Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MIỀN NAM HOA KỲ BỊ CHIA RẼ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 5 trang )

MIỀN NAM HOA KỲ BỊ CHIA RẼ
Sau công cuộc Tái thiết, các nhà lãnh đạo miền Nam đã cố gắng thu hút phát triển
công nghiệp. Các bang đã đưa ra nhiều khuyến khích lớn và giá nhân cơng rẻ để
các nhà đầu tư phát triển ngành thép, gỗ, thuốc lá sợi và dệt may. Tuy nhiên cho
đến đầu thế kỷ XX thì tỷ trọng cơng nghiệp của miền Nam so với tỷ trọng công
nghiệp của cả nước vẫn giữ ở mức như năm 1860. Ngoài ra, cái giá phải trả cho xu
thế cơng nghiệp hóa này rất cao: Bệnh tật và lao động trẻ em là hiện tượng phổ
biến ở các thị trấn có nhà máy. Ba mươi năm sau Nội chiến, miền Nam vẫn còn
nghèo, chủ yếu là sống nhờ nông nghiệp và bị phụ thuộc về kinh tế. Hơn nữa,
quan hệ chủng tộc ở miền Nam không chỉ phản ánh di sản của chế độ nô lệ mà còn
phản ánh một vấn đề đang nổi lên như là chủ đề trọng tâm của lịch sử Hoa Kỳ quyết tâm duy trì sự ưu việt của người da trắng bằng mọi giá.

Những người da trắng miền Nam không chịu khoan nhượng tìm nhiều cách thâu
tóm quyền quản lý chính quyền bang để duy trì sự thống trị của người da trắng.
Một số phán quyết của Tòa án Tối cao cũng đã ủng hộ những nỗ lực này bằng
cách tán thành những quan điểm truyền thống của miền Nam về việc phân chia
hợp lý quyền lực của chính quyền bang và liên bang.

Năm 1873 Tòa án Tối cao thấy rằng Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 của Hiến pháp
(quyền công dân không thể bị tước đoạt) không trao đặc ân hay miễn trách nào
nhằm bảo vệ người Mỹ gốc Phi trước quyền lực của bang. Hơn nữa, năm 1883
Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng Điều bổ sung sửa đổi thứ 14 không bảo vệ
được cá nhân trước những hành động phân biệt đối xử của chính quyền bang. Và
trong vụ án Plessy kiện Ferguson (năm 1896), Tòa án Tối cao thấy rằng không
gian công cộng tách biệt nhưng ngang bằng dành cho người Mỹ gốc Phi như chỗ
trên tàu hỏa và trong nhà hàng không vi phạm quyền của họ. Ngay lập tức nguyên


tắc phân biệt chủng tộc được tiến hành rộng rãi ở khắp mọi lĩnh vực cuộc sống ở
miền Nam từ tàu hỏa cho tới nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trường học. Ngoài
ra, bất cứ lĩnh vực cuộc sống nào mà khơng được phân biệt theo luật thì sẽ bị phân


biệt theo phong tục và thông lệ. Tiếp theo là việc tước bớt quyền bầu cử. Những
vụ hành hình người da đen do bọn du côn tiến hành liên tiếp xảy ra đã càng nhấn
mạnh thêm quyết tâm của miền Nam nơ dịch hóa nhóm dân Mỹ gốc Phi.

Đối mặt với những sự phân biệt tràn lan, nhiều người Mỹ gốc Phi đã đi theo
Booker T. Washington, người tư vấn cho họ tập trung vào những mục tiêu kinh tế
khiêm tốn và chấp nhận tạm thời tình trạng phân biệt trong xã hội. Những người
da đen khác dưới sự lãnh đạo của nhà trí thức gốc Phi W.E.B Du Bois lại muốn
đấu tranh chống lại nạn phân biệt thông qua hành động chính trị. Nhưng với việc
cả hai chính đảng lớn nhất đều không quan tâm tới vấn đề này và học thuyết khoa
học thời đó thường cũng chấp nhận sự thấp kém của người da đen nên yêu cầu địi
bình đẳng về sắc tộc đã ít nhận được sự ủng hộ.

BIÊN GIỚI CUỐI CÙNG

Năm 1865, đường biên giới nhìn chung là theo giới hạn phía tây của các bang tiếp
giáp với sơng Mississippi nhưng phình ra bên ngồi về phía đơng các bang Texas,
Kansas và Nebraska. Sau đó, biên giới chạy lên phía bắc và phía nam tới gần
1.600 km, bao trùm cả các dãy núi lớn, nhiều dãy núi giàu các loại khoáng sản như
bạc, vàng và kim loại khác. Về phía tây, các đồng bằng và sa mạc trải dài cho tới
tận các khu rừng ven biển Thái Bình Dương. Ngồi những quận có người định cư
ở California và những vùng định cư xa xôi nằm rải rác thì khu vực đất liền rộng
lớn là nơi cư trú của thổ dân da đỏ: trong số đó có các bộ lạc vùng đồng bằng
Great Plains - Sioux và Blackfoot, Pawnee và Cheyenne - và các nền văn hóa
Anh- điêng của miền Tây Nam, trong đó bao gồm các bộ lạc Apache, Navao và
Hopi.


Chỉ 25 năm sau, gần như tất cả vùng đất này đều đã được chia thành các bang và
vùng lãnh thổ. Thợ mỏ đã đi đến khắp các khu vực miền núi, đào hầm sâu vào

lòng đất, thành lập ra các cộng đồng nhỏ ở bang Nevada, Montana và Colorado.
Các chủ trang trại gia súc tận dụng các đồng cỏ lớn đã làm chủ một vùng đất rộng
lớn trải từ Texas cho đến thượng nguồn sông Missouri. Những người chăn cừu đã
tìm ra đường đến các thung lũng và triền núi. Nơng dân cày cấy trên các cánh
đồng và xóa nhịa khoảng cách giữa phía Đơng và phía Tây. Cho tới năm 1890 thì
đường biên giới đã khơng cịn nữa.

Cơng cuộc định cư được khích lệ bằng Đạo luật cấp đất cho người di cư năm
1862. Đạo luật này cấp miễn phí 64 hec-ta trang trại cho các cơng dân cư ngụ và
cải tạo mảnh đất đó. Thật tiếc cho những người đáng nhẽ ra đã trở thành nông dân
bởi phần lớn diện tích vùng Great Plains lại phù hợp hơn cho việc chăn nuôi gia
súc chứ không phải là cho việc trồng trọt và cho tới năm 1880 thì gần 22.440.000
hec-ta đất miễn phí đã thuộc về người chăn nuôi gia súc hay các hãng đường sắt.

Năm 1862 Quốc hội cũng bỏ phiếu thông qua tuyên bố về việc thành lập Liên
minh Đường sắt Thái Bình Dương. Tuyến đường này sẽ tiến về phía tây từ
Council Bluffs bang Iowa, sử dụng chủ yếu lao động là cựu chiến binh và dân Ailen nhập cư. Cùng lúc, công ty Đường sắt Trung tâm Thái Bình Dương cũng bắt
đầu xây dựng tuyến đường sắt tiến về phía đơng từ Sacramento bang California,
chủ yếu sử dụng lao động Trung Quốc nhập cư. Cả nước Mỹ hồi hộp chờ hai
tuyến đường sắt ngày càng xích lại gần nhau và cuối cùng vào ngày 10/5/1869 thì
hai tuyến đường này đã gặp nhau ở Promontory Point bang Utah. Hành trình gian
khổ kéo dài nhiều tháng giữa hai bờ đại dương giờ đây đã giảm xuống còn sáu
ngày. Hệ thống đường sắt lục địa phát triển mạnh và cho tới năm 1884 đã có bốn
tuyến đường sắt lớn nối trung tâm vùng Thung lũng Mississippi với Thái Bình
Dương.


Cuộc di dân ồ ạt lần đầu tiên tới miền Viễn Tây đã kéo người dân tới các khu vực
miền núi nơi phát hiện ra vàng ở bang California năm 1848, ở bang Colorado và
Nevada 10 năm sau đó, ở bang Montana và Wyoming vào thập niên 1860 và vùng

Black Hills ở miền quê bang Dakota trong thập niên 1870. Thợ mỏ đã khai phá
vùng nông thôn, thành lập nên các cộng đồng và đặt nền tảng cho việc định cư lâu
dài. Tuy nhiên, cuối cùng thì mặc dù một vài cộng đồng tiếp tục tập trung tồn bộ
vào cơng việc khai mỏ, nhưng của cải thực sự của các bang Montana, Colorado,
Wyoming, Idaho và California lại được tìm thấy ở đồng cỏ và đất đai. Việc chăn
nuôi gia súc, một thời gian dài là ngành quan trọng ở Texas, đã phát triển mạnh
sau Nội chiến khi những con người dám nghĩ dám làm bắt đầu xua đàn gia súc
sừng dài lên phía bắc đi qua khu vực đất cơng. Vừa đi vừa nuôi, đàn gia súc của
họ khi tới điểm chuyên chở gia súc bằng tàu hỏa ở Kansas đã lớn hơn và béo hơn
nhiều so với khi bắt đầu lên đường. Việc lùa đàn gia súc này hàng năm đã trở
thành một sự kiện thường xuyên; đường đi của đàn gia súc lên phía bắc đã thành
một vệt dài hàng trăm kilômét.

Tiếp theo, nhiều trang trại nuôi gia súc rộng lớn đã xuất hiện ở các bang Colorado,
Wyoming, Kansas, Nebraska và lãnh thổ Dakota. Các thành phố phía tây đã phát
triển thành các trung tâm giết mổ gia súc lấy thịt. Chăn nuôi gia súc phát triển
mạnh nhất vào giữa thập niên 1880. Vào thời điểm đó, khơng xa các trang trại
chăn ni là các xe ngựa có mui của nơng dân mang theo gia đình họ cùng ngựa
kéo, bò, lợn. Theo Đạo luật cấp đất cho người di cư, họ đóng cọc xí đất và rào
mảnh đất của họ bằng dây thép gai, một phát minh mới. Chủ trang trại nuôi gia súc
bị hất cẳng khỏi mảnh đất mà họ đã đến ở mà khơng có giấy tờ công nhận về mặt
pháp lý.

Chăn nuôi và lùa gia súc đã tạo ra cho thần thoại của Mỹ thần tượng cuối cùng của
nền văn hóa biên giới - văn hóa cao bồi. Thực chất của cuộc sống cao bồi là cuộc


sống vượt qua nhiều cam khổ. Theo mô tả của các nhà văn như Zane Grey và theo
diễn xuất của các diễn viên điện ảnh như John Wayne, cao bồi là những nhân vật
thần thoại khỏe mạnh, những con người hành động mạnh mẽ và táo bạo. Cho đến

tận cuối thế kỷ XX thì chúng ta mới bắt đầu xây dựng lại hình tượng cao bồi. Các
chuyên gia lịch sử và các nhà làm phim bắt đầu mô tả miền Tây hoang dã như là
một nơi bẩn thỉu, nơi sinh sống của những con người mang cá tính thiên về thể
hiện những điều xấu xa chứ không phải những điều tốt đẹp trong bản chất con
người.



×