Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án chuyên đề sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.4 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC SINH HỌC Ở THCS
THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng giáo dục đang là vấn đề mà được toàn xã hội quan tâm, trong
khi kiến thức sách giáo khoa đang quá tải so với trình độ nhận thức của học sinh, làm
cho giáo viên trong soạn giảng gặp nhiều khó khăn về xác định trọng tâm của bài dạy,
về việc ra câu hỏi trong bài giảng như thế nào để khai thác hết nội dung kiến thức của
bài mà không ôm đồm, không quá tải đối với học sinh, về ra đề kiểm tra làm sao cho
phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau nhằm đảm bảo chỉ tiêu chất lượng....
Sau hơn một năm thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức- kỷ
năng Bộ GD&ĐT ban hành, là giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học ở trường THCS
chúng tôi nhận thấy :
- Để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nên mặt bằng thống nhất giữa các vùng miền
thì dạy học theo chuẩn của Bộ là cơ sở thực hiện. Nhưng thực hiện chuẩn kiến thức-kỹ
năng “ không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức” trong chương trình hoặc không
mở rộng thêm kiến thức để phát huy tính cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo
viên cũng không nên có quan niệm dạy gì thì kiểm tra cái đó mà phải chú trọng dạy
những kĩ năng và phương pháp tư duy cho học sinh.
- Bên cạnh dạy học theo chuẩn KT-KN thì giáo viên cũng phải có phương pháp dạy
học phù hợp, vận động linh hoạt trong từng bài, chương cụ thể nhằm mục đích giúp
học sinh hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, đồng thời xây
dựng cho các em có kĩ năng sống, niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học, giải
quyết xử lý những vấn đề tương tự nảy sinh xung quanh các em và có thể vận dụng
những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy chúng tôi đã nghiên cứu áp dụng một số vấn
đề thực hiện dạy học bộ môn sinh học ở THCS theo chuẩn kiến thức- kỹ năng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lý luận:
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học cấp trung học phổ thông đã được quy định tại


Chương giáo dục phổ thông (Quyết định 16/2006/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 5/5/2006).
Năm học 2010 - 2011 là năm thứ hai Bộ GD - ĐT ban hành "Hướng dẫn chuẩn kiến
thức- kỹ năng chương trình THCS" nhằm giúp GV biết được cái đích tối thiểu về kiến
thức- kỹ năng cần trang bị cho HS, HS biết được cái đích tối thiểu để phấn đấu, rèn
luyện, là căn cứ để ra đề kiểm tra , đánh giá phù hợp với yên cầu dạy và học. Theo
ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD - ĐT), việc dạy và
học theo chuẩn kiến thức kỹ năng sẽ tạo ra sự thống nhất về mục tiêu và kết quả giữa
quá trình dạy học của GV, quá trình học tập của HS và quá trình đánh giá kết quả học
tập. Vì thế, để việc học tập, ôn luyện đạt kết quả cao, các nhà trường cần chủ động xây
dựng kế hoạch ôn tập, tập trung vào những kiến thức, kỹ năng cơ bản nằm trong
chuẩn kiến thức- kỹ năng của chương trình THCS, sao cho phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương và khả năng nhận thức của HS. Chuẩn kiến thức- kỹ năng của một
cấp học, lớp học, môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà HS
1
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC
cần phải và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng cấp
học, lớp học, môn học tương ứng.
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, và các tài
liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá; đồng thời cũng là căn cứ để xác định mục
tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, các cơ quan quản lý giáo dục và các
trường xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá
kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học, chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn:
* Thuận lợi: Khi thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng vào trong giảng dạy thì tôi
nhận thấy những thuận lợi sau:
- Dễ dàng xác định được mục tiêu, trọng tâm của bài dạy, không ôm đồm kiến thức
dẫn đến hiện tượng quá tải đối với học sinh.
- Dễ dàng phân loại đối tượng học sinh để từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp.

- Thuận lợi trong việc ôn tập, ra đề, giúp giáo viên kiểm tra đánh giá đúng đối tượng
học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì khi thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng cũng gặp không ít khó khăn:
- Nội dung một số bài dạy ở sách giáo khoa không có trong yêu cầu ở chuẩn kiến thức
- kĩ năng hoặc ngược lại ở chuẩn kiến thức-kĩ năng có nhưng sách giáo khoa không
có.
3. Nội dung: Dạy học theo chuẩn kiến thức- kỹ năng.
- Dạy và học theo chuẩn kiến thức kỹ năng tạo ra sự thống nhất về mục tiêu và
kết quả giữa quá trình dạy học của giáo viên (GV), quá trình học của HS và quá trình
quản lý, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS). GV biết được cái
đích tối thiểu về kiến thức- kỹ năng mà mình cần trang bị cho HS, HS biết được cái
đích cuối cùng mình cần học tập và rèn luyện để đạt tới, cơ quan quản lý có căn cứ đề
ra đề thi, kiểm tra đánh giá phù hợp với việc dạy và học.
- Nhiều ý kiến cho rằng, dạy học theo chuẩn tối thiểu thì đánh giá kiểm tra chỉ
nên bó hẹp trong chuẩn kiến thức đó. Có vậy thì người dạy và người học mới không
còn nỗi lo đề thi vượt ra ngoài quỹ đạo chương trình. Tuy nhiên, ở một khía cạnh
khác, dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến
thức trong chương trình mà là đối với các đối tượng học sinh khác nhau, giáo viên
phải biết cách áp dụng nội dung và phương pháp dạy học thích hợp. Với học sinh
trung bình thì bám sát chuẩn tối thiểu, để các em nắm được kiến thức cơ bản. Với học
sinh giỏi thì ngoài kiến thức chuẩn, giáo viên phải mở rộng thêm để phát huy tính
sáng tạo của các em. Đối với học sinh THCS, ngoài việc dạy cho các em nắm kiến
thức cơ bản, giáo viên cần mở rộng và nâng cao thêm cho các em có điều kiện sau này
học lên các lớp cấp trên.
2
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC
Ví dụ: Trong bài 14 “ Bạch cầu - miễn dịch” (chương trình sinh học lớp 8)Về mặt
kiến thức theo tài liệu chuẩn của Bộ thì Giáo viên làm cho học sinh trình bày được
khái niệm miễn dịch, nêu được các loại miễn dịch, giải thích được vì sao nên tiêm

phòng. Đây chỉ là những nội dung tối thiểu, cơ bản nhất mà người GV cần truyền đạt
cho HS, ngoài ra GV có thể cho HS biết thêm về các hoạt động chủ yếu của các loại
bạch cầu tạo nên các hàng rào bảo vệ cơ thể, từ đó có cơ sở giải thích cho tiêm phòng.
- Giáo viên cũng không nên có quan niệm dạy gì thi đó mà phải chú trọng dạy
những kỹ năng và phương pháp tư duy. Do đó, nếu hiểu không đúng và vận dụng tài
liệu này không khéo thì giáo viên sẽ làm HS thui chột khả năng tư duy, sáng tạo. Do
dó GV phải nắm rõ được học lực và khả năng từng học sinh mình dạy; để xác định
nội dung, kiến thức và phương pháp truyền đạt. Trước hết, GV phải dạy cho tất cả HS
nắm kiến thức chung, cơ bản nhất của bài giảng; sau đó mới mở rộng, nâng cao theo
từng đối tượng. Thực hiện tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng
ban hành, GV phải soạn lại giáo án, đặc biệt trong quá trình soạn câu hỏi kiểm tra, bài
tập, giáo viên phải đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, không được dùng
một câu hỏi chung cho mọi học sinh. như trong bài 20 “ Hô hấp và các cơ quan hô
hấp” SGK lớp 8 là một ví dụ. Ở phần 1 theo kiến thức sách giáo khoa thì yêu cầu học
sinh tìm hiểu khái niệm hô hấp, nhưng chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ yêu cầu ý nghĩa
của hô hấp đối với cơ thể, do đó trong tiến trình lên lớp thì khái niệm hô hấp học sinh
chỉ nhắc lại vì kiến thức này các em đã tìm hiểu trong chương trình sinh học lớp 6.
- Tuy nhiên, mỗi trường, mỗi lớp lại có nhiều đối tượng HS với trình độ, khả năng
nhận thức khác nhau nên việc tổ chức dạy - học để đạt theo chuẩn cũng khác nhau.
Việc thay đổi chất lượng dạy - học không thể làm được trong khoảng thời gian ngắn
mà cần cả quá trình với sự nổ lực của cả GV, HS. Vì thế, chẳng phải ngẫu nhiên, việc
"bắt" học sinh học nhiều làm bài tập nhiều không phải là biện pháp hữu hiệu mà thậm
chí còn phản khoa học. Cách làm phân loại HS hoặc chia nhỏ lớp theo trình độ hoặc
tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra để đảm bảo chất lượng cũng chỉ là phương pháp
tình thế.
Theo chuẩn mới, giáo viên phải phân loại đối tượng HS. Với những học sinh có
năng lực trung bình trở xuống, áp dụng nội dung dạy học bám sát chuẩn tối thiểu,
tránh việc ôm đồm kiến thức dẫn đến tình trạng quá tải cho học sinh. Đối với học sinh
khá, giỏi, căn cứ vào chuẩn tối thiểu để mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, phát huy tính sáng tạo ở học sinh. GV không nên ôm đồm kiến thức mà cần xác

định mục tiêu KT - KN phù hợp cho tiết dạy.
- GV dựa vào chương trình bộ môn để xác định mục tiêu về KT - KN của từng
chủ đề. Trong mỗi nhủ đề GV xác định được số lượng đơn vị KT - KN, mức độ cần
đạt được của mỗi đơn vị KT - KN. Trên cơ sở mục tiêu của chủ đề GV xác định mục
tiêu của tiết học (bài học) và nội dung ôn tập để KTĐG.
- Mục tiêu về KT - KN trong Chương trình bộ môn hoặc tài liệu hướng dẫn
thực hiện chuẩn KT - KN được viết theo chủ đề. Để xác định mục tiêu của tiết dạy,
3
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC
GV dựa vào tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT - KN kết hợp với phân phối
chương trình và SGK để tách mục tiêu từ các chủ đề thành mục tiêu của tiết học.
Ví dụ: Sinh học 8
Mục tiêu về KT-KN của chủ đề HÔ HẤP
* Kiến thức:
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế
quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Trình bày động tác thở(hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu( bao gồm: Khí lưu thông, khí bổ
sung, khí dự trữ và khí cặn)
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu ý nghĩa của thở sâu
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp thường
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp(Viêm phế quản, viêm phổi) và nêu các biện
pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
* Kĩ năng:
- Sơ cứu ngạt thở- làm hô hấp nhân tạo.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO
2


trong khí thở ra.
- Tập thở sâu.
Để đạt được mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng thì trước hết giáo
viên phải xác định mục tiêu bài dạy(tiết dạy) dựa vào chuẩn kiến thức- kĩ năng của
chủ đề. Cụ thể:
Tiết 1: Của chủ đề hô hấp (tiết 21 của chương trình sinh học 8) Hô hấp và các
cơ quan hô hấp chúng ta xác định mục tiêu:
* Kiến thức: - Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản,
khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
* Kĩ năng: - Quan sát, phân tích kênh hình và vận dụng kiến thức để giải thích
các hiện tượng thực tế, hoạt động nhóm.
Bên cạnh chuẩn kiến thức kĩ năng thì phương pháp dạy học cũng không kém
phần quan trọng, về đặc thù bộ môn sinh học nói chung và môn sinh học 8 nói riêng
thì phương pháp quan sát được sử dụng rất nhiều, ngoài ra còn có sự hỗ trợ của
phương pháp hoạt động nhóm đã tạo nên tính tích cực chủ động cho học sinh trong
quá trình học tập và đó là hai phương pháp chủ yếu tôi sử dụng cho bài học này.
Theo kiến thức sách giáo khoa thì yêu cầu học sinh tìm hiểu khái niệm hô hấp,
nhưng chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ yêu cầu ý nghĩa của hô hấp đối với cơ thể, do đó
trong tiến trình lên lớp thì khái niệm hô hấp học sinh chỉ nhắc lại vì kiến thức này các
em đã tìm hiểu trong chương trình sinh học lớp 6, ở đây chúng ta chỉ đi sâu vào cơ chế
để tìm hiểu ý nghĩa.
Hoặc một số tiết ở chuẩn kiến thức kĩ năng không đề cập đến trong mục tiêu mà ở
SGK và khung phân phối chương trình vẫn thực hiện thì chúng ta tuỳ theo từng đối
tượng học sinh và phù hợp với điều kiện dạy học của từng trường mà có nội dung và
phương pháp dạy học phù hợp.
4
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC
VD: Tiết 10. Hoạt động của cơ
Tiết 37. Vitamin và muối khoáng

................................................................
* Ôn tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
- Trong việc ôn tập, cần kết hợp nhiều phương thức phù hợp để giúp HS có thể
đạt được hiệu quả cao nhất trong việc ôn tập. Việc tự học, tự ôn tập một cách tích cực
và tự giác của HS là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các GV cần kết hợp hướng dẫn HS
tự học, tự ôn luyện; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp.
- Việc kết hợp nhiều phương thức ôn tập như vậy có tác dụng giúp HS tự kiểm
tra, đánh giá được kết quả ôn tập của mình đồng thời nhận được sự đánh giá của giáo
viên và các bạn trong nhóm học tập cũng như của cả lớp. Từ đó phát hiện những phần
kiến thức còn thiếu hụt để kịp thời bổ sung. HS cũng có thể trao đổi với nhau những
cách ôn tập hay, cách làm bài thi đạt kết quả cao.
-Thực tế chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được quy định tại chương trình giáo dục
phổ thông. Nhưng ở nhiều trường, học sinh đang bị nhồi nhét kiến thức, quá tải vì
giáo viên thụ động, không có khả năng xác định và bám sát chuẩn tối thiểu dẫn đến
việc dạy học vượt chuẩn tối thiểu cho những HS có trình độ nhận thức trung bình,
dưới trung bình.
- Vì vậy, Bộ GD - ĐT đã tổ chức biên soạn tài liệu "hướng dẫn của hướng dẫn"
này (hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng) để tạo điều kiện cho giáo viên
trong công tác dạy học. "Tất cả giáo viên, chuyên viên, hiệu trưởng phải có trong tay
tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và xem đây là kim chỉ nam trong quá
trình dạy học". "Với tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giáo viên sẽ
biết cách chọn lọc kiến thức nào từ sách giáo khoa để đưa vào giảng dạy mà không
cần đoán mò trọng tâm".
C. KẾT LUẬN:
- Tóm lại, tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức - kỹ năng sinh học đã
hướng dẫn một cách chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức -
kỹ năng chuẩn chọn lọc từ sách giáo khoa, làm cơ sở thuận lợi hơn cho GV và HS
trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên theo bản thân tôi thiết nghĩ
trong quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh, nhà trường, GV chủ nhiệm, các GV bộ
môn cần hết sức chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó

khăn và kết quả ôn tập của HS, của lớp. Từ đó có sự điều chỉnh hợp lý trong việc chỉ
đạo và tổ chức ôn tập cho HS nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Trong những năm đầu
thực hiện chuẩn KT-KN tùy điều kiện cụ thể của từng trường và yêu cầu thực tế, có
thể tổ chức kiểm tra khảo sát để thực hiện được mục tiêu trên. Song cũng không nên
tổ chức quá nhiều lần gây tâm lý nặng nề, tốn kém thời gian và sức lực của GV và HS.

5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×