Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quản lý vốn lưu động của công ty cổ phần thương mại thiệu yên (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.46 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

1 - Tính cấp thiết của đề tài
Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xu thế
quốc tế hoá ngày càng cao và sự cạnh tranh kinh doanh trên thị trường ngày càng mạnh
mẽ. Do vậy, nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, nhất là nhu cầu vốn dài hạn
của các doanh nghiệp cho sự đầu tư phát triển ngày càng lớn. Trong khi nhu cầu về vốn
lớn như vậy thì khả năng tạo lập và huy động vốn của doanh nghiệp lại bị hạn chế. Vì
thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu
quả nhất trên cơ sở tơn trọng ngun tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Điều
đó càng quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại như Công Ty Cổ Phần Thương
Mại Thiệu Yên. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý vốn lưu
động của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Thiệu Yên” để nghiên cứu.

2 - Mục đích nghiên cứu của luận văn
Hệ thống hoá về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn lưu động và quản lý vốn
lưu động của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn lưu động của
Công Ty Cổ Phần Thương Mại Thiệu Yên. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường quản lý vốn lưu động tại Công Ty Cổ Phần Thiệu Yên.

3 - Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại
Thiệu Yên và Số liệu làm cơ sở cho phân tích và đánh giá được tổng hợp từ năm
2010 đến 2015.

4 - Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu như:
phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh… trên
nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng.


5 - Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết Luận, luận văn gồm 4 chương:


Chương 1 – Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chương 2 – Lý luận chung về quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Chương 3 - Thực trạng quản lý vốn lưu động của Công Ty Cổ Phần Thương Mại
Thiệu Yên.
Chương 4 - Giải pháp tăng cường quản lý vốn lưu động của Công Ty Cổ Phần
Thương Mại Thiệu Yên.
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 - Các cơng trình đã nghiên cứu
Hiện nay có một số nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề “Vốn lưu động” của
doanh nghiệp.

1.2 - Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Hầu hết các cơng trình nghiên cứu nêu trên có liên quan đến đề tài đều đã hệ thống
hoá về mặt lý luận những vấn đề cơ bản của vốn lưu động và quản lý vốn lưu động. Đưa
ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và có một số giải pháp cho
từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đưa ra nội dung
của việc quản lý vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn lưu động trong
doanh nghiệp. Mặt khách cho đến thời điểm này, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về
“Quản lý vốn lưu động của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Thiệu Yên”. Vì vậy, tác giả
đã chọn chủ đề nghiên cứu này cho luận văn thạc sỹ của mình.
CHƢƠNG 2 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP

2.1 - Vốn lƣu động và phân loại vốn lƣu động trong doanh nghiệp

2.1.1 - Tài sản lưu động và vốn lưu động trong doanh nghiệp
Các đối tượng lao động tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khơng giữ ngun
hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển tồn bộ, một lần vào giá trị sản


phẩm được gọi là các tài sản lưu động (còn về hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu
động của doanh nghiệp).

2.1.2 - Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
2.1.2.1 - Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Gồm: Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất; Vốn lưu động trong khâu sản xuất
và Vốn lưu động trong khâu lưu thơng.
2.1.2.2 - Phân loại theo hình thái biểu hiện
Vốn lưu động có thể chia thành 2 loại: Vốn vật tư, hàng hoá và vốn bằng tiền
2.1.2.3 - Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Vốn lưu động có thể chia thành 2 loại: Vốn chủ sở hữu và Các khoản vay
2.1.2.4 - Phân loại theo phương thức hình thành
Gồm: Vốn điều lệ; Vốn tự bổ sung; Vốn liên doanh, liên kết; Vốn đi vay và Vốn
huy động từ thị trường vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

2.2 - Quản lý vốn lƣu động trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hƣởng đến
quản lý vốn lƣu động trong doanh nghiệp
2.2.1 - Khái niệm quản lý vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động là một bộ phận của quản lý tài chính doanh nghiệp, nó đưa
ra các quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn. Ngồi ra nó cịn thực
hiện những nội dung cơ bản của quản lý tài chính phát sinh trong quá trình luân chuyển
vốn lưu động trong kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu của
doanh nghiệp.

2.2.2 - Nội dung quản lý vốn lưu động

Bao gồm: Quản lý vốn tiền mặt, quản lý khoản công nợ và quản lý vốn lưu kho dự
trữ

2.2.3 – Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Bao gồm: Tổ chức bộ máy quản lý; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và mơi
trường kinh tế-chính trị-xã hội.


2.3 - Yêu cầu đối với quản lý vốn lƣu động.
Bao gồm : Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh với hiệu quả cao nhất; Cơ
cấu tài sản hợp lý; Phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp và Bảo đảm
tính thanh khoản cao.
CHƢƠNG 3 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THƢƠNG MẠI THIỆU YÊN

3.1 - Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Thƣơng Mại Thiệu Yên
3.1.1 - Thông tin chung về Công ty
- Tên giao dịch đầy đủ : Công ty Cổ phần Thương mại Thiệu Yên
- Mã số thuế: 2800115860 - Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ phần
- Địa chỉ giao dịch: Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
- Điện thoại: 0373869221

- Fax: 0373869527

- Giám đốc: Trịnh Xuân Tấn
- Trụ sở: Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
- Ngành nghề kinh doanh: Bán bn phân bón; giống cây trồng; giống gia súc và
Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm; hàng điện tử; điện lạnh; mũ bảo hiểm;
hàng nông sản; lương thực; thực phẩm; xuất nhập khẩu hàng hóa.


3.1.2 - Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
Công ty được thành lập tháng 3/1991, theo Quyết định số: 399/QĐ-UB của UBND
huyện n Định. Lúc đó Cơng ty có tên là Cơng ty thương mại Thiệu n. Cơng ty
Thương mại Thiệu Yên đã được UBND tỉnh Thanh Hoá cho phép thành lập Công ty cổ
phần tại Quyết định số 2202-QĐ/UB ngày 01/10/2000 lấy tên là Công ty Cổ phần
Thương mại Thiệu Yên Thanh Hóa và được Sở Kế hoạch và đầu tư Thanh Hoá cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000017 ngày 01/10/2000.


3.1.3 - Cơ cấu tổ chức của Công ty
3.1.3.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Cổ phần Thương mại Thiệu Yên hoạt động theo luật Doanh nghiệp. Bộ
máy hoạt động của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Hội đồng quản
trị, ban giám đốc là các tổ chức tập thể có chức năng lãnh đạo, được cấp dưới phục tùng.
3.1.3.2 - Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban
Các bộ phận, phòng ban bao gồm: Đại hội đồng cổ đơng; Hội đồng quản trị; Ban
kiểm sốt; Ban giám đốc; Phịng kế tốn - tài chính; Phịng kế hoạch - kinh doanh; Phịng
tổ chức - hành chính và Các trạm thương mại - tổng kho.

3.1.4 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Từ khi chuyển đổi hình thức sở hữu thành Cơng ty cổ phần, ban đầu chỉ có 51 lao
động; Vốn điều lệ là 870 Triệu đồng, doanh thu 19 tỷ đồng, lương bình qn người
300.000 đồng/người/tháng thì đến năm 2014 Cơng ty có tổng số trên 120 lao động, Vốn
điều lệ là 23 tỷ đồng, Doanh thu gần đạt 537 tỷ đồng, lương bình quân đạt 4.600.000
đồng/người/tháng (xem Bảng 3.1).

3.2 - Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý vốn lƣu động
của Công ty
3.2.1 - Đặc điểm cơ chế, chính sách của Cơng ty
Cơng ty tự chủ kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh doanh, được chủ động phân

phối lợi nhuận sau thuế theo quy định, đồng thời gắn trách nhiệm của lãnh đạo doanh
nghiệp với chế độ tiền lương, tiền thưởng, gắn việc xếp loại doanh nghiệp với việc trích
quỹ khen thưởng, phúc lợi theo Điều lệ của Công ty.

3.2.2 - Đặc điểm thị trường vốn
Vốn lưu động của Công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau với tỷ trọng:
vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 18%; vốn vay chiếm tỷ trọng 49,5% và vốn chiếm dụng
của khách hàng - đối tượng khác chiếm tỷ trọng 32,5% trong tổng nguồn huy động vốn
lưu động.


3.2.3 - Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Công ty đã tập trung kinh doanh những mặt hàng chiếm ưu thế như phân bón, lúa
gạo,.. Bên cạnh đó, Cơng ty khơng ngừng tìm kiếm khách hàng trong và ngồi nước để
cung ứng các mặt hàng như lúa gạo, phân bón.

3.3 - Thực trạng quản lý vốn lƣu động của Công ty
Để xem xét, đánh giá thực trạng quản lý vốn lưu động của Công ty, ta phải xem
xét việc quản lý của từng nhân tố cấu thành vốn lưu động như sau đây :

3.3.1 - Quản lý vốn bằng tiền của Công ty
Vốn bằng tiền mặt của Công ty cũng giống như những doanh nghiệp khác đều bao
gồm tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng. Là doanh nghiệp thương
mại với doanh thu hàng năm lên đến trên 500 tỷ đồng thì lượng tiền mặt và tiền gửi qua
tài khoản của Công ty là rất lớn.
3.3.2 - Xác định mức dự trữ tiền của Công ty
Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt tại Công ty là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng
ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu và thanh toán các khoản chi phí cần thiết phục vụ
cho hoạt động kinh doanh của Cơng ty.


3.3.3 - Dự đốn và quản lý các luồng nhập, xuất vốn tiền mặt (ngân quỹ) của
Công ty
Công ty thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm trong đó có việc dự đốn và quản
lý các luồng nhập, xuất vốn bằng tiền bao gồm việc dự đoán luồng thu ngân quỹ từ kết
quả hoạt động kinh doanh (doanh thu), từ kết quả hoạt động tài chính, luồng tiền đi
vay,…

3.3.4 - Quản lý, sử dụng các khoản phải thu chi vốn tiền mặt
Do hoạt động thu chi vốn tiền mặt của Công ty diễn ra hàng ngày, hàng giờ; hơn
nữa vốn tiền mặt là một tài sản đặc biệt có khả năng thanh tốn cao, dễ dàng chuyển hố
sang các hình thức tài sản khác. Vì vậy Cơng ty đã thực hiện các biện pháp quản lý, sử
dụng vốn tiền mặt một cách chặt chẽ để tránh bị mất mát, lợi dụng.


3.3.5 - Quản lý các khoản công nợ
Công nợ của Công ty bao gồm các khoản công nợ phải thu và công nợ phải trả, để
công tác quản lý công nợ được tốt, Công ty đã tổ chức triển khai quản lý chi tiết các loại
công nợ này, cụ thể:
3.3.5.1 - Quản lý các khoản phải thu
Các khoản phải thu tại Công ty bao gồm: phải thu công nợ khách hàng, các khoản
phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong đó lớn nhất là các khoản phải thu từ
khách hàng phát sinh từ nghiệp vụ bán hàng thanh tốn sau.
3.3.5.2 - Quản lý các khoản phải trả
Cơng ty đã tổ chức quản lý tốt các khoản công nợ này, nhất là các khoản phải nộp
ngân sách nhà nước, các khoản tiền vay, ..

3.3.6 - Quản lý vốn lưu kho dự trữ
Lưu kho dự trữ tại Công ty chủ yếu là các sản phẩm hàng hoá chờ tiêu tụ do Công
ty nhập về nhưng chưa tiêu thụ, hàng hố lưu kho khơng tiêu thụ được, hàng hố mất,
kém phẩm chất…


3.4 - Đánh giá về thực trạng quản lý vốn lƣu động của Công ty
3.4.1 – Những thành tựu cơ bản và nguyên nhân
Về công tác quản lý tiền mặt, Công ty vừa theo dõi tổng hợp, kết hợp với theo dõi
chi tiết luồng tiền vào, luồng tiền ra ; vừa quản lý theo tài khoản quy định của Nhà nước ;
vừa quản lý theo đối tượng và mục đích sử dụng tiền ; thường xuyên kiểm kê lượng tiền
mặt tại quỹ để phòng ngừa những rủi ro, tổn thất khơng đáng có trong q trình quản lý
quỹ.
Về cơng nợ phải thu, công ty đã thực hiện quản lý chi tiết theo từng khách hàng,
quản lý theo từng nhóm hàng để từ đó có biện pháp thu hồi cơng nợ kịp thời đối với từng
loại hàng hoá theo đặc tính ln chuyển của chúng.
Về cơng nợ phải trả, trong khả năng của mình Cơng ty cân đối thanh tốn nợ đúng
hạn, khơng để xảy ra tình trạng nợ q hạn gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ với bạn
hàng.


Về quản lý hàng lưu kho, hàng năm Công ty thực hiện rà soát hàng hoá lưu kho để
kiểm tra số dư và phẩm chất của tất cả các mặt hàng.

3.4.2 – Những hạn chế và ngun nhân
Cơng tác tính toán quản lý tiền vốn dự trữ chưa khoa học, cịn mang tính cảm tính
và ước lượng đã tạo nên tình trạng vốn lúc thiếu, lúc thừa.
Giải pháp huy động vốn cho kinh doanh cịn hạn chế, Cơng ty mới chỉ tập trung
huy động vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng với lãi suất cao, thời gian vay ngắn
(thường từ 3 đến 6 tháng) mà chưa chú ý đến việc đa dạng hoá các kênh huy động vốn.
Cơng tác quản lý cơng nợ cịn chưa theo dõi được chi tiết đến từng món nợ, từng
hố đơn nhập, xuất hàng.
Đối với các khoản nợ phải trả, nhất là công nợ phải trả nhà cung cấp và các khoản
phải nộp ngân sách Nhà nước ở Cơng ty chưa có bộ phận chun trách quản lý nên việc
thanh tốn đơi khi khơng đúng thời điểm, thường là thanh tốn trước kỳ hạn.

Hệ thống kho bãi của Cơng ty bố trí chưa được phù hợp khiến cho chi phí vận
chuyển từ kho bãi của Cơng ty đến nơi tiêu thụ cịn rất lớn. Mặt khác, thời gian vận
chuyển và lưu kho của hàng hoá cũng tăng lên đáng kể gây nên những thiệt hại lớn do
hàng hoá bị suy giảm phẩm chất hoặc bị hỏng.
Công tác đẩy mạnh tiêu thụ hàng hố chưa thực sự được chú trọng triển khai,
Phịng kế hoạch kinh doanh của Công ty chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ trong
việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu lương thực
(như Lúa gạo,..).
CHƢƠNG 4 - GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI THIỆU YÊN

4.1 - Phƣơng hƣớng và mục tiêu của Công ty trong thời gian tới
Căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế trong giai đoạn 2010-2014 và những đặc
điểm riêng về nguồn lực và tiềm năng của mình, Cơng ty Cổ phần Thương mại Thiệu Yên
đặt ra mục tiêu Kinh doanh trong năm 2015 và 2016 cụ thể như bảng sau:


Bảng 0.1 - Mức lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm giai
đoạn 2015 đến 2016
Đơn vị: Phần trăm

Mức lợi nhuận/Vốn

TT

Năm

1

2015


24,5

2,52

10,28

2

2016

25,7

2,85

11,09

Vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận

chủ sở hữu

Nguồn: Phịng Kế hoạch – Kinh doanh của Cơng ty

4.2 - Giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn lƣu động tại Công ty
4.2.1 - Giải pháp quản lý doanh thu
Trong thời gian tới, việc nghiên cứu thị trường trở nên hết sức cần thiết đối với
Công ty. Để thực hiện tốt công việc này, bộ phận nghiên cứu thị trường nên chia làm 5
nhóm chính nghiên cứu về: Thị trường Phân bón; Thị trường Vật liệu xây dựng; Thị

trường Lúa gạo; Thị trường Nhu yếu phẩm sinh hoạt và Thị trường Xe máy
Trong mỗi nhóm lại chia ra thành các tổ để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về
từng nhóm hàng. Mỗi nhóm có nhiệm vụ nghiên cứu cầu về sản phẩm của Cơng ty. Sau
đó tập trung ý kiến và báo cáo cho Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của Công ty. Trên
cơ sở báo cáo của các nhóm, Trưởng phịng kế hoạch kinh doanh đề xuất ý kiến trình
Tổng giám đốc Cơng ty quyết định.

4.2.2 - Giải pháp về quản lý công nợ
Song song với các giải pháp về quản lý doanh thu thì giải pháp về quản lý công nợ
cũng cần được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán và cần thực hiện các giải pháp sau:
4.2.2.1 - Tổ chức quản lý chặt chẽ đối tượng công nợ
Công ty cần theo dõi tổng hợp, chi tiết công nợ theo từng đối tượng khách hàng và
theo dõi được chi tiết diễn biến từng món nợ theo từng đơn hàng hoặc mã hàng.
4.2.2.2 - Xác định số nợ phải thu trong kỳ
Trên cơ sở kế hoạch doanh thu hàng năm và thời gian thu hồi nợ bình qn đối với
các khoản nợ, Cơng ty cần dự đốn được số nợ phải thu ở khách hàng bằng công thức.


4.2.2.3 - Đối với cơng nợ phải trả
Ngồi việc theo dõi chi tiết công nợ phải trả như hiện nay, Cơng ty cần bố trí cán
bộ có năng lực và nhiều kinh nghiệm để quản lý công nợ.

4.2.3 - Giải pháp về quản lý tiền vốn, ngân quỹ
Công ty cần căn cứ vào những hoạt động thực tiễn, vào quy mơ kinh doanh của
mình để dự tốn một mức dự trữ hợp lý nhất.

4.2.4 - Hồn thiện cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp
Để thực hiện được tốt, Cơng ty cần đảm bảo: Đáp ứng được các yêu cầu, chế độ
chính sách tài chính kế tốn của Nhà nước và phải đáp ứng u cầu cung cấp thơng tin
chính xác kịp thời, trung thực cho Ban lãnh đạo Công ty.


4.2.5 - Giải pháp về quản lý chi phí kinh doanh
Để quản lý tốt chi phí kinh doanh, Cơng ty cần đặc biệt quan tâm đến các vấn đề
sau: Hạ thấp chi phí lãi vay; Hạ thấp chi phí vận chuyển, thuê kho; Giảm thời gian thu
hồi vốn và Hạn chế hàng lưu kho.

4.2.6 - Giải pháp về huy động vốn lưu động
Sử dụng kết hợp các giải pháp như: Hạn mức tín dụng; vay gắn liền với tài sản và
vay ngoài.

4.3 - Các kiến nghị
4.3.1 - Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ
Chính sách thuế cần có sự khuyến khích để khơng đẩy giá bán q cao và đảm bảo
tính thuế cơng bằng. Đặc biệt là đối với mặt hàng lương thực như Lúa gạo là mặt hàng
xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

4.3.2 - Kiến nghị đối với các tổ chức tín dụng
Một là, các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện hơn nữa để cho các doanh nghiệp có
thể tiếp cận được với nguồn vốn của các tổ chức (kể cả các nguồn vốn ngắn, trung và dài
hạn) để doanh nghiệp có thêm cơ hội đầu tư trang thiết bị hiện đại, tài sản cố định phục
vụ kinh doanh từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hai là, các tổ chức tín dụng cần tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa việc các
doanh nghiệp sử dụng vốn vay của mình.


KẾT LUẬN
Luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:
 Hệ thống một số vấn đề về lý luận cơ bản về quản lý vốn lưu động trong các
doanh nghiệp; thể hiện tầm quan trọng và vai trong của vốn lưu động đối với các doanh
nghiệp, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

 Phân tích thực trạng quản lý vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương Mại
Thiệu Yên trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, từ đó có những kết luận, đánh giá,
nhận xét những thành quả đạt được và tồn tại cần phải giải quyết.
 Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn lưu
động của Công ty.



×