Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.48 KB, 6 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2010 - 2011
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 05 câu 01trang)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm)
Câu1(8,0 điểm). Trình bày những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong
nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1925. Theo em, công lao to lớn nhất
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là gì? Tại sao?
Câu2(3,0 điểm). Nêu hoàn cảnh và nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941. Theo em, trong
các chủ trương của hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương, chủ trương nào là quan trọng nhất?
Câu3(3,0 điểm). Tại sao nói phong trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc diễn tập lần thứ
hai chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 điểm)
Câu1(3,0 điểm).Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX: "Một chương mới đã
mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"
Câu2(3,0 điểm). Em biết gì về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN? Việt Nam chính thức
đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN bắt đầu từ khi nào? Chủ đề cho năm chủ tịch
ASEAN 2010 là gì?
.........................................................Hết..........................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2010 - 2011
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 05 câu 05trang)
Câu Đáp án Điểm
1 I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm) 0,25
Mã ký hiệu


SU-DH02-HSG9-10
Mã ký hiệu
SU-DH02-HSG9-10
(8,0 điểm)
Trình bày những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc từ năm 1921 đến năm 1925.Theo em, công lao to lớn
nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam là
gì? Tại sao?
+ Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con
đường đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học
tập để hoàn thành nhận thức của bản thân và tìm cách truyền bá
chủ nghãi Mác-Lênin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ
chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng:
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái
Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp,
sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng
chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin đến các dân tộc thuộc địa.
0,5
- Người viết báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Đời sống công
nhân , báo nhân đạo, và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực
dân Pháp.
0,5
- Những sách báo này được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp
phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa và truyền bá
tư tưởng cách mạng tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác
-Lênin, làm thức tỉnh đồng bào trong nước.

0,5
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời pháp đi Liên Xô dự hội nghị
quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản.
0,5
- Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản và
đọc tham luận tại đại hội...
0,25
=> Trong giai đoạn này, những hoạt động của Ngừơi chủ yếu trên
mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
vào nước ta. Những tư tưởng mà Người truyền bá sẽ là nền tảng tư
tưởng của Đảng ta sau này.
0,5
* Sự chuẩn bị về tổ chức:
- Cuối năm 1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc)
để trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập chính đảng của
giai cấp vô sản ở Việt Nam.
0,5
- Tại Quảng Châu (Trung Quốc) Người đã thành lập Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên (6/1925) nồng cốt là nhóm Cộng sản đoàn
nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống pháp và
chuẩn bị điều kiện thành lập chính đảng vô sản.
0,5
+ Tổ chức và hoạt động của hội:
Tổ chức:
- Thành phần: Bao gồm tất cả những người Việt Nam từ 17 tuổi
trở lên, không phân biệt nam, nữ, tán thành mục dích, kỷ luật của
hội.. thì được gia nhập Hội.
0,5
- Chủ trương: Thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, rồi sau đó
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tự do dân quyền,

chia ruộng đất cho dân cày...
0,5
Hoạt động:
- Năm 1925, xuất bản báo thanh niên làm cơ quan tuyên truyền
của Hội.
0,5
- Mở các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp
viết bài và giảng dạy, các bài giảng của Người được tập hợp in
thnàh cuốn Đường cách mệnh (đầu năm 1927), trong đó vạch rõ
những phương hướng về chiến lược và sách lược của cách mạng
giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
0,5
- Báo Thanh niên và Đường cách mệnh được bí mật chuyển về
nước có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, tổ chức quần chúng,
nhờ đó đến năm 1929 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có tổ
chức cơ sở ở hầu khắp cả nước.
0,5
- Năm 1928, Hội chủ trương "Vô sản hoá", đưa hội viên vào hoạt
động trong các nhà mày, hầm mỏ.... thúc đẩy nhanh sự ra đời Đảng
Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam
0,5
Công lao to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với dân
tộc Việt Nam là gì? Tại sao? (1,0 điểm)
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc Việt nam: Đó là co đường Kết hợp
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước
với tinh thần quốc tế vô sản.
0,5

- Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên,
nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1930, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến
hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.
0,5
2
(3,0 điểm)
Nêu hoàn cảnh và nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hội nghị
lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương tháng 5/1941. Theo em, trong các chủ trương
của hội nghị lần 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương, chủ trương nào là quan trọng nhất?
* Hoàn cảnh lịch sử:
Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp
lãnh đạo cách mạng và triệu tập Hội nghị ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 8 tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày
19/5/1941.
0,5
* Nội dung:
- Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khảu hiệu "đánh đổ địa
chủ, chia ruộng đất cho dân cày" thay bằng các khẩu hiệu "tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo,
giảm tô, giảm tức, chi ruộng công"...
0,5
- Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh
(Việt Minh) , bao gồm các tổ chức quần chúng. lấy tên là Hội Cứu
quốc...Mặt trân Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941.
0,5
* Ý nghĩa:
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa

quan trọng, Nghị quyết của hội nghị lần thứ 8 đã hoàn chỉnh việc
0,5
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng đã đề ra
ở hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 6 (11/1939).
- Nó có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn
dân chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám
0,25
Trong các chủ trương của hội nghị lần 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, chủ trương quan
trọng nhất là:
- Trước hết phải làm sao giải phóng cho được các dân tộc Đông
Dương khỏi ách Pháp - Nhật. Vì vậy hội nghị quyết định tạm gác
khẩu hiệu "đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày", thay bằng
các khẩu hiệu "tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia
cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia ruộng công" tiến tới
thực hiện người cày có ruộng
0,75
3
(3,0 điểm)
Tại sao nói phong trào cách mạng 1936 - 1939 là cuộc diễn tập
lần thứ hai chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám
1945?
- Thông qua phong trào này Đảng đã xây dựng và phát triển được
một đội ngũ cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm, đồng thời
phát triển thêm các tổ chức cơ sở, tăng cường mối liên hệ với quần
chúng.
0,5
- Qua phong trào, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược cách mạng của
Đảng, trình độ giác ngộ của đảng viên và uy tín của Đảng nâng lên
một bước rõ rệt.

0,5
- Cùng với sự trưởng thành của Đảng, lực lượng cách mạng cũng
lớn mạnh không ngừng. Qua thực tiễn đấu tranh, Đảng đã xây
dựng được một đội quân chính trị hùng hậu hàng triệu người ở cả
thành thị và nông thôn. tập hợp trong một mặt trận thống nhất rộng
rãi...
1,0
- Phong trào cách mạng 1936- 1939 còn để lại nhiều bài học kinh
nghiệm quý giá cho giai đoạn cách mạng tiếp theo. Đó là bài học
về tổ chức, tập hợp quần chúng đấu tranh, bài học về sử dụng hình
thức và phương pháp đấu tranh phong phú.
0,5
- Phong trào cách mạng 1936- 1939 đã chuẩn bị những điều kiện
cần thiết để đưa Đảng và quần chúng cách mạng bước vào thời kỳ
đấu tranh trực tiếp giành chính quyền. Vì vậy, đây là cuộc diễn tập
lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
0,5
1
(3,0 điểm)
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,0 điểm)
Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX: "Một
chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"
- Trước những năm 90 của thế kỷ XX, quan hệ giữa các nước
Đông Nam Á với 3 nước Đông Dương rất phức tạp (căng thẳng,
đối đầu) 0,25
- Sau "Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết thì
tình hình chính trị trong khu vực được cải thiện rõ rệt.
0,25
- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức
này từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10.

0,25
+ Tháng 7- 1992, Việt Nam và Lào chính thức gia nhập hiệp ước
Ba-li và trở thành quan sát viên của tổ chức này.
0,25
+ Ngày 28 - 7- 1995, tại Brunây Việt Nam chính thức gia nhập
và trở thành thành viên thức 7 của ASEAN.
0,5
+ Tháng 7- 1997 Lào, Mi-an-ma, gia nhập tổ chức này. 0,25
+ Tháng 4/1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này. 0,25
- Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, mười nước Đông Nam Á đều
cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
0,25
- Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm
hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực
Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
0,25
- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu
vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10 - 15 năm.
0,25
- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23
quốc gia nhằm tạo nên môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc
hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
0,25
2
(3,0 điểm)
Em biết gì về mối quan hệ Việt Nam - ASEAN? Việt Nam
chính thức đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN bắt đầu từ
khi nào? Chủ đề cho năm chủ tịch ASEAN 2010 là gì?
- Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN diễn biến hết sức phức tạp,
lúc căng thẳng lúc hòa dịu tùy theo tình hình, diễn biến của quan hệ

quốc tế và khu vực nhất là vấn đề Cam-pu-chia.
0,25
+ Từ khi thành lập (1967- 1975) Việt Nam và các nước ASEAN
trong tình trạng đối đầu căng thẳng. Vì trong thời gian này, Thái
Lan và Philippin tham gia khối quân sự SEATO do Mĩ thành lập và
cùng với Mĩ đem quân tham chiến ở chiến trường Đông Dương.
Còn ba nước Đông Dương lại đang tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mĩ xâm lược. In-đô-nê-xi-a và Miến Điện giữ chính sách
hoà bình, trung lập.
0,5
+ Năm 1976 khi ba nước Đông Dương được giải phóng thì quan hệ
giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện rõ rệt biểu hiện bằng
việc các nước ASEAN đã ký hiệp ước thân thiện và hợp tác ở
Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a)(2-1976). Việc thiết lập quan
hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến thăm lẫn nhau của các
quan chức cấp cao
0,5
+ Từ cuối thập kỷ 70 đến giữa thập kỷ 80 quan hệ Việt Nam -
ASEAN lại trở lên căng thẳng xuất phát từ 12-1978 theo yêu cầu
của mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình
nguyện Việt Nam đã sang Campuchia giúp đỡ nhân dân nước này
lật đổ chế độ Khơ-me-đỏ (Pôn-pốt-Iêng Xa-ri). Do kích động và
can thiệp của một số nước lớn , mối quan hệ giữa Việt Nam (ba
nước ĐD) và ASEAN lại căng thẳng, đối đầu.
0,25
- Từ giữa những năm 80 tình hình Campuchia dần hoà dịu,
ASEAN bắt đầu đối thoại với Việt Nam.
0,25
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX sau "chiến tranh lạnh" và
vấn đề hoà bình của Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị

ở khu vực Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. ASEAN mở rộng
thành viên tổ chức.
0,25
+ Tháng 7-1992 Việt Nam và Lào chính thức tham gia hiệp ước 0,5

×