Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố đồng hới tỉnh quảng bình từ năm 2000 2010 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.67 KB, 70 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

LÊ THỊ PHƯƠNG LAN

Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố
Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình từ năm 2000 - 2010 và
định hướng đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ


2

Để khố luận được hồn thành và đạt kết quả, ngồi sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, em cịn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô trong khoa
Địa lý - Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.
Nhân đây, em xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến:
- Q thầy cơ trong khoa Địa lý đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em thực hiện khoá
luận tốt nghiệp này.
- Các cán bộ của sở Tài ngun & mơi trường tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ, cung
cấp những tài liệu bổ ích và cần thiết để q trình làm khố luận của em được thuận
lợi hơn.
- Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Đậu Thị Hoà, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong
quá trình học tập cũng như trong thời gian làm khoá luận.


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, các cơ quan phòng ban đã
tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện khoá luận này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Phương Lan


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ mơi trường

CHDCND:

Cộng hồ dân chủ nhân dân

CNH - HĐH:

Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá

TNTN:

Tài nguyên thiên nhiên


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới.
...............................................................................................................Trang 23
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của thành phố Đồng Hới từ năm 2000 - 2010.
...............................................................................................................Trang 32
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của thành phố Đồng Hới từ năm 2000 - 2010.
...............................................................................................................Trang 33
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng và biến động đất nông nghiệp thời kỳ 2000 - 2010.
...............................................................................................................Trang 35
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng và biến động đất sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2000 2010.
...............................................................................................................Trang 36
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng và biến động đất lâm nghiệp thời kỳ 2000 - 2010.
...............................................................................................................Trang 38
Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng và biến động đất phi nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2010.
...............................................................................................................Trang 40
Bảng 2.6: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp từ năm 2005 - 2010.
...............................................................................................................Trang 46
Bảng 2.7: Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng đến năm 2010.
...............................................................................................................Trang 47
Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại đất thời kỳ 2005 - 2020.
...............................................................................................................Trang 55


5

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, kinh tế, xã hội và quốc
phòng, an ninh.

Tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định
trong không gian. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số
nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều, con người đã khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt là tài nguyên đất dẫn đến nguy cơ giảm về số
lượng và chất lượng của nguồn tài nguyên này, gây nhiều hậu quả xấu như xói mịn
đất, ơ nhiễm mơi trường đất, thối hố đất…
Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài ngun đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính tồn cầu.
Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu này mang lại hiệu
quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trước mắt và
lâu dài. Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấu sử dụng đất một
cách hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội của tỉnh
Quảng Bình, vừa là một trong những đô thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung.
Hiện nay, thành phố đang trên đường hội nhập quốc tế và thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Song song với vấn đề phát
triển kinh tế thì tình hình sử dụng đất đai như thế nào để đạt hiệu quả cao và bền
vững đang là mối quan tâm lớn không chỉ riêng thành phố Đồng Hới mà của mọi
vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam và toàn thế giới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu biến động sử
dụng đất của thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình từ năm 2000 - 2010 và định
hướng đến năm 2020” làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.
Qua đề tài tơi muốn làm rõ hơn tình hình sử dụng đất của thành phố Đồng Hới.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững.


6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu biến động sử dụng đất của thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình từ
năm 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
khai thác tốt tiềm năng đất đai của thành phố Đồng Hới.
2.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Khảo sát, điều tra, thu thập, xử lý số liệu, tài liệu và các bản đồ liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình biến động
sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh để rút ra những nhận định về biến động sử dụng
đất của thành phố Đồng Hới. Từ đó đưa ra các giải pháp và định hướng sử dụng đất
nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất của thành phố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loại đất chính của thành phố Đồng Hới, các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình khai thác và sử dụng đất.
Mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
4. Lịch sử nghiên cứu
Đất đai là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm. Trong thời gian qua đã
có rất nhiều tổ chức, các nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng quan tâm đến vấn
đề này. Tài nguyên đất được quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như:
nguồn gốc phát sinh và phân loại đất, các tính chất lý hoá của đất, bản đồ quy hoạch
và sử dụng đất, tình hình quản lý tài nguyên đất, các giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất, định hướng sử dụng đất…



7

Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực đất đai của các tổ
chức, các nhà khoa học, trong đó nổi bật là tổ chức Lương thực và nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc (FAO) đã quan tâm tìm hiểu về vấn đề trên.
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang trở thành một vấn đề
cấp bách và được nhiều người quan tâm. Ngay từ năm 1958, với sự cộng tác của
V.M.Fridlamd, tập thể các tác giả là Vũ Ngọc Tuyên, Phạm Tám, Nguyễn Đình
Toại… đã cơng bố bảng phân loại đất sơ bộ làm chú giải cho bản đồ thổ nhưỡng
miền Bắc Việt Nam. Năm 1996, cơng trình nghiên cứu đất Việt Nam do Tơn Thất
Chiểu và Đỗ Đình Thuận làm chủ biên. Tác giả Vũ Tự Lập đã xuất bản cuốn Địa lý
tự nhiên Việt Nam năm 2006, nghiên cứu về thổ nhưỡng Việt Nam. Tác giả Nguyễn
Đức Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức trong giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam,
phần đại cương, cũng có viết về vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở Việt Nam.
Đối với Quảng Bình cũng như thành phố Đồng Hới, việc nghiên cứu tình hình
sử dụng đất của thành phố chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu. Chỉ có một số tài
liệu liên quan và các báo cáo của phịng tài ngun và mơi trường tỉnh về quy hoạch
sử dụng đất của thành phố qua các năm, kết quả điều tra nghiên cứu về đất của Viện
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn của
thành phố.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta nói chung và của thành
phố Đồng Hới nói riêng thì việc nghiên cứu tìm hiểu tài nguyên đất của thành phố
là rất cần thiết, giúp cho việc định hướng và quy hoạch lãnh thổ, không gian để phát
triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên đất một cách hợp lý.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1 Quan điểm hệ thống
Đất đai tồn tại trong sự thống nhất với đầy đủ các hợp phần của hệ thống: tự
nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Do
đó, khi tiến hành nghiên cứu cần đặt trong mối quan hệ với các thành phần khác

nhau của hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Có như vậy, chúng ta mới có thể
nhìn nhận một cách sâu sắc toàn diện về sự vật, hiện tượng địa lý, thấy được mối
quan hệ của hệ thống với các đối tượng khác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và


8

đảm bảo cho một hệ kinh tế sinh thái phát triển bền vững. Vì vậy, quan điểm này
được xác định là quan điểm chủ đạo trong nghiên cứu.
5.2 Quan điểm kinh tế sinh thái
Một trong những vấn đề quan trọng của nghiên cứu tài nguyên nói chung và tài
nguyên đất nói riêng là bảo vệ mơi trường sinh thái và đem lại lợi ích kinh tế cho
cộng đồng địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình sử dụng đất nhằm mục
tiêu hiệu quả kinh tế cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên một cách bền
vững là hai mặt thống nhất không thể tách rời. Mọi hoạt động của con người trong
việc sử dụng đất đai đều phải tính đến các tác động đối với mơi trường sinh thái.
5.3 Quan điểm lịch sử
Để tìm hiểu, đánh giá về các sự vật, hiện tượng một cách khách quan, chính xác,
chúng ta phải đặt nó trong trạng thái vận động và phát triển. Vì vậy, nghiên cứu quá
khứ để có được những đánh giá đúng đắn về hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh,
phát triển là cơ sở đưa ra các dự báo về xu hướng trong tương lai. Quan điểm này
được vận dụng trong quá trình phân tích các số liệu thu thập được trong nhiều năm
để thấy được sự chuyển biến cũng như xu hướng phát triển của vấn đề. Do đó, phải
tìm hiểu về lịch sử phát triển tồn tại mới đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn.
5.4 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Có thể nói đây là quan điểm đặc trưng của khoa học địa lý. Vì tất cả mọi hoạt
động khơng thể tách rời một lãnh thổ cụ thể và nó đều có sự phân hố theo khơng
gian. Đặc biệt, đối với việc sử dụng tài nguyên đất thì sự phân hoá theo lãnh thổ lại
càng được thể hiện rõ hơn. Bởi đất là một vật thể tự nhiên, chịu tác động của nhiều
nhân tố, mà các nhân tố này tác động tương hỗ lẫn nhau trong không gian và thời

gian. Khi nghiên cứu biến động sử dụng đất thì chúng ta cần phải xem xét tất cả các
mối quan hệ đó trong tồn bộ hệ thống để có một cách nhìn đầy đủ, tổng quát hơn.
Quan điểm này được áp dụng trong việc phân tích các tiềm năng cho các hoạt động
sử dụng đất trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố. Quan điểm này cũng luôn được
chú trọng khi đánh giá các hoạt động sử dụng đất và vấn đề bảo tồn môi trường tự
nhiên.


9

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp cần thiết để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Dựa trên cơ sở kế
thừa số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, báo cáo của sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh, thành phố để đánh giá biến động sử dụng đất trong quá khứ, hiện
tại và định hướng cho tương lai. Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung, cập
nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung
nghiên cứu.
6.2 Phương pháp sử dụng biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu
Đây là phương pháp truyền thông và đặc trưng của khoa học địa lý nói chung và
của địa lý tự nhiên nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm
hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, đến khâu tổng hợp cuối cùng.
Kết quả nghiên cứu sẽ được thể hiện một cách trực quan trên biểu đồ, bản đồ, bảng
số liệu với ý nghĩa thông tin mới và phản ánh những đặc điểm không gian của các
thành phần. Sử dụng phương pháp này để thấy rõ hơn sự phân bố các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó.
6.3 Phương pháp thực địa
Sử dụng phương pháp thực địa nhằm giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách
sinh động, rõ ràng hơn, chứng minh tính xác thực của tài liệu thu thập được. Từ đó
hiểu rõ hơn tình hình sử dụng đất và đưa ra những định hướng tốt nhất cho việc quy

hoạch, sử dụng đất trong tương lai.
6.4 Phương pháp thống kê toán học
Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên việc áp
dụng phương pháp thống kê toán học để dự báo quy hoạch sử dụng đất và phân tích
mối tương quan giữa các số liệu điều tra. Phương pháp này nhằm dự báo tình hình
biến động, các nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các mục đích sử dụng nhằm
giúp cho cơng tác quản lý sử dụng đất có hiệu quả cao nhất.
6.5 Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng thông qua việc tổ hợp các nguồn tài liệu, số liệu,
các kết quả điều tra cùng với khảo sát thực tế, phân tích để thấy được tiềm năng, tình


10

hình sử dụng đất trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu đất.
Chương 2: Tình hình biến động sử dụng đất của thành phố Đồng Hới - tỉnh
Quảng Bình từ năm 2000 - 2010.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp sử dụng đất đến năm 2020.


11

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐẤT
1.1 Khái quát chung về tài nguyên đất
1.1.1 Khái niệm tài nguyên đất
Theo nghĩa Hán - Việt, đất là thỗ nhưỡng và được V.V Docutraev (1846 - 1903),

người đã đặt nền móng cho khoa học thổ nhưỡng định nghĩa: “Đất là một vật thể tự
nhiên đặc biệt như khống chất, thực vật hoặc động vật, nó được hình thành từ lớp
bở rời (xốp) ngồi cùng của vỏ quả đất dưới tác động tổng hợp của các yếu tố địa lý
tự nhiên và sinh vật đến đá trong thạch quyển”. Hay nói cách khác: Đất là một vật
thể tự nhiên đặc biệt, có lịch sử phát triển hồn tồn độc lập, nó là sản phẩm hoạt
động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật (thực vật và động vật), tuổi của khu vực
và địa hình địa phương.
Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung một số yếu tố khác cho định
nghĩa về đất, đặc biệt là con người. Chính do tác động của con người, nhiều tính
chất đất thay đổi, tạo nên những đặc tính mới. Như vậy đất có liên quan chặt chẽ
đến quá trình hình thành và phát triển của vỏ phong hố. Có thể nói đất tồn tại trong
tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và những thuộc
tính của đất trong nghiên cứu và đánh giá đất đai người ta có thể đo lường hay ước
lượng được (FAO, 1985).
1.1.2 Phân loại tài nguyên đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất được phân loại như sau:
a. Nhóm đất nơng nghiệp, bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa, đồng cỏ dùng cho chăn nuôi, đất
trồng cây hằng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản
xuất, đất khoanh ni phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ gồm đất có rừng tự nhiên phịng hộ, đất có rừng trồng
phịng hộ, đất khoanh ni phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.


12

- Đất rừng đặc dụng gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc
dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng.

- Đất nuôi trồng thủy sản gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất
chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
- Đất nơng nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp.
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp;
đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng, thuỷ lợi; đất xây
dựng các cơng trình văn hố, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích cơng cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Đất do các cơ sở tơn giáo sử dụng.
- Đất có cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
c. Nhóm đất chưa sử dụng, bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng
1.1.3 Vai trị của tài ngun đất
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện quan trọng đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của con người. Đất là nơi cư trú, là giá đỡ cho toàn bộ sự sống con người
và là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp, là nơi xây dựng các cơ sở sản
xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng của xã hội. Đặc điểm đất đai ảnh hưởng lớn đến
quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nơng nghiệp. Vai trị của đất đai càng lớn hơn
khi dân số ngày càng đông, nhu cầu dùng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất…
ngày càng tăng. Vì vậy phải nghiên cứu, tìm hiểu quy mơ, đặc điểm đất đai và có
những biện pháp, chính sách quy hoạch một cách hợp lý để mang lại hiệu quả sử
dụng đất cao nhất.



13

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
a. Đá mẹ
Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá
gốc. Những sản phẩm phong hóa đó được gọi là đá mẹ.
Đá mẹ có tầm quan trọng lớn lao trong việc thành tạo đất: trước hết, đá mẹ được
xem như nền móng và bộ khung của đất thơng qua việc cung cấp các khống vật
cho đất. Đá mẹ có tác dụng chi phối các tính chất hóa lí của đất.
Các loại đá mẹ khác nhau có thành phần khống vật và hoá học khác nhau, do
vậy trên các loại đá mẹ khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau. Ví dụ, đất
hình thành từ những sản phẩm phong hóa (đá mẹ) của các loại đá chua như granit,
riôlit, pocphia thạch anh,.. thì sẽ rất chua; đất phất triển trên các sản phẩm phong
hóa của các loại đá kiềm như bazan, gabro, diabazo,… thì sẽ mang tính kiềm…
Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ. Đất phát triển trên đá sét
thường có màu nâu tím, đất phát triển trên đá cát kết thường có màu vàng nhạt,…
Đá mẹ là yếu tố được xét đầu tiên và được đặt tên kèm theo trong phân loại đất.
b. Địa hình
Ðịa hình cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành đất.
- Ảnh hưởng trực tiếp: Các đặc trưng của địa hình như dáng đất, độ cao, độ
dốc... ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình diễn ra trong đất. Vùng đồi núi, vùng
cao ở đồng bằng quá trình rửa trơi xói mịn diễn ra mạnh, tầng đất thường mỏng.
Ngược lại trong các thung lũng ở vùng đồi núi hoặc vùng trũng ở đồng bằng diễn ra
quá trình tích luỹ các chất, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Lượng
nước trong đất cũng phụ thuộc địa hình; vùng cao thường thiếu nước, q trình ơxy
hố diễn ra mạnh; vùng trũng thường dư ẩm, quá trình khử chiếm ưu thế... kết quả ở
các địa hình khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau.
- Ảnh hưởng gián tiếp: địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thơng
qua yếu tố khí hậu và sinh vật. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm theo quy luật cứ lên

cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,5 0C, đồng thời độ ẩm tăng lên. Sự thay đổi khí hậu
kéo theo sự thay đổi của sinh vật. Ở các độ cao khác nhau có các đặc trưng khí hậu
và sinh vật khác nhau. Điều này tác động đến quy luật phát sinh đất theo độ cao.


14

c. Khí hậu
Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ khơng khí, lượng mưa... ảnh
hưởng rất lớn tới sự hình thành đất.
- Ảnh hưởng trực tiếp: khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến q trình phong hố đá,
sự thay đổi nhiệt độ tạo sự phá huỷ vật lý, lượng mưa và chế độ mưa ảnh hưởng tới
phong hố vật lý và hố học... Nhiều q trình diễn ra trong đất như khống hố,
mùn hố, rửa trơi, xói mịn... chịu sự tác động rõ rệt của khí hậu. Trong các khu vực
nhiệt đới ẩm, xích đạo có độ ẩm và nhiệt độ cao, quá trình hình thành đất diễn ra
mạnh mẽ đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp vỏ thổ nhưỡng dày. Trái lại, ở sa mạc
hoặc ở đài ngun, lớp đất mỏng, thơ vì yếu tố nhiệt và ẩm khơng thuận lợi do đó
q trình hình thành đất yếu, vì thế lớp vỏ phong hóa và đất rất mỏng.
- Ảnh hưởng gián tiếp: Ảnh hưởng gián tiếp của khí hậu thơng qua yếu tố sinh
vật, khí hậu góp phần điều chỉnh lại yếu tố sinh vật. Khi đất đã hình thành, nhiệt và
ẩm cịn ảnh hưởng tới sự hịa tan, rửa trơi hoặc tích tụ vật chất, đồng thời tạo môi
trường để vi sinh vật tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. Mỗi đới khí hậu
trên Trái Ðất có các lồi thực vật đặc trưng và có những loại đất đặc thù riêng.
d. Sinh vật
Hoạt động của sinh vật đóng vai trị chủ đạo trong q trình hình thành đất.
Khơng có sự sống thì đã khơng có đất. Sự hình thành đất trên quả đất chỉ bắt đầu
khi có sự sống xuất hiện. Bất cứ đá nào dù có bị phân huỷ và phong hố sâu sắc thì
cũng chưa phải là đất. Chỉ có sự tác động tương hỗ lâu dài của đá mẹ với thực vật
và động vật trong những điều kiện khí hậu nhất định mới tạo nên những chất lượng
riêng làm cho đất khác với đá gốc. Thực vật xanh cung cấp đại bộ phận vật chất hữu

cơ cho đất. Nhờ khả năng đồng hóa carbon của thực vật xanh, hàng năm chúng có
thể tạo ra một số lượng khổng lồ vật chất hữu cơ.
Trong quá trình sống, mỗi lồi thực vật có khả năng lựa chọn thức ăn cần thiết
cho hoạt động sống của nó và khi chết đi, xác của chúng có tỉ lệ thành phần khác
nhau về các chất hữu cơ và tro. Tác động khác nhau của thực vật cùng với mơi
trường đã có vai trị quyết định tới chiều hướng của q trình hình thành đất, do đó
đất sẽ có những đặc điểm riêng biệt của nó.


15

Vai trị của vi sinh vật trong sự hình thành đất thể hiện ở sự phân hủy và tổng
hợp chất hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy các tàn tích hữu cơ, lấy thức ăn để tổng hợp
nên các chất hữu cơ trong cơ thể chúng. Nhờ vậy, các tàn tích đó mới bị phá hủy
thành những chất đơn giản, những chất hữu cơ mới đó chính là mùn.
Đất là môi trường sống của nhiều loại côn trùng và nhiều loài động vật sống
trong đất… và nhiều nguyên sinh vật. Nhờ hoạt động đào bới mà đất được xáo trộn
và do có những hang hốc động vật trong đất mà đất trở nên dễ thấm nước và khí
hơn, làm tăng tốc độ hình thành kết cấu đất.
e. Thời gian
Thời gian là tuổi của đất, bao gồm tuổi tuyệt đối và tuổi tương đối.
Tồn bộ các q trình và hiện tượng xảy ra trong đất đều cần đến thời gian.
Ngay cả ảnh hưởng của ngoại cảnh cũng cần có thời gian để biểu lộ tác động của
chúng với sự hình thành đất. Tuổi của đất được tính từ khi một loại đất đ ược hình
thành cho tới ngày nay, đó là tuổi tuyệt đối của đất. Còn tuổi tương đối của đất được
dùng để đánh giá sự phát triển và biến đổi diễn ra trong đất nên khơng tính được
bằng thời gian cụ thể. Dựa vào hình thái đất để có các nhận xét về hình thành và
phát triển của đất.
f. Con người
Tác động của xã hội lồi người (thơng qua các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã

hội) tới đất ngày càng mạnh mẽ, con người đã có những tác động rất sâu sắc đối với
các vùng đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sự tác động về
nhiều mặt trong quá trình sử dụng đất đã làm biến đổi nhiều vùng theo các hướng
khác nhau, hình thành nên một số loại đất đặc trưng.
Những tác động tốt của con người như: Bố trí cây trồng phù hợp với tính chất
đất, xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ và nước mặn, bổ sung chất
dinh dưỡng trong đất bằng các loại phân bón, bảo vệ đất, cải tạo tính chất xấu của
đất... làm cho đất biến đổi theo chiều hướng tốt dần lên. Ngược lại, những tác động
xấu như: Bố trí cây trồng khơng phù hợp, bón phân khơng khoa học, chặt phá rừng
làm nương rẫy, không thực hiện tốt các biện pháp chống thoái hoá đất... sẽ làm cho
đất biến đổi theo chiều hướng xấu.


16

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất
a. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta nói chung và của thành phố
Đồng Hới nói riêng như hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, quy mô dân
số sẽ ngày càng lớn. Việc sử dụng đất vào nhu cầu xây dựng nhà ở và cơng trình xã
hội là vấn đề cấp thiết.
Để nền kinh tế - xã hội chuyển dịch và phát triển mạnh mẽ theo hướng CNH HĐH và đạt được những mục tiêu đã đề ra thì hệ thống cơ sở hạ tầng, các cơng trình
sản xuất, các cơng trình phúc lợi xã hội trong tương lai cũng cần một quỹ đất khơng
nhỏ để xây dựng. Chính tốc độ phát triển như hiện nay làm cho nhu cầu sử dụng đất
ngày càng tăng cao và đến một lúc nào đó sễ dẫn đến sự khan hiếm về đất đai.
Bên cạnh đó, q trình đơ thị hố hiện nay diễn ra nhanh chóng đã làm cho đất
đai chuyển hố mục đích sử dụng làm cho mơi trường bị ơ nhiễm. Ngun nhân
chính dẫn tới ô nhiễm môi trường đất là do rác thải sinh hoạt của con người và các
chất thải độc hại trong q trình sản xuất nơng nghiệp và cơng nghiệp gây ra.
b. Kỹ thuật canh tác

Trong quá trình canh tác thì con người đã tác động đến đất đai một cách sâu sắc.
Nó thể hiện rõ trong tập quán cấy lúa ở đồng bằng tạo nên loại đất lúa rất đặc biệt
và tập quán đốt rừng làm nương rẫy trên miền núi mà hậu quả để lại là những đồi
núi trọc lộ rõ ở nhiều nơi. Kỹ thuật canh tác của con người cũng đã tác động tích
cực và tiêu cực đến đất đai. Tác động tích cực trong việc khai hoang phục hoá, mở
mang và cải tạo đất trồng, bón phân, làm thuỷ lợi, xây dựng các ruộng bậc thang và
phủ xanh đất trống đồi trọc… Nhưng tác động tiêu cực cũng khơng ít, như việc độc
canh q mức làm cho đất nghèo kiệt, cày bừa không đúng kỹ thuật làm tăng cường
độ xói mịn và rửa trơi, nhất là việc phá rừng bừa bãi dẫn đến sự phá huỷ đất đai
trên diện rộng.
Nhìn chung, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác trong
sản xuất nông nghiệp đã tác động đến q trình sử dụng đất. Do đó chúng ta cần tìm
hiểu biến động sử dụng đất để quy hoạch sử dụng đất lâu dài nhằm khai thác nguồn
tài nguyên này một cách hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao.


17


18

1.2 Khái quát chung về thành phố Đồng Hới
1.2.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan mơi trường
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội của tỉnh
Quảng Bình, vừa là một trong những đô thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung,
phần đất liền trải dài từ 17 022 ' Vĩ độ Bắc đến 106 039 ' Kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch.
- Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh.

- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh.
- Phía Đơng giáp biển Đơng.
Đồng Hới nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, và là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền.
Thành phố nằm dọc bờ biển với chiều dài 16 km, có dịng sơng Nhật Lệ chảy giữa
lịng thành phố, rất thích hợp cho phát triển du lịch, dịch vụ, cơng nghiệp… Ngồi ra
cịn có đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam, đường thuỷ, đường hàng không,
các tuyến đường nối từ Đông sang Tây rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế văn hoá xã hội với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Vị trí địa lý của thành phố là một thế mạnh tạo cho thành phố những điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hoá với những ngành mũi nhọn đặc
thù, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành
phố nhanh chóng hịa nhập theo xu thế chung của cả nước và trên thế giới.
b. Địa hình
Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng, bao gồm vùng rừng núi và đồi phía
Tây, vùng đồng bằng và vùng cát ven biển.
- Phía Đơng sơng Nhật Lệ là vùng cát Bảo Ninh có địa hình cồn cát ngang ổn
định, cao độ trung bình 10 m, dốc về hai phía sơng Nhật Lệ và Biển Đơng.
- Phía Tây sơng Nhật Lệ:
+ Khu vực 1 và khu vực 4 (khu nội thành và Phú Hải): Chủ yếu nằm hai bên


19

đường Quốc lộ 1A. Cao độ trung bình 2,0m, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc
nhỏ đạt khoảng 0,2%.
+ Khu vực 2 (Bắc Lý và Nam Lý): Nằm về phía Tây thành phố, có dạng địa hình
vùng gị đồi dốc về hai phía Đơng và Tây. Cao độ trung bình là 10m, độ dốc trung
bình từ 5 - 10%.
+ Khu vực 3 (khu Đồng Sơn): Nằm về phía Đơng và Tây của đường Hồ Chí
Minh. Địa hình có dạng vùng gị đồi thấp nhơ có hướng thấp dần từ Tây sang Đơng,
cao độ trung bình từ 5 - 10m, độ dốc từ 7 - 10%,

+ Khu vực 5 (khu Lộc Ninh): Địa hình là vùng đồi và vùng cát biển, đỉnh đồi
bằng. Cao độ trung bình là 10m, địa hình có hướng thấp dần về phía Nam với độ
trung bình từ 3 - 5%.
c. Khí hậu
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đơng lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít; có gió Tây
Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm với tốc độ trung bình 20 m/s làm cho
nhiệt độ trong những tháng này cao nhất, độ ẩm khơng khí thấp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm của thành phố là 24,4 0C, với nền nhiệt
độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệt của thành phố đạt tới trị số 8.600 9.000 0C, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5 - 80C, số giờ nắng trung bình
trong ngày là 5,9 giờ.
- Chế độ mưa: Gió mùa đã gây ra hiện tượng mưa nhiều và phân hố theo khơng
gian. Lượng mưa trung bình hằng năm tồn thành phố bình qn từ 1.300 - 4.000
mm, nhưng phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa khơ nóng có gió Tây
Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 20 - 25% lượng
mưa cả năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều, lượng mưa
chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm, vì vậy lũ thường xảy ra trên diện rộng.
- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí hằng năm ở Đồng Hới khá cao (82 - 84%),
thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Đồng Hới thường xảy ra vào những tháng cuối mùa
đơng, khi khối khơng khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí
nhiệt đới biển Đơng ln phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên độ ẩm khơng khí rất


20

lớn, thường trên 87%. Độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên trên 70% (riêng
những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm ở Đồng Hới đạt 1.049 1.037mm. Trong mùa lạnh do nhiệt độ khơng khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió,
áp lực khơng khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời
tiết rất ẩm. Mùa nóng, do nhiệt độ khơng khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực khơng

khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4, 5, 6, 7 lớn
hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của cây trồng.
- Gió bão: Đồng Hới là một trong những khu vực có nhiều cơn bão đi qua.
Trung bình hằng năm có 1 - 2 cơn bão trực tiếp, bão thường xuyên xuất hiện từ
tháng 7 - 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong thành phố.
Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố
rõ theo mùa. Cụ thể:
+ Gió mùa Đơng Bắc: Về mùa đông do vùng ôn đới lạnh tạo nên các áp lực cao
lục địa, các áp lực này di chuyển xuống phía Nam hoặc Đơng Nam lục địa Trung
Quốc, rìa phía Nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đơng Bắc.
Gió mùa Đơng Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Đồng Hới từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau.
+ Gió Tây Nam khơ nóng: Xuất phát từ áp thấp khơ nóng từ phía Tây (gọi là gió
Lào) trước khi đi vào Đồng Hới đều phải qua dải núi cao Trường Sơn, tại đây xảy ra
hiện tượng “phơn” nghĩa là phần nhiều hơi nước được giữ lại ở phía Tây Trường Sơn.
Khi xuống Đơng Trường Sơn thì trở nên khơ và nóng, nhưng chỉ xuất hiện từng đợt,
thường bắt đầu từ tháng 3, kết thúc vào tháng 9, cao điểm là tháng 7. Gió Tây Nam
khơ nóng gây hậu quả xấu như: tốc độ gió lớn (20m/s) gây hạn, cây cối khơ héo,
giảm năng suất, bốc mặn phèn, tích luỹ sắt nhơm gây thối hố đất.
d. Thuỷ văn
Hệ thống sơng ngịi của Đồng Hới có đặc điểm chung là chiều dài ngắn, dốc,
nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ.
Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống những thung lũng hẹp,


21

triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về
mùa khô, nước sơng xuống thấp, dịng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ. Sự phân bố

dịng chảy đối với các sơng suối ở Đồng Hới theo mùa rõ rệt. Hầu hết các con sông ở
Đồng Hới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở
hạ lưu. Vì vậy, ở các vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn ảnh
hưởng xấu tới sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy
hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ.
1.2.1.2 Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra nghiên cứu về đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho thấy thành phố Đồng
Hới có 5 nhóm đất chính, gồm:
- Nhóm đất xám:
Phần lớn diện tích đất đồi núi ở Đồng Hới được xếp vào nhóm đất xám. Đất xám
là nhóm đất có diện tích lớn, chiếm khoảng 9.060 ha (chiếm 58,25% diện tích đất tự
nhiên tồn thành phố, khoảng 1/3 tổng diện tích đất xám của tỉnh Quảng Bình). Đất
được hình thành và phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá phiến sa, đá biến
chất, đá cát, đá granit… Trong nhóm đất xám gồm 5 loại đất phụ là:
+ Đất xám cơ giới nhẹ kết von sâu: Có diện tích 135 ha, chiếm 0,87% tổng diện
tích tự nhiên, chiếm 1,49% diện tích đất xám. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và ít
thay đổi giữa các tầng, tỷ lệ cấp hạt cát tầng mặt chiếm 78,6% và giảm nhẹ theo độ
sâu, cấp hạt thịt và cấp hạt sét tăng dần theo độ sâu. Nhìn chung đất có hàm lượng
dinh dưỡng thấp kể cả mùn, đạm, lân và kali. Đất xám thích hợp với việc trồng cây ăn
quả và các loại cây hoa màu như: đậu các loại, rau màu... đối với nơi có địa hình cao.
Nơi địa hình thấp có nước tưới có khả năng trồng lúa hoặc luân canh, lúa màu.
+ Đất xám bạc màu: Có diện tích 580 ha, chiếm 3,73% tổng diện tích tự nhiên,
chiếm 6,40% diện tích đất xám. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt sét cao từ 77,6
- 85,8%. Đất xám bạc màu là loại đất có chất dinh dưỡng thấp, nhưng có giá trị trong
nơng nghiệp vì phần lớn diện tích nằm ở địa hình bằng thoải, thống khí, thốt nước,
dễ canh tác và thích hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của nhiều cây trồng cạn.



22

+ Đất xám Feralit: Có diện tích 4.689 ha, chiếm 30,15% tổng diện tích tự nhiên,
chiếm 51,75% diện tích đất xám. Đất xám feralit có phạm vi phân bố rộng, đặc
điểm của đất rất đa dạng phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, mẫu chất hình thành đất,
mơi trường sinh thái sử dụng đất. Đa số nằm ở độ dốc > 20 0, tầng đất dày 50 - 100
cm, đất có phản ứng chua, nghèo bazơ và các chất dễ tiêu, độ phì nhiêu trung bình.
+ Đất xám kết von: Có diện tích 3.316 ha, chiếm 21,32% tổng diện tích tự nhiên,
chiếm 36,60% diện tích đất xám. Đất hình thành do sản phẩm phong hố của đá mẹ
có thành phần cơ giới nhẹ dưới thảm thực vật thưa thớt, nơi có mực nước gần mặt
đất. Đất có thành phần cơ giới tầng mặt thường là thịt nhẹ, các tầng dưới nặng. Hàm
lượng mùn và đạm tổng số các tầng thấp, lân và kali dễ tiêu nghèo.
+ Đất xám loang lổ: Có diện tích 340 ha, chiếm 2,19% tổng diện tích tự nhiên,
chiếm 3,75% diện tích đất xám. Hình thành trong điều kiện gần tương tự với đất
xám kết von, chỉ khác nhau vì mức độ rửa trơi. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, phản
ứng chua, hàm lượng mùn và đạm tổng số tầng mặt thấp, lân và kali dễ tiêu nghèo.
- Nhóm đất tầng mỏng:
Đất tầng mỏng hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc, thảm thực vật
che phủ mặt đất đã bị chặt phá và do hậu quả của nhiều năm canh tác quảng canh,
không có bảo vệ đất, khơng có biện pháp và cơng trình phịng chống xói mịn.
Nhóm đất tầng mỏng có diện tích 460 ha, chiếm 2,96% tổng diện tích tự nhiên. Đặc
điểm của đất có tầng đất mịn rất mỏng (< 30 cm) do đất bị rửa trơi, xói mịn mạnh
nên rất chặt cứng và nghèo dinh dưỡng. Đất có phản ứng chua nhiều, cation kiểm
trao đổi rất thấp, sắt di động trung bình, nhơm di động thấp.
- Nhóm đất cát:
Đất cát ở Đồng Hới có diện tích 2.756 ha, chiếm 17,72% tổng diện tích tự nhiên,
được hình thành ven biển do quá trình bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô của dải
Trường Sơn Bắc với sự hoạt động của q trình bờ biển và các hệ thống sơng. Đất
có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua. Hàm lượng mùn và đạm ở các tầng
đều nghèo, lân và kali tổng số và dễ tiêu đều rất thấp, tổng lượng cation kiềm trao

đổi nghèo, tỷ lệ cấp hạt cát ở các tầng đều rất cao đều trên 95%, tỷ lệ cấp hạt thịt
nhỏ hơn 5%, cấp hạt sét hầu như khơng có.


23

Hướng sử dụng chính đối với đất cồn cát là phát triển trồng rừng phòng hộ
chống cát bay di động để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất
và sinh hoạt của dân cư trong vùng.
- Nhóm đất mặn:
Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển lắng đọng trong môi
trường nước biển. Diện tích khoảng 520 ha, chiếm 3,34% diện tích tự nhiên. Đất có
thành phần cơ giới cát pha - thịt. Tỷ lệ cấp hạt cát 72,8 - 81,8%, cấp hạt thịt 12,8 18,2%, còn lại là cấp hạt sét. Đất có phản ứng chua vừa. Hàm lượng mùn và đạm
tổng số nghèo. Lân tổng số tầng mặt trung bình, các tầng dưới nghèo; kali tổng số
các tầng đều nghèo; lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo, sắt di động cao.
- Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa có diện tích 1.795 ha, chiếm 11,54% diện tích tự nhiên của thành
phố. Các loại đất trong nhóm phù sa được hình thành trên các trầm tích sơng suối,
hiện tại q trình thổ nhưỡng xảy ra yếu. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, đất có
phản ứng ít chua, tổng lượng cation kiềm trao đổi dao động lớn, sắt di động ở mức
trung bình khá, nhơm di động thấp. Hàm lượng mùn tổng số trung bình khá, đạm
tổng số trung bình, lân tổng số ở các tầng trung bình thấp, kali tổng số từ nghèo đến
khá, lân và kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo.
Hiện nay quỹ đất phù sa ở Đồng Hới hầu như đã được sử dụng hết để phát triển
các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Cây lúa vẫn phổ biến
và ổn định hơn cả, hệ thống cây trồng chưa được đa dạng hoá với phương thức thâm
canh khoa học để nâng cao độ phì nhiêu của đất.
b. Tài nguyên nước
Thành phố Đồng Hới có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhờ hệ thống
sông suối, ao hồ khá dày đặc, cộng với lượng nước mưa tại chỗ nên nguồn nước lại

càng dồi dào hơn.
Đánh giá tài nguyên nước được phân tích theo ba yếu tố đó là: nước nguồn,
nước mưa tại chỗ và nước ngầm.
- Nước nguồn: Nước nguồn có nguồn gốc chủ yếu từ sông Nhật Lệ, sông Mỹ
Cương, sông Lệ Kỳ và sông Cầu Rào. Sông Nhật Lệ là con sông lớn nhất chảy qua


24

thành phố với chiều dài 16 km, đóng góp một phần rất lớn đến nguồn TNTN và
cảnh quan môi trường của thành phố. Ngồi ra thành phố Đồng Hới có hệ thống hồ
tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, như hồ Thành, hồ Bàu Tró và hồ Phú Vinh.
- Nước mưa tại chỗ: Hằng năm lượng mưa trung bình khoảng 1.300 - 4.000mm
nhưng phân bố không đồng đều và phân phối theo hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm trên 70% lượng mưa năm, mùa khô từ
tháng 4 đến tháng 8, lượng mưa chiếm khoảng 25% lượng mưa năm.
Như vậy, tài nguyên nước mặt bao gồm nước của hệ thống các sông lớn, các hồ
và nước mưa tại chỗ, đạt xấp xỉ 500 - 600 tỷ m3. Nếu khai thác hợp lý 60% nguồn
nước mặt này sẽ đảm bảo được nước cho sinh hoạt và sản xuất, trong đó, sử dụng
cho nơng nghiệp khoảng 50%.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong thành phố cũng khá phong phú, tuy
nhiên phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc địa hình và
lượng mưa theo mùa. Thơng thường ở các địa phương vùng đồng bằng ven biển có
mực nước nông và dồi dào, đối với vùng trung tâm thành phố có mực nước ngầm
thường sâu và dễ bị cạn kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của
người dân. Chất lượng nước ngầm trên địa bàn thành phố nhìn chung khá tốt, rất
thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như sinh hoạt. Riêng đối
với khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn do thuỷ triều lên gây khó khăn cho sản
xuất và đời sống nhân dân, vì vậy cần kiểm tra độ mặn nước sông trước khi bơm tưới
cho cây trồng.

c. Tài ngun rừng
Thành phố Đồng Hới có diện tích đất rừng là 6.757,96 ha, chiếm 65,55% diện
tích đất nơng nghiệp và chiếm 43,45% diện tích đất tự nhiên của thành phố, trong
đó đất rừng sản xuất là 4.332,18 ha (chủ yếu là đất có rừng trồng sản xuất), chiếm
64,10% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phịng hộ là 2.425,78 ha (chủ yếu là đất
rừng trồng phòng hộ), chiếm 35,9% diện tích đất lâm nghiệp; tỷ lệ che phủ trên
60%. Diện tích rừng phân bố chủ yếu ở các xã Bảo Ninh, Thuận Đức, Nghĩa Ninh,
Bắc Nghĩa, Lộc Ninh và phường Đồng Sơn, có chức năng bảo vệ nguồn nước và đất
đai, hạn chế hiện tượng cát bay, cát nhảy…, điều hồ khí hậu, BVMT sinh thái. Ở


25

các vùng gị đồi chủ yếu là rừng thơng, keo và bạch đàn; ở vùng ven biển rừng chủ
yếu là phi lao để chắn cát.
d. Tài nguyên biển
Thành phố Đồng Hới có trên 15,7 km bờ biển từ Quang Phú đến Bảo Ninh,
chiếm 13,53% chiều dài bờ biển của tỉnh Quảng Bình, là thành phố có thế mạnh về
hải sản với trữ lượng hải sản có khả năng cho phép khai thác hằng năm khoảng
5.888,8 tấn hải sản các loại.
Biển Đồng Hới có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú và đa dạng. Có
nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực
nang… Trong đó mực ống và mực nang có lượng khá lớn và chất lượng cao.
Ngoài ra vùng nội địa có nhiều sơng suối, ao hồ, ruộng trũng, bãi bồi ven sơng, ven
biển có nhiều lồi thuỷ sản sinh sống, hằng năm được nhân dân địa phương khai thác
hàng nghìn tấn thuỷ sản nước lợ và tơm cá nước ngọt.
Tuy nhiên, tài nguyên biển ở Đồng Hới vẫn chưa được khai thác hiệu quả do ngư
cụ thô sơ, chưa có nhiều tàu lớn để khai thác đánh bắt xa bờ, nguồn vốn của nhân dân
khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất nuôi trồng thuỷ sản bị hạn chế.
e. Tài ngun khống sản

Thành phố Đồng Hới có tài ngun khống sản mang tính chất đặc trưng của
vùng Bắc Trung Bộ. Cụ thể:
Khoáng sản phi kim loại: Mỏ Cao Lanh (xã Lộc Ninh) có quy mơ tương đối lớn,
trữ lượng khai thác trên 30 triệu tấn, là mỏ thuộc loại lớn nhất nước ta, rất có điều
kiện để phát triển công nghiệp chế biến cao lanh.
Cát trắng Thạch Anh có trữ lượng khai thác hàng chục triệu tấn, phân bố ở Lộc
Ninh, Quang Phú, Hải Thành và Bảo Ninh; cát xây dựng cũng có trữ lượng lớn, đã và
đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng của thành phố.
f. Tài nguyên nhân văn
Quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển Đồng Hới gắn với sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đồng Hới
là luỹ thép kiên cường, tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Trải qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân thành phố Đồng


×