Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.23 KB, 10 trang )

1

CHĂM SĨC GIẢM NHẸ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
TS.BS Đồn Lực
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Kiến thức
1.
2.

Nắm được khái niệm Chăm sóc giảm nhẹ
Nắm được những nguyên tắc cơ bản trong Chăm sóc giảm nhẹ

1.

Biết vận dụng những vấn đề cơ bản của Chăm sóc giảm nhẹ cho

Kĩ năng
thực tiễn lâm sàng
NỘI DUNG
Khái niệm
Lĩnh vực y tế chun chăm sóc tồn diện bệnh nhân mắc những bệnh
nan giải, điều trị khó khăn, thậm chí khơng khỏi bệnh mà chỉ là Chăm sóc y
tế cho đến khi tử vong, đó là lĩnh vực Chăm sóc giảm nhẹ (Palliative Care).
Trong đó, hai loại bệnh được quan tâm nhất là bệnh ung thư và AIDS vì
những đặc thù riêng của nó. Lĩnh vực này thể hiện sự quan tâm của xã hội,
con người đối với bệnh nhân, thể hiện tính nhân văn cao cả và tính văn minh
của một xã hội hiện đại
Định nghĩa Chăm sóc giảm nhẹ :
"Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và AIDS là sự kết hợp
nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người bệnh thơng qua phịng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau,


những vấn đề tâm lí, thực thể khác, cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ nhằm giải
quyết những vấn đề xã hội, tâm linh mà bệnh nhân, gia đình đang phải gánh
chịu." ( Bộ Y tế Việt nam -2006).


2

Đối tượng của Chăm sóc giảm nhẹ
Các bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư bằng các biện pháp điều trị
đặc hiệu như tia xạ, hoá chất, phẫu thuật, nộị tiết…để tìm kiếm sự khỏi
bệnh, các bệnh nhân này được phối hợp với Chăm sóc giảm nhẹ nhằm khắc
phục các biến chứng của bệnh, các tác dụng không mong muốn của các liệu
pháp điều trị ung thư, đảm bảo chất lượng sống và thời gian điều trị được
liên tục, đúng phác đồ. Như vậy, Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư
được tiến hành ngay từ khi bệnh nhân mới vào viện, đồng hành với các
liệu pháp điều trị khác.
Đặc biệt hơn là các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đang được chăm
sóc, điều trị trong khi bệnh nhân đang tiến dần tới cái chết. Bệnh nhân được
Chăm sóc tồn diện nhằm nâng cao chất lượng sống, góp phần kéo dài thời
gian sống thêm.

Chăm sóc hỗ trợ

Chăm sóc cuối đời

Chăm sóc sau chết

Điều trị đặc hiệu
(Triệt để, kéo dài sự sống hoặc chăm sóc đơn thuần)
Mục đích chăm sóc


Chẩn đốn

Thời gian

6 tháng
Tiên lượng

Chết

Bệnh
Cấp tính

Mạn tính

Sau chết
Tiến triển
Đe doạ cuộc sống


3

Mơ hình Chăm sóc giảm nhẹ từ khi được chẩn đoán đến khi bệnh nhân chết

Bệnh nhân ung thư được chăm sóc tồn diện từ khi được chẩn đốn,
đồng hành với quá trình điều trị đặc hiệu. Bệnh càng tiến triển, tiến dần đến
giai đoạn cuối thì vai trị của Chăm sóc giảm nhẹ ngày càng tăng và khi
khơng điều trị đặc hiệu nữa thì chỉ cịn hồn tồn Chăm sóc giảm nhẹ cho
đến lúc bệnh nhân tử vong. Bệnh nhân ung thư thường đến viện muộn nên
khả năng chữa khỏi rất thấp, ngoài ra nhiều bệnh nhân sau một thời gian sẽ

xuất hiện tái phát và di căn, tất cả đều dẫn đến giai đoạn cuối và tử vong.
Bệnh nhân sau điều trị ung thư khỏi có nhiều vấn đề về di chứng, biến
chứng, khó khăn về tâm lí, tinh thần, xã hội…cần sự giúp đỡ để khắc phục
và trở lại cuộc sống bình thường.
Đối tượng thứ hai được quan tâm là thân nhân người bệnh, đó là
những người trực tiếp và hỗ trợ cùng thày thuốc chăm sóc người bệnh, họ
khơng có kiến thức chăm sóc bệnh nhân, họ cũng mất mát và gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống, cần giúp đỡ nên họ cũng là đối tượng cần quan tâm
trong q trình chăm sóc bệnh nhân và cần được giúp đỡ, thậm chí cịn hỗ
trợ sau khi bệnh nhân mất.
Mục đích của Chăm sóc giảm nhẹ
Mục đích: nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư và góp
phần kéo dài thêm cuộc sống, giúp đỡ người bệnh tái hồ nhập cộng đồng
để trở thành người cịn có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
*Chất lượng sống của bệnh nhân được cải thiện thể hiện trên các mặt:


4
-

Điều trị làm thuyên giảm bệnh, nâng cao sức khoẻ chung bằng cách
làm giảm nguyên nhân gây bệnh, giảm đau và các triệu chứng thực
thể khác.

-

Hỗ trợ , giúp đỡ tồn diện nâng cao sức khoẻ tinh thần, tâm lí, tâm
linh. Được giúp đỡ về các vấn đề xã hội có liên quan đến bệnh nhân.

-


Các chức năng sinh lí bình thường của con người được cải thiện….

-

Được phục hồi các chức năng của con người như khả năng lao dộng
chân tay, trí óc…

Những người tham gia vào Chăm sóc giảm nhẹ
Bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó nịng cốt là các
nhân viên y tế tạo nên các nhóm đa chuyên ngành. Các nhóm này hoạt động
theo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ với nhau và theo từng nhóm. Các nhóm
này cũng phối hợp chặt chẽ với các thày thuốc hóa tri, xạ trị, phẫu thuật…
Nhóm Chăm sóc hạt nhân bao gồm các nhân viên y tế, điều dưỡng
viên, nhân viên xã hội, thân nhân người bệnh trực tiếp chăm sóc tồn diện
bệnh nhân hàng ngày.
Nhóm chăm sóc lớn hơn bao gồm các ngành y tế khác cũng trợ giúp
cho bệnh nhân như vật lí trị liệu, dinh dưỡng, nha khoa, khẩu ngữ, chỉnh
hình, tia xạ…những người chăm sóc về tín ngưỡng, tơn giáo trong thế giới
tâm linh của bệnh nhân.
Những người khác bao gồm nhân viên tình nguyện, từ thiện, người
hoạt động âm nhạc, mỹ thuật, thày thuốc đơng y, châm cứu…
Nơi có thể cung cấp chăm sóc giảm nhẹ:
Phối hợp với xạ trị, phẫu trị, hóa trị tại các khoa điều trị.


5

Bệnh nhân giai đoạn cuối với nguyên tắc là được Chăm sóc tại chính
nơi họ muốn với điều kiện tốt nhất. Đó có thể là:

Tại nhà: Là nơi thuận tiện nhất, có lợi nhất.
Tại bệnh viện: là nơi thăm khám, điều trị cần có những kĩ thuật y tế
mà ở nhà khơng thực hiện được. Bệnh nhân có thể nằm nội trú hoặc điều trị
ngoại trú với định kì đến viện thăm khám và điều trị.
Tại nhà điều dưỡng(Hospice): Là những nơi chuyên chăm sóc bệnh
nhân giai đoạn cuối tại chỗ thường cho đến lúc chết. Thường những bệnh
nhân có hồn cảnh khó khăn như khơng người chăm sóc, khó khăn về kinh
tế...sẽ mong muốn được nằm tại đây.
Chúng ta có thể làm gì cho bệnh nhân:
Đưa bệnh nhân về nơi họ mong muốn nhất và phù hợp với điều kiện
chăm sóc, điều trị;
Cung cấp các dịch vụ: sử dụng các kiến thức y học điều trị cho bệnh
nhân với các tổn thương mà bệnh nhân có ở mức có lợi nhất, chăm sóc tồn
diện bệnh nhân về tâm lí, tinh thần, dinh dưỡng, vệ sinh…
Giúp đỡ bệnh nhân và thân nhân để họ tự chăm sóc và giải quyết
những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Một số nguyên tắc trong Chăm sóc giảm nhẹ.
1.

Chăm sóc tồn diện, lấy bệnh nhân làm trung tâm

Bệnh nhân và gia đình gặp nhiều khó khăn trong q trình chăm sóc
bệnh nhân. Sơ đồ sau biểu diễn những vấn đề cần quan tâm của bệnh nhân.
2.

Ranh giới giữa việc điều trị triệt để và điều trị triệu chứng:
hồn tồn khơng có qui định. Việc quyết định dừng điều trị triệt


6


để hay đặc hiệu hoàn toàn phụ thuộc từng bệnh nhân để quyết
định và chuyển sang điều trị Chăm sóc giảm nhẹ hồn tồn vì
lợi ích của bệnh nhân. Thày thuốc và bệnh nhân cùng thảo luận
các vấn đề liên quan đến điều trị để quyết định. Xu hướng y học
ngày càng phát triển thì khả năng điều trị triệt để ngày càng
3.

tăng lên và điều trị triệu chứng ngược lại.
Khơng trì hỗn cũng như thúc đẩy cái chết tự nhiên

Bệnh nhân ở giai đoạn cuối, khi khơng cịn khả năng điều trị triệt để
hoặc kéo dài thời gian sống thêm thì việc cố gắng điêù trị các tổn thương
bệnh lí là vơ ích, chỉ gây phiền tối cho bệnh nhân cũng như tốn kém vơ ích.
Thái độ đúng mực nhất là chỉ xử lí những vấn đề gây ảnh hưởng trực tiếp lên
bệnh nhân như đau, khó thở, kích động, mất ngủ...để bệnh nhân được chết
một cách thanh thản. Việc này cần được thảo luận và thống nhất giữa thày
thuốc và thân nhân người bệnh và thậm chí cả bệnh nhân.
4.

Nguyên tắc về đạo đức trong Chăm sóc giảm nhẹ.

Sự tự quyết và quyết định chung
Các nước phương Tây: sự tự chủ được định nghĩa như là những
nguyên tắc của bản thân mỗi cá nhân, không bị ảnh hưởng và kiểm sốt của
những người khác, khơng lệ thuộc hạn chế cá nhân như mê sảng, mất trí hay
bệnh tâm thần khác. Sự tự chủ đòi hỏi mỗi bệnh nhân phải nhận được sự tơn
trọng, có cơ hội và thơng tin cần thiết để ra các quyết định riêng cho bản
thân.
Việt nam: những quyết định được đưa ra bởi gia đình hoặc những

người quan trọng trong dịng họ, ngun tắc trên có thể được áp dụng khi
đưa ra các quyết định chung giữa bệnh nhân hoặc gia đình với bác sĩ điều trị.


7

Sự tơn trọng những khác biệt về văn hố là rất cần thiết. Nó xác định
cách thức và người ra quyết định phù hợp nhất: bệnh nhân, gia đình, thành
viên khác.
Chỉ làm việc thiện – làm lợi, không làm hại
Trong thực tế, những lợi ích và tác hại tiểm tàng của các biện pháp
điều trị cần được cân nhắc cẩn thận trước khi bắt đầu điều trị hay tiếp tục
duy trì điều trị. Một số phương pháp điều trị có khi trở nên ngày càng có hại
hơn là những lợi ích mà nó mang lại như hố trị, xạ trị, một só thuốc chữa
bệnh có tác dụng phụ tiềm tàng nghiêm trọng, những biện pháp điều trị
nhằm duy trì sự sống như thơng khí nhân tạo, lọc máu.
Những lợi ích và gánh nặng của điều trị cần được đánh giá dưới
phương diện các mục tiêu giá trị và niềm tin của mỗi cá nhân người bệnh,
thậm chí giới hạn một phương pháp duy trì sự sống được coi là mang tính
đạo đức nếu như nhận thấy nó mang lại nhiều gánh nặng, có hại hơn là lợi
ích nó mang lại.
Từ chối, ngừng sử dụng biện pháp duy trì sự sống
Các nước phương Tây có sự phân biệt giữa đạo đức và pháp lí trong
việc cố ý làm chết bệnh nhân và từ chối khơng sử dụng biện pháp duy trì
sự sống nếu nó khơng mang lại lợi ích cho bệnh nhân hay đó là nguyện
vọng của bệnh nhân.
Nguyên tắc “ hiệu quả kép ”
Đây là một học thuyết kinh điển về việc quyết định phải làm gì khi có
bất cứ hành động nào có nguy cơ gây ra những hiệu quả xấu. Thực tế là việc
cân nhắc giữa tác dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc để cân

nhắc việc nào mang lại lợi ích cho bệnh nhân.
Thường được áp dụng trong chăm sóc cuối đời. Nếu là mong muốn
của bệnh nhân, có thể chỉ dùng các thuốc chỉ nhằm giảm nhẹ sự đau đớn


8

hoặc các triệu chứng khác ngay cả khi biết trước các tác dụng phụ mghiêm
trọng. Ví dụ sử dụng Mocphin liều cao giảm đau, giảm khó thở ngay cả khi
biết trước có thể tụt huyết áp, ức chế hơ hấp và đẩy nhanh đến cái chết.
Điều kiện: Bản thân hành động đó khơng trái đạo đức. Có thể đốn
trước hiệu quả tốt đem lại( giảm đau cho bệnh nhân sắp tử vong) không gây
tác dụng xấu tiểm tàng( tử vong). Không được hướng tới hiệu quả xấu( cái
chết) để đạt hiệu quả tốt( sự dễ chịu). Lợi ích tiềm tàng của hiệu qủa tốt phải
lớn hơn gánh nặng tiềm tàng của hiệu quả xấu mang lại (nguyên tắc cân đối
lợi hại).
Nghiêm cấm gây ra cái chết cho bệnh nhân có chủ ý
Bác sĩ giúp bệnh nhân tự tử: cung cấp thuốc, thơng tin, dụng cụ hỗ trợ
có chủ ý để bệnh nhân tự tử hoặc hành động có chủ ý trực tiếp gây tử vong
cho bệnh nhân. Điều này là bất hợp pháp ở tất cả các nước và được xem là
trái đạo đức ở khắp nơi trong bất cứ hồn cảnh nào.
Khơng được từ bỏ hay bỏ rơi bệnh nhân
Ngăn cản hay ngừng sử dụng biện pháp duy trì sự sống hay các
phương pháp giảm bớt tình trạng bệnh khơng được dựa trên việc bệnh nhân
hay gia đình bị lờ đi hay bị bỏ rơi.
Chăm sóc giảm nhẹ bao gồm cả sự hỗ trợ về mặt tâm lí xã hội có thể
được cung cấp cho người bệnh như là một liệu pháp thay thế.

Câu hỏi lượng giá
1. Khái niệm Chăm sóc giảm nhẹ ?



9

"Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và AIDS là sự kết hợp
nhiều biện pháp để làm giảm sự chịu đựng và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người bệnh thơng qua phịng ngừa, phát hiện sớm, điều trị đau,
những vấn đề tâm lí, thực thể khác, cung cấp sự tư vấn và hỗ trợ nhằm giải
quyết những vấn đề xã hội, tâm linh mà bệnh nhân, gia đình đang phải gánh
chịu." ( Bộ Y tế Việt nam -2006).
2. Đối tượng của Chăm sóc giảm nhẹ ?
Các bệnh nhân bệnh ung thư từ khi mắc bệnh đến khi khỏi bệnh.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Bệnh nhân khỏi sau điều trị ung thư.
Thân nhân người bệnh.
3. Mục đích của Chăm sóc giảm nhẹ ?
Mục đích: nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư và góp
phần kéo dài thêm cuộc sống, giúp đỡ người bệnh tái hoà nhập cộng đồng
để trở thành người cịn có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Những người tham gia vào Chăm sóc giảm nhẹ ?
Nhóm đa chuyên ngành: các nhân viên y tế, điều dưỡng viên, nhân
viên xã hội, thân nhân người bệnh trực tiếp chăm sóc tồn diện bệnh nhân
hàng ngày.
Nhóm trợ giúp cho bệnh nhân như vật lí trị liệu, dinh dưỡng, nha
khoa, khẩu ngữ, chỉnh hình, tia xạ…những người chăm sóc về tín ngưỡng,
tơn giáo trong thế giới tâm linh của bệnh nhân.
Những người khác bao gồm nhân viên tình nguyện, từ thiện, người
hoạt động âm nhạc, mỹ thuật, thày thuốc đông y, châm cứu…



10

5. Nơi có thể cung cấp chăm sóc giảm nhẹ ?
Phối hợp với xạ trị, phẫu trị, hóa trị tại các khoa điều trị.
Tại nhà.
Tại bệnh viện.
Tại nhà điều dưỡng(Hospice).
6. Chúng ta có thể làm gì cho bệnh nhân ?
Đưa bệnh nhân về nơi họ mong muốn.
Cung cấp các dịch vụ.
Giúp đỡ bệnh nhân và thân nhân.

Tài liệu tham khảo
1. 1, />2. Eduardo Bruera and Sriram Yennurajalingam, ( 2012) Palliative Care
in Advanced Cancer Patients: How and When? Oncologist. 2012 Feb;
17(2): 267–273.
3. 3, C. Courteau, MD,* G. Chaput, BA, MD, MA, CAC(Pall Med), †‡ L.
Musgrave, MD,‡ and A. Khadoury, MD, CAC(Pall Med). (2018)
Patients with advanced cancer: when, why, and how to refer to
palliative care services. Curr Oncol. 2018 Dec; 25(6): 403–408.
4. Claudia Bausewein, Prof.,1 Steffen T Simon, PD Dr.,*,2 Anne Pralong,
Dr.,2 Lukas
Radbruch,
Prof.,3 Friedemann
Nauck,
4
2
Prof., and Raymond Voltz, Prof. Dr. Palliative Care of Adult Patients
With Cancer. Dtsch Arztebl Int. 2015 Dec; 112(50): 863–870.
5. Lorenz KA1, Lynn J, Dy SM, Shugarman LR, Wilkinson A, Mularski

RA, Morton SC, Hughes RG, Hilton LK, Maglione M, Rhodes
SL, Rolon C, Sun VC, Shekelle PG. Evidence for improving palliative
care at the end of life: a systematic review. Ann Intern Med. 2008
Jan 15;148(2):147-59.



×