Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Tâm thức hiện sinh trong chinh phụ ngâm của đặng trần côn và cung oán ngâm của nguyễn gia thiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 137 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------

TRƯƠNG THỊ THUẬN AN

TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG CHINH PHỤ NGÂM
CỦA ĐẶNG TRẦN CƠN VÀ CUNG ỐN NGÂM
CỦA NGUYỄN GIA THIỀU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2017


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------

TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG CHINH PHỤ NGÂM
CỦA ĐẶNG TRẦN CƠN VÀ CUNG ỐN NGÂM
CỦA NGUYỄN GIA THIỀU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN


Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Quang Huy

Người thực hiện:
Trương Thị Thuận An
(Khóa 2013-2017)

Đà Nẵng, tháng 5/2017


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực, khách quan và chưa cơng bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Trong khóa luận này đã sử dụng một số nhận xét,
đánh giá của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.

Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trương Thị Thuận An


4

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn

Quang Huy, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết báo cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư
phạm – ĐHĐN đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học tập khơng chỉ là nền tảng cho q
trình nghiên cứu đề tài khóa luận mà cịn là hành trang q báu để em có thể vận
dụng vào cơng việc của mình sau này.
Mặc dù đã cố gắng song khóa luận tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong q thầy cơ giáo cùng tồn thể bạn bè góp ý để đề tài được
hồn thiện hơn.
Cuối cùng em kính chúc q thầy cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Đà Nẵng, Ngày 28 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trương Thị Thuận An


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
3.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................... 3
4.1. Những nghiên cứu về văn học Việt Nam từ tâm thức hiện sinh............................. 3
4.2. Những nghiên cứu về Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm mang dấu ấn hiện

sinh ........................................................................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 11
5. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 13
NỘI DUNG ............................................................................................................... 13
Chương 1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC HIỆN SINH ........ 13
1.1. Quan niệm về hiện sinh....................................................................................... 13
1.2. Tâm thức hiện sinh .............................................................................................. 13
1.3. Các cảm trạng tâm lí của con người nhìn từ tâm thức hiện sinh ........................... 14
1.3.1. Cảm trạng tâm lí hiện sinh theo chiều phản tỉnh................................................ 14
1.3.2. Cảm trạng tâm lí hiện sinh theo chiều mù quáng.............................................. 17
Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 19
Chương 2. TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG CHINH PHỤ NGÂM



CUNG OÁN NGÂM THEO CHIỀU HƯỚNG PHẢN TỈNH.................................. 20
2.1. Tâm thức lựa chọn dấn thân................................................................................. 20
2.2. Tâm thức ưu tư và dự phóng về tương lai ............................................................ 31
2.3. Tâm thức phản kháng .......................................................................................... 36
2.4. Tâm thức vươn tới tự do ...................................................................................... 42
2.5. Tâm thức phản tỉnh.............................................................................................. 56
2.6. Tâm thức hướng đến hiện hữu ............................................................................ 69


6

Tiểu kết chương 2....................................................................................................... 77
Chương 3. TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG CHINH PHỤ NGÂM VÀ CUNG
OÁN NGÂM THEO CHIỀU HƯỚNG MÙ QUÁNG.............................................. 79
3.1. Tâm thức cô đơn ................................................................................................ 79

3.2. Tâm thức ngụy tín.............................................................................................. 87
3.3. Tâm thức lưu đày ............................................................................................... 92
3.4. Tâm thức bất mãn trước số phận và cuộc đời ...................................................... 108
Tiểu kết chương 3....................................................................................................... 120
KẾT LUẬN............................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 123


7

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sáng tác văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX,
nhiều tác giả đã dành những trang tuyệt bút để viết về người phụ nữ, cảm thông với
số phận bất hạnh, trân trọng tài sắc và nói lên quyền sống của họ. Hai trong số
những tác phẩm xuất hiện đầu tiên trong văn học giai đoạn này viết về đề tài người
phụ nữ đó chính là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn và Cung ốn ngâm của
Nguyễn Gia Thiều. Hai khúc ngâm đã diễn tả sâu sắc bi kịch tâm thần của con
người. Mặt khác còn cho ta một cái nhìn cảm thương trước thân phận của những kẻ
phải gánh chịu nỗi thống khổ bi thiết giữa cuộc đời: gánh chịu truân chiên - Khách
má hồng nhiều nỗi truân chiên và gánh chịu định mệnh/ phận - Mà xui phận bạc
nằm trong má đào. Có nhiều vấn đề đã được đặt ra trong Chinh phụ ngâm và Cung
ốn ngâm khơng cịn là những vấn đề ám ảnh với chúng ta ngày nay nữa, thế nhưng
đọc lại tâm hồn ta vẫn cứ thấy rụng động, xao xuyến trước những nỗi khổ và khát
vọng của con người. Chính vì vậy sau khi tiếp cận Chinh phụ ngâm và Cung oán
ngâm, chúng tôi mong muốn thấu hiểu sâu sắc hơn về con người trong hai khúc
ngâm khi nhìn ở góc độ tâm thức, nên chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu: soi rọi
hai tác phẩm dưới góc nhìn của tâm thức hiện sinh. Dự hướng về một tâm thức hiện
sinh là kết quả của tri thức tổng hợp của các kinh nghiệm hiện tượng luận hiện sinh
về các cảm trạng tâm lí người, khi ấy hiển nhiên giúp chúng ta tiếp cận những vấn

đề của văn bản trong tính nội tại của nó chứ khơng thuần túy là đến từ bên ngồi.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Chinh phụ ngâm và Cung ốn ngâm,
trong đó cố nhiên đã phát hiện ra nhiều vấn đề mới, nhưng đến ngày hôm nay hai
tuyệt tác này vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà nghiên cứu khai phá để
khẳng định thêm nhiều giá trị ý nghĩa. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơng trình nào tập
trung nghiên cứu cả Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm trong cùng một phạm vi đề
tài. Do vậy, bước một bước đi mới, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào việc nghiên cứu
“Tâm thức hiện sinh” trong hai tác phẩm này.
Từ những lí do trên chúng tôi đã chọn đề tài Tâm thức hiện sinh trong
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều để


8

nghiên cứu. Theo hướng nghiên cứu đã chọn đề tài này sẽ giúp chúng ta khám phá
ra nhiều vấn đề mới mẻ từ hai kiệt tác - Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm và nới
rộng sự hiểu biết về một hệ hình lý thuyết triết học phức tạp và quan trọng bậc nhất
của thế kỉ XX.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu Tâm thức hiện sinh trong Chinh phụ ngâm và Cung ốn
ngâm, đề tài mong muốn có một cái nhìn tồn diện hơn về con người - nhân vật trữ
tình trong hai tác phẩm khi phân tích dưới góc nhìn tâm thức hiện sinh. Từ đó đi
đến việc khẳng định vai trò và sự ảnh hưởng lớn lao của triết học đến đời sống văn
học và tâm thức của con người. Qua q trình phân tích đối tượng nghiên cứu, giải
mã vấn đề, đề tài nhằm tạo ra cái nhìn so sánh, đối chiếu, liên hệ giữa hai tác phẩm Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm với các hiện tượng văn học Việt Nam trong
giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX khi tìm hiểu các vấn đề liên quan. Và
mục đích cuối cùng là đi đến khẳng định giá trị của hai tác phẩm Chinh phụ ngâm
và Cung oán ngâm trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng
Trần Cơn và Cung ốn ngâm của Nguyễn Gia Thiều.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tham chiếu các vấn đề cơ bản trong triết học hiện sinh, phân tâm học và hiện
tượng luận hiện sinh, sau đó vận dụng các lí luận cơ bản ấy để đi vào phân tích Tâm
thức hiện sinh trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm.
Nghiên cứu văn học từ phương pháp hiện tượng luận hiện sinh, tâm thức hiện
sinh là đi tìm các hình ảnh thật của con người. Điểm xuất phát, lấy văn bản văn học
làm chủ thể - chủ thể của đời sống văn học. Từ cách hiểu này, chúng tôi đi sâu
khám phá những cảm trạng tâm lí của con người trong Chinh phụ ngâm và Cung
ốn ngâm dưới góc nhìn của tâm thức hiện sinh. Với phạm vi đề tài này chúng tơi
tập trung phân tích hai kiểu dạng tâm thức sau: 1/ Tâm thức hiện sinh trong Chinh


9

phụ ngâm và Cung oán ngâm theo chiều hướng phản tỉnh, 2/ Tâm thức hiện sinh
trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm theo chiều hướng mù quáng.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1. Những nghiên cứu về văn học Việt Nam từ tâm thức hiện sinh
Trong văn học Việt Nam, Hiện tượng luận xuất hiện chủ yếu ở lĩnh vực phê
bình, khảo cứu với vai trị như một phương pháp. Trước năm 1975, người “nổ phát
súng” đầu tiên vận dụng phương pháp này vào phê bình văn học là Lê Tuyên. Lê
Tuyên đã tiến hành hàng loạt những nghiên cứu về ca dao, các hiện tượng văn học
Việt Nam trung đại như Nguyễn Khuyến, Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, qua hiện
đại như Vũ Hoàng Chương [31]. Lê Tuyên đã thử lửa, và thử lửa thành cơng với
phê bình hiện tượng học văn học qua các đối tượng văn học rất quen thuộc của dân
tộc bằng phương pháp hiện đại. Lê Tuyên đã đặt nền tảng cho phê bình hiện tượng
luận văn học ở Việt Nam, qua cái nhìn mơ mộng được phóng xuất ý hướng tính về

đối tượng. Trong Chinh phụ ngâm và tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày [30], qua
“cái nhìn về cuộc đời”, “cái nhìn vào số phận” với “không gian và hiện hữu lưu
đày”, “không gian mơ về từ mộng”, “không gian và hiện thực ly bôi”, “không gian
và chủ thể yêu thương”, Lê Tuyên giải mã nguyên nhân tấm thảm trạng bi kịch lưu
đày trong tâm thức của người chinh phụ. Người thiếu phụ đã đem cái nhìn mơ mộng
về sự xuất hiện của người chồng lí tưởng nhằm hướng tới, phóng xuất về phía hình
ảnh người chồng đang biệt xứ. Đến khi nhận ra sự thực, chính người chồng lí tưởng
ấy đã “bóp méo” ý thức tiên nghiệm mà người chinh phụ hướng về chồng mình.
Chính khát vọng cuộc sống hạnh phúc đã trở thành “thiết chế thông tin” vây hãm,
lấn át, che mờ con người thực, con người hoàn nguyên hiện tượng luận nơi người
chinh phụ. Khi nhận ra thì mọi sự đã rồi, người ra đi kẻ ở lại, ánh trăng trên đầu
khơng soi tỏ nỗi lịng se thắt, quặn đau của tâm thức lưu đày tuyệt vọng ấy. Trong
số những cuốn phê bình về Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đây là cuốn đáng
đọc nhất. Từng lời, từng chữ như phóng chiếu, xuất thể những tinh anh và tâm thức
mơ mộng. Chủ thể tính muốn vượt thốt hồn cảnh, nhưng đời khơng cho vượt
thốt, quy hồi nội giới để ẩn mình, sống trong cảnh lưu đày tình cảm.


10

Các tác giả như Nguyên Sa, Nguyễn Văn Trung, Đặng Phùng Quân, Huỳnh
Phan Anh là những nhà văn kiêm nhà phê bình nhà nghiên cứu triết học, đã đưa
Hiện tượng luận vào văn học trong vai trò lược khảo, nhận định, dẫn nhập những
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống văn học, cần phải khai thác. Nguyên Sa
(Trần Bích Lan) trong cuốn Quan điểm văn học và triết học đã dành hai mục lớn ở
phần 1 để giới thiệu về “Hiện tượng luận trong sáng tạo và phê bình văn học” [23].
Trong cơng trình này, Ngun Sa đã áp dụng phương pháp giảm trừ của Hiện tượng
học để tẩy rửa đi từng lớp nghĩa, lần lần, làm lộ ra cái lõi bản chất sự sáng tạo của
người nghệ sỹ. Đặng Phùng Quân thì dành hai phần lớn trong ba phần của cuốn
sách Triết học và văn chương để chỉ bàn về văn học dưới cái nhìn “Hiện tượng luận

của Merleau Ponty” như các mục “Văn tự và siêu hình học”, “Đọc/ Viết”, “Bản
văn”, “Ngợi ca viết”… Huỳnh Phan Anh trong Đi tìm tác phẩm văn chương dành
hẳn một phần lớn, quan trọng để bàn về cái nhìn “Hiện tượng luận trong văn học”
với các mục: “Hành trình tác phẩm”, “Ám ảnh của tác phẩm”, “Phê bình và chống
phê bình” [1].
Lê Tuyên, từ những năm 60 thế kỉ trước, như vậy là rất sớm, ngay cả với các
đồng nghiệp ở miền Nam, đã dịch chuyển thành công phê bình văn học vào hệ hình
hiện đại lấy văn bản làm trung tâm, bằng phương pháp Hiện tượng học.
Sau 1975, Phương Lựu trong cuốn Mười trường phái phê bình văn học
phương Tây đương đại đã dành một mục để giới thuyết về Hiện tượng luận từ triết
học tới mỹ học và phê bình văn học [19]. Phạm Văn Sĩ trong Về tư tưởng và Văn
hóa phương Tây hiện đại cũng đã để một mục bàn về “Hiện tượng luận của
Husserl”, khi tác giả nhấn mạnh tới thân phận con người trong văn học [24]. Trong
cơng trình Thi pháp hiện đại, Đỗ Đức Hiểu đã đưa ra những nhận định về ý hướng
hiện sinh trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp khi cho rằng nhân vật trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những con người mang thuộc tính của hiện sinh “bất
ổn, ln ln di động, đi tìm tự do, dân chủ, đi tìm cái đẹp, đi tìm bản thân nó, đó là
nhân vật đa chiều, nhiều tầm vóc, khơng đơn điệu, không nhất phiến. Nhân vật ấy
dù là Chương, là Nhâm, là “Tôi hay Bạc Kỳ Sinh”... chỉ là một, con người cô đơn
đầy lo âu và đầy khát vọng” [14].


11

Cơng trình Tác phẩm văn học như là q trình của Trương Đăng Dung là
chuyên luận “hiếm” trong hệ thống lý luận văn học ở Việt Nam [4]. Được đào tạo
bài bản trong tinh thần hiện tượng luận ở phương Tây, lại trực tiếp nghiên cứu
chuyên sâu, Trương Đăng Dung có những đánh giá hợp lý về bản chất văn học cũng
như những giới hạn của nó. Văn học giờ đây không phải/ không nên là tấm gương
tự nhiên, mà là tấm gương của thế giới tinh thần, phản ánh trung thực thế giới ý

niệm mà chủ thể thẩm mỹ có được khi hướng về đối tượng. Thành cơng của cơng
trình là điều cần ghi nhận. Ở các cơng trình của mình, nhất là Tác phẩm văn học
như là quá trình, Trương Đăng Dung đã nhấn đi nhấn lại tầm quan trọng lớn lao
của Hiện tượng học với Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện đại [4]. Với khoa học
văn học, từ nay, hữu thể văn bản đã là một cấu trúc tự trị, một thế giới tự thân trọn
vẹn. Mệnh đề nổi tiếng của Husserl trở về chính bản thân sự vật, đã được các nhà
hiện tượng luận nghiên cứu văn học hiểu như là hành động quay trở lại chính bản
thân sự vật - văn bản. Văn bản thay vì phải/ bị hiểu từ các văn cảnh ngồi nó như
tiểu sử tác giả, hồn cảnh xã hội… theo kiểu truyền thống tiền hiện đại, thì từ đây,
sẽ không phải chịu đựng bất cứ sự ràng buộc nào từ những quyền lực giải thích bên
ngồi. Văn bản từ quan điểm hiện tượng học, phải là vũ trụ đầu tiên và cuối cùng
cho hoạt động diễn giải. Đọc văn bản khơng phải là đem kinh nghiệm đã có đi vào
văn bản, ngược lại, kinh nghiệm về văn bản sẽ đến trong q trình đọc. Hữu thể văn
bản cũng ln tồn tại, nhưng chúng khơng có nghĩa, hay đúng hơn, khơng có nghĩa
gì cho tơi, xa lạ với hiện hữu tơi vì khơng được tơi biết đến. Văn bản chỉ có nghĩa
khi được ý hướng đọc của tơi chiếu vào. Tôi đọc, nghĩa là tôi cấp nghĩa, kiến tạo
nghĩa cho văn bản, văn bản khi ấy không xa lạ nữa, mà hiện hữu sống động trong
tôi qua hành vi đọc. Thế là, từ đây, văn bản trở thành tác phẩm. Tác phẩm vì thế bao
giờ cũng cụ thể, cá thể, gắn với hành vi đọc của tôi; và mỗi sự đọc khác nhau khi đi
qua văn bản thì sẽ có những tác phẩm khác nhau. Mỹ học tiếp nhận, như thế, đã đặt
lại từ bản thể luận các vấn đề của khoa học văn học.
Luận văn Tâm thức hiện sinh với lí luận văn học của Nguyễn Mạnh Tiến là
một cơng trình có những đóng góp nhất định về mặt lí luận. Khởi đi từ Hiện tượng
luận hiện sinh, tác giả lí giải về nền tảng của một thứ triết học hữu thể mới cũng


12

như sự xuất hiện của những tầng bậc tâm lí hiện sinh và phi hiện sinh. Song song
với việc khẳng định lại những tầng bậc tâm lí hiện sinh - cũng tức là những chân lí

với con người khi hiện hữu ở đời, người viết cũng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về
tâm lí phi hiện sinh - các hình thức sinh tồn mà con người vấp ngã vào để đến nỗi
đánh mất ý nghĩa làm người [49].
Đến năm 2013, tác giả Ngô Hương Giang đã xuất bản công trình Hiện tượng
luận về văn học đã giới thiệu những vấn đề căn cốt của Hiện tượng luận ở vai trị
triết học, đồng thời hướng cái nhìn cụ thể ấy vào một hiện tượng cụ thể trong thế
giới hiện tượng là: Văn học. Ở cơng trình này tác giả đã dành ra hai chương để viết
về: Bản thể luận của tác phẩm văn học và Giảm trừ hiện tượng luận văn học, trong
chương “Bản thể luận của tác phẩm” tác giả đi đến khẳng định bản thể của hoạt
động Hiểu và sáng tạo văn học là tri giác. Yếu tố quy định chủ thể tính có được
quyền tự do lựa chọn biểu tượng cũng như xác lập khái niệm chính là tri giác và
khơng đi ra ngồi tri giác tính. Trong chương Giảm trừ hiện tượng luận văn học: Từ
việc đi tìm lí luận sơ khởi để chứng minh nền tảng của sự Hiểu và sáng tạo nằm ở
tri giác tính, tác giả truy vấn tới vấn đề: Làm thế nào, thơng qua tri giác, chủ thể
tính có thể trở về chính sự vật/ đối tượng như lập trường Hiện tượng luận xác
lập? Câu trả lời cho truy vấn ấy đã có ở chương này: Chỉ bằng và thơng qua con
đường giảm trừ/quy hồi/quy giản hiện tượng luận, chủ thể tính có thể trở về với sự
vẫy gọi, chào đón từ phía đối tượng sau khi đã vượt qua tri giác tiên nghiệm về nó.
Sáng tạo đi ra từ đây! Và lập thức cũng đi ra từ đây! Sự muôn màu muôn vẻ, sự tiến
bộ của tri thức, sự thông tuệ, lóe chiếu của tư tưởng văn học cũng đi ra từ đây. Tất
cả những vấn đề ấy được gói gọn trong định đề triết học nổi tiếng của Edmund
Husserl: “Hãy trở về với chính sự vật” [13].
Ngồi các tác giả trên cịn có một số nhà nghiên cứu tập trung phân tích, lý giải
những cảm trạng tâm lí người từ góc nhìn hiện sinh, tiêu biểu có thể kể đến một số
bài như [49]: “Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hơm nay” (Tạp chí
Văn học số 2/1994) của Lê Thị Hường; “Con người cô độc trong 17 tiểu thuyết đô
thị miền Nam 1954 - 1975” (Tạp chí Văn học số 3/2012) của Nguyễn Thị Việt Nga;
“Cảm thức lạc lồi trong sáng tác của Thuận” (Tạp chí Văn học số 8/2010) của



13

Trịnh Đặng Nguyên Hương; “Cảm thức lạc loài trong văn xi đương đại” (Tạp chí
Văn học số 11/2011) của Trần Hạnh Mai - Ngô Thị Thu Hiền; Mặc cảm chết trong
tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng (Luận văn thạc sĩ) của Ngô Thị
Thanh; Các kiểu dạng nhân vật cô đơn trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua
một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Chu Lai và Nguyễn
Danh Lam) (Luận văn thạc sĩ) của Mai Thị Bình, v.v.. Mai Thị Bình đã đi từ cái
nhìn khái qt về phức cảm cơ đơn đến việc định hình các kiểu dạng nhân vật cơ
đơn trong văn xi Việt Nam sau 1975, trong đó, tác giả tập trung khắc họa hai
dạng chính là cơ đơn bản thể và cơ đơn vì khơng thể hịa nhập. Một số bài viết khác
lại lưu tâm đến cảm giác lạc lồi - dạng thức tâm lí song trùng với nỗi cơ đơn, tiêu
biểu có thể kể đến “Cảm thức lạc lồi trong sáng tác của Thuận” (Tạp chí Văn học
số 8/2010) của Trịnh Đặng Nguyên Hương; “Cảm thức lạc lồi trong văn xi
đương đại” (Tạp chí Văn học số 11/2011) của Trần Hạnh Mai - Ngô Thị Thu
Hiền… Tồn tại người được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau để hướng đến lý
giải nguyên nhân của sự lạc loài.
Một tâm thức hiện sinh xuất phát từ hiện tượng luận hiện sinh đi vào diễn giải
về những đặc điểm của khoa học văn học đã mở ra cho chúng ta những khả năng
mới trong nghiên cứu văn học. Thông qua đó, chúng ta có thể lý giải được tại sao
lại có sự dịch chuyển từ mơ hình tư duy văn học cổ điển quan niệm văn học như
một thực thể tĩnh tại sang mơ hình tư duy văn học xem văn học như một thực thể
động – một cấu trúc tâm thần hoàn chỉnh.
4.2. Những nghiên cứu về Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm mang dấu ấn
hiện sinh
Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm là hai tác phẩm đặc sắc nhất của thể loại
ngâm khúc, thể hiện tài năng, tư tưởng của Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều.
Đồng thời cũng là hai tác phẩm khởi đầu cho trào lưu nhân đạo của văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Và đây cũng là nguồn cứ liệu
phong phú để các nhà nghiên cứu khám phá ra nhiều khía cạnh mới từ hai tác phẩm

này. Cho đến nay đã có rất nhiều vấn đề được tìm hiểu, nghiên cứu trên cả mặt nội
dung lẫn mặt nghệ thuật của hai tác phẩm.


14

Đầu tiên trong cuốn Chinh phụ ngâm và Tâm thức lãng mạn của kẻ lưu đày do
Lê Tuyên đảm nhiệm. Trong cơng trình này Lê Tun đã vận dụng các phạm trù
của triết học hiện sinh để minh chứng cho luận đề: Tất cả những đặc tính về nội
dung tâm thức lãng mạn tơi nêu ra khơng ngồi mục đích minh định ý nghĩa của
chủ đề. Tôi minh định rằng người chinh phụ trong tâm trạng lãng mạn của mình đã
sống một kiếp lưu đày tình cảm. Cuộc đời nàng như một số phận bị bỏ quên và
tiếng lòng khi vang lên là muốn nói với cuộc đời rằng mình đang hiện hữu [30, tr
17].
Trong cuốn Đến với Chinh phụ ngâm do Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên
tập, Thuần Phong đã nghiên cứu về “Không gian và thời gian của chinh phụ ngâm”:
Sau khi theo dõi chinh phụ và chinh phu từ giờ khắc từ bước đường, ta đã thấy thời
gian vẫn được ấn định, tuy tản mác đó đây, những vẫn là một yếu tố không được bỏ
qua vì nó hết sức quan trọng đối với người trong cuộc: Khắc giờ đằng đẳng như
niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa (câu 203-204) [2, tr 199]. Trong mục
“Chinh phụ ngâm với lời bình” đã nói về những vấn đề của người chinh phụ khi xa
chồng như: Những nỗi vất vả của người chinh phu, Buồn vì chồng sai hẹn, Cảnh cô
đơn của người chinh phụ, Nỗi nhớ nhung sầu muộn [2, tr 412-471] do Hà Như Chi,
Hoàng Hữu Yên nghiên cứu: Không được tin chồng, chinh phụ sống với một nỗi
trống trải cô đơn. Cảnh vật tiêu điều làm cho lòng nàng thêm bi thương, và thêm
tưởng nhớ đến chồng [2, tr 434]. Trong mục “Những chân dung trong Chinh phụ
ngâm” có những vấn đề được trình bày như: Những nhân vật trong Chinh phụ ngâm
[2, tr 498] do Đàm Quang Thiện và Thuần Phong phân tích, Đàm Quang Thiện
cũng đã nhắc đến vấn đề luân lý và triết lý trong tác phẩm Chinh phụ ngâm: Chinh
phụ ngâm đã vượt qua khuôn khổ đạo đức mà đi tới một vũ trụ quan và một nhân

sinh quan để cắt nghĩa các điều mâu thuẫn trong số phận con người [2, tr 507].
Trong tiểu mục “Tâm hồn chinh phụ” do Hà Như Chi nghiên cứu, tác giả đã phân
tích rõ về tâm trạng của người chinh phụ: Tâm hồn chinh phụ tiến triển theo một
chiều: nhớ chồng, mong chồng, hướng tất cả về người chồng ngoài chiến địa, bao
nhiêu hoạt động tâm lý của nàng (tưởng tượng, mộng mị, tưởng nhớ cầu mong) đều


15

chỉ có mục đích là làm khy khỏa nỗi mong nhớ chồng. Tâm hồn ấy lại đượm một
màu sắc u sầu ảm đạm, buồn thương tê tái [2, tr 536].
Trong cuốn Đến với Cung ốn ngâm khúc cũng do Ngơ Viết Dinh tuyển chọn
và biên tập các bài viết đánh giá và phê bình của nhiều tác giả về Cung oán ngâm.
Trong đó, Minh Văn – Xuân Tước đã bàn về Một nét nhân sinh quan Nguyễn Gia
Thiều [3, tr 85], cịn Nguyễn Hữu Sơn thì đi sâu vào “Cảm quan Phật giáo trong
sáng tác của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều”: Như thế theo cái nhìn nhất định thì
cuộc sống là một sự trói buộc, một sự chấp nhận, chịu đựng. Mặt khác khi đặc cái
Hữu trong sự dằng dặc của cái Vơ, thì quả nhiên cái Hữu kia chỉ có ý nghĩa thống
qua, thật nhỏ bé và đơn lẻ xiết bao [3, tr 121], hay Nguyễn Khoa cũng nghiên cứu
các vấn đề như: “Tình tuyệt vọng của cung phi”: Tuyệt vọng, vẫn bám lấy hi vọng
cuối cùng để gượng sống [3, tr 394] và Nhân sinh quan của thiếu nữ [3, tr 312] - đã
phân tích sâu sắc cái nhìn của người cung nữ về cuộc đời, kiếp người. Đương nhiên
trong cơng trình này vẫn cịn rất nhiều vấn đề đã được nghiên cứu mà chúng tôi
không thể đề cập hết.
Trần Đình Sử đã phân tích sâu sắc về vấn đề “Con người cá nhân trong văn
học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX” [25], trong đó ơng chỉ rõ các vấn đề như: “Con
người cá nhân với niềm lo sợ tuổi trẻ chóng tàn trong Chinh phụ ngâm (thế kỷ
XVIII) – Cả một khúc ngâm tràn trề nỗi “tiếc niên hoa”, thương “phận bạc”, sợ
“bạc đầu”, “tóc pha sương”, “Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng”, “Lệch làn tóc rối,
lỏng vịng lưng eo”. Cùng với ý thức cá nhân vật chất, ý thức thời gian cũng thay

đổi. Thời gian tuổi trẻ trôi nhanh : “mấy chốc”, “địi nau”, “thấm thoắt”, đã phân
hố ra khỏi thời gian xã hội, vũ trụ. Giấc mộng “chim liền cánh”, “cây liền cành”,
“kiếp sau” trở thành vô nghĩa. Tất cả đều cho thấy một cá nhân vật chất, trần thế
duy nhất đang được ý thức, mọi huyễn hoặc siêu nghiệm đều đáng ngờ [25, tr 784].
Đồng thời ông cũng bàn đến: “Giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân con người trong
Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798)” – Cung oán ngâm khúc đặc
biệt đau đớn với tính chất hư ảo, biến hố của giá trị con người. Tính chất biến ảo
vơ thường của con người và thế giới đã được biết đến từ lâu. Nếu là nhà thiền học
họ sẽ khuyên ta biết phá vật – ngã lưỡng chấp, bài trừ vọng niệm để được giải thoát


16

và thanh thản tâm hồn. Nhưng con người trần thế đã ý thức được mình là thực tại,
vì thế biến ảo mới đau lòng [25, tr 785].
Trong Tạp văn Võ Công Liêm [13], Võ Công Liêm đã dành mấy trang đầu để bàn
đến “Quan niệm nhân sinh trong Cung oán ngâm”: Suốt đời sống trong khiêm tốn,
khép mình dưới trướng vẫn ln “mơ về” cõi sáng để chứng minh lịng trung trinh
cao cả, thế nhưng phải ôm gối chiếc chốn the phịng hay lạc lõng giữa cửa quan
trường, thì chính trong cái giấc mơ về với cuộc đời đã có ngay cái chết của cuộc
đời. Tất nhiên đó là cái nhìn chủ thể của cung nữ về cuộc đời mà mỗi khi đi vào
cuộc đời với những dự phóng khác nhau nhưng đã mang thân phận cung tần thì
điều đó khơng thốt khỏi phũ phàng của đời cũng như sự tàn tạ, đìu hiu của số
phận mà Ơn tiên sinh phải căm tâm gánh chịu với đời…Cuộc đời chỉ làm bằng
những sự đã rồi, cung nữ cũng như sự đã rồi của an bài định mệnh và cái gì đã rồi
là hiện hữu u – buồn, hiện hữu cô – tịch; mất tương quan thì khơng cịn gì để cứu
vãn nữa. Con người có một ý thức về số mệnh, về thân phận chung để thấy rằng
khơng cịn đợi gì được ở nơi cuộc đời, nơi cung cấm, khơng cịn mong đợi và tự
thân trở nên vô ngôn giữa cuộc đời này.
Trần Nho Thìn trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã

dành một phần trong cơng trình của mình cho việc nghiên cứu về tác phẩm Chinh
phụ ngâm [26]. Nổi bật trong phần ấy là vấn đề “Tiếng nói khát khao tình u lứa
đơi”. Tác giả đã phân tích về những tâm tư nguyện vọng, nỗi niềm sâu kín của
người phụ nữ xa chồng, khao khát chung sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đơi, kể
cả niềm hạnh phúc có màu sắc thân xác rõ nét. Đồng thời lồng vào đó là các chi tiết
nói về thời gian để tơ đậm cho sự nhớ nhung, mong mỏi, lo sợ về tuổi trẻ trôi nhanh
của người chinh phụ khi xa chồng: Thời gian của chờ đợi là thời gian tâm lý, nó có
độ dài gấp trăm gấp ngàn lần thời gian vật lý… Tuổi trẻ là lương thì, là thời tiết
lành, là nhan sắc đương độ rực rỡ như hoa nở. Còn thời gian thì thấm thoắt, ruổi
mau, lần lữa gieo qua, mấy chốc… Tuổi trẻ - tuổi hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc
của người phụ nữ là có hạn [26, tr 434-436].
Nhóm học viên: Hà Thị Hồi Phương - Nguyễn Thế Thạnh cũng đã tìm hiểu về
vấn đề “Con người trong ngâm khúc”: Con người trong ngâm khúc vì thế cũng khác


17

với con người trong truyện Nơm và thơ trữ tình, thơ tự sự, không phải là con người
cộng đồng sử thi hay con người nhà nho tài tử mà là con người cơ độc, con người
vỡ mộng trước hồn cảnh, trước thực tại xã hội [34, Đăng vào thứ 7 ngày 31 tháng
1 năm 2015].
Trong trang Blog chuyên văn cũng đã bàn đến vấn đề: “Số phận đau thương
của người chinh phụ”: Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng
mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng
lớn. Nàng trở nên chán làm tất cả mọi việc… Thời gian cứ dài dằng dặc và khơng
gian thì mênh mơng vơ tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và
thời gian, Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn
chiếc [45, Đăng vào tháng 7 năm 2016].
Các phạm trù trong triết học hiện sinh như: hư vô, lo âu, cô đơn, buồn nôn, phi
lý, lưu đày, tự do, dự phóng, dấn thân, v.v. được các nhà nghiên cứu và phê bình

xem như một hệ giá trị làm cơ sở để đi vào phân tích, đánh giá các tác phẩm văn
học. Nhiều hiện tượng văn học đã được các nhà nghiên cứu phân tích, lí giải dựa
trên căn nền triết học hiện sinh từ đó khám phá thêm nhiều ý nghĩa mới, tạo nên sự
đa dạng trong nghiên cứu văn học. Tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, phê bình
về các hiện tượng văn học như đã nêu trên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơng
trình nào nghiên cứu cả Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm trong cùng một phạm
vi đề tài theo khuynh hướng soi chiếu hai tác phẩm dưới nhãn quan của tâm thức
hiện sinh. Đến ngày hôm nay, trên cở sở tiếp thu những ý kiến của các nhà nghiên
cứu, chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu “Tâm thức hiện sinh trong Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngâm” nhằm góp một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về vấn đề nhân
sinh quan trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn và Cung ốn ngâm của
Nguyễn Gia Thiều.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích từng tâm thức hiện sinh biểu hiện
cụ thể như thế nào trong hai tác phẩm Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm, từ đó
đưa ra một số nhận xét và bình luận chung.


18

Phương pháp so sánh đối chiếu: Khi phân tích “Tâm thức hiện sinh trong
Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm”, dưới góc nhìn của tâm thức hiện sinh chúng
tơi đã đưa vào một cái nhìn so sánh đối chiếu giữa tâm thức của nhân vật chinh phụ
trong Chinh phụ ngâm và tâm thức của nhân vật cung nữ trong Cung ốn ngâm. Cái
nhìn so sánh đối chiếu đó giúp chúng ta có thể nắm được sâu sắc và tồn diện hơn
về một tâm thức hiện sinh cụ thể nào đó biểu hiện trong hai tác phẩm.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dựa vào những lí luận của triết học hiện
sinh, tâm lí học để đi sâu vào việc phân tích “Tâm thức hiện sinh trong Chinh phụ
ngâm và Cung oán ngâm”.

6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, chúng tôi cấu trúc đề tài
trong ba chương:
Chương 1: Khái quát một số vấn đề về tâm thức hiện sinh
Chương 2: Tâm thức hiện sinh trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm theo
chiều hướng phản tỉnh
Chương 3: Tâm thức hiện sinh trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm theo
chiều hướng mù quáng


19

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM THỨC HIỆN SINH

1.1. Quan niệm về hiện sinh
Hiện sinh khác với sinh tồn, bám vào sự sống như rễ cây bám chặt vào đất đó
là sinh tồn. Trái lại hiện sinh là vươn lên trên mức sống của sinh vật, vì hiện sinh là
cuộc sống tinh thần. Hiện sinh là ý nghĩa của đời sống; người ta chỉ vươn tới hiện
sinh khi nào người ta đã ý thức được rằng mình sống để làm gì: sống để thể hiện cái
định mệnh cao q và độc đáo của mình, khơng sống để mà sống: đó là hiện sinh.
Hiện sinh là sinh hoạt tinh thần của một chủ thể đã giác ngộ và ý thức sâu xa về chủ
thể tính của mình đồng thời đã ý thức về quyền lợi và nhiệm vụ lớn lao của chủ thể
tính đó. Hiện sinh của con người không phải là sự tồn tại lịch sử cụ thể của họ trong
những quan hệ xã hội, mà là sự tồn tại tinh thần của nhân vị. Hiện sinh lấy cuộc
sống nội tâm, tâm linh làm tính hàng đầu chứ khơng phải lý trí. Con người hiện sinh
là con người đã ý thức được khả năng tự chủ của bản thân mà không bị sai khiến
bởi những quyền năng bên ngoài như vua chúa hay truyền thống… Hiện sinh là
luôn cố gắng dùng ý thức để xác nhận ý nghĩa thực của mỗi người và mỗi vật.

Vậy thế nào một tư duy hiện sinh đúng nghĩa của nó? Đó là sự thấu hiểu bản
thân mình và khả năng tự do thay đổi lập trường hiện sinh của mình, điều đó chỉ


20

thực hiện được trên cơ sở một nền tảng văn hóa và một kinh nghiệm/trải nghiệm
hiện sinh dày dặn và vững chắc. Tất nhiên khái niệm văn hóa ở đây là khái niệm
văn hóa được cá nhân hóa tuyệt đối, do mỗi cá nhân thu lượm và tích lũy trong hành
trình sống, chứ khơng phải thứ “văn hóa chung” mà người ta đang cố gắng xây
dựng.
1.2. Tâm thức hiện sinh
 Tâm thức
- Tâm thức: theo cách hiểu thông thường, là sự biết của tâm, là sự nhận biết,
sự ý thức bằng tâm hồn. Là cách suy nghĩ, cảm nhận, phán đoán mọi sự mọi việc
trong đời ta.
- “Tâm thức là một chuỗi luân vũ của cái mà ta gọi là “diễn trình tư tưởng”,
bao gồm kí ức, nhận thức, phân biệt, tác ý, ý chí, tư duy nhận thức, tư duy trừu
tượng, và cả những giấc mơ” [40].
- Trong trường nghĩa của Phân tâm học, tâm thức chỉ toàn bộ các hoạt động
của tâm thần con người, cả ý thức, tiềm thức và vô thức (thuật ngữ Psychique); C.
Jung đưa ra một thuật ngữ rộng hơn – Psyché – mở rộng thuật ngữ của người tiền
bối, tâm thức bao gồm cả vô thức tập thể.
 Tâm thức hiện sinh
Tâm thức hiện sinh: là khái niệm chỉ toàn bộ hoạt động tâm thần theo phương
pháp phân tích của hiện tượng luận hiện sinh. Hiện tượng luận hiện sinh ở đây được
hiểu như một phương pháp, một cách thức để tư duy về đối tượng, nghĩa là phân
tích chủ thể hiện sinh là con người. Và trong khoa học văn học, là lý giải những đặc
điểm của văn học, chọn lấy những cảm trạng tâm lí người. Thêm nữa, văn bản văn
học cũng cần được coi như một cấu trúc tâm thần hoàn chỉnh.

Tâm thức hiện sinh hiểu từ tư duy: Là nhận thức luận mang dấu ấn tâm lí học
về các cảm trạng hiện sinh con người theo phép phân tích hiện tượng học. Đúng ra,
thuật ngữ tâm thức hiện sinh là một sự chuyển dịch cách hiểu về thế giới nghiêng ở
phần tâm lí. Từ đây, hướng đến việc giải mã văn học.
1.3. Các cảm trạng tâm lí của con người nhìn từ tâm thức hiện sinh
1.3.1. Cảm trạng tâm lí hiện sinh theo chiều phản tỉnh


21

 Phản tỉnh
Phản tỉnh là tự thức nhận về giá trị đời sống, biết tra hỏi và bận tâm đến sự tồn
tại của mình.
Phản tỉnh là một biểu hiện của khả năng biết tư duy, giúp con người khác với
con vật chỉ có bản năng... Phản tỉnh giúp con người có thể tự chủ được cuộc đời
mình; vượt thốt ra khỏi những “lối mòn”, cả trên đường đời lẫn trong vỏ não, mà
người khác hay chính mình đã “ấn định” và giúp con người có thể đạt đến giác ngộ.
 Tự quyết
Tự quyết là tự chứng minh rằng tôi là một chủ thể tự do và tự đảm nhận. Tự
chọn lấy, quyết định lấy cuộc hiện sinh của mình. Con người hiện sinh ưu tư về
định mệnh của mình và ưu tư tìm cách phát triển nhân cách của mình tới mức tồn
hảo, cho nên tự quyết ln ln mang nặng những suy nghĩ, ưu tư và gắn liền với sự
dấn thân.
 Phản kháng
Là hành động của tư duy nằm dưới dạng thức tiềm ẩn, là cơn dấy động trong
nội thức của con người; nổi dậy để đương đầu với hiện hữu ngay cả đối đầu với vũ
trụ hiện thể. Phản kháng là chống lại mọi điều kiện mà trong đó con người tự tìm
thấy chính mình đúng nghĩa làm người. Tư tưởng phản kháng là một thúc bách của
nội giới bởi ý niệm nhất thể, chống lại sự đau đớn cuộc đời và cái chết, phản đối,
chống lại mọi điều kiện mà con người đưa ra như luật định; những thứ đó hồn tồn

khơng hợp lẽ. Chính phản kháng nội tại là một cái “tôi suy tư”, một lãnh vực riêng
tơi, phản kháng để thấy mình thật sự hiện hữu.
 Dự phóng
Dự phóng là tự tạo cho mình một đối tượng để mà theo đuổi, là dự tính để
thành toàn hiện sinh, là ý hướng sinh hoạt của con người. Sinh hoạt là diễn biến, là
hướng về tương lai nên con người khơng thể khơng có dự phóng. Bản tính con
người là ý thức, mà bản tính của ý thức là hướng tới và ln ln phóng mình ra
phía trước để đón nhận các đối tượng. Tâm linh con người không nằm lỳ bất động
như sự vật mà luôn hướng tới, khi hướng tới vật này, khi hướng tới người kia:
khơng khi nào nó thơi hướng tới như vậy. Con người khơng thể khơng có những dự


22

định hoặc gần hoặc xa, hoặc quan trọng hoặc tầm thường; chính những dự định này
là hình ảnh hiển hiện của dự phóng căn bản kia. Dự phóng ln ln thể hiện rồi
ln ln dự phóng mãi thêm.
 Ưu tư
Ưu tư do thức tỉnh và suy nghĩ. Ưu tư là vẻ đặc sắc của một cuộc hiện sinh đã
tự ý thức, muốn dứt mình ra khỏi cảnh sống thừa, sống an nhàn của sự vật và của
những con người phóng thể. Ưu tư là xao xuyến, băn khoăn về tương lai chưa rõ rệt.
Con người hiện sinh ưu tư vì biết rằng tương lai đầy huyền nhiệm, còn bao nhiêu
yếu tố chưa hiện ra rõ rệt và mình sẽ quyết định lấy cho mình, khơng ai quyết định
thay cho mình được.

 Dấn thân
Dấn thân, theo Sartre là một đức tính đạo đức và chính trị, xuất phát từ tiền đề:
con người nhất thiết ở trong một không gian và thời gian nhất định. Dấn thân là
phiên bản chính trị của hiện sinh đích thực, địi hỏi khẳng định sự tự do của ta bên
trong bối cảnh xã hội.

Dấn thân là thực hiện sự tự “quăng ném” mình lên phía trước. Là tự đi vào, tự
chọn vào các cảnh trạng sống của cuộc đời.
 Thông cảm
Thông cảm là khuynh hướng tương tác, cộng thâu vào với nhau giữa các hiện
hữu để làm đầy lên những khuyết thiếu.
 Tự do
Tự do là do tự chính mình ta đã quyết định như thế, và ta hoàn toàn chịu trách
nhiệm về sự quyết định đó. Tự do hiện sinh là một trách nhiệm và một lo âu của
một nhân vị đã tự giác và dám tự quyết. Tự do “để làm gì” chứ khơng phải tự do
thốt “khỏi cái gì”.
Tự do của hiện sinh là một tự do bị giới hạn và bị điều kiện. Bị giới hạn bởi
một thân xác có những khả năng, sức khỏe hữu hạn, sức chịu đựng hữu hạn, v.v.; bị
giới hạn bởi những khả năng suy nghĩ có hạn, nhớ có hạn, chú ý có hạn v.v.; rồi bị


23

điều kiện, vì tự do của ta khơng phải là tự do trừu tượng mà là tự do cụ thể, nên tự
do chỉ là những phản ứng của ta đối với những hồn cảnh cụ thể, tùy theo những
tâm tình và giáo dục của ta. Tâm tình và giáo dục cũng là những điều kiện đã đúc
nên con người của mỗi chúng ta. Thành thử “soi vào” tự do hiện sinh, chúng ta thấy
tự do đó bị giới hạn. Tự do bị giới hạn là thứ tự do của thân phận làm người chúng
ta.
 Siêu nhân
Siêu nhân là vượt lên đầu con người thường, vượt lên tất cả những trói buộc
của đời sống thông tục, trở thành chủ nhân đời sống của mình. Người siêu nhân là
người biết mình khơng cịn bị trói buộc bởi một hạn chế nào nữa. Đó là con người
đã tự giác và đã được giải thoát. Chúng ta thấy con người siêu nhân là con người đã
thực sự vươn tới mức hiện sinh tự do và tự chủ. Con người siêu nhân là con người
sáng suốt để luôn luôn ý thức về bước đi của mình.

 Hiện hữu
“Hiện hữu là cơ cấu hiển hiện nhất của con người. Hiện hữu là hiện diện với
thế giới, để làm cho thế giới đó đối diện với mình, và để rồi chính mình là sự làm
cho có thế giới đó và làm cho nó thành mơi trường hiện hữu của mình” [10, tr 357].
Hiện hữu có thể được cảm nhận như là cái-biết – luôn - thường bất diệt ở trong
ta, vượt lên trên tên gọi và hình tướng. Việc cảm nhận để biết được ta là cái gì và an
trú thường xuyên ở trong trạng thái cắm rễ sâu xa đó chính là giác ngộ.
1.3.2. Cảm trạng tâm lí hiện sinh theo chiều mù qng
 Cơ đơn
Cơ đơn - trạng thái tâm lí bản thể của con người. Một tron những bất hạnh nhất
của đời người, đó là khơng tìm ra được một đối tượng có thể chia sẻ và cảm thơng
với mình trong bất cứ lúc nào, về những điều thầm kín hay những cảm xúc vui
buồn. Trạng thái chơi vơi như bị tách biệt ấy gọi là nỗi cô đơn. Cốt lõi của sự cô
đơn là nỗi sợ bị bỏ rơi, nỗi sợ rằng bản thân cuộc sống dường như cũng đã lãng
quên mình, cùng với đó là nỗi sợ hãi khơng được cơng nhận, không được thấu hiểu
và đồng cảm – sẽ kéo dài mãi mãi chẳng có ai đến cứu mình.
 Tự vẫn


24

Về mặt tâm lí, mỗi người trong chúng ta có ngưỡng cảm xúc khác nhau cũng
như sức chịu đựng trước những biến cố. Tùy vào mức độ mà mỗi người có phản
ứng về cảm xúc trước hành vi của mình. Và khi không thể chịu đựng được trước
những áp lực tâm lí, nhiều người thường tìm đến con đường chết thông qua việc “tự
vẫn”.
Tự tử là một sự lựa chọn quả quyết khi phải đối diện với một nỗi đau khổ cùng
cực, dường như vượt quá mức chịu đựng của cá nhân và tự thân không thể nào giải
quyết được. Tự vẫn được xem như là một lối thoát, một giải pháp cho tình cảnh bế
tắc của bản thân.

 Hư vô
Hư vô là một trạng thái của con người xem tất cả mọi sự đều là giả trá, vơ ích,
đời không đáng sống, thôi cứ sống cho qua ngày. Sống chờ đợi, chờ chết, khơng có
chủ đích và dự tính. Căn bệnh hư vô ở tại người ta quen tin tưởng rằng mục đích
cuộc đời ta khơng do ta đặt nên, nhưng do một quyền binh siêu phàm.
 Lưu đày
Cảm nhận về sự sống như một cơn lưu đày bất tận. Thân phận con người lưu
đày được thể hiện rất rõ: lưu đày trong thế giới của chính mình, lưu đày trong chính
gia đình mình, lưu đày trong quan hệ với tha nhân.
 Buồn nơn
Đó là một trầm tư của con người trước cái phi lý của thế giới, là những tình
cảm nặng nề khó chịu khơng lý giải được của con người trước sự tồn tại của thế
giới. Là trạng thái sinh hoạt lầm lì của thường nhật. Nói rõ hơn: buồn nôn là cảnh
sống của những người chưa vươn lên tới mức đích thực, cịn cam sống như cây cỏ
và động vật. Khi tơi sực tỉnh giấc phóng thể, khi tôi ý thức về địa vị và thiên chức
làm người của tơi, tơi tự thấy nơn nao vì cuộc đời súc vật của tôi trước đây: tôi đã
chỉ lo sống, lo ăn, lo mặc, lo cho mình đủ những tiện nghi.
 Sa đọa
Sống trong những chiều kích khơng có phản tư. Khi hội ngộ với tha nhân tơi bị
đánh đồng với hàng sự vật: tha nhân nhốt tôi vào một cái khung yếu tính nhưng tơi


25

khơng phản ứng lại, tơi khơng khẳng định dứt khốt hiện hữu của tơi - khi ấy tơi rơi
vào tình trạng sa đọa.
 Phi lý
Phi lý là không thể chứng minh: phi lý là thất bại khơng có lí do, phi lý là
khơng có lí do, khơng có chuẩn đích và khơng dựa trên ngun lí nào hết.
“Bình diện lý luận nhận thức. Nghĩa này mang tính chất khái quát hơn và nó

vượt ra ngồi địa hạt của lơgic học khi nó cho rằng tất cả những gì chống lại năng
lực nhận thức, chống lại lý trí, khơng thể lý giải được bằng tư duy, thì đều được coi
là phi lý. Như vậy cái phi lý là cái phản lý tính” [50].
Camus tuyên bố rằng cả thế giới thực tại lẫn lý tính của con người đều khơng
phải là phi lý, mà phi lý chỉ nảy sinh từ sự bất hồ hợp giữa khát vọng của lý tính
muốn tìm hiểu thế giới với cái thực tại u tối khó hiểu của thế giới đó, tức là sự tuyệt
giao giữa khát vọng lý tính với thực tại u tối. Từ sự bất hoà hợp giữa hai phạm trù
này nảy sinh cái cảm giác về sự phi lý” [50].

 Ngụy tín
Ngụy tín là hình thức phức tạp của tự lừa dối chính mình. Ngụy tín là tơi ngụy
trang sự thực với chính tơi, tơi hồn tồn biết rõ sự thực nhưng tơi quyết định lừa
dối tơi. Lừa dối chính mình với điều kiện chúng ta phân biệt sự lừa dối mình với sự
lừa dối nói chung. “Hành vi đầu tiên của ngụy tín là trốn tránh những gì có thể
khơng trốn tránh, trốn tránh cái mà nó là” [9, tr 584]. Trốn tránh là một hành vi chạy
trốn, là một xử trí ma thuật chỉ cốt chối bỏ đối vật nguy hiểm với cả thân thể ta,
hoặc để ta thực hiện một ý muốn nào đó. Con người cần đến ngụy tín khi có vấn đề
phải quyết định một thái độ phụ.
 Phóng thể
Phóng thể dịch chữ aliénation. Nguyên chữ này có nghĩa là hóa thành cái
khác, thành người khác, là tình trạng đánh mất chính bản thân mình, xa lạ với chính
mình. Cho nên phóng thể là tình trạng của những con người chưa tự ý thức mình là


×