Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.29 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

[\




TRẦN THỊ MINH TÂM





THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, ẢNH HƯỞNG CỦA
CHẤT THẢI Y TẾ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
TRONG CÁC BỆNH VIỆN HUYỆN TỈNH HẢI DƯƠNG



CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH HỌC XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC Y TẾ
MÃ SỐ: 3.01.12




TãM T¾T LUËN ¸N TIÕN Sü Y HäC










HÀ NỘI - 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
TS. CHU VĂN THĂNG
TS. VŨ DIỄN


Phản biện 1: GS.TS. ĐẶNG ĐỨC PHÚ



Phản biện 2: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG



Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HẠ



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại
trường Đại học Y Hà Nội.
Vào hồi 14giờ, ngày 22 tháng 11 năm 2007





CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện thông tin - Thư viện Y học Trung ương
- Thư viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
CHỮ VIẾT TẮT


BN Bệnh nhân
BOD Biochemical oxygen Demand
(Nhu cầu ôxy sinh hóa)
CBYT Cán bộ y tế
COD Chemical oxygen Demand
(Nhu cầu hoá học về oxy)
CTYT Chất thải y tế
CXLCT Chưa xử lý chất thải
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ERA Environmental Risk Assessment
(Đánh giá nguy cơ môi trường)
GB giường bệnh
HQCT Hiệu quả can thiệp
KCB Khám chữa bệnh
LS Lâm sàng
OD Oxygen Demand (Nhu cầu oxy)
SH Sinh hoạt
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
VSMT Vệ sinh môi trường

XLCT Xử lý chất thải

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN


1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải
Dương, Tạp chí Y học thực hành (526) tháng 10/2005
2. Đánh giá sự hiểu biết về quản lý, xử lý chất thải của cán bộ, nhân viên
y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam
số 4/2006
3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất th
ải y tế đối với môi trường ở một số
bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Tạp chí Y học Việt Nam số
12/2006


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế đã thải ra môi trường những
chất thải bỏ làm ô nhiễm môi trường và lan truyền mầm bệnh, đặc biệt là hệ
thống bệnh viện. Theo Tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh
viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất độc hại
phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chất thải y tế được xác
định là chất thải nguy hại. Theo niên giám thống kê năm 2003 trên toàn quốc có
khoảng 184.440 giường bệnh, trung bình một bệnh viện thải ra môi trường
khoảng 0,86 kg CTYT/GB/ngày; 0,14kg CTYT nguy hại/GB/ngày. Ước tính
trung bình mỗi ngày các bệnh viện thải ra khoảng 158,6 tấn chất thải, trong đó
có khoảng 25,8 tấn CTYT nguy hại cần phải xử lý.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bệnh viện phát triển về
số lượng và theo hướng chuyên khoa sâu nên chất thải y tế (CTYT) cũng tăng

nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Nếu không được quản lý, xử lý
an toàn sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
lây lan các bệnh truyền nhiễm, tạo môi trường cho vi sinh vật gây bệnh kháng
thuốc và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
Đánh giá được tính cấ
p bách trong công tác quản lý chất thải y tế, năm
1999 Bộ Y tế đã ban hành "Quy chế quản lý chất thải y tế" nhưng do nhiều yếu
tố khó khăn khách quan và chủ quan của từng cơ sở y tế đã dẫn đến công tác
quản lý, xử lý CTYT tại các bệnh viện còn bất cập, đặc biệt đối với các bệnh
viện huyện. Vì vậy nguy cơ ô nhiễm nước thải, rác thải tại các bệnh viện huyện
đang là vấn đề báo động. Để góp phần đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng
quản lý CTYT phù hợp với điều kiện của bệnh viện huyện, hạn chế mức độ ảnh
hưởng của CTYT đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế đối với
môi trường trong các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương", với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế của các bệnh viện huyện xử lý
chất thải và chưa xử lý chất thải tại tỉnh Hải Dương.
2. Mô tả ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh
vi
ện huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải tại tỉnh Hải Dương.
3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp quản lý chất thải y tế tại các bệnh
viện huyện tỉnh Hải Dương
Trên cơ sở đó, kiến nghị mô hình quản lý chất thải y tế phù hợp với điều
kiện tuyến huyện.
Những điểm mới của luận án
1. Đề tài luận án đã tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống trên toàn bộ
bệnh viện huyện của một tỉnh đã cho thấy một bức tranh tổng thể thực trạng
quản lý, ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường bệnh viện huyện. Qua đó cho
thấy được những tồn tại trong quản lý chất thải của các bệnh viện đ
ã được đầu

tư hệ thống xử lý chất thải (lò đốt rác, hệ thống xử lý nước thải).
2. Áp dụng giải pháp tăng cường quy chế quản lý chất thải kết hợp với
truyền thông giáo dục về quản lý CTYT, cải thiện bằng chính khả năng của
bệnh viện đã làm thay đổi ý thức cán bộ nhân viên y tế, tạo nề nếp trong hoạt

2
động bệnh viện. Do đó có khả năng duy trì bền vững, phát triển và nhân rộng
sang các bệnh viện khác.
3. Đề xuất mô hình quản lý CTYT phù hợp với điều kiện bệnh viện
huyện.
Đề tài luận án đã đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn trong hoạt
động quản lý CTYT tại các bệnh viện huyện trong điều kiện hiện nay.

CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 152 trang, 4 chương, 51 bảng, 12 biểu đồ và 120 tài liệu
tham khảo trong và ngoài nước. Đặt vấn đề: 3 trang; Chương 1: Tổng quan tài
liệu: 44 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 trang;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 48 trang; Chương 4: Bàn luận: 39 trang; Kết
luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; Danh mục công trình nghiên cứu liên quan;
Tài liệu tham khảo (100 tài liệu tiếng Việt và 20 tài liệu tiếng Anh).
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Một số vấn đề cơ bản về chất thải y tế
1.1.1. Định nghĩa.
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động
khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất
thải y tế có thể ở cả 3 dạng: dạng rắn (rác thải y tế), dạng lỏng (nước thải) và
dạng khí (khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ CTYT).
Chất thải y tế được xác định là chất thải nguy hại, nằm trong danh mục A
các chất thải nguy hại có mã số A4020 - Y1.
1.1.2. Thành phần và khối lượng chất thải y tế.

- Phân loại CTYT: Theo “Quy chế quản lý chất thải y tế” của Bộ Y tế năm 1999
- Khối lượng CTYT thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: Cơ cấu bệnh tật, dịch
bệnh; loại, quy mô bệnh viện; lưu lượng bệnh nhân KCB…, quản lý CTYT.
1.1.3. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường.
* Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt: Hệ thống phân phối nước bệnh viện có thể bị
ô nhiễm từ nguồn cấp nước hoặc bị ô nhiễm trong quá trình bảo quản, sử dụng.
* Nước thải bệnh viện luôn có những nguy cơ tiềm tàng: nhiễm khuẩn; nhiễm
chất độc hại; nhiễm chất phóng xạ. Nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm
môi trường và lan truyền dịch bệnh.
* Ô nhiễm môi trường đất: do chất thải rắn, chất thải lỏng bệnh viện không
được quản lý, xử lý đúng quy định.
* Ô nhiễm môi trường không khí: Môi trường không khí bệnh viện còn chịu tác
động rất lớn của công tác xử lý chất thải y tế.
1.1.4. Tác động của chất thải y tế đối với sức khoẻ con người
* Những đối tượng phơi nhiễm với CTYT: Cán bộ, nhân viên y tế, người thu
gom, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người dân sống gần bệnh viện
* Tác động của một số chất thải nguy hại đối với sức khoẻ con người
- Chất thải nhiễm khuẩn gây các bệnh nhiễm khuẩn
- Vật sắc nhọn gây thương tích và có thể làm nhiễm khuẩn
- Chất thải hoá học và dược phẩm gây nhiễm độc, tổn thương bỏng.

3
- Chất thải phóng xạ có khả năng gây ảnh hưởng đến chất liệu di truyền.
Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về tình trạng tổn thương do
nghề nghiệp của các nhân viên y tế liên quan đến công tác quản lý, xử lý
CTYT.
1.1.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường và các chỉ tiêu đánh giá
tình trạng vệ sinh môi trường
- Để có cơ sở khoa học đánh giá những tác động của CTYT đối với môi trường
và sức khoẻ con người, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá tác động môi

trường (ĐTM) và đánh giá nguy cơ môi trường (ERA)
- Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng vệ sinh môi trường
+ Nước sinh hoạt: TCVN 5502: 2003 - Nước cấp sinh hoạt
+ Nước thải: tiêu chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt (TCVN
5945:2005 và TCVN 7382: 2004)
+ Môi trường không khí: tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN
5937: 1995, TCVN 5938: 1995) và tiêu chuẩn vi sinh vật không khí
+ Môi trường đất: tiêu chuẩn trứng giun trong đất (Trường Đại học Y Hà Nội)
1.2. Cơ sở pháp lý và khoa học quản lý, xử lý chất thải y tế.
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, về chất thải rắn và chất thải nguy
hại, về chất thải y tế
1.2.2. Cơ sở khoa học về quản lý, xử lý chất thải y tế
* Cơ sở khoa học về công tác quản lý CTYT: Mô hình tổ chức quản lý CTYT;
Các quy định của bệnh viện về quản lý CTYT; Giáo dục truyền thông về quản
lý CTYT trong cán bộ, nhân viên y tế và cộng đồng.
* Các giải pháp công nghệ xử lý CTYT
- Xử lý chất thải rắn y tế: tiêu huỷ CTYT theo quy chế Quản lý chất thải y tế,
tiêu huỷ chất thải phóng xạ theo quy định của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát
bức xạ.
- Xử lý nước thải bệnh viện: Phương pháp xử lý cơ học, hoá - lý, sinh học.
- Xử lý chất thải khí bệnh viện: Phòng xét nghiệm, kho hoá chất, dược phẩm có
hệ thống xử lý khí độc. Khí thải phóng xạ tiêu huỷ theo Pháp lệnh an toàn và
kiểm soát bức xạ. Lò đốt rác phải có hệ thống kiểm soát và xử lý khí thải.
1.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế hiện nay.
1.3.1. Công tác quản lý chất thải y tế
* Khối lượng CTYT tại các bệnh viện
- Chất thải rắn y tế: Kết quả khảo sát tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003 cho
thấy lượng rác thải trung bình là 0,62 - 1,27kg/GB/ngày, rác thải nguy hại là
0,11 - 0,24 kg/GB/ngày. Kết quả điều tra tại 8 bệnh viện huyện năm 2006:

lượng rác thải trung bình là 0,52kg/GB/ngày, rác thải nguy hại là 0,12
kg/GB/ngày.
- Nước thải bệnh viện: kết quả khảo sát tại các bệnh viện Hà Nội năm 1998, lưu
lượng nước thải trong một bệnh viện dao động từ 130 - 300m
3
/ngày đêm.
* Phân loại, thu gom CTYT tại bệnh viện: Kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc
Trọng năm 2002: Các bệnh viện đều thực hiện phân loại chất thải rắn y tế ngay
tại nguồn phát sinh. Nhưng còn tình trạng đưa CTYT nguy hại vào chất thải

4
sinh hoạt và ngược lại, làm tăng lượng CTYT nguy hại. Màu sắc của các vật
dụng đựng chất thải chưa thống nhất, dụng cụ thu gom chất thải không theo quy
định của Bộ Y tế.
* Lưu giữ, vận chuyển CTYT trong bệnh viện: Kết quả nghiên cứu của Đinh
Hữu Dung năm 2003 cho thấy: nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện không đảm
bảo vệ sinh (5/6 bệnh viện). Kết quả điều tra tại Tây Nguyên năm 2004: 94,5%
không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
* Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý CTYT: Từ năm 1999 (sau khi
Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế) đến nay, những hiểu biết của
đội ngũ cán bộ, nhân viên bệnh viện về CTYT vẫn còn nhiều hạn chế: Kết quả
nghiên cứu của Đinh Hữu Dung tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003 còn tới
8,9% số người được phỏng vấn không biết loại chất thải nguy hại.
* Nhân lực, tổ chức thực hiện và kinh phí cho công tác quản lý CTYT: Kết quả
nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003: chỉ có 3/6 bệnh viện có khoa
chống nhiễm khuẩn, phân loại chất thải rắn chủ yếu do điều dưỡng, hộ lý thực
hiện; các bệnh viện gặp nhiều khó khăn về kinh phí quản lý chất thải do không
được cấp kinh phí và không có văn bản hướng dẫn cụ thể.
1.3.2. Công tác xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện
* Công tác xử lý chất thải rắn y tế: Kết quả điều tra của Lê Ngọc Trọng năm

2002: xử lý chất thải rắn y tế ở các bệnh viện chưa đảm bảo vệ sinh và an toàn
môi trường sống: 70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,5% bệnh viện
chôn rác thải vật sắc nhọn; 44,2% bệnh viện chôn rác thải từ phòng xét nghiệm,
50% bệnh viện chôn lấp rác thải là hoá chất và dược phẩm.
* Công tác xử lý nước thải, khí thải bệnh viện:
- Kết quả điều tra của Trần Quang Trung năm 2004 tại 14 tỉnh, thành phố: 31,5%
bệnh viện không có hệ thống thoát nước thải (chủ yếu ở bệnh viện huyện), 26,3%
bệnh viện có hệ thống thoát nước thải kín; 31,4% bệnh viện hệ thống cống hở và
42,3% vừa kín vừa hở. 11,4% bệnh viện xử lý chất thải lỏng nhưng chủ yếu là dẫn
nước thải đến bãi thấm hoặc hố thấm xuống đất; phần lớ
n bệnh viện để nước thải
tự thấm vào đất trong phạm vi bệnh viện gây ô nhiễm nặng nề.
- Xử lý khí thải bệnh viện: Chỉ có một số bệnh viện lớn có hotte hút hơi khí độc
tại các khoa/ phòng Xét nghiệm, X quang, còn đa phần các bệnh viện chưa có
hệ thống xử lý khí thải.
1.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của CTYT đối v
ới môi trường
và sức khoẻ
* Ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường: Qua một số nghiên cứu cho thấy ô
nhiễm môi trường chủ yếu là nước và không khí: Kết quả kiểm tra của Bộ Y tế:
hàm lượng BOD
5
trung bình trong nước thải bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long
là 127mg/l, COD là 184mg/l vượt TCCP (loại A) 6,3 và 3,7 lần tương ứng.
Mức độ ô nhiễm VK cũng khá cao, tổng số Coliform và Fecal coliform là 16,1
x 10
6
và 11,1 x 10
6
/100ml gấp nhiều lần so với TCCP. Kết quả nghiên cứu tại

bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2004: Lượng vi khuẩn/m
3
không khí cao
hơn TCCP. Kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc Phong tại 8 bệnh viện huyện:
100% mẫu nước sinh hoạt tại các khoa không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật, nước
thải bệnh viện có chỉ số Coliform và Fecal coliform, BOD, COD đều cao so với

5
TCCP, mức độ nhiễm VK tan máu và nấm mốc trong không khí ở các khoa
phòng rất trầm trọng.
* Ảnh hưởng của CTYT đối với sức khoẻ cộng đồng: Năm 2003, Đinh Hữu
Dung và CS nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh cho thấy: mô hình bệnh tật
của nhân dân sống tiếp giáp với bệnh viện là các bệnh nhiễm trùng theo đường
nước như bệnh da liễu (bệnh sẩn ngứa, viêm quanh móng, viêm kẽ chân), các
bệnh phụ khoa, bệnh mắt hột; các bệnh lây theo đường không khí (như viêm
mũi dị ứng). Đào Ngọc Phong và CS nghiên cứu ảnh hưởng của CTYT đến sức
khoẻ tại 8 bệnh viện huyện năm 2006, nhưng cũng chỉ đưa ra được kết luận:
Một số bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường ở nhóm người dân bị ảnh
hưởng của chất thải từ bệnh viện cao hơn nhóm không bị ảnh hưởng.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại 11/11 bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hải Dương.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2004 đến 7/2006
Quy trình nghiên cứu
Điều tra ngang về thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế
đối với môi trường bệnh viện XLCT và CXLCT

Phân tích số liệu, đề xuất, áp dụng các giải pháp quản lý chất thải y tế phù hợp
với bệnh viện huyện


Bước đầu đánh giá hiệu quả của các giải pháp quản lý chất thải y tế
tại bệnh viện huyện
2.2. Giai đoạn 1: Mô tả thực trạng quản lý, ảnh hưởng của chất thải y tế
đối với môi trường trong các bệnh viện XLCT và bệnh viện CXLCT
2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 1/2004 đến 4/2005
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Cán bộ, nhân viên y tế; cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện.
- Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; người dân sống gần bệnh viện.
- Các mẫu môi trường: nước sinh hoạt, nước thải, đất và không khí.
- Chất thải y tế tại các bệnh viện.
- Các số liệu, văn bản sẵn có.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả có phân tích so sánh
- Mẫu nghiên cứu:
+ Nghiên cứu toàn bộ bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Chia thành 2 nhóm:
Nhóm bệnh viện xử lý chất thải y tế (Bệnh viện XLCT): là những bệnh
viện thực hiện quản lý, xử lý CTYT (Có lò đốt rác, vận chuyển rác lâm sàng về
bệnh viện tỉnh xử lý, xử lý nước thải). Bao gồm 7 bệnh viện
Nhóm bệnh viện chưa xử lý chất thải y tế (Bệnh viện CXLCT): là những
bệnh viện không xử lý CTYT (Để rác lâm sàng chung với rác sinh hoạt, không
xử lý nước thải). Bao gồm 4 bệnh viện
+ Cỡ mẫu phỏng vấn cán bộ, nhân viên y tế

6
Theo công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 tỷ lệ quan sát
p
1
(1- p
1
) + p

2
(1 - p
2
)
n
1
= n
2
= Z
2
(α, β) x
(p
1
- p
2
)
2

α, β: mức tin cậy α = 0,05; β = 0,05 Giá trị Z
2
(α, β) = 13,0
n
1
, n
2
: Cỡ mẫu của nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT
p
1
: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết đầy đủ các loại CTYT ở nhóm bệnh
viện xử lý chất thải rắn y tế = 0,186

p
2
: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết đầy đủ các loại CTYT ở nhóm bệnh
viện chưa xử lý chất thải rắn y tế = 0,079
(giá trị p
1
, p
2
được ước tính từ nghiên cứu của Đinh Hữu Dung năm 2003)
Tính được n
1
= n
2
= 254,5. Lấy tròn là 260 người cho mỗi nhóm bệnh viện.
Thực tế đã điều tra 271 người ở nhóm bệnh viện XLCT và 260 người ở nhóm
bệnh viện CXLCT.
+ Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn chủ đích toàn bộ nhân viên thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải của các bệnh viện huyện. Số CBYT còn lại được chọn bằng cách lập
danh sách của từng bệnh viện, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống để chọn cho đủ số CBYT cần nghiên cứu của mỗi bệnh viện.
+ Cỡ mẫu phỏng vấn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân
Theo công thức tính cỡ mẫu
p
1
(1- p
1
) + p
2
(1 - p
2

)
n
1
= n
2
= Z
2
(α, β) x
(p
1
- p
2
)
2

α, β: mức tin cậy α = 0,05; β = 0,05 Giá trị Z
2
(α, β) = 13,0
n
1
, n
2
: Cỡ mẫu của nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT
p
1
: Tỷ lệ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được phổ biến nội quy khoa
phòng, bệnh viện tại nhóm bệnh viện XLCT = 100%
p
2
: Tỷ lệ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân được phổ biến nội quy khoa

phòng, bệnh viện tại nhóm bệnh viện CXLCT = 90%
(giá trị p
1
, p
2
: được ước lượng từ điều tra thử tại 2 nhóm bệnh viện này)
Tính được cỡ mẫu n
1
= n
2
= 117. Thực tế đã điều tra 220 người ở nhóm bệnh
viện XLCT và 180 người ở nhóm bệnh viện CXLCT.
+Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện: Cỡ mẫu chọn toàn bộ cán
bộ lãnh đạo,quản lý (Trưởng, phó khoa phòng và điều dưỡng trưởng). Tổng số
93 người, trong đó nhóm bệnh viện XLCT 56 người; nhóm bệnh viện CXLCT 37
người.
+Phỏng vấn sâu chủ hộ hoặ
c đại diện hộ gia đình có tiếp xúc với chất thải bệnh
viện: Tổng số người dân được phỏng vấn là 42 người
+Cỡ mẫu xét nghiệm môi trường
Theo công thức tính cỡ mẫu
2 δ
2

n
1
= n
2
= Z
2


(1-α/2)
x
d
2

n
1
, n
2
: Cỡ mẫu của nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT

7
δ: Độ lệch chuẩn của nồng độ NH
3
trong môi trường không khí bệnh viện
(δ = δ
1
= δ
2
) (Giá trị δ được ước lượng từ điều tra thử là 0,015 )
d: Sai số ước lượng của 2 nhóm bệnh viện = 0,01
Z
(1-α/2)
:
hệ số tin cậy (với α = 0,05, giá trị Z
(1-α/2)
= 1,96)
Tính được cỡ mẫu n
1

= n
2
= 18. Số lượng mẫu xét nghiệm môi trường đã lấy tại
các bệnh viện:
Xét nghiệm nước sinh hoạt: Nước máy: 36 mẫu, nước giếng khoan: 60 mẫu
Xét nghiệm nước thải: Bệnh viện XLCT: 54 mẫu, bệnh viện CXLCT: 36 mẫu
Xét nghiệm không khí: Bệnh viện XLCT: 72 mẫu, bệnh viện CXLCT: 20 mẫu
Xét nghiệm đất: Bệnh viện XLCT: 96 mẫu, bệnh viện CXLCT: 20 mẫu
- Cách lấy mẫu xét nghiệm môi trường tại các bệnh viện XLCT và CXLCT
+ Nhóm bệnh viện XLCT: chọn 01 bệnh viện xử lý rác thải bằng lò đốt rác thủ
công, 01 bệnh viện xử lý rác thải bằng lò đốt rác chuyên dụng, 01 bệnh viện xử
lý rác thải tại BV tỉnh, 01 bệnh viện xử lý nước thải.
+ Nhóm bệnh viện CXLCT: chọn 01 bệnh viện
Lấy mẫu xét nghiệm tại thời điểm 8 giờ và 16 giờ ngày thứ tư (ngày giữa tuần).
Lấy mẫu vào mùa đông (tháng 12/2004, tháng 1/2005). Thực hiện lấy mẫu theo
thường quy kỹ thuật.
- Vị trí lấy mẫu xét nghiệm môi trường tại các bệnh viện XLCT và CXLCT
+Xét nghiệm nước sinh hoạt: Tại nguồn cấp nước cho bệnh viện, vòi nước của các
khoa, tại nguồn nước sinh hoạt nhà dân sát bệnh viện và cách bệnh viện 100m
+ Xét nghiệm nước thải: Tại vị trí cống thải ra của các khoa, tại vị trí cống thải
chung trước khi đổ ra ngoài bệnh viện (đối với bệnh viện chưa xử lý) và nước
thải trước khi xử lý (đối với bệnh viện xử lý), nước thải bãi rác hoặc nơi lưu giữ
chất thải rắn bệnh viện, nước thải sau khi đã xử lý.
+ Xét nghiệm không khí: Tại bệnh phòng các khoa, tại sân bệnh viện, gần bãi
rác hoặc nơi lưu giữ chất thải rắn bệnh viện, tại thời điểm đốt rác (nơi đốt, cách
lò đốt 60m, 100m theo hướng gió của lò đốt thải ra).
+ Xét nghiệm đất: Tại các khoa, sân bệnh viện, gần bãi rác hoặc nơi lưu giữ
chất thải rắn bệnh viện.
* Các mẫu môi trường được xét nghiệm tại Khoa Y tế công cộng - Trường Đại
học Y Hà Nội và Khoa Vi sinh - Học viện Quân Y.

2.3. Giai đoạn 2: Áp dụng, đánh giá hiệu quả bước đầu của giải pháp quản
lý chất thải y tế tại bệnh viện XLCT và bệnh viện CXLCT.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 5/2005 đến 7/2006
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Cán bộ, nhân viên y tế; cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện.
- Chất thải y tế tại các bệnh viện.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh
trước sau và so sánh với nhóm đối chứng

8
- Mẫu nghiên cứu
Nhóm can thiệp: Chọn có chủ đích 2 bệnh viện XLCT và 1 bệnh viện CXLCT
Nhóm chứng (không can thiệp) gồm 2 bệnh viện XLCT và 1 bệnh viện CXLCT
2.3.4. Nội dung can thiệp
-Bước 1: Thông báo kết quả nghiên cứu ban đầu cho bệnh viện, cùng với lãnh đạo
bệnh viện bàn bạc, đề xuất một số biện pháp cải thiện tình trạng quản lý CTYT.
- Bước 2: Trao đổi, thảo luận với cán bộ phụ trách về quản lý CTYT (Điều
dưỡng trưởng bệnh viện) để giúp bệnh viện thực hiện các biện pháp cải thiện
công tác quản lý chất thải: Hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên y tế cách phân
loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; niêm yết các quy định về quản lý, xử
lý CTYT tại các khoa phòng; dán nhãn thùng đựng CTYT; xây dựng bảng đánh
giá tình trạng quản lý CTYT; Điều dưỡng trưởng thường xuyên kiểm tra công
tác vệ sinh khoa phòng, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTYT; 3 - 6
tháng nhóm nghiên cứu tiến hành phản hồi kết quả can thiệp về hoạt động quản
lý chất thải của bệnh viện.
- Bước 3: Sau 1 năm can thiệp, tiến hành khảo sát lại thực trạng quản lý, xử lý
và hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về CTYT. So sánh trước sau và với
nhóm bệnh viện không can thiệp để đánh giá thay đổi về quản lý CTYT giữa
các nhóm bệnh viện. Rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng mô hình

quản lý, xử lý CTYT phù hợp với bệnh viện huyện.
2.4 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
2.4.1. Kỹ thuật thu thập thông tin :
- Các số liệu có sẵn được thu thập qua các báo cáo, ghi chép của bệnh viện,
phiếu thu thập thông tin.
- Phỏng vấn cán bộ y tế, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân theo
phiếu phỏng vấn.
- Phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện; người dân tiếp xúc với chất
thải bệnh viện.
- Quan sát trực tiếp hoạt động quản lý CTYT tại bệnh viện.
- Lấy mẫu xét nghiệm môi trường theo thường quy kỹ thuật.
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả xét nghiệm môi trường
- TCVN 5502: 2003 - Nước cấp sinh hoạt
- Tiêu chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt (TCVN 7382: 2004)
- Tiêu chuẩn vệ sinh không khí: TCVN 5937: 1995; TCVN 5938: 1995 và tiêu chuẩn
vi sinh vật không khí
- Tiêu chuẩn vệ sinh đất: Mức độ sạch: dưới 10 trứng giun/kg đất; bẩn vừa: 11 – 100
trứng giun/kg đất; rất bẩn: trên 100 trứng giun/kg đất (Trường Đại học Y Hà Nội)
2.4.3. Phân tích và xử lý số liệu
- Phân tích định tính: Thu thập, phân tích thông tin từ cuộc phỏng vấn sâu cán
bộ lãnh đạo, quản lý và người dân tiếp xúc với chất thải bệnh viện.
- Phân tích định lượng: Xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng các
thuật toán phân tích: Kiểm định χ
2
; z test, t test
Kết quả xét nghiệm: tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn; đối chiếu với TCCP
để đánh giá mức độ ô nhiễm.
So sánh giữa các nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT

9

So sánh giữa nhóm bệnh viện có can thiệp và nhóm bệnh viện can thiệp
và tính hiệu quả HQCT = P
1
- P
2

Trong đó P
1
: Tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu thay đổi (tăng hoặc giảm) so với
trước can thiệp của nhóm có can thiệp
P
2
: Tỷ lệ % chỉ số nghiên cứu thay đổi (tăng hoặc giảm) so với đánh
giá ban đầu của nhóm không can thiệp.
- Số liệu được xử lý và phân tích theo phần mềm EPIINFO 6.04 và SPSS 7.5
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất thải và
chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương
3.1.1. Thông tin chung về các bệnh viện nghiên cứu
- Các bệnh viện huyện Hải Dương có số dân trung bình/giường bệnh 1.545
người. Công suất sử dụng giường bệnh trung bình là 102%. Các bệnh truyền
nhiễm điều trị tại bệnh viện huyện chủ yếu là lỵ, viêm gan và lao. Một số bệnh
viện đã có bệnh nhân HIV/AIDS.
- Các bệnh viện huyện đều ở gần khu vực dân cư. Nguồn nước sử dụng chủ yếu
là nước máy và nước giếng khoan.
3.1.2. Thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện
* Nhân lực: Hộ lý là người thu gom, vận chuyển rác thải, chưa được tập huấn bài
bản về quy chế quản lý chất thải. 100% bệnh viện có Hội đồng chống nhiễm khuẩn.
* Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế
- 100% bệnh viện phân loại ngay tại nguồn phát sinh, 4/11 bệnh viện để chung

rác LS với rác SH. Màu sắc vật đựng chất thải không đúng quy định chiếm tỷ lệ
cao (4/7 bệnh viện XLCT và 4/4 bệnh viện CXLCT).
- 100% BV không có phương tiện vận chuyển rác chuyên dụng. Nơi lưu giữ chất
thải không đảm bảo vệ sinh. Chỉ có 2/11 bệnh viện xử lý chất thải LS hàng ngày.
* Chi phí cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế: Cả 2 nhóm bệnh viện
đều chưa dành kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn CBYT, kinh phí chủ yếu
mua trang thiết bị.
* Khối lượng, thành phần rác thải
Bảng 3.5: Thành phần rác thải của các bệnh viện huyện
Bệnh viện XLCT Bệnh viện CXLCT
Thành phần
Lượng
(kg/GB/ngày đêm)
X ± SD
% Lượng
(kg/GB/ngày đêm)
X ± SD
%
Kiểm
định t
test
LS sắc nhọn 0,026 ± 0,009 2,6 0,02 ± 0,01 1,8 p <0,05
LS không sắc nhọn 0,092 ± 0,048 9,2 0,056 ± 0,015 4,9 p <0,05
Rác
thải
LS
Tổng 0,118 ± 0,06 11,8 0,076 ± 0,015 6,7 p <0,05
Rác SH hữu cơ 0,799 ± 0,215 80,3 0,972 ± 0,168 85,6 p <0,05
Rác SH khó tiêu huỷ
0,075 ± 0,028 7,5 0,082 ± 0,021 7,2 p >0,05

Rác
thải
SH
Tổng 0,874 ± 0,228 87,8 1,054 ± 0,168 92,8 p <0,05
Rác hoá học 0,003 ± 0,002 0,4 0,005 ± 0,004 0,5 p <0,05
Tổng lượng rác thải 0,995 ± 0,225 100 1,136 ± 0,178 100 p >0,05

10
Nhận xét: - Rác thải lâm sàng ở nhóm bệnh viện XLCT cao hơn nhóm bệnh
viện CXLCT (p<0,05). Rác thải hoá học chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,4% và 0,5%).
Các bệnh viện đều không có chất thải phóng xạ.
* Xử lý chất thải y tế
- 4/7bệnh viện đốt rác LS bằng lò; 3/7 bệnh viện xử lý rác LS tại bệnh viện tỉnh
- 5/7bệnh viện XLCT và 3/4 bệnh viện CXLCT hệ thống thoát nước thải là
cống nổi, trong đó 4/5 bệnh viện và 2/3 bệnh viện không có nắp hoặc chỗ có
chỗ không.
- 2/11 bệnh viện có xử lý nước thải trước khi đổ ra ngoài môi trường
- 90,9% bệnh viện đổ trực tiếp nước thải ra ao/hồ, cánh đồng
* Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện; người bệnh,
người nhà bệnh nhân về quản lý, xử lý CTYT:
- Không cung cấp đủ phương tiện. Thiếu cán bộ chuyên trách về công tác quản lý,
xử lý chất thải bệnh viện. Xử lý CTYT chưa đảm bảo vệ sinh môi trường
- Không thường xuyên hướng dẫn Quy chế quản lý CTYT cho CBYT nhất là
những người liên quan trực tiếp. Chưa có hướng dẫn cụ thể nơi đổ rác.
- Chưa phát huy vai trò của Hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
3.1.3. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện về quản
lý, xử lý chất thải y tế
Bảng 3.18: Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện về
quy định màu sắc túi, hộp, thùng đựng chất thải
Bệnh viện XLCT

(n = 271)
Bệnh viện CXLCT
(n = 260)
Chung
(n = 531) Chỉ số nghiên cứu
n % n % n %
Trả lời đúng 153 56,5 115 44,2 268 50,5
Trả lời không đúng 109 40,2 137 52,7 246 46,3
Không biết 9 3,3 8 3,1 17 3,2
Kiểm định χ
2
p <0,05
Nhận xét: Nhóm bệnh viện XLCT có số CBYT trả lời đúng về quy định màu
sắc của túi, hộp, thùng đựng chất thải y tế cao hơn nhóm bệnh viện CXLCT (p
<0,05). Có tới 3,3% (bệnh viện XLCT) và 3,1% (bệnh viện CXLCT) số CBYT
không biết về quy định màu sắc của túi, hộp, thùng đựng chất thải.
Bảng 3.19: Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện về
phân loại chất thải y tế theo Quy chế
Bệnh viện XLCT
(n = 271)
Bệnh viện CXLCT
(n = 260)
Chung
(n = 531)
Chỉ số nghiên cứu
n % n % n %
Biết đầy đủ các loại
chất thải y tế
152 56,1 97 37,3 249 46,9
Biết chưa đầy đủ

các loại CTYT
111 40,9 151 58,1 263 49,5
Không biết 8 3,0 12 4,6 20 3,8
Kiểm định χ
2
p <0,001

11
Nhận xét: Tỷ lệ CBYT biết đầy đủ 5 loại chất thải y tế ở nhóm bệnh viện
XLCT cao hơn nhóm bệnh viện CXLCT (p <0,001). Có tới 3,0% (bệnh viện
XLCT) và 4,6% (bệnh viện CXLCT) số CBYT không biết loại chất thải nào.

Bảng 3.20: Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện về
loại chất thải y tế gây nguy hại sức khoẻ
Bệnh viện XLCT
(n = 271)
Bệnh viện CXLCT
(n =260)
Chung
(n = 531)
Chỉ số nghiên
cứu
n % n % n %
Kiểm
định
z test
Chất thải LS 213 78,6 201 77,3 414 78,0 p >0,05
Chất thải phóng xạ
195 71,9 154 59,2 349 65,7 p <0,01
Chất thải hoá học 188 69,4 174 66,9 362 68,2 p >0,05

Bình khí có áp suất
118 43,5 80 30,8 198 37,3 p <0,01
Biết cả 4 loại 70
25,8
52
20,0
122
23,0
p >0,05
Không biết 12
4,4
18
6,9
30
5,6
p <0,01
Nhận xét: Số CBYT biết được chất thải lâm sàng gây nguy hại sức khoẻ chiếm
tỷ lệ cao nhất (78,6% và 77,3%). Số CBYT biết cả 4 loại chất thải gây nguy hại
chiếm tỷ lệ thấp (25,8% và 20,0%). Số người không biết loại chất thải nào gây
nguy hại sức khoẻ ở nhóm bệnh viện CXLCT (6,9%) cao hơn nhóm bệnh viện
XLCT (4,4%) (p <0,01).

Bảng 3.21: Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện về
những nguy hại của chất thải y tế đối với sức khoẻ
Bệnh viện
XLCT
(n =217)
Bệnh viện
CXLCT
(n = 260)

Chung
(n = 531)
Chỉ số nghiên cứu
n % n % n %
Kiểm
định
z test
Lan truyền bệnh (tiêu chảy,
viêm gan…)
264 97,4 250 96,1 514 96,8 p>0,05
Gây tai nạn, thương tích 187 69,0 180 69,2 267 69,1 p>0,05
Ung thư (do hoá chất,
phóng xạ)
195 72,0 193 74,2 388 73,1 p>0,05
Phát sinh côn trùng trung
gian truyền bệnh
244 90,0 228 87,7 472 88,9 p>0,05
Ảnh hưởng đến môi
trường
150 55,4 137 52,6 287 54,0 p>0,05
Biết cả 5 nguy hại 144
53,1
127
48,8
271
51,0
p>0,05
Không biết 3
1,1
4

1,5
7
1,3
p>0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh viện về hiểu biết của
CBYT về những nguy hại của CTYT đối với sức khoẻ (p >0,05), còn tỷ lệ nhỏ
CBYT không biết được những tác hại của CTYT đối với sức khoẻ (1,1% và 1,5%).

12
3.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện
huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương
3.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường do vi sinh vật
* Ô nhiễm nước sinh hoạt do vi sinh vật
Bảng 3.25: Số lượng mẫu nước sinh hoạt theo các nguồn tại các bệnh viện
huyện đạt TCCP về chỉ số vi sinh vật
Coliform Fecal coliform
Nguồn
nước

Vị trí lấy mẫu
TS mẫu
XN

Đạt
Không
đạt
Đạt
Không
đạt
Nước đầu nguồn 6 6/6 0/6 6/6 0/6

Các khoa 24 21/24 3/24 8/24 16/24
Nước
máy
Nhà dân 6 6/6 0/6 6/6 0/6
Nước đầu nguồn 8 8/8 0/8 7/8 1/8
Các khoa 44 38/44 6/44 11/44 33/44
Nước
giếng
khoan
Nhà dân 8 8/8 0/8 8/8 0/8
Nước mưa 2 2/2 0/2 2/2 0/2
TCVN 5502: 2003 2,2 VK/100 ml 0VK/100 ml
Nhận xét: - Các mẫu nước sinh hoạt (nước máy và nước giếng khoan) ở đầu
nguồn cấp và nhà dân đều có chỉ số Coliform và Fecal coliform đạt TCCP
- Các mẫu nước sinh hoạt ở các khoa chỉ số Fecal coliform vượt TCCP chiếm tỷ lệ cao
* Ô nhiễm nước thải do vi sinh vật
Bảng 3.26: Chủng vi khuẩn phân lập được trong nước thải của các bệnh viện huyện
Số chủng vi khuẩn/số mẫu xét nghiệm
Nhóm bệnh viện
P.aeruginosa S.aureus Salmonella E.Fecalis Shigella
Bệnh viện xử lý
toàn bộ nước thải
4/14
28,6%
5/14
35,7%
0/14
0
0/14
0

0/14
0
Bệnh viện xử lý
nước thải khoa XN
26/32
81,3%
24/32
75,0%
0/32
0
8/32
25,0%
0/32
0
Bệnh viện chưa xử
lý nước thải
30/32
93,8%
32/32
100%
16/32
50,0%
16/32
50,0%
0/32
0
TS chủng vi
khuẩn/TS mẫu XN
60/78
76,9%

61/78
78,2%
16/78
20,5%
24/78
30,8%
0/78
0
Nhận xét: - Chủng vi khuẩn phân lập được trong nước thải tại các bệnh viện
chiếm tỷ lệ cao nhất là S.aureus (78,2%); P.aeruginosa (76,9%). Các chủng vi
khuẩn đường ruột chiếm tỷ lệ thấp hơn: E.Fecalis (30,8%); Salmonella (20,5%).
Không có mẫu nước thải nào xét nghiệm thấy Shigella.
- Các vi khuẩn phân lập được trong nước thải của nhóm bệnh viện chưa xử lý
chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm bệnh viện xử lý toàn bộ nước thải bệnh viện.

13
* Ô nhiễm không khí trong bệnh viện do vi sinh vật
Bảng 3.29: Số lượng vi khuẩn tan máu/ m
3
không khí tại các bệnh viện huyện
Vị trí lấy mẫu
Bệnh viện XLCT
(X ± SD)
Bệnh viện CXLCT
(X ± SD)
Kiểm
định t test
Phòng Khám - xét nghiệm
120 ± 57 165 ± 85 p > 0,05
Phòng mổ 24 ± 15 32 ± 6 p > 0,05

Bệnh phòng 188 ± 89 262 ± 135 p > 0,05
Sân bệnh viện 284 ± 91 423 ± 46 p < 0,05
Bãi rác 308 ± 46 603 ± 67 p < 0,01
TCCP: Tổng số VK tan máu/m
3
(mùa đông): < 36: Không khí sạch
> 124: Không khí bẩn
Nhận xét: - Ở 2 nhóm bệnh viện: Tổng số VK tan máu/m
3
không khí ở khu vực
sân bệnh viện cao hơn trong bệnh phòng và cao nhất là khu vực bãi rác.
- Ở nhóm bệnh viện CXLCT có tổng số VK tan máu/m
3
không khí ở sân bệnh
viện, bãi rác cao hơn nhóm bệnh viện XLCT (p <0,05) và cao hơn TCCP ở mức
không khí bẩn
Bảng 3.30: Số lượng bào tử nấm mốc/ m
3
không khí tại các bệnh viện huyện
Vị trí lấy mẫu
Bệnh viện XLCT
(X ± SD)
Bệnh viện CXLCT
(X ± SD)
Kiểm
định t test
Phòng Khám - xét nghiệm 316 ± 89 483 ± 87 p < 0,05
Phòng mổ 187 ± 102 230 ± 70 p > 0,05
Bệnh phòng 330 ± 147 553 ± 60 p > 0,05
Sân bệnh viện 572 ± 49 813 ± 46 p < 0,01

Bãi rác 778 ± 190 943 ± 151 p >0,05
TCCP: không khí tốt: Số bào tử nấm mốc/m
3
không khí < 325 (tương đương
<5 bào tử nấm mốc/đĩa môi trường)
Nhận xét: Ở 2 nhóm bệnh viện: Số bào tử nấm mốc/m
3
không khí ở khu vực
sân bệnh viện và bãi rác không đạt TTCP và cao nhất là khu vực bãi rác.

* Ô nhiễm trứng giun trong đất
Bảng 3.31: Số lượng trứng giun/1kg đất tại các bệnh viện huyện
Chỉ số
nghiên cứu
Vị trí lấy
mẫu
Bệnh viện XLCT
(số trứng/kg đất)
X ± SD
Bệnh viện CXLCT
(số trứng/kg đất)
X ± SD
Kiểm
định t
test

Các khoa 100 ± 5 102 ± 19 p >0,05
Giun đũa
Bãi rác 180 ± 18 220 ± 32 p <0,05
Các khoa 0 0 -

Giun tóc
Bãi rác 20 ± 9 40 ± 6 p <0,05
Các khoa 2 0 -
Giun móc
Bãi rác 35 ± 9 20 ± 2 p >0,05
TCCP: Mức độ đất sạch: < 10 trứng giun/1kg đất; bẩn vừa: 11 - 100 trứng
giun/1kg đất; rất bẩn: > 100 trứng giun/1kg đất

14
Nhận xét: - Ở 2 nhóm bệnh viện: khu vực bãi rác nhiễm trứng giun đũa ở mức
độ đất rất bẩn và bị nhiễm trứng giun tóc, giun móc.
- Ở nhóm bệnh viện CXLCT khu vực bãi rác bị nhiễm trứng giun đũa cao hơn
bệnh viện XLCT (p <0,05).
3.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường do các tác nhân hoá học
* Hàm lượng chất hữu cơ trong nước sinh hoạt tại các bệnh viện sử dụng nước
giếng khoan
0
5
10
15
20
25
30
Nguồn cấp Các khoa Nhà dân Nước mưa
mg/l
BV Ninh Giang
BV Bình Giang
BV Gia Lộc
TCCP


Biểu đồ 3.1: Hàm lượng chất hữu cơ trong nước sinh hoạt tại các
bệnh viện huyện sử dụng nước giếng khoan
Nhận xét: Nguồn nước giếng khoa, các mẫu xét nghiệm đều không đạt tiêu
chuẩn về chỉ số chất hữu cơ. Hàm lượng chất hữu cơ trong mẫu nước sinh hoạt
cao gấp 1,5 - 6,0 lần so với TCCP. Mẫu nước mưa không đạt tiêu chuẩn chất
hữu cơ.

* Hàm lượng BOD
5
trung bình trong nước thải các bệnh viện huyện
0
20
40
60
80
100
Các khoa Trước khi ra MT Nước rỉ ra từ bãi
rác
Sau xử lý
mg/l
BV Xử lý toàn bộ nước thải BV xử lý nước thải khoa XN
BV chưa xử lý nước thải TCCP


Biểu đồ 3.2: Hàm lượng BOD
5
trung bình trong nước thải bệnh viện huyện
Nhận xét: - Lượng BOD
5
trung bình trong nước thải của các bệnh viện đều cao

hơn TCVN 7382: 2004 ở mức II.
- Nước thải sau xử lý: lượng BOD
5
trung bình giảm so với trước xử lý và trong
giới hạn TCVN 7382: 2004 ở mức I.

15
* Nồng độ khí SO
2
, NO
2
trong không khí tại các bệnh viện huyện
Bảng 3.36: Nồng độ khí NO
2
, SO
2
trong không khí tại các bệnh viện huyện
Chỉ số
nghiên cứu
Vị trí lấy mẫu
SO
2
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)

Các khoa 0,2 ± 0,05 0,23 ± 0,16
Sân chung 0,37 ± 0,05 0,25 ± 0,05
Nơi lưu giữ rác 0,46 ± 0,05* 0,4 ± 0,15*
Khi đốt rác 0,49 ± 0,1* 0,48 ± 0,23*
Bệnh viện
XLCT

Cách bệnh viện 100m 0,34 ± 0,11 0,33 ± 0,15*
Các khoa 0,25 ± 0,1 0,32 ± 0,078
Sân chung 0,34 ± 0,1 0,37 ± 0,2
Bệnh viện
CXLCT
Nơi lưu giữ rác 0,47 ± 0,037* 0,5 ± 0,26*
TCCP 0,3 mg/m
3
0,1mg/m
3

Kiểm định t test * p <0,05 (so sánh với TCCP)
Nhận xét: Không khí bệnh viện bị ô nhiễm chủ yếu là khí NO
2
, cao hơn TCCP
(p <0,05). Nơi lưu giữ rác và khi đốt rác có nồng độ NO
2
và SO
2
cao nhất và
cao hơn TCCP (p <0,05).
3.2.3. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với cán bộ y tế và người dân tiếp xúc
trực tiếp với chất thải bệnh viện

Bảng 3.37: Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế ở các bệnh viện huyện
bị thương tích do chất thải y tế
Bệnh viện XLCT
(n = 271)
Bệnh viện
CXLCT (n = 260)
Chung
(n = 531)
Thương tích
n % n % n %
1 lần 18 6,6 17 6,5 35 6,6
2 lần 9 3,3 11 4,2 20 3,8
≥ 3 lần 3 1,1 5 1,9 8 1,5
Trong
vòng 1
tháng
(p > 0,05)
Tổng số 30 11,0 33 12,6 63 11,9
1 lần 14 5,2 13 5,0 27 5,1
2 lần 14 5,2 9 3,5 23 4,3
≥ 3 lần 16 5,9 27 10,3 43 8,1
Trong
vòng 1
năm
(p > 0,05)
Tổng số 44 16,3 49 18,3 93 17,5
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tỷ lệ thương tích do chất thải y tế của cán bộ
nhân viên y tế giữa 2 nhóm bệnh viện XLCT và bệnh viện CXLCT (p >0,05).

16

Bảng 3.38: Kết quả phỏng vấn sâu người dân tiếp xúc với chất thải bệnh viện
Chỉ số nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%)
Bốc mùi hôi thối 42 100
Có nhiều ruồi, muỗi, chuột, côn trùng 34 80,9
Súc vật xâm nhập 30 71,4
Gây cảm giác khó chịu 42 100
Ảnh hưởng đến
sinh hoạt do
chất thải bệnh
viện
Ảnh hưởng đến môi trường 40 95,2
Viêm kẽ chân, tay 8 19,0
Đau mắt 4 9,5
Tiêu chảy 3 7,1
Các bệnh hay
mắc khi tiếp
xúc với chất
thải bệnh viện
Viêm mũi 6 14,3
Nhận xét: Kết quả phỏng vấn sâu người dân tiếp xúc trực tiếp với chất thải
bệnh viện cho thấy:
- Chất thải bệnh viện gây những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân như:
bốc mùi hôi thối; có nhiều côn trùng, súc vật xâm nhập; gây cảm giác khó chịu.
- Người dân tiếp xúc với chất thải bệnh viện thường hay mắc các bệnh: Viêm kẽ
chân tay, viêm mũi họng, đau mắt, tiêu chảy.
3.3. Hiệu quả các giải pháp quản lý chất thải y tế tại bệnh viện huyện xử lý
chất thải và chưa xử lý chất thải
3.3.1. Kết quả thay đổi về hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về quản lý CTYT

57,8

59,3
86,7
71,4
28,9
12,1
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ %
Trước Sau HQCT
Bệnh viện XLCT
Can thiệp
Không can thiệp
53,8
41,5
87,7
50,8
33,9
9,3
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ %
TrướcSauHQCT

Bệnh viện CXLCT
Can thiệp
Không can thiệp

Biểu đồ 3.3 và 3.4 : Hiệu quả can thiệp về hiểu biết quy định màu sắc vật
dụng đựng chất thải ở nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT
Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT ở 2 nhóm bệnh viện trả lời đúng quy định
về màu sắc của túi đựng CTYT tăng hơn so với trước can thiệp (p <0,001) và
tăng cao hơn nhóm không can thiệp với HQCT 16,8 - 25,6%

16,8
25,6

17
51,3
61,5
70,0
67,0
18,5
5,5
0
20
40
60
80
Tỷ lệ %
TrướcSauHQCT
Bệnh viện XLCT
Can thiệp
Không can thiệp

Bệnh viện CXLCT
23,0
69,2
46,2
3,1
29,2
32,3
0
20
40
60
80
100
120
Trước Sau HQCT
Tỷ lệ %
Không can thiệp
Can thiệp

Biểu đồ 3.5 và 3.6: Hiệu quả can thiệp về hiểu biết phân loại chất thải y tế
theo Quy chế ở nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT
Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT ở 2 nhóm bệnh viện biết đầy đủ các loại
chất thải y tế tăng hơn so với trước can thiệp (p <0,05) và tăng cao hơn nhóm
không can thiệp với HQCT 13,0 - 26,1%

26,3
27,5
46,1
33,0
19,8

5,5
0
10
20
30
40
50
Tỷ lệ %
Trước Sau HQCT
Bệnh viện XLCT
Can thiệp
Không can thiệp
18,5
18,5
41,5
21,2
23,0
3,0
0
10
20
30
40
50
Tỷ lệ %
TrướcSauHQCT
Bệnh viện CXLCT
Can thiệp
Không can thiệp


Biểu đồ 3.7 và 3.8 : Hiệu quả can thiệp về hiểu biết loại chất thải gây nguy
hại cho sức khoẻ ở nhóm bệnh viện XLCT và CXLCT
Nhận xét: Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT ở 2 nhóm bệnh viện biết được các loại
chất thải gây nguy hại cho sức khoẻ tăng hơn so với trước can thiệp (p <0,001)
và tăng cao hơn nhóm không can thiệp với HQCT 14,3 - 20,0%.
3.3.2. Kết quả thay đổi trong công tác quản lý chất thải của các bệnh viện
- Hội đồng chống nhiễm khuẩn bệnh viện hoạt động có hiệu quả:
+ Phân công cụ thể người chịu trách nhiệm quản lý chất thải y tế
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm cho công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện
+ Xây dựng, triển khai và niêm yết các quy định về phân loại, thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải bệnh việ
n tại các khoa phòng.
+ Dán nhãn vào các thùng đựng chất thải y tế
+ Quy định hình thức thưởng, phạt đối với cá nhân, khoa phòng vi phạm những
quy định về quản lý chất thải bệnh viện.
- Bệnh viện đã dành kinh phí cho các hoạt động quản lý chất thải
13,0
26,1
14,3
20,0

18
3.3.3. Kết quả thay đổi về công việc phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ
và xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện
* Kết quả về phân loại, thu gom chất thải rắn
Bảng 3.16: So sánh thành phần rác thải tại các bệnh viện
được can thiệp(kg/GB/ngày đêm)
Bệnh viện XLCT Bệnh viện CXLCT
Thành phần
Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT

kg 0,026 0,028 0,01 0,025
LS sắc nhọn
% 2,1 2,4 0,8 2,2
kg 0,076 0,078 0,063 0,078 LS không sắc
nhọn
% 6,0 6,6 5,2 6,9
kg 0,102 0,106 0,073 0,103
Rác
thải
LS
Tổng
% 8,1 9,0 6,0 9,1
kg 1,063 1,00 1,08 0,95
Rác SH hữu cơ
% 84,4 85,2 88,8 84,5
kg 0,087 0,061 0,058 0,065 Rác SH khó tiêu
huỷ
% 6,9 5,2 4,8 5,8
kg 1,15 1,061 1,138 1,015
Rác
thải
SH
Tổng
% 91,3 90,4 93,6 90,3
kg 0,007 0,007 0,005 0,006
Rác hoá học
% 0,6 0,6 0,4 0,5
Tổng lượng chất thải rắn 1,259 1,174 1,216 1,124
Nhận xét: Sau 1 năm can thiệp, lượng rác thải lâm sàng ở bệnh viện XLCT và
bệnh viện CXLCT xấp xỉ nhau và tăng hơn so với trước can thiệp, nhất là bệnh

viện CXLCT (từ 6,0% tăng lên 9,1%)
- Về phân loại chất thải rắn: được thực hiện tốt hơn, ít có sự nhầm lẫn trong
khâu phân loại rác ngay từ khoa phòng, lượng rác thải lâm sàng được thu gom
đầy đủ hơn. Có dụng cụ thu gom từng loại ch
ất thải.
- Màu sắc túi nilon đựng chất thải rắn được sử dụng thống nhất và đúng theo
quy định.
*Kết quả về vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải y tế
- Vận chuyển rác thải: thùng đựng chất thải có nắp đậy kín.
- Chất thải rắn được lưu giữ ở khu riêng, tách biệt với môi trường xung quanh.
- Xử lý chất thải rắn: Khử
khuẩn chất thải LS sắc nhọn (kim tiêm) trước khi thu
gom. Rác lâm sàng được đốt bằng lò thủ công. Rác thải sinh hoạt thuê
CTMTĐT xử lý.
- Xử lý chất thải lỏng: Bệnh viện Gia Lộc được xây dựng hệ thống xử lý chất
thải lỏng
* Kết quả thay đổi về tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế bị thương tích do chất thải y
tế: Sau can thiệp, tỷ lệ CBYT ở 2 nhóm bệnh viện bị thương tích do chất thải y
tế đều giảm so với trước can thiệp và so với nhóm không can thiệp với HQCT
4,2 - 7,7%, nhất là số người bị thương tích nhiều lần.

19
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý chất
thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương
4.1.1. Thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện xử lý
chất thải và chưa xử lý chất thải
*Thực trạng phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn y tế
Kết quả khảo sát tại các bệnh viện huyện XLCT và CXLCT của tỉnh Hải
Dương cho thấy những tồn tại trong hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận

chuyển chất thải rắn y tế cần có biện pháp khắc phục, đó là:
- Các bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải rắn ngay tại khoa/phòng, nhưng
chưa bệnh viện nào phân loại đúng theo Quy chế của Bộ Y tế. Nguyên nhân là
do có những loại chất thải hiện tại các bệnh viện huyện chưa sử dụng (chất thải
phóng xạ) hoặc sử dụng với số lượng ít (chất thải hoá học).
- Dụng cụ thu gom chất thải (túi nilon, xô nhựa, thùng nhựa) không theo quy
định của Bộ Y tế về màu sắc, kích cỡ, không có nhãn, biểu tượng sinh học bên
ngoài; màu sắc các vật dụng đựng chất thải chưa thống nhất nên dễ dẫn đến sự
nhầm lẫn khi phân loại chất thải tại nguồn phát sinh.
- Không có phương tiện vận chuyển chuyên dụng trong bệnh viện, nơi lưu giữ
chất thải không đảm bảo vệ sinh, thời gian lưu giữ chất thải thường quá quy định.
* Khối lượng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện huyện
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh viện về
lượng rác thải trung bình (p >0,05), ở nhóm bệnh viện XLCT là 0,995 ± 0,225
kg/GB/ngày đêm; nhóm bệnh viện CXLCT là 1,136 ± 0,178 kg/GB/ngày đêm,
kết quả này cũng tương đương với kết quả khảo sát của Tổ chức y tế thế giới
năm 1999 (lượng rác thải trung bình tại các nước ở bệnh viện huyện 0,5 - 1,8
kg/GB/ngày đêm). So v
ới kết quả khảo sát của Lê Ngọc Trọng năm 2002
(lượng rác thải trung bình ở bệnh viện huyện là 0,kg/GB/ngày đêm) thì kết quả
của tôi cao hơn. Điều này là phù hợp vì ngày càng tăng sử dụng các sản phẩm
dùng 1 lần và lưu lượng bệnh nhân tại các bệnh viện huyện tăng hơn trước.
Chất thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất 87,8% (bệnh viện XLCT) và 92,8%
(bệnh viện CXLCT), chất thải lâm sàng chỉ chiếm tỷ lệ 11,8% (bệnh viện
XLCT) và 6,7% (bệnh viện CXLCT). So sánh với kết quả của Tổ chức y tế thế
giới về tỷ lệ rác thông thường trong các bệnh viện huyện: 75% - 90% thì đối với
bệnh viện XLCT là tương đương, còn đối với bệnh viện CXLCT cao hơn. Điều
này có thể do việc phân loại, thu gom chất thải lâm sàng bệnh viện XLCT tốt
h
ơn so với bệnh viện CXLCT. Chất thải hoá học chiếm tỷ lệ rất thấp (0,4 -

0,5%) và không có chất thải phóng xạ, thực tế các bệnh viện huyện hiện nay
chưa sử dụng chất phóng xạ trong khám chữa bệnh và cũng sử dụng rất ít hoá chất.
* Thực trạng xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện
- Xử lý chất thải rắn: Ở nhóm bệnh viện XLCT rác lâm sàng đốt bằng lò đốt rác
(4/7 bệnh viện), bệnh viện tỉnh xử lý rác lâm sàng (3/7 bệnh viện). Đối với bệnh
viện CXLCT, chất thải lâm sàng chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt, nhiều

20
khi cả các phủ tạng và cơ quan bị cắt bỏ, vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường là rất cao.Với các bệnh viện huyện, lượng chất thải lâm sàng ít nên sau
khi thu gom, tuỳ theo lượng rác thải hàng ngày có thể 2 - 3 ngày đốt 1 lần (lò
đốt thủ công), 1 - 2 tuần đốt 1 lần (lò đốt chuyên dụng). Thời gian lưu giữ chất
thải lâu tại khu vực đốt rác trong khi không có điều kiện bảo quản nên khi rác
phân huỷ bốc mùi hôi thối, ruồi, muỗi xâm nhập gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến
những người xử lý rác. Thảo luận với lãnh đạo, cán bộ quản lý bệnh viện về
giải pháp xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với điều kiện
tuyến huyện hiện nay cho thấy: bệnh viện cần phải thực hiện tốt công tác quản
lý chất thải từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý rác, đảm
bảo không để lẫn rác thải lâm sàng với rác thải sinh hoạt; có biện pháp xử lý
riêng rác sinh hoạt và rác lâm sàng. Biện pháp phù hợp với bệnh viện huyện hiện
nay là: Rác sinh hoạt thuê CTMTĐT xử lý; rác lâm sàng đốt bằng lò thủ công.
- Xử lý chất thải lỏng: Hệ thống cống thoát nước thải tại 2 nhóm bệnh viện chủ
yếu là cống nổi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nước thải ứ đọng trong
cống nổi không có nắp vừa bốc mùi khó chịu vừa ảnh hưởng đến cảnh quan
môi trường bệnh viện, đồng thời do không có nắp nên nhiều chỗ là nơi bệnh
nhân, người nhà vứt rác bừa bãi. Chỉ có 2/11 bệnh viện (18,2%) xử lý nước thải
trước khi thải ra môi trường, nước thải sau xử lý đã đạt TCCP về vi sinh vật. Và
có tới 90,9% (9/11) bệnh viện đổ trực tiếp nước thải ra cánh đồng, khu canh tác
của người dân, ao hồ hoặc tự ngấm xuống đất trong khuôn viên bệnh viện. Như
vậy, khả năng các vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại từ nước thải sẽ gây ô nhiễm

đất, ô nhiễm nguồn nước ở khu vực xung quanh bệnh viện là khó tránh khỏi.
* Thực trạng hoạt động quản lý chất thải ở 2 nhóm bệnh viện XLCT và
CXLCT còn nhiều bất cập:
- Nhân lực phục vụ công tác quản lý chất thải y tế chưa được đào tạo, tập huấn
bài bản về nghiệp vụ, hiểu biết về CTYT chưa đầy đủ.
- Phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chưa đúng quy định và còn thiếu.
- Về tài chính: chưa có hướng dẫn trong chi tiêu của bệnh viện dành cho hoạt
động quản lý chất thải, vì vậy gặp khó khăn về kinh phí cho việc mua sắm vật
tư tiêu hao cho hoạt động này.
- Thiếu kinh phí cho việc thực hiện các giải pháp công nghệ như xây dựng hệ
thống xử lý nước thải, trang bị lò đốt rác.
- Hoạt động của Hội đồng chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện huyện chưa
hiệu quả.
4.1.2. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế tại các bệnh viện huyện về quản lý chất
thải y tế
Hiểu biết của CBYT về quản lý, xử lý và các nguy cơ của CTYT còn hạn chế.
Còn tỷ lệ đáng kể CBYT không biết quy định về màu sắc của túi đựng chất thải
(một công việc hàng ngày họ vẫn phải làm); không biết chất thải được phân
thành những loại nào; chất thải nào là nguy hại, có ảnh hưởng gì đối với sức
khoẻ và không biết được các biện pháp xử lý từng loại CTYT. Để góp phần cải

21
thiện công tác quản lý CTYT trong điều kiện của bệnh viện huyện thì việc tăng
cường nhận thức cho CBYT nhằm thay đổi thái độ, thực hành chưa đúng về
hoạt động này là rất cần thiết. Đây là một biện pháp mà mọi cơ sở y tế đều có
thể làm được.
4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường trong các bệnh viện
huyện xử lý chất thải và chưa xử lý chất thải của tỉnh Hải Dương
4.2.1. Thực trạng ô nhiễm nước sinh hoạt
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước sinh hoạt trong các bệnh viện bị ô

nhiễm vi sinh vật trong quá trình sử dụng.
4.2.2. Thực trạng ô nhiễm nước thải bệnh viện
- Kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy: lượng BOD
5
trung bình trong
nước thải các bệnh viện đều cao hơn từ 1,5 - 3,0 lần so với TCVN 7382: 2004 ở
mức II . Nước thải sau xử lý có lượng BOD
5
trung bình giảm với trước xử lý và
nằm trong giới hạn cho phép ở mức I. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu
tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003 và tại 8 bệnh viện huyện năm 2006:
nước thải ở tất cả những bệnh viện chưa có hệ thống xử lý và nước thải trước khi
xử lý của các bệnh viện xử lý chất thải lỏng bị ô nhiễm, chỉ số BOD
5
đều rất cao
so với TCCP.
- Chủng vi khuẩn phân lập được trong nước thải chiếm tỷ lệ cao nhất là
S.aureus (78,2%); P.aeruginosa (76,9%), là 2 loại vi khuẩn gây nhiễm trùng
bệnh viện và kháng thuốc kháng sinh hàng đầu ở Việt Nam. Đây là một tiếng
chuông cảnh báo sự nguy hiểm của nguồn nước thải bệnh viện. Ngoài ra còn
phân lập được các chủng vi khuẩn đường ruột như E.Fecalis (30,8%);
Salmonella (20,5%), vì vậy nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nguồn nước
thải là rất lớn, đặc biệt bệnh viện chưa xử lý và khi quy mô hoạt động của bệnh
viện huyện tăng thì nguy cơ gây ô nhiễm càng cao.
4.2.3. Thực trạng ô nhiễm không khí bệnh viện
Nơi lưu giữ rác thải bệnh viện, nhất là bệnh viện CXLCT đang là mối nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường: nồng độ các khí NO
2
, SO
2

cao hơn TCCP; Số vi
khuẩn tan máu và nấm mốc/m
3
không khí cao hơn TCCP và cao hơn nhóm
bệnh viện XLCT (p <0,01).
4.2.4. Thực trạng ô nhiễm trứng giun trong đất
Tại khu vực bãi rác bị nhiễm giun đũa ở mức đất rất bẩn (180 - 220 trứng
giun/kg đất) và bệnh viện CXLCT bị nhiễm cao hơn bệnh viện XLCT (p <0,05)
và bị nhiễm cả trứng giun móc, giun tóc cho thấy có nguy cơ ô nhiễm sang khu
vực khoa phòng và khu vực xung quanh.
4.2.5. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với cán bộ, nhân viên y tế và người
dân tiếp xúc trực tiếp với chất thải bệnh viện
- Trong nghiên cứu chỉ đề cập đến tỷ lệ thương tích do chất thải qua phỏng vấn,
chưa nghiên cứu tình hình mắc bệnh truyền nhiễm của CBYT và nhiễm trùng
bệnh viện. Để đánh giá một cách chính xác và khoa học những tác động của
CTYT đối với CBYT cần có nghiên cứu sâu, có hệ thống về vấn đề này. Các

×