Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tìm hiểu hiện trạng rừng phòng hộ ven biển ở huyện hải lăng quảng trị, ảnh hưởng của nó đối với tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

NGUYỄN THỊ DƯƠNG

Tìm hiểu hiện trạng rừng phịng hộ ven biển ở
huyện Hải Lăng- Quảng Trị, ảnh hưởng của nó
đối với tự nhiên và sự phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

1


LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu, em đã hồn thành đề
tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, em
ln nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Địa Lý và
các cơ quan, đơn vị để em có thể hồn thành tốt khóa luận này.
Qua đây, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Lê Thị Thanh
Hương, là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt q trình thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Các thầy cô giáo trong khoa Địa lý.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị.
- UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.


- Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị.
- Phịng thống kê huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
- Hạt kiểm lâm huyện Hải Lăng.
Đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ em hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do điều kiện, thời gian và trình độ cịn hạn
chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót.. Rất mong nhận được
ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Dương

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CO2: Cácbonic
CN – TTCN: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Ha: Hecta.
K2O: Kali đioxit
NN: Nông nghiệp.
P2O5: Phosphorus pentoxide
PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng.
PTNT: Phát triển nơng thơn.
Pe: Polyetylen
TCKH: Tài chính kế hoạch.
UBND: Ủy ban nhân dân.

3



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích rừng phịng hộ ven biển phân bố trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị.
Bảng 2: Diện tích rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng trong
giai đoạn 1993- 1999.
Bảng 3: Diện tích phân bố rừng phòng hộ ven biển theo từng địa phương
của huyện Hải Lăng giai đoạn từ năm 1993- 1999.
Bảng 4: Kết quả thực hiện dự án 661 từ năm 1999 – 2010
Bảng 5: Diện tích lâm phận phịng hộ ven biển huyện Hải Lăng giai
đoạn 2001- 2011.
Bảng 6: Diện tích rừng phòng hộ ven biển huyện Hải Lăng theo từng điạ
phương.
Bảng 7: Độ che phủ của các xã vùng ven biển.
Bảng 8 : Diện tích một số cây hàng năm chủ yếu.
Bảng 9: Sản lượng một số cây trồng hàng năm chủ yếu.
Bảng 10: Một số loài cây trồng bảo vệ đê biển thích hợp trên các lập địa
cát ven biển.
Bảng 11: Tiêu chuẩn cây đem trồng.
Bảng 12: Mật độ cây trồng

4


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1: Diện tích rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng trong giai
đoạn 1993- 1999.
Biểu đồ 2: Diện tích phân bố rừng phòng hộ ven biển theo từng địa phương
của huyện Hải Lăng giai đoạn từ năm 1993- 1999.

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Hải Lăng.
Hình 2: Rú cát ven biển .
Hình 3: Rừng phi lao ven biển .
Hình 4: Keo lá tràm ở xã Hải Dương.
Hình 5: Hàng loạt gốc phi lao bị đào bới ở xã Hải Khê .
Hình 6: Khai thác đất san lấp ở xã Hải Ba.
Hình 7: Mở rộng ni trồng thủy sản ven biển.
Hình 8 Cây kiệu và cây lạc trên vùng cát xã Hải Dương .

5


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Với mệnh danh là “lá phổi ” của Trái Đất, rừng có vai trị rất quan trọng
trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh của
chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng và tài nguyên rừng luôn trở thành nội dung, một yêu
cầu không thể trì hỗn đối với tất cả quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến gian
khó hiện nay nhằm để bảo vệ môi trường sống hay sự tồn tại của sinh vật trên hành
tinh.
Với đường bờ biển dài 3.260 km, Việt Nam đã không ngừng khai thác những
thế mạnh để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Không những khai thác mà
người dân Việt Nam cũng đã hình thành việc trồng các dải rừng phịng hộ ven biển
để tận dụng lợi thế ven biển cũng như hạn chế những tác động xấu.
Quảng Trị nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng là tỉnh ven biển miền
Trung và tất cả mọi hoạt động cho sự phát triển phụ thuộc nhiều vào nó. Đó là các
hoạt động khai thác hệ sinh thái ven biển để phục vụ cho mục đích phát triển kinh
tế. Song song với hoạt động đó người dân đã tiến hành cơng tác trồng các dải rừng
để hạn chế những tác động của biển cũng như khai thác tốt nền kinh tế sớm đã phụ
thuộc vào nó.

Nhiều năm qua cơng tác trồng rừng cũng như bảo vệ hệ thống rừng ven biển
Hải Lăng được thực hiện và đem lại hiệu quả cao đặc biệt trong công tác hạn chế
các thiên tai cũng như khai thác phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế của địa phương nên tôi chọn đề tài “Tìm hiểu hiện
trạng rừng phịng hộ ven biển ở huyện Hải Lăng- Quảng Trị, ảnh hưởng của nó
đối với tự nhiên và sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu hiện trạng rừng phòng hộ ven biển huyện Hải Lăng và ảnh hưởng
của nó đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.

6


- Từ đó đề suất một số biện pháp thiết thực để bảo vệ rừng phịng hộ ven
biển góp phần nâng cao hiệu quả phát triển nền kinh tế- xã hội của huyện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng và ảnh
hưởng của nó đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp để quản lý tốt dải rừng phòng hộ ven biển.
3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi lãnh thổ: Đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn xã gồm xã Hải An, Hải
Khê, Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng từ
năm 1993 - 2011.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Việc nghiên cứu hiện trạng rừng phòng hộ ven biển cũng như những ảnh
hưởng của nó đối với kinh tế- xã hội luôn được quan tâm, nghiên cứu và là lĩnh vực
quan trọng đối với ngành lâm nghiệp và các ban ngành liên quan. Vì thế đã có nhiều

dự án đưa ra và phổ biến rộng rãi. Nhưng nó chỉ dừng lại ở cấp quốc gia hay mang
tính chung chung cịn ở cấp địa phương thì chưa được quan tâm đúng mức.
Huyện Hải Lăng là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Trị nằm trong
chương trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của Trung ương về quy hoạch sản
xuất phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy công tác trồng và bảo vệ rừng luôn được các
cơ quan liên quan quan tâm và hướng dẫn tận tình tun truyền cho người dân từ đó
tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo,
phát triển sản xuất và ổn định đời sống nên việc nghiên cứu đề tài này càng có ý
nghĩa hơn. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài này. Do
đó, tơi chọn để nghiên cứu.
5. Quan điểm nghiên cứu.
5.1. Quan điểm hệ thống.
Tự nhiên là một thể tổng hợp, các hiện tượng địa lý rất phong phú và đa
dạng. Trong quá trình hình thành và phát triển các hiện tượng đó có mối quan hệ

7


mật thiết với nhau, đồng thời có mối quan hệ với các thành phần khác để tạo nên
một hệ thống. Vì vậy khi tìm hiểu một bộ phận của tổng thể tự nhiên ta phải đặt nó
trong mối quan hệ với các thành phần khác. Chẳng hạn như khi nghiên cứu rừng
phịng hộ ven biển thì sự biến đổi của nó theo chiều hướng nào cũng ảnh hưởng đến
các mơi trường sinh thái.
5.2. Quan điểm lãnh thổ.
Mỗi đối tượng địa lý đều gắn liền với một không gian lãnh thổ nhất định,
trên đó các hoạt động sản xuất tương ứng, phù hợp với những đặc điểm riêng của
lãnh thổ. Vì vậy khi nghiên cứu một khu vực nào đó cần phải chú ý đến việc xác
định phân hóa theo lãnh thổ để thấy được đặc điểm của từng vùng, từng địa phương
từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển phù hợp nhất.
5.3. Quan điểm sinh thái.

Đây là một trong những quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa
lý tự nhiên, thường được vận dụng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ tác động
qua lại giữa tự nhiên và con người. Đặc biệt giữa con người với việc sử dụng, khai
thác và bảo vệ tự nhiên. Áp dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu đề tài nhằm
đưa ra một giải pháp hợp lý lâu dài trong việc bảo vệ rừng, tăng cường sự tác động
tích cực của con người đối với rừng phịng hộ nói riêng và mơi trường sinh thái nói
chung, tạo sự phát triển bền vững nền kinh tế và xã hội.
5.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh.
Bất kỳ một hệ tự nhiên, dân cư, kinh tế của một lãnh thổ đều có nguồn gốc
phát sinh, phát triển, các biến động diễn ra trong thời gian từ quá khứ đến hiện tại
và tương lai. Vì vậy, khi nghiên cứu cũng phải dựa trên quan điểm này.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp thu thập, thống kê và xử lý số liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình nghiên cứu. Dựa
vào mục đích, u cầu của đề tài sử dụng phương pháp này để thu thập tài liệu từ
các cơ quan, ban ngành có liên quan đến đề tài nghiên cứu (về điều kiện tự nhiên
cũng như kinh tế xã hội của huyện) và xử lý một cách có khoa học, phân tích, so
sánh, tổng hợp để tìm ra những nội dung, những kết luận cần thiết cho đề tài.

8


6.2. Phương pháp bản đồ.
Đây là phương pháp truyền thống của khoa học địa lý. Từ các số liệu đã thu
thập được, phân tích số liệu thành lập các bảng số liệu, phân tích các bảng số liệu để
xác định hiện trạng rừng phòng hộ ven biển và những hoạt động sản xuất trên dãi
đất cát ven biển.
6.3. Phương pháp thực địa.
Đây là phương pháp quan trọng và rất cần thiết cho đề tài. Trên cơ sở nghiên
cứu lí thuyết tơi tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu, điều tra các đối tượng, hiện

tượng địa lý rõ ràng hơn. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu tôi tiến hành khảo sát
hiện trạng rừng phòng hộ ven biển và hoạt động sản xuất cũng như đời sống của
người dân vùng cát huyện Hải Lăng.

9


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1.1. Rừng phòng hộ và phân loại.
1.1.1. Khái niệm rừng phòng hộ và rừng phòng hộ ven biển.
Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu,
bảo vệ mơi trường.
Rừng phịng hộ ven biển là rừng được thành lập với mục đích chống gió,
chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo
vệ các cơng trình ven biển.
1.1.2. Vai trò của rừng phòng hộ và rừng phòng hộ ven biển.
Rừng phòng hộ là rừng được xây dựng và phát triển cho mục đích bảo vệ và
điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn đất, hạn chế thiên tai, điều hịa khí
hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh mơi trường.
- Rừng phịng hộ đầu nguồn có tác dụng điều tiết nguồn nước cho các dòng
chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp
lịng sơng, lịng hồ.
- Rừng phịng hộ chắn gió, chống cát bay có tác dụng phịng hộ nơng nghiệp,
bảo vệ các khu dân cư, các đô thị, các vùng xản xuất và các cơng trình khác.
- Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển có tác dụng ngăn cản sóng, chống sạt
lở, bảo vệ các cơng trình ven biển, tăng độ bồi tụ phù sa, mở rộng biện tích bãi bồi
ra biển, hạn chế xâm nhập mặn vào nội đồng, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn
lợi thủy sản.

- Rừng phòng hộ mơi trường sinh thái có tác dụng điều hịa khí hậu, hạn chế
ơ nhiễm ở khu dân cư, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi.
1.1.3. Phân loại rừng phịng hộ.
Theo vị trí có 3 loại:
- Rừng phịng hộ đầu nguồn.

10


- Rừng phòng hộ ven biển.
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo mức xung yếu gồm 2 loại:
- Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn,
gần sơng, gần hồ, có nguy cơ bị xói mịn mạnh, có u cầu cao nhất về điều tiết
nước; những nơi cát di động mạnh; những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển
thường xuyên đe dọa sản xuất và đời sống của người dân, có nhu cầu cấp bách nhất
về phịng hộ, phải quy hoạch, đầu tư xây dựng rừng chuyên phòng hộ đảm bảo tỷ lệ
che phủ rừng trên 70%.
- Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mịn và điều
tiết nguồn nước trung bình; những nơi mức độ đe dọa của cát di động và của sóng
biển thấp hơn, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu vầu cao
về bảo vệ và sử dụng đất, phải xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất, đảm bảo
tỷ lệ che phủ của rừng tối thiểu 50%.
1.2. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Lăng.
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Hải Lăng.
1.2.1.1. Vị trí địa lý - phạm vi lãnh thổ.
Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị, thị trấn huyện lỵ cách thị
xã Đơng Hà về phía Nam 21 km, cách thành phố Huế về phía Bắc 50 km. Có tọa độ
địa lý từ 16 0 33 ’40 ’’ đến 16 0 48’ 00’’ độ vĩ Bắc, 107 0 04’ 10’’ đến 107 0 23 ’ 30 ’’ độ kinh
Đơng.

Phía Bắc giáp huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị .
Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Phía Đơng giáp Biển Đơng.
Phía Tây giáp huyện Đakrơng.
Tổng diện tích tự nhiên 42.513,43 ha 8,96% chiếm diện tích cả tỉnh, (số liệu
thống kê đất đai năm 2011).
1.2.1.2. Địa hình.
Đặc trưng của địa hình Hải Lăng nghiêng từ Tây sang Đông, với trên 60% là
diện tích đồi núi thấp. Vùng đồi núi và ven biển bị chia cắt bởi các sông, suối, đồi

11


núi và các cồn cát, bãi cát, do đó việc phát triển giao thông, mạng lưới điện cũng
như tổ chức sản xuất ở đây gặp khó khăn nhất định. Vùng đồng bằng, ở một số nơi
địa hình thấp trũng nên thường bị ngập lụt.
Có thể chia địa hình ra 3 vùng: Vùng đồi núi (59% diện tích tự nhiên), vùng
đồng bằng (30%), vùng cồn cát, bãi cát ven biển (11%).
- Vùng gò đồi và núi: Đa phần các khu vực phía Tây đường sắt Bắc Nam bao
gồm lãnh thổ chủ yếu của các xã: Hải Lệ, Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh,
Hải Trường, núi thấp có độ cao bình qn 100 - 150 m, vùng gị đồi có độ cao bình
quân 40 - 50 m, độ dốc bình quân 8 - 25 0 đất chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét.
- Vùng đồng bằng: Nằm giữa gò đồi và cồn cát, bãi cát. Bao gồm địa bàn các
xã: Hải Quy, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Tân, Hải Hòa, thị trấn
Hải Lăng và một phần của các xã: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Thọ, Hải
Trường, Hải Sơn, Hải Chánh, Hải Dương, Hải Quế, Hải Ba.
Tốc độ dòng chảy của các dòng sông khi qua đồng bằng đều giảm, trong mùa
khô nước ít.
Ngược lại, trong mùa mưa, lượng nước dồn đổ hết vào vùng đồng bằng vốn thấp
trũng (tập trung ở Hải Dương, Hải Hòa, Hải Thiện, Hải Thành, Hải Thọ, Hải Trường,...

nơi có 1 số khu vực thấp hơn mặt nước biển), làm nước dâng lên gây úng lụt.
- Vùng cồn cát, bãi cát ven biển: Nằm giữa đồng bằng và Biển Đơng. Tập
trung phía Đơng đường tỉnh lộ 582. Thuộc các xã Hải An, Hải Khê và một phần của
các xã Hải Ba, Hải Quế, Hải Dương. Có độ cao bình quân 6 - 7 m. Đất đai chủ yếu
là đất cồn cát, bãi cát. Cát biển là tiềm năng nhưng chưa được khai thác sử dụng,
hiện nay để chế ngự cát bay, cát lấp đã có nhiều dự án trồng rừng, cải tạo đất được
thực hiện. Một số khu vực trong vùng cát đã và đang được triển khai xây dựng hồ
nuôi tôm trên cát theo dây chuyền công nghiệp.
1.2.1.3. Khí hậu.
Tiểu vùng Hải Lăng cũng nằm trong vùng miền khí hậu nhiệt đới gió mùa
nhưng có địa hình thấp và bị phân dị, do đó khí hậu có đặc điểm Mùa hè có gió mùa

12


Tây Nam khơ nóng, nhưng mức độ khắc nghiệt giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam
của huyện; gió mùa Đông Bắc ẩm ướt về mùa đông. Nền nhiệt tương đối cao, tổng
nhiệt lượng cả năm trên dưới 9000 0c, nguồn nhiệt lượng này cho phép trồng trọt
với đa dạng cây trồng và cải tạo mùa vụ trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm
hầu hết các vùng trong huyện khoảng 24 - 25 0C. Nhiệt độ tháng cao nhất (từ tháng
5 đến tháng 7) khoảng 35 0 C, có khi gần lên tới 40 0C; tháng thấp nhất (tháng 1 tháng 2) khoảng 18 0C, có khi xuống tới 12-13 0C, nói chung biên độ nhiệt khá lớn.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2500 - 2700 mm, cao hơn mức trung
bình cả nước. Tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm từ
75 - 80% lượng mưa cả năm). Số ngày mưa phân bố khơng đều, trong các tháng cao
điểm trung bình mỗi tháng có 17 - 18 ngày mưa, thường có kèm theo bão, gây lũ lụt
làm ngập úng, ảnh hưởng đến bố trí thời vụ và bố trí sản xuất nơng nghiệp. Về mùa
gió Tây Nam khơ nóng, độ ẩm khơng khí thường xun dưới 50%, có khi xuống
dưới 40%. Đây là một trong những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây khô
hạn và dễ gây cháy rừng.
- Bão: Mùa bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11, các cơn bão đổ bộ

vào đất liền Quảng Trị nói chung và Hải Lăng nói riêng thường là các cơn bão số
7,8,9 và 10. Năm nhiều nhất có 4 cơn bão, năm ít nhất khơng có cơn bão nào, trong
những năm gần đây số lượng bão và mức độ tàn phá giảm hẳn so với trước kia. Bão
thường kèm theo mưa to kết hợp triều cường trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở
vật chất kỹ thuật và mùa màng. Có thể đánh giá rằng: Thời tiết, khí hậu khá khắc
nghiệt đã gây bất lợi cho sản xuất và đời sống, điều kiện lao động khó khăn, năng
suất lao động giảm.
1.2.1.4. Đất đai.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tịan huyện là 42.692,53 ha gồm 15 loại đất.
Trong đó, vùng đồng bằng và vùng ven biển gồm 11 loại, vùng đồi núi gồm 4 loại.
Các vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau bao gồm:
- Vùng gò đồi chủ yếu là đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch.
Đất vùng này bị thối hóa, xói mịn diễn ra khá mạnh, độ sâu tầng này thấp, hiện

13


tượng kết vôn khá phổ biến, đất nghèo dinh dưỡng chỉ phù hợp với việc phát triển
cây lâm nghiệp và hoa màu.
- Vùng đồng bằng gồm hai loại đất chính đó là đất thịt nhẹ và đất cát nội
đồng chất lượng đất khá tốt nên rất thuận lợi cho việc phát triển lượng thực, cây
cơng nghiệp ngắn ngày. Cụ thể:
Nhóm đất cồn cát biển: Có tổng diện tích 6.641 ha. Trong đó: Cồn cát trắng
(loại đất Cb): 6.614 ha; đất bãi cát ven sơng biển (loại đất Cc): 27 ha.
Nhóm đất cát biển (loại đất C): 4.840 ha.
Nhóm đất phù sa được bồi và phù sa ngịi suối: Diện tích 2.643 ha. Trong đó:
Đất phù sa được bồi: 2.623 ha; đất phù sa ngịi suối: 20 ha.
Nhóm đất phù sa khơng được bồi là 1.193 ha.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
nước: diện tích 723 ha. Trong đó: Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (loại đất Pf)

155 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (loại đất Fl): 56 8 ha.
Nhóm đất phù sa Glây, đất thung lũng dốc tụ, đất lầy: diện tích là 8.495 ha.
Trong đó: Đất phù sa Glây (loại đất Pg): 7.835 ha; đất lầy (loại đất J): 309 ha; đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): 351 ha.
Nhóm đất than bùn:23 ha.
Nhóm đất xám bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ: 1.502 ha
Đất nâu tím trên đá sét tím, đất đỏ vàng trên đá biến chất và đá sét: 16.049
ha.
Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít và vàng nhạt trên đá cát: 3.026 ha.
Đất xói mòn trơ sỏi đá: 780 ha.
1.2.1.5. Thủy văn.
* Với lượng mưa bình quân năm trên 2.500 mm, sẽ cho tổng trữ lượng nước
hàng năm gần 1,3 tỷ m3..
* Sơng ngịi: Trên địa bàn huyện gồm có 5 con sơng chính:
- Hệ thống sơng Ơ Lâu nằm về phía Nam của huyện, có dịng chính dài
khoảng 65 km và bao qt lưu vực có diện tích 855 km2, lưu lượng dịng chảy trung
bình năm khoảng 44 m3/s, mật độ dịng chảy là 0,81km/km2 .
14


- Sông Nhùng: Chạy từ vùng đồi núi của huyện, từ Hải Lâm chảy qua trung
tâm vùng đồng bằng, hàng năm cung cấp phù sa và nước tưới cho 1 phần diện tích
canh tác cho cả đồng bằng và gị đồi.
- Sơng Bến Đá: Có chiều dài ngắn, chảy từ vùng gò đồi qua địa bàn của xã
Hải Trường, hàng năm cung cấp một lượng nước đáng kể cho sản xuất.
- Sông Vĩnh Định (Sông đào thời nhà Lê): Chảy dọc theo hướng Bắc -Nam,
qua trung tâm đồng bằng của huyện, nối liền sơng Thạch Hãn và sơng Ơ Lâu, có
chiều dài khoảng 20 km. Sơng Vĩnh Định có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp
nước tưới và tiêu úng về mùa lũ lụt, điều hòa lượng nước trong khu vực.
- Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn huyện có một số hồ đập quan trọng, phục

vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo mơi
trường như: Đập Trấm, Khe Chanh, Miếu Bà, Thác Heo, Khe Rị, Phước Mơn, Phú
Long, Khe Khế...
- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nước sinh hoạt
và vệ sinh môi trường Quảng Trị, khảo sát trên diện tích 26.898 ha vùng ven biển,
đồng bằng và trung du của huyện có tổng trữ lượng nguồn nước ngầm là 53.526.730
m3 . Nhìn chung, nước ngầm được phân bổ khá lớn, có đặc điểm địa chất thủy văn
khá phức tạp, vùng đồng bằng và gò đồi chất lượng khá tốt, vùng ven biển nhiều nơi
bị nhiễm mặn, một số vùng nước bị phân hóa.
1.2.1.6. Sinh vật.
Do đặc trưng điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật đặc
biệt là rừng tự nhiên của Hải Lăng trước chiến tranh rất phong phú, nhiều chủng
loại gỗ quý và động vật cũng rất phong phú. Nhưng do chiến tranh và chất độc hoá
học trong chiến tranh đã hủy diệt phần lớn rừng tự nhiên của huyện. Sau chiến tranh
nạn khai thác rừng bừa bãi đã gây hậu quả làm giảm trữ lượng nguồn tài nguyên
rừng. Theo số liệu thống kê đất năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp của huyện là
22.944,9 ha.

15


1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Hải Lăng.
1.2.2.1. Dân cư - lao động.
Dân số của huyện năm 2011 có 87.180 người, 100% là người dân tộc Kinh,
nừ chiếm 50%, số người trong độ tuổi lao động 47,2% .
Dân cư phân bố trên cả 3 vùng: đồng bằng, ven biển, gị đồi trong đó tập
trung chủ yếu ở đồng bằng
Trong những năm qua huyện Hải Lăng đã đạt được một số thành quả trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp,
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, điều động dân cư lên vùng kinh tế

mới. Tuy nhiên lực lượng lao động trong Nông - Lâm - Ngư vẫn cịn q cao chiếm
tới 55,6 %, Cơng nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 11,7 %; Thương mại Dịch vụ 32,70%.
Chất lượng lao động hiện nay còn thấp chưa đảm bảo so với yêu cầu cả về
trình độ và chất lượng. Trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế chỉ
có khoảng 1% lao động có trình độ cao đẳng, đại học và phân bổ 100% đang làm
việc ở khu vực hành chính sự nghiệp. Số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật
chỉ chiếm khoảng 8%; còn lại là lao động phổ thông. Đa số lao động làm việc trong
các cơ sở địa phương, chưa qua khóa đào tạo chính quy, trường lớp cơ bản, chưa có
chứng chỉ hoặc bậc thợ, đó cũng chính là một trong những hạn chế trong việc cung ứng
lao động khi có yêu cầu từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Mặt khác, tư tưởng
thuần nơng cịn nặng nề làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển. Trong những năm
tới nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật ngày càng cao, nhưng
chất lượng lao động chưa đảm bảo yêu cầu, trên địa bàn huyện còn thiếu các trung tâm,
cơ sở dạy nghề đào tạo cấp chứng chỉ có khả năng cung ứng lao động cho các doanh
nghiệp , vì vậy chưa đảm bảo nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động.
Hiện nay quỹ thời gian lao động nhàn rỗi trong nơng nghiệp cịn lớn. Theo
tính tốn trong nơng nghiệp lao động nhàn rỗi còn khoảng 35 - 37% quỹ thời gian
lao động. Hiện nay, tình trạng thiếu việc làm chưa biểu hiện rõ thành một vấn đề xã
hội bức xúc. Trong thời gian tới với dự án đầu tư Cụm công nghiệp làng nghề Diên
Sanh sẽ giải quyết tạo công ăn việc làm cho số lao động lớn trên địa bàn huyện.
16


1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng.
a. Giao thông.
Mạng lưới giao thông được phân bố khá đều và thuận lợi bao gồm các loại
hình vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sơng trong đó đường bộ giữ vai trị
quan trọng. Tồn huyện có 792,87km đường bộ bao gồm 1 tuyến đường quốc lộ với
chiều dài 20,2km, 4 tuyến đường tỉnh với chiều dài 51,1km, 25 tuyến đường huyện
dài 184,43km, 30 tuyến đường nội thị có chiều dài 14,53km, 9 tuyến đường xã có

34,8km. Trong đó, đường bê tơng xi măng chiếm 22,87% với 180,59km, đường bê
tông láng nhưạ chiếm 14,85% với 117,73km, đá dăm cấp phối chiếm 20,75% với
164,54km và đường đất chiếm 41,62% với 330,01km. Hiện nay đang xây dựng
tuyến đường nối từ quốc lộ 1A về cảng biển Mỹ Thủy (huyện Hải Lăng) với tổng
vốn đầu tư gần 939 tỷ đồng, với chiều dài hơn 14,2 km, rộng 70 m với 6 làn xe,
phục vụ việc vận chuyển hàng hóa của cảng biển Mỹ Thủy; nối hệ thống giao thông
hành lang kinh tế Đông-Tây với cảng biển Mỹ Thủy, đồng thời hồn thiện hệ thống
giao thơng khu kinh tế biển Đông - Nam Quảng Trị. Hệ thống giao thông đường
thủy chưa phát triển.
b. Mạng lưới hệ thống thuỷ lợi.
Trên địa bàn huyện khá nhiều, gồm hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn và 57
trạm bơm phục vụ tưới, tiêu nước cơ bản cho đất trồng lúa ở đồng bằng. Tại vùng
gị đồi có 6 hồ chứa vừa và hàng chục hồ nhỏ (Hồ Khe Chanh, Hồ Miếu Bà, Hồ
Thác Heo, Hồ Thượng Nguyên, Hồ Phú Hưng, Hồ Phước Môn) góp phần giải quyết
tưới nước cho vùng gị đồi. Ngồi ra cịn có hơn 80 km tuyến đê nội đồng và các
tuyến đê ngăn chặn cát bay, cát lấp.
c. Hệ thống cây xanh.
Hiện tại đa số các tuyến đường của thị trấn Hải Lăng đều đã được trồng cây
xanh, các tuyến đường liên xã cũng đã được trồng. Thành phần cây xanh đường phố
tại khu vực thị trân Hải Lăng chủ yếu là các loại cây bóng mát thân gỗ điển hình
như bàng, phượng, bằng lăng, dương liễu,... Tại các đường liên xã chủ yếu là tràm,
phi lao và keo lai.

17


1.2.2.3. Đặc điểm kinh tế.
Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ,
công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp,
phát huy được các tiềm năng, lợi thế của huyện.

Trong cơ cấu kinh tế chung, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 32,73% năm
2005 lên 37,42% năm 2011; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,78%
năm 2005 lên 19,67% năm 2011; khối ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm dần tỷ
trọng, từ 54,49% năm 2005 xuống còn 42,91% năm 2011. Nhìn chung quá trình
chuyển dịch kinh tế theo hướng tích cực, tuy nhiên chưa có những ngành, sản phẩm
chủ lực mang tính mũi nhọn tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho phát triển nền kinh tế.
Trong giai đoạn phát triển ngày nay Hải Lăng đang từng bước đẩy mạnh nền
kinh tế theo hướng mới đó là giảm tỉ trọng sản xuất nông nghiệp và chuyển sang các
ngành kinh tế mang lợi nhuận cao.

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Hải Lăng.
18


CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN CỦA HUYỆN
HẢI LĂNG.
2.1. Khái quát về hiện trạng rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Quảng Trị.
Vùng biển nước ta là vùng sinh thái rất khắc nghiệt, hiểm họa cát di động
mạnh mẽ và trở thành khu vực xung yếu. Khoảng 400.000 ha đất cát di động dọc bờ
biển miền Trung đã và đang bị sa mạc hóa, ước tính mỗi năm có trên 20 ha đất canh
tác nơng nghiệp bị lấn bởi các đụn cát di động. Phần lớn diện tích các đụn, cồn cát
bay ven biển nước ta vẫn bị bỏ hoang do chưa xác định được loại cây trồng và kỹ
thuật phù hợp.
Kết quả nghiên cứu ở Quảng Trị thì cơng tác xây dựng đai rừng phịng hộ
ven biển bước đầu đã đem lại tác dụng phòng hộ chắn gió, cố định cát, cải thiện mơi
trường khơng khí và đất.
Theo thống kê của chi cục lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị diện tích rừng phịng
hộ ven biển là 7.974,4 ha. Trong đó diện tích rừng phịng hộ ven biển được phân bố
theo từng huyện trên địa bàn tỉnh:
Bảng1: Diện tích rừng phịng hộ ven biển phân bố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đơn vị tính: Ha
Đơn vị hành chính

Hải Lăng

Triệu Phong

Gio Linh

Vĩnh Linh

Diện tích (ha)

1.890,8

3.446,1

1.213,6

1.423,9

Nguồn: Chi cục lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị năm 2010
2.2. Hiện trạng rừng phòng hộ ven biển của huyện Hải Lăng.
2.2.1. Hiên trạng rừng phòng hộ ven biển đến năm 1999.
2.2.1.1. Diện tích và phân bố rừng phòng hộ ven biển của huyện Hải Lăng.
Sau chiến tranh diện tích rừng tự nhiên trên tồn huyện cịn rất ít. Nhận thấy
vai trị của rừng trong việc phát triển kinh tế cũng như ổn định cuộc sống của nhân
dân vùng cát nên các ngành chức năng đã phối hợp với các ban ngành liên quan
thống kê diện tích rừng đặc biệt diện tích rừng phịng hộ ven biển huyện và kịp thời
đưa ra các biện pháp nhằm xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển.

Theo kết quả kiểm kê của phịng Nơng nghiệp và Phát tiên nơng thơn huyện
Hải Lăng diện tích rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng qua các năm:

19


Bảng2: Diện tích rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng trong giai đoạn
1993- 1999.
Đơn vị tính: Ha
Năm

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Diện tích

85,9

59,6


230,6

157

210

150

306,2

(ha)
Nguồn: Kết quả thống kê của phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơnHải Lăng.

Diện tích (ha)
350
300
250
200
Diện tích (ha)

150
100
50
0
1993

1994

1995


1996

1997

1998

1999

Biểu đồ 1: Diện tích rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng trong giai đoạn
1993- 1999.
Nhìn chung diện tích rừng phịng hộ ven biển từ năm 1993 đến năm 1999 có
xu hướng tăng, gấp gấp 3,56 lần tức là diện tích từ 85,9 ha năm 1993 lên 306,2 ha
năm 1999. Tuy nhiên, diện tích rừng phịng hộ ven biển huyện Hải Lăng cũng có
biến động, thay đổi qua các năm.

20


Trong đó diện tích rừng phịng hộ được phân bố theo các địa phương cụ thể
như sau:
Bảng 3: Diện tích phân bố rừng phòng hộ ven biển theo từng địa phương của huyện
Hải Lăng giai đoạn từ năm 1993- 1999.
Đơn vị tính: Ha
Hải An


Diện tích

Hải Ba


287,2

321,2

Hải Dương
160

Hải Quế

Hải Khê

285,9

190

(ha)
Nguồn: Kết quả thống kê của phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơnHải Lăng.

Diện tích (ha)
350
300
250
200
Diện tích (ha)

150
100
50
0

Hải An

Hải Ba

Hải Dương

Hải Quế

Hải Khê

Biểu đồ 2: Diện tích phân bố rừng phịng hộ ven biển theo từng địa phương của
huyện Hải Lăng giai đoạn từ năm 1993- 1999.
Diện tích rừng phịng hộ ven biển là 1244,3 ha chiếm 22,9% tổng diện tích
phịng hộ của huyện Hải Lăng. Nhưng nó lại có vai trị hết sức quan trọng khơng chỉ
về mặt phịng hộ mà còn kết hợp cung cấp lâm sản tại chổ, vì đây là vùng đơng dân
có nhu cầu lớn về gỗ, củi đồng thời có tiềm năng lao động để xây dựng và phát triển
vốn rừng.
Diện tích rừng phịng hộ ven biển có sự khác nhau giữa các xã trên địa bàn
huyện. Tập trung diện tích nhiều nhất là ở xã Hải Ba (321,2ha), Hải Quế (285,9ha)
và Hải An (287,2ha).

21


2.2.1.2. Đặc điểm của rừng phòng hộ ven biển huyện Hải Lăng .
a. Về thành phần loài.
Vùng cát ven biển huyện Hải Lăng là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và
rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất này
trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con
người.

Hiện các địa phương ven biển huyện Hải Lăng đã hình thành tuyến rừng
phịng hộ ven biển chạy dài từ xã Hải An đến xã Hải Khê, Hải Ba, Hải Dương và
Hải Quế , chủ yếu là rừng cây phi lao. Trên dải đất cát ven biển của huyện Hải Lăng
hiện có ít nhất là trên 30 loài cây gỗ bản địa như : tràm, chổi, mua, sim, chạc chìu,
dứa dại, trầm bù, mảng ca, móc, chổi sể, ...góp phần đa dạng hóa thành phần lồi
cho thảm thực vật vùng cát phịng hộ ven biển.

Hình 2: Rú cát ven biển (Ảnh từ nguồn Phòng NN&PTNT huyện Hải Lăng).
Trong số đó, nhiều lồi cịn giữ được khả năng sinh trưởng mạnh, nhưng
cũng rất nhiều loài đã thối hóa dần, cây nhỏ bé, phân cành sớm, thậm chí có
khuynh hướng bụi hóa. Trong số các lồi cây bản địa vừa nêu, có khá nhiều lồi cây
22


có khả năng đóng vai trị tiên phong tạo ra diễn thế phát triển để hình thành những
quần hợp thực vật có khả năng phịng hộ mơi trường ven biển bền vững. Tuy nhiên,
do môi trường phải gánh chịu liên tục những tác động bất lợi, khiến cho diễn thế
khó xảy ra một cách hoàn hảo. Mặt khác, với nhiều tác động thiếu kiểm soát, con
người đã làm mất hết các điều kiện tối thiểu để các thực vật hoang dại tự điều chỉnh
trạng thái quần thể theo hướng đa dạng hóa sinh thái. Vì vậy, cách tốt nhất là con
người phải bắt tay vào tái tạo những điều kiện tối thiểu để tận dụng khả năng tiên
phong của các loài cây hoang dại hiện hữu nhằm tạo ra những kiểu rừng nhân tạo
theo hướng bền vững.
Ngoài việc chống sạt lở, các loài cây trồng này nếu được trồng tập trung cịn
chống được tình trạng sa mạc hố vùng đất cát ven biển; tạo cảnh quan sinh thái
thuận lợi cho mơi trường.
b. Về độ che phủ của rừng phịng hộ ven biển của huyệ n Hải Lăng.
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng và khoanh nuôi và thực hiện các biện
pháp chăm sóc và bảo vệ rừng tốt hơn nhằm tăng diện tích đất rừng và nâng cao khả
năng phòng hộ của chúng.

Rừng phòng hộ ven biển huyện Hải Lăng bên cạnh diện tích tự nhiên (chỉ là
rất ít) thì việc trồng rừng phịng hộ đã được người dân địa phương theo chủ trương
của cơ quan cấp trên thực hiện trồng mới diện tích rừng phịng hộ ven biển nhằm
để chắn sóng, chắn cát hay sự di động của cồn cát ven biển và ổn định cuộc sống
của người dân.
Từ năm 1992 người dân các xã đã tiến hành trồng rừng từ nguồn vốn của địa
phương trong đó chủ yếu là xã Hải Ba, Hải Quế, Hải An. Tính đến năm 1999 diện
tích rừng phịng hộ ven biển của huyện Hải Lăng là 1.243,4 ha, độ che phủ rừng là
27,5%.
2.2.2. Hiện trạng rừng phịng hộ hiện nay.
2.2.2.1. Diện tích và phân bố rừng phòng hộ ven biển của huyện Hải Lăng .
Dựa trên kết quả rà soát quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện Hải
Lăng giai đoạn 2001- 2011, đồng thời căn cứ vào định hướng chiến lược xây dựng
và phát triển rừng phòng hộ đến năm 2015, diện tích lâm phận ven biển như sau:

23


Bảng5: Diện tích lâm phận phịng hộ ven biển huyện Hải Lăng giai đoạn 2001 2011.
Hạng mục

Diện tích lâm phận phịng hộ ven biển
Ha

Diện tích tự nhiên

% so với diện tích

% so với diện tích


tự nhiên

đất lâm nghiệp

42.513,43

100%

22.893,2

53,85%

100%

Diện tích phịng hộ

6.883,8

16,2%

30,06%

Diện tích phịng hộ

2125,7

5%

9,285%


Diện

tích

đất

lâm

nghiệp

ven biển
Nguồn: Báo cáo quy hoạch và bảo vệ rừng giai đoạn 2010- 2020 huyện Hải Lăng

Hình 3: Rừng phi lao ven biển (ảnh chụp ngày 04/03/2012).

24


Bảng 6: Diện tích rừng phịng hộ ven biển huyện Hải Lăng theo từng điạ phương .
Đơn vị tính: Ha
TT

Theo xã

Tổng

Đất có rừng

Đất chưa có


cộng

rừng
Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1

Hải Ba

581,4

66

515,4

-

2

Hải Quế

441,4

60,03

381,1

-


3

Hải Dương

538,5

297

241,5

496

4

Hải An

563,7

0

563,7

30

5

Hải Khê

411,5


411,5

50

Nguồn: Tổng hợp diện tích rừng phịng hộ ven biển của Hạt kiểm lâm huyện Hải
Lăng năm 2011.
Trong diện tích rừng phịng hộ ven biển huyện Hải Lăng, diện tích có rừng
chiếm 99.9%, diện tích đất khơng có rừng chiếm 0,1%, trong đất có rừng thì rừng tự
nhiên chiếm 16,67% .
Diện tích rừng phịng hộ ven biển tập trung nhiều nhất ở xã Hải Dương
(538,5ha), Hải Ba (581,4ha) và Hải An (563,7ha). Trong diện tích rừng phịng hộ
ven biển thì diện tích đất trống cao nhất là ở xã Hải Dương (496 ha).
2.2.2.2. Đặc điểm của rừng phòng hộ ven biển huyện Hải Lăng .
a. Về thành phần lồi.
Thành phần lồi trong các đai rừng cịn lại đơn giản, nhiều đai rừng chỉ có
một hoặc vài vài lồi cây chính. Một số đai rừng trồng thuần lồi, khả năng tái sinh
tự nhiên rất hạn chế. Trong đó phi lao là loài cây tiên phong, phát triển mạnh nhất,
được xem là cây chủ lực trong việc trồng rừng chắn cát bay, cát chảy. Tuy nhiên
cần phải trồng bổ sung các loài cây khác để nâng cao khả năng cải tạo đất của đai
rừng phòng hộ trên các vùng cát.
Sau năm 1999 với sự tài trợ của các dự án ở huyện Hải Lăng nhất là các địa
phương vùng cát đã tiến hành trồng rừng phòng hộ ven biển. Bên cạnh phi lao
(Casuarina equisetifolia) cịn có nhiều lồi khác như lô rừng trồng keo lá tràm

25


×