Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích SWOT của công ty bột mỳ vinafood1 phân tích đánh giá chính sách giá của công ty bột mỳ vinafood1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.19 KB, 8 trang )

Đề tài:
PHÂN TÍCH SWOT CỦA CƠNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1- PHÂN TÍCH
ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH GIÁ CỦA CƠNG TY BỘT MỲ VINAFOOD1 .
I.Tổng quan về Marketing
Marketing của một doanh nghiệp là một chuỗi các hoạt động bao hàm toàn bộ
quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tổ chức sản
xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Marketing truyền thống phù hợp với giai đoạn thị
trường của người bán (Bán những gì doanh nghiệp có), chỉ thúc đẩy cơng tác truyền
thơng quảng cáo sản phẩm mà khơng biết có thực sự có cần cho người tiêu dùng hay
không. Ngày nay Marketing hiện đại phù hợp với giai đoạn thị trường của người mua,
ngày nay khách hàng có quyền lực hơn bao giờ hết, bởi họ có nhiều sự lựa chọn.
Marketing trong giai đoạn hiện nay là chức năng quản lý công ty từ khâu tổ
chức đến quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ việc phát hiện ra và biến sức
mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm cụ thể. Dẫn đến việc
đưa sản phẩm đến người tiêu dùng một cách tối ưu, xuất phát từ lợi ích của người mua.
Marketing ngày nay đóng một vai trị trung tâm trong việc dịch chuyển thơng
tin khách hàng thành các sản phẩm mới và sau đó định vị những sản phẩm này trên thị
trường.các sản phẩm dịch vụ mới là câu trả lời của các doanh nghiệp trước sự thay đổi
sở thích nhu cầu của khách hàng và cũng là động lực của sự cạnh tranh.Nhu cầu của
khách hàng thay đổi các doanh nghiệp phải đổi mới để làm hài lịng và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.Vì vậy Marketing hiện đại có vai trị là.
- Xác định nhu cầu của khách hàng,thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới.
- Phối hợp với các hoạt động nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến
trình thực hiện các sản phẩm dịch vụ mới.
- Giúp các doanh nghiệp chỉ ra những xu hướng mới,biến chúng thành cơ
hội,giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền của công ty.
II.Giới thiệu về công ty bột mỳ Vinafood1
1.Giới thiệu chung.


Công ty bột mỳ Vinafood1 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng


công ty lương thực miền bắc. Hoạt động theo mơ hình cơng ty Mẹ-Con. Hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty tương đối độc lập, không chịu sự chi phối nhiều của công
ty mẹ. Công ty bột mỳ Vinafood1 tiền thân là Nhà máy bột mỳ Hưng Quang,đóng tại
thành phố Vinh-Nghệ An trực thuộc Tổng cơng ty lương thực miền bắc. Năm 2008
Tổng công ty lương thực miền bắc mua và thơn tính nhà máy bột mỳ Bảo Phước, đóng
tại Hải Phịng. Ngay sau đó sát nhập 02 nhà máy thành lập nên Công ty bột mỳ
Vinafood1 có trụ sở đóng tại Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất,chế biến và kinh doanh bột mỳ. Tức
là mua, nhập khẩu lúa mỳ từ nước ngoài về sản xuất chế biến thành bột mỳ để bán ra
thị trường. Mơ hình quản lý của cơng ty tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng
theo sơ đồ như sau.
Ban Giám đốc

P. kế tốn

P.tổ chức hành
chính

Nhà máy bột mì Bảo Phước

P. đối ngoạiXNK

P.
Kinh doanh

P. cơng nghệ

P. đảm bảo chất
lượng (QA)


Nhà máy bột mì
Hưng Quang

2.Sơ lược về hoạt động Marketing của công ty bột mỳ Vinafood1
Công ty bột mỳ Vinafood1 là doanh nghiệp nhà nước nên việc tổ chức bộ máy
hoạt động vẫn mang nặng phong cách cũ,tức là vẫn cịn mang nặng tính phân phối
theo thời bao cấp cũ, các hoạt động quản lý chưa thực sự chuyên nghiệp.Tồn bộ cơng
tác Marketing,bán hàng,quan hệ khách hàng đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm.Tức
là tất cả các khâu nghiên cứu thị trường,xử lý thông tin sản phẩm,lập kế hoạch sản
xuất,tổ chức tiêu thụ sản phẩm,quan hệ khách hàng đều do phịng kinh doanh của cơng


ty đảm trách.Vì vậy hoạt động Marketing của cơng ty còn thiếu khoa học và thiếu
khách quan.Thị trường tiêu thụ sản phẩm chỉ tập trung ở các tỉnh phía bắc từ Thừa
Thiên Huế trở ra,chưa quan tâm đến thị trường các tỉnh phía nam do đặc thù riêng của
thị trường bột mỳ Việt Nam,nguyên nhân chính của vấn đề này là do thị trường bột mỳ
tại các tỉnh phía nam lượng cung ứng lớn hơn nhiều so với nhu cầu nội tại.
III.Phân tích SWOT của cơng ty bột mỳ Vinafood1
1.Tổng quan về thị trường bột mỳ Việt Nam
Bột mỳ có mặt tại Việt Nam từ thế kỷ 18.Nhưng thị trường bột mỳ bắt đầu hình
thành từ khi người Pháp sang đô hộ,ban đầu người Pháp nhập khẩu về Việt Nam để
làm bánh mỳ và các loại bánh phục vụ cho chính bản thân họ. Sau đó các nhà bn
người Việt có thể mua lại của họ để làm bánh để bán. Vào những năm của thập kỷ 60,
70 của thế kỷ 20 tại miền nam Việt Nam có xây dựng một nhà máy bột mỳ có tên là
Nhà máy bột mỳ Bình Đơng tại Sài Gịn phục vụ cho tồn bộ thị trường miền nam.
Sau năm 1975 nhà máy đóng cửa, cho tới năm 1985 nhà máy trở lại hoạt động. Sau khi
Nhà máy bột mỳ Bình Đơng đi vào hoạt động cùng với sự mở cửa của nền kinh tế thì
lần lượt các nhà máy bột mỳ tại miền nam ra đời. Hiện tại tại Miền nam đã có 12 nhà
máy lớn nhỏ. Thời kỳ 1975 – 1985 cả nước tiêu dùng bột mỳ bằng hàng viện trợ và
nhập khẩu. Tại Miền Bắc Việt Nam đến năm 1997 mới có nhà máy Bột mỳ đầu tiên là

Liên doanh Bột mỳ VIMAFLOUR tại Hạ Long Quảng Ninh. Sau đó là sự ra đời của
các nhà máy Bột mỳ; đó là Nhà máy Bột mỳ Hà Nội, Nhà máy Bột mỳ Bảo Phước,
Nhà máy Bột mỳ Hưng Quang (hai nhà máy Bột mỳ Bảo Phước và Bột mỳ Hưng
Quang hiện tại là của công ty Bột mỳ VINAFOOD1) và tiếp theo là nhà máy Bột mỳ
Tiến Hưng,NM bột mỳ Việt Úc,…
Bột mỳ là nguyên liệu cho các ngành sản xuất chế biến như bánh mỳ, bánh kẹo,
mỳ ăn liền, ngoài ra còn phục vụ các nhu cầu tiêu dùng nhỏ lẻ khác. Tổng nhu cầu của
thị trường bột mỳ tại Việt Nam hiện tại khoảng 1.100 000 tấn cho một năm. Trong đó,
tại Miền Nam tổng cầu khoảng 680 000 tấn/năm, tại Miền Bắc khoảng 420 000
tấn/năm. Tổng mức cung ứng trên thị trường cả nước khoảng 1 400 000 tấn/năm. Các
nhà máy tại Miền Bắc cung ứng được 450 000 tấn/năm. Do nhu cầu cung lớn hơn cầu
300 000 tấn/năm nên việc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà máy là rất lớn. Đặc biệt là
những tháng mùa hè nắng nóng nhu cầu tiêu dùng giảm sút do yếu tố khí hậu thời tiết.


Mặt hàng bột mỳ là hàng nguyên liệu nên yếu tố giá thành và chi phí cho việc lưu
thơng hàng hóa quyết định lợi thế kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.Phân tích SWOT của cơng ty Bột mỳ VINAFOOD1:
2.1 Mơi trường bên ngồi, cơ hội phát triển và nguy cơ:
Thống kê việc bán hàng tại các nhà máy bột mỳ và việc nhập hàng của các nhà
phân phối tại các tỉnh phía bắc. Qua số liệu hàng năm thể hiện việc tiêu dùng bột mỳ
như sau:
Năm 2009: 360 000 tấn
Năm 2010: 390 000 tấn
Năm 2011: 400 000 tấn
Theo thông báo của tổng cục thống kê ,Dân số Việt Nam tính đến cuối năm
2011 xấp xỉ 88 triệu người và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Trong đó,
thành thị chiếm 30% tăng bình qn mỗi năm 3,4%. Tại Miền Bắc và Bắc Miền Trung
với dân số 46 triệu người. Vì vậy có thể thấy nhu cầu về bột mỳ tăng tự nhiên khoảng
1,2%/năm.Mặt khác mức độ đơ thị hóa và sự di dân từ nơng thơn ra thành thị tăng cao

theo thời gian 3,4-3,5%/năm.Song song với vấn đề đơ thị hóa là việc thay đổi tập quán
tieu dùng của người dân,việc sử dụng thức ăn nhanh như mỳ ăn liền,bánh mỳ... .Từ
những yếu tố như trên và thực tế khảo nghiệm thì từ nay cho tới năm 2020 Tổng mức
nhu cầu về thị trường bột mỳ Việt Nam sẽ tăng 5-10%/năm.Tại miền bắc mỗi năm nhu
cầu sử dụng bột mỳ sẽ tăng từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn.Mức cung ứng hiện tại của
các nhà máy tại miền Bắc khoảng 450.000 tấn, các nhà máy ở các tỉnh phía nam cung
ứng ra thị trường miền bắc lượng hàng hạn chế do chi phí cho việc vận tải quá cao
mức cung ứng khoảng 50.000 tấn/năm.Ta thấy răng mức chênh lệch giữa cung cầu tại
thị trường miền bắc rất thấp.Từ những yếu tố nêu trên cơ hội cho việc mở rộng phát
triển sản xuất kinh doanh của công ty bột mỳ Vinafood1 là rất lớn vì nhu cầu thị
trường rất tiềm năng.
Nhìn vào tương lai thì cơng ty bột mỳ Vinafood1 có nhiều cơ hội và triển
vọng,nhưng những nguy cơ thách thức về lâu dài cũng như trước mắt cũng khơng
kém,đó là sự lớn mạnh khơng ngừng của các đối thủ cạnh tranh.Các đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất tại Miền Bắc là Liên doanh bột mỳ VIMAFLOUR với công suất hiện nay là
200.000 tấn/năm,tiếp theo là công ty bột mỳ Tiến Hưng với công suất 100.0000
tấn/năm.Các công ty này đang có kế hoạch nâng cơng suất mở rộng quy mô kinh


doanh để chiếm lĩnh thị trường.Liên doanh VIMAFLOUR tăng công suất thêm 50.000
tấn/năm,Công ty bột mỳ Tiến Hưng nâng công suất thêm 20.000 tấn/năm.Ngồi ra một
nhà máy của cơng ty VFM tại Vũng tàu đang xây dựng thêm 01 nhà máy tại Quảng
Ninh với công suất 50.000 tấn/năm.Hiện tại công ty bột mỳ VINAFOOD1 về quy mô
đứng sau 02 đối thủ mạnh nhất tại Miền Bắc với công suất 80.000 tấn/năm,Nếu cơng
ty khơng có chiến lược kinh doanh đúng đắn để giữ vững và phát triển thị phần hiện
có thì công ty bột mỳ VINAFOOD1 sẽ mất dần thị phần và những thế mạnh sẵn có.
2.2 Những thế mạnh nội tại và những yếu điểm của công ty bột mỳ
VINAFOOD1
Với tiềm lực tài chính mạnh từ cơng ty mẹ nên cơng ty bột mỳ VINAFOOD1
có nguồn lực dồi dào về vốn nên công ty chủ động được việc mua nguyên liệu hợp lý

về giá cả cũng như thời điểm .Trong ngành sản xuất kinh doanh bột mỳ thì việc mua
nguyên liệu là yếu tố quan trọng vì bột mỳ là nguyên liệu cho các ngành chế biến khác
nên yếu tố giá thành góp phần tạo nên sự thành cơng trong lĩnh vực kinh doanh này.
Mặt khác cơng ty có 02 nhà máy được đầu tư dây truyền máy móc hiện đại nhất hiện
nay,tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt.Ngồi ra với mối quan hệ sẵn có trong
ngành kinh doanh nơng sản của Tổng cơng ty nên có được nhiều bạn hàng uy
tín.Trong kinh doanh ngành ngun liệu nói chung và Ngành sản xuất bột mỳ nói
riêng,thì khâu quan hệ khách hàng phải chuyên sâu vì số lượng khách hàng rất ít mà
mang tính tập trung chuyên sâu.Từ những yếu tố kể trên ta thấy thế mạnh của công ty
bột mỳ VINAFOOD1 là tiềm lực về tài chính,dây truyền máy móc cơng nghệ sản xuất
và quan hệ khách hàng.Điều đó thể hiện ở sản lượng bán ra và lợi nhuận hàng năm cụ
thể
Năm 2009 sản lượng bán ra 42.000 tấn, lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng.
Năm 2010 sản lượng bán ra 53.000 tấn,lợi nhuận sau thuế 14 tỷ đồng
Năm 2011 sản lượng bán ra 60.000 tấn ,lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng
Bên cạnh những thế mạnh sẵn có thì cơng ty bột mỳ VINAFOOD1 cịn bộc lộ nhiều
yếu điểm so với các đối thủ cạnh tranh cụ thể là.
-

Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động còn mang nặng tính bao cấp cũ,người lao
động chưa tự giác,số đơng người lao động có độ tuổi cao trình độ năng lực
kém.Đội ngũ kỹ thuật có trình độ với số lượng ít ỏi cộng với sự đãi ngộ cịn eo


hẹp, nên việc việc nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới đa dạng mặt hàng chưa
được cân xứng với tiềm lực,quy mô của công ty.
-

Do lịch sử để lại việc xác định đầu tư ban đầu của một trong 02 nhà máy là chưa
hợp lý ,đó là nhà máy bột mỳ Hưng Quang đặt tại Thành phố Vinh-Nghệ An.Địa

điểm nhà máy đặt ở xa cảng biển làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào của nhà
máy này rất cao,so với các đối thủ cạnh tranh mức tăng cao khoảng 300 đ/kg.Mặt
khác việc không đầu tư hệ thống chứa nguyên liệu hiện đại cũng là một yếu điểm
lớn trong việc bảo quản nguyên liệu gây hao hụt tổn thất và chất lượng ngun
liệu bị xuống cấp theo thời gian.
Tóm lại;Cơng ty bột mỳ VINAFOOD1 có những điểm mạnh yếu so với đối thủ

cạnh tranh như sau:Điểm mạnh là tiềm lực tài chính,dây truyền máy móc và quan hệ
khách hàng.Điểm yếu là nguồn nhân lực,chi phí giá thành ngun liệu bình quân cao
và chất lượng sản phẩm chưa thực sự ổn định.
IV.Phân tích chính sách giá cả của cơng ty bột mỳ VINAFOOD1
Trong sản xuất kinh doanh,Yếu tố giá cả của một doanh nghiệp là yếu tố quan
trọng ,quyết định trong sự cạnh tranh.Xác lập một chiến lược về giá đúng đắn sẽ đảm
bảo doanh nghiệp giữ vững và chiếm lĩnh thị trường và đạt hiệu quả cao trong kinh
doanh. Bột mỳ là ngành hàng nguyên liệu nên số lượng khách hàng ít và tiêu thụ với
số lượng lớn, nên yếu tố giá cả quan trọng không kém phần quan trọng so với yếu tố
sản phẩm.
Công ty bột mỳ VINAFOOD1 từ trước tới thời điểm hiện tại giá cả được xác lập
trên cơ sở của giá thành kế hoạch nên chính sách giá tại công ty bột mỳ VINAFOOD 1
rất cứng nhắc không mềm dẻo linh hoạt.Hiện tại công ty bán hàng theo 02 kênh tiêu
thụ và chính sách giá có sự khác nhau.
-

Bán trực tiếp cho các nhà máy lớn như các nhà máy mỳ ăn liền,các nhà máy bánh
kẹo,đối tượng khách hàng này giá cả được đàn phán trên cơ sở của giá cả thị
trường nguyên liệu.Vì vậy hiệu quả kinh doanh từ những đối tượng khách hàng
này rất kém. Sản lượng của công ty bán cho những khách hàng này chiếm 30%
tổng sản lượng.

-


Bán qua kênh phân phối là các nhà phân phối tại các tỉnh ,các khu vực.Những nhà
phân phối này bán hàng cho các nhà sản xuất lớn nhỏ khác nhau .Đối tượng khách
hàng này công ty áp dụng chính sách giá cứng nhắc theo giá niêm yết,giá cả được


ưu đãi bằng hình thức giá giảm theo số lượng hàng bán ra.Hiện tại công ty đang áp
dụng mức giảm giá bán cho những khách hàng theo lũy kế lượng hàng bán ra cụ
thể đang áp dụng cho tất cả các khách hàng là nhà phân phối như sau.
- Lượng hàng khách hàng mua 20 tấn- 50 tấn/tháng giảm giá 100 đ/kg
- Lượng hàng khách hàng mua 50 tấn- 100 tấn/tháng giảm giá 120 đ/kg
- Lượng hàng khách hàng mua 100 tấn- 200 tấn/tháng giảm giá 160 đ/kg
- Lượng hàng khách hàng mua 200 tấn-300 tấn/tháng giảm giá 200 đ/kg
- Lượng hàng khách hàng mua 300 tấn – 500 tấn tháng giảm giá 250
đ/kg
- Lượng hàng khách hàng mua trên 500 tấn /tháng giảm giá 300 đ/kg.
Việc bán hàng qua nhà phân phối áp dụng chính sách giá cứng nhắc như vậy
nên khi mức độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt, hoặc khi vào thời điểm sức
mua giảm do yếu tố thời tiết thì cơng ty Bột mỳ VINAFOOD1 lâm vào tình
trạng khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm,cơng suất sản xuất giảm mạnh.
Việc kiểm sốt về giá của đội ngũ làm công tác Marketing lỏng lẻo yếu kém
nên khơng kiểm sốt được giá bán của nhà phân phối bán cho các nhà sản xuất
trực tiếp, nên việc ứng phó với việc biến đổi về giá trên thị trường vì thiếu
thơng tin. Do việc thiếu thơng tin như vậy dẫn đến việc ra quyết định về giá sản
phẩm của cơng ty chưa thích ứng kịp thời.Mặt khác do chính sách giá cứng
nhắc như vậy nên một số nhà phân phối có tiềm lực thiếu sự hợp tác do lợi ích
mang lại cho họ kém hơn những cơng ty khác mang lại.Để cơng ty bột mỳ
VINAFOOD1 có cơ hội để mở rộng quy mơ kinh doanh và có hiệu quả hơn, thì
phải có một chiến lược giá đúng đắn phải linh hoạt mềm dẻo và phải kiểm soát
được giá trên thị trường đặc biệt là giá bán cho các nhà phân phối.

Theo kinh nghiệm bản thân và những kiến thức thu thập được, thì cơng ty
bột mỳ VINAFOOD1 phải đưa ra một chiến lược về giá để khuyến khích cho
các nhà phân phối có tiềm lực. Đồng thời phải kiểm sốt được sản phẩm của
mình hiện đang bán cho ai?Giá bán của nhà phân phối bán cho các nhà sản xuất
nhỏ là bao nhiêu? Ví dụ Nhà phân phối A có thể tiêu thụ cho cơng ty 1.000
tấn/tháng.Nhà phân phối này bán cho Nhà máy B 500 tấn,các lò bánh mỳ 500
tấn thì cơng ty nên áp dụng 02 giá bán khác nhau một là giá cho nhà máy B và
một giá cho lượng hàng còn lại nhưng nhà phân phối vẫn được hưởng chế độ


giảm giá bình thường.Khi cơng ty bột mỳ VINAFOOD1 có được đầy đủ những
thông tin cần thiết đối với từng khách hàng cụ thể.Thì cơng ty sẽ xây dựng điều
chỉnh giá bán tương thích đảm bảo lợi ích cho cơng ty một cách bền vững để có
cơ hội mở rộng và phát triển.



×