Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 11 Con đường xương máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.9 KB, 10 trang )

Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 11 Kỳ 11: Con
đường xương máu
Tại Guy-An, Pháp dự định làm một con đường dài
chừng 300km xuyên I-ni-ni nối liền khu La-Phô với
Ăng-Ghi xuyên qua Xanh-Ti thẳng về Cay-En. Đây
là con đường chiến lược và là con đường đá lớn thứ
nhì ở Guy-An.

Tù nhân bị bắt đi đào vàng ở Guyane. Ảnh của tạp
chí France d outre Mer. Ảnh do ông Bùi Văn Toản,


chủ biên nhóm nghiên cứu "Sử liệu Cơn Đảo", cung
cấp cho Tuổi Trẻ

Có con đường này sẽ giúp việc khai thác tài nguyên
các cánh rừng ở I-ni-ni tiện lợi hơn, các lâm đặc sản
được vận chuyển ra tàu biển nhanh chóng hơn. Đặc
biệt, nhờ con đường này mà các lực lượng vũ trang
của Pháp khỏi lo bị bắt sống trọn ổ mỗi khi có chiến
tranh.
500 mạng người đổi 8km đường

Chính vì lẽ đó, chính quyền Pháp tại Guy-An đã huy
động tất cả các sắc phạm nhân từ đen, trắng, đỏ, vàng
tại bốn ngục thất bắt tay vào mở đường. Riêng số
phạm nhân tại ngục thất Ăng-Ghi (dành riêng cho
phạm nhân thuộc địa Đơng Dương) được chia làm 12
kíp, mỗi kíp 50 người. Nhóm một gồm sáu kíp đầu



bắt đầu từ hướng La-Phơ, nhóm hai gồm sáu kíp cịn
lại bắt đầu từ bờ sơng Sin-Na-Ma-Ri. Cả hai nhóm sẽ
gặp nhau trên bờ sông Ma-Ra để cùng kiến thiết cây
cầu cuối cùng của tuyến đường.

Mỗi phạm nhân được phát cho một dụng cụ lao động
để mở đường. Cứ thế kẻ phát cỏ, cưa gỗ, người cuốc
đất phá đá, những mét đường đầu tiên bắt đầu hé lộ.
Nhưng vì gai góc q nhiều, khí hậu lại ẩm thấp,
lương thực chỉ là cơm nắm ăn với lá chua, trái đắng
rừng... nên chẳng bao lâu đã có vài người bắt đầu gục
ngã. Người sình bụng lên như cái trống. Chỉ cần thế,
đám lính Pháp lập tức ném xuống sơng làm mồi cho
cá sấu.

Để khủng bố tinh thần, bọn lính da đen cịn dùng lưỡi
lê đâm xuyên qua bụng những người bị ốm khơng
làm được việc một cách tận lực rồi dìm xuống suối


cho cá sấu, lươn điện (một loại lươn phóng ra điện)
ăn, rỉa. Trong q trình lao động khổ sai, khơng ít
người đã bỏ mạng giữa rừng sâu vì bị rắn độc cắn,
cọp, beo vồ ăn thịt mất xác.

Công việc đang tiến hành thì phát sinh một bệnh dịch
kỳ quái. Trước hết người bệnh bị nóng hầm, mắt đỏ
ngầu, sau đó đi tiểu ra nước đỏ như máu. Bệnh dịch
không trừ một ai từ phạm nhân da màu đến lính Pháp
da trắng. Cứ thế ngày nào cũng có canơ chở xác

phạm nhân và lính về Cay-En. Một bác sĩ đã được
phái đến tìm hiểu bệnh tình nhưng rồi cũng đành bó
tay.

Thời gian trơi qua, vì dịch bệnh mà chẳng mấy chốc
người vơi đi trơng thấy. Đầu năm 1938, khi viên tồn
quyền mới của Guy-An tên Masson de Saint Félix
nhận thấy số phạm nhân bị sút mất quá nhiều, nhất là


số lính trơng coi phạm nhân, nên ơng ra lệnh đình chỉ
việc phá rừng mở con đường nói trên. Tính ra con
đường ấy mới làm xong chưa đầy 8km nhưng số
phạm nhân bỏ mạng lên đến gần 500 người.
Trích:

Bài này được trích từ sách Từ Yên Bái đến các ngục
thất Hỏa-Lị, Cơn-Nơn, Guy-An của tác giả Hồng
Văn Đào, do NXB Sống Mới (Sài Gòn) ấn hành


cuối năm 1957.

Cuốn sách này do ông Nguyễn Sinh Duy (Đà Nẵng)
cung cấp cho Tuổi Trẻ sau khi đọc loạt bài "Nhà lao
An Nam tại Guyane". Ông Duy cho biết ngay sau
khi NXB Sống Mới phát hành cuốn sách này, chính
quyền Ngơ Đình Diệm đã ban lệnh thu hồi và tiêu
hủy cuốn sách. "Là một người yêu sử nên tôi đã tìm
mọi cách lùng mua. Cuối cùng tơi cũng sở hữu được

cuốn tư liệu lịch sử quí hiếm này" - ông Duy nói.

ĐẮNG NAM
"Khẩu hiệu của ngục thất Guy-An là phải làm cho
phạm nhân biết làm việc bằng chân tay, làm việc cho
mệt nhừ, cho ê ẩm thân xác. Có như thế, chúng mới
im cái mồm nói chính trị, xúi giục dân chúng làm
loạn" - một tên lính da đen rạch mặt đã nói với chúng
tơi như vậy.


Đi đào vàng

Vàng, vàng ở trong nước suối, vàng lẫn vào cát ở hai
bên bãi con sơng, vàng chìm trong đất sỏi ở các đồi
cao, ở khe đá. Vàng ở khắp nơi I-ni-ni, Guy-An. Vào
thời ấy, từng đoàn người dân xứ Guy-An đã lần
ngược theo các con sông Ma-rô-ni, Ma-Na,
Approvagne, Oyapek để đãi cát tìm cho bằng được
thứ kim loại ấy. Lợi nhuận kếch sù từ vàng đã hối
thúc viên toàn quyền Guy-An hạ lệnh cho Chúa ngục
bắt tất cả phạm nhân phải đi đãi cát tìm vàng.

Nhưng nước suối lạnh như băng giá, tất cả mọi người
phải đứng ngâm nửa thân mình dưới nước. Ngày nào
cũng từ sáng đến tối và chỉ được nghỉ 15 phút vào hồi
12 giờ trưa để ăn cơm mà thơi. Trên đầu, từng đàn
mịng xanh, mòng đỏ, mòng vàng bay như ong vỡ tổ,



chỉ cần chờ cơ hội là xông xuống ghim vào đầu, vào
cổ mọi người để hút máu.

Ngồi lũ mịng hút máu thì giống muỗi vàng cũng là
nỗi ám ảnh kinh hồng của các phạm nhân xứ Đơng
Dương. Chỉ cần 20 giây, nếu không cử động, lập tức
những cánh tay dùng để đãi vàng sẽ nhuốm một màu
vàng của muỗi. Đến nước đó chỉ cịn cách dìm mình
xuống dịng suối mới mong thốt khỏi nạn ruồi vàng.
Cứ làm việc rịng rã như thế suốt đúng một tuần lễ thì
có đồn người khác đến thay.

Chúng tôi được phép nghỉ xả hơi hai tuần nhưng
không quên đem vàng về cống nạp cho chúa ngục.
Cứ thế mỗi tuần chúng gửi về chính quốc 50-60kg
vàng do phạm nhân kiếm được. Cứ mỗi ngày, mỗi
phạm nhân mang về một gram vàng cống nộp thì sẽ
thốt khỏi mười hèo mây quất túi bụi vào đầu, cổ.


Cịn nếu khơng sẽ bị chúa ngục xua chó béc-giê cắn
đến tử thương. Xác phạm nhân chết chúng đem ra
làm mồi nhử cọp hoặc cá sấu để bắt lấy da đem bán
nhằm bù vào số tiền thiếu hụt của chúng. Với chúng,
"khơng lấy được vàng thì da cọp vậy".

Trước cảnh tàn bạo dã man ấy, chúng tơi nhiều lần
bàn tính với nhau tìm biện pháp thốt khỏi tai nạn đãi
cát tìm vàng. Và rồi, trong một lần ngồi quan sát lũ
chim bồ câu, một người trong hội đã phát hiện lồi

chim này thường xun ăn những vật dụng có màu
sáng tựa mạt vàng. Lập tức chiêu thức "tìm vàng
bằng chim bồ câu" đã được tính đến. Một kế hoạch
huấn luyện lũ chim bồ câu tìm vàng thay người đã
được vạch ra. Theo đó, chúng tơi lén lút lấy 150 gram
vàng đãi được dụ mua một đôi chim bồ câu từ một
tên giám thị Pháp - chủ nhân của 50 con chim bồ câu.
Dần dần hắn ta đồng ý cho chúng tơi tồn quyền sử


dụng lũ chim. Có chim, cả nhóm bắt tay vào việc.

Trước tiên là đi lượm lặt sái thuốc phiện của các quan
Pháp vứt, đem về nấu thành nước rồi trộn lẫn với gạo
sau đó cho lũ chim ăn. Dần dần chim quen hơi. Cứ
thế sau một ngày đi kiếm ăn trên khắp các bãi vàng,
đúng 5 giờ chiều khi tiếng kẻng nhà tù vang lên, lập
tức lũ chim tụ bay về không thiếu một con. Phân
chim được thu dọn kỹ càng, sau đó đem ra ngâm
nước đãi lọc lấy vàng. Nhưng rồi số vàng mà lũ chim
đem về vẫn kém nên con người vẫn phải tiếp tục đi
đãi vàng. Nhưng dù sao lũ chim cũng đã làm giúp bớt
một phần việc nặng nhọc cho chúng tôi.
________________________________
Cuối năm 1934 đầu 1935, toàn thể phạm nhân người
Việt đã tuyệt thực kéo dài hơn một tháng. Tất cả anh
em đều giữ vững tinh thần cách mạng.




×