Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện trảng bom, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp
lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban lãnh đạo, các
Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên của Trường Đại học Lâm nghiệp
Xin chân thành cảm ơn đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban
trực thuộc UBND huyện Trảng Bom đã cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu,
cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để
hồn thành luận văn
Đặc biệt, xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thu
Hương, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương
pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên để tơi hồn thành luận văn
này.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, song
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được
những lời chỉ dẫn của các thầy giáo, cơ giáo, ý kiến đóng góp trao đổi của các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Lê Tư Thành


ii

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Lê Tư Thành


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3

5.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC AN SINH
XÃ HỘI ............................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về công tác ASXH ............................................................... 5
1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội......................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của ASXH ................................................................................... 7
1.1.3. Đặc điểm công tác ASXH ....................................................................... 8
1.1.4. Nội dung công tác an sinh xã hội.......................................................... 12
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ASXH .......................................... 28


iv

1.2. Tổng quan các nghiên cứu ....................................................................... 31
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 32
1.2.2. Trong nước ............................................................................................ 33
1.3. Thực tiễn công tác ASXH tại Việt Nam, thuận lợi, khó khăn và bài học
kinh nghiệm đối với huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ................................. 36
1.3.1. Thực tiễn công tác an sinh xã hội tại Việt Nam.................................... 36
1.3.2. Kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số địa phương ở Việt Nam ..... 41
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai ............... 43
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 45
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai......................... 45
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 46
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ........................................................................ 49
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn của của huyện Trảng Bom khi thực hiện công tác
ASXH .............................................................................................................. 54
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 56

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 56
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 56
2.2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu......................................... 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 61
3.1. Thực trạng công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng Bom.................... 61
3.1.1. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách ASXH ...................... 61
3.1.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn ............. 65
3.1.3. Kết quả thực hiện công tác ASXH trên địa bàn Trảng Bom ................ 67
3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác ASXH trên địa bàn huyện Trảng
Bom ................................................................................................................. 84
3.2.1. Thể chế chính sách về ASXH ............................................................... 84
3.2.2. Khả năng của ngân sách........................................................................ 85


v

3.2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, XH của địa phương.................. 85
3.2.4. Nhận thức của xã hội và người dân ...................................................... 85
3.2.5. Chủ trương xã hội hóa cơng tác ASXH ................................................ 85
3.2.6. Bộ máy quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH. 86
3.2.6. Những ưu điểm và hạn chế trong thực hiện chính sách an sinh xã hội
trên địa bàn huyện Trảng Bom........................................................................ 86
3.3. Các giải pháp hồn thiện cơng tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện
Trảng Bom....................................................................................................... 91
3.2.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp .................................................................. 91
3.2.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Trảng
Bom ................................................................................................................. 93
3.3. Khuyến nghị để thực hiện các giải pháp ................................................ 106
KẾT LUẬN ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

: An sinh xã hội

BCÐ

: Ban chỉ đạo

BCHTƯ

: Ban Chấp hành Trung ương

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BTXH


: Bảo trợ xã hội

CNH, ÐTH

: Cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa

CNH, HÐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

: Chính phủ

CSC

: Chính sách cơng

CT - XH

: Chính trị - xã hội

CTQG

: Chính trị quốc gia

ÐTCS

: Ðối tượng chính sách


ÐTN

: Ðào tạo nghề

DTTS

: Dân tộc thiểu số

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HÐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KCB

: Khám chữa bệnh

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

LÐ-TB&XH


: Lao động - Thương binh và xã hội

LLLÐ

: Lực lượng lao động

NCC

: Người có cơng


vii

NCT

: Người cao tuổi

NKT

: Người khuyết tật

NOXH

: Nhà ở xã hội

TCXH

: Trợ cấp xã hội


TGXHTX

: Trợ giúp xã hội thường xuyên


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2017............... 47
Bảng 2.2 Thống kê dân số huyện Trảng Bom năm 2017 ............................... 49
Bảng 2.3 Thống kê lao động huyện Trảng Bom năm 2017 ............................ 50
Bảng 3.1: Số người tham gia BHXH từ năm 2013 - 2017.............................. 68
Bảng 3.2: Số người tham gia BHTN từ năm 2013 - 2017 .............................. 69
Bảng 3.3: Mức độ bao phủ Bảo hiểm thất nghiệp .......................................... 70
Bảng 3.4. Số người tham gia BHYT từ năm 2013 - 2017 .............................. 71
Bảng 3.5. Số liệu khám chữa bệnh BHYT tại Trảng Bom ............................. 72
Bảng 3.6: Số liệu khám chữa bệnh BHYT trẻ em dưới 06 tuổi...................... 73
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện trợ cấp đột xuất từ năm 2013-2017.................. 74
Bảng 3.8. Số đối tượng người có cơng với cách mạng hưởng trợ cấp ưu đãi
(tính đến 31/12/2017)...................................................................................... 78
Bảng 3.9: Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH ................................ 86


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
An sinh xã hội là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước; có ý nghĩa chính trị, kinh
tế, xã hội và nhân văn sâu sắc, đồng thời là nền tảng thực hiện mục tiêu công

bằng xã hội. Việt Nam là nước nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trải
qua thời gian dài chiến tranh, đã dẫn đến có một bộ phận khơng nhỏ dân cư
cần trợ cấp ASXH, nhất là những địa phương miền núi, dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa và vùng biên giới hải đảo rất cần các chính sách ASXH để phát
triển.
Cùng với q trình phát triển KT - XH, cơng tác ASXH ngày càng được
quan tâm, các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của xã
hội, đến nay công tác ASXH là một trong những bộ phận quan trọng của phát
triển KT-XH. ASXH không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực cho cá nhân, hộ
gia đình chịu hậu quả thiên tai, địch họa, mà đã mở rộng thành các hợp phần
chính sách hỗ trợ thường xuyên cho các đối tượng chịu rủi ro, yếu thế trong
xã hội. Tuy vậy, công tác ASXH vẫn chưa đáp ứng đầy đủ và tồn diện địi
hỏi của xã hội, chưa bao phủ hết các bộ phận dân cư cần trợ giúp, nguồn lực,
hiệu quả của công tác chưa cao. Nguyên nhân hạn chế cả từ các yếu tố khách
quan, nhưng cũng có yếu tố chủ quan từ khi nghiên cứu xây dựng chính sách,
đến cơng tác tổ chức thực thi, điều này địi hỏi cần tiếp tục hồn thiện hơn
công tác ASXH.
Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là địa phương đang trên đà phát triển
kinh tế mạnh mẽ. Do đó, có nhiều điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an
sinh xã hội. Tuy nhiên, giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện lại có điều
kiện về kinh tế-xã hội khác nhau. Bên cạnh các xã, thị trấn có điều kiện kinh


2

tế phát triển, thì một số xã chuyên sản xuất nông nghiệp và tập trung nhiều
đồng bào dân tộc, nên rất cần sự trợ giúp của xã hội thông qua việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội.
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn, tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giải pháp hồn thiện cơng tác An sinh xã hội trên địa bàn huyện Trảng

Bom, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai để đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác an
sinh xã hội trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cơng tác ASXH;

-

Đánh giá được thực trạng công tác ASXH của huyện Trảng Bom, tỉnh

Đồng Nai trong những năm qua;
-

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ASXH của huyện

Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai;
-

Đề xuất được các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác ASXH trên địa

bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề, nội dung liên quan đến hệ thống an sinh xã hội, gồm: Bảo
hiểm xã hội; BH thất nghiệp; Bảo hiểm y tế; Cứu trợ xã hội; Ưu đãi xã hội;

Xóa đói giảm nghèo.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu về hoạt động của các cơ quan trong thực thi chính
sách ASXH và thực trạng về kết quả công tác ASXH trên địa bàn huyện trong
giai đoạn 2013-2017. Trong đó tập trung nghiên cứu kết quả thực hiện công
tác ASXH từ nguồn ngân sách nhà nước, không đi sâu vào nghiên cứu kết quả
huy động nguồn lực XHH đối với nhiệm vụ công tác ASXH trên địa bàn.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài thu thập số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác an sinh xã hội.
- Đặc điểm cơ bản của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Thực trạng công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác ASXH tại huyện Trảng Bom.
- Các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác an sinh xã hội trên địa bàn
huyện Trảng Bom trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã hệ thống lại những cơ sở lý luận, thực tiễn liên quan đến vấn
đề ASXH, những yếu tố tác động đến công tác ASXH. Những nội dung này
góp phần giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp
theo có liên quan đến ASXH.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc khái quát kết quả thực hiện công tác ASXH và những con số


4

phân tích, so sánh, giải pháp hồn thiện cơng tác ASXH trên địa bàn huyện
Trảng Bom các nhà quản lý nói chung và quản lý ở huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai nói riêng có thêm cơ sở để nhìn nhận lại tác động của các yếu tố
đến công tác ASXH trên địa bàn. Từ đó, có thêm những giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác ASXH chức trên địa bàn mình đang quản lý.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về công tác ASXH
1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội
Theo tiếng Anh, ASXH thường được gọi là Social Security. Theo nghĩa
chung nhất, Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người
được sống trong hịa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu
chính kiến trong khn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp
luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để

thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già….
Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số
điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ cơi, người tàn tật, những
người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch họa…Theo chúng tôi,
ASXH mà chúng ta đang nói tới, nên được hiểu theo nghĩa hẹp của khái niệm
Social Security này. Bên cạnh khái niệm này, từ những cách tiếp cận khác
nhau, một số nhà khoa học đưa ra những khái niệm rộng- hẹp khác nhau về
ASXH, chẳng hạn:
- Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (18791963), ASXH là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và
bảo đảm một lợi tức khi người ta khơng cịn sức làm việc nữa.
- Trong Đạo luật về ASXH của Mỹ, ASXH được hiểu khái quát hơn,
đó là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá
nhân, đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để
phát triển tài năng đến tột độ.


6

Chính sách an sinh xã hội được hiểu là hệ thống chủ trương, phương
hướng và biện pháp đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho
cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự
nhiên làm cho họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị
ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi,
người tàn tật, những người yếu thế, những nạn nhân chiến tranh, những người
bị thiên tai địch họa. Đây là hệ thống chính sách nhằm phịng ngừa, giảm
thiểu và khắc phục rủi ro thông qua các hoạt động bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã
hội và trợ giúp xã hội. Mục tiêu của chính sách ASXH là đảm bảo thu nhập và
một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho mọi thành viên trong xã hội.

Đối tượng của chính sách ASXH là mọi người dân, kể cả những người trong
đối tượng lao động, người chưa đến tuổi lao động và người hết tuổi lao động,
trong đó bao gồm các đối tượng của chính sách xã hội là người nghèo thành
thị và nông thôn, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người tàn tật và người dân tộc
thiểu số.
Như vậy, về mặt bản chất, ASXH là góp phần đảm bảo thu nhập và đời
sống cho các công dân trong xã hội. Phương thức hoạt động là thông qua các
biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên
trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc.
Việc có một hệ thống an sinh xã hội có thể làm thay đổi cuộc sống của
mọi người theo chiều hướng tốt lên cũng như khơng có một hệ thống an sinh
xã hội cũng làm thay đổi cuộc sống của họ theo chiều hướng xấu đi. Hệ thống
an sinh xã hội của mỗi nước có tác động rất lớn đến an sinh khu vực và thậm
chí là cả thế giới.
ASXH được xây dựng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: BHXH (bảo hiểm hưu trí,
bảo hiềm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc...), CTXH (còn gọi là cứu tế xã


7

hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các
quỹ dự phịng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ
liên quan đến ASXH.
Trên cơ sở trên cho thấy: An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà
nước và xã hội bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc
phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập
bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương
tật, tuổi già, chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình.
1.1.2. Vai trị của ASXH

Hệ thống an sinh xã hội có vai trị là quản lý và đối phó với rủi ro, bao
gồm ba vấn đề:
Một là, phịng ngừa rủi ro thơng qua hệ thống các chính sách BHXH.
Bảo hiểm xã hội là bộ phận quan trọng nhất, có ý nghĩa vơ cùng to lớn và
thiết thực đối với đời sống của người lao động trong hệ thống an sinh xã hội.
Với việc mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội đến mọi người dân dưới hai hình
thức tham gia bắt buộc và tự nguyện; với chế độ bảo hiểm xã hội bằng các
khoản trợ cấp dài hạn, trợ cấp ngắn hạn và bảo hiểm y tế; với việc quản lý và
thực hiện bảo hiểm xã hội tập trung thống nhất, và với việc quỹ bảo hiểm xã
hội được thanh toán độc lập dưới sự bảo trợ và điều hành của Nhà nước, thì
hệ thống an sinh xã hội sẽ hồn tồn có thể làm tốt chức năng phịng ngừa rủi
ro.
Trong cuộc sống hầu như khơng ai khơng một lần gặp rủi ro, bất hạnh.
Có những rủi ro đột xuất khơng thể dự đốn được, như tai nạn nghề nghiệp,
thất nghiệp, nhưng cũng có những rủi ro khơng ai có thể tránh được như bệnh
tật, tuổi già. Bởi vậy, phòng ngừa rủi ro là nhiệm vụ của mỗi người, của toàn
dân mà Nhà nước là người đứng ra tổ chức, điều hành. Phòng ngừa rủi ro phải
phòng ngừa từ xa. Từ lúc con người còn trẻ khỏe, làm việc, sống bình thường,


8

phải lo tích lũy một số vốn nào đó trong quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y
tế… để khi đã già, yếu khơng cịn sức lao động nữa họ vẫn có thể sống được
nhờ vào lương hưu, tiền bảo hiểm tuổi già, tiền bảo hiểm y tế tại các bệnh
viện. Thực tế cho thấy, chi phí cho phịng ngừa rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều so
với chi phí để khắc phục rủi ro.
Hai là, giảm thiểu rủi ro. Rủi ro xảy ra có thể rất nặng nề, gây nên
những mất mát rất lớn về vật chất và tinh thần, nhưng với hệ thống các chính
sách an sinh xã hội, hậu quả của các rủi ro đó hồn tồn có thể được giảm

nhẹ, được khống chế ở mức độ có thể chấp nhận được. Để có thể giảm thiểu
rủi ro, một mặt, Nhà nước phải có một hệ thống tổ chức, điều hành chặt chẽ,
nhưng linh hoạt hệ thống an sinh xã hội; mặt khác, mọi thành viên trong xã
hội cũng cần phải có ý thức tự giác tham gia vào các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ an sinh xã
hội ... trước hết vì cuộc sống của bản thân và gia đình của mỗi người, sau nữa
là vì cộng đồng, sự ổn định và phát triển của xã hội. Việc giảm thiểu rủi ro
này chủ yếu thuộc về các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và
các chính sách trợ giúp xã hội có liên quan đến giáo dục, dạy nghề, tạo việc
làm.
Ba là, khắc phục rủi ro được thực hiện chủ yếu thơng qua các chính
sách trợ giúp xã hội (trợ cấp xã hội, tương trợ xã hội và cứu tế xã hội). Có hai
chế độ trợ giúp: thường xuyên (áp dụng đối với các đối tượng người già cô
đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật nặng…) và trợ giúp
đột xuất đối với những đối tượng chẳng may gặp rủi ro, hoạn nạn. Hệ thống
an sinh xã hội phải có trách nhiệm chủ đạo trong việc khắc phục các rủi ro đó
nhằm giúp cho mọi thành viên trong xã hội mau chóng ổn định cuộc sống.
1.1.3. Đặc điểm công tác ASXH
- Đối tượng thụ hưởng an sinh xã hội rất đa dạng và phong phú do đó,


9

khả năng bao phủ của các chính sách an sinh xã hội đến tất cả các thành viên
trong xã hội là rất khó khăn
Hiện nay do tác động của cơ chế thị trường nên những người lao động
trong xã hội đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở, có nguy cơ thất nghiệp cao do
sự tác động khách quan đến nền kinh tế. Điều này dẫn đến thất nghiệp, thiếu
việc làm hoặc nguy cơ phá sản của một số đông người dân hiện nay. Đối tượng
này, đảm bảo ASXH cần tập trung vào giải quyết việc làm, thực hiện tốt công

tác trợ cấp bất thường, đẩy mạnh hoạt động BHXH, BHYT và ưu đãi xã hội cho
người dân.
Những người làm việc chủ yếu trong lĩnh vực thủ công nghiệp, nông
nghiệp, một bộ phận nhỏ làm việc trong nhà máy, xí nghiệp…. có điều kiện
thu nhập thấp, khả năng tìm kiếm cơng việc khó khăn. Hoạt động của cư dân
trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan (thiên
tai, bệnh dịch) tác động đến cây trồng, vật nuôi. Do vậy, đảm bảo ASXH cho
đối tượng này cần tập trung vào giải quyết XĐGN, giải quyết việc làm cho
người lao động, hỗ trợ nguồn lực để họ có điều kiện để vươn lên.
Từ đặc điểm này cho thấy đảm bảo ASXH phải tồn diện, đồng bộ hơn
nếu khơng việc thực hiện hiệu quả đảm bảo ASXH không cao.
- Chủ thể tham gia đảm bảo an sinh xã hội chủ yếu là Nhà nước và các
tổ chức xã hội
Nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội hướng tới mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhà nước tiến
hành quản lý nhà nước về kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tuân theo những quy luật vốn
có của nó nhằm giảm thiểu rủi ro cho mọi thành viên trong xã hội cũng như có
lợi cho người nghèo, người có thu nhập thấp. Nhà nước đưa ra hệ thống chính
sách về ASXH như bảo hiểm xã hội, BHYT, trợ giúp đặc biệt, TGXH …và đưa


10

ra pháp luật về ASXH để hỗ trợ cộng đồng, hỗ trợ các tổ chức dân sự.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng
nhất là cơ sở hạ tầng những địa phương còn nhiều khó khăn hướng tới xây
dựng vùng nơng thơn mới.
Nhà nước đóng vai trị là đầu mối trong việc phát triển nguồn lực cho
đảm bảo ASXH. Nhà nước cần nghiên cứu và triển khai huy động các chính

sách trợ giúp song khơng phải lúc nào cũng giữ vị trí quan trọng nhất trong
việc đảm bảo an toàn về đời sống vật chất cho các thành viên trong xã hội mà
những người neo đơn, tàn tật, trẻ em mồ cội và những người gặp rủi ro khác,
người nghèo phần lớn vẫn phải dựa vào người thân trong gia đình, dịng họ và
cộng đồng như nuôi dưỡng cha mẹ khi về già, hỗ trợ cho anh chị em trong gia
đình… nhiều khi mức hỗ trợ này vượt xa mức hỗ trợ của hệ thống ASXH
chính thức do Nhà nước cấp.
Ngồi ra, Nhà nước cần tập trung đảm bảo cho người dân về chính sách
nhà ở, chính sách về mơi trường, nước sạch...
Các tổ chức xã hội, nhất là các tổ chức: Hội Phụ nữ; Đồn TNCS Hồ
Chí Minh; Hội Nơng dân; Hội cựu chiến binh... Các tổ chức, hội đã góp phần
quan trọng cùng Nhà nước để đảm bảo ASXH cho người dân.
Các tổ chức quốc tế đóng vai trị quan trọng trong quá trình đảm bảo
ASXH cho người dân (Tổ chức WHO; AIDS...). Các tổ chức quốc tế đã có
nhiều hỗ trợ về tài chính, cơng nghệ cho việc đảm bảo ASXH cho người dân
(hỗ trợ cho việc đào tạo việc làm, trợ giúp cho những đối tượng bị rủi ro trong
cuộc sống...).
Trong các doanh nghiệp: Khu vực tư nhân cũng góp phần tham gia vào
phát triển hệ thống ASXH. Khu vực này đã đóng vai trị người cung cấp dịch vụ
cho một số loại hình bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tuổi già,
bảohiểm học sinh, BHYT. Đồng thời khu vực này cũng tham gia cung cấp dịch


11

vụ chăm sóc người già, trẻ em, người tàn tật như ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, hiện nay vai trò, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tham gia
còn thấp: Đối với các doanh nghiệp, những đống góp bắt buộc để chi trả cho hệ
thống ASXH được coi là một chí phí. Với tư cách là một chi phí nên các doanh
nghiệp ra sức tìm cách giảm thiểu hoặc loại trừ làm xuất hiện hàng loạt các biện

pháp để trốn tránh, cắt giảm đóng góp an sinh hội bắt buộc như thành lập “công
ty ma” để nợ tiền bảo hiểm xã hội, chây ỳ không thanh toán bảo hiểm...
-

Lực lượng thực thi (tổ chức bộ máy nghiên cứu, hoạch định chính

sách và theo dõi hoạt động trong lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội) ở địa bàn
thành phố thường đảm bảo tốt hơn chất lượng so với lực lượng thực thi ở
những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn
Trong quá trình triển khai nội dung của đảm bảo ASXH họ chuyên
nghiệp và được đào tạo khá bài bản, có điều kiện tiếp thu, học tập những kinh
nghiệm mới nhất ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực cịn
mới, và thường xun có sự thay đổi cùng với chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước nên đội ngũ thực thi ASXH đơi lúc cịn lúng túng, hạn chế,
thực hiện công việc chưa thực sự hiệu quả.
-

Nguồn lực tài chính đảm bảo an sinh xã hội đô thị mặc dù được

quan tâm hơn so với những địa phương khác song vẫn cịn gặp nhiều khó
khăn trong q trình huy động và giải ngân
Đơ thị là nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, mọi hoạt động tạo
thu nhập cao, nhiều, nhanh diễn ra chủ yếu, đô thị sẽ huy động được nguồn
lực tài chính từ nhiều góc độ, nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do đối tượng
được hưởng nhiều (BHYT, BHXH...) nên có nguy cơ vỡ quỹ trong quá trình
triển khai. Nhiều đề án nhằm đảm bảo ASXH đã được duyệt nhưng do
nguồn lực tài chính hạn hẹp dẫn đến khơng hiệu quả hoặc chưa được thựcthi
theo quyđịnh.



12

Quá trình đổi mới và đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đã làm cho số
lượng đô thị và dân cư đơ thị tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Việc đảm
bảo ASXH cho người dân trên địa bàn là nội dung quan trọng vừa mang tính
hiệu quả trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Nắm bắt được đặc điểm ASXH
trên địa bàn sẽ là cơ sở quan trọng để chính quyền các đơ thị có được bức
tranh tổng qt về việc xây dựng, hồn thiện chính sách ASXH trong thời
gian qua. Từ đó thấy được tầm quan trọng của việc thúc đẩy, nâng cao việc
đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn trong thời gian tiếp theo.
-

Chính sách đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn đô thị thường bị

lạc hậu nhanh hơn các địa bàn khác do tác động của q trình phát triển khu
cơng nghiệp, khu chế xuất và đơ thị lớn
Q trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc huy
động và thực hiện các chính sách đảm bảo ASXH cho người dân trên địa bàn
TP thường bị lạc hậu nhanh hơn (đời sống người dân thay đổi, tác động của
khủng hoảng kinh tế - xã hội, điều kiện khách quan ln thay đổi...). Vì thế,
q trình đảm bảo ASXH cho người dân phải có kế hoạch, nghiên cứu đưa ra
những phương thức thực hiện cho phù hợp, hiệu quả.
1.1.4. Nội dung công tác an sinh xã hội
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, công tác ASXH được phân chia
thành 05 bộ phận chính, gồm: Bảo hiểm xã hội, BH thất nghiệp, BHYT, Cứu
trợ xã hội, Ưu đãi xã hội, Xóa đói giảm nghèo
1.1.4.1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là bộ phận lớn nhất trong hệ thống ASXH. Có thể nói,
khơng có BHXH thì khơng thể có một nền ASXH vững mạnh. BHXH nhằm
bảo đảm cuộc sống cho những người cơng nhân cơng nghiệp và gia đình họ

trước những rủi ro xã hội như ốm đau, tai nạn, mất việc làm..., làm giảm hoặc
mất thu nhập.


13

+ Bản chất của bảo hiểm xã hội (BHXH):
- BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã hội.
- BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
bảo hiểm, thông qua việc hình thành quỹ tiền tệ chung.
- Khi được nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật, BHXH đã trở thành
quyền cơ bản của người lao động, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.
Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của họ và người sử dụng lao động phải
tham gia BHXH. Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ
phận cơ bản đề đảm bảo ASXH của các quốc gia.
+ Các nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, nguyên tắc đóng-hưởng có nghĩa là người lao động với tư
cách là người tham gia đóng thì được hưởng BHXH.
Thứ hai, ngun tắc mọi người đều có quyền tham gia BHXH và có
quyền hưởng BHXH khi có các nhu cầu bảo hiểm.
Thứ ba, nguyên tắc Nhà nước phải có trách nhiệm bảo hiểm (bảo hộ)
đối với quỹ BHXH của người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm
tự bảo hiểm cho mình.
Thứ tư, ngun tắc số đơng bù số ít. Có nghĩa là mọi người tham gia
BHXH đóng góp cho bên nhận BHXH (cơ quan BHXH) tồn tích dần thành
quỹ BHXH độc lập và tập trung dùng để chi trả trợ cấp cho những người lao
động khi và chỉ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng thu nhập từ lao động theo
chế độ xác định.
Thứ năm, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích, các khả năng vả
phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH.

Thứ sáu, BHXH phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các
điều kiện KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.
+ Nội dung của bảo hiểm xã hội:


14

- Đối tượng tham gia BHXH: Đối tượng tham gia BHXH chủ yếu là
người lao động làm công ăn lương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và
những người phục vụ trong lực lượng vũ trang.
- Hình thức bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội thường có hai loại: bảo
hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc.
Bảo hiểm bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức
mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo điều 2,
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với hai đối
tượng sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại
diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao
động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng
đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an, người làm cơng tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ

quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo


15

học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là cơng dân nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam
có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề
do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước
tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Người tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và
không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Nguồn trợ cấp bảo hiểm xã hội
Nguồn trợ cấp BHXH là do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp, chủ
yếu là ba bên: người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà
nước. Từ sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm theo một tỷ lệ quy định
mà hình thành nên quỹ BHXH. Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, do cơ
quan chức năng quản lý thống nhất theo chế độ tài chính, hạch tốn độc lập và

được Nhà nước ủng hộ.
+ Chế độ hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm xã hội
Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội gồm hai loại: chế độ bảo hiểm xã hội
dài hạn và chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
+ Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội dài hạn gồm: hưu trí, mất sức, tai nạn


16

lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất.
+ Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội ngắn hạn gồm: trợ cấp ốm đau, thai
sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh.
Thời gian hưởng trợ cấp thường ổn định và lâu dài, ví dụ: thời gian tối
đa hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là một năm. Riêng đối với sĩ
quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân thì thời gian này tùy thuộc
vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân...
+ Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội
Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội chủ yếu căn cứ vào mức đóng góp
của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội nhiều hay ít và mức độ rủi ro,
thương tật của người lao động, ví dụ: theo Điều 28, Luật BHXH năm 2014 quy
định: Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a
khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75%
mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước
đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm
việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại
làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của
tháng đó.
Nói tóm lại, BHXH được coi là cột trụ chính của hệ thống ASXH Việt
Nam, cung cấp sự trợ giúp về mặt vật chất cho những người lao động - lực

lượng đóng vai trị quan trọng nhất trong xã hội - trong những trường hợp gặp
rủi ro làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập vì lý do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và chết.
1.1.4.2. Bảo hiểm thất nghiệp
+ Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp
Đây là một chính sách nằm trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội


17

quốc gia. BHTN là một bộ phận của BHXH và nó được coi là một chính sách
có vai trị lớn trong việc khắc phục tình trạng thất nghiệp, bảo hiểm thất
nghiệp ra đời góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được
học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó, BHTN
cịn góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp, đây
là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh tế thị trường với mục
đích chính là thơng qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc
làm mới thích hợp và ổn định.
+ Nội dung của BHTN
Mức đóng BHTN: Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH Quy định về
BHXH, BHYT, BHTN, trách nhiệm đóng BHTN, trong đó:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng.
- Doanh nghiệp đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người
lao động đang tham gia BHTN.
- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối
thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Đối tượng bắt buộc tham gia BHTN
- Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao
động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định
có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều
hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử
dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham
gia BHTN.


×