Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 thpt ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN THỊ ANH

Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả
trong chương trình địa lí 10 THPT- Ban cơ bản

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Th.S Lê Thị
Thanh Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cơ
giáo trong khoa Địa Lí – Trường đại học sư phạm Đà
nẵng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo, đóng góp
những ý kiến q báu để đề tài của em được hoàn thành
với kết quả tốt nhất.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
cùng với các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Trãi đã
giúp đỡ em trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình,
người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện
cho em trong quá trình làm đề tài.


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Anh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kê các mối quan hệ nhân quả cơ bản trong SGK địa lí 10 THPT –
Ban cơ bản
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm bài 35
Bảng 3.2. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực
nghiệm

đối với bài 35

Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm bài 36
Bảng 3.4. Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong quá trình thực
nghiệm đối với bài 36


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

KT - XH


: Kinh tế - xã hội

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

TN

: Thực nghiệm

ĐC

: Đối chứng

NXB

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................................ 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................... 1
4. Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................................... 2

5. Lịch sử nghiên cứu:............................................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .................................................................................. 2
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỊA LÍ...................................................................... 4
1.1.Các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí ở trường THPT ..................................... 4
1.1.1. Khái niệm về mối quan hệ và mối quan hệ nhân quả .................................................. 4
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí .. 6
1.1.3. Phân loại các mối quan hệ nhân quả địa lí ................................................................... 7
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp 10 ........................................................ 10
1.3. Cấu trúc và đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ bản. 11
1.4. Thực trạng dạy học địa lí tại một số trường THPT ở Đà Nẵng .................................... 13
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT – BAN CƠ BẢN ............................................... 15
2.1 Phân loại các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ
bản ........................................................................................................................................ 15
2.1.1. Dựa vào cấu trúc ........................................................................................................ 16
2.1.2. Dựa vào nội dung ....................................................................................................... 20
2.1.3. Dựa vào mức độ ......................................................................................................... 31
2.2. Các phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10
THPT – Ban cơ bản ............................................................................................................. 36
2.2.1. Những yêu cầu về mặt phương pháp ......................................................................... 36
2.2.2. Các phương pháp giảng dạy các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10
THPT – Ban cơ bản ............................................................................................................. 37
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY MỘT SỐ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 THPT – BAN CƠ BẢN............................... 44


1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm ................................................................................ 44

1.1. Mục đích của thực nghiệm ............................................................................................ 44
1.2. Yêu cầu thực nghiệm .................................................................................................... 45
2. Tổ chức thực nghiệm ....................................................................................................... 45
2.1. Địa bàn thực nghiệm ..................................................................................................... 45
2.2. Cách tổ chức thực nghiệm ............................................................................................ 45
2.3. Cách thức đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 45
2.4. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................................... 46

PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài............................................................................ 49
1.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................... 49
1.2. Hạn chế của đề tài ......................................................................................................... 50
2. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................................ 50


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khoa học địa lí nói chung và bộ mơn địa lí trong nhà trường nói riêng mang
tính chất tổng hợp bao gồm nhiều kiến thức khác nhau như các khái niệm, các mối
quan hệ nhân quả, các quy luật, các quan điểm, … Trong đó các mối quan hệ nhân
quả chiếm một vị trí và vai trị khá lớn, hiểu và xác định được các mối quan hệ nhân
quả sẽ góp phần hình thành được các khái niệm cho học sinh và đó cũng chính là
con đường để phát triển tư duy địa lí cho học sinh. Thật vậy, chỉ khi các em đã hiểu
và xác định được các mối quan hệ nhân quả thì kiến thức trong bài mới được khắc
sâu, cũng từ đó các em có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng trong cuộc
sống. Vì vậy, mơn địa lí ở nhà trường trung học cần hình thành cho các em có được
kiến thức vững chắc, niềm tin khoa học và khả năng tìm hiểu các mối quan hệ nhân
quả giữa các vấn đề tự nhiên và kinh tế - xã hội.
Việc hình thành mối quan hệ nhân quả là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
mà giáo viên địa lí phải thực hiện, vì mối quan hệ không gian của các hiện tượng là

vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một mơn học
ở nhà trường .
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí ở nhà trường
THPT, em chọn đề tài “Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả trong
chương trình địa lí 10 THPT- Ban cơ bản” để nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp để dạy học các mối quan
hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 THPT – Ban cơ bản nhằm góp phần nâng
cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài đặt ra nhiệm vụ cần nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của phương pháp dạy học các mối
quan hệ nhân quả.
- Nghiên cứu đặc điểm chương trình và nội dung SGK địa lí lớp 10 cơ bản.

1


- Xác định được các mối quan hệ nhân quả cơ bản trong SGK địa lí 10 THPT –
Ban cơ bản. Vận dụng một số phương pháp để dạy các mối quan hệ nhân quả trong
SGK lớp 10 THPT – Ban cơ bản.
- Soạn một số giáo án mẫu để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương
trình địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ bản.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng giả thuyết đưa ra.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu các mối quan hệ nhân quả và phương pháp dạy học các mối quan
hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 THPT – Ban cơ bản.
- Nội dung thực nghiệm một số bài trong chương trình địa lí 10 của học kì II.
5. Lịch sử nghiên cứu:
Phương pháp dạy học các mối quan hệ nhân quả địa lí đã được một số tác giả đề

cập tới như:
- “ Lí luận dạy học địa lí phần đại cương”, Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc,
nhà xuất bản giáo dục năm 2006. Tác giả có nhắc tới phương pháp dạy học các mối
quan hệ nhân quả địa lí nhưng rất sơ sài và đơn giản.
- “ Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ thông”, Nguyễn Trọng Phúc,
nhà xuấ bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004. Tác giả đã phân loại khá rõ các
mối quan hệ nhân quả trong địa lí KT – XH ở THPT, chú trọng thiết lập các mối
quan hệ nhân quả và sử dụng phương pháp sơ đồ để xác định mối quan hệ nguyên
nhân – kết quả.
- Điểm mới của đề tài là xác lập các mối quan hệ nhân quả và đưa ra một số
phương pháp để giảng dạy mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí 10 THPT
– Ban cơ bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, đọc, phân tích và lựa chọn tài liệu từ
các nguồn khác nhau như: SGK, sách tham khảo, các luận văn, các thơng tin trên
các nguồn khác. Từ đó chọn lọc các thông tin thu được để phục vụ cho đề tài.

2


6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát các phương pháp dạy học như phương pháp sơ
đồ, phương pháp giảng giải, phương pháp sử dụng bản đồ.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để điều tra hiện trạng việc dạy và
học địa lí và việc thiết kế các phương pháp dạy học mối quan hệ nhân quả trong dạy
học địa lí.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm
chứng và khẳng định tính chất đúng đắn các phương pháp đã lựa chọn.


3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ ĐỊA LÍ
1.1.Các mối quan hệ nhân quả trong dạy học địa lí ở trường THPT
1.1.1. Khái niệm về mối quan hệ và mối quan hệ nhân quả
a. Mối quan hệ
Mối quan hệ là sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, qui định và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau.
Tùy thuộc vào tính chất, phạm vi, trình độ, vai trị của các mối quan hệ mà
chúng được phân ra:
- Mối quan hệ bên trong – bên ngoài
+ Mối quan hệ bên trong: Biểu hiện mối quan hệ của các mặt bên trong của
sự vật, hiện tượng.
+ Mối quan hệ bên ngoài: Biểu hiện mối quan hệ của các mặt bên ngoài
của sự vật, hiện tượng.
- Mối quan hệ bản chất và không bản chất
+ Mối quan hệ bản chất: Là mối quan hệ có tính chất quyết định đến sự vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Mối quan hệ không bản chất: Là mối quan hệ phụ thuộc thứ yếu, đơi lúc
nó đóng vai trị như là điều kiện khơng quyết định đến sự chuyển hóa của sự vật,
hiện tượng.
- Mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp
+ Mối quan hệ trực tiếp: Là mối quan hệ gần gũi tác động trực tiếp và làm
chuyển hóa thay đổi các sự vật, hiện tượng. Mối quan hệ này dễ nhận biết và là mối
quan hệ chủ yếu.
+ Mối quan hệ gián tiếp: Phải thông qua điều kiện trung gian.

Tùy thuộc vào vai trị, vị trí các thành phần trong mối quan hệ nhân quả có thể
phân ra:
- Mối quan hệ tương hỗ: Là mối quan hệ trong đó hai hay nhiều thành phần
có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

4


- Mối quan hệ nhân quả: Là mối quan hệ trong đó có thành phần nhân sinh
ra thành phần quả.
b. Mối quan hệ nhân quả
Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ trong đó sự tương quan phụ thuộc một
chiều giữa các sự vật hiện tượng. Chỉ có nhân mới sinh ra quả, khơng có quả nào lại
khơng bắt đầu từ nhân trước đó, nhưng nó khơng thể sinh ra nguyên nhân ban đầu
sinh ra nó mà chỉ có thể trở thành nguyên nhân khác của kết quả khác.
Như vậy, trong các mối quan hệ nhân quả có hai thành phần: nguyên nhân và
kết quả.
- Nguyên nhân: Là hiện hiện tượng làm nảy sinh ra hiện tượng khác trong
mối quan hệ với hiện tượng khác.
- Kết quả: Là cái đạt được, thu được trong một công việc hay một quá trình
tiến triển của sự vật. Kết quả là do một hoặc nhiều hiện tượng khác (là nguyên
nhân) gây ra trong mối quan hệ với hiện tượng ấy.
Ví dụ: Lực lượng lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát
triển (nguyên nhân) đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở
nước ta hiện nay (kết quả).
Đây là mối quan hệ nhân quả giữa xã hội với xã hội. Rõ ràng ở đây chỉ có
nhân mới sinh ra quả chứ khơng có quả sinh ra nhân.
Nguyên nhân khác với điều kiện hay nguyên do:
- Nguyên do là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, nhưng
khơng sinh ra kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là sự liên hệ bên ngồi, khơng

bản chất.
Ví dụ: Sau nội chiến nền kinh tế tư bản Hoa Kì Phát triển rất nhanh (kết quả),
do sản xuất tư bản công nghiệp xâm nhập vào các lĩnh vực sản xuất (nguyên nhân),
cịn trong thời kì này việc giải phóng nơ lệ chỉ là nguyên do.
Nguyên nhân và điều kiện lại là hai khái niệm khác nhau, có vai trị khơng
giống nhau trong quá trình sinh ra kết quả. Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng,
không phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng lại có khả năng sinh ra kết quả được chứa
đựng trong nguyên nhân để trở thành hiện thực. Điều kiện không tham gia vào bản

5


thân kết quả nhưng lại tham gia một cách rất yếu vào quá trình sinh ra kết quả. Điều
kiện thường hướng đến nguyên nhân, đến quá trình nhân quả, qui định cả nguyên
nhân đến kết quả.
c. Mối quan hệ nhân quả địa lí
Các mối quan hệ nhân quả địa lí là những mối quan hệ biểu hiện mối tương
quan phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng và các q trình địa lí. Trong
mối quan hệ nhân quả địa lí gồm có thành phần nhân và quả, chỉ có nhân mới sinh
ra quả chứ khơng có trường hợp ngược lại.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học các mối quan hệ nhân quả trong dạy
học địa lí
Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân quả là việc tìm ra nguyên
nhân của sự vật, hiện tượng. Vạch ra nguyên nhân hình thành đối với các hiện
tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội là một trong những mặt quan trọng
nhất trong dạy học của giáo viên địa lí. Vấn đề về mối quan hệ của các hiện tượng
là vấn đề quan trọng nhất, cả đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là một
môn học ở trường.
Đối với chương trình địa lí lớp 10 – Ban cơ bản, việc trình bày các mối quan
hệ địa lí là bước tiếp theo sau khi trình bày các khái niệm. Các khái niệm chỉ

“Sống” trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày khơng phải một cách cơ
lập, đơn lẻ mà trong những mối liên hệ với các khái niệm khác.
Ngay trong việc lĩnh hội một khái niệm, chỉ sau khi học sinh tìm được các mối
quan hệ giữa các dấu hiệu cơ bản của khái niệm thì mới có thể coi việc hình thành
khái niệm ở học sinh đã hoàn thành về cơ bản. Việc xác định được các mối quan hệ
nhân quả giữa các hiện tượng của quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội trên lãnh thổ
còn là con đường để phát triển tư duy địa lí cho học sinh.
Trong nhà trường phổ thơng thì việc xác lập những mối quan hệ nhân quả còn
giúp cho học sinh hình thành những kiến thức địa lí (các khái niệm, các biểu tượng,
các mối quan hệ nhân quả, … ) trong đó khái niệm là kiến thức cơ sở.
Việc xác lập những mối quan hệ nhân quả còn giúp cho học sinh hiểu bài sâu
hơn, làm cho năng lực học tập địa lí của học sinh được phát triển và dần dần các em
sẽ tự xác định được các mối quan hệ nhân quả khác nhau, việc xác định được các

6


mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ phát triển năng lực và tư duy của học
sinh.
1.1.3. Phân loại các mối quan hệ nhân quả địa lí
a. Dựa vào cấu trúc
Dựa vào cấu trúc mối quan hệ nhân quả được phân ra:
- Mối quan hệ nhân quả trực tiếp: Nguyên nhân sinh ra kết quả không thông
qua mối liên hệ trung gian.
- Mối quan hệ nhân quả gián tiếp: Là mối quan hệ phải thông qua các mối
quan hệ khác, thường thì mối quan hệ này khó thấy và khó phát hiện hơn.
Ví dụ: Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi (nguyên nhân) mà Singapore phát triển
được nền kinh tế của mình
Như vậy, sự phát triển kinh tế của Singapore là nhờ sự phát triển thương
mại, là vị trí trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực bn bán trực tiếp

với Singapore do có vị trí địa lí thuận lợi.
b. Dựa vào nội dung bộ mơn
Dựa vào nội dung của bộ mơn địa lí, kiến thức địa lí trong nhà trường phổ
thơng gồm hai mảng kiến thức thuộc về tự nhiên và kinh tế - xã hội có tác động qua
lại lẫn nhau. Xuất phát từ sự tác động qua lại đó, mối quan hệ nhân quả được phân
ra:
- Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên và tự nhiên: Là mối quan hệ giữa các thành
phần tự nhiên. Mối quan hệ xảy ra trong thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, nguyên
nhân sinh ra kết quả thông qua sự tác động tương hỗ nhân quả về mặt vật lí, hóa học
hay sinh học. Những mối quan hệ nhân quả đó biểu hiện dưới dạng một chuỗi liên
tục.
Ví dụ: Việc Trái Đất có hình cầu lại tự quay quanh trục và được chiếu sáng bởi
ánh sáng mặt trời đã sinh ra hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất.
- Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên và xã hội: Được thể hiện thông qua vai trò
của tự nhiên đối với sự phát triển của xã hội như ảnh hưởng của tự nhiên tới sự
phân bố dân cư, tự nhiên là cơ cở vật chất của sự sống và sự tồn tại của xã hội. Môi
trường tự nhiên thuận lợi sẽ giúp cho xã hội phát triển nhanh và ngược lại. Việc dạy
học phân tích mối quan hệ giữa hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội chỉ cần chỉ

7


rõ những tác hại hay hỗ trợ của tự nhiên đối với sự phát triển của xã hội, để từ đó
học sinh có thể vận dụng cải tạo tự nhiên một cách có hiệu quả.
Ví dụ: Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phân bố dân cư. Tự nhiên tác
động đến xã hội con người trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Vì vậy, việc dạy học
nhân quả giữa tự nhiên và xã hội cần phân tích trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực
để học sinh có thể vận dụng để bảo vệ cải tạo tự nhiên có hiệu quả.
- Mối quan hệ nhân quả giữa xã hội và tự nhiên: Là mối quan hệ giữa các yếu
tố xã hội, dân cư, chế độ xã hội với các hiện tượng tự nhiên và làm thay đổi các hiện

tượng tự nhiên đó.
Ví dụ: Các nước nghèo nàn dẫn đến nạn phá rừng diễn ra một cách nghiêm
trọng.
- Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên và kinh tế: Là mối quan hệ giữa tự nhiên
với hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội xảy ra trên điều kiện tự nhiên đó.
Ví dụ: A – ma –dơn là một con sơng rất lớn, có lưu lượng nước dồi dào đã
đem lại nguồn lợi lớn cho khu vực về cả kinh tế lẫn văn hóa.
- Mối quan hệ nhân quả giữa xã hội và xã hội: Nội dung này được trình bày khá
rõ trong chương trình địa lí kinh tế xã hội đặc biệt là mối quan hệ giữa dân số với
nguồn lao động, vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống.
Ví dụ: Một trong những nguyên nhân làm cho vấn đề việc làm trở nên cấp
bách là do dân số đông và tỉ lệ gia tăng tự nhiên nhanh.
Dân số phát triển chậm gây ra tình trạng thiếu nguồn lao động trong
các hoạt động kinh tế.
- Mối quan hệ giữa xã hội và kinh tế: Bao gồm mối quan hệ giữa các tổ chức
chính trị xã hội với tính chất của nền kinh tế, mối quan hệ giữa lao động và sản
xuất, giữa sự phân bố dân cư và phân bố sản xuất.
Ví dụ: Các chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp (phát triển kinh tế
hộ gia đình, kinh tế trang trại, nơng nghiệp hướng ra xuất khẩu, mở rộng thị trường
trong nước và nước ngồi) tạo điều kiện cho ngành nơng nghiệp phát triển cỏ cấu
ngành đa dạng và có tính chun mơn hóa cao.

8


Đường lối phát triển kinh tế mở làm cho các nước mở rộng thị trường
buôn bán hơn.
- Mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế và kinh tế: Mối quan hệ này được biểu
hiện qua sự tác động qua lại giữa nội bộ các ngành, giữa các ngành kinh tế với
nhau, sự trao đổi kinh tế giữa các vùng, các tỉnh trong nước và trong khu vực. Mối

quan hệ đó còn thể hiện qua sự trao đổi về kinh tế giữa các nước, các khu vực khác
nhau trên thế giới.
Mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế với kinh tế, cả nhân và quả cùng là một
hiện tượng mang tính chất kinh tế.
Ví dụ: Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội ngày càng cao
sẽ đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.
- Mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế và tự nhiên: Mối quan hệ này thể hiện ở sự
biến đổi của tự nhiên do hoạt động kinh tế của con người, sự biến đổi này có thể là
càng phát triển nhưng cũng có thể là càng suy thối.
Mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế và tự nhiên biểu hiện nguyên nhân là một
hiện tượng, một sự kiện kinh tế - kết quả xuất hiện là hiện tượng của tự nhiên bị
biến đổi bởi hiện tượng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất xã hội tác động đến tự
nhiên.
Ví dụ: Q trình phát triển của hệ thống giao thơng vận tải đã làm cho tự
nhiên bị biến đổi.
- Mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên và kinh tế - xã hội: Vai trị của vị trí địa
lí và những điều kiện tự nhiên cụ thể rất quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Ngược lại, các nhân tố kinh tế - xã hội tác động lại tự nhiên làm cho tự nhiên
biến đổi theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Một thể tổng hợp lãnh thổ sản
xuất bao giờ cũng dựa trên những điều kiện tự nhiên, xã hội để hình thành trên đó
một số ngành chun mơn hóa. Mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và xã hội là
nguyên nhân để chuyên mơn hóa sản xuất, trong đó yếu tố tự nhiên là điều kiện
khơng thể thiếu được.
Có thể nói, việc phân loại mối quan hệ nhân quả giữa hai thành phần tự nhiên
và kinh tế - xã hội chính là thể hiện kiến thức chọn vẹn của bài địa lí một nước, một

9


vùng. Tuy nhiên, sự phối hợp tác động của hai thành phần này có sự biến đổi theo

thời gian và khơng gian, phân tích chính xác sự khác nhau đó chính là gia tăng giá
trị kiến thức địa lí, phát triển tư duy lãnh thổ, tư duy logic ở học sinh.
Ví dụ: Khi phân tích mối liên hệ nhân quả trong nông nghiệp của một khu vực
thấy rằng: Khi đồng bằng rộng lớn, khí hậu đa dạng sẽ qui định cơ cấu cây trồng
khác nhau. Trình độ cơ giới hóa, yếu tố khoa học kĩ thuật và phương thức sản xuất
tư bản chính là những ngun nhân hình thành các vành đai nông nghiệp khác nhau.
c. Dựa vào mức độ phức tạp
Dựa vào mức độ phức tạp có thể phân ra:
- Mối quan hệ nhân quả đơn giản: Một nhân sinh ra một quả
Ví dụ: Do Nhật Bản giáp biển ở bốn phía nên ngành giao thơng đường biển có
điều kiện phát triển mạnh.
- Mối quan hệ nhân quả phức tạp: Nhiều nhân sinh ra một quả, nhiều quả được
sinh ra từ một nhân hoặc nhiều nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả.
Ví dụ: Vùng Đơng Bắc Hoa Kì có mỏ than, sắt, … có khí hậu ơn đới hải
dương; là vùng định cư đầu tiên và đơng dân; có hệ thống giao thơng thuận lợi; có
phương thức sản xuất tư bản đều là nguyên nhân dẫn đến vùng Đông Bắc trở thành
vùng kinh tế chủ yếu của đất nước Hoa Kì.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh lớp 10
Học sinh lớp 10 – THPT ở trong độ tuổi 15 – 16, thuộc lứa tuổi thanh niên. Ở
độ tuổi này nhìn chung các em đều rất năng động, ham hiểu biết, ham muốn được
tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, cũng như nguyên nhân của các quá trình tự
nhiên – xã hội, khả năng nắm bắt thông tin của các em khá phát triển. Lớp 10 là lớp
đầu cấp của cấp trung học phổ thông, vì thế học sinh sẽ được trang bị những kiến
thức cơ bản về địa lí tự nhiên – kinh tế đại cương.
Trong q trình dạy học địa lí lớp 10, giáo viên có nhiệm vụ truyền đạt kiến
thức cho học sinh, nếu vận dụng các phương pháp thuyết trình truyền thống để
truyền đạt những kiến thức có sẵn trong SGK sẽ gây cho học sinh tâm lí mệt mỏi,
chán nản, ghi nhớ máy móc, khơng hiểu rõ vấn đề. Nhưng việc dạy học theo các
mối quan hệ nhân quả, đem lại cho học sinh những kiến thức một cách hệ thống,
trình tự và dễ nhớ, nắm được bản chất vấn đề. Bên cạnh đó, việc dạy học sinh kĩ


10


năng khai thác tri thức địa lí thơng qua bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê trong SGK
sẽ đem lại tâm lí hứng thú tìm tịi, nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức cơ bản một cách
dễ dàng.
Hiện nay, khối lượng kiến thức trong SGK địa lí lớp 10 tương đối lớn trong khi
đó thời gian học tập và giảng dạy ở trên lớp rất hạn chế nên giáo viên chỉ có thể
cung cấp và trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản. Do đó việc dạy học sinh thiết
lập các mối quan hệ nhân quả địa lí là một công cụ, phương tiện đắc lực để học sinh
chủ động chiếm lĩnh các tri thức, mở rộng vốn hiểu biết của mình.
Nói chung: Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh
lớp 10 hiện nay, việc lập các dàn bài, các sơ đồ mối quan hệ, các bảng tóm tắt, …
làm nổi bật và nhấn mạnh vào kiến thức cơ bản, so sánh, đối chiếu với những kiến
thức vốn có để tự trau dồi tri thức, biết phương pháp tự học.
1.3. Cấu trúc và đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lí lớp 10 THPT –
Ban cơ bản
Chương trình mơn địa lí lớp 10 cung cấp hệ thống kiến thức về địa lí đại cương
như các khái niệm cơ bản, các qui luật chung về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã
hội. Về cấu trúc thì chương trình chia làm hai phần là phần địa lí tự nhiên địa cương
và phần địa lí kinh tế xã hội đại cương. Mỗi phần có một vai trị nhất định trong
việc trang bị kiến thức cho học sinh để hình thành nên các khái niệm, quy luật, và
tạo nên chương trình tổng thể của địa lia lớp 10 – Ban cơ bản, THPT.
Phần 1: Cung cấp kiến thức quan trọng thuộc về địa lí tự nhiên đại cương với các
nội dung như sau:
- Chương 1: Bản đồ.
- Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất.
- Chương 3: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Địa lí.
- Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ Địa lí.

Phần 2: Cung cấp các kiến thức đại cương thuộc về địa lí dân cư, địa lí các
ngành kinh tế gồm có các nội dung sau:
- Chương 5: Địa lí dân cư.
- Chương 6: Cơ cấu nền kinh tế.
- Chương 7: Địa lí nơng nghiệp.

11


- Chương 8: Địa lí cơng nghiệp.
- Chương 9: Địa lí Dịch vụ.
- Chương 10: Mơi trường và sự phát triển bền vững.
Riêng phần 2 của chương trình có hẳn một chương về môi trường và sự phát
triển bền vững rất có ý nghĩa, nó đã giáo dục học sinh, giúp cho học sinh có thêm
hiểu biết và thái độ bảo vệ mơi trường, bảo vệ q hương mình.
Trên cơ sở chương trình mơn Địa lí lớp 10 THPT – Ban cơ bản, thì cấu trúc
chương trình gồm có 42 bài trong đó có 7 bài thực hành và 35 bài lý thuyết.
- Nét đặc trưng của chương trình địa lí lớp 10 là các kiến thức lý thuyết chiếm một
tỉ trọng rất lớn. Các khái niệm chung được hình thành trong hầu hết các bài của
SGK địa lí lớp 10. Khối lượng các kiến thức về mối quan hệ nhân quả ít hơn so với
các khái niệm chung. Vì vậy, các khái niệm chung được coi là xương sống của
chương trình lớp 10.
- Các kiến thức thực tế khơng được thể hiện riêng lẻ mà được trình bày xen kẽ, bổ
trợ, minh họa cho các kiển thức lý thuyết nhằm cung cấp cho học sinh những biểu
tượng, những dữ liệu thực tế để hiểu rõ nội dung của các quan điểm, các quy luật,
các mối quan hệ nhân quả. Gắn liền giữa kiến thức lý thuyết với kiến thức thực tiễn
là một dụng ý có ý nghĩa về mặt phương pháp của SGK.
- Có hai loại bài trong SGK địa lí lớp 10: Bài lý thuyết và bài thực hành.
+ Bài lý thuyết đều có kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi ở giữa bài và cuối bài.
Kênh chữ: Mỗi bài học được chia thành các mục đề lớn (thường là 2 – 3 đề

mục) ứng với các đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải nắm. Kênh chữ kết hợp với
kênh hình tạo thành một thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để đảm bảo tính chính thức và nhất quán về số liệu thống kê trong phần 2,
SGK Địa lí 10, các số liệu được cập nhật ở thời điểm năm 2005 và chủ yếu lấy từ
Niên giám thống kê của Việt Nam (NXB Thống kê, 2007).
Kênh hình: Bao gồm các loại sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh hoặc lược đồ .
So với các SGK biên soạn trước đây, kênh hình trong SGK mới được tăng cường
nhiều hơn và liên hệ tốt hơn với kênh chữ trong việc trình bày các kiến thức Địa lí.
Ưu điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên rèn luyện kĩ năng cho học sinh,

12


đặc biệt là kĩ năng làm việc với biểu đồ, bản đồ, … Kênh hình cịn có tác dụng giúp
học sinh nhanh chóng phát hiện được các xu thế hay đặc điểm chủ yếu nhất của sự
vật và hiện tượng Địa lí. Một số sơ đồ và bản đồ cịn thể hiện cả mối quan hệ qua lại
giữa các hiện tượng, q trình địa lí. Hệ thống bản đồ được xây dựng tương đối đa
dạng, phong phú, phù hợp với nội dung kênh chữ trong SGK.
Các câu hỏi giữa bài: Là những câu hỏi dẫn dắt học sinh quan sát kênh hình
hoặc dựa vào kiến thức đã có để trình bày hoặc giải thích những kiến thức mới. Các
câu hỏi này đều yêu cầu học sinh tự tìm kiến thức mới, nên những nội dung được
đặt ra của các câu hỏi giữa bài thường không viết lại ở kênh chữ của sách. Vì vậy,
trong quá trình giảng dạy giáo viên phải triệt để tận dụng những câu hỏi này.
Các câu hỏi và bài tập cuối bài: Chỉ ra những kiến thức cơ bản mà học sinh
cần nắm vững và rèn luyện kĩ năng. Trong số này có một vài bài tập tương đối khó
nhằm giúp cho học sinh nâng cao kiến thức cho học sinh.
+ Các bài thực hành chiếm khoảng 20% thời lượng và tập trung vào các dạng
sau đây:
Đọc bản đồ, nhận xét, phân tích các đặc điểm về tự nhiên hay kinh tế - xã
hội.

Vẽ biểu đồ và phân tích số liệu theo yêu cầu cho trước.
Thu thập, tổng hợp các thông tin để viết báo cáo ngắn theo chủ đề.
1.4. Thực trạng dạy học địa lí tại một số trường THPT ở Đà Nẵng
Nếu như khoa học Địa lí có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, tìm ra những
chân lí mới, phát hiện những qui luật Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội, giải
thích sự phân hóa lãnh thổ ở cấp có qui mơ khác nhau thì mơn Địa lí trong nhà
trường phổ thơng lại có nhiệm vụ chọn lọc, giảng dạy những tri thức, chân lí đã
được tìm ra và được thừa nhận. Mơn Địa lí trong nhà trường phổ thơng có khả năng
cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về thiên nhiên, về dân cư, về xã
hội và về hoạt động kinh tế của con người ở khắp nơi trên Trái Đất. Qua bức tranh
toàn cảnh về thiên nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau, học sinh nắm được và biết
cách giải thích được các hiện tượng, các mối quan hệ đã tạo nên những thay đổi và
phát triển trong môi trường tự nhiên cũng như trong nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là
trong giai đoạn chuyển hướng nền kinh tế của đất nước hiện nay.

13


Mặt khác, mơn Địa lí trong nhà trường có nhiệm vụ phải rèn luyện cho học sinh
các kĩ năng, kĩ xảo nhằm giúp cho học sinh có khả năng vận dụng tri thức Địa lí
một cách có hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống.
Tuy nhiên, bộ mơn Địa lí trong nhà trường chưa được quan tâm, đầu tư đúng
mức, do cho rằng đây là môn học phụ đồng thời cũng chưa thu hút được sự tham
gia học tập của học sinh. Học sinh chỉ học đối phó, học “vẹt” kiến thức trong SGK,
trong vở ghi, khi kiểm tra thì sao chép lại kiến thức. Học sinh không nắm được bản
chất kiến thức cho nên nhiều khi sai và không phát triển được tư duy.
Sau nhiều sự thay đổi trong nền giáo dục chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu
đáng mừng như đối với mơn Địa lí. Mơn Địa lí đã được coi trọng hơn rất nhiều,
điều này rất có ý nghĩa vì nó ảnh hưởng quyết định đến việc đổi mới trong nội dung
và phương pháp dạy học Địa lí. Hơn nữa, trong những năm gần đây mơn Địa lí là

một trong sáu mơn thi tốt nghiệp THPT và thi đại học – cao đẳng.
Do những tiến bộ trong lĩnh vực lí luận dạy học người ta đã chú ý nhiều đến
việc phát triển tư duy học sinh, nên các phương pháp truyền thống đã có nhiều cố
gắng cải tiến, đặc biệt là phương pháp dùng lời. Nhóm phương pháp trực quan vốn
là phương pháp “lấy giáo viêm làm trung tâm” cũng đang chuyển dần thành phương
pháp “lấy học sinh làm trung tâm”. Các phương tiện trực quan được dùng với mục
đích cho học sinh khai thác, tìm ra tri thức và trau dồi kiến thức, biến quá trình dạy
học thành quá trình tự học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Kết
quả của việc dạy học theo phương pháp đổi mới là học sinh có thể tự nghiên cứu, tự
thành lập các sơ đồ theo các mối quan hệ, điều đó giúp giáo viên tiết kiệm được thời
gian và hệ thống kiến thức của bài ngắn gọn, logic và khoa học.

14


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT – BAN CƠ BẢN
2.1 Phân loại các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lí lớp 10 THPT
– Ban cơ bản
Bảng 2.1. Thống kê các mối quan hệ nhân quả cơ bản trong SGK địa lí 10 THPT –
Ban cơ bản
Bài

Số lượng các mối quan hệ nhân quả

5

4 (Mối quan hệ số 1, 16, 73, 74)

6


2 (Mối quan hệ số 17, 18)

7

2 (Mối quan hệ số 19, 75)

8

5 (Mối quan hệ số 7, 8, 9, 20, 21)

9

7 (Mối quan hệ số 10, 22, 65, 66, 67, 76, 77)

11

4 (Mối quan hệ số 68, 69, 78, 79)

12

6 (Mối quan hệ số 2, 11, 12, 13, 14, 23)

13

3 (Mối quan hệ số 24, 25, 80)

15

1 (Mối quan hệ số 3)


16

5 (Mối quan hệ số 4, 70, 71, 72, 81)

17

5 (Mối quan hệ số 5, 15, 26, 38, 82)

18

4 (Mối quan hệ số 6, 27, 28, 35)

19

2 (Mối quan hệ số 29, 30)

21

4 (Mối quan hệ số 31, 32, 33, 34)

22

6 (Mối quan hệ số 36, 56, 57, 58, 63, 83)

23

1 (Mối quan hệ số 84)

24


4 (Mối quan hệ số 37, 47, 59, 85)

27

2 (Mối quan hệ số 39, 48)

31

2 (Mối quan hệ số 40, 49)

35

6 (Mối quan hệ số 50, 51, 52, 53, 60, 64)

36

6 (Mối quan hệ số 41, 42, 43, 44, 54, 61)

40

2 (Mối quan hệ số 55, 62)

42

2 (Mối quan hệ số 45, 46)

15



2.1.1. Dựa vào cấu trúc
a. Mối quan hệ nhân quả trực tiếp
Bài 5:
Mối quan hệ số 1
Sự tự quay
của Trái
Đất

Khoảng
cách trung
bình của
Trái Đất

Ánh sáng
phù hợp

Sự sống trên Trái Đất

Bài 12:
Mối quan hệ số 2
Sự phân bố xen kẽ
giữa lục địa và đại
dương

Các đai khí áp bị chia cắt

Bài 15:
Mối quan hệ số 3
Địa hình dốc


Nước sơng chảy nhanh

Bài 16:
Mối quan hệ số 4
Sóng

Gió

16


Bài17:
Mối quan hệ số 5
Nhiệt độ

Độ ẩm

Sự hình thành đất

Bài 18:
Mối quan hệ số 6
Nhiệt độ

Độ ẩm

Nước

Sự phát triển và phân
bố của sinh vật


b. Mối quan hệ nhân quả gián tiếp
Bài 8:
Mối quan hệ số 7
Tác động của nội lực

Các vận động kiến tạo

Lục địa nâng lên
hay hạ xuống

Đất đá bị uốn nếp,
đứt gãy

Động đất hay núi lửa

17

Ánh sáng


Mối quan hệ số 8
Vận động của vỏ Trái Đất
theo phương thẳng đứng

Lục địa nâng lên hay hạ xuống
Biển tiến và biển thoái

Mối quan hệ số 9
Vận động theo phương nằm ngang


Lục địa bị nén ép hay tách dãn

Tượng uốn nếp, đứt gãy

Bài 9:
Mối quan hệ số 10
Nước và các hợp chất
hịa tan trong nước

Khí cacbonic

Phản ứng hóa học

Phong hóa hóa học

18

Ơxi và axit hữu cơ
của sinh vật


Bài12:
Mối quan hệ số 11

Càng lên cao

Khơng khí càng
lỗng
Sức nén càng nhỏ


Khí áp giảm

Mối quan hệ số 12

Nhiệt độ tăng

Khơng khí nở ra

Tỉ trọng giảm đi

Khí áp giảm

Mối quan hệ số 13
Nhiệt độ giảm

Khơng khí co lại
Tỉ trọng tăng

Khí áp tăng

19


×