Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi ngọc giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.51 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------------------------

TRẦN THỊ MINH HIẾU

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI NGỌC GIAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------TRẦN THỊ MINH HIẾU

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI NGỌC GIAO
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 602234
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Phong Nam


ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


Cơng trình đƣợc hồn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN PHONG NAM
Phản biện 1: TS. LÊ THỊ HƯỜNG
Phản biện 2: TS. BÙI BÍCH HẠNH

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN
vào ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực chưa từng
được công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 8

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 9
5. Bố cục của luận văn .......................................................................... 10
CHƢƠNG 1: NHÀ VĂN NGỌC GIAO TRONG QUÁ TRÌNH
HIỆN ĐẠI HỐ VĂN HỌC VIỆT NAM ................................................... 11
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngọc Giao ............................ 11
1.1.1.Vài nét tiểu sử của Ngọc Giao ..................................................... 11
1.1.2. Tác phẩm của Ngọc Giao .......................................................... 13
1.2. Nhà văn Ngọc Giao trong quá trình vận động của văn học dân tộc19
1.2.1. Đóng góp trên phương diện nội dung, tư tưởng ......................... 19
1.2.2. Đóng góp trên phương diện nghệ thuật ...................................... 31
CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
NGỌC GIAO TỪ HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT, KHƠNG GIAN VÀ
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ....................................................................... 35
2.1. Các kiểu dạng nhân vật chủ yếu trong văn xi Ngọc Giao ......... 35
2.1.1. Kiểu nhân vật có đời sống bi kịch, bất hạnh ............................... 35
2.1.2. Kiểu nhân vật tha hố, biến chất ................................................. 43
2.2. Hình tượng khơng gian, thời gian .................................................. 45
2.2.1. Không gian nghệ thuật ................................................................ 45
2.2.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................... 52


CHƢƠNG 3: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
NGỌC GIAO TỪ PHƢƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU, NGÔN
NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU ............................................................................... 57
3.1. Cốt truyện trong văn xuôi Ngọc Giao ........................................... 57
3.1.1. Cốt truyện“nhân – quả” .............................................................. 57
3.1.2 Cốt truyện “phi tuyến tính - gấp khúc” ........................................ 59
3.1.3. Cốt truyện tâm lý ........................................................................ 60

3.2. Kết cấu trong văn xuôi Ngọc Giao ................................................ 63
3.2.1. Kết cấu lồng ghép ....................................................................... 63
3.2.2. Kết cấu đối lập ............................................................................ 65
3.3. Giọng điệu nghệ thuật .................................................................... 67
3.3.1. Giọng điệu tâm tình .................................................................... 67
3.3.2. Giọng điệu châm biếm, bỡn cợt .................................................. 69
3.3.3. Giọng triết luận, chiêm nghiệm .................................................. 71
3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ngọc Giao ................... 72
3.4.1. Ngôn ngữ gợi cảm, tinh tế .......................................................... 73
3.4.2. Yếu tố ngôn ngữ thông tục, đời thường ...................................... 81
KẾT LUẬN .......................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 86


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngọc Giao (1911-1997) là một trong những nhà văn có vị trí quan
trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của hơn 300
truyện ngắn, tám tiểu thuyết và nhiều truyện thiếu nhi, phóng sự, bút ký, tản
văn... Ngọc Giao bắt đầu nghiệp văn vào những ngày khởi đầu giai đoạn 1930
- 1945, một trong những giai đoạn thành công rực rỡ của lịch sử văn chương
nước nhà. Ngọc Giao được đánh giá là một trong những cây bút có khả năng
sáng tạo độc đáo ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn. Những
trang viết của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và qua đó,
khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn học nước nhà. Đọc văn
Ngọc Giao, người đọc được bước vào một thế giới nghệ thuật phong phú, đa
chiều, tiếp xúc với những được - mất, vui buồn; những mặt sáng - tối của đời
sống nơng thơn, thành thị; những góc khuất trong đời sống riêng tư con

người. Ơng là nhà văn có một phong cách văn chương giản dị nhưng lôi cuốn
độc giả.
Thế nhưng có nghịch lý là trong một thời gian dài, tên tuổi Ngọc Giao
ít được giới phê bình nghiên cứu nhắc đến, tác phẩm của ông cũng không
được đề cập nhiều. Thậm chí ở vào nửa sau thế kỷ XX, ơng hoàn toàn bị lãng
quên và bổng trở nên xa lạ với độc giả. Đối với một nhà văn có sự nghiệp lớn
như Ngọc Giao thì đó quả là một thiệt thịi; có thể nói là một sự bất cơng.
May mắn là từ cuối thập niên 80, khi đất nước bắt đầu đổi mới, mọi chuyện
đối với Ngọc Giao bắt đầu thay đổi. Cùng với nhiều nhà văn cùng thời khác,
Ngọc Giao dần dần lấy lại được cảm hứng và sức viết. Trong quãng thời gian
cuối đời, nhiều tác phẩm của ông được tái bản; có những tác phẩm công bố
lần đầu.
Có thể nói xung quanh sự nghiệp văn chương của Ngọc Giao vẫn còn


2
nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ, có hệ thống. Chính vì thế,
chúng tơi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao" để
nghiên cứu với mong muốn có thể tìm hiểu sâu hơn những giá trị nghệ thuật
trong sáng tác của ông qua đó góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong
lịch sử văn học Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có khá nhiều bài phê bình đánh giá về văn xuôi Ngọc Giao trên các
báo viết, báo mạng…với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Phạm vi đề cập của
các bài nghiên cứu khá phong phú, từ cuộc đời, sự nghiệp của tác giả cho đến
những vấn đề cụ thể về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm cụ thể.
Trong toàn bộ tác phẩm của Ngọc Giao, ông sáng tác nhiều nhất là
truyện ngắn. Và truyện ngắn cũng là mảng thành công nhất của ông, chính vì
thế mà các nhà phê bình thường tập trung chú ý vào thể loại này. Đáng chú ý
nhất trong các ý kiến về truyện ngắn Ngọc Giao là Văn Tâm. Trong Từ điển

văn học bộ mới, nhà nghiên cứu nhận xét: “Ngọc Giao viết cả ba loại truyện:
ngắn vừa và dài, song ông được chú ý nhiều hơn ở hai loại trước - đặc biệt về
thể loại truyện ngắn với số lượng lớn (khoảng hơn 300 truyện)....Khối lượng
viết của Ngọc Giao không nhỏ, song ở bộ phận quan trọng nhất của ơng là
truyện ngắn thì trừ một số lượng, cịn lại khơng hẳn đã tác động mạnh đến
tâm trí người đọc, nguyên nhân chủ yếu là do cốt truyện thường đơn sơ, lại
thiếu sự hỗ trợ cần thiết của một tỉ lệ thích đáng tính triết lý hoặc chất thơ”
[44, tr. 1064-1065]
Đánh giá về đóng góp của Ngọc Giao cho văn học dân tộc, trong một
bài viết có tiêu đề Sự nghiệp viết của Ngọc Giao, nhà nghiên cứu Phong Lê
cho rằng: Ngọc Giao là “một cây bút lực lưỡng trên cả hai lĩnh vực truyện
ngắn và tiểu thuyết – với những tên sách có chỗ đứng trong lịng công chúng
như Phấn hương, Cô gái làng Sơn Hạ, Đất, Quán gió, Cầu sương, Nhà


3
quê…Ngọc Giao xứng đáng có tên trong bộ lịch sử văn học Việt Nam trước
năm 1945 như Vũ Ngọc Phan đã đưa ông vào bộ sách Nhà văn hiện đại” [15,
tr. 11].
Ở một bài viết khác, cũng đánh giá về sự nghiệp viết văn của Ngọc
Giao, Phong Lê đã nhìn thấy những nét đặc sắc trong sáng tác của nhà văn.
Trong bài Ngọc Giao, người khỏi bị lãng quên sau gần nửa thế kỷ, Phong Lê
đã nhận xét: “Với các tác phẩm Cô gái làng Sơn Hạ, Phấn hương, Một đêm
vui, Ngọc Giao đã nhanh chóng trở thành nhà văn được bạn đọc yêu mến lúc
bấy giờ, bởi một giọng văn trữ tình, tinh tế và bởi văn ơng chứa đựng những
xúc cảm nhân bản sâu lắng; ngòi bút của Ngọc Giao trong các truyện ngắn
ln ln tìm đến những cốt truyện éo le, nhiều khi phi lý, nhưng ta cũng thấy
sự tận tâm với văn chương của ông, nhất là một tinh thần sử dụng văn chương
phục vụ cho lý tưởng đạo đức mà ông thực sự coi trọng, cùng những nền tảng
cho một sự nghiệp văn chương đồ sộ trong tương lai” [30, tr. 9].

Giáo sư Phong Lê là một trong số những nhà phê bình đọc kỹ, viết
nhiều về Ngọc Giao, đặc biệt là mảng truyện ngắn. Trong bài Ngọc Giao qua
truyện ngắn ông đã đưa ra nhận định: “Ở tuổi học đường, tôi đã từng là người
đọc Ngọc Giao, qua hai tập truyện Phấn hương (1938) và Cô gái làng Sơn Hạ
(1942), với một hứng thú tương tự như khi đọc Quê mẹ của Thanh Tịnh, Chân
trời cũ của Hồ Dzếnh, Hoa vông vang của Đỗ Tốn, và tất nhiên khơng thể
thiếu Gió đầu mùa, Nắng trong vườn của Thạch Lam. Những truyện thuộc
dịng hồi cảm, trữ tình hướng vào những phận người bé mọn, và ngấm một
nỗi buồn đến se lịng trước sự phơi pha hoặc lụi tắt mọi khát vọng nhỏ nhoi,
đơn sơ, thanh sạch của họ trong một cuộc sống có quá nhiều lam lũ, bất công”
[31].
Trong tập truyện ngắn Cô gái làng Sơn Hạ, Nxb Văn học, 1989, ở phần
Lời Nhà xuất bản, Phong Lê viết: “Những thiên truyện của Ngọc Giao tiếp tục


4
hướng viết của dòng hiện thực phê phán những năm 1936- 1945, ông mô tả
khá sâu sắc những cảnh ngộ trớ trêu trong xã hội thuộc địa, những tình cảnh
đầy bi tráng, cảm động, da diết, xót xa…Cũng như nhiều nhà văn khác, Ngọc
Giao còn bị hạn chế trong những điều kiện lịch sử nhất định nhưng ông vẫn là
một trong những tác giả có sức sáng tạo phong phú và đa dạng, góp phần vào
nền văn học hiện đại của chúng ta những trang viết có sức hấp dẫn” [17, tr. 5].
Một tác giả khác là Anh Chi, khi nghiên cứu về văn xuôi Ngọc Giao, đã
rất chú ý đến những nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật
của nhà văn. Trong bài Ngọc Giao, nhà văn giàu lòng thương người, thương
đời (ww.nhandan.com, 2011), Anh Chi nhận xét: “Như ta đã biết, Vũ Trọng
Phụng tả thực vơ cùng sắc sảo, có khi sắc nhọn đến tàn nhẫn. Nguyễn Cơng
Hoan thì lột tả hết cái xấu của con người ra và cười thật chua cay. Còn Ngọc
Giao, chúng tôi nghĩ, ông đã phơi bày trên trang sách những số phận đắng cay
của các kỹ nữ, gái điếm với một sự xót thương; mơ tả thân phận của anh mõ

làng, người đưa thư, cô gái muộn chồng...với một sự cảm thơng, chia sẻ.
Ngọc Giao viết khơng ít truyện tình ái, nhiều nhân vật nữ bị sa vào giang hồ,
trụy lạc. Nhưng ông không đặc tả các cảnh trụy lạc, mà dùng một lối diễn tả
tinh tế đủ để người đọc hiểu được trạng huống trụy lạc. Có thể nói, đó là tình
thương của ơng đối với nhân vật của mình, cũng là đối với người đời. Đọc
Ngọc Giao, chúng ta cảm thấy ông luôn khát khao một cuộc sống trong sạch
và lương thiện cho mỗi người, cho xã hội con người” [5].
Bên cạnh thể loại truyện ngắn, các tác phẩm thuộc thể loại ký sự và tiểu
thuyết cũng dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Khánh
Phương, trong bài viết Quan báo- hình ảnh người tri thức mới,
(www.lethieunhon.com), khẳng định: “Ngọc Giao là một trường hợp đặc biệt,
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quan điểm chính trị nào, thừa hưởng lối miêu
tả, nhận biết chân xác, khoa học của Pháp văn, với một quan niệm nhân văn


5
bản năng, có kế thừa tinh thần lãng mạn Pháp, ông là người vẽ chân dung hiện
thực, chân dung con người sinh động và khách quan” (...)“Không giống
những nhà văn cùng thời, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, dùng ký sự
như thể loại tiên phong để làm sáng tỏ chủ kiến và những quan điểm xã hội,
Ngọc Giao viết ký chủ yếu hướng tới cuộc sống cá nhân và sinh hoạt đời
thường của chính những người trong giới nhà văn, trí thức đang hiện diện.
Một tâm thế cá nhân, đời thường, tìm thấy chỗ đứng tương đối bình ổn trong
đời sống, khơng thiên về những định hướng mang tính chất chính trị, xã hội,
là cơ sở quan trọng để nhà văn đề cập tới trong các sáng tác của mình những ý
nghĩa triết lý về hiện tồn: lý tưởng, sống và chết...Dù không phải không
nhuốm mùi cay đắng, không hồ nghi và tự giễu cợt những "giấc mộng lớn"
của đám người cầm bút, nhà văn vẫn cho ta thấy tương quan giữa tầng lớp của
ơng với những gì cịn lại của xã hội. Đó là sự gánh đỡ những gánh nặng tinh
thần, đạo đức, là một điểm tựa thực sự về triết lý nhân văn, là bộ óc mẫn tuệ

của cuộc đời” [40].
Nguyễn Chí Hoan trong bài viết Anh đã sống hơn, sau khi đọc tập Hà
Nội cũ nằm đây, đã nhận định: “Ngôn ngữ văn chương của ông – như trong
tập sách này (Hà Nội cũ nằm đây) xen đan những bút ký thời trước 1954 với
những bài hồi ký từ giữa thập niên 1990 cho đến khi ông mất, cũng như trong
tập Quan báo (Nhã Nam & Nxb Văn học, 2010) hay Xóm Rá (Nxb Hà Nội,
2011) – nhất mực giữ được một phong cách trong sáng, giản dị của tinh hoa
tiếng Việt quốc ngữ thưở ban đầu mà cho đến nay vẫn khơng hề mịn cũ” và
“Giờ đây, văn của Ngọc Giao là một chứng từ giúp hiểu rõ hơn và đúng hơn
về những gì bao lâu vẫn khuất lấp dưới các thuật ngữ “lãng mạn” hay “hiện
thực”: ngôn ngữ văn chương này, với phẩm chất và giọng điệu u hoài nhạy
cảm tinh tế vẫn sống động qua ngần ấy thăng trầm, minh chứng cho khả năng
tạo lập một tư duy văn chương khác đối với thực tại của cái ngôn ngữ văn


6
chương thời tạo lập đó, cái khả thể là một sức sống, sống lâu hơn các chủ
nghĩa nào đó, bằng cách như “Anh đã sống hơn ...” [13, tr. 5].
Nguyễn Thụy Kha chia sẻ nhận định về tạp văn, ký sự của tác giả trong
bài viết Ngọc Giao – nhà văn làm báo: “Thời kỳ đổi mới đã phục sinh bút
danh Ngọc Giao. Cùng với những truyện ngắn, tiểu thuyết được ấn hành trở
lại, sau năm 80 tuổi, khi bài viết của tơi do một tờ tạp chí Sài Gịn đặt viết
Ngọc Giao – tâm sự từ quên lãng, Ngọc Giao vui hẳn lên. Càng thân, tôi càng
thấy Ngọc Giao đứng lên từ quên lãng. Bằng giọng văn rất riêng của mình,
ơng lại tiếp tục viết bài cộng tác với các báo. Bây giờ, khi ông đã xa xăm (ông
mất năm 1997), nhìn lại những tác phẩm văn chương và báo chí ơng để lại, ta
thấy việc đánh giá tầm vóc xứng đáng của ơng trong lịch sử văn học và báo
chí là việc thật đúng đắn và đáng kể. Ngọc Giao một nhà văn làm báo xuất sắc
để cho lớp chúng tôi và các thế hệ sau này noi theo” [24]
Nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài viết “Trả lại vị trí đúng của các giá trị”,

Báo Văn nghệ, (20) thì cho rằng Ngọc Giao góp phần xứng đáng cơng sức của
mình cho sự phát triển của văn học dân tộc. Bằng sự nghiệp viết văn làm báo
của mình, nhà văn Ngọc Giao đã có mặt khá sớm trong quá trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam. Thế giới nhân vật trong sáng tác ơng rất đa dạng, phong
phú. Ơng đã phản ánh một cách chân thật đời sống của dân chúng cần lao,
đưa vào tác phẩm của mình những số phận thấp hèn thua thiệt nhất trong xã
hội. Phần lớn nhân vât của ông là những người lao động bị đè nén và quên
lãng. Ngọc Giao đã phê phán mạnh mẽ những biểu hiện lố bịch, suy đồi tha
hóa trong xã hội. Cũng vì thế mà văn chương Ngọc Giao mang ý nghĩa hiện
thực tích cực và tiến bộ [46].
Một mảng sáng tác khác của Ngọc Giao cũng được giới phê bình đánh
giá cao đó là những trang viết dành cho các em thiếu nhi. Bàn về mảng tác
phẩm này của Ngọc Giao,Vân Thanh có bài Sự nghiệp viết cho thiếu nhi của


7
Ngọc Giao trước 1945. Theo tác giả thì: “26 truyện, mỗi truyện một vẻ, có
sức thu hút người đọc liền mạch từ đầu đến cuối. Mỗi truyện đều có cách viết
mới mẻ, biến hóa, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ thơ. 26 truyện
như một bảng màu, nhiều hòa sắc, phong phú về thể loại, đa dạng về đề tài,
gồm từ cổ tích, đồng thoại, lịch sử, dã sử, sinh hoạt...Và dẫu chọn đề tài nào,
đưa các em vào không gian sống là hiện thực hoặc huyền ảo, là xưa hoặc nay,
truyện của Ngọc Giao cũng đều hàm chứa ý thức giáo dục các em theo hành
trình hướng thiện” [ 45].
Đánh giá về đặc điểm nghệ thuật của Ngọc Giao, tác giả Nguyễn Thụy
Kha trong bài viết Ngọc Giao – nhà văn làm báo (Báo Lao động điện tử,
Laodong.com.vn) nhìn nhận: “Ngọc Giao viết truyện bằng cảm xúc tự nhiên.
Nhờ ông mà ta biết chân dung người đưa thư ngày xưa, nghề in ấn ngày xưa,
bóng đá Việt Nam ngày xưa...và rất nhiều, rất nhiều nét xưa qua ngòi bút linh
hoạt, sống động và nghiêm cẩn của ơng” [24].

Có thể nói rằng giới phê bình tỏ ra khá thống nhất trong việc đánh giá
nghệ thuật văn chương của Ngọc Giao. Chính lối tiếp cận hiện thực “mang
tính khách quan, giàu cảm tính, là một thế mạnh mang lại cho văn chương của
Ngọc Giao sức cuốn hút và con đường riêng đến với bạn đọc. Nó từ chối cái
nhìn áp đặt, phán xét, nó gợi nhiều hơn tả, như thể nhà văn và bạn đọc cịn có
cả chân trời phía trước” (tuần ViệtNam, hppt://Vietnamweek.net).
Tuy nhiên, khơng phải tác phẩm nào của Ngọc Giao cũng thành công.
Bên cạnh việc khẳng định những ưu điểm, những nét độc đáo trong văn
chương Ngọc Giao, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại
trong sáng tác ông. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại,
một cơng trình khảo cứu được xuất bản từ rất sớm (1952), đã đánh giá: “Trong
hầu hết truyện ngắn của ông, thứ tình cảm ơng diễn tả đều là thứ tình sầu, tình
uất. Trong tập truyện ngắn của Ngọc Giao, những truyện hay hơn cả đều là


8
những truyện gợi mối thương tâm người đọc. Ngọc Giao thật là nhà văn sở
trường về lối văn đạo tình….Về đường nghệ thuật, lối văn ấy không phải
không đặc sắc. Hồi xưa, nó đã dựng cho Âu châu một nền văn học lãng mạn…
Về đường tư tưởng, sau khi đọc Phấn hương, tơi có thể chắc chắn Ngọc Giao
là một nhà văn thuộc phái hay thương tiếc những cái đã qua như người Âu Tây
thường nói. Chỉ đối với những cái đã qua, ông mới thiết tha cảm động…Người
ta thường khen văn Ngọc Giao điêu luyện, nhưng theo ý tôi, văn Ngọc Giao
đẽo gọt quá, làm cho nhiều đoạn mất tự nhiên, hóa ra cổ lỗ. Ơng chú trọng lời
nên ý hóa ra tầm thường. Nhiều câu gần như sáo rỗng” [38, tr. 379-381].
Nhìn chung, nhận định, ý kiến đánh giá của các nhà phê bình, nghiên
cứu văn học về Ngọc Giao là khá đa dạng. Các bài viết đã chỉ ra những nét
đặc sắc về nghệ thuật, những đóng góp của nhà văn vào sự nghiệp chung
cũng như chỗ hạn chế, bất cập trong sáng tác của ông. Tuy nhiên chúng tôi
cũng nhận thấy là cho đến nay, vẫn chưa có những cơng trình nghiên cứu

chun sâu, đầy đủ, có hệ thống và quy mơ về nhà văn này. Riêng về thế giới
nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao, tuy đã được một số bài viết, luận văn
đề cập đến song vẫn cịn sơ lược. Hầu hết các cơng trình, bài viết mới chỉ đi
vào một vài khía cạnh, phương diện ở một số tác phẩm cụ thể mà chưa có cái
nhìn khái qt chung. Tuy nhiên, những bài viết ấy vẫn sẽ là những gợi ý
quý báu để chúng tôi tham khảo, học hỏi thêm nhằm thực hiện mục đích mà
luận văn này đã đề ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Ngọc Giao là một vấn đề phức
tạp, rộng lớn. Trong luận văn này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu cụ
thể sẽ là các hình tượng nghệ thuật như hình tượng nhân vật, hình tượng
khơng gian, thời gian; một số yếu tố, phương thức nghệ thuật được tác giả sử


9
dụng để hình thành nên tác phẩm như cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng
điệu nghệ thuật...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngọc Giao có một khối lượng tác phẩm rất lớn, bao gồm nhiều thể loại
khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi khảo sát của luận văn này, chúng tôi xin
được giới hạn trong một số tập truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu của Ngọc
Giao gồm: Đốt lò hương cũ (2012), NXB Văn học, Hà Nội; Mưa thu (2012),
NXB Văn học, Hà Nội; Bến đò Rừng (2012), NXB Văn học, Hà Nội; Xóm Rá
(2015), NXB Hội Nhà Văn; Úm ba la hang thuồng luồng (2015), NXB Văn
hoá – Văn nghệ TP Hồ Chí Minh….
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm mục đích làm rõ thế giới nghệ thuật văn xuôi Ngọc Giao,
luận văn sẽ lựa chọn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
như sau:

4.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Với phương pháp thống kê, phân loại luận văn đi sâu vào việc tìm
hiểu, phân loại các kiểu nhân vật, các mơ hình cốt truyện, các yếu tố nghệ
thuật đã được Ngọc Giao sử dụng trong các tác phẩm văn xi của mình.
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các
chi tiết nghệ thuật … một cách đầy đủ, cụ thể; từ đó có cơ sở để khái quát
nên những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong các tác phẩm văn
xuôi Ngọc Giao.
4.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh
So sánh, đối chiếu vừa là phương pháp lại vừa là thao tác dùng để tiêp
cận, xử lý vấn đề. Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc điểm,
những nét trưng riêng của nhà văn Ngọc Giao.


10
5. Bố cục của luận văn
Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Nhà văn Ngọc Giao trong q trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam. Chương này đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp về
phương diện chủ đề, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Ngọc Giao trong
quá trình vận động của văn học dân tộc
Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong văn xi Ngọc Giao nhìn từ hình
tượng nhân vật, khơng gian, thời gian nghệ thuật. Chương này tập trung chính
hình tượng nghệ thuật đặc sắc của nhà văn gồm: các kiểu nhân vật có đời
sống bi kịch, bất hạnh - con người tha hóa biến chất và hình tượng khơng gian
thời gian nghệ thuật.
Chương 3: Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Ngọc Giao từ phương
diện cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. Nội dung chương này đi sâu
vào những thủ pháp nghệ thuật riêng và độc đáo làm nên thành công trong sự

nghiệp văn học của nhà văn: cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ
thuật.


11

CHƢƠNG 1
NHÀ VĂN NGỌC GIAO TRONG Q TRÌNH HIỆN ĐẠI
HỐ VĂN HỌC VIỆT NAM
Trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, Ngọc Giao là một
trong những nhà văn có đóng góp khá nổi bật. Điều này được thể hiện ở vai
trị của ơng đối với tuần báo Tiểu thuyết Thứ bảy, một trong những tổ chức
văn chương uy tín nhất giai đoạn 1930 – 1945 và đặc biệt là các tác phẩm
thuộc nhiều thể loại của cá nhân.
Trong chương này, chúng tơi sẽ đi sâu vào tìm hiểu về cuộc đời, sự
nghiệp sáng tác cũng như vai trò nhà văn Ngọc Giao trong q trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam.
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngọc Giao
1.1.1.Vài nét tiểu sử của Ngọc Giao
Nhà văn Ngọc Giao tên thật là Nguyễn Huy Giao. Ngày sinh của ông là
ngày 5 tháng 5 năm 1911 tại Huế, trong một gia đình trung lưu. Tuy nhiên
quê quán của ông không phải ở đây mà gốc gác lại ở Miền Bắc (huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Ngọc Giao mồ côi mẹ từ rất sớm. Ngay từ năm lên 7 tuổi, ơng đã
khơng cịn nhận được sự chăm sóc của người mẹ mà ông yêu mến và lưu giữ
rất nhiều kỷ niệm. Có lẽ chính vì sự thiếu hụt tình cảm này cho nên ơng đã
tìm cách bù đắp lại bằng nghệ thuật. Hình tượng người mẹ xuất hiện rất nhiều
trên những trang viết của ông. Các truyện Những ngày thơ ấu, Điêu tàn,
Những hình bóng cũ, Một chuyện của lịng…là những câu chuyện cảm động
về người mẹ.

Trong một bức thư gửi người bạn được viết vào năm 1980, Ngọc Giao
tâm sự: “Tơi chịu giáo dục, mang dịng máu vương giả của mẹ tôi. Cả cuộc
đời tôi cố gắng xử thế như lời mẹ dạy: Không được nghĩ đến điều ác, làm việc


12
ác, nói lời ác. Đời tơi có nhiều giơng tố bão bùng, có lúc tưởng khơng tồn
mạng do những điều oan nghiệt gây nên. Nhưng rồi tất cả đều qua, không hề
van xin, cầu lơn ai hết. Tôi tin ở tấm lịng hướng thiện của mình, may ra tơi
nhắm mắt được an lành”. Rõ ràng là hình ảnh, kỷ niệm về người mẹ của mình
khơng chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là một tư tưởng xuyên suốt trong tác
phẩm của ơng.
Ngọc Giao là người ham học, có khiếu văn chương từ nhỏ. Một trong
những điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ vốn hiểu biết, tri thức cuộc sống là
do ông rất giỏi tiếng Pháp. Với khả năng ngoại ngữ tốt, ông đọc nhiều tài liệu,
sách báo, tác phẩm nghệ thuật bằng tiếng Pháp. Nhờ đó ơng có kiến thức sâu
rộng về nghệ thuật và văn chương các nước Tây – Âu.
Ngọc Giao bắt đầu sự nghiệp văn chương từ rất sớm. Tác phẩm đầu tay
của ông được viết vào năm 1929, khi đó ơng chỉ mới 18 tuổi. Tuy vậy, phải
đến những năm 30 của thế kỷ XX, cuộc đời hoạt động văn học mới thực sự
sôi nổi và có nhiều thành tựu hơn cả. Thời gian đáng kể nhất có lẽ là quãng
thời gian từ năm 1934 cho đến năm 1945. Đây cũng là thời gian ông gắn bó
với tuần báo văn học rất nổi tiếng bấy giờ là Tiểu thuyết thứ Bảy. Lúc này,
ông là một trong số cây bút chuyên viết truyện ngắn cho báo này. Về sau ông
trở thành một trong những nhân vật đóng vai trị trụ cột cho Tiểu thuyết thứ
Bảy với nhiệm vụ Thư ký tòa soạn.
Trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, Tiểu thuyết
thứ Bảy là một địa chỉ đặc biệt quan trọng. Đây được xem là nơi thi thố tài
năng của rất nhiều cây bút tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân,
Tô Hồi…Nó có vai trị dắt dẫn và có ảnh hưởng hết sức lớn lao trong đời

sống văn học Việt Nam trên con đường hiện đại hố.
Khơng chỉ sáng tác và tổ chức bài vở cho tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy,
Ngọc Giao cịn là một cộng tác viên tích cực của nhà xuất bản Tân Dân. Đây


13
được coi là một cơ sở xuất bản có cơng rất lớn trong việc truyền bá văn học
hiện đại Việt Nam. Ngồi ra, ơng cịn tham gia in ấn, phát hành các loại sách
báo Những tác phẩm hay, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn, Truyền bá...
Trong thời kỳ đất nước ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp 9
năm, từ năm 1945-1954, Ngọc Giao rời Hà Nội. Trong quãng thời gian này,
có lúc ơng cùng gia đình tản cư lên ở tại vùng rừng núi Nhã Nam (Yên
Thế, Bắc Giang). Tuy nhiên ông chỉ ở đây một thời gian ngắn, rồi trở lại Hà
Nội, lại tiếp tục viết văn, làm báo. Đây là lúc ông viết bài cho nhiều tờ báo
khác nhau, từ Phổ thông, Thế kỷ, Sinh lực, Lẽ sống, Lên đường, Công tội và
cả báo Tiểu thuyết thứ Bảy phiên bản mới...
Từ năm 1954, sau khi đất nước hồ bình, Ngọc Giao gần như khơng
xuất hiện trên văn đàn. Việc nhà văn không công bố tác phẩm mới, tạm dừng
việc cầm bút khiến cho nhiều người không khỏi băn khoăn. Nhưng có lẽ, đây
là khoảng thời gian Ngọc Giao gặp nhiều khó khăn, trắc trở trong đời sống cá
nhân và trong sự nghiệp cầm bút. Phải đến cuối thế kỷ XX, sau một thời gian
im hơi lặng tiếng, người ta mới thấy ông xuất hiện trở lại với một số tác phẩm
đơn lẻ, chủ yếu dưới dạng tản văn, bút ký.
Ngọc Giao là cây bút có vị trí quan trọng trong đời sống văn học nước
nhà. Những gì ơng đã làm được cho văn học Việt Nam là rất đáng kể, rất đáng
trân trọng. Chính vì thế mà đến năm 1993, ông được Hội Nhà văn Việt Nam
xác nhận tư cách hội viên từ năm 1957, tức là thuộc thế hệ sáng lập.
Ngày 8 tháng 7 năm 1997, tức là sau 4 năm được tôn vinh là nhà văn
lớp tiên phong, Ngọc Giao trút hơi thở cuối cùng tại Hà Nội, thọ 86 tuổi, khép
lại một đời văn nhiều ý nghĩa.

1.1.2. Tác phẩm của Ngọc Giao
Xét về số lượng, Ngọc Giao là nhà văn có rất nhiều tác phẩm. Ông là
tác giả của hơn 300 truyện ngắn, tám tiểu thuyết và nhiều truyện thiếu nhi,


14
phóng sự, bút ký, tản văn...Như thế có nghĩa là đóng góp của nhà văn tập
trung ở 3 thể loại chính: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký…
Tiểu thuyết của Ngọc Giao: Ngọc Giao để lại một di sản đáng kể thuộc
thể loại tiểu thuyết. Năm 1944, tiểu thuyết Nhà quê được xuất bản. Mặc dù là
tác phẩm đầu tiên thuộc thể loại tiểu thuyết nhưng Nhà quê nhanh chóng
chiếm được cảm tình của bạn đọc. Sau thành cơng bước đầu này là một loạt
các tiểu thuyết khác lần lượt ra đời. Từ Quán Gió (1949), Cầu sương (1953),
Đất (1953), Xã Bèo - người của đất (mất bản thảo) ... cho thấy khả năng sáng
tác tiểu thuyết của Ngọc Giao là rất tốt.
Tiểu thuyết Nhà quê (1944) của Ngọc Giao xuất hiện cùng thời với các
tác phẩm quan trọng khác của nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam như Bướm
trắng của Nhất Linh, Q người của Tơ Hồi, Sống mịn của Nam Cao. Tác
phẩm trình bày một cái nhìn riêng của Ngọc Giao về nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng. Qua “đơi mắt” của mấy trí thức thành thị, khung cảnh nhà
q gần như hồn tồn tù đọng, khơng có gì thay đổi; một vùng thôn quê tối
tăm và hoang dã. Cái nhìn của Ngọc Giao (thể hiện qua nhân vật) về cơ bản là
cái nhìn bi quan của một người khơng tin vào những thay đổi.
Cái nhìn tiêu cực về nơng thơn ít nhiều sẽ được nhắc lại, trong các tác
phẩm về sau như Đất và Xã Bèo - người của đất. Tuy vậy, khác với Nhà quê
ở tiểu thuyết Đất, tư tưởng nghệ thuật của Ngọc Giao đã có những thay đổi
đáng kể. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, người nông dân phải chịu rất
nhiều đau thương. Họ bỏ làng, bỏ đất đi tản cư để tránh chiến tranh; rồi lại từ
vùng tản cư, trở về vùng địch chiếm do quá khó, quá khổ. Ở vùng bị chiếm họ
phải sống thân phận của những “tề nhân”, bị mất hết tài sản, trở nên tay trắng.

Đến khi có đất thì lại khơng cịn trâu bị, thế là phải kéo cày, thay trâu. Thân
phận của người dân quê nào khác gì trâu ngựa, còn kém cả dun dế, sâu bọ.


15
Tiểu thuyết Đất được coi là một tác phẩm thành công trong mạch văn
học về đề tài nông thôn. Đây đúng là “một khám phá sâu sắc về thân phận
người nông dân thời hiện đại; một thân phận nông dân khơng chỉ đúng trong
nửa đầu thế kỷ mà vẫn cịn khá đúng cho suốt cả thế kỷ: gắn với đất mà phải
rời bỏ đất; có đất mà phải sống dưới mức nghèo khổ; cực kỳ hiền lành, tốt
bụng, chỉ mong được sống yên ổn với những mơ ước đơn sơ, thế mà khơng
lúc nào được n vì trăm nghìn hiểm hoạ bủa vây, rình rập” [15, tr.17].
Khác với chủ đề nơng thơn, nơng dân trong tiểu thuyết Đất, vấn đề
chính trong các tác phẩm Quán Gió, Cầu sương lại tập trung vào đời sống ở
thành phố. Thông qua việc mô tả cuộc sống tha phương của nhân vật chính,
Ngọc Giao muốn khám phá những cảnh đời bất hạnh trong không gian phố
thị. Có điều, hồn cảnh tuy khác nhau nhưng nỗi khổ của con người thì lại rất
giống nhau. Với hai tiểu thuyết này, tác giả muốn một mặt, phản ánh thực tế
đời sống xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, với những biến đổi ghê
gớm của lịch sử, mặt khác, thể hiện sự cảm thông, đồng cảm với những số
phận phải chịu nhiều nghịch cảnh trớ trêu.
Trong số các tác phẩm được viết sau mốc 1945 của Ngọc Giao, Xóm Rá
là tác phẩm được dư luận đánh giá cao. Theo lời tác giả thì đó là một tác
phẩm được hình thành trên cơ sở những điều ông đã quan sát, chiêm nghiệm
thấy sau một thời gian sống ở Sài Gịn. Ngọc Giao đã lựa chọn hình
thức phóng sự để thể hiện về mặt trái của xã hội Sài Gòn vào những năm năm
mươi của thế kỷ XX. Xóm Rá – phóng sự Sài Gịn là một thiên phóng sự tiểu
thuyết về thực trạng nhà chứa và gái mãi dâm. Có thể xem đây là sự tiếp tục
một đề tài vốn đã quen thuộc trong văn học Việt Nam giai đoạn trước với
những tên tuổi lớn như Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Chí.

Giá trị của Xóm Rá được thể hiện ở nhiều phương diện. Trước hết, tác
phẩm đã phơi bày một cách triệt để hiện thực xã hội đương thời. Tác giả đã


16
biết phát huy tính chất tả chân, tính chất phóng sự của tác phẩm để giúp người
đọc hình dung một cách rõ ràng, cụ thể những tệ nạn xã hội. Ngọc Giao đã
hướng cái nhìn cận cảnh vào một khơng gian trụy lạc, với những khoảng tối
của đời sống đô thị. Ông bày tỏ thái độ phê phán trước sự suy đồi của đạo
đức, sự phẫn nộ đối với những bất cơng xã hội. Có thể nói Ngọc Giao đã kế
tục một cách thành cơng dịng mạch văn chương phóng sự xã hội vốn rất
thịnh hành từ trước 1945.
Trong Xóm Rá, bên cạnh chất phóng sự, tính chất tiểu thuyết cũng rất
rõ. Mặc dù Ngọc Giao đã gọi tác phẩm của mình là phóng sự nhưng về thực
chất, phải xếp nó vào loại “phóng sự tiểu thuyết” thì mới hợp lý. Đúng như
nhận xét của Vũ Linh, “cái thế giới mãi dâm ở Xóm Rá, nơi người ta có thể
sẵn sàng miệt thị, khinh rẻ, kết án nó từ những thành kiến của kẻ đứng ngồi,
hóa ra bề bộn và phức tạp đến mức ngơn ngữ bất lực để nói về nó, khơng dễ
ngày một ngày hai đã có thể tái hiện, phân tích, lý giải được. Xóm Rá, thực
chất, là mảnh đất dành cho tiểu thuyết, nơi người ta nghe thấy nhiều ý nghĩ
được vang lên, nhìn thấy những con người thuộc nhiều loại va chạm, những
lằn ranh giá trị luôn ở trong trạng thái xê dịch [14, tr. 216]. Tiểu thuyết phóng sự (hoặc phóng sự - tiểu thuyết) Xóm Rá là sự kết hợp và bổ sung giữa
hai thể loại khác nhau một cách hài hoà.
Bút ký, ký sự của Ngọc Giao: Khác với một số nhà văn cùng thời như
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, các cây bút thường dùng ký sự, phóng
sự để làm sáng tỏ chủ kiến và những quan điểm xã hội, tác phẩm ký của Ngọc
Giao chủ yếu hướng tới cuộc sống cá nhân và sinh hoạt đời thường của chính
những người trong giới văn sĩ hoặc trí thức. Viết về đối tượng này, tác giả
thường đi sâu vào những vấn đề mang tính chất cá nhân, đời thường, ít mang
tính chất chính trị, xã hội. Đây cũng là cơ sở quan trọng để nhà văn đi sâu tìm

hiểu ý nghĩa triết lý về hiện tồn, lý tưởng, sống và chết...


17
Ngọc Giao là người hiểu rất rõ giới trí thức, văn nghệ sĩ, những cá nhân
được coi là “tinh hoa” của Hà Nội và ơng cũng có nhiều tác phẩm về họ. Ông
quan sát tỉ mỉ, tinh tế đối tượng để thể hiện vào tác phẩm. Ngọc Giao viết về
những kiểu người chỉ Hà Nội mới có bằng một thái độ rất trọng thị. Chẳng
hạn ông Lâm, chủ quán cà-phê chuyên sưu tầm tranh và chữ ký của các nghệ
sĩ; là Vũ Ðình Long, chủ nhà in Tân Dân mà ông gọi là 'tiên ông”; hoặc viết
về Lan Khai, người có niềm đam mê sách “một cách kỳ khu”...
Bên cạnh “người Hà Nội”, Ngọc Giao còn viết nhiều bài ký về đời sống
người Hà Nội xưa và nay. Ông rất chú trọng đến những thứ được coi là “đặc
sản”, là nét độc đáo chỉ riêng nơi này mới có. Chẳng hạn thú chơi cây cảnh rất
công phu của người kinh kỳ, chuyện ẩm thực cầu kỳ tinh tế của người xứ Bắc,
những hội hè đình đám quanh năm... Bút ký của ơng cịn là chuyện vui buồn
nghề nghiệp: sân khấu, in ấn, thủ cơng...thậm chí là cả chuyện những người
hành khất cứ vào tối Ba mươi Tết đến đọc vè chúc Tết gia chủ để xin tiền
phong bao...
Ngọc Giao được đánh giá là một trong số không nhiều nhà văn có vốn
hiểu biết sâu sắc và viết rất hay về văn hoá Hà Nội. Mảnh đất kinh kỳ này đã
cuốn hút tâm trí của ơng suốt cuộc đời. Khơng chỉ viết viết về Hà Nội lúc
đương độ sung sức, ngay cả khi đã về già, Hà Nội vẫn không thôi ám ảnh ơng.
Chính vì thế mà có người cho rằng “không nhà văn nào viết về Hà Nội với lối
văn phong tục mà hay thấm thía như ơng. Trong lần nở hoa thứ hai, cây lão
mai Ngọc Giao dường như dâng cả cho Hà Nội, mảnh đất thân yêu đã ni
dưỡng mình suốt đời. Và rồi, bài ký Hà Nội cũ nằm đây viết tháng 5-1996,
một năm trước khi nhà văn qua đời, là tác phẩm chứa đựng những tâm sự cuối
cùng, nặng nỗi quan hồi của ơng với bãi An Dương nơi ông cùng Thâm
Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính...từng nương náu một thời gian. Tác

phẩm văn chương này đẹp lạ thường, nó như đợt hoa cuối cùng của cây lão


18
mai Ngọc Giao, đem trút hết cả cho Hà Nội. Bên cạnh đó bút kí của Ngọc
Giao cho người đọc thấy được chân tình và kính mến với những bạn hữu chí
cốt dù tồn tại hay đi về cõi thiên thu; những nhà văn thiên tài, nhà văn luôn
giữ đúng lời hứa với nhà xuất bản, nhà văn không muốn để ai được phép làm
tổn thương danh dự và lòng tự ái (...). Không chỉ viết về Hà Nội, những điều
mắt thấy tai nghe, ơng cịn giãi bày chuyện của chính mình, một người Bắc sa
cơ lỡ vận, thi sĩ Ngọc Giao với những thăng trầm trong nghiệp cầm bút hay
tuổi thơ gặp nhiều bất hạnh, cay đắng của tác giả trong Những ngày thơ
ấu…[13]
Truyện ngắn Ngọc Giao: Nói về truyện ngắn của Ngọc Giao trong giai
đoạn văn học 1930 - 1945, chúng tôi rất tán đồng với Phong Lê khi ông nhận
định: “Phấn hương (Tân Dân xuất bản 1939) và Cô gái làng Sơn Hạ (Tân
Dân xuất bản 1942) là hai tập truyện đủ đưa Ngọc Giao vào hàng ngũ thành
danh trước năm 1945, giống như Thạch Lam với Gió đầu mùa, Nắng trong
vườn; Nguyễn Tuân với Vang bóng một thời; Thanh Tịnh với Quê mẹ; Hồ
Dzếnh với Chân trời cũ; Bùi Hiển với Nằm vạ; Tơ Hồi với O chuột, Nhà
nghèo...”
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy trong truyện ngắn của Ngọc
Giao là khơng nhiều tình tiết gay cấn nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, tinh tế.
Truyện ngắn của ông phản ánh muôn mặt của đời sống hiện thực. Chẳng hạn
đó là nỗi ám ảnh về nỗi đau của nhân vật người em trong truyện Hằn học,
niềm khao khát của một người đàn bà muốn được làm tròn trách nhiệm và
bổn phận trong truyện Những đêm sương; hay số phận nghiệt ngã của những
đào kép hát đã từng một thời oanh liệt, nhưng cuối đời phải sống trong bất
hạnh vì nhan sắc tàn tạ, héo mịn và bệnh tật, đói nghèo trong các truyện Phấn
hương, Đào Châu, Cát bụi, Tết cô đầu…



19
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ngọc Giao rất đa dạng. Đó có thể
là một người đàn ơng lương thiện trót làm điều trái với lương tâm trong
truyện Anh gắng ni con; cũng có thể là một người con gái chịu số phận
“đào hoa thủ mệnh” trong truyện Yên hoa, Gái muộn chồng, những điền chủ
quan lại với lối sống nửa tỉnh, nửa q... Hồn cảnh, tình huống truyện cũng
rất khác nhau. Đó có thể là cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn cũ, hay câu
chuyện của hai người ở quê ra tỉnh dự đám cưới, cũng có khi đơn giản hơn,
chỉ là tâm trạng của một người đàn ông mới cưới vợ (trong các truyện Bức
thư của người lấy vợ, Người bạn tỉnh xép, Đời nó thế, Ra tỉnh)...
Ngọc Giao cũng là nhà văn có nhiều sáng tác cho đối tượng thiếu nhi.
Đó là các truyện ngắn Hồng Trừu, Úm ba la hang thuồng luồng, Bầu sữa
hươu... Các truyện đồng thoại là những sáng tác được bạn đọc nhỏ tuổi rất
yêu thích. Với trí tưởng tượng phong phú, ông đã dựng nên một thế giới
huyền ảo, rất hấp dẫn. Đó là nơi mà các lồi vật như thuồng luồng, cáo, vượn,
hùm biết nói tiếng người, có tâm tư tình cảm và biết sống chung thủy như con
người. Lối truyện này giúp mở rộng trí tượng, khả năng sáng tạo cho trẻ em,
đồng thời có tác dụng giáo dục sâu sắc.
1.2. Nhà văn Ngọc Giao trong quá trình vận động của văn học dân tộc
1.2.1. Đóng góp trên phương diện nội dung, tư tưởng
Ngọc Giao là nhà văn có những đóng góp quan trọng cho q trình hiện
đại hố văn học dân tộc. Điều này thể hiện trước hết ở các chủ đề, đề tài, các
đối tượng mà tác giả tập trung khai thác, phản ánh. Những vấn đề nổi bật nhất
trong tác phẩm Ngọc Giao thường xoay quanh các câu chuyện về tình yêu, số
phận con người, sự sống và cái chết...
Thực ra những chủ đề, đề tài trên cũng khơng phải là điều gì q xa lạ
đối với văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tuy vậy, trong quá trình
tiếp cận, khai thác, xử lý tình huống của Ngọc Giao lại có những nét riêng và



×