Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng ruot khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.99 KB, 3 trang )

ĐĂ
̣
C ĐIÊ
̉
M CÂ
́
U TA
̣
O, SINH LÍ, SINH SA
̉
N CU
̉
A SAN HÔ
 Cấu tạo và hoạt động sống:
_ Cơ quan tiêu hóa:
+ Cơ quan bắt mồi là các tua miệng, xếp thành một hay nhiều vòng quanh lỗ
miệng. Các mồi bé được cuốn thẳng vào lỗ miệng theo dòng nước. Thức ăn qua
lỗ miệng vào hầu, hình trụ dẹp.
Hầu dẹp tạo thành một hay hai rãnh hầu, có các tế bào có lông hoạt động dồn
nước vào khoang vị. Trong khoang vị có nhiều vách ngăn, tùy theo thứ tự xuất
hiện mà phân biệt thành vách ngăn bậc một, bậc hai, bậc ba.
+ Vách ngăn xếp tỏa ra xung quanh, phía ngoài gắn với thành cơ thể, phía trong
có phần trên gắn với hầu, còn phần dưới có bờ tự do là nơi tập trung nhiều tế bào
tuyến tiết enzim tiêu hóa. Vách ngăn có lỗ thông ở vùng hầu giúp điều chỉnh áp
suất của dịch khoang vị.
+ Ngoài ra, một số san hô còn có các dây vị có thể thò ra ngoài qua lỗ miệng.
Vách ngăn đã chia khoang vị thành hai phần: phần trung tâm và phần ngoại vi.
+ Lớp cơ vòng và cơ dọc trên thành cơ thể và trên thành hầu giúp san hô có thể
nuốt chửng và tiêu hóa các mồi lớn hơn nó.
+San hô 8 tia: chỉ có một rãnh hầu, một vành với tám tua miệng dạng lông chim và
tám vách ngăn tạo thành tám ngăn khoang vị ứng với tám tua mieng65o73 phía


ngoài. Ngăn ở cạnh rãnh hầu gọi là ngăn định hướng. Số lượng tua miệng và vách
ngăn không thay đổi trong quá trình sinh trưởng của san hô tám tia.
+San hô sáu tia: có số tua miệng và vách ngăn tăng trong quá trình sinh trưởng. Có
hai rãnh hầu xếp đối diện. Sáu đôi vách ngăn bậc một được hình thành đầu tiên chia
khoang vị thành sáu ngăn chính và sáu ngăn phu5xep61 xen kẽ nhau. Hai ngăn định
hướng có các gờ cơ ở mặt ngoài, bốn ngăn chính còn lại có các gờ cơ hướng vào
nhau ở mặt trong của các ngăn.
_Bộ xương san hô: là thành phần quan trọng quyết định hình dạng của san hô tập đoàn.
Hình dáng của tập đoàn phụ thuộc vào vị trí nảy chồi của các cá thể con từ cá thể mẹ.
+Bộ xương san hô tám tia là bộ xương bên trong. Chúng có cấu trúc từ các gai
xương đá vôi hay chất sừng, do tế bào sih xương trong tầng keo tạo thành.
+Ở tập đoàn san hô tám tia, trên thành cơ thể của cá thể mẹ mọc nhiều nhánh để
cho các cá thể mới. Tiếp theo tầng keo ở nách của các nhánh phát triển mạnh
trong đó có gai xương kết với nhau tạo thành bộ xương của tập đoàn → Do đó
tập đoàn san hô thường có dạng cành cây.
+Bộ xương san hô sáu tia là bộ xương bọc ngoài do chúng là sản phẩm tiết của
mô bì.
+Bộ xương của tạp đoàn san hô sáu tia có hình dạng phụ thuộc vào vị trí của chồi
con. Nếu các chồi con phân nhánh từ cá thể mẹ ở mức độ cao thấp khác nhau, tập
đoàn có hình cây. Nếu các chồi ở trên một mặt phẳng tập đoàn có hình nấm. → San
hô sáu tia có hình đa dạng: hình cây, hình nấm, hình tấm với thành thẳng đứng hoặc
nằm ngang.
 Sinh sản và phát triển : có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính
_Sinh sản vô tính bằng mọc chồi hoặc cắt đôi: chồi mới sinh có thể không tách khỏi
chồi mẹ để hình thành tập đoàn. Chúng có thể cắt đôi theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
_Phần lớn san hô đơn tính tuyến sinh dục của san hô bám trên bờ trong các vách
ngăn. Tinh trùng dược giải phóng vào khoang vị rồi từ đó qua lỗ miệng ra ngoài để qua
khoang vị vào thụ tinh với noãn trên vách ngăn của con cái.
_Trứng của san hô phân cắt hoàn toàn và đều. Ấu trùng planula sau một thời gian
bơi tự do sẽ gắn phần đầu xuống nền đáy cứng và phát triển thành san hô non.

 Sự khác nhau giữa rạn san hô và san hô tạo ran:
Rạn san hô được xây dựng từ một lượng đá vôi có nguồn gốc sinh vật kết với nhau thành
nhiều tầng nhiều lớp, với nhiều hang hốc lớn nhỏ, lớp trên là xương của các sinh vật đang
sống, lớp dưới là phần xương đá vôi còn lại của sinh vật đã chết. Khối đá vôi giàu cơ thể
sống này có thể kéo dài hàng nghìn cây số, rộng hàng trăm cây số, không chỉ là một quần
cư sinh vật mà còn là một cấu trúc địa chất biển có nguồn gốc sinh vật.
Thành phần chủ yếu cấu trúc nên rạn san hô là các loài san hô cứng gọi chung là san hô tạo
rạn. Mỗi tập đoàn san hô có hàng ngàn cá thể dạng polip bám trên một khung đá vôi chung.
ĐĂ
̣
C ĐIÊ
̉
M CHUNG CU
̉
A RUÔ
̣
T KHOANG
 Về mức độ tổ chức:
_Cơ thể ruột khoang dạng túi, thành có hai lớp tế bào và tầng keo, giới hạn khoang
tiêu hóa ở giữa. Khoang này chỉ thông với ngoài qua một lỗ gọi là lỗ miệng. Mức độ
tổ chức này của ruột khoang ứng với giai đoạn phôi vị có thành là hai lá phôi.
_Phôi vị của ruột khoang có hai dạng: dạng thủy tức thích ứng với lối sống bám và
dạng thủy mẫu thích ứng với lối sống di động.
_Đã có phân hóa về chức năng trong một tế bào của cơ thể: tế bào gai giữ chức năng
tấn công và tự vệ; tế bào thần kinh nhiều cực kết thành mạng lưới, gắn với tế bào
cảm giác và rễ cơ của các tế bào mô bì cơ nằm rải rác trong cả hai tế bào của cơ thể.
→ Hình thành các cung phản xạ đơn giản đầu tiên giúp ruột khoang thích ứng nhanh
với sự thay đổi của môi trường; tế bào tuyến trên thành khoang vị tiết enzim tiêu
hóa… Tuy nhiên quá trình phân hóa này chỉ mới là bước đầu, nhiều loại tế bào còn
giữ chức năng kép, tế bào trung gian chưa chuyên hóa → hình thành tế bào gai hoặc

tế bào sinh dục.
_Khoang vị với khả năng tiêu hóa mồi lớn theo lối ngoại bào và các tế bào chuyên
hóa đã tạo cho ruột khoang khả năng bắt mồi chủ động. Một đặc tính cơ bản của
động vật lần đầu tiên thấy có trong phát triển tiến hóa của động vật đa bào.
 Tế bào gai: là loại tế bào chỉ gặp ở ruột khoang tập trung nhiều trên tua miệng, có chức
năng tấn công và tự vệ.
_Mỗi tế bào gồm túi gai chứa dịch độc có bản chất protein và nắp đậy. Trên bờ nắp
đậy có gai cảm giác. Khi gai cảm giác bị kích thích cơ học hoặc hóa học, nắp đậy sẽ
mở ra và sợi gai phóng như lộn bít tất ra ngoài. Bề mặt sợi gai sau khi phóng có nhiều
gai nhọn giúp bám chặt sau khi xuyên sâu vào tế bào. Sợi gai tiêm dịch gây ngộ độc.
Mỗi tế bào gai chỉ hoạt động một lần sau đó sẽ bị bong khỏi cơ thể.
_Ngoài ra có ý kiến khác nhau về cơ chế phóng gai có thể do áp suất trong túi dịch
tăng đột ngột khi gai cảm giác bị kích thích hoặc áp suất trong túi dịch vốn rất cao và
chúng sẵn sàng phóng ra khi nắp đậy do một cơ chế nào đó mở ra.
 Cơ thể của ruột khoang có đối xứng tỏa tròn:
_Trục đối xứng là trục đi qua cực sinh dưỡng và cực sinh học của trứng. Co khuynh
hướng giảm dần bậc đối xứng tỏa tròn từ ∞ đến 2, thể hiện ngay trong cấu trúc của
từng loài hoặc tiến hóa của từng nhóm. Kiểu đối xứng gắn liền với lối sống và cách
lấy thức ăn của từng nhóm ruột khoang.
 Hình thành tập đoàn gặp phổ biến trong ngành ruột khoang:
_Có thể là tập đoàn đơn hình hoặc đa hình. Có sự phân hóa chức năng giữa các cá thể
trong tập đoàn đa hình. Mở đầu là sự phân hóa thành cá thể dinh dưỡng và cá thể sinh
sản, tiếp theo là có thêm các cá thể có chức năng khác: phao nổi, chuong bơi, tua bắt
mồi. Tăng tính cá thể của tập đoàn là hướng tiến hóa chung của ruột khoang tập
đoàn.
 Ruột khoang là động vật đa bào bậc thấp vì: là ngành lớn của động vật không
xương sống ở nước, chủ yếu ở biển. Là những động vật đa bào nguyên thuỷ nhất. Có 2
lá phôi, đối xứng toả tròn điển hình; thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, ở giữa là tầng trung
giao. Có xoang vị (coelenteron) với một lỗ đơn giản ở phía trên (miệng) để lấy thức ăn
và thải bã, có vùng tua cảm giác bao quanh miệng, dùng bắt mồi và tự vệ nhờ có những

tế bào lông châm. Có 2 kiểu cấu trúc cơ thể: kiểu polip sống cố định (các thuỷ tức đơn
độc, huệ biển, san hô tập đoàn); kiểu thuỷ mẫu di động (sứa). Một hoặc cả hai kiểu này
gặp trong chu trình sống của RK (x. San hô; Thuỷ tức; Sứa; Thuỷ tức tập đoàn). RK
hiện nay còn khoảng 9 nghìn loài. Ở Việt Nam có khoảng hơn 1 nghìn loài, thuộc 3 lớp:
Thuỷ tức (Hydrozoa), Sứa (Scyphozoa), San hô (Anthozoa).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×