dưỡng.

Thời gian đặt ống dạ dày ở trẻ em khuyết tật thần kinh: một nghiên cứu cắt ngang
của can thiệp sớm so với muộn
Sharma R1, Williams AN1, Zaw W2

1Department
2Department

of Paediatrics, Virtual Academic Unit, Child Development Centre, Northampton, UK;
of Paediatrics, Northampton General Hospital, Northampton, UK

BMJ Open 2012; 2: e001793

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá liệu hỗ trợ dinh dưỡng sớm sử dụng thức ăn qua ống dạ dày ở trẻ
em khuyết tật thần kinh thì có dẫn đến tăng cân tốt hơn và kết quả sức khỏe hay không ?

78

Hartman/Altowati/Ahmed/Shamir


×