Tải bản đầy đủ (.pdf) (343 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.21 MB, 343 trang )

ỦY BAN DÂN TỘC
Chương trình: Khoa học và cơng nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020
“Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và
chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”
Mã số: CTDT/16- 20
---------------------------

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG
CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
MÃ SỐ: CTDT.26.17/16-20

BÁO CÁO TỔNG HỢP

Chủ nhiệm đề tài

: GS.TS. Mai Ngọc Cường

Tổ chức chủ trì đề tài

: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội, tháng 11/2020


ỦY BAN DÂN TỘC
Chương trình: Khoa học và cơng nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020
“Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và
chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”


Mã số: CTDT/16- 20
--------------------------Đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG
CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
MÃ SỐ: CTDT.26.17/16-20

BÁO CÁO TỔNG HỢP
Chủ nhiệm đề tài

: GS.TS. Mai Ngọc Cường

Tổ chức chủ trì đề tài

: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội, tháng 11/2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
Chức

TT

Họ và tên

danh

Cơ quan công tác


KH, học vị
1.

Mai Ngọc Cường

GS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.

Nguyễn Đăng Núi

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3.

Trần Công Phong

GS.TS.

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

4.

Nguyễn Thị Lan Hương


PGS.TS

Viện Khoa học lao động và xã hội

5.

Lê Quốc Hội

GS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

6.

Nguyễn Hữu Dũng

TS.

Chuyên gia độc lập

7.

Đoàn Thị Kiều Vân

TS.

Ủy ban Dân tộc

8.


Pham Hương Thảo

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

9.

Phan Văn Cương

ThS

Học viện Dân tộc

10.

Trần Lan Hương

ThS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

11.

Nguyễn Thị Ngọc Huyền

PGS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


12.

Phan Kim Chiến

PGS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

13.

Lê Thị Anh Vân

PGS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

14.

Mai Văn Bưu

PGS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

15.

Đoàn Thị Thu Hà

PGS.TS.


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

16.

Đỗ Thị Hải Hà

PGS.TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

17.

Mai Ngọc Anh

PGS.TS

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

18.

Trần Việt Tiến

PGS.TS

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

19.

Nguyễn Thị Lệ Thúy


TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

20.

Bùi Thị Hồng Việt

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


21.

Mai Anh Bảo

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

22.

Nguyễn Đình Hưng

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

23.


Mạc Thị Hải Yến

ThS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

24.

Nguyễn Thị Hồng Minh

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

25.

Dương Thùy Linh

ThS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

26.

Lê Thị Thu Hương

ThS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


27.

Phùng Minh Thu Thủy

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

28.

Nguyễn Thị Hồng Trang

TS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

29.

Nguyễn Phùng Quân

ThS.

Ủy ban Dân tộc

30.

Dương Thị Thúy Hương

ThS.


Đại học Thái Nguyên

31.

Trần Anh Ngọc

ThS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

32.

Nguyễn Nguyệt Minh

ThS.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

DTTS

Dân tộc thiểu số

GD, ĐT


Giáo dục, đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KT – XH

Kinh tế - xã hội

LĐTBXH

Lao động - Thương binh và Xã hội

LLM

Tuyến tính tại chỗ


NNL

Nguồn nhân lực

RDD

Hồi quy gián đoạn

TTLD

Thị trường lao động

i


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................I
MỤC LỤC ....................................................................................................... II
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................XI
DANH MỤC HỘP ....................................................................................... XII
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................. XIII
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết ............................................................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 2
2.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân
tộc ................................................................................................................. 2
2.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách giải quyết việc làm cho lao động
vùng dân tộc ............................................................................................... 18

2.3. Tổng quan về đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách và dự báo nhu
cầu dạy nghề, giải quyết việc làm đối với lao động vùng dân tộc ............. 40
2.4. Những khoảng trống trong nghiên cứu về đánh giá hiệu quả và tác động
của chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc 50
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 52
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 53
4.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 53
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 53
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 54
5.1. Khung nghiên cứu ............................................................................... 54
5.2. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu .................................. 55
6. Những phát hiện mới của đề tài ............................................................ 57
7. Kết cấu báo cáo ....................................................................................... 57

ii


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ........................................................ 59
1.1. Người lao động vùng dân tộc thiểu số và dạy nghề, giải quyết việc
làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số .................................................... 59
1.1.1. Người lao động vùng dân tộc thiểu số ............................................. 59
1.1.2. Dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số
.................................................................................................................... 64
1.2. Chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc
thiểu số ......................................................................................................... 74
1.2.1. Khái niệm chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng
dân tộc thiểu số ........................................................................................... 74
1.2.2. Căn cứ hình thành chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao

động vùng dân tộc thiểu số......................................................................... 75
1.2.3. Mục tiêu của chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động
vùng dân tộc thiểu số .................................................................................. 77
1.2.4. Nguyên tắc thực hiện mục tiêu chính sách dạy nghề, giải quyết việc
làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số ..................................................... 79
1.2.5. Chủ thể và đối tượng của chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm
cho lao động vùng dân tộc thiểu số ............................................................ 80
1.2.6. Nội dung chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng
dân tộc thiểu số ........................................................................................... 82
1.2.7. Tổ chức thực thi chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao
động vùng dân tộc thiểu số......................................................................... 85
1.2.8. Nhân tố ảnh hưởng tới chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho
lao động vùng dân tộc thiểu số ................................................................... 91
1.3. Đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách dạy nghề, giải quyết
việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số .......................................... 100

iii


1.3.1. Quan điểm về đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách dạy nghề,
giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số .......................... 100
1.3.2. Khung đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách dạy nghề, giải
quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số ................................. 102
1.3.3. Phương pháp đánh giá chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho
lao động vùng dân tộc .............................................................................. 105
1.3.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách dạy nghề, giải
quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc ............................................... 112
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động
vùng dân tộc .............................................................................................. 114
1.4.1. Một số mô hình hiệu quả về dạy nghề, giải quyết việc làm đối với lao

động dân tộc thiểu số ................................................................................ 114
1.4.2. Một số mơ hình hiệu quả về dạy nghề, giải quyết việc làm đối với lao
động dân tộc thiểu số nhập cư .................................................................. 119
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạch định và thực thi chính
sách, mơ hình dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu
số............................................................................................................... 124
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM VÀ CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY
....................................................................................................................... 127
2.1. Vùng dân tộc thiểu số và lao động vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
..................................................................................................................... 127
2.1.1. Vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam ................................................. 127
2.1.2. Lao động vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam ................................. 129
2.2. Thực trạng dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc
thiểu số từ Đổi mới đến nay ..................................................................... 132
2.2.1. Kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc
thiểu số từ năm 1986 đến nay................................................................... 132
iv


2.2.2. Hệ thống cơ sở dạy nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động
vùng dân tộc thiểu số từ năm 1986 đến nay ............................................. 153
2.3. Thực trạng chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động
vùng dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay .............................................. 168
2.3.1 Quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách dạy nghề, giải quyết việc
làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ 1986 đến nay .... 168
2.3.2. Hệ thống chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng
dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay ........................................................ 172
2.3.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm

cho lao động vùng dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay.......................... 192
2.3.4. Đánh giá thực trạng chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao
động vùng dân tộc từ Đổi mới đến nay .................................................... 213
2.4. Đánh giá hiệu quả và tác động của chính sách dạy nghề, giải quyết
việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số từ Đổi mới đến nay ........ 226
2.4.1. Hiệu quả của chính sách ................................................................. 226
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN
THIỆN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 .......................................................................... 254
3.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và những vấn đề đặt ra trong dạy
nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.............................................................. 254
3.1.1. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội tại vùng dân tộc thiểu số đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 .............................................................. 254
3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động
vùng dân tộc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ......................... 256
3.2. Dự báo nhu cầu dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động vùng dân
tộc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030........................................ 258

v


3.1.1. Dự báo lao động, việc làm vùng dân tộc đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 ........................................................................................... 258
3.1.2. Dự báo dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 ........................................................................ 266
3.3. Quan điểm định hướng chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho
lao động vùng dân tộc thiểu số đến năm 2030........................................ 267
3.4. Giải pháp hồn thiện chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho

lao động vùng dân tộc thiểu số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
..................................................................................................................... 269
3.4.1. Xây dựng khung đánh giá chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm
cho lao động vùng dân tộc thiểu số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
.................................................................................................................. 269
3.4.2. Giải pháp hồn thiện chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc
thiểu số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ................................. 272
3.4.3. Giải pháp hồn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động vùng
dân tộc thiểu số ......................................................................................... 290
KẾT LUẬN .................................................................................................. 300
PHỤ LỤC 1: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NGUỒN NHÂN LỰC .......... 302
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT .................................................. 306
PHỤ LỤC 3: ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN ................................................ 312
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 315

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách dạy nghề,
giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số ....................... 113
Bảng 2.1: Dân số từ 15 tuổi trở lên vùng dân tộc thiểu số phân theo dân tộc, 2010 –
2018, người ........................................................................................... 130
Bảng 2.2: Dân số theo dân tộc tại 8 tỉnh tiến hành khảo sát, 2010 – 2019, người. 131
Bảng 2.3: Lao động vùng dân tộc thiểu số theo dân tộc, chun mơn kỹ thuật và
nhóm thu nhập, 2010 – 2018, người ..................................................... 133
Bảng 2.4: Lao động 8 tỉnh vùng dân tộc thiểu số theo dân tộc và chuyên môn kỹ
thuật, 2010-2018, người........................................................................ 134
Bảng 2.5: Lao động đang học các cấp nghề vùng dân tộc thiểu số theo khu vực kinh
tế, giới tính và nhóm tuổi, 2010-2018, người ....................................... 135

Bảng 2.6: Lao động đang học các cấp nghề vùng dân tộc thiểu số theo vùng kinh tế,
2010-2018, người.................................................................................. 135
Bảng 2.7: Lao động đã qua đào tạo nghề vùng dân tộc thiểu số theo khu vực, giới
tính và nhóm tuổi, 2010-2018, người ................................................... 136
Bảng 2.8: Lao động đã qua đào tạo nghề vùng dân tộc thiểu số theo vùng kinh tế,
2010 – 2018, người ............................................................................... 137
Bảng 2.9: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo dân tộc và vùng kinh
tế, 2010-2018, nghìn người................................................................... 139
Bảng 2.10: Số lượng việc làm vùng dân tộc thiểu số theo khu vực và dân tộc, 2010
– 2018, nghìn người .............................................................................. 140
Bảng 2.11: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo nhóm tuổi, 20102018, nghìn người ................................................................................. 141
Bảng 2.12: Việc làm cho lao động đã qua đào tạo nghề tại 8 tỉnh vùng dân tộc thiểu
số theo dân tộc, 2010-2018, người ....................................................... 142
Bảng 2.13: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo ngành, 2010 – 2018,
nghìn người ........................................................................................... 143
Bảng 2.14: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo nghề theo
ngành kinh tế, 2010-2018, người .......................................................... 144
Bảng 2.15: Việc làm cho lao động đã qua đào tạo nghề tại 8 tỉnh vùng dân tộc thiểu
số theo ngành kinh tế, 2010-2018, người ............................................. 145
Bảng 2.16: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo nghề nghiệp, 20102018, nghìn người ................................................................................. 147

vii


Bảng 2.17: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo nghề theo
nghề nghiệp, 2010-2018, người ............................................................ 148
Bảng 2.18: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo trình độ chun mơn,
2010-2018, nghìn người ....................................................................... 149
Bảng 2.19: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo nhóm thu nhập, 20102018, nghìn người ................................................................................. 149
Bảng 2.20: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo nghề theo

dân tộc và nhóm thu nhập, 2010-2018, người ...................................... 150
Bảng 2.21: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo loại hình doanh
nghiệp, 2010-2018, nghìn người........................................................... 150
Bảng 2.22: Việc làm cho lao động đã qua đào tạo nghề vùng dân tộc thiểu số theo
loại hình doanh nghiệp và vị thế việc làm, 2010-2018, người ............. 151
Bảng 2.23: Thu nhập bình quân của lao động đã qua đào tạo vùng dân tộc thiểu số
theo dân tộc và nhóm thu thập, 2010-2018, nghìn đồng/người/tháng .. 152
Bảng 2.24: Học sinh học nghề tuyển mới theo giới tính, nhóm dân tộc và vùng dân
tộc thiểu số, 2015-2018, người ............................................................. 158
Bảng 2.25: Học sinh học nghề tuyển mới theo trình độ đào tạo, cấp quản lý, giới
tính, nhóm dân tộc và vùng dân tộc thiểu số, 2018, người ................... 159
Bảng 2.26: Học sinh học nghề tốt nghiệp theo cấp quản lý, giới tính, nhóm dân tộc
và vùng dân tộc thiểu số, 2015-2018, người ........................................ 160
Bảng 2.27: Giáo viên dạy nghề phân theo dân tộc, loại hợp đồng và trình độ chun
mơn, 2018, người .................................................................................. 164
Bảng 2.28: Mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm theo chủ thể thành lập và địa
phương, 2011-2019, trung tâm ............................................................. 166
Bảng 2.29: Thống kê số lượng văn bản do Chính phủ và Thủ tướng chính phủ ban
hành về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số còn hiệu
lực năm 2020 ........................................................................................ 175
Bảng 2.30 Hệ thống chính sách do trung ương ban hành liên quan đến dạy nghề cho
lao động vùng dân tộc thiểu số ............................................................. 181
Bảng 2.31 Hệ thống chính sách do chính quyền trung ương ban hành về hướng
nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số....... 185
Bảng 2.32: Hệ thống chính sách do trung ương ban hành hỗ trợ tín dụng đối với lao
động vùng dân tộc thiểu số ................................................................... 190
Bảng 2.33: Đánh giá tính chủ động của đội ngũ quản lý trong xây dựng kế hoạch tư
vấn, đào tạo nghề đối với lao động vùng dân tộc thiểu số ................... 218

viii



Bảng 2.34: Đánh giá của đối tượng điều tra về tính chủ động của đội ngũ quản lý
trong xây dựng kế hoạch tư vấn, đào tạo nghề đối với lao động vùng dân
tộc thiểu số ............................................................................................ 219
Bảng 2.35: Đánh giá hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ........................ 220
Bảng 2.36: Đánh giá của đối tượng điều tra về khó khăn trong tiếp cận thị trường
của người lao động vùng dân tộc thiểu số ............................................ 221
Bảng 2.37: Nắm bắt thơng tin khóa học nghề của người dân vùng dân tộc thiểu số, % ...... 223
Bảng 2.38: Chi ngân sách nhà nước cho dạy nghề giai đoạn 2010-2018 .............. 227
Bảng 2.39: Định mức hệ số phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho dạy nghề............. 228
Bảng 2.40: Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo địa
phương vùng dân tộc thiểu số, 2010-2018 ........................................... 229
Bảng 2.41: Cơ cấu lao động vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo phân theo khu vực
kinh tế, 2010-2018, % ........................................................................... 234
Bảng 2.42: Tổng sản phẩm trên địa bàn 8 tỉnh vùng dân tộc thiểu số phân theo khu
vực kinh tế, 2015-2018, % .................................................................... 235
Bảng 2.43: Cơ cấu nguồn thu hộ dân vùng dân tộc thiểu số theo địa phương và
nguồn thu nhập lớn nhất, 2018, % ........................................................ 236
Bảng 2.44: Cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp 8 tỉnh vùng dân tộc thiểu số, 2010-2018 . 237
Bảng 2.45: Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh mới, 2015, làng nghề.... 238
Bảng 2.46: Lý do quan trọng nhất lựa chọn học nghề theo giới tính, 2019, % ..... 244
Bảng 2. 47: Lý do quan trọng nhất lựa chọn học nghề theo phân loại hộ, 2019, % ..... 245
Bảng 2.48: Lý do quan trọng nhất không học nghề theo phân loại hộ, 2019, % ... 246
Bảng 2.49: Tóm tắt kết quả ước lượng mơ hình probit .......................................... 247
Bảng 2.50: Kết quả phân tích tác động của đào tạo nghề đến tiền lương của lao
động dân tộc thiểu số ............................................................................ 252
Bảng 3.1: Dự báo dân số vùng dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, 2020-2030,
nghìn người ........................................................................................... 258
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động vùng dân tộc thiểu số theo

khu vực và giới tính, 2020-2030, nghìn người ..................................... 259
Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động vùng dân tộc thiểu số theo
loại hình doanh nghiệp, 2020-2030 ...................................................... 260
Bảng 3. 4: Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động vùng dân tộc thiểu số theo
nghề nghiệp, 2020-2030, nghìn người .................................................. 260
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu việc làm của người lao động vùng dân tộc thiểu số theo
nhóm ngành, 2020-2030, nghìn người ................................................. 261

ix


Bảng 3.6: Dự báo số việc làm chính thức theo nhóm ngành và hình thức sở hữu
doanh nghiệp, 2020-2030, nghìn người ................................................ 262
Bảng 3.7: Ước lượng ảnh hưởng của một số yếu tố tới cầu lao động qua đào tạo
nghề....................................................................................................... 264
Bảng 3.8: Dự báo nhu cầu lao động vùng dân tộc thiểu số theo trình độ chun mơn
kỹ thuật, 2020-2030, nghìn người ........................................................ 267
Bảng 3.9: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách dạy nghề,
giải quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số ....................... 271

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khung nghiên cứu của đề tài........................................................................54
Hình 2.1: Dân số vùng dân tộc thiểu số, 2019, % .................................................. 128
Hình 2.2: Dân số các dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số, 2019, người ........... 129
Hình 2.3: Việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số theo khu vực và giới tính,
2010 – 2018, nghìn người ..................................................................... 140
Hình 2.4: Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo loại hình ............................. 156

Hình 2.5: Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số theo sở hữu,
2014-2018, cơ sở .................................................................................. 156
Hình 2.6: Phân bố cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo địa phương, 2018, % ........... 157
Hình 2.7: Học sinh học nghề tốt nghiệp vùng dân tộc thiểu số theo trình độ đào tạo,
2018, % ................................................................................................. 161
Hình 2.8: Giáo viên dạy nghề phân theo loại hình cơ sở đào tạo, 2014-2018, người ... 162
Hình 2.9: Giáo viên dạy nghề phân theo giới tính, 2018 ....................................... 162

xi


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1: Mơ hình đào tạo nghề nơng nghiệp gắn liền với thế mạnh của địa phương
Kon Tum và An Giang............................................................................ 208
Hộp 2.2: Đầu ra của đào tạo nghề tại Điện Biên.................................................... 215
Hộp 2.3: Mơ hình hợp tác xã xã Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên ................................................................................................ 231
Hộp 2.4: Phụ huynh và học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ động lựa chọn học
nghề ......................................................................................................... 242
Hộp 2.5: Người học nghề chưa được tơn vinh xứng đáng ..................................... 243
Hình 2.11: Năng suất lao động xã hội 8 tỉnh vùng dân tộc thiểu số theo giá so sánh
2010, 2015-2018, triệu đồng/lao động .................................................... 248
Hình 2.12: Cơ cấu lao động vùng dân tộc thiểu số theo trình độ chun mơn kỹ
thuật, 2010-2018, % ................................................................................ 248
Hình 2.14: Thu nhập của lao động vùng dân tộc thiểu số theo dân tộc và theo địa
phương, 2018, nghìn đồng/người/tháng ................................................. 251
Hình 2.15: Độ lớn tác động của đào tạo, đào tạo nghề đến tiền lương .................. 252
Hộp 3.1: Mô hình đào tạo theo địa chỉ của Quảng Nam với THACO Trường Hải 276
Hộp 3.2: Mơ hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động vùng dân tộc thiểu số
tại Sóc Trăng ........................................................................................... 278

Hộp 3.3: Mơ hình phát triển kinh tế “Mỗi xã một tại sản phẩm”(OCOP) tại huyện
Mường Khương, tỉnh Lào Cai ................................................................ 299

xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nhân tố ảnh hưởng, các bên tham gia và kết quả của chính sách dạy
nghề, giải quyết việc làm đối với lao động vùng dân tộc thiểu số ....... 103
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chuỗi kết quả chính sách đào tạo nghề cho người dân vùng dân tộc
thiểu số .................................................................................................. 104
Sơ đồ 2.1: Hệ thống cơ sở dạy nghề trước và sau khi được điều chỉnh theo Luật
Giáo dục nghề nghiệp năm 2015 .......................................................... 155
Sơ đồ 2.2: Hệ thống tổ chức quản lý về giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam .......... 201

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Vùng dân tộc thiểu số Việt Nam chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của cả
nước, là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phịng an ninh,
có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên đây lại là vùng tập trung tỷ
lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2018 vùng
Trung du và miền núi phía Bắc là 18,4%, vùng Tây Nguyên là 13,9%, trong
khi chung cả nước là 6,8% (Tổng cục Thống kê, 2019)). Vấn đề nghèo đói của
người dân vùng dân tộc thiểu số là do một số nguyên nhân mang tính đặc thù
như: địa bàn cư trú chủ yếu là vùng sâu vùng xa, khó khăn trong đi lại và trao
đổi hàng hóa; trình độ dân trí thấp nên khó tham gia vào các hoạt động kinh tế,
nhân lực chủ yếu là đi làm thuê; phương thức sản xuất lạc hậu, thiếu tư liệu sản

xuất, ít tham gia vào các hoạt động thương mại hay làm công ăn lương....
Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách
hướng giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân vùng dân tộc thiểu số. Trong
đó, các chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại
khu vực kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, đã phát
huy được một số hiệu quả, tác động, người lao động dân tộc thiểu số đã thay
đổi nhận thức, chủ động hơn trong việc tham gia vào thị trường lao động, nâng
cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, chất lượng nguồn
nhân lực, việc làm và năng suất lao động của người dân vùng dân tộc thiểu số
cịn thấp, khi mà năm 2018 có tới 84,4% người dân từ 15 tuổi trở lên không có
bằng cấp chun mơn kỹ thuật 1. Đến năm 2019 chỉ có 10,2% người dân tộc
thiểu số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) được đào tạo nghề từ sơ cấp
trở lên; 74,3% lao động dân tộc thiểu số có việc làm là cơng việc tự làm hoặc
lao động gia đình, chỉ có 25,6% lao động là chủ cơ sở hoặc làm công hưởng

1

Số liệu khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) năm 2018

1


lương2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số còn nhiều
bất cập về đầu tư cơ sở vật chất, định mức chi phí đào tạo, chuẩn đầu ra cho
nghề đào tạo. Lao động học một số nghề phi nơng nghiệp chưa tìm được việc
làm, do thị trường tại chỗ khơng có nhu cầu và do tay nghề của người lao động
chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học nghề nông nghiệp, sản
phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất khó khăn 3.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, việc thực hiện nghiên cứu “Đánh giá
hiệu quả và tác động chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động

vùng dân tộc từ Đổi mới đến nay” là cần thiết. Nghiên cứu này không chỉ là
căn cứ để hồn thiện các chính sách hiện hành liên quan đến dạy nghề, giải
quyết việc làm cho lao động vùng dân tộc Việt Nam, mà còn là cơ sở để Nhà
nước thực hiện định hướng dạy nghề, giải quyết việc làm trong điều kiện dịch
chuyển cơ cấu kinh tế ngành nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển vùng dân tộc.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc
2.1.1. Nghiên cứu ngồi nước về chính sách dạy nghề cho lao động vùng dân tộc
a. Nghiên cứu về chính sách dạy nghề
Ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, dạy nghề được đánh giá là
một hợp phần quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống đào tạo. Dạy nghề
đã, đang và sẽ tiếp tục được các nước đưa vào trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt công nhân có kỹ năng tay nghề từ nhu
cầu của thị trường lao động.
Các cơng trình nghiên cứu ở các quốc gia này về dạy nghề tập trung nhiều
vào phân tích hai nội dung lớn liên quan đến dạy nghề (i) Chính sách của nhà nước
về dạy nghề và hệ thống dạy nghề; (ii) Các mơ hình/hình thức dạy nghề.

Số liệu điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019
Minh An (2019), Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nhìn từ Chương trình Nơng thơn mới, Tạp
chí Con số & Sự kiện, Kỳ II tháng 11 năm 2019 (562), 29-31.
2
3

2


a1. Chính sách của nhà nước về dạy nghề và hệ thống dạy nghề
Không chỉ ở những nước phát triển ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canađa…, ở

châu Âu như Đức, Na Uy, Pháp…, ở châu Úc như Australia, New Zealand, mà còn
các quốc gia ở khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, … các
chính phủ luôn quan tâm đầu tư, đổi mới hoạt động dạy nghề thơng qua việc xây
dựng, hồn thiện hệ thống luật pháp và chính sách về giáo dục dạy nghề.
Levesque, et al. (2008) cho thấy lịch sử phát triển đào tạo nghề ở Mỹ trải
qua gần 100 năm kể từ khi thông qua Đạo Luật Smith-Hughes vào năm 1917.
Sự ra đời của Luật Giáo dục - Dạy nghề là căn cứ để các trường dạy nghề triển
khai các chương trình đào tạo. Cùng với quá trình phát triển, Luật Giáo dục –
Dạy nghề được điều chỉnh bởi Hội đồng tư vấn quốc gia về dạy nghề, tạo điều
kiện triển khai các chương trình “Tech-Prep” làm cho các hoạt động giáo dục
nghề trở thành một chuỗi thống nhất của các khóa học. Tại Mỹ, chính sách dạy
nghề có sự khác biệt ở các bang (Levesque, 2008). Chính sách dạy nghề ở Mỹ
có nhiều điểm tương đồng với Canađa khi Hiến pháp quốc gia này cho phép
chính quyền tỉnh chịu trách nhiệm về chính sách giáo dục trong đó có dạy nghề
cho người lao động trên địa bàn (Sharpe and Gibson, 2005).
Ở châu Âu, Chiến lược Lisbon được thông qua năm 2000 tạo điều kiện để
các quốc gia tham gia Hội nghị phát triển các chính sách dạy nghề. Mặc dù chính
sách dạy nghề các các quốc gia thành viên đều có mục tiêu chung là hỗ trợ sự tham
gia của những đối tượng yếu thế vào quá trình đào tạo nghề để có được việc làm ở
thị trường lao động, tuy nhiên mỗi nước thành viên lại có những chính sách riêng
về dạy nghề tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và văn hoá đặc thù (European
Agency for Development in Special Needs Education, 2012). Cụ thể như nhà nước
Đức ban hành luật và đầu tư tài chính, đào tạo giáo viên, xây dựng kế hoạch, chương
trình dạy nghề (Hoeckel and Schwartz, 2010); Chính phủ Na Uy lại ban hành các
chính sách, quy định, tài chính và chương trình đào tạo trong khi các hạt chịu trách
nhiệm thực hiện đào tạo nghề và những hạt này có các trường đào tạo riêng cho địa
hạt của mình (Sandvik, 2012).
3



Tại châu Á, từ đầu thập niên 1980, với mục tiêu đào tạo những thế hệ
mới có tính năng động, sáng tạo, có kiến thức chun mơn sâu, có khả năng
suy nghĩ và làm việc độc lập, khả năng giao tiếp quốc tế để đáp ứng những đòi
hỏi của thế giới, Chính phủ Nhật Bản đã thơng qua việc chỉnh sửa và đổi tên
Luật Dạy nghề thành Luật Khuyến khích Phát triển Nguồn nhân lực năm 1985.
Cịn ở Australia, chính sách dạy nghề được ban hành bởi chính quyền bang và
hướng tới tính liên thơng trong dạy nghề, chuẩn kỹ năng quốc gia, đào tạo theo
mô đun và dựa trên năng lực thống nhất ở cấp quốc gia, nhu cầu của đơn vị sử
dụng lao động… (Snell and Hart, 2007).
Cùng với sự thay đổi và phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia cũng xác
định lại chiến lược dạy nghề cho phù hợp. Synmonds, W., et al. (2011) chỉ ra
rằng chiến lược đào tạo nghề trong thế kỷ 21 của Mỹ có nhiều thay đổi, tồn
cầu hóa kinh tế và đổi mới công nghệ sẽ xác định lại các kiến thức và kỹ năng
kỳ vọng cho công nhân thế kỷ 21. Chương trình đào tạo nghề ở Mỹ khá hồn
thiện và có tính liên thơng khi các chương trình giáo dục nghề ở quốc gia này
tập trung vào việc chuẩn bị cho học sinh ở bậc trung học và ở các trường giáo
dục nghề nghiệp có được sự hiểu biết phù hợp với những yêu cầu của xã hội để
cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay. Giáo dục nghề nghiệp với những
chứng chỉ hoặc bằng cấp nghề nghiệp sẽ giúp họ làm việc an toàn hoặc theo
đuổi giáo dục ở bậc cao hơn.
Tổ chức chức dạy nghề ở Đức được nhìn nhận là khá mềm dẻo bởi sự
liên thông giữa đào tạo phổ thông, đào tạo nghề và đào tạo đại học. Ví dụ, một
học sinh lớp 10, nếu học xong 3 năm trường nghề sẽ khơng cần học lớp 11,12
mà có thể tiếp tục theo học chương trình đại học. Tại đây, hệ thống dạy nghề
có các bậc như bậc 1 đào tạo trong 3 năm, học về sản xuất, thuế…; bậc 2 học
về cách thức quản lý, tạo mạng lưới, sản xuất quy mô, kỹ năng về nhân lực,
quản lý; bậc 3 là bậc cao nhất, học cách quản lý, giải quyết các xung đột trong
quá trình sản xuất (Pilz, 2012).
Na Uy sở hữu hệ thống dạy nghề tiên tiến trên thế giới và giàu kinh
4



nghiệm trong việc quản lý hệ thống dạy nghề. Na Uy cụ thể hóa nguyên tắc hợp
tác ba bên trong dạy nghề bằng cơ chế Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các doanh
nghiệp cho 2 năm học thực tập ở doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp hỗ trợ
ở mức 40% lương cơ bản ở năm đầu và 60% ở năm thứ hai. Các cơ sở dạy nghề
ở Na Uy có được sự liên kết chặt chẽ đối với các đối tượng liên quan, đặc biệt
là có sự hợp tác ba bên chặt chẽ của Tổ chức giới chủ, Công đoàn và đại diện
cơ quan giáo dục từ cấp quốc gia, đến cấp tỉnh và địa phương. Các đối tác liên
quan đặc biệt ủng hộ với độ tin cậy cao về chất lượng đào tạo của mơ hình dạy
nghề này. (Souto-Otero, 2012). Sự phối hợp này đem đến những thành công
cho Na Uy trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng hiệu quả yêu
cầu của hội nhập và phát triển. Hệ thống đào tạo nghề của Na Uy khá tồn diện
và ít khiếm khuyết khi kết hợp quá trình đào tạo nghề với chương trình giáo
dục phổ thơng. Sự kết hợp hài hịa và khoa học này đã tạo cơ hội cho những
người thợ có điều kiện học lên bậc cao hơn để nâng cao tay nghề. Hệ thống
giáo dục dạy nghề ở đây được xây dựng dựa trên các nguyên tắc hợp tác ba
bên: Chính phủ, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo (Nestler and Kailis, 2002).
Australia cũng là một nước có hệ thống đào tạo nghề tiên tiến và được
nhiều nước học hỏi kinh nghiệm. Wheelahan and Carter (2001) chỉ ra rằng hệ
thống dạy nghề ở quốc gia này được quản lý bởi hai yếu tố: khn khổ luật
pháp chính phủ và quan hệ lao động. Khuôn khổ quản lý đặt dưới sự quản lý
của chính quyền liên bang. Các chính phủ các bang chịu trách nhiệm về việc
giáo dục và đào tạo theo hiến pháp. Snell and Hart (2007) cho rằng, trước đây
chính quyền bang chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Các hoạt động về dạy nghề cũng do chính quyền bang thực hiện thơng qua một
cơ chế đặc biệt về tài trợ, vận hành và điều phối các hoạt động giáo dục kỹ thuật
và dạy nghề của bang mình. Cùng với thời gian, hoạt động dạy nghề được điều
chỉnh, theo đó, nhiều tổ chức dạy nghề được được đưa về dưới sự quản lý của
Bộ Lao động và Bộ này thực hiện những điều chỉnh, chú trọng vào các nội dung

về tính liên thơng trong dạy nghề, chuẩn kỹ năng quốc gia, đào tạo theo mô đun
5


và dựa trên năng lực thống nhất ở cấp quốc gia, hội nhập đào tạo và thừa nhận
đào tạo của khu vực doanh nghiệp….
Hệ thống các trường dạy nghề ở Trung Quốc bao gồm hai hình thức: đào
tạo nghề 3 năm (tham gia học nghề sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học khi
18 tuổi) và đào tạo nghề 5 năm (tham gia học nghề sau khi tốt nghiệp trung học
cơ sở khi 15 tuổi). Trong đó hình thức dạy nghề 3 năm là chủ yếu, được phát
triển mạnh vào những năm 1990, để đào tạo công nhân kỹ thuật (Pan, 2005).
Tuy vậy, đào tạo nghề ở Trung Quốc không thuộc hệ thống đào tạo quốc gia,
được phát triển thông qua các đơn vị và cơ quan về nguồn nhân lực khác nhau.
Người học chỉ được cấp chứng chỉ nghề nghiệp tương ứng, mà khơng có giá trị
liên thơng đối với các cấp học đại học (Wu, 2007).
Các quốc gia Đơng Nam Á thì lại khá tương đồng trong việc trong việc
phân cấp quản lý dạy nghề. Theo Syuco (2006), ADB (2012), TVET Provider
Network (2012), UNESCO (2014a, 2014b), ba quốc gia Đông Nam Á,
Philipines, Indonesia, Thái Lan việc quản lý dạy nghề được chính phủ giao cho
cho nhiều Bộ thực hiện.
a2. Các mơ hình/hình thức dạy nghề
Ở Mỹ giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp rất phổ biến ở cả cấp trung học
cơ sở và trung học phổ thông. Hầu hết các các trường cấp 2 và cấp 3 ở Mỹ có
chương trình đào tạo nghề cho học sinh (Levesque, et al., 2008). Tuy nhiên,
đào tạo nghề chỉ là một hình thức lựa chọn và khơng bắt buộc phải tham gia
(Pilz, 2012). Dortch (2014), trích dẫn điều tra năm 2009 của Trung tâm quốc
gia thống kê giáo dục thuộc Bộ Giáo dục Mỹ, có tới 88% học sinh có bằng tú
tài theo học các chương trình đào tạo nghề ở các cấp học phổ thơng. Các chương
trình và khóa học nghề cũng khá đang dạng, bao gồm: nông nghiệp, kinh doanh,
khoa học tiêu dùng và gia đình, cơng tác chăm sóc sức khỏe, marketing, cơng

nghiệp và thương mại (Pilz, 2012). Khoảng 30% dịch vụ đào tạo nghề được các
trường cao đẳng cộng đồng hệ hai năm thực hiện và có thể chuyển tiếp lên
chương trình đào tạo đại học 4 năm (Dortch, 2014).
6


Ertl (2000) đánh giá đào tạo nghề của Đức có rất nhiều điểm mạnh: (i)
đào tạo nghề được tôn trọng rộng rãi và đi sâu đi sát vào xã hội Đức; (ii) hệ
thống kép được phát triển rất tốt, tích hợp theo công việc và việc đào tạo được
kết hợp giữa đào tạo tại cơ sở làm việc và tại trường học; (iii) hệ thống đào tạo
nghề huy động tốt các nguồn lực, kết hợp thành công giữa nguồn tài trợ của
chính phủ và tư nhân; (iv) năng lực nghiên cứu của hệ thống đào tạo nghề ngay
ở các cơ quan chính phủ tốt và có mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, trao đổi
về các lĩnh vực khác nhau liên quan đến đào tạo. Mơ hình đào tạo nghề của
Đức do đó được nhiều quốc gia học hỏi (Levesque, et al., 2008). Teese (2011)
phân tích sự thành cơng trong phát triển đào tạo nghề của quốc gia này có được
là do: (i) các chương trình đào tạo nghề ln cập nhật các xu hướng phát triển
của thời đại, cũng như xu hướng xuất hiện nghề mới; (ii) các cơ sở đào tạo nghề
luôn bám sát và đáp ứng nhu cầu của những thay đổi của nền kinh tế Đức thông
qua sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề. Thêm vào
đó, các hệ thống đào tạo nghề kép cho phép người học học kết hợp lớp học tại
một trường dạy nghề và được đào tạo ngay trong công việc tại một công ty.
Hiện nay Na Uy đang sử dụng mơ hình chung 2+2 trong hệ thống giáo
dục dạy nghề, với 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại nhà máy hoặc
doanh nghiệp. Tuy nhiên việc phân bổ thời gian học ở trường và học thực tế
được thiết kế theo hướng linh hoạt. Bên cạnh đó, các tổ chức đào tạo nghề Na
Uy đã thiết kế và phát triển thêm nhiều mơ hình biến thể mềm dẻo như "mơ
hình 1+3" (1 năm học tại trường và 3 năm học nghề), "mô hình 0+4" (cả 4 năm
đều học nghề). Những mơ hình này được xây dựng dựa trên yêu cầu và chuẩn
đầu ra qua đó mang lại hiệu quả cao trong cơng tác đạo tạo và dạy nghề tại quốc

gia này (Sandvik, 2012).
Ở Pháp, theo Willems (2016) và Teese (2011), khi học sinh học lên cấp
ba, các em có thể theo học các trường phổ thông kết hợp với dạy nghề hoặc
trường trung học nghề. Các trường trung học kết hợp giữa dạy kiến thức phổ
thông và dạy nghề cung cấp đào tạo ba loại tú tài (về kinh tế và xã hội, văn học
7


hay khoa học), một tú tài công nghệ (với tám loại nghề khác nhau) hoặc chứng
chỉ đào tạo nghề. Sau khi hồn thành khố học tại các trường trung học nghề,
chứng chỉ đào tạo nghề sẽ cho phép học viên bắt đầu hoạt động nghề nghiệp,
hoặc để tiếp tục học ở các trường nghề ở bậc cao hơn (European Quality
Assurance in Vocational Education and Training, 2016).
Ở Australia, nhân tố cốt lõi của dạy nghề là hệ thống đào tạo kết hợp (hệ
thống kép): chính phủ cung cấp đào tạo chính thức ở các cơ sở dạy nghề, và
người chủ sử dụng lao động cung cấp đào tạo kèm cặp tại chỗ. Hệ thống kép
phổ biến thích hợp trong nhiều ngành nghề sản xuất có truyền thống trong cơng
nghiệp chế tạo, nông nghiệp và xây dựng (Wheelahan and Carter, 2001).
Trung Quốc, với sự gia tăng về số lượng, chất lượng của các trường đào
tạo nghề và cơ sở đào tạo nghề ngoài trường học cũng tăng lên đáng kể (Zhang,
2009). Bên cạnh đó, đào tạo nghề được cung cấp ngay ở cấp đào tạo cơ sở (học
sinh lớp 7 đến lớp 9) cho học sinh rời trường cấp 1 ở một số vùng nông thôn
hay đào tạo nghề thủ công ở vùng đơ thị. Nhưng đối tượng chính trong đào tạo
nghề lại là học sinh cấp 3 (từ 15 đến 18 tuổi).
Theo Yassuhiro (2012), hiện nay Nhật Bản thực hiện phát triển nguồn
nhân lực theo một hệ thống đào tạo suốt đời. Các hình thức đào tạo nghề gồm:
“dạy nghề cơ bản” cho giới trẻ mới ra trường; “đào tạo tái phát triển khả năng
nghề nghiệp” chủ yếu cho những công nhân khơng có việc làm; và “nâng cao
tay nghề” cho công nhân đang làm việc trong các hãng.
OECD (2009) cho rằng mơ hình đào tạo nghề của Hàn Quốc phát triển

tốt và có khoảng 32% học sinh tốt nghiệp phổ thông tuyển sinh vào học các
trường cao đẳng bách khoa; chương trình đào tạo nghề được cung cấp ở trường
trung học và các trường cao đẳng nghề. Đánh giá này cũng chỉ ra được những
thách thức đối với đào tạo nghề, trong đó có năng lực của đội ngũ giảng viên
chỉ giỏi lý thuyết và phương pháp nhưng thiếu kinh nghiệm thực hành, đào tạo
thực hành cịn có hạn chế, sự phối kết hợp giữa các bộ có trách nhiệm về chính
sách đào tạo nghề cịn yếu.
8


×