Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh dân tộc khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ CHÍ DŨNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA
CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER CÁC TRƢỜNG
PHỔ THƠNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ

Đà Nẵng, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tơi hồn
chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Hồ Chí Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1


2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thiết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 4
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
8. Cấu trúc Luận văn ...................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................................................. 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC ............................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 7
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 10
1.2.1. Quản lý ............................................................................................... 10
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................ 11
1.2.3. Khái niệm văn hoá vật chất và văn hóa tinh thần .............................. 11
1.2.4. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ........................ 12
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ............... 14
1.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER ............................................. 14
1.3.1. Đặc điểm về địa lí tự nhiên và dân cư ............................................... 14
1.3.2. Sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất ................................................ 16
1.3.3. Đặc điểm xã hội của người dân tộc Khmer ....................................... 18
1.4. GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC CHO HỌC SINH 19


1.4.1. Vị trí, vai trị của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong giáo
dục tồn diện con người ............................................................................... 19
1.4.2. Mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường ... 20

1.4.3. Nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường .. 22
1.4.4. Phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 24
1.4.5. Hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường . 25
1.4.6. Điều kiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường . 26
1.5. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
DÂN TỘC CHO HỌC SINH ............................................................................... 28
1.5.1. Quản lý mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 28
1.5.2. Quản lý nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 30
1.5.3. Quản lý phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong
nhà trường .................................................................................................... 31
1.5.4. Quản lý hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 34
1.5.5. Quản lý lực lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 34
1.5.6. Quản lý điều kiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 34
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH ............................................ 36
1.6.1. Các yếu tốt ảnh hưởng từ nhà trường ................................................ 36
1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ gia đình ...................................................... 37
1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng từ bản thân học sinh ....................................... 38
1.6.4. Những yếu tố thuộc về xã hội ............................................................ 38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .................................................................................... 39


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER CÁC

TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH TRÀ VINH ........ 41
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................... 41
2.1.1. Khái quát tỉnh Trà Vinh ..................................................................... 41
2.1.2. Khái quát về đặc điểm của đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh .............. 44
2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo tỉnh Trà Vinh .................... 45
2.1.4. Khái quát về các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh 46
2.2. QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ............................................................................ 49
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................... 49
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát ........................................................... 50
2.2.3. Nội dung khảo sát .............................................................................. 50
2.2.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................ 50
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN
TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH TRÀ VINH .................................................................. 51
2.3.1. Thực trạng mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 51
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà
trường ........................................................................................................... 55
2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
trong nhà trường .......................................................................................... 60
2.3.4. Thực trạng hình thức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc trong nhà trường..................................................................................... 63
3.3.5. Thực trạng điều kiện hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân
tộc trong nhà trường..................................................................................... 64
2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH TRÀ VINH ................................ 66


2.4.1. Các chức năng cơ bản của công tác quản lý hoạt động giáo dục

truyền thống văn hóa dân tộc cho học ......................................................... 67
2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
trong nhà trường .......................................................................................... 70
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục truyền thống văn
hóa dân tộc trong nhà trường ...................................................................... 73
2.4.4. Thực trạng quản lý phương pháp hoạt động giáo dục truyền thống
văn hóa trong nhà trường ............................................................................. 74
2.4.5. Thực trạng quản lý hình thức hoạt động giáo dục truyền thống văn
hóa dân tộc trong nhà trường ....................................................................... 74
2.4.6. Thực trạng quản lý lực lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
cho học sinh trong nhà trường ..................................................................... 75
2.4.7. Thực trạng quản lý điều kiện giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
trong nhà trường .......................................................................................... 76
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG .................................................................................... 77
2.5.1. Ưu điểm ............................................................................................. 77
2.5.2. Tồn tại ................................................................................................ 78
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .................................................................................... 79
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER
CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH TRÀ VINH
.............................................................................................................................. 81
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN
TỘC KHMER CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH
TRÀ VINH ........................................................................................................... 81
3.1.1. Tính thực tiễn ..................................................................................... 81
3.1.2. Tính tồn diện .................................................................................... 82
3.1.3. Tính hiệu quả ..................................................................................... 82



3.1.4. Tính kế thừa ....................................................................................... 83
3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC DỤC TRUYỀN THỐNG VĂN
HĨA DÂN TỘC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER CÁC TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở TỈNH TRÀ VINH ......................................... 84
3.2.1. Quản lí thơng qua đổi mới cơ chế quản lí giáo dục văn hóa dân tộc 84
3.2.2. Xây dựng chương trình giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho
học sinh dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà
Vinh.............................................................................................................. 88
3.2.3. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống
văn hoá dân tộc thiểu số cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ........... 90
3.2.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho
học sinh người dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh
Trà Vinh ....................................................................................................... 95
3.2.5. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc .................................................................................. 97
3.2.6. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giáo dục cho học sinh các
trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh ..................................... 102
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ................................................ 105
3.4. KHẢO NGHIỆM VỀ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 106
3.4.1. Cách thức tiến hành ......................................................................... 107
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ........................................................ 108
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .................................................................................. 110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 115
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

NỘI DUNG VIẾT TẮT

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1

Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ GD và ĐT

2

Ban giám hiệu

BGH

3

Cán bộ giáo viên, nhân viên

CBGV, NV

4

Cơ sở vật chất

CSVC


5

Giáo dục

GD

6

Giáo viên

GV

7

Giáo dục thừờng xuyên

GDTX

8

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

9

Giáo viên bộ mơn

GVBM


10

Giáo dục cơng dân

GDCD

11

Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp

HĐGDNGLL

12

Phụ huynh học sinh

PHHS

13

Học sinh

HS

14

Phổ thông dân tộc bán trú

PTDTBT


15

Phổ thông dân tộc nội trú

PTDTNT

16

Quản lý giáo dục

QLGD

17

Quản lý

QL

18

Sở Giáo dục và đào tạo

Sở GD và ĐT

19

Trung học cơ sở

THCS


20

Trung học phổ thơng

THPT

21

Truyền thống văn hóa dân tộc

TTVHDT


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ
2.1

học sinh và học sinh về hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa

52

dân tộc cho học sinh

2.2

2.3

Khảo sát về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục
TTVHDT cho HS PTDTNT
Mức độ sử dụng những phương pháp trong giáo dục truyền
thống văn hóa dân tộc cho HS

57

62

Thực trạng về hình thức hoạt động giáo dục truyền thống
2.4

văn hóa dân tộc các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh

63

Trà Vinh
Tầm quan trọng của các chức năng quản lý trong công tác
2.5

giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các

69

trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh
2.6

3.1

3.2

Tổ chức và cá nhân xây dựng kế hoạch giáo dục TTVHDT
Đánh giá về sự cần thiết của các biện pháp quản lý GD
TTVHDT cho HS các trường PTDTNT trong tỉnh Trà Vinh
Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý GD
TTVHDT cho HS

73
107

108


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hội nhập với bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, trước sự biến
đổi không ngừng của xã hội, sự tác động của thời đại cơng nghệ vào đời sống,
trong đó có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Sự tác động tích cực góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân nói chung, chất lượng GD nói riêng. Tuy
nhiên sự tác động tiêu cực đang là một mối nguy cho xã hội. Sự tác động đó đã và
đang đặt ra cho thanh niên HS nhiều thách thức lớn. Hiện nay Internet đã phủ
sóng từ thành thị đến nơng thơn, những quán cà phê Internet, nhà nhà nối mạng,
người người vào mạng và thực tế cho thấy thanh niên HS hiện nay dành nhiều
thời gian cho máy tính, điện thoại và mạng xã hội hơn là đọc sách và tham gia vào
những hoạt động gắn liền với TTVHDT. Các em có biểu hiện “nghiện” mạng xã

hội, tiêu tốn thời gian “lướt mạng” truy cập và tìm kiếm những thơng tin vơ bổ,
thậm chí có hại…Trong khi đó các thế lực thù địch với âm mưu “diễn biến hịa
bình” đang từng bước chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa thơng qua
thơng tin truyền thơng trên Internet. Thực tế đó địi hỏi cơng tác GD TTVHDT
cho HS phải được quan tâm hơn nữa bởi lẽ phần lớn các em HS trong các nhà
trường THCS nói chung, PT DTNT THCS nói riêng hiện nay khơng hoặc ít quan
tâm đến các mơn học GD TTVHDT. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
dẫn đến sự suy thoái, lệch lạc, lơ là, mơ hồ về phong tục tập quán trong các mối
quan hệ giữa người thân trong gia đình, bạn bè, thầy trị trong nhà trường và quan
hệ xã hội. Chính điều đó dẫn đến thực trạng đáng buồn là mơi trường sư phạm ở
một số nơi đã có những biểu hiện xuống cấp. Một bộ không nhỏ thanh niên HS đã
có sự sa ngã về phẩm chất đạo đức, lối sống, chạy theo những ham muốn vật chất
tầm thường, thờ ơ với những giá trị TTVH của dân tộc. Các em chỉ lo vun vén
cho lợi ích cá nhân mà khơng hoặc ít quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng,
dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị lần V của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã đánh giá “Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã


2

hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trị, bạn bè, mơi trường sư
phạm xuống cấp, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy, ở một
bộ phận học sinh, sinh viên việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ
mơn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn” [4, tr. 438].
Nhận thức được ý nghĩa đó nên ngành GD ln xác định GD TTVHDT cho
thanh niên nói chung và HS THCS nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Mục đích của việc GD TTVHDT là GD cho các em phát triển toàn
diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số; Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy
những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Như vậy, về mặt lý luận, các nhà quản lý GD, GV đều được quán triệt đầy
đủ về những quy định cũng như ý nghĩa của việc GD TTVHDT cho HS nhưng
trên thực tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên lãnh đạo các cấp chưa có sự
quan tâm đúng mức về hoạt động bồi dưỡng, về các chế độ chính sách cho hoạt
động tổ chức các hoạt động GD TTVHDT cho học sinh.
Đối với các trường PT DTNT ở tỉnh Trà Vinh, phần lớn BGH nhà trường
chưa thực sự chú trọng đến hoạt động GD TTVHDT nên chưa xây dựng cụ thể kế
hoạch thực hiện cũng như chưa phân cơng cá nhân nào chịu trách nhiệm chính
trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác GD GD TTVHDT cho HS. Hoạt động kiểm
tra đánh giá công tác GD TTVHDT theo kiểu hình thức, hiệu trưởng giao cho phó
hiệu trưởng hoặc bí thư đồn trường, GVCN kiểm tra đánh giá hoạt động GD
TTVH cho HS chứ không trực tiếp kiểm tra đánh giá. Công tác kiểm tra đánh giá
chưa gắn chặt với công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật cán bộ GV, nhân viên và
HS. Từ đó dẫn đến GV thiếu đầu tư vào tìm hiểu, thiết kế nội dung giảng dạy GD
TTVH, hình thức GD cịn đơn điệu, gây nhàm chán cho HS. Hoạt động phối hợp
với Ban đại diện cha mẹ HS chưa được thực hiện thường xun, chưa phát huy
vai trị GD của gia đình đối với cơng tác GD TTVH . Đó là ngun nhân dẫn đến
những hiểu biết về GD TTVHDT của các em rất mơ hồ, rất nhiều HS lơ là, thiếu


3

hiểu biết về các hoạt động của dân tộc mình. Đồng bằng sơng Cửu Long nói
chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng là vùng có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh
sống. Người Khmer Trà Vinh mang đặc điểm của người Khmer Nam Bộ, vốn bao
đời là những người nông dân thật thà chất phác và thuần hậu. Họ đã cùng người
Kinh và cộng đồng các dân tộc cùng cộng cư trên đất Trà Vinh vốn có truyền
thống đồn kết, keo sơn, gắn bó. Chính truyền thống ấy đã góp phần tạo nên cho

Trà Vinh một truyền thống đấu tranh kiên cường và một diện mạo văn hóa rất
phong phú đa dạng, đặc sắc, trong đó khơng thể khơng nhắc đến nét văn hóa .
Vì ý nghĩa và tính cấp thiết như vậy, với trách nhiệm của nhà quản lý GD ở
tỉnh Trà Vinh. Do đó, chúng tơi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo
dục truyền thống văn hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường phổ thông
dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ cuối
khóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn GD TTVHDT cho học sinh; từ đó, đề tài đề
xuất các biện pháp quản lý biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn
hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà
Vinh góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD toàn diện cho HS trong giai
đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Biện pháp hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh dân tộc
Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh
dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh.
4. Giả thiết khoa học
Trong thời gian qua việc tổ chức hoạt động GD TTVHDT cho học sinh dân
tộc Khmer các trường PT DTNT ở tỉnh Trà Vinh đã được quan tâm nhưng hiệu


4

quả chưa cao, vẫn còn bất cập, hạn chế. Nếu đề xuất và tổ chức thực hiện có hiệu
quả các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh
dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh sẽ góp phần

nâng cao chất lượng GD tồn diện cho HS.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn
hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục TTVH cho học
sinh dân tộc Khmer các trường Phổ thông dân tộc Nội trú ở tỉnh Trà Vinh.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục TTVH cho học sinh dân
tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền
thống văn hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở
tỉnh Trà Vinh, góc độ quản lý về mục tiêu, nội dung, phương, pháp, hình thức, lực
lượng, điều kiện tổ chức hoạt động các trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh
Trà Vinh.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa trong
nghiên cứu các số liệu, các văn bản pháp quy, các cơng trình nghiên cứu khoa học
liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp phỏng vấn.


5

6.3. Các phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các
bảng hỏi thu thập được, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính

khái quát.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động
giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường PT DTNT
ở tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu tập trung khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục truyền
thống văn hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường phổ thông dân tộc nội trú ở
tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn 2011 - 2016 và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường PT DTNT
ở tỉnh Trà Vinh cho giai đoạn 2016 - 2020.
8. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục truyền thống
văn hóa cho học sinh ngƣời dân tộc thiểu số ở các trƣờng trung học cơ sở
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn
hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh
Trà Vinh
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa
cho học sinh dân tộc Khmer các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà
Vinh


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi

Khơng có một dân tộc nào có thể phát triển khi họ xem thường truyền
thống của mình. Chính cái truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân
loại sẽ tạo tiền đề cho quá trình phát triển của dân tộc ấy trong tương lai.
Theo chiều dài của lịch sử, vấn đề đạo đức và GD đạo đức, GD truyền
thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong lịch sử Trung Hoa, dưới thời
Xuân Thu, Khổng Tử (551 - 479. TCN), nhà GD lớn đầu tiên của Trung Quốc đã
dốc hết tâm huyết vào việc làm cho xã hội Trung Quốc ổn định. Biện pháp của
ông là khôi phục đường lối đức trị và lễ trị. Ông cho rằng, cơ sở của đường lối
đức trị là lòng Nhân, lòng thương người. Đồng thời Khổng Tử rất coi trọng giá trị
truyền thống trong đời sống xã hội, ông cho rằng con người cần được GD từ lúc
cịn nhỏ. Ơng dạy học trị ở nhà thì phải hiếu thuận với cha mẹ, ra ngồi xã hội
phải kính trọng các bậc huynh trưởng, đã nói thì phải thành thực, nên thân u
rộng khắp mọi người.
Thế kỷ XVII, J.A.Komensky - Nhà GD người Xéc đã có nhiều đóng góp
cho lý luận về cơng tác GD truyền thống qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”.
Ông đưa ra nguyên tắc trực quan trong dạy học là nguyên tắc vàng ngọc. Dạy học
phải bắt đầu từ thực tế trực quan, phải liên tục và HS cũng phải học liên tục để đi
đến kết quả. Ông đề xuất nhiều biện pháp GD và nhấn mạnh con người phải được
GD từ lúc trẻ thơ, bởi trẻ em như cây non trong vườn để cây cỏ lớn lên nhất thiết
phải được sự quan tâm, chăm sóc...


7

V.A. Xukhômlinxki (1918 - 1970) - nhà GD lỗi lạc người Ucraina cho rằng
GD trẻ em phải hướng vào chủ đích thúc đẩy sự phát triển đầy đặn và hài hoà toàn
bộ sức mạnh về thể chất và tâm hồn của trẻ. Đó là sự thống nhất hài hồ giữa trí
tuệ và tình cảm, trái tim và khối óc, giữa xúc cảm và năng lực trí tuệ, đạo đức,
thẩm mỹ, lao động, giao tiếp - tức là toàn bộ cuộc sống tinh thần, hiểu cả về mặt
lý trí và xúc cảm, mặt thể chất và mặt trí tuệ. Do vậy, đức, trí, thể, mỹ, lao động,

học và chơi hồ quyện vào nhau trong một thể thống nhất chi phối hoạt động của
người thầy giáo. Ông cũng rất quan tâm đến cơng tác GD truyền thống cho HS,
ơng đã đóng góp nhiều cho lí luận và tổng kết kinh nghiệm GD thế hệ trẻ. Trong
q trình GD ơng quan tâm đặc biệt tới sự hài hòa giữa sự phát triển truyền thống
cũng như tình cảm, các giá trị thẩm mỹ với sự phát triển trí tuệ, thể chất, kỹ năng
lao động nghề nghiệp và ý thức công dân.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
Dân tộc Việt Nam có bề dày truyền thống yêu nước, truyền thống anh
hùng. Truyền thống đó là sự kết tinh những giá trị chuẩn mực tốt đẹp của con
người Việt Nam qua bao thế hệ. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Muốn xây dựng chủ
nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là những
con người biết yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu độc
lập tự do của nước mình cũng như của các nước khác trên thế giới, yêu những giá
trị tinh thần và văn hóa của dân tộc và của lồi người tiến bộ ” [38, tr. 335].
Trong nội dung, chương trình GD THPT mới, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung
GD các giá trị TTVHDT vào chương trình để GD HS. Trong đó, có nội dung GD
truyền thống đạo đức, truyền thống văn hóa. GD TTVHDT cho HS là trách nhiệm
không chỉ của ngành GD mà là của toàn xã hội. Nhận thức được ý nghĩa quan
trọng của công tác GD TTVHDT cho thế hệ trẻ nên những năm gần đây, một số
nhà khoa học, nhà giáo và học viên sau Đại học ở các trường sư phạm đã tập
trung nghiên cứu về công tác quản lý. Đồng thời đi sâu nghiên cứu các biện pháp
quản lý GD TTVHDT cho HS. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đáng
chú ý như sau:


8

-

"Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên,


NXB khoa
học xã hội, Hà Nội, 1980;
-

"Biện chứng của truyền thống" của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 31981;

- "Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 31981;
- Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở
nước ta"
của Đỗ Huy, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 5-1986;
-"Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của
xã hội
hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê, Tạp chí Triết học, số 41992; "Vấn đề khai thác
các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí
Triết học, số 2, 1998.
- “Cơng tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học
sinh trường PT dân tộc nội trú và trường PT dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở”
chuyên đề tập huấn, của tác giả Ngô Thị Phong Vân;
- “Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên và hướng dẫn giáo dục
văn hóa cho học sinh PT dân tộc nội trú và PT dân tộc bán trú cấp THCS”,
- Chuyên đề tập huấn, của tác giả Bùi Văn Thành; “Luật tục các dân tộc
thiểu số Tây Nguyên và hướng dẫn thực hiện giáo dục văn hóa luật tục trong
trường PT dân tộc nội trú và trường PT dân tộc bán trú”,
- “Kinh nghiệm dạy học tiếng dân tộc cho học sinh tiểu học người Khmer ở
tỉnh Trà GS.TS Trần Văn Bính, 2004, “Văn hố các dân tộc Tây Nam Bộ thực
trạng và những vấn đề đặt ra”, Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, trình bày cụ thể
nền văn hố Chăm, Khmer, Hoa và những thực trạng, phương pháp giải quyết.
- Hà Lý, 2004, “Chùa Khmer Nam Bộ với văn hoá đương đại”, Hà Nội,
NXB VHDT đã nghiên cứu sự tác động của chùa trong đời sống Khmer, đưa ra



9

biện pháp phát huy thiết chế nhà chùa trong công tác xây dựng đời sống văn hố
của nhà chùa.
-Sơrya, 2004, “ Lễ hội Khmer Nam Bộ”, Hà Nội, NXB VHDT, khái quát
bức tranh phong tục lễ hội đặc sắc của người Khmer: Lễ Chôl –Chnăm-Thmây, lễ
Sen Đôn-ta, lễ Ok –Om –Bok.
-Trần Bi –Giám đốc Sở Văn hố Thơng tin Trà Vinh, nghiên cứu về “Một
số vấn đề về xây dựng đời sống văn hố gắn với cuộc vận động tồn dân đồn kết
xây dựng đời sống văn hố trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh”.
Nhìn chung GD TTVHDT cho HS đã được các nước trên thế giới và Việt
Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Các đề tài đã đề
cập đến công tác quản lý công tác GD TTVHDT và công tác quản lý GD
TTVHDT cho HS, với nhiều nội dung phong phú và thiết thực, phù hợp với yêu
cầu GD toàn diện cho HS. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về vấn đề trên chưa
nhiều, nội dung và hình thức… có thể nói cịn dàn trải. Nội dung GD TTVHDT,
nhất là TTVHDT Khmer hầu như chưa chú trọng. Đa phần các nội dung giáo dục
được lồng ghép thông qua giảng dạy một số bộ mơn văn hóa trên lớp có liên quan
như bộ mơn: Tiếng Khmer, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục cơng dân và cả
hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, phối hợp nhiều lực lượng tham gia nhưng
chưa chỉ ra các biện pháp, quản lý cụ thể đối với quản lý giáo dục TTVHDT cho
học sinh các trường PT DTNT.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi nhận thấy công
tác giáo dục TTVHDT cho học sinh các trường PT DTNT là một nội dung giáo
dục rất quan trọng nhưng chưa được tập trung nghiên cứu sâu và chỉ ra các biện
pháp quản lý hữu hiệu. Do đó, chúng tơi chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh dân tộc Khmer các trường
phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Trà Vinh”



10

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý
Quản lý là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực quản lý và có nhiều
quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý. Dưới đây, chúng tơi xin trình bày một
số quan niệm thuộc lĩnh vực quản lý xã hội mà chủ yếu trong lĩnh vực quản lý
giáo dục.
Theo từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên): “Quản lý là tổ
chức, điều khiển hoạt động của một số đơn vị, một cơ quan. Cịn có nghĩa khác là
trơng coi, giữ gìn và theo dõi việc gì.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để
vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể
những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao
động”.
Tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách
thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành
và đạt mục đích của tổ chức”, và tác giả định nghĩa rõ thêm: “Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng), kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều
người, sao cho mục tiêu của từng người biến thành những thành tựu của xã hội” .
Như vậy, dù ở lĩnh vực hay góc độ nào đi nữa, quản lý cũng là sự tác động
có định hướng, mang tính hệ thống, được thực hiện có ý thức, có tổ chức của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý, bằng cách vạch ra các mục tiêu của tổ chức

đồng thời tìm kiếm các biện pháp, cách thức tác động vào tổ chức nhằm đạt mục
tiêu đề ra. Quản lý là sự điều khiển có tổ chức và thỏa mãn yêu cầu, mục tiêu đã
đề ra, chứ khơng mang tính áp đặt, cai trị. Tùy theo những trường hợp cụ thể có


11

những chính sách, biện pháp quản lý cứng rắn hay mềm mỏng phù hợp nhất, để
luôn đạt được kết quả như mong muốn và đồng thời phải làm cho tổ chức ngày
càng phát triển.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giống như khái niệm “quản lý”, khái niệm “quản lý giáo dục” cũng có
nhiều quan niệm khác nhau:
-Theo tác giả Hồ Văn Liên: “Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên
đối tượng giáo dục và khách thể quản lý giáo dục về các mặt chính trị, văn hóa, xã
hội, kinh tế,…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các
phương pháp, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự
phát triển của đối tượng”.
-Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ, ít nhất có hai
cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô tương ứng với quản lý một nền hệ thống giáo dục và
cấp vĩ mô tương ứng với quản lý một nhà trường.
Đối với cấp vĩ mô, quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lý đến tất
cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến cơ sở giáo dục là nhà trường)
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo
thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục.
Như vậy, có thể nói quản lý giáo dục là quá trình chủ thể quản lý vận dụng
các chức năng quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu giáo
dục của hệ thống giáo dục, nói cách khác là sự tác động có ý thức của chủ thể

quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo
dục đạt được kết quả cao nhất của mục đích giáo dục đã đề ra.
1. 2.3. Khái niệm văn hố vật chất và văn hóa tinh thần
- Văn hóa là sự hợp nhất giá trị sáng tạo của con người trải qua nhiều thế
hệ, bao


12

gồm nhiều lĩnh vực, đa dạng về sản phẩm. Sản phẩm văn hóa tồn tại theo hình
thức vật chất hoặc phi vật chất. Sản phẩm văn hóa khơng ngừng được con người
sáng tạo, lưu giữ vận dụng và phát triển.
Văn hóa tinh thần là tồn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các
hoạt động trí tuệ cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với
những nhân cách, tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. Văn hố tinh thần tồn tại
dưới nhiều hình thái. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử... đã được hình
thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá trị và lí
tưởng đạo đức, tơn giáo, thẩm mĩ, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng, …. Theo nghĩa
hẹp, văn hoá tinh thần được coi là một phần của nền văn hóa, gắn với cuộc sống
tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lí tưởng, kiến thức.
Thật ra con người đã đi những bước dài cả về vật chất lẫn tinh thần, trong
đó những bước đi về tinh thần cịn lớn hơn nhiều những bước đi về vật chất, từ
chủ nghĩa thần linh qua tôn giáo, đến triết học và các hệ giá trị, các hệ tư tưởng.
Con người đang dần dần giải phóng mình ra khỏi các định kiến tinh thần. Đó là
những bước đi khổng lồ, là nền tảng của sự phát triển kinh tế, khoa học và cơng
nghệ. Nếu Galileo Galilei khơng tự giải phóng mình ra khỏi sự ràng buộc của
Thiên Chúa giáo cực đoan thì làm sao bây giờ chúng ta có sự phát triển đến
computer, đến Internet
Văn hố tinh thần có vai trị rất quan trọng trong cuộc sống con người, đời
sống vật chất của con người bao giờ cũng gắn liền với đời sống tinh thần như một

bộ phận hữu cơ không thể thiếu. Văn hố tinh thần góp phần tạo nên một bản sắc
văn hoá riêng cho mỗi dân tộc và từ những cái riêng đó sẽ tạo nên cái chung cho
cả một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2.4. Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh
Văn hóa dân tộc là đặc trưng cơ bản, là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Mỗi dân
tộc đều có di sản và TTVHDT riêng. TTVHDT của mỗi dân tộc được tồn tại nhờ
giáo dục là con đường chuyển tải, là cầu nối giữa tri thức văn hóa với con người.
Nội dung văn hóa dân tộc được giáo dục và giảng dạy có định hướng với một số


13

hệ thống chuẩn mực các giá trị hàm chứa trong nó sẽ đóng vai trị quyết định
trong việc hình thành nhân cách cho học sinh và góp phần đáng kể vào việc giữ
gìn bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.
TTVHDT là những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của
mỗi một dân tộc, những hạt nhân giá trị tức là không phải tất cả mọi giá trị mà chỉ
nói những giá trị văn hóa tiêu biểu nhất, bản chất thật, chúng mang tính dân tộc
sâu sắc chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực như văn hóa nghệ thuật, sân khấu, hội
họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao tiếp ứng xử hàng ngày của người
dân tộc đó. Những TTVHDT đó được tạo thành và được khẳng định trong quá
trình phát triển của mỗi dân tộc, những truyền thống này luôn được thay đổi trong
quá trình lịch sử, những truyền thống lỗi thời bị xóa bỏ, những truyền thống mới,
tiến bộ được bổ sung.
Giáo dục TTVHDT ở trường PT DTNT là cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản, những hiểu biết về vốn TTVH của các dân tộc trên quê hương
mình như kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, tín ngưỡng, tơn giáo, sử thi,… Từ
các tri thức trên dẫn tới hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng tiếp cận,
khai thác tri thức và vốn TTVH của địa phương để tiếp thu, học hỏi, vận dụng
trong hoạt động hiện tại cũng như sau này.

Giáo dục truyền thống văn hóa, bồi dưỡng ý thức dân tộc, nâng cao thái độ
trân trọng di sản văn hóa dân tộc và trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng
đồng và quê hương, hình thành ở học sinh phẩm chất tâm hồn tình cảm trong
sáng, cao đẹp, yêu thương gắn bó với cộng đồng. Giáo dục TTVHDT làm phong
phú nội dung giáo dục đặc thù trong trường PT DTNT, góp phần giáo dục cho học
sinh nhân cách con người mới có tri thức và văn hóa, đáp ứng công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi.
Giáo dục TTVHDT là giáo dục cho học sinh nhận thức được “Nền văn hóa
Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Trên
cơ sở đó các em khơng mơ hồ hay chối bỏ đối với văn hóa dân tộc mình, đồng


14

thời biết tơn trọng cả văn hóa của các dân tộc khác, vừa biết làm chủ di sản văn
hóa do ông cha để lại, vừa biết sáng tạo và tiếp thu những giá trị văn hóa mới.
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc
Quản lý GD là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên
nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái
niệm quản lý GD cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ đề
cập tới khái niệm GD trong phạm vi quản lý một hệ thống GD nói chung mà hạt
nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học. Về khái niệm quản lý GD các nhà
nghiên cứu đã quan niệm như sau:
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực
hiện được những tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục
tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [21, tr.89].
Từ những khái niệm trên, chúng tôi cho rằng quản lý hoạt động GD TTVH

dân tộc là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (đối
tượng quản lý) nhằm đưa hoạt động GD TTVH đạt tới mục tiêu đã đề ra một cách
hiệu quả nhất.
1.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER
1.3.1. Đặc điểm về địa lí tự nhiên và dân cƣ
Đồng bằng sơng Cửu Long nằm ở hạ lưu sơng Mê Cơng, phía Bắc giáp
Campuchia, phía đơng giáp sơng Vàm Cỏ, phía nam giáp biển Đơng và phía tây
giáp vịnh Thái Lan. Trong lịch sử hành chính trước thế kỷ XIX, đồng bằng sơng
Cửu Long được gọi là “Nam Kì lục tỉnh” hoặc “các tỉnh miền Tây Nam Bộ”. Hiện
nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm địa phận của một thành phố
(Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu
Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau). Đây là
một vùng đồng bằng màu mỡ, có mạng lưới sơng ngòi chằng chịt, được bồi đắp


15

bỡi phù sa sông Tiền, sông Hậu và phù sa của biển, một vùng khí hậu ổn định,
trong năm phân ra hai mùa mưa, nắng rõ rệt).
Tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng sơng Cửu Long rất phong phú. Ngồi
tài nguyên về đất và nước, đồng bằng sông Cửu Long cịn nhiều tài ngun
khống sản, rừng tự nhiên cịn khoảng 260.000 ha, chiếm 6,8% diện tích đồng
bằng sơng Cửu Long, tài nguyên thủy sản luôn là thế mạnh, với bờ biển dài
743km, chiếm 22,5% chiều dài cả nước, chạy từ biển Đơng sang vịnh Thái Lan,
Trữ lượng hải sản tồn vùng chiếm 40 -45% trữ lượng hải sản của cả nước. Tiềm
năng mặt nước cho nuôi trồng thủy sản khoảng nửa triệu hecta. Ở đây cịn có
nhiều loại nơng sản phong phú, đa dạng, đặc biệt là các loại trái cây nhiệt đới với
nhiều chủng loại và sản lượng lớn.
Cư dân nơi đây chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, trong các dân
tộc cư trú ở đây, người Khmer là cư dân có mặt ở vùng đất này từ rất sớm.

Trong suốt quá trình cộng cư gần ba thế kỷ qua, các dân tộc ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long đã đoàn kết lao động sản xuất, cải tạo địa bàn sinh tụ, đồn
kết chống sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, sự xâm lược của ngoại bang,
bảo vệ lãnh thổ chung của cả cộng đồng, họ đã cùng có chung vận mệnh lịch sử,
có chung lợi ích … Q trình đó đã tạo điều kiện cho các dân tộc có sự giao lưu,
tiếp biến văn hóa, hình thành nên một diện mạo văn hóa vùng đa dạng, phong phú
bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc.
Cho đến nay, đồng bào dân tộc Khmer vùng đồng bằng sơng Cửu Long có
khoảng trên 1,2 triệu dân, cư trú xen kẽ và tập trung đông ở các tỉnh: An Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Địa
bàn cư trú thường là vùng có điều kiện sinh thái khắc nghiệt, vùng nông thôn
nghèo và chậm phát triển.
Trong quá trình đồn kết cải tạo thiên nhiên ở vùng đồng bằng này từ lúc
còn hoang sơ đến khi trở thành một địa bàn sinh tụ hấp dẫn, các dân tộc nơi đây
đã đồng cảm với nhau và vun đắp một tình cảm chân thành ruột thịt khơng thể
chia cắt. Đó là những nét đẹp, giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng đồng


16

bằng sơng Cửu Long nói chung, của dân tộc Khmer nói riêng cần được giữ gìn và
phát huy hơn nữa trong hiện tại và tương lai.
Người Khmer vùng đồng bằng sơng Cửu Long và người Khmer ở
Campuchia có những nét gần gũi nhau về đặc trưng văn hóa tộc người. Nhưng do
sống tách biệt lâu dài với nhau, nên người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long có
những đặc điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt từ khi nhà
Nguyễn sáp nhập vùng Biên Hòa –Gia Định, Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam,
người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã dần dần tách khỏi cộng đồng tộc
người Khmer ở Campuchia để trở thành một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.

1.3.2. Sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất
Những giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sơng Cửu Long được thể
hiện trên nhiều phương diện cả vật chất lẫn tinh thần, tức là tổng thể các yếu tố
văn hóa mang tính đặc trưng, thể hiện bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc
Khmer. Đồng thời, những giá trị văn hóa đó cịn thể hiện sự đồng điệu, sự liên kết
giao thoa với văn hóa các dân tộc trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phản
ánh những đặc điểm của vùng sơng nước Cửu Long và truyền thống đồn kết,
“chung lưng đấu cật” của các dân tộc trong công cuộc mưu sinh, cải tạo thiên
nhiên, chống áp bức, chống ngoại xâm để sinh tồn.

a. Sinh hoạt kinh tế
Sinh hoạt kinh tế chủ yếu của người Khmer là sản xuất nông nghiệp. Cùng
với nghề làm rẫy trên những giồng đất cao mà từ lâu họ đã chọn làm địa bàn cư
trú, người Khmer còn biết khai thác những vùng trũng bao quanh để trồng lúa
nước từ sớm. Các biện pháp thủy lợi mà họ sử dụng khá phong phú và phù hợp
với từng địa bàn.
Từ khi người Việt, người Hoa, người Chăm đến vùng đồng bằng sơng Cửu
Long thì các dân tộc đã có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, làm
cho sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn, sinh hoạt kinh tế cũng phong
phú hơn. Người Khmer đã tìm ra hàng trăm giống lúa thích hợp với thiên nhiên


×