Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chiến tranh Lê - Mạc 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.91 KB, 7 trang )

Chiến tranh Lê-Mạc
Tàn dư Bắc triều
Giằng co miền Bắc
Ngay từ khi Mạc Mậu Hợp bị thua lớn ở Thăng Long đầu năm 1592,
nhiều hoàng thân nhà Mạc thuộc chi Mạc Kính Điển đã tìm cách lập
nghiệp riêng để khơi phục.
Mạc Mậu Hợp thất thế, con trưởng Kính Điển là Mạc Kính Chỉ thu thập
tàn quân chiếm cứ vùng Thanh Lâm và xưng vua ở Nam Giản thuộc Chí
Linh, Hải Dương, lấy niên hiệu Bảo Định. Cũng ngay trong tháng 4 năm
đó, Đà Quốc cơng Mạc Ngọc Liễn sau trận thua ở Tam Đảo đã chạy về
phía bắc tìm dịng dõi nhà Mạc để lập làm vua. Ngọc Liễn tìm thấy con
thứ của Kính Điển là Mạc Kính Cung ở Văn Châu, bèn lập Mạc Kính
Cung làm vua mới.
Do sự ly khai của một số hoàng tộc, lực lượng của cha con Mạc Mậu
Hợp, Mạc Toàn bị yếu đi. Sau khi hai Mạc Mậu Hợp bị giết, thế lực của
nhà Mạc vẫn cịn khá mạnh. Vũ An đế Mạc Tồn thế cơ phải chạy sang
theo Bảo Định Đế Kính Chỉ và chỉ xưng Vũ An vương.
Trong nhiều năm từ 1593 đến 1623, các vùng như Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Cao Bằng vẫn thuộc quyền quản lý của các tôn thất Bắc triều như
Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Dụng,
Mạc Kính Chương...
Lê Thế Tơng được rước trở lại Thăng Long tháng 4 năm 1593, đánh dấu
mốc nhà Lê trung hưng. Đồng thời, quyền lực của họ Trịnh cũng được
xác lập lên hàng chúa và được thế tập. Tuy nhiên, trong vòng 30 năm
đầu, do sự uy hiếp của lực lượng họ Mạc, các chúa Trịnh đã 2 lần phải
rước vua Lê chạy vào Thanh Hóa (1600, 1623).


Cùng lúc đó, chúa Bầu Vũ Đức Cung ở Tuyên Quang lại không theo nhà
Lê như thời Nam-Bắc triều nữa mà từ năm 1594 quay sang liên kết với
họ Mạc để chống triều đình Lê Trịnh.


Tái chiếm kinh thành
Mạc Kính Chỉ có phụ chính cũ là Ứng vương Mạc Đơn Nhượng giúp đỡ,
chiếm cứ vùng Thanh Lâm và xưng vua ở Nam Giản thuộc Chí Linh,
Hải Dương. Sang tháng giêng năm 1593, Kính Chỉ bị Trịnh Tùng đánh
bại, cùng Vũ An vương Mạc Tồn và nhiều tơng thất khác bị bắt và bị
giết. Mạc Đôn Nhượng chạy lên Lạng Sơn rồi lâm bệnh qua đời.
Các thân vương khác tiếp tục chiếm cứ nhiều nơi ở Bắc Bộ. Theo kế dặn
lại của Mạc Ngọc Liễn trước khi mất (1594), khi đại quân Lê Trịnh kéo
đến, họ Mạc thường tránh, tản vào rừng núi hoặc chạy sang bên kia biên
giới. Khi quân Lê Trịnh rút về, quân Mạc lại tụ tập. Đại Việt thông sử
viết về chiến thuật này: "Quan quân tới đâu, quân giặc (tức quân Mạc)
lập tức tản ra, quan quân đi thì chúng lại tụ lại, các huyện ở Thái
Nguyên, Lạng Sơn khổ vì chúng". Chúa Trịnh điều những tướng giỏi như
Hồng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu, Nguyễn Hồng, Trịnh Đỗ đi đánh
trong nhiều năm nhưng chỉ một bộ phận quân Mạc bị bắt hoặc giết, bộ
phận khác vẫn chạy trốn và triều đình Lê Trịnh khơng thể trừ diệt hết.
Năm 1596, tướng Phan Ngạn bắt được Trang vương Mạc Kính Chương
(cháu nội Kính Điển) ở Yên Quảng, mang về kinh giết chết.
Năm 1598, Mạc Kính Dụng sau mấy năm trấn giữ Thái Nguyên bị thua
trận, bỏ chạy lên An Bác. Thổ quan là Phú Lương hầu[27] lừa dụ Kính
Dụng trốn vào hang rồi sai người đi báo cho Trịnh Tùng. Trịnh Tùng
điều quân tới bắt được Kính Dụng mang về kinh giết chết.
Vùng phía bắc Bắc Bộ chỉ cịn lực lượng Mạc Kính Cung, Mạc Kính
Khoan là đáng kể.
Tháng 5 năm 1600, ba viên Quận công Phạm Ngạn, Bùi Văn Kh, Ngơ
Đình Nga chạy về hàng nhà Mạc. Nguyễn Hồng nhân đó muốn về nam


ly khai họ Trịnh, giả thác là đi đuổi bắt 3 viên tướng nhưng lại phóng
hỏa đốt sạch doanh trại rồi xuống thuyền kéo quân vào Quảng Nam.

Kinh thành rối loạn, lịng người dao động, Trịnh Tùng phải mang Lê
Kính Tông rời bỏ kinh đô chạy vào Thanh Hoa.
Mẹ của Mạc Mậu Hợp[28] nhân đó tự xưng Quốc mẫu, cùng tông thất nhà
Mạc trở về Thăng Long và sai người đón Mạc Kính Cung. Tướng Ngơ
Đình Nga mang qn lại hàng[29]. Lực lượng của Mạc Kính Cung lại
mạnh lên, có vài vạn người[30].
Tháng 8 năm 1600, Trịnh Tùng mang quân ra bắc đánh Mạc Kính Cung.
Kính Cung thua trận, chạy ra Kim Thành. Mẹ Mạc Mậu Hợp bị bắt và bị
giết. Quân Lê Trịnh chiếm lại được Thăng Long.
Năm 1601, Trịnh Tùng lại ra qn đánh Mạc, sai Hồng Đình Ái đánh
Kim Thành, Mạc Kính Cung bỏ thành chạy lên Lạng Sơn, quân Lê Trịnh
phá hủy doanh trại quân Mạc. Ít lâu sau, Mạc Kính Cung lại ra chiếm
đóng Thái Nguyên và Tây Nông. Năm 1609, Trịnh Tùng lại sai Trịnh Đỗ
đi đánh Mạc. Kính Cung rút chạy vào núi, qn Lê Trịnh khơng truy
kích được phải rút về. Sau đó Kính Cung lại tiến về Cao Bằng và Kim
Thành.
Tháng 11 năm 1621, Trịnh Tùng lại điều quân đánh Mạc. Kính Cung lại
bỏ Kim Thành về Cao Bằng, xưng hiệu là Càn Thống. Cùng lúc, cháu
gọi Kính Cung bằng chú là Kính Khoan cũng xưng hiệu Long Thái,
khơng theo Kính Cung. Khi quân Lê Trịnh đánh đến Cao Bằng, cả Kính
Cung và Kính Khoan đều bỏ chạy. Quân Lê Trịnh rút đi, Kính cung lại
trở về Cao Bằng.
Tháng 6 năm 1623, Trịnh Tùng ốm nặng, con thứ là Trịnh Xuân làm
loạn muốn tranh ngôi. Thế tử Trịnh Tráng mang xa giá vua Lê Thần
Tông chạy ra Ninh Giang. Trịnh Tùng sai em là Trịnh Đỗ dụ lừa Xuân
đến và giết chết, không lâu sau cũng ốm chết ở Thanh Xuân. Trịnh Tráng
lên thay ngôi chúa, thấy người theo Trịnh Xuân cịn nhiều, bèn mang cả
triều đình chạy vào Thanh Hóa lần nữa.



Nhân khi kinh thành lúc này bỏ trống, Mạc Kính Khoan đốc xuất binh
mã tiến về Gia Lâm đóng đồn ở Thổ Khố, Châu Cầu. Nhân dân và các
quần thần văn võ của triều Lê ở vùng này lại về với Mạc Kính Khoan,
những người có lịng với triều Mạc cũng đi theo rất đông.
Tháng 8 năm 1623, Trịnh Tráng củng cố lực lượng đánh ra Thăng Long.
Mạc Kính Khoan thua trận bỏ chạy lên Cao Bằng, nhiều thủ hạ theo
hàng Trịnh Tráng.
Năm 1625, Trịnh Tráng đốc binh đánh nhà Mạc. Quân Lê Trịnh dùng kế
hỏa cung đánh thắng quân Mạc, cuối cùng bắt được Mạc Kính Cung tại
Cao Bằng, đem về giết tại kinh đô.
[sửa] Cát cứ ở Cao Bằng
Sau khi Kính Chỉ bị bắt, Mạc Kính Khoan chạy vào lẩn trốn trong vùng
người dân tộc Dao, tiếp tục tập hợp lực lượng. Sau đó Kính Khoan sai
người dâng biểu về triều xin quy thuận. Chúa Trịnh cũng thấy không thể
diệt ngay hết được nhà Mạc nên nhân danh Lê Thần Tơng phong Mạc
Kính Khoan chức Thống quốc cơng và giao trấn giữ vùng biên giới.
Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Việt Nam để có lợi cho
Trung Quốc, nên đã can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Khi
nhà Minh mất (1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng
hộ họ Mạc. Từ Mạc Kính Khoan, họ Mạc nối nhau trấn giữ ở đây trong
nhiều năm.
Năm 1638, Kính Khoan chết, con là Mạc Kính Vũ lại xưng hiệu là
Thuận Đức, tiếp tục cát cứ tại đây chống triều đình Lê Trịnh. Đến khi
nhà Minh mất hẳn (1662) về tay nhà Thanh, hộ Mạc vẫn nhờ can thiệp
của nhà Thanh để cát cứ ở đây. Lực lượng Lê Trịnh nhiều lần lên đánh
đều không tiêu diệt được. Năm 1643, Kính Vũ nhân lúc Trịnh Tráng đi
đánh Nguyễn Phúc Nguyên ở Thuận Hóa đã đánh phá ra Thái Nguyên,
Bắc Cạn. Khi chiến tranh với họ Nguyễn tạm ngưng, chúa Trịnh 3 lần
điều quân lên Cao Bằng năm 1662, 1666 và 1667 nhưng Kính Vũ khi



thua trận thường chạy sang Long châu (Trung Quốc), khi qn Trịnh lui
thì Kính Vũ lại trở về Cao Bằng.
Tuy nhiên sau đó Mạc Kính Vũ lại giúp phản thần Ngô Tam Quế chống
lại nhà Thanh nên không được ủng hộ nữa. Họ Trịnh nhân đó mới ra tay
dẹp họ Mạc. Tới năm 1677, chúa Trịnh sai Đinh Văn Tả đi đánh thắng
được quân Mạc. Mạc Kính Vũ chạy sang Trung Quốc. Việc trấn giữ Cao
Bằng của họ Mạc lúc đó mới chấm dứt.
Những người họ Mạc bị đổi sang họ khác. Về sau, nhân khi chính sự
Đàng Ngồi dưới thời Trịnh Giang rối ren, năm 1739, hậu duệ của họ
Mạc là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển lại nổi dậy, mở đầu trong phong trào
khởi nghĩa nơng dân Đàng Ngồi chống Trịnh trong vài năm[31].
Hậu quả
Cả hai vương triều Mạc và Hậu Lê được dựng lên trong bối cảnh rất
phức tạp và đầy biến động. Hai bên là hai thế lực khơng dung hịa, mục
tiêu của cả hai bên trong cuộc chiến là tìm mọi biện pháp để loại trừ lẫn
nhau. Do đó việc quan trọng hàng đầu của cả hai chính quyền Mạc-Lê là
xây dựng và củng cố lực lượng quân sự mạnh để chiến thắng trên chiến
trường[1].
Ngay sau khi xây dựng lên vương triều Mạc, Mạc Thái Tổ đã xây dựng
Dưong Kinh (Hải Dương) làm thế ỷ dốc cho Thăng Long, đồng thời cải
tổ quân đội. Lực lượng của Bắc triều có 12 vạn người và tổ chức khá
chặt chẽ[1]. Nam triều tuy sở hữu đất đai hẹp hơn nhưng quân đội thường
trực cũng thường xuyên có 6 vạn người[2].
Trong thời kỳ đầu khi nhà Mạc gặp mâu thuẫn nội bộ, Nam triều tổ chức
tấn công ra bắc 11 lần, có những lần kéo dài tới 2 năm. Quân Mạc thời
kỳ này chủ yếu là phòng thủ, chỉ 4 lần tổ chức đánh vào Thanh Hóa.
Chiến trường chính là Sơn Nam và Thanh Hóa.
Từ năm 1570, Bắc triều ổn định trở lại và đứng vững thì Nam triều lại
phát sinh mâu thuẫn. Tận dụng cơ hội này, Bắc triều chủ động tấn công.



Nam triều phải co về phòng thủ và chiến trường chính diễn ra tại vùng
sơng Chu, sơng Mã, sơng Cả ở Thanh Hóa, Nghệ An.
Các nhà nghiên cứu tổng kết: trong 60 năm chiến tranh (1533-1592)
giữa Lê và Mạc đã diễn ra 38 trận lớn nhỏ[2], cả hai bên đều huy động
gần hết các lực lượng lao động chính trong xã hội vào cuộc chiến cùng
những nhân tài, vật lực trong tay. Sau mỗi trận đánh, lực lượng mới lại
được huy động để bù đắp cho lực lượng tổn thất trên chiến trường.
Cuộc chiến đã tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân lao động. Sản
xuất bị đình trệ, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế tồn quốc. Khơng
những nông dân, những người thợ thủ công cũng chịu mức thuế khóa
nặng nề để cung ứng cho cuộc chiến[32].
Tại các khu vực chiến trận tiếp diễn trong nhiều năm và nhân dân vẫn
tiếp tục chịu cảnh lầm than, đồng ruộng bị bỏ hoang. Dân gian còn lưu
lại những câu ca dao nói về sự khổ cực của nhân dân trong việc lao dịch,
quân ngũ vì chiến sự ở Cao Bằng:
Cái cị lặn lội bờ sơng
Gánh gạo ni chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng
Hốn đổi lực lượng hai bên
• Chúa Bầu: Các chúa Bầu họ Vũ ở Tuyên Quang theo nhà Lê chống
nhà Mạc thời Nam Bắc triều, nhưng tới khi nhà Lê chiếm được
Thăng Long thì lại ngả theo họ Mạc ở Cao Bằng để chống vua Lê
chúa Trịnh
• Dương Chấp Nhất hàng Nam triều năm 1543, tới năm 1545 ám sát
Nguyễn Kim rồi trở về Bắc triều



Lê Bá Ly, Nguyễn Thiến, Bùi Trụ: các nhà thông gia ly khai nhà
Mạc, mang theo gia quyến theo nhà Hậu Lê năm 1551




Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn: hai người con Nguyễn Thiến trở về
theo Bắc triều năm 1557



Trịnh Cối: con trưởng Trịnh Kiểm, bị em Trịnh Tùng tranh ngôi,
theo hàng Bắc triều năm 1570



Lê Khắc Thận: con Lê Bá Ly, trở về Bắc triều năm 1572



Bùi Văn Khuê: bị Mạc Mậu Hợp cướp vợ, bỏ sang Nam triều năm
1592.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×