Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb ) từ giống nuôi cấy mô trong điều kiện sinh thái xã hòa nhơn, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

HỒ THỊ NGỌC DIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
(POLYGONUM MULTIFLORUM THUNB.) TỪ GIỐNG NUÔI CẤY MÔ
TRONG ĐIỀU KIỆN SINH THÁI XÃ HÒA NHƠN, HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

HỒ THỊ NGỌC DIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
(POLYGONUM MULTIFLORUM THUNB.) TỪ GIỐNG NUÔI CẤY MÔ TRONG
ĐIỀU KIỆN SINH THÁI XÃ HÒA NHƠN, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành :Sinh thái học
Mã số: 84.20.120


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học
TS. Võ Châu Tuấn

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tất cả các nguồn thơng tin trích dẫn trong
luận văn đã được liệt kê trong tài liệu tham khảo. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm

Tác giả

Hồ Thị Ngọc Diệp


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ
(POLYGONUM MULTIFLORUM THUNB.) TỪ GIỐNG NUÔI CẤY MÔ TRONG ĐIỀU
KIỆN SINH THÁI XÃ HÒA NHƠN, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Sinh thái học
Họ và tên học viên: Hồ Thị Ngọc Diệp
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn
Cơ sở đào tạo: Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm
Tóm tắt: Trong luận văn này, kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự
sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.) trong giai đoạn vườn ươm và giai
đoạn trồng tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng được cung cấp. Quá trình ươm trồng và theo dõi

từ tháng 7 - 12 năm 2017. Kết quả cho thấy, hà thủ ô đỏ trong giai đoạn vườn ươm sống sót và sinh
trưởng tốt nhất trên giá thể là đất lấy tại khu vực trồng trộn với trấu hun (tỉ lệ 2:1), kết hợp che sáng
60% bằng lưới xanh đen cản quang, tưới nước cho cây hai lần mỗi ngày vào buổi sáng, tối với
dung tích tưới 5l/ m2. Tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng, cây hà thủ ô đỏ thích hợp trồng trên
loại đất thịt nhẹ với độ pH bằng 6, nhiệt độ trung bình năm 26oC, độ ẩm tương đối 80.9%, lượng
mưa 2097mm/ năm, bón lót 300g phân vi sinh hữu cơ Sông Gianh cho mỗi gốc kết hợp che sáng
60% bằng lưới xanh đen cản quang tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây và khả năng ra củ.
Từ khóa: Hà thủ ơ đỏ, nhân tố sinh thái, sinh trưởng, giai đoạn vườn ươm, Hòa Nhơn.

Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn

Ngƣời thực hiện đề tài

TS. Võ Châu Tuấn
Hồ Thị Ngọc Diệp
STUDY ON THE GROWTH CAPACITY OF POLYGONUM MULTIFLORUM THUNB.
FROM TISSUE CULTURE IN ECOLOGICAL CONDITION OF HOA NHON
COMMUNE, HOA VANG DISTRICT, DA NANG CITY
Major: Ecology
Full name of Master student: Diep Ngoc Thi Ho
Supervisor: Dr. Tuan Chau Vo
Training institution: The Danang of University, University of Education
Abstract: In this master thesis, the results of research on the effect of ecological factors on the
growth of the Polygonum multiflorum Thunb. in the nursery stage and the growing stage at Hoa
Nhon, Hoa Vang, Da Nang is provided. The planting and monitoring process are conducted from
July-December 2017. As the results, Polygonum multiflorum Thunb. in the nursery stage has the
best survive and growth on the substratum-soil off that area which is mixed with husk (at the ratio
of 2: 1), with the combination of some conditions: light cover 60% with black-green mesh to stop
the light, watering plants twice a day in the morning and evening with a capacity of 5l/ m2. In Hoa
Nhon, Hoa Vang, Da Nang, Polygonum multiflorum Thunb. are suitable for planting on mild soil

with a pH of 6, average temperature of 26oC, relative humidity of 80.9%, rainfall of 2097mm/year,
applying 300 g of Song Gianh organic fertilizer to each of the light cover 60% with the best blackgreen mesh for plant growth and rooting ability.
Key words: Polygonum multiflorum Thunb., ecological factors, grow, nursery stage, Hoa Nhon.

Supervior’s confirmation

Student

Dr. Tuan Chau Vo

Diep Ngoc Thi Ho


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Võ Châu Tuấn, người thầy
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin cảm ơn ThS. Vũ Đức Hồng, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu tại phịng Cơng nghệ Sinh học và Trại thực nghiệm khoa
Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ nơng dân xã Hịa Nhơn, Hịa Vang, thành
phố Đà Nẵng đã hỗ trợ tôi trong việc xây dựng các mơ hình thực nghiệm của đề tài.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè luôn động viên,
giúp đỡ tôi kịp thời trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 2 năm 2018
Học viên

HỒ THỊ NGỌC DIỆP



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .....................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3
4. Cấu trúc luận văn………………………………………...……………………….3
CHƢƠNG 1................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................................4
1.1. Giới thiệu về nhân giống in vitro ở thực vật .................................................4
1.1.1. Sơ lược về nuôi cấy mô tế bào thực vật ..................................................4
1.1.2. Các giai đoạn nhân giống in vitro ở thực vật ..........................................5
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân giống in vitro cây thuốc ................................5
1.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực vật ..........8
1.2.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với sinh trưởng của thực vật ...8
1.2.2. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến sinh trưởng
của cây từ giống nuôi cấy mô ............................................................................14
1.3. Giới thiệu về cây Hà thủ ô đỏ ......................................................................18
1.3.1. Phân loại ...............................................................................................18



1.3.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................19
1.3.3. Nguồn gốc và phân bố ..........................................................................19
1.3.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................20
1.3.5. Thành phần hóa học trong cây Hà thủ ô đỏ ..........................................20
1.3.6. Giá trị dược liệu của cây Hà thủ ô đỏ ...................................................20
1.3.7. Một số nghiên cứu về cây hà thủ ô đỏ ..................................................21
1.4. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, khí hậu của xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng ................................................................................................23
CHƢƠNG 2..............................................................................................................26
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................26
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................26
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................26
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu ...................................................................26
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa .................................................................26
2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh thái đất ....................................27
2.3.4. Các phương pháp ươm trồng cây hà thủ ô đỏ trong vườn ươm ..............27
2.3.5. Các phương pháp trồng cây hà thủ ơ đỏ trong điều kiện sinh thái tại xã
Hồ Nhơn, Hồ Vang, Đà Nẵng ........................................................................29
2.3.6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng......................................30
2.3.7. Phương pháp xử lý thống kê ....................................................................30
CHƢƠNG 3..............................................................................................................31
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................................31
3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây hà thủ
ô đỏ in vitro trong giai đoạn vườn ươm ................................................................31
3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ in vitro
trong giai đoạn vườn ươm .................................................................................31



3.1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ in vitro
trong giai đoạn vườn ươm .................................................................................34
3.1.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ
in vitro giai đoạn vườn ươm ..............................................................................37
3.2. Khảo sát các nhân tố sinh thái tự nhiên và chọn vùng sinh thái phù hợp để
trồng thử nghiệm cây Hà thủ ô đỏ từ giống ni cấy mơ trên địa bàn xã Hịa
Nhơn, Hịa Vang, Đà Nẵng. ..................................................................................40
3.2.1. Khảo sát điều kiện khí hậu, đất đai ..........................................................40
3.2.2. Khảo sát đặc điểm đất đai ........................................................................41
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây Hà
thủ ô đỏ từ giống ni cấy mơ được trồng tại xã Hịa Nhơn, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng ................................................................................................43
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây hà thủ ơ đỏ trồng tại
xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng ...................................................................43
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây hà thủ ơ đỏ
trồng ngồi tự nhiên ...........................................................................................46
3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng ra củ của cây Hà thủ ô đỏ
từ giống ni cấy mơ được trồng tại xã Hịa Nhơn, Hịa Vang, Đà Nẵng ............48
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng ra củ của cây hà thủ ô đỏ trồng
tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng ..............................................................48
3.4.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra củ của cây hà thủ ơ đỏ trồng tại
xã Hịa Nhơn, Hịa Vang, Đà Nẵng ...................................................................50
3.5. Quy trình trồng cây hà thủ ô đỏ từ giống nuôi cấy mô tại xã Hòa Nhơn,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ...................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................56
1.Kết luận ..................................................................................................................56
2.Kiến nghị………………………………………………………………………... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BA

: 6-benzyl adenine

Cs

: cộng sự

CW

: nước dừa

IBA

: Axít indolyl butyric

KIN

: Kinetin

MS

: mơi trường Murashige và Skoog

NAA : Axít naphthylacetic
2,4-D : Axít diclorophenoxy acetic



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tên bảng

Trang

Ảnh hưởng của loại giá thể đến khả năng sống sót và sinh
3.1

trưởng của cây hà thủ ô đỏ in vitro trong điều kiện vườn ươm

32

sau 30 ngày
3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8


3.9

3.10

Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây hà thủ ô
đỏ in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 30 ngày
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cây hà
thủ ô đỏ in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 30 ngày
Điều kiện khí hậu các năm tại xã Hịa Nhơn, Hịa Vang, Đà
Nẵng
Điều kiện khí hậu từ tháng 8 đến 12 năm 2017 tại xã Hòa
Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng
Kết quả phân tích một số nhân tố sinh thái đất ở 2 vùng sinh
thái tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng
Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây hà thủ ơ đỏ
sau 45 ngày tuổi trồng tại Hịa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng
Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ
sau 45 tuổi trồng tại Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng
Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng ra củ của cây hà thủ ơ
đỏ sau 4 tháng trồng tại Hịa Nhơn, Hịa Vang, Đà Nẵng
Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra củ của cây hà thủ ô
đỏ sau 4 tháng trồng tại Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng

35

38

40

40


41

44

46

48

50


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Cây hà thủ ơ đỏ in vitro

28

2.2

Làm đất, đào hố trồng cây

29


3.1

3.2

3.3

Cây hà thủ ô đỏ in vitro sau 30 ngày trồng trong vườn ươm trên 4
loại giá thể khác nhau
Cây hà thủ ô đỏ in vitro sau 30 ngày trồng trong vườn ươm trong
các chế độ che sáng khác nhau
Cây hà thủ ô đỏ in vitro sau 30 ngày trồng trong vườn ươm trong
các chế độ tưới nước khác nhau

33

36

39

3.4

Hai vùng sinh thái được khảo sát

42

3.5

Cây giống hà thủ ô đỏ 45 ngày trồng trong vườn ươm


43

3.6

3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Cây hà thủ ô đỏ sau 45 ngày tuổi trồng tại Hòa Nhơn, Hòa Vang,
Đà Nẵng ở các chế độ phân bón khác nhau
Cây hà thủ ơ đỏ 45 ngày tuổi trồng tại Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà
Nẵng ở các điều kiện che sáng khác nhau
Kích thước củ hà thủ ơ đỏ sau 4 tháng trồng tại Hịa Nhơn, Hịa
Vang, Đà Nẵng ở các chế độ phân bón khác nhau
Cây hà thủ ô đỏ từ giống nuôi cấy mô 4 tháng tuổi trồng tại Hòa
Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng ở các chế độ phân bón khác nhau
Kích thước củ hà thủ ơ đỏ 4 tháng tuổi trồng ngồi tự nhiên ở các
chế độ che sáng khác nhau
Cây hà thủ ô đỏ 4 tháng tuổi trồng ngoài tự nhiên từ giống nuôi
cấy mô ở các công thức che sáng khác nhau

44

47


49

49

51

51

3.12

Quy trình nhân giống in vitro và trồng cây hà thủ ô đỏ in vitro

52

3.13

Giai đoạn nhân giống cây hà thủ ô đỏ in vitro

53

3.14

Sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ in vitro giai đoạn vườn ươm

54

3.15

Cây hà thủ ô đỏ trồng tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng


55


1

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người không chỉ biết sử dụng thực vật làm nguồn thực phẩm
mà còn sử dụng chúng để điều trị bệnh tật (Wyk and Wink, 2004). Hàng ngàn năm
qua, các loài cây dược liệu là một nguồn nguyên liệu thực vật quý giá, chứa các chất
được sử dụng cho mục đích chữa trị hoặc là tiền chất cung cấp cho việc tổng hợp
các chất cần thiết để chữa bệnh và phục hồi sức khỏe cho con người [32]. Theo tổ
chức WHO, 80% dân số thế giới tin cậy vào các phương thức chữa bệnh truyền
thống bằng cây dược liệu và ¼ các loại thuốc hiện nay đều có chứa các hoạt chất
sinh học chiết xuất từ các cây dược liệu [59]. Trên thế giới, hà thủ ơ đỏ có nhiều ở
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Ấn Độ. Hà thủ ô đỏ là một trong những loại
thảo dược truyền thống lâu đời nhất của Trung Quốc, được liệt kê trong dược điển
Trung Quốc [49]. Ở Việt Nam, cây hà thủ ô đỏ phân bố chủ yếu ở miền núi phía
Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An…[13]. Hà thủ ô đỏ được dân
gian biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân
cốt, đen râu tóc. Trong y học, các nghiên cứu dược lý đã nhấn mạnh đến lợi ích
chính của nó trong việc điều trị các bệnh khác nhau như tổn thương gan, ung thư,
tiểu đường, rụng tóc, xơ vữa động mạch và các bệnh thối hóa thần kinh [40].
Trước đây, nguồn hà thủ ô đỏ tự nhiên ở nước ta khá dồi dào nhưng trong những
năm gần đây nhu cầu sử dụng hà thủ ô đỏ làm dược liệu ngày càng tăng nên đã bị
khai thác kiệt quệ. Bên cạnh đó, vùng phân bố của hà thủ ơ đỏ ở nước ta bị tàn phá
nghiêm trọng do nạn phá rừng khiến loài cây này đang nằm trong nguy cơ tuyệt
chủng và được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ni cấy mô tế bào

nhằm nhân nhanh số lượng cây hà thủ ô đỏ để bảo vệ được nguồn gen của giống cây
này và đáp ứng nhu cầu về nguồn dược liệu như Trương Thị Bích Phượng và cs
(2008), Hồng Thị Kim Hồng (2011), Nguyễn Xuyến Thành Thắng, Trương Công
Phi (2012). Tuy nhiên những nghiên cứu này mới ở gian đoạn nhân nhanh giống
cây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, chưa có nhiều nghiên cứu về việc trồng


2

thử nghiệm cây hà thủ ô đỏ từ giống nuôi cấy mô trong điều kiện môi trường sinh
thái tự nhiên.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích rừng lớn với tổng diện tích rừng và đất lâm
nghiệp là 62.929,5 ha (quyết định 5924/QĐ - UBND ngày 27/08/2013 của Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng), đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược
liệu. Cùng với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong cơ cấu nông
nghiệp thì thành phố Đà Nẵng cũng xây dựng định hướng về quy hoạch phát triển
vùng dược liệu (theo quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày 24/04/2012 của uỷ ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng). Tuy nhiên chưa có cơng trình khảo sát, điều tra về
ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển và dược tính của cây
dược liệu nói chung, cây hà thủ ơ đỏ nói riêng tại thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc
nghiên cứu có tính hệ thống về các điều kiện cần thiết để mở rộng sản xuất loài cây
dược liệu này tại Đà Nẵng là rất cấp thiết.
Xuất phát từ các cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum
Thunb.) từ giống nuôi cấy mô trong điều kiện sinh thái xã Hòa Nhơn, Huyện Hòa
Vang, Thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Xác định được các điều kiện sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng của cây hà
thủ ô đỏ trồng tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng từ giống nuôi cấy mô.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các nhân tố sinh thái phù hợp cho sự sống sót và sinh trưởng
của cây hà thủ ơ đỏ trong giai đoạn vườn ươm.
- Xác định được các nhân tố sinh thái tự nhiên và chọn được vùng sinh thái
phù hợp để trồng thử nghiệm cây hà thủ ô đỏ trên địa bàn xã Hòa Nhơn, Hòa Vang,
Đà Nẵng.
- Xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp cho sinh trưởng của cây hà
thủ ô đỏ trồng tại xã Hòa Nhơn, Hòa Vang, Đà Nẵng.


3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về ảnh hưởng
của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây hà thủ ô đỏ từ giống nuôi cấy mô
trồng tại Đà Nẵng.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực công nghệ sinh học, sản xuất giống và trồng cây dược liệu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp quy trình về ươm trồng cây giống và trồng
cây hà thủ ô đỏ từ giống nuôi cấy mô trong điều kiện sinh thái tại Đà Nẵng, làm cơ
sở để đề ra biện pháp canh tác phù hợp đối với việc trồng sản xuất cây hà thủ ô đỏ
tại Đà Nẵng, tạo nguồn dược liệu góp phần bảo tồn nguồn gen và chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có các phần sau:
-

Mở đầu


-

Chương 1: Tổng quan tài liệu

-

Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

-

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

-

Kết luận và kiến nghị

-

Tài liệu tham khảo


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giới thiệu về nhân giống in vitro ở thực vật


1.1.1. Sơ lược về nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô và tế bào thực vật là một lĩnh vực của công nghệ sinh học thực
vật. Phương pháp này cho phép tách các cơ quan: mô, tế bào đơn, protoplast từ một
cá thể rồi nuôi cấy trong mơi trường dinh dưỡng nhân tạo có bổ sung chất điều hịa
sinh trưởng và những điều kiện ni cấy thích hợp để phân hóa thành cơ quan và tái
sinh thành cơ thể hoàn chỉnh [29]. Bên cạnh việc khắc phục những nhược điểm của
biện pháp nhân giống truyền thống, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật còn thể
hiện nhiều ưu điểm vượt trội như tạo ra lượng lớn cây trồng sạch bệnh, đồng nhất
về mặt di truyền trong thời gian ngắn, tạo ra một lượng lớn sinh khối tế bào phục vụ
cho công nghiệp và y dược [1].
Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật dựa trên cơ sở lý luận khoa học là tính
tồn năng và khả năng phân hóa, phản phân hóa của tế bào thực vật. Cuối thế kỷ 19,
nhà bác học người Đức Haberlangt (1902) là người đầu tiên đề xuất phương pháp
nuôi cấy mô tế bào thực vật để chứng minh tính tồn năng của tế bào. Theo ơng, mỗi
tế bào của bất kỳ cơ thể sinh vật nào đều mang tồn bộ lượng thơng tin di truyền của
cả sinh vật đó, vì vậy khi gặp điều kiện thích hợp mỗi tế bào đều có thể phát triển
thành cơ thể hồn chỉnh [33].
Ni cấy mơ đã mở ra khả năng to lớn về việc tìm hiểu sâu sắc bản chất của
sự sống, thực tế đã cho phép nuôi cấy các mơ phân sinh, mơ sẹo của cây có thể kích
thích tái sinh thành cây hồn chỉnh. Từ đó, phương pháp nhân giống nuôi cấy mô
được sử dụng để bảo quản và nhân nhanh các giống cây quý, có giá trị kinh tế cao.
Nhân giống nuôi cấy mô ở thực vật giúp sản xuất số lượng lớn các cây giống cần
thiết phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người cũng như trong nông nghiệp, y
học. Việc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật đã mở ra một thời kỳ mới
cho ngành nông nghiệp của thế giới, một hướng đi hoàn toàn mới mẻ và hiện đại.


5

Ngày nay, việc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật đã trở thành công

nghệ và đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Người ta đã nhân giống và phục
tráng hàng loạt các loại cây trồng có giá trị như khoai tây, lan, các lồi cây ăn quả, cây
công nghiệp, cây dược liệu [30], [33], [37], [46].
1.1.2. Các giai đoạn nhân giống in vitro ở thực vật
Cho tới nay, việc sử dụng phương pháp nhân giống nuôi cấy mô đã được áp
dụng cho nhiều loại cây trồng (trên 400 loài). Theo Murashige của trường Ðại học
California đã chia quy trình nhân giống ni cấy mơ làm ba giai đoạn
Giai đoạn 1: Tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu in vitro
Giai đoạn này là bước thuần hố vật liệu ni cấy. Các mẫu đã được khử
trùng và được ni cấy trong mơi trường thích hợp để tạo ra các chồi mới. Giảm tỷ
lệ mẫu nhiễm bệnh, tăng khả năng tái sinh có vai trị quan trọng ở giai đoạn này.
Theo Yildiz (2012), mô lấy từ cây non có khả năng tái sinh cao hơn từ cây trưởng
thành. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 6 tuần.
Giai đoạn 2: Nhân nhanh chồi, cụm chồi in vitro
Là giai đoạn then chốt của tồn bộ q trình nhằm tạo ra hệ số nhân cao nhất.
Ở giai đoạn này các chồi được kích thích phát sinh thành nhiều chồi, mầm nhằm
cung cấp cho các lần cấy chuyển tiếp theo. Hệ số nhân phụ thuộc nhiều vào vai trò
của các loại phytohoocmon (thường là cytokynin).
Giai đoạn 3. Tạo cây hoàn chỉnh, huấn luyện cây con
- Tạo cây hoàn chỉnh: Các chồi in vitro đủ tiêu chuẩn được chuyển sang môi
trường tạo rễ để tạo ra cây giống in vitro hoàn chỉnh với đầy đủ thân, lá, rễ. Trong
giai đoạn này, nồng độ cytokynin được giảm xuống và tăng nồng độ auxin nhằm
kích thích sự hình thành rễ. Chồi được chuyển vào môi trường tạo rễ bổ sung các
Auxin (BA, 2,4-D, IAA) ở liều lượng thích hợp [14].
- Huấn luyện cây con: Là giai đoạn chuẩn bị cho cây con chuyển ra ngồi hệ
thống vơ trùng khi đã đạt kích thước nhất định.
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhân giống in vitro cây thuốc
*Một số nghiên cứu trên thế giới:



6

Trên thế giới có một số cơng trình nghiên cứu nhân giống in vitro chi sa nhân
(Amomum). Sajina và cs (1997) bước đầu đã xây dựng quy trình nhân giống
Amomum subulatum Roxb, đây là lồi có giá trị kinh tế quan trọng nhất ở Bengal Ấn Độ. Rao và cs (2003) đã nuôi cấy invitro Amomum longiligulare T.L.Wu, kết
quả số chồi thu được tương đối thấp, chỉ đạt 3,7 chồi/mẫu. Một lồi có giá trị khác
thuộc chi sa nhân là Amomum villosum Lour cũng đã được Ping (2004), Hong và Na
(2005) nhân giống in vitro từ chồi rễ. Amomum krervanh Pierre ex Gagnep là cây
dược liệu phổ biến ở Thái Lan và Campuchia đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu nhân giống invitro từ chồi nách (Tefera và cs, 2004; Rao và cs., 2004).
Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire đã được Hongdong (2006) nuôi in vitro và
nhân nhanh từ chồi đỉnh [56], [52], [53], [42], [43].
Samson Daudet Medza Mve và cs (2013) nghiên cứu về khả năng sinh cụm
chồi của dầu mè Jatropha curcas, kết quả thu được các chồi phát triển tốt nhất trong
môi trường MS bổ sung 2,21 µm BA, 5.70 µm IAA (indole-3-acetic acid) và 15
mg.l-1 L-arginine với số chồi cao nhất là 13 chồi/ mẫu cấy.Các chồi này được tách
ra và sau đó ni cấy trên mơi trường tạo rễ MS bổ sung 2,46 µm IBA, 2% sucrose
và 0,7% agar. Cây con ra rễ khi cho thích nghi với mơi trường cho tỉ lệ sống sót là
98% [57].
Năm 2013, Priyanka và cs tiến hành nghiên cứu nhân giống in vitro loài
dược liệu Psoralea Corylifolia. Nguyên liệu được dùng nuôi cấy là thân cây, các
mắt thân cây được cắt ngắn cấy vào môi trường nhân chồi, được khảo sát trên ba
loại môi trường: MS bổ sung thêm BAP (12 μM); MS + NAA (10,0 μM) và MS +
Kinetin (15,0 μM) kết quả thu được trên môi trường cơ bản MS + BAP 12 μM là tốt
nhất cho nhân nhanh chồi với số chồi cao nhất (6,12 chồi/mẫu cấy). Trong vịng hai
tuần ni cấy trên mơi trường MS bổ sung 2,5 μM IBA tạo rễ in vitro chồi có chiều
dài trung bình 7,11cm [51].
Năm 2014, Gopinath B. và cs nghiên cứu thành cơng quy trình nhân giống in
vitro cây dược liệu lồi Artemisia annua L. với mơi trường nhân chồi là môi trường
MS bổ sung 1,5 mg/L BAP + 0,5 mg/L NAA và môi trường tạo rễ in vitro là MS +



7

1 mg/L IBA. Cây con ra rễ in vitro được trồng trên giá thể phù hợp cho tỷ lệ sống
sót cao (85%) [38].
*Một số nghiên cứu trong nước
Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa
dạng sinh vật, trong đó độ đa dạng về cây cỏ khoảng 10.386 loài thực vật có mạch đã
được xác định, dự đốn có thể tới 12.000 loài, trong số này, nguồn tài nguyên cây làm
thuốc chiếm khoảng 30% (Trần Cơng Khánh, 2002, tr. 2). Chính vì vậy mà việc phát
triển cơng nghệ ni cấy mơ tế bào đối với các loài cây dược liệu ngày càng được chú
trọng hơn trong thời gian gần đây.
Năm 2010, Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư đã nghiên cứu nhân giống in
vitro cây Ba Kích (Morinda Officinalis How) với mơi trường tái sinh chồi in vitro là
MS có bổ sung 0,25 mg/L KIN. Môi trường được sử dụng để nhân nhanh chồi là:
MS bổ sung 3,5 mg/L BA và 0,2 mg/L IBA (với 15,00 chồi/ mẫu cấy). Chồi được
tạo rễ tốt nhất trên môi trường MS bổ sung 0,2-0,25 mg/L IBA. Cây in vitro đưa ra
nhà lưới đạt 97,9% cây sống sót và sinh trưởng tốt sau 30 ngày tuổi trồng trên cơ
chất đất cát pha [25].
Năm 2011, Đặng Ngọc Phúc và cs nghiên cứu nhân giống in vitro lồi sa
nhân tím, được sử dụng trong nhiều bài thuốc đơng y như: chữa có thai bị lạnh
bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông; chữa tiêu chảy; chữa ăn không tiêu, nôn mửa,
đau bụng; chữa đau nhức răng; chữa tê thấp… Mẫu được nuôi cấy trên môi trường
MS bổ sung riêng lẻ chất kích thích sinh trưởng BAP, kinetin. Sau 8 tuần nuôi cấy,
khả năng tái sinh chồi tốt nhất đạt được trên môi trường bổ sung BAP 1,0 mg/l
(1,36 chồi/ đỉnh sinh trưởng; 1,40 chồi/ đỉnh sinh trưởng bổ đôi; 1,04 chồi/ đoạn
thân). Đoạn thân in vitro được cấy lên môi trường nhân nhanh bổ sung riêng lẻ hay
kết hợp các chất kích thích sinh trưởng BAP, kinetin và NAA. Sau 10 tuần nuôi cấy,
môi trường bổ sung BAP 1,5 mg/l kết hợp NAA 0,25 mg/l cho số chồi lớn nhất đạt

7,40 chồi/ mẫu. Rễ được cảm ứng tốt nhất trên mơi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l
NAA (18,42 rễ/ chồi). Cây con in vitro được huấn luyện thích nghi và trồng ở vườn
ươm với tỷ lệ sống sót 93,14% [16].


8

Bùi Văn Thắng và cs đã nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây
Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. Et Thomson) bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô, cảm ứng tạo cụm chồi trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L kinetin + 0,2
mg/L NAA cho hệ số nhân chồi 16,55 lần/chu kỳ nhân (3 tuần), tỷ lệ chồi hữu hiệu
là 91,09%. Chồi ra rễ khi nuôi trên môi trường MS bổ sung 0,3 mg/L IBA, 20 g/L
sucrose và 7 g/L agar với tỷ lệ chồi ra rễ là 100%, số rễ 6,17 rễ/cây, chiều cao trung
bình 1,07 cm [21].
Năm 2016, Phạm Thị Thì và cs đã nghiên cứu thành cơng quy trình nhân
giống cây đinh lăng có hàm lượng saponin cao bằng phương pháp nhân giống in
vitro, kết quả cho thấy, trong cây Đinh lăng lá nhỏ (P. fruticosa (L.) có sự hiện diện
của saponintriterpen và hàm lượng oleanolic acid trung bình đạt 77,17 µg/g đã được
sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu. Môi trường tái sinh chồi tốt nhất là MS + 2
mg/l BAP + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Môi trường tăng sinh chồi tốt nhất
là MS + 2 mg/l BAP + 0,5 mg/l IBA + 10 g/l Agar + 30 g/l đường sucrose. Sự phát
triển chồi thành cây hồn chỉnh thích hợp trên môi trường MS + 1 mg/l NAA + 10
g/l Agar + 30 g/l đường sucrose [23].
1.2.

Ảnh hƣởng của nhân tố sinh thái đối với sự sinh trƣởng của thực vật

1.2.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực vật
1.2.1.1.


Giá thể

Giá thể là từ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng,
các loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng,
loại cây trồng mà chọn các loại giá thể thích hợp. Giá thể bao gồm hỗn hợp của các
vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thống cho sự phát triển của cây. Hỗn hợp này được
dùng đơn lẻ hoặc phối trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại: bột núi lửa, vỏ trấu
hun, mùn dừa, than bùn, đá trân châu, cát, sỏi,... Các loại giá thể này được dùng phổ
biến trong ngành khoa học nghề vườn [54].
Giá thể trồng cây có ưu điểm:
- Kiểm sốt được pH, thành phần dinh dưỡng, các yếu tố gây bệnh và lây
truyền bệnh cho cây.


9

- Có khả năng giữ ẩm và thống khí tốt.
- Có khả năng tái sử dụng hoặc an tồn cho môi trường khi phân hủy.
Các loại giá thể khác được sử dụng ngoài đất:


d

Xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa, nghiền nhỏ và có thể làm khơ

đóng thành bánh để dễ vận chuyển và bảo quản. Trước khi sử dụng cần loại bỏ chất
chát (tanin). Xơ dừa là giá thể có khả năng giữa ẩm và thơng thống khí tốt nhưng
nó dễ gây úng cho một số loại cây trồng, có pH từ 6,5 - 7, có trọng lượng riêng thấp,
tính ổn định cao. Xơ dừa có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối trộn với các nguyên liệu
khác như than bùn, tro trấu, đất mùn theo tỷ lệ, sẽ tạo ra loại giá thể có độ tơi xốp

cao, thơng thống khí [45].


u hun Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem hun cháy

nhưng chưa thành tro. Trấu hun là giá thể hữu cơ, thoát nước tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng. Trong trấu hun chứa một lượng lớn kali có tính kiềm, có thể tái
sử dụng và hoàn toàn sạch bệnh. Trấu hun là loại phế phẩm rất phổ biến trong nông
nghiệp. Cũng như xơ dừa, sử dụng trấu hun làm giá thể trồng cây mang lại hiệu quả
kinh tế cao [55].
Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thống khí và cải thiện độ
pH, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng để thích hợp với từng đối tượng cây
trồng. Theo John và Harold (1999) có thể dùng riêng lẻ hoặc phối trộn các loại giá
thể để tăng hiệu quả sử dụng đối với từng loại cây khác nhau.
1.2.1.2.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây [44].
Nhiệt độ tác động chủ yếu đến cây qua con đường quang hợp. Cây sinh trưởng
trong một khoảng nhiệt độ khá rộng, từng loài cây có khoảng nhiệt độ thích hợp
khác nhau, phạm vi nhiệt độ được xác định trong khoảng nhiệt độ tối thiểu đến tối
đa [41]. Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây thì có nhiệt độ tối thích cho sự
sinh trưởng, ở nhiệt độ đó sự sinh trưởng của cây diễn ra thuận lợi nhất, ngưỡng
trên và dưới nhiệt độ tối thích thì tốc độ sinh trưởng giảm. Nhiệt độ tối thấp và nhiệt
độ tối cao cho sự sinh trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà cây ngừng sinh


10


trưởng. Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đổi theo sự thích nghi của cây trồng ở
những vùng sinh thái khác nhau.
Sinh trưởng của các cơ quan khác nhau của cây cũng nằm trong khoảng nhiệt
khác nhau. Những cơ quan ở trên mặt đất thích nghi với nhiệt độ khơng khí cao hơn
so với những cơ quan dưới mặt đất, vì vậy ở nhiệt độ cao sự sinh trưởng của rễ kém
hơn thân và cành.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có ảnh hưởng rất lớn đến
sự sinh trưởng của cây. Ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích
lũy chất hữu cơ, ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế hơ hấp và tiêu phí chất hữu cơ,
giảm sự thốt hơi nước nên sinh trưởng nhanh hơn.
Vì vậy, việc biết được yêu cầu nhiệt độ sinh trưởng của từng loại cây trồng
có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định thời vụ trồng thích hợp, chọn vùng, chuyển
vùng hay nhập cây giống , từ đó có kỹ thuật chăm sóc cây trồng tốt hơn và cho chất
lượng cao hơn.
1.2.1.3.

Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng đến tồn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy
mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết. Ánh sáng là
yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó rất cần cho q trình
quang hợp. Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ
để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng giúp cây sinh trưởng và phát triển,
ánh sáng còn tham gia vào nhiều quá trình sinh lý của thực vật.
Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà người ta chia
thực vật thành ba nhóm chính: cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng. Cây ưa
sáng tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên, nhưng nói
chung, sản phẩm quang hợp đạt cực đại không phải trong điều kiện chiếu sáng cực
đại mà ở cường độ vừa phải. Ngược lại cây ưa bóng cho sản phẩm quang hợp cao ở
cường độ chiếu sáng thấp.Trung gian giữa 2 nhóm trên là nhóm cây chịu bóng

nhưng nhịp điệu quang hợp tăng khi sống ở những nơi được chiếu sáng đầy đủ.


11

Ngồi ra, ánh sáng cịn ảnh hưởng đến q trình quang phát sinh hình thái
cấu tạo của cây, tính hướng sáng, sự nảy mầm của hạt, sự phát triển của hệ rễ. Mức
độ ảnh hưởng của ánh sáng phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, chất lượng và thời
gian chiếu sáng.
1.2.1.4.

Nước

Trong q trình tiến hóa, thực vật đã hình thành được các thích nghi cho
phép giảm dần mối phụ thuộc vào sự hiện diện của nước, tuy nhiên nước vẫn là yếu
tố quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật trong mọi giai
đoạn tiến hóa. Đối với các lồi tảo, nước là mơi trường sống. Thực vật bào tử trên
cạn còn lệ thuộc vào nước ở dạng giọt – lỏng trong thời kỳ sinh sản hữu tính với sự
xuất hiện các giao tử di chuyển bằng roi. Thực vật có hạt với sự xuất hiện của hạt
phấn, đã khơng cịn cần nước tự do đối với q trình thụ phấn. Ở thực vật có hạt,
hoàn thiện cơ chế hút và tiết kiệm nước chi dùng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Trong mô thực vật nước chiếm từ 70 – 90% sinh khối tươi. Nước đóng vai trị quan
trọng nhất trong tất cả các quá trình hoạt động sống của cơ thể [9].
Vai trò của nước trong cơ thể thực vật rất đa dạng: môi trường nước liên kết
tất cả các bộ phận của cơ thể, từ các phân tử trong các tế bào cho đến các mô và cơ
quan thành một thể thống nhất; nước là dung môi quan trọng, vừa là môi trường vừa
là thành phần tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa sinh trong tế bào; nước là
thành phần chủ yếu trong hệ thống vận chuyển vật chất, là tác nhân điều hòa nhiệt
độ và là chất đệm tốt bảo vệ cơ thể thực vật khỏi các tác động cơ học [48].
Nước là yếu tố sinh thái tối cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, cây sinh

trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước, thiếu nước ở giai đoạn nào cũng ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây.
1.2.1.5.

Các ch t dinh dưỡng

- Nguyên tố đại lượng: là các nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu cần thiết cho
cây trồng. Trong đất, hàm lượng các ngun tố khống thường ít hoặc ở dạng cây
không dùng trực tiếp được và thường được bổ sung vào đất thơng qua việc bón
phân, bao gồm Nitơ, Phốt pho, Kali.


12

+ Vai trò của Nitơ (N)
N là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, N cần cho
cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh, rất
cần cho các loại cây ăn lá. N tham gia vào thành phần chính của clorophin, protit,
các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. N là yếu tố cơ bản của
q trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc thu hút các yếu
tố dinh dưỡng khác.
Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục khơng hình thành, lá
chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích lũy
giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất. Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng
quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất
yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn cơng.
+ Vai trị của phốt pho (P)
Trong cây, P chủ yếu nằm ở dạng hữu cơ, phần rất nhỏ nằm ở phân vơ cơ. P
có trong thành phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của
cây. P tham gia vào thành phần các enzym, các protein, có tác dụng tốt trong quá

trình phân bào, tổng hợp axit amin; thúc đẩy ra hoa, hình thành quả, quyết định
năng suất và phẩm chất thu hoạch; hạn chế tác hại của việc bón thừa N; thúc đẩy
việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên; làm tăng độ vững chắc của thân, chống lốp đổ. P làm
tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét,
chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại, …
+ Vai trị của kali (K)
K có vai trị chủ yếu trong việc chuyển hố năng lượng trong q trình đồng
hố các chất trong cây.
Tỉ lệ K trong thân lá thường cao hơn K trong hạt, rễ và trong củ. Ở các bộ
phận hoạt động mạnh tỉ lệ K cao hơn các bộ phận già. K xâm nhập vào các phiến
lục lạp, lôi cuốn các sản phẩm phụ của quá trình quang hợp làm cho quá trình quang
hợp được liên tục. K làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào nên tăng khả năng hút
nước của rễ, điều khiển hoạt động của khí khổng, giảm khả năng thoát hơi nước lúc


13

khô hạn. Bổ sung K làm tăng hiệu quả sử dụng N và P, thiếu K thì quang hợp giảm,
hơ hấp tăng nên năng suất giảm, chất lượng sản phẩm kém. K làm tăng khả năng
chống chịu của cây đối với các tác động khơng thuận lợi từ bên ngồi, làm cho cây
ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. K làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,
tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
- Nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng như kẽm (Zn), sắt (Fe),
mangan (Mn), đồng (Cu), bo (B), molypden (Mo), clo (CL)… có hàm lượng nhỏ từ
10-4 – 10-5 trọng lượng chất khô của cây. Cây yêu cầu không nhiều nhưng mỗi
ngun tố đều có vai trị quan trọng trong đời sống của cây. Vai trò chủ yếu của vi
lượng là hình thành và kích thích hoạt hóa các hệ thống men trong cây. Các nguyên
tố vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống của cây: quang hợp, hơ
hấp, hút khống, hình thành, chuyển hóa và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong
cây. Ví dụ, sắt (Fe) cần để tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây; kẽm (Zn) có vai

trị quan trọng trong việc tổng hợp đạm, hình thành các chất điều hòa sinh trưởng
trong cây; mangan (Mn) là chất cần thiết cho q trình hơ hấp của cây, hoạt hóa các
enzim chuyển hóa đạm và tổng hợp diệp lục tố, kiểm sốt các q trình xảy ra trong
tế bào ở các pha sáng và tối; đồng (Cu) xúc tiến quá trình hình thành vitamin A,
giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…Tuy nguyên tố vi lượng rất
cần thiết đối với cây nhưng hàm lượng cao trong đất sẽ làm cây bị ngộ độc.
- Phân hữu cơ: Phân hữu cơ nói chung có ưu điểm là chứa đầy đủ các
nguyên tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà khơng một loại phân khống nào có
được, sau khi vùi vào đất, chúng được phân giải để cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây. Ngoài ra, phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp
hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất,
chống được hạn, chống xói mịn. Phân hữu cơ gồm các loại: phân hữu cơ truyền
thống (phân chuồng, phân rác, than bùn, phân xanh, các loại phân hữu cơ khác) và
phân hữu cơ cơng nghiệp (phân hữu cơ, phân hữu cơ khống, phân hữu cơ sinh học,
phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh) [4].


14

Bón phân hữu cơ cịn làm giảm bớt lượng phân khống cần bón do phân hữu
cơ có chứa các ngun tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Kết quả
nghiên cứu và điều tra cho thấy nếu bón 10 tấn phân chuồng/ha có thể giảm bớt
được 40-50% lượng phân kali cần bón [4].
1.2.2. Một số nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của
cây từ giống nuôi cấy mô
Năm 2009, Stefanello và cs đã nghiên cứu chuyển cây Miltonia flavescen
Lindl ra ngoài vườn ươm trồng trên giá thể vụn xơ dừa có tỉ lệ sống đạt 100% sau
30 ngày chăm sóc [58].
Prasertsongskun và Awaesuemae (2009) nghiên cứu trồng cây Aerides
houlletiana Rchb.f. (Lan đuôi cáo) in vitro trong nhà lưới với các giá thể là xơ dừa,

than (củi) và xơ dừa trộn với than theo tỉ lệ 1:1. Kết quả cho thấy cây được trồng
trên giá thể xơ dừa - than (1:1) là thích hợp nhất cho sự sống sót và sinh trưởng của
lồi lan này (tỉ lệ sống sót là 72%) [50].
Cao Thị Thủy, Vũ Quang Sáng (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể tới
sinh trưởng, phát triển của cây xuyên khung in vitro. Các cơng trình nghiên cứu gần
đây của y học hiện đại đã xác định một số tác dụng dược lý của xuyên khung như:
ức chế sự co bóp tử cung, chống loạn nhịp tim, gây dãn động mạch vành, cải thiện
tuần hoàn não, giảm cholesterol máu… (Lê Trần Đức, 1997). Các cây xuyên khung
in vitro đạt tiêu chuẩn được trồng trên 3 nền giá thể khác nhau: Đất, cát, hỗn hợp:
đất, cát, phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1:1:1. Kết quả thu được hai nền giá thể là
cát và đất cho tỷ lệ sống đạt 100%, giá thể hỗn hợp (đất: cát: phân chuồng hoai
mục) cho tỷ lệ sống là 87%. Giá thể còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng chiều cao và
số lá trên cây, đạt cao ở nền giá thể đất (chiều cao cây đạt 12,0 cm, số lá/ cây đạt
3,9) và hỗn hợp (chiều cao cây đạt 10,5 cm, số lá/ cây đạt 4,1), đạt thấp ở nền giá
thể cát (chiều cao 9,0 cm, số lá/ cây là 3,2) sau 45 ngày sau trồng ngoài vườn ươm.
Thời vụ ra cây từ 12/1 đến 22/2 là thích hợp nhất, tỷ lệ cây sống đạt 100% đồng thời
cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Sau khi đưa cây xuyên khung in vitro trên
giá thể đất ba ngày, phun dung dịch dinh dưỡng 1/2 MS cho cây con theo định kỳ 5


×