Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Đ.A THI GVG TỈNH N.A 2010 - MÔN VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.7 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
KÌ THI CHỌN GV DẠY GIỎI TỈNH HỆ GDTX BẬC THPT
CHU KỲ 2010 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững việc đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn sát
thực với đối tượng hệ GDTX bậc THPT. Biết vận dụng linh hoạt vào
từng tiết dạy ở các phân môn Ngữ văn hệ GDTX bậc THPT.
- Thể hiện khả năng cảm nhận và hiểu biết sâu sắc về nội dung tác
phẩm văn chương và những quan điểm nghệ thuật của nhà thơ, nhà
văn.
2. Về kỹ năng:
- Lập luận chặt chẽ, sắc sảo, có cơ sở khoa học.
- Có kỹ năng diễn đạt, trình bày đáp ứng tốt các yêu cầu của đề
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu có tính chất định tính
hơn định lượng. Giám khảo cần nắm chắc bản chất, yêu cầu của đề để
đánh giá toàn diện và định được những mức điểm cụ thể hơn.
- Tổng điểm toàn bài: 20,0 điểm; chiết điểm đến 0,5 .
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1. (3,0 điểm)
Anh (chị) dựa vào truyện "Tấm Cám" trình bày được những yếu tố
thi pháp cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ.
a, Về nhân vật: Là những người lao động bình thường, chăm chỉ, chịu
thương, chịu khó nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tiêu biểu là Tấm, nhân vật
trung tâm của truyện "Tấm Cám".
b, Về kết cấu: Theo mô típ chung, tuy có nét tương đồng với truyện cổ
tích quốc tế nhưng vẫn thấm đậm cốt cách văn hoá dân tộc Việt Nam.
- Nhân vật Tấm biến hoá kiếp này sang kiếp khác, thể hiện quan
niệm thuyết luân hồi của đạo Phật, nhưng cái lõi chính là để nhân dân thể


hiện triết lý dân gian lành mạnh, khoẻ khoắn của mình: Ở hiền gặp lành,
tích thiện phùng thiện…
- Những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu: Miếng trầu giao duyên, cái
yếm đỏ, con cá bống, cây xoan đào, cây thị bên đường, hội làng... mang
đậm nét văn hoá dân tộc.
- Lối kết thúc có hậu: Thể hiện ý nguyện, khát vọng chính đáng của
nhân dân lao động về một xã hội công bằng hạnh phúc, ở hiền gặp lành,
thiện thắng ác.
c, Yếu tố thần kỳ: Bụt, cá bống, chim Vàng anh, quả thị... với những phép
màu nhiệm luôn đứng về cái thiện. Là phương tiện nghệ thuật vừa thể
hiện ước mơ đổi thay số phận cho người bất hạnh, vừa tạo nên vẻ đẹp,
sức hấp dẫn tuyệt vời của truyện, đặc biệt đối với trẻ thơ.
* Biểu điểm:
- Nắm vững, nêu đầy đủ các yếu tố thi pháp cơ bản của truyện cổ
tích thần kỳ:
3,0 điểm
- Nêu và phân tích rõ ý (a)
0,5 điểm
- Nêu đầy đủ và phân tích rõ ý (b)
2,0 điểm
- Nêu đầy đủ và phân tích rõ ý (c)
0,5 điểm
Câu 2: (7,0 điểm)
* Yêu cầu:
- Về kỹ năng:
+ Biết cách khai thác, lựa chọn, dẫn dắt để làm nổi bật yêu cầu của đề.
+ Hành văn rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết.
+ Trình bày lôgic chặt chẽ.
- Về kiến thức: Cần làm nổi bật các ý sau:
a. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác

phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa".
- Dựng lên sự đối lập giữa "Bức tranh nghệ thuật đẹp như mơ" và tấn
bi kịch của gia đình ngư dân phía sau bức tranh đẹp đẽ đó. Ông đã thể
hiện rõ quan điểm nghệ thuật của mình:
+ Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và
phục vụ cuộc sống (bức tranh có con thuyền, có con người, có nhiều yếu
tố thiên nhiên đẹp đẽ khác như sương mù, ánh bình minh…nhưng thiếu
hơi thở cuộc sống, nó chỉ là bức ảnh thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của cuộc
sống). Nghệ thuật đích thực phải thể hiện được bản chất sâu xa, sự thật ẩn
sâu của cuộc sống. Ông đã từng khẳng định "Nhà văn không có quyền
nhìn sự thật một cách đơn giản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất
con người vào các tầng sâu lịch sử" . Đó là một cái nhìn đa diện, nhiều
chiều, đi sâu khám phá sự thật của đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự
để hiểu đúng bản chất bên trong của hiện thực.
+ Người nghệ sĩ phải có tài năng và lòng dũng cảm trong quá trình
phản ánh hiện thực: Tài năng nhìn nhận, đánh giá cuộc sống và phải dũng
cảm để chỉ ra những điều tốt đẹp lẫn sự xấu xa, độc ác. Viết về "những
vùng tối của hiện thực đời sống để góp phần hoàn thiện nhân cách làm
cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn".
+ Nhà văn phải tự mình ý thức, phải đấu tranh để tự hoàn thiện
mình vươn tới: Chân - Thiện - Mỹ.
- Chính những đóng góp của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi
mới Văn học mà trước hết là quan điểm nghệ thuật, cho nên ông được
đánh giá là "Người mở đường tinh anh và tài năng" của Văn học Việt
Nam thời kỳ đổi mới.
b. Xác định những nội dung kiến thức cơ bản khi soạn bài "Chiếc thuyền
ngoài xa":
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nắm vững các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác tác phẩm:

(SGK).
- Giáo viên nhấn mạnh:
+ Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều đóng góp xuất sắc về văn
học trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu như tác phẩm "Mảnh
trăng cuối rừng"…
+ Là "Người mở đường tinh anh, tài hoa" trong sự nghiệp đổi mới văn
học sau 1975. "Chiếc thuyền ngoài xa" là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi
mới về quan điểm nghệ thuật của ông.
2. Tác phẩm:
- Tóm tắt tác phẩm: GV tìm cách tóm tắt ngắn gọn nhất, rõ ý nhất.
- Vị trí đoạn trích: (SGK) GV nhấn mạnh: Diễn biến của đoạn trích, gắn
đoạn trích trong hệ thống toàn bộ cốt truyện.
- Quan điểm nghệ thuật: Nêu ngắn gọn một số quan điểm nghệ thuật tiêu
biểu.
II. Về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
1. Nội dung:
a, Phân tích bức tranh nghệ thuật "Đẹp như mơ".
b, Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ và nghịch lý.
* Trọng tâm: Phân tích tình huống truyện và các nhân vật chính:
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, đầy kịch
tính…
- Phân tích các nhân vật chính:
+ Nhân vật Phùng: Người nghệ sĩ với những phát hiện mới mẻ, băn
khoăn trước những biến động dữ dội của hiện thực cuộc sống.
+ Người chồng: Kẻ vũ phu, độc ác, tàn nhẫn và bất lực (ngoại hình,
hành động, ngôn ngữ…)
+ Người vợ: Cam chịu, nhẫn nhục, biết hy sinh, đặt hạnh phúc gia
đình lên trên hết (ngoại hình, hành động, ngôn ngữ…).
+ Nhân vật Đẩu: vị Chánh án chợt thức tỉnh, nhận ra nhiều chân lý
của cuộc đời, vẻ đẹp của con người nhất là người phụ nữ.

III. Chủ đề: Thông qua tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" nhà văn "không
chỉ nói điều đơn giản" mà còn nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối
quan hệ phức tạp, chằng chịt của đời sống, từ đó làm nổi bật nỗi trăn trở
day dứt của người nghệ sĩ.
Cách cho điểm:
- Trình bày đầy đủ các ý (a), (b): 7,0 điểm
- Trình bày đầy đủ các ý phần (a): 2,5 điểm
+ "Dựng lên sự đối lập…" 2,0 điểm
→ "Nghệ thuật chân chính…" 1,0 điểm
→ "Người nghệ sĩ…" 0,5 điểm
→ "Nhà văn phải…" 0,5 điểm
+ "Chính những đóng góp…" 0,5 điểm
- Trình bày đầy đủ các ý phần (b): 4,5 điểm
* Tác giả, tác phẩm: 1,0 điểm
+ Tác giả 0,5 điểm
+ Tác phẩm 0,5 điểm
* Về nội dung nghệ thuật: 3,0 điểm
+ Bức tranh nghệ thuật "đẹp như mơ" 0,5 điểm
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện 1,0 điểm
+ Phân tích nhân vật 1,5 điểm
* Chủ đề: 0.5 điểm
Câu 3. (5,0 điểm)
1. Trình bày được khái niệm:
a, "Chính luận": Đoạn thơ có thiên hướng "chính luận" khi nhà thơ
bộc lộ được những quan niệm, tư tưởng chính trị xã hội của mình và
muốn chia sẻ nhận thức, thuyết phục người đọc tin tưởng vào tính đúng
đắn, khách quan của những quan niệm tư tưởng đó. Nó mang tính chiến
đấu cao, tính cá nhân sâu sắc.
Trong đoạn trích "Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm muốn thể hiện
quan niệm, tư tưởng, nhận thức của mình về Đất Nước rằng: Đất Nước

thân thương, Đất Nước lâu đời, bền vững và đáng ca ngợi, tự hào này là
của Nhân Dân, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người phải có trách nhiệm
đối với Nhân Dân, Đất Nước. Điều này làm nên cái cốt lõi chính luận rất
nổi bật của đoạn thơ.
Tính "chính luận" được thể hiện trong đoạn thơ:
- Thức tỉnh ý thức dân tộc của mỗi người dân đặc biệt là của thanh
niên, học sinh vùng đô thị miền Nam để phá tan âm mưu của Mỹ - Ngụy.
- Khẳng định được một vấn đề lớn "Đất Nước này là Đất Nước Nhân
Dân" (Đất Nước của Nhân Dân; Đất Nước của Ca dao - Thần thoại)
→ Đất Nước được nhìn nhận một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ từ
nhiều góc độ: Văn hóa, lịch sử, con người, địa lý…
- Giúp cho mỗi người dân thấm sâu lòng yêu nước, thấy được trách
nhiệm của mình đối với Đất Nước.
b, "Trữ tình": Là tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của nhà thơ trước hiện
thực cuộc sống mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.
Tính "trữ tình" được thể hiện trong đoạn thơ:
- Tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc… Nó chi phối toàn bộ cảm
hứng nghệ thuật của ông.
- Yêu nước đó chính là yêu văn hoá, thiên nhiên, người lao động (chủ
nhân của lịch sử đất nước)
- Niềm tự hào sâu sắc trước vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp do nhân dân lao
động sáng tạo nên.
- Bộc lộ qua một cách cảm, một giọng điệu riêng, rất Nguyễn Khoa
Điềm.
Đoạn thơ "Đất Nước" là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố "chính
luận" và "trữ tình", giữa lý trí và tình cảm. Đoạn thơ mang đậm chất suy
tưởng, triết lý.

×