Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông tỉnh trà vinh theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THÀNH CƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGỒI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TRÀ VINH
THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ

Đà Nẵng - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Thành C ng


M CL C
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
8. Đóng góp của luận văn......................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn ................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................... 5
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .......................................................... 5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................... 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .......................................................... 6
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH........................................................................ 8
1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường ............................. 8
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................... 11
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................................... 12
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .............................. 16
1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.......................................................................... 16
1.3.1. Vị trí, vai trị của HĐGDNGLL ở trường THPT .......................... 16
1.3.2. Mục tiêu của HĐGDNGLL ở trường THPT ................................ 17
1.3.3. Nội dung và hình thức HĐGDNGLL ở trường THPT ................. 19
1.3.4. Nguyên tắc, quy trình tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT ..... 21


1.4. QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HĐTNST ........................................................... 27
1.4.1. Quản lý kế hoạch, nội dung chương trình HĐGDNGLL ............. 27

1.4.2. Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL ...................... 30
1.4.3. Quản lý việc tổ chức thực hiện, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính
phục vụ kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................ 31
1.4.4. Quản lý việc phối hợp thực hiện của các lực lượng giáo dục tham
gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......................................... 32
1.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ............................................................................................... 33
1.5. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HĐTNST ........................................................... 34
1.5.1. Yếu tố khách quan......................................................................... 34
1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH TRÀ VINH .......................................................................................... 37
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA TỈNH TRÀ VINH........................................ 37
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh ....................... 37
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Trà Vinh ............... 38
2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ..................... 42
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .......................................................................... 42
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ...................................................... 43
2.2.3. Nội dung khảo sát ......................................................................... 43


2.2.4. Phương pháp khảo sát ................................................................... 44
2.2.5. Tiến trình và thời gian khảo sát .................................................... 45
2.2.6. Xử lý kết quả điều tra khảo sát ..................................................... 45
2.3. THỰC TRẠNG HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG TỈNH TRÀ VINH ............................................................................ 45
2.3.1. Thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, GVCN,
cha mẹ học sinh và học sinh về vai trò của HĐGDNGLL ..................... 45
2.3.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh .............................................. 48
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT
TỈNH TRÀ VINH THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO .................................................................................... 56
2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp .............................................................. 56
2.4.2. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ............................................................................... 57
2.4.3. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ
Đoàn và giáo viên chủ nhiệm trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
................................................................................................................. 59
2.4.4. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................... 61
2.4.5. Thực trạng quản lý việc phối hợp thực hiện của các lực lượng giáo
dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......................... 63
2.4.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp .............................................................. 65
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 67
2.5.1. Mặt mạnh ...................................................................................... 67


2.5.2. Mặt yếu.......................................................................................... 67
2.5.3. Thời cơ .......................................................................................... 68
2.5.4. Nguy cơ ......................................................................................... 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 70
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG THPT TỈNH TRÀ VINH
THEO HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
......................................................................................................................... 71
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG XÂY DỰNG BIỆN PHÁP ................... 71
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu và đồng bộ ............................................... 71
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 71
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................. 72
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 72
3.1.5. Đảm bảo tính kế thừa .................................................................... 72
3.1.6. Phù hợp với đặc điểm tâm lý và phát huy tính chủ động tích cực,
sáng tạo, linh hoạt của cán bộ, giáo viên và học sinh ............................. 72
3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐGDNGLL Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH
TRÀ VINH THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO ..................................................................................................... 73
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và các lực lượng
ngoài xã hội về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ................................. 73
3.2.2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch chương trình hoạt động
GDNGLL của GVCN, CB Đoàn ............................................................ 75
3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, chú trọng
việc hướng dẫn theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..... 77
3.2.4. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
trong trường THPT.................................................................................. 80


3.2.5. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, quy chế tổ chức hoạt động,
quy chế kiểm tra, đánh giá hoạt động GDNGLL .................................... 84
3.2.6. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh .................. 89
3.2.7. Tăng cường sử dụng hợp lý, hiệu quả CSVC để phục vụ cho
HĐGDNGLL theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo........ 92

3.2.8. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá HĐGDNGLL
theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................... 94
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ............................................. 95
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ............................................................................................................... 97
3.4.1. Mục đích, nội dung và đối tượng khảo nghiệm ............................ 97
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .................................................................... 97
3.4.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm...................................................... 99
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................. 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH M C CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH:

Ban giám hiệu

CBQL:

Cán bộ quản lý

CB:

Cán bộ

CSVC:


Cơ sở vật chất

CNV:

Công nhân viên

CMHS:

Cha mẹ học sinh

GD:

Giáo dục

ĐĐ:

Đạo đức

GDĐĐ:

Giáo dục đạo đức

GDPT:

Giáo dục phổ thông

GV:

Giáo viên


GVCN:

Giáo viên chủ nhiệm

GD - ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

HCM:

Hồ Chí Minh

HS:

Học sinh

HĐ:

Hoạt động

HĐGD

Hoạt động giáo dục

HĐGDNGLL:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HĐTNST:


Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

KT - ĐG:

Kiểm tra đánh giá

LLGD:

Lực lượng giáo dục

LLXH:

Lực lượng xã hội

PT:

Phổ thông

QL:

Quản lý

QLGD:

Quản lý giáo dục


TH:

Tiểu học


THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

TBDH:

Thiết bị dạy học

XH:

Xã hội

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH M C CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu
2.1
2.2

2.3

Số lượng trường, lớp, HS các trường THPT trong 5 năm
qua
Thống kê chất lượng xếp loại học lực THPT tỉnh Trà Vinh
Thống kê chất lượng xếp loại hạnh kiểm THPT tỉnh Trà
Vinh

Trang

39
40
41

2.4

Số lượng trường, lớp, HS giáo dục THPT trong 5 năm qua

42

2.5

Kết quả thi tốt nghiệp và duy trì sĩ số THPT tỉnh Trà Vinh

42

2.6

2.7


Nhận thức của CBQL, CB Đoàn và GVCN về vai trò của
HĐGDNGLL
Thực trạng xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ở các trường
THPT tỉnh Trà Vinh

46

49

Thực trạng thực hiện nội dung HĐGDNGLL ở các trường
2.8

THPT tỉnh Trà Vinh Bảng đánh giá dùng cho CBQL, CB

51

Đoàn và GVCN)
2.9

Thực trạng thực hiện nội dung HĐGDNGLL ở các trường
THPT tỉnh Trà Vinh Bảng đánh giá dùng cho HS)

53

Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ
2.10 HĐGDNGLL Bảng đánh giá dùng cho CBQL, CB Đoàn

54

và GVCN)

2.11

Thực trạng sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ
HĐGDNGLL Bảng đánh giá dùng cho HS)

55


Số

Tên bảng

hiệu
2.12

2.13

Ý kiến của CBQL, CB Đoàn về thực trạng QL việc lập kế
hoạch thực hiện HĐGDNGLL
Ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GVCN về thực trạng QL
việc thực hiện kế hoạch HĐGDNGLL

Trang

56

58

Ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GVCN về thực trạng QL
2.14 công tác bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ thực hiện


60

HĐGDNGLL
2.15

Ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GVCN về thực trạng QL
CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL

61

Ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GVCN về thực trạng các lực
2.16 lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia tổ

63

chức HĐGDNGLL
Ý kiến của CBQL, CB Đoàn, GVCN về thực trạng QL
2.17 công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện

66

HĐGDNGLL
3.1

Tiêu chí đánh giá HĐNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST

87

3.2


Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

98

3.3

Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL

99


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, GD - ĐT được Đảng
và Nhà nước quan tâm đúng mức và đã đạt được những thành tựu to lớn.
Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì GD - ĐT cũng không
ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước, đào tạo ra những
con người toàn diện để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước vững bước tiến lên sánh
vai cùng với bè bạn năm châu.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020,
chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công
nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh

quốc phịng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người
học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng”.
Để đạt được mục tiêu trên, trong chương trình đào tạo ngồi các mơn học
cung cấp kiến thức về các lĩnh vực khoa học cơ bản và có hệ thống, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cịn xây dựng các hoạt động bổ trợ, trong đó có HĐGDNGLL.
Nhân cách được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động có ý thức.
Chính trong q trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí... con
người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, HĐGDNGLL
có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực, nâng
cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh.


2

Hiện nay, HĐGDNGLL là một hoạt động rất được coi trọng, được triển
khai và thực hiện trong tất cả các trường phổ thơng. Nhưng vì những lý do
khác nhau, hoạt động này vẫn tiến hành một cách thiếu đồng bộ, chưa mang
lại hiệu quả cao trong trường trung học phổ thông hiện nay. Đôi khi hoạt động
này được tổ chức còn tản mạn, chưa thống nhất, chưa hiệu quả.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở các trường trung học phổ
thơng tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo” để
nghiên cứu.
2. M C ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất những biện pháp
quản lý HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST ở các trường THPT tỉnh
Trà Vinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh
THPT tỉnh Trà Vinh.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng ở các
trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chất lượng và hiệu quả HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông
tỉnh Trà Vinh hiện nay còn hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong
đó có nguyên nhân từ yếu tố quản lý. Nếu nghiên cứu tìm ra các biện pháp
quản lý đối với HĐGDNGLL theo hướng tổ chức HĐTNST hợp lý, khoa học


3

và có tính khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học
sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh.
5. NHIỆM V NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường trung học
phổ thông theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo hướng tổ chức
HĐTNST ở các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả HĐGDNGLL theo hướng
tổ chức HĐTNST ở các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Giới hạn phạm vi nghiên cứu là thực trạng quản lý HĐGDNGLL theo
hướng tổ chức HĐTNST ở các trường THPT tỉnh Trà Vinh trong thời gian từ
năm học 2012 - 2013 đến 2015 - 2016 và đề xuất các biện pháp quản lý cho
giai đoạn 2016 - 2020.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Nhóm phƣơng pháp bổ trợ
- Phương pháp tốn thống kê, xử lý số liệu thu thập được;
- Phương pháp chuyên gia.


4

8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tổng hợp, khái quát cơ sở lý luận quản lý HĐGDNGLL theo hướng tổ
chức HĐTNST và đánh giá thực tiễn, nêu ra những ưu điểm và hạn chế trong
việc quản lý HĐGDNGLL, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng
cao chất lượng HĐGDNGLL ở các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 3 phần chính:
Phần 1: Mở đầu.
Phần 2: Nội dung nghiên cứu. Phần này gồm 3 chương
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường trung học
phổ thông;
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học
phổ thông tỉnh Trà Vinh;
Chƣơng 3. Biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường trung học
phổ thông tỉnh Trà Vinh theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Trong q trình phát triển của khoa học giáo dục chúng ta nhận thấy
rằng HĐGDNGLL ở trường học được đánh giá là một phần quan trọng không
thể thiếu trong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới và
hoạt động này được quan tâm nghiên cứu khá sớm bởi các nhà khoa học.
Rabơle 1494 - 1553) là một văn sĩ, nhà bác học nghiên cứu của nhiều
môn khoa học, đại biểu xuất sắc của nền văn hóa thời Phục Hưng Pháp. Ơng
địi hỏi việc giáo dục phải bao hàm các nội dung: “trí dục, đạo đức, thể chất
và thẩm mĩ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngồi việc
học ở lớp và ở nhà, cịn có các buổi tham quan như các xưởng thợ, các cửa
hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy
và trị về sống ở nơng thơn một ngày‟‟[31, tr 39].
Vào thế kỷ 19, C. Mác và Ănghen đã xác định mục tiêu của nền giáo
dục XHCN là tạo ra con người phát triển toàn diện. Trong giáo dục tránh giáo
dục một chiều chỉ có kiến thức khoa học mà quên mất giáo dục về đạo đức, về
hành vi, về xử lý các mối quan hệ giữa con người với con người, con người
với thiên nhiên. Để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng phát triển của xã hội, cần
giáo dục các em học sinh trở thành con người toàn diện [3, tr 8].
Nghiên cứu của các nhà giáo dục trên đều nhấn mạnh tầm quan trọng
của giáo dục ngoại khóa. Để học sinh có thể phát triển tồn diện, các thầy cơ
giáo khơng phải chỉ cần quan tâm đến việc cung cấp tri thức trong các giờ học



6

trên lớp mà còn phải coi trọng các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí, thể dục
thể thao….
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Vấn đề HĐGDNGLL luôn được các nhà nghiên cứu trong nước đề cập ở
nhiều cấp độ khác nhau. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng
11/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Trong lúc học cũng làm cho chúng vui,
trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, ở trường học, ở xã hội
chúng đều vui, đều học” [19, tr.101].
HĐGDNGLL đã đưa vào chương trình, kế hoạch dạy học ở bậc THCS
từ năm học 2002 - 2003, ở bậc THPT thực hiện đại trà từ năm học 2006 2007 và đã được bổ sung, điều chỉnh. Đến nay khung phân phối chương trình
và sách giáo khoa về HĐGDNGLL được triển khai thực hiện trong cả nước,
đồng thời có sự tích hợp một số nội dung hoạt động vào các môn học và các
hoạt động giáo dục khác.
Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học; tại Điều 26. Các hoạt động
giáo dục
1. Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt
động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc
dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục của cấp
học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.



7

3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá
về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng
chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng
nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng
khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hố, giáo dục
mơi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác
nhau của HĐGDNGLL như vai trò, biện pháp quản lý, hình thức tổ chức,
trong nhà trường và ngồi nhà trường ở các bậc học khác nhau như giáo dục
mầm non, TH, THCS, THPT, giáo dục đại học như: Tác giả Đinh Xuân Huy
với nghiên cứu: “Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của người Hiệu trưởng
trong trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu”.
Một số luận văn Thạc sĩ trong những năm gần đây đã nghiên cứu về
HĐGDNGLL ở trường THPT như: Năm 2008, Hồ Văn Dũng “Biện pháp
quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các trường THPT công lập tỉnh Khánh
Hòa”. Năm 2012, Lưu Thanh Hải “Biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng các trường THPT huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi”. Tuy nhiên, các
cơng trình nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung giải quyết những vấn đề thực
tiễn của từng địa phương. Riêng vấn đề quản lý HĐGDNGLL ở các trường
THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh chưa được tác giả nào nghiên cứu. Các cơng
trình, tư tưởng quan điểm trên là cơ sở định hướng rất quan trọng cho đề tài
nghiên cứu. Luận văn của tôi đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, so
với các cơng trình nghiên cứu trước đây, luận văn của tôi đi sâu phân tích
thực trạng cơng tác quản lý HĐGDNGLL, tìm ra ngun nhân và các yếu tố
tác động, để làm cơ sở xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng



8

HĐGDNGLL phù hợp với công tác quản lý ở các trường THPT trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh hiện nay.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH
1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trƣờng
u
Trong xã hội, mọi hoạt động đều cần tới quản lý. Quản lý vừa là khoa
học, vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển một hệ thống xã hội cả ở tầm vĩ
mô và vi mô. Khái niệm “Quản lý” được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở
những cách tiếp cận khác nhau.
Sau đây là một số khái niệm về “Quản lý” lấy từ một số tài liệu hiện có:
T.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và r nhất” [36, tr 89].
Ở Việt Nam, Bác Hồ đã hội tụ một cách sâu sắc, hài hịa những khía
cạnh này trong cuộc đời mình. Một số đặc trưng văn hóa quản lý của Bác
như: “Quản lý là làm cho phần tốt trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu mất dần đi”. “Quản lý đúng và kh o” hoặc “Quản lý là biết
công thủ vận thù”.[4, tr 85]
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động nói chung khách thể quản lý),
nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [18, tr 3].
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định
hướng, q trình có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc
trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [21, tr 32].
Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ

chức, có định hướng của chủ thể quản lý người quản lý) lên khách thể quản


9

lý những người bị quản lý) bằng việc sử dụng các phương tiện quản lý nhằm
làm cho tổ chức vận hành đạt tới mục tiêu quản lý” [16, tr 20].
Như vậy, có thể nói Quản lý là một q trình tác động có định hướng,
có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thơng tin
về tình trạng của đối tượng và mơi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối
tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định.
u
Cũng như quản lý xã hội nói chung, QLGD là hoạt động có ý thức của
con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Về thuật ngữ QLGD có
nhiều khái niệm khác nhau. Dưới đây là một vài khái niệm phổ biến:
Theo M.I.Kônđacốp, chuyên gia giáo dục Liên Xơ cũ: “QLGD là tác
động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở
các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống từ Bộ đến trường
nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ tr trên cơ sở
nhận thức và vận dụng những nguyên tắc chung của xã hội cũng như những
quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển tâm thế và tâm lý tr em”
[20, tr124].
Ở Việt Nam theo Nguyễn Đức Trí, QLGD là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống
giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài. QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy
mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội [35, tr 4].
Theo Trần Kiểm, QLGD có nhiều cấp độ nhưng có hai cấp độ chủ yếu:
cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô [24, tr 10].

Nói chung, QLGD được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến các
khách thể quản lý trong lĩnh vực hoạt động, cơng tác giáo dục. Nói một cách


10

khác đầy đủ hơn, QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều
hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
c. u

hà trườ

Vấn đề cơ bản của QLGD là quản lý nhà trường, vì nhà trường là cơ sở
giáo dục, là nơi diễn ra các hoạt động và thực hiện các mục tiêu giáo dục. Vì
vậy, quản lý nhà trường là một loại quản lý giáo dục đặc thù được thực hiện ở
tầm vi mô.
Cũng theo Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định
vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn,
nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi
nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội” [24, tr 259].
Tác giả Đặng Quốc Bảo và Bùi Việt Phú: “Quản lý nhà trường là sự
điều khiển hoạt động của Thầy - Trò, tác động vào hai kết cấu này tạo nên
được sản phẩm tổng hợp „nhân cách - nhân lực‟ cho cộng đồng”. Tùy loại
hình nhà trường mà mục tiêu “nhân cách” > mục tiêu “nhân lực” hoặc mục
tiêu “nhân cách” = mục tiêu “nhân lực” hoặc mục tiêu “nhân lực” > mục tiêu
“nhân cách” [4, tr 94].
Nói chung, Quản lý nhà trường là quản lý con người. Điều đó tạo cho
chủ thể người dạy và người học) trong trường một sự liên kết chặt chẽ không

những chỉ bởi cơ chế hoạt động của những tính quy luật khách quan của một
tổ chức XH - nhà trường, mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động quản lý
của chính bản thân GV và HS. Trong nhà trường GV và HS vừa là đối tượng,
vừa là chủ thể quản lý. Với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia
chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ
tự quản lý. Cho nên quản lý nhà trường không chỉ là trách nhiệm riêng của


11

người Hiệu trưởng, mà là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong
nhà trường.
1.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học các bộ
mơn văn hóa. HĐGDNGLL có mục tiêu giúp HS nâng cao hiểu biết các giá
trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp, củng cố, mở
rộng kiến thức đã học trên lớp, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển
các năng lực chủ yếu như năng lực tự hồn thiện, thích ứng, giao tiếp ứng xử,
tổ chức quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị, xã hội.
Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm
về hành vi của bản thân, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.
Theo Điều 26 Điều lệ trường trung học: Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể
dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính,
giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát
triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du
lịch, giao lưu văn hố, giáo dục mơi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động
xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Theo tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán môn HĐGDNGLL trường
THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009: “HĐGDNGLL là một bộ phận

hữu cơ của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thơng. Đó là những hoạt động
được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự
tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn,
tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình
cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các em [7, tr 16].
Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL nên trong đổi mới giáo
dục hiện nay thì đây là một hoạt động bắt buộc, là một bộ phận trong quy


12

trình giáo dục tồn diện học sinh, trong chính khóa chứ khơng phải hoạt động
ngoại khóa.
1.2.3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
r

h

Theo quan điểm của triết học, sự trải nghiệm được hiểu là kết quả của
sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao
gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả
kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới
khách quan. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế
giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Qua nghiên cứu các tài liệu triết học, ta có thể thấy được một số cách
để định nghĩa về trải nghiệm:
- Trải nghiệm là một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộ các
hoạt động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức,
kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch
sử, văn hóa.

- Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự
thống nhất của hoạt động tình cảm - nhận thức.
Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo vài ý nghĩa sau:
- Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có
được trong q trình giáo dục và đào tạo chính quy;
- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà tr nhận được bên ngồi các cơ
sở giáo dục: thơng qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài
liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường;
- Trải nghiệm qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những
phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết
lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.


13

Một số nhà nghiên cứu sư phạm xem x t thuật ngữ trải nghiệm qua
khái niệm “thực hành”, có nghĩa là, xem x t nó trong việc tiến hành quá trình
đào tạo, cũng như kết quả của nó. Chính vì vậy, M.N. Skatkin đã kết luận
rằng: “theo nghĩa rộng, trải nghiệm được hiểu là sự thực hành trong quá trình
đào tạo và giáo dục”.
Các loại trải nghiệm: Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau
như trải nghiệm vật chất, tinh thần, tình cảm, tâm thần, xã hội, mơ phỏng và
chủ quan.
Thuật ngữ “experience” là động từ mang nghĩa “trải nghiệm”, là danh
từ mang nghĩa “kinh nghiệm”. Kinh nghiệm có được có hai loại: Kinh nghiệm
nói lên bản chất của sự vật, hiện tượng hoặc kinh nghiệm chỉ miêu tả được
những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Q trình diễn ra trải
nghiệm có thể cho sản phẩm chắc chắn hay khơng, có chiếm lĩnh được đối
tượng hay khơng phụ thuộc vào q trình trải nghiệm. Có thể có trải nghiệm
theo phương pháp mày mị, thử và sai; trải nghiệm chủ động, mục đích rõ

ràng và có các thao tác cụ thể đi đến mục đích, từ thao tác vật chất đến thao
tác mơ hình hóa, bằng lời nói và cụ thể hóa; trải nghiệm bị động mà sau khi
trải nghiệm con người mới rút ra được bài học cho mình.
b. Sáng tạo
Đặc trưng của kinh nghiệm hoạt động sáng tạo trong quá trình giáo dục
từ xa thì khái niệm sáng tạo rất rộng. Thông thường, sáng tạo được chia thành
các lĩnh vực: trí tuệ, nghệ thuật, thủ cơng, ứng dụng … Các hoạt động sáng
tạo trí tuệ theo I.Ya. Lerner) được chia thành hoạt động tìm kiếm và hoạt
động nghiên cứu. Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong các vấn
đề khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Lerner đã nêu ra các đặc điểm của
hoạt động sáng tạo như sau:


14

- Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình
huống mới, khơng theo chuẩn đã có;
- Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự;
- Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng;
- Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các
mối tương quan của nó;
- Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế;
- Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng
giải quyết mới cho một vấn đề.
Những dấu hiệu sáng tạo được xác định dựa trên những hoạt động sau
đây của học sinh:
- Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các
tương tác khác cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác);
- Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện
chúng với các tương tác khác phân tích, thay đổi trong tư duy), mà không

làm thay đổi cách tiếp nhận.
Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với
con đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng.
Có được kiến thức và kỹ năng, con người mới có thể sáng tạo. Tuy
nhiên, dù có được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng
khơng thể đảm bảo sự phát triển khả năng sáng tạo của con người được.
Sự trải nghiệm trong hoạt động sáng tạo của nhân loại được tích lũy
dần dần. Mặc dù không phải trong bất kỳ hoạt động nào nó cũng xuất hiện và
định hình. Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác
với con đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng.
Bản chất của hoạt động sáng tạo nằm ở nội dung của các yếu tố giáo
dục cơ bản của con người, mà đối với nó khơng nên gị p vào một hệ thống


×