Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đặc điểm truyện thơ nôm diễm tình (qua trường hợp truyện kiều của nguyễn du và truyện hoa tiên của nguyễn huy tự)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.08 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG TRANG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
(QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
VÀ TRUYỆN HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG TRANG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
(QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
VÀ TRUYỆN HOA TIÊN CỦA NGUYỄN HUY TỰ)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN PHONG NAM

Đà Nẵng – Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Phương Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................3
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................4
5. Đóng góp luận văn...............................................................................9
6. Bố cục của luận văn ...........................................................................10
CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH TRONG LOẠI HÌNH
TRUYỆN THƠ NƠM VIỆT NAM...............................................................11
1.1. TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC
ĐỘC ĐÁO........................................................................................................11
1.1.1. Khái niệm truyện thơ nôm diễm tình...........................................11
1.1.2. Vấn đề phân loại truyện thơ nơm diễm tình ................................18
1.1.3. Truyện Kiều, Truyện Hoa Tiên – những trường hợp tiêu biểu cho
truyện thơ nơm diễm tình.......................................................................23
1.2. Q TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỆN THƠ
NƠM DIỄM TÌNH...........................................................................................30

1.2.1. Những tiền đề cho sự ra đời của truyện thơ nơm diễm tình ........30
1.2.2. Sự phát triển của truyện thơ nơm diễm tình ...............................36
CHƯƠNG 2: CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TRUYỆN THƠ NƠM
DIỄM TÌNH (QUA KHẢO SÁT TRUYỆN KIỀU, TRUYỆN HOA TIÊN)41
2.1. HIỆN TƯỢNG TIẾP BIẾN CỐT TRUYỆN ĐỐI VỚI TRUYỆN THƠ
NƠM DIỄM TÌNH...........................................................................................42
2.1.1. Sáng tạo dựa trên cốt truyện có sẵn .............................................42
2.1.2. Khai thác tối đa các phiến đoạn tâm lý.......................................44


2.1.3. Tiết giản chất tự sự, gia tăng chất trữ tình ...................................49
2.2. SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CỦA TÁC PHẨM ....................................55
2.2.1. Từ tác phẩm văn xuôi đến truyện thơ nôm..................................55
2.2.2. Từ truyện kể đạo lý đến tiểu thuyết tâm lý ..................................62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN THƠ
NÔM DIỄM TÌNH (QUA KHẢO SÁT TRUYỆN KIỀU VÀ TRUYỆN
HOA TIÊN) .....................................................................................................68
3.1. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT.............................................68
3.1.1. Tái tạo nhân vật mang sắc thái tâm lý .........................................68
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật “chức năng” ................................75
3.2. BÚT PHÁP TẢ CẢNH NGỤ TÌNH.........................................................80
3.2.1. “Tâm trạng hóa” thiên nhiên........................................................80
3.2.2. Lối tả cảnh dùng màu sắc và âm thanh.......................................84
3.3. NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG NGÔN TỪ ...................................................88
3.3.1. Sáng tạo trong cách dùng từ.........................................................88
3.3.2. Phong cách “khẩu ngữ” ...............................................................92
3.4. THỂ THƠ LỤC BÁT VÀ TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH ..............95
3.4.1. Cách gieo vần...............................................................................95
3.4.2. Cách ngắt nhịp ...........................................................................100
KẾT LUẬN ...................................................................................................104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện thơ nơm là loại hình tự sự bằng thơ, mang những nét đặc trưng
của dân tộc, được định hình vào khoảng thế kỷ XVII và nở rộ, phát triển nửa
sau thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Bộ phận văn học này sáng tác bằng chữ
Nôm và phần lớn được viết theo thể lục bát, số ít khác viết theo thể thất ngơn
bát cú (thơ Ðường luật). Truyện thơ nơm đã có nhiều thế hệ học giả tìm tịi,
khám phá ở những góc độ khác nhau. Tuy vậy, mn ngả đường đến với loại
hình này vẫn cịn nhiều chuyện để bàn và nhiều vấn đề để khai thác.
Dựa trên tiêu chí về nội dung, ý nghĩa cốt truyện truyện thơ nôm, chúng ta
có những nhóm truyện khác nhau, trong đó có truyện thơ nơm diễm tình. Nhóm
truyện này thường được viết nên từ những vần thơ mơ tả tình u - một thứ
duyên nợ của kiếp người với những sắc thái, cung bậc cảm xúc khác nhau.
Truyện thơ nơm diễm tình gắn với sự phát triển cao nhất của lịch sử phát
triển truyện thơ nôm cũng như lịch sử phát triển văn học Việt Nam. Tuy đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu đạt thành tựu và giá trị nhất định, nhưng đến nay
vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào khảo sát cụ thể về nhóm truyện này. Và
nếu có thì cũng gộp chung vào tìm hiểu loại hình truyện thơ nơm hoặc đi sâu
phân tích từng tác phẩm cụ thể.
Chính vì vậy, ở luận văn này thông qua việc khảo sát trường hợp cụ thể,
chúng tơi sẽ tìm hiểu Đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình, minh chứng cho sự
phong phú về loại hình truyện thơ nơm, giúp cho việc hình dung diện mạo
truyện thơ nôm rõ ràng - một nét đẹp dân tộc. Đây là công việc “nhặt, gom
các kiến thức về đời. Như nhặt tìm bơng lúa gặt cịn rơi... Dẫu khơng tồn

ngọc, mà lẫn nhiều sỏi trắng...” (Saađi) thì chúng tơi cũng hy vọng được ít
nhiều chiếu cố.


2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm truyện thơ nôm diễm
tình được thể hiện qua cốt truyện, kết cấu, ngơn ngữ, nhân vật, bút pháp nghệ
thuật,.... Để rút ra những kết luận về truyện thơ nơm diễm tình, chúng tơi khảo
sát trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du và Truyện Hoa Tiên của Nguyễn
Huy Tự. Việc làm này là một hướng đi có tính chọn lọc, vừa là để tìm hiểu về
đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình nói chung vừa để tìm hiểu hai tác phẩm
này trên phương diện tiểu loại.
Truyện Kiều và Truyện Hoa Tiên là hai kiệt tác văn học cổ điển Việt
Nam, được nhiều tác giả khai thác, phân tích và nghiên cứu. Tuy nhiên trong
luận văn này, chúng tơi sẽ nhìn hai tác phẩm ở góc độ loại hình truyện thơ
nơm để rút ra đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình. Bởi vì cả hai tác phẩm đều
có những nét tiêu biểu, có sự gần gũi và những điểm tương đồng rất lý thú.
Thứ nhất, cả hai đều là những tác phẩm vào loại xuất sắc của loại hình
truyện thơ nơm. Nếu Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự là một trong các
tác phẩm mở đường thì Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của truyện
thơ nơm diễm tình cũng như là đỉnh cao của loại hình truyện thơ nơm. Hai tác
phẩm đã khẳng định vai trị trong tiến trình phát triển và hồn chỉnh loại hình.
Thứ hai, cả hai truyện đều có đầy đủ tính chất của một tác phẩm đại diện
cho tinh thần văn học viết thời trung đại, đó là những truyện thơ nôm được
viết bằng nghệ thuật điêu luyện, chứa đựng nội dung phong phú, sâu
sắc. Ngoài ra, cả hai tác phẩm cũng khá minh bạch về lai lịch, đều là những
tác phẩm đã tìm được các văn bản liên quan lẫn nhau (Kim Vân Kiều
truyện và Truyện Kiều; Đệ bát tài tử Hoa tiên ký và Hoa Tiên truyện), có

nguồn gốc xuất xứ từ nước ngồi. Đặc biệt, cả hai tác phẩm đều có sự đồng
điệu trong cách dùng ngôn từ, những thủ pháp nghệ thuật,... bộc lộ sức mạnh
của thơ ca truyền thống Việt Nam.


3

Về văn bản, chúng tôi sử dụng: Truyện Kiều của Nguyễn Du (bản của
Đào Duy Anh, NXB Văn học, 1999) và Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy
Tự, Nguyễn Thiện (bản của Đào Duy Anh, NXB Văn học, 1976).
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này đi vào nghiên cứu đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình qua
hai trường hợp tiêu biểu. Để nghiên cứu đạt hiệu quả, chúng tôi vận dụng, kết
hợp các phương pháp: phương pháp chọn mẫu, phương pháp loại hình,
phương pháp thống kê phân loại, phương pháp so sánh đối chiếu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu để phân tích hai trường hợp
tiêu biểu, từ đó rút ra đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình. Những đặc điểm và
tính chất của mẫu có thể suy ra đặc điểm, tính chất tổng thể. Quan trọng là
mẫu (tức hai truyện này) có khả năng đại diện.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng dùng phương pháp loại hình trong cách phân
loại tiểu loại truyện này với tiểu loại truyện khác. Kết quả phân loại chứng
minh cho sự tồn tại tiểu loại truyện thơ nơm diễm tình cũng như phát hiện
những tính chất đặc thù, riêng biệt của hiện tượng văn học, mà cụ thể ở đây là
đặc điểm truyện thơ nôm diễm tình.
Trong q trình làm luận văn này, chúng tơi cũng sử dụng phương pháp
so sánh, đối chiếu giữa các nhóm truyện trong loại hình truyện thơ nơm, từ đó
làm nổi bật, khắc đậm cái riêng, tính mới lạ của vấn đề. Mặt khác, nhờ mở
rộng so sánh, tìm ra chỗ giống, chỗ khác nhau, chúng tơi có thể hiểu rõ hơn
bản chất và vị trí của truyện thơ nơm diễm tình trong mối tương quan với loại
hình truyện thơ nơm.

Ngồi ra, chúng tơi cũng dựa vào phương pháp thống kê, phân loại để
thu thập, tổng hợp và phân tích tần số xuất hiện các yếu tố liên quan trong tác
phẩm, từ đó phát hiện ra bản chất vấn đề và lý giải để thấy được ý nghĩa, giá
trị của chúng trong tổng thể.


4

4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Truyện thơ nôm ngay từ khi ra đời đã có sức cuốn hút mạnh mẽ các nhà
nghiên cứu. Đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XX, với việc vận dụng những
lý thuyết có tính phương pháp luận, nhiều nghiên cứu đã có tính đột phá.
Từ rất sớm (năm 1979), trong cơng trình nghiên cứu Truyện Kiều và thể
loại truyện nôm, tác giả Đặng Thanh Lê đã dành một sự quan tâm lớn đối với
vấn đề truyện thơ nôm. Trên cơ sở điểm qua con đường hình thành, phát triển
truyện nơm, tác giả bàn khá cụ thể những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật
(nguồn gốc cốt truyện truyện nôm; bút pháp tự sự; chủ đề, đề tài) của thể loại
này trên tiến trình phát triển của dòng tự sự Việt Nam. Đặng Thanh Lê xem
“truyện nôm là một thể loại tiểu thuyết cổ điển Việt Nam” [27, tr.49]. Nhưng
tác giả lại dành nhiều tâm lực để tìm hiểu Truyện Kiều - truyện thơ nôm tiêu
biểu nhất hơn là chú trọng nghiên cứu loại hình văn học này. Ở đây, truyện
thơ nơm chỉ được nghiên cứu với tư cách là một đối tượng làm sáng tỏ những
vấn đề của Truyện Kiều. Tuy thế, những nhận xét về cách thức xây dựng nhân
vật, vai trò của ngơn ngữ độc thoại hay hình tượng thiên nhiên trong các tác
phẩm truyện thơ nôm viết về chủ đề tình yêu như Truyện Hoa Tiên, Truyện
Kiều... hoặc ý nghĩa của tiếng nói tình u tự do trong Truyện Kiều là những
phát hiện có ý nghĩa.
Trong khi đó, cơng trình Truyện nôm lịch sử phát triển và thi pháp thể
loại (năm 1993) của Kiều Thu Hoạch lại nghiên cứu truyện nơm khá tồn
diện. Tác giả giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của truyện nôm: nguồn gốc

và lịch sử phát triển thể loại truyện nôm; thi pháp của truyện nôm; chức năng
tư tưởng - thẫm mỹ của truyện nôm cũng như đặt truyện nôm trong tương
quan so sánh loại hình với thể loại truyện thơ các dân tộc bản địa, khu vực ...
Đặc biệt, ở chương III của công trình này, tác giả đi sâu tìm hiểu thi pháp
truyện nôm. Tác giả đề cập đến cấu trúc thể loại truyện nơm với mơ hình hóa


5

Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ, đây là một mơtip trong nhóm truyện thơ nơm
diễm tình. Cịn ở chương V, khi phân loại, tác giả chỉ nói sơ qua cách phân
chia đề tài từ các truyện cổ của Trung Quốc. Dù đã chỉ ra những đặc điểm
truyện nôm nhưng tác giả chỉ mới nói chung chung và chưa đi sâu vào từng
nhóm truyện như tác giả đã phân loại. Điều này một phần do tác giả mới đặt
truyện nơm trong tương quan với truyện cổ tích mà chưa chú trọng nhiều đến
sự ảnh hưởng qua lại giữa truyện thơ nôm Việt Nam với các tiểu thuyết tài tử
- giai nhân của Trung Quốc. Chính vì vậy, nhóm truyện thơ nơm diễm tình tác
giả chưa thật sự quan tâm nhiều.
Cơng trình nghiên cứu Truyện thơ nơm - những nghiên cứu hình thái
học, tác giả Nguyễn Phong Nam cho thấy nhiều điểm mới mẻ đối với loại
hình truyện thơ nơm. Từ góc nhìn hình thái học, tác giả đưa ra cách phân loại
truyện thơ nôm riêng. Tác giả cho rằng truyện thơ nôm không thể gọi là thể
loại mà phải là loại hình văn học - loại hình truyện thơ nơm. Theo đó, tác giả
chia truyện thơ nơm gồm hai loại: truyện nơm hư cấu và truyện nơm chuyển
thể. Có thể nói quan điểm phân loại mới mẻ này đã khắc phục được những
hạn chế của các cách phân loại trước đó. Nó là nguồn tư liệu góp phần định
hướng tiếp cận tiểu loại truyện thơ nôm cho người viết. Ở cơng trình nghiên
cứu này, tác giả Nguyễn Phong Nam đưa ra một số đặc trưng của truyện thơ
nôm, trong đó ở phần V, tác giả đi sâu viết về Nét đặc sắc trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du. Những đặc điểm về mơtip của loại hình truyện thơ nơm và

phần V là gợi ý cho người viết đối với các vấn đề liên quan đến luận văn, đặc
biệt là trong cách phân loại khi nhìn truyện thơ nơm là một loại hình văn học.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu khác trên thực tế cũng mang
lại cho chúng tơi những hiểu biết nhất định về q trình hình thành, phát triển
cũng như những đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ nơm.
Các cơng trình này trở thành những tài liệu tham khảo quý báu đối với người


6

viết khi tiến hành làm luận văn: Với cơng trình Thi pháp Truyện Kiều, Trần
Đình Sử đã đặt Truyện Kiều trong tương quan so sánh với Kim Vân Kiều
truyện. Từ đó, tác giả khẳng định sức sống mn đời của Truyện Kiều trong
lịch sử văn học dân tộc. Tác giả giới thiệu khái quát về tiểu thuyết tài tử - giai
nhân của Trung Quốc (dung lượng, mơ hình cốt truyện, những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật...). Đồng thời, tác giả đặt ra vấn đề cần phải nghiên
cứu Truyện Kiều cũng như các tác phẩm truyện thơ nơm có cốt truyện từ nước
ngoài trong tương quan so sánh với các tiểu thuyết tài tử - giai nhân của
Trung Quốc. Theo tác giả “sự tiếp nhận loại tiểu thuyết tài tử - giai nhân gắn
liền với nhu cầu giải phóng cá tính, tình u tự do đã tạo thành một loại
truyện nôm tài tử - giai nhân trong văn học Việt Nam” [52, tr.51]. Từ quan
điểm so sánh này, Trần Đình Sử đi vào tìm hiểu những đặc điểm thi pháp của
Truyện Kiều: mơ hình tự sự, ngơn ngữ nghệ thuật, nhân vật, cách kể chuyện...
với mục đích tìm ra những sáng tạo của thi hào Nguyễn Du khi vay mượn cốt
truyện từ một tác phẩm nước ngồi.
Trong cơng trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ
XIX của Nguyễn Lộc, tác giả chia truyện thơ nôm làm hai loại: truyện nôm
bác học và truyện nơm bình dân. Đối với truyện nơm bác học, Nguyễn Lộc đi
vào nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, trong đó có những chương cụ thể,
tác giả nói đến Truyện Hoa Tiên (chương III), Truyện Kiều (chương IX), vốn

là những truyện thơ nôm mà người viết sử dụng trong phạm vi của luận văn
này. Trong quá trình tiếp cận Truyện Hoa Tiên, ông cho rằng đây là “một câu
chuyện tình u có tác dụng chống phong kiến” [31, tr.231] và thành công
chủ yếu là về phương diện nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng nhân vật có bản
sắc, trong đó tiếng nói tình cảm của nhân vật được thể hiện khá rõ nét.
Cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX (năm
1999) của nhóm tác giả Đặng Thanh Lê, Hồng Hữu n, Phạm Luận cũng


7

đề cập đến truyện thơ nơm. Nhóm tác giả này trong quá trình khái quát những
đặc điểm nội dung, nghệ thuật cùng những thành tựu nổi bật của một giai
đoạn văn học Việt Nam đã đi vào tìm hiểu truyện thơ nơm. Ngồi việc giới
thiệu sơ bộ diện mạo bộ phận văn học này, các tác giả còn đi vào giới thiệu
một số tác phẩm truyện thơ nôm tiêu biểu, trong đó có tác phẩm Truyện Kiều.
Nhìn chung ở khía cạnh văn học sử thì đây là cơng trình cung cấp cái nhìn sơ
lược nhất về truyện thơ nơm trong q trình vận động của nền văn học dân
tộc. Ngồi ra, ở cơng trình này, nhóm tác giả cũng dành những trang viết bàn
về các tác phẩm cụ thể đề cao tiếng nói tình u tự do, chống phong kiến của
các nhân vật tài tử - giai nhân. Đó là những ý kiến đáng chú ý, có ý nghĩa
tham khảo quan trọng đối với người viết trong quá trình triển khai luận văn
của mình, nhất là trên phương diện xây dựng nhân vật và giá trị nội dung của
tác phẩm truyện thơ nơm. Tuy nhiên nói về sự phân loại để đi đến đặc điểm,
cơng trình này vẫn chưa khái qt một cách cụ thể.
Hay trong cơng trình nghiên cứu Văn học trung đại Việt Nam, tác giả
Nguyễn Thị Nhàn đã viết riêng một chương về truyện thơ nôm. Tác giả chỉ ra
những đặc điểm về nội dung lẫn nghệ thuật của truyện thơ nôm. Về nội dung,
tác giả đề cập đến khát vọng hạnh phúc lứa đôi và sự chiến thắng của tình u
tự do ngồi khn khổ lễ giáo phong kiến; số phận con người trong cuộc đấu

tranh chống lại các thế lực xã hội,... Về nghệ thuật, tác giả đề cập đến kết cấu
truyện thơ nôm là Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ, đây là một cơng trình có ý
nghĩa tham khảo cho người viết.
Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử
dưới góc nhìn thi pháp đã tiếp cận hệ thống văn học trung đại Việt Nam, chủ
yếu là thi pháp của các thể loại. Trong đó, tác giả dành một phần để bàn về
truyện thơ nôm. Từ việc khái quát những nhận xét hoặc nghiên cứu của người
đi trước, tác giả đã nêu ra con đường đi của truyện thơ nôm, chia truyện thơ


8

nôm thành hai loại: truyện thơ nôm bác học và truyện thơ nơm bình dân. Đối
với truyện nơm bác học, tác giả đã tinh ý khi nhận ra rằng hầu hết truyện thơ
nơm văn nhân là tình u giữa tài tử và giai nhân. Ở đây cũng có nhiều bất
cơng xã hội, nhưng chủ yếu là những chuyện tình yêu, cho phép bộc lộ khía
cạnh riêng tư thầm kín của con người. Tuy vậy, tác giả lại chưa khái quát được
những đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình.
Nhìn chung, lĩnh vực nghiên cứu truyện thơ nôm trong những năm gần
đây đã có nhiều khởi sắc. Những cuộc trao đổi, thảo luận trên các tờ báo và
tạp chí chứng tỏ những mối quan tâm xã hội ngày càng tăng và cũng kích
thích những nghiên cứu tiếp tục như: luận văn Đặc điểm nghệ thuật “môtip
tài tử - giai nhân” trong truyện thơ nôm của tác giả Nguyễn Thị Loan (Đà
Nẵng). Luận văn đã tìm hiểu sự chi phối của mơtip tài tử - giai nhân đối với
truyện thơ nôm trên hai phương diện là cốt truyện, nhân vật và tập trung khai
thác ở nhóm truyện thơ nơm vay mượn chuyển thể. Hay luận văn Thi pháp
truyện kể truyện thơ Nôm của tác giả Võ Thị Yến Sương (Đà Nẵng) cũng đi
sâu nghiên cứu tính chất truyện kể của truyện thơ nơm: cốt truyện, mơ hình
cấu trúc, tổ chức hệ thống nhân vật, sự kiện và cách tổ chức văn bản, đặc
điểm ngôn từ truyện kể. Với những luận văn đã khái quát trên, các tác giả chủ

yếu tập trung nghiên cứu đặc điểm môtip tài tử - giai nhân của loại hình
truyện thơ nơm hoặc tính chất truyện kể của loại hình truyện thơ nơm mà
chưa đề cập đến vấn đề đặc điểm truyện thơ nơm diễm tình.
Ngồi ra, loại hình truyện thơ nôm cũng thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu trong các bài báo khoa học, các chuyên luận, các giáo trình.
Hầu hết, những vấn đề được đặt ra chỉ ở một khía cạnh nhỏ, đi sâu phân tích
yếu tố nào đó hoặc nghiên cứu một số tác phẩm cụ thể mà chưa có sự khái
quát về nhóm truyện thơ nơm diễm tình. Tuy vậy, đó là những bài viết có tính
chất khơi gợi và tham khảo thêm cho chúng tơi: “Đặc sắc trong hình tượng


9

Thúy Kiều của Nguyễn Du” của Hoàng Trọng Quyền (Nghiên cứu văn học số
4 - 2013); “Nghiên cứu motif trên bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt
truyện” của La Mai Thi Gia (Nghiên cứu văn học số 7 - 2013); “Mơ hình nhân
vật từ Hoa tiên ký đến các truyện nôm bác học giai đoạn sau” của Ngô Thị
Thanh Nga (Nghiên cứu văn học số 10 - 2011), ....
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu truyện thơ nơm hiện đang được
lưu hành trong giới khoa học mức độ nơng sâu đậm nhạt chất lượng có khác
nhau, nhưng hầu như các tác giả đều thừa nhận sự tồn tại của nhóm truyện thơ
nơm diễm tình thơng qua việc nhắc đến thuật ngữ tài tử - giai nhân - một đặc
điểm của nhóm truyện này.
Song cũng đến nay, tiểu loại truyện này vẫn chưa được nghiên cứu định
tính đầy đủ. Trên tất cả các tiêu chí định hướng, chưa ai chỉ ra một cách cặn
kẽ vai trị của nhóm truyện thơ nơm diễm tình đóng góp như thế nào trong sự
phát triển loại hình truyện thơ nơm nói riêng và sự phát triển văn học Việt
Nam nói chung. Dù vậy ý kiến của các nhà nghiên cứu trên là nguồn tài liệu
tham khảo vô cùng quý báu để người viết triển khai đề tài đặc điểm truyện thơ
nơm diễm tình.

5. Đóng góp luận văn
Trên cơ sở kiến thức của những bậc tiền bối đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng
áp dụng những phương pháp luận thích hợp để đi tìm đặc điểm của nhóm
truyện này. Có thể, trong luận văn còn nhiều chỗ lặp lại những vấn đề mà các
nhà nghiên cứu trước đã kinh qua, nhưng những phương pháp chúng tôi áp
dụng cho luận văn này sẽ làm cho những người quan tâm muốn tham khảo và
đặt ra những câu hỏi mà công việc chúng tôi đang làm. Dù đã có độ lùi về thời
gian, nhưng việc đi tìm hiểu bất cứ một vấn đề gì là cả một cuộc hành trình,
nên việc làm của chúng tơi là chưa chấm dứt. Nghiên cứu Đặc điểm truyện thơ
nơm diễm tình sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức về truyện thơ nôm


10

diễm tình; về hình ảnh xã hội thế kỷ XVIII - XIX, chỉ ra những nét vay mượn
và sáng tạo trong nghệ thuật. Từ đó cho phép chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ
hơn về nhóm truyện cũng như những tác phẩm có giá trị. Tìm hiểu hai tác
phẩm tiêu biểu sẽ giúp chúng ta thấy được quá trình vận động và phát triển của
loại hình truyện thơ nơm. Nghiên cứu đề tài này, bản thân người viết sẽ có điều
kiện sưu tầm, tìm hiểu sâu sắc hơn nhóm truyện thơ nơm diễm tình. Người viết
cũng hy vọng sẽ góp thêm một phần nghiên cứu cho loại hình truyện thơ nơm.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn này ngồi phần mở đầu, kết luận, phần mục lục và danh mục
tài liệu tham khảo cịn có ba chương chính như sau:
Chương 1. Truyện thơ nơm diễm tình trong loại hình truyện thơ nơm
Việt Nam: Ở chương này, chúng tơi sẽ tìm hiểu khái niệm truyện thơ nơm
diễm tình, phân loại nhóm truyện trong loại hình truyện thơ nơm, tìm hiểu q
trình vận động, phát triển của nhóm truyện. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giới
thiệu những tác phẩm tiêu biểu của truyện thơ nơm diễm tình: Truyện Kiều,
Truyện Hoa Tiên, từ đó tạo cơ sở xây dựng một cách hiểu chung nhất cho

tồn bộ luận văn.
Chương 2. Con đường hình thành truyện thơ nơm diễm tình: Trong
chương này, chúng tơi tập trung tìm hiểu sự tiếp biến về cốt truyện và thay
đổi về hình thái cấu trúc của truyện. Tìm hiểu sự thay đổi đó như thế nào, ra
sao,... để hiểu được sự vận động và phát triển của truyện thơ nơm diễm tình.
Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật truyện thơ nơm diễm tình: Bên
cạnh những đặc điểm nghệ thuật loại hình truyện thơ nơm nói chung đều phải
có, chúng tôi chú ý một số đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của nhóm truyện, đó
là: nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngồi ra, nhóm
truyện này cịn có một số đặc điểm nghệ thuật đáng chú ý khác như ngôn từ,
thể thơ lục bát, ....


11

CHƯƠNG 1

TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH
TRONG LOẠI HÌNH TRUYỆN THƠ NƠM VIỆT NAM
Truyện thơ nơm là loại hình văn học độc đáo, có giá trị của nền văn học
Việt Nam, phản ánh hiện thực với phạm vi tương đối rộng. Vì vậy có người
gọi truyện thơ nơm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Truyện thơ
nôm được sáng tác bằng chữ Nơm, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh
thần của dân tộc Việt. Cùng với sự phát triển của loại hình truyện thơ nơm,
truyện thơ nơm diễm tình là nhóm truyện được khẳng định qua thời gian và sự
hâm mộ của quần chúng nhiều thế hệ. Gắn liền với nhóm truyện này là các tác
phẩm khơng chỉ tiêu biểu cho loại hình truyện thơ nơm mà cịn mang lại dấu ấn
nền văn học dân tộc Việt.
Song khi đi sâu nghiên cứu nhóm truyện thơ nơm diễm tình, chúng ta sẽ
gặp một số vấn đề khó giải quyết như: nguồn gốc, sự phát triển, thời điểm

sáng tác, ... Bước đầu, các nhà nghiên cứu đã có ý kiến về những vấn đề trên,
tuy mới dừng lại ở mức độ cơ bản nhưng đây là nền tảng để chúng tơi đi sâu
nghiên cứu đặc điểm nhóm truyện này.
1.1. TRUYỆN THƠ NƠM DIỄM TÌNH – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN
HỌC ĐỘC ĐÁO
1.1.1. Khái niệm truyện thơ nơm diễm tình
Truyện thơ nơm diễm tình là gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản, rất dễ
trả lời nhưng khi tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu của học giới viết về vấn
đề này mới thấy thật ra rất ít người đề cập tới và dường như đây vẫn là một
vấn đề mở. Hiện tại, chưa có một định nghĩa nào thực sự thuyết phục về khái
niệm trên. “Yêu cầu xác định một cách minh bạch tính chất của nhóm truyện
thơng qua thao tác định danh là vơ cùng cần thiết” [39, tr.13]. Bởi vì điều này


12

có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu, phân loại loại hình truyện thơ nơm
và các nghiên cứu liên quan đến nhóm truyện.
Trước khi tìm hiểu khái niệm truyện thơ nơm diễm tình, chúng tơi muốn
nói sơ qua khái niệm “truyện thơ nơm” và “diễm tình” của một số nhà nghiên
cứu từ tên gọi khởi thủy đến khi khái niệm “truyện thơ nơm diễm tình” định
hình thành một thuật ngữ văn học.
Trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, hàm nghĩa của hai khái
niệm trên đã có những biến đổi lớn. Trước hết, đối với khái niệm “truyện thơ
nơm”, đây là hình thức văn chương được gọi bằng nhiều tên nhất: truyện thơ,
truyện diễn nôm, truyện ngắn, tiểu thuyết quốc ngữ, tiểu thuyết bằng văn
vần,… nhưng có lẽ phổ biến nhất là “truyện nôm”. Tên gọi này thông dụng
trong các sách giáo khoa và chuyên luận như Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam (1957), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957 - 1958), Giáo trình Lịch
sử văn học Việt Nam T.3 (1963), Lịch sử văn học Việt Nam tân biên giản ước

(1960), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, T.2
(1978), Truyện Kiều và thể loại truyện nôm (1979), Truyện Nôm nguồn gốc
và bản chất thể loại (1993), ...
Trong cuốn Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam, GS. Trần Đình Sử khi
viết về vấn đề này, ơng dùng thuật ngữ truyện thơ nôm. Nhưng khi nghiên cứu
cụ thể chi tiết, ông lại sử dụng thuật ngữ truyện nơm. Ơng cho rằng truyện nơm
“là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ nôm và cũng do điều kiện lịch sử văn
xuôi nôm không phát triển, nghĩa là văn nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và
biền ngẫu, cho nên gọi như vậy mà không sợ nhầm lẫn là truyện văn xi
Nơm” [53, tr.332]. Nhìn chung cho đến nay, người ta vẫn hay gọi tên với cách
hiểu thông dụng như vậy. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, theo cách hiểu và định
danh trên liệu có nói hết được ý nghĩa của thuật ngữ này vì với hướng định
danh đó “chưa gợi ra được nét khu biệt của loại hình” [39, tr.9] cũng như chưa


13

định hình thành một thể tài với những thi pháp đặc trưng.
Năm 2008, với cơng trình Truyện thơ nơm - những nghiên cứu hình thái
học, nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam đưa ra sự định danh truyện thơ nơm
có biến đổi lớn so với các học giả trước đó. Tác giả cho rằng truyện thơ nôm,
với tư cách một loại hình văn học phải bao hàm các tính chất: truyện (kể, nói) +
(loại, thể) thơ + (lối văn) Nơm. Sự khu biệt ở đây được thể hiện trong thế dung
hợp tất cả các yếu tố” [39, tr.12]. Với cách gọi tên như vậy tác giả cho thấy
được đầy đủ tính chất của một loại hình văn học và ít nhất là đã hình thành một
thuật ngữ khoa học chính thức.
Chúng tôi nghĩ rằng, khái niệm truyện thơ nôm là cách hiểu đã q phổ
biến và có tính đặc định. Như cách hiểu trên, truyện thơ nơm là một loại hình
gắn với những tiêu chí cơ bản. Vì vậy, trong việc định danh nên gọi rõ ràng,
không viết tắt và giữ nguyên tên truyện thơ nôm. Với cách gọi tên và cách hiểu

như nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam đã nêu, chúng ta có được một thuật
ngữ sáng rõ, khơng phá vỡ tính loại hình, một u cầu hết sức quan trọng trong
nghiên cứu văn học.
Trong khi đó, diễm tình là từ ngữ mang tính mơ hồ theo tiêu chí tùy tinh
thần mỗi thời đại. Diễm tình theo nghĩa chung dịch từ Hán – Việt nghĩa là mối
tình đẹp. Vậy như thế nào là mối tình đẹp theo cách hiểu lúc bấy giờ ... thì chưa
ai dám trả lời cho câu hỏi trên. Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ thơng qua việc
định danh cho nhóm truyện.
Cho đến nay vẫn có những cách hiểu đơn giản về truyện thơ nơm diễm
tình và gộp chung nhóm truyện này với nhóm truyện tài tử - giai nhân. Theo
cách hiểu hiện nay thì truyện thơ nơm diễm tình là chỉ nhóm truyện thơ nơm
lấy “chuyện tình u hơn nhân của tài tử và giai nhân làm chủ đề. Do đó,
chúng ta thường hay gọi là truyện thơ nơm có quan hệ đến tài tử - giai nhân,
có thể gộp chung với nhóm truyện thơ nôm tài tử - giai nhân” [18]. Về kết


14

cấu tình tiết thì truyện tiến triển theo mơ thức gặp gỡ - lưu lạc - đồn viên.
Nhân vật chính là các tài tử - giai nhân, trong đó tài tử phải là những thư sinh
phẩm hạnh, tài hoa hơn người, nhất là tài văn chương thi phú; còn giai
nhân là các tiểu thư hồn hảo, “mạo, tình, tài” đều hoàn hảo cả. Đây là tiêu
chuẩn phổ biến được giới nghiên cứu truyện thơ nôm từ đầu thế kỷ XX cho
đến hiện tại công nhận là tiêu chuẩn giới định. Chúng tơi thấy, cách hiểu như
vậy đều có chỗ ưu và nhược của nó. Vì vậy, chúng tơi khơng thể khơng cân
nhắc chọn một cách hiểu thích đáng, có lợi cho việc nghiên cứu.
Theo chúng tôi, “truyện thơ nôm diễm tình” bao gồm những tác phẩm
thuộc loại hình truyện thơ nơm nói về chuyện tình u hơn nhân của nam nữ
thanh niên. Nhóm truyện này trước hết phải mang đầy đủ tính chất của loại hình
truyện thơ nơm tức là phải mang “tính chất của truyện kể được đảm bảo bởi cốt

truyện, tích truyện, hệ thống sự kiện, nhân vật, chất tự sự của tác phẩm, phải có
chất thơ và lối văn nơm - vừa có yếu tố văn tự, vừa có yếu tố phong cách ... một
lối tư duy đặc trưng của một thời đoạn văn hóa Việt (thời trung đại)” [39, tr.12].
Là nhóm truyện do “nhà nho tài tử” gia cơng, chỉnh lý, mượn cốt truyện sau đó
chuyển thể; lấy sự tiếp nhận làm cơ sở, nhưng là “văn học thành văn”. Nhóm
truyện này dấy lên vào giữa thế kỷ XVIII, thịnh hành vào đầu thế kỷ XIX, là một
dịng khác của truyện thơ nơm tài tử - giai nhân. Về kết cấu tình tiết truyện
khơng nhất thiết phải tuân theo mô thức gặp gỡ - lưu lạc - đồn viên nghĩa là mơ
thức gặp gỡ - lưu lạc - đồn viên vẫn là mơ thức căn bản nhưng cũng không phải
là tiêu chuẩn giới định bắt buộc, nhất nhất phải tn theo. Truyện thơ nơm diễm
tình vẫn sử dụng môtip tài tử - giai nhân với những tiêu chí riêng nhưng khơng
có nghĩa nó thuộc nhóm truyện tài tử - giai nhân với hình thái cấu trúc truyện
diễn biến phát triển theo quy luật nhân quả.
Nhân vật chính của nhóm truyện thơ nơm diễm tình là những tài tử - giai
nhân, có vai trị quyết định quan trọng để tạo thành nhóm truyện mang tính


15

chất như vậy. Họ hiện lên với “vẻ đẹp từ hình thức bên ngồi đến phẩm chất
tâm hồn và tài năng” [11, tr.128], trong đó nổi bật là tài thơ phú, đàn ca và
“đều đề cao hết mức giá trị của tình u đơi lứa” nhưng những câu chuyện
tình u khi đến hồi kết thúc không hẳn tương đồng.
Cặp nhân vật ấy cũng có những nét khác so với cặp nhân vật trong
nguyên tác bởi tính cách tài tử phong lưu nhưng lại hết sức phong nhã, đoan
trang. Ở đó họ đề cao tài, tình nhưng “khơng rơi vào cực đoan, mà thường
châm chước, sao cho ôn, nhu, đôn hậu, say mà biết dừng lại đúng chỗ, trang
nhã” [11, tr.641] nghĩa là họ vẫn luôn trọng chữ “đức”. “Họ đến với nhau để
thỏa mãn khát vọng về một tình yêu tự do và đẹp chứ không hẳn từ những dục
vọng chiếm đoạt theo kiểu “lạc nhi bất dâm” [11, tr.130]. Vì thế trong suy

nghĩ của những chàng trai cơ gái ấy dường như khơng có chỗ cho sự phóng
túng bản năng. Điều này khác với các nhân vật trong cốt truyện của Trung
Hoa. Đây là những biểu hiện về một tình yêu đẹp của những người yêu đẹp.
Tình yêu của họ vừa “rạo rực, réo rắt, rộn ràng nhưng cũng đầy kín đáo, đằm
thắm và rất phải đạo”. Đơi tài tử - giai nhân ấy dù khao khát một tình u tự
do, mãnh liệt, song khơng hề bng tuồng, phó mặc cho cảm xúc. Họ tự do
yêu đương, tự do thề nguyền đính ước, tự do lựa chọn người bạn trăm năm
cho mình, ... nhưng “khơng bng thả theo tình cảm của mình mà phải biết
giữ gìn” [11, tr.129]. Nghĩa là họ có quyền tự do lựa chọn người yêu nhưng
“khơng có nghĩa là q dễ dãi với người mình u hay với chính bản thân của
mình” [65, tr.189]. Tình yêu của những con người “rất có ý thức về mình, rất
nhân tình và cũng rất Việt Nam”.
Nhân vật tài tử phải là những thư sinh phẩm hạnh, tài hoa hơn người,
nhất là tài văn chương thi phú. Vào buổi ban sơ khi ra đời thì tài tử thường là
một văn nhân có tài năng văn học kiệt xuất nhưng dần dần tài tử có thể là một
anh hùng thời đại văn võ song tồn. Trong khơng ít tác phẩm, tài tử không chỉ


16

thi cử đỗ đạt cao, đạt được chức quan to, mà còn giỏi dùng binh khiển tướng,
trừ gian dẹp loạn. Quá trình biến chuyển ấy cũng “thể hiện sự biến đổi về
nhận thức của văn nhân truyền thống đối với hình tượng bản thân” [18].
Giai nhân thường là những cơ gái đẹp có thân phận, địa vị khơng giống
nhau. Họ không nhất thiết là tiểu thư con nhà quan lại hào phú mà về sau
cũng có cả ca nhi, kỹ nữ nhưng phải có tình, mạo (dung mạo), tài. Ban đầu,
hình tượng giai nhân trong văn học chỉ đơn thuần chú trọng dung mạo dần
chữ tình của giai nhân được văn nhân tô đậm lên và cái tài của giai nhân được
dụng công khắc họa rõ nét. Trong ba mặt đó, tình là cái trọng yếu nhất và là
đặc trưng khiến cho độc giả ấn tượng sâu sắc nhất. Điểm này được chứng

minh cụ thể ở Truyện Hoa Tiên lẫn Truyện Kiều. Giai nhân trong truyện thơ
nơm diễm tình đóng một vai diễn trọng yếu trong sinh hoạt xã hội. Họ chủ
động giao lưu thơ phú, tài văn chương có thể vượt cả tài tử; Họ chủ động
gặp gỡ tình lang đính ước hơn nhân;… Đấy là sự chuyển biến hình tượng
giai nhân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Sự chuyển biến này phản ánh
rõ những biến đổi về tiêu chuẩn giá trị của văn nhân, sĩ phu thời xưa đối với
nữ giới.
“Trong phần lớn truyện thơ nôm diễm tình, từ giai nhân khơng những
chỉ dáng vẻ bên ngồi đẹp, mà cái quan trọng hơn là tài trí phải xuất chúng
hơn người” [18]. Đặc biệt, giai nhân là người chủ động chấp nhận hy sinh cho
những người thân với những nghĩa cử được coi là phẩm chất đạo đức có tính
khn mẫu để mọi người noi theo, được xã hội tơn trọng. Cái đẹp ở đây chính
là chấp nhận hy sinh cho một nửa kia hoặc những người thân dù số phận gặp
nhiều khổ hạnh. Có thể, tư tưởng này ảnh hưởng của văn hóa thời đại với
quan niệm người phụ nữ ln ln phải có đức tính cơng, dung, ngơn, hạnh.
Tức là bản thân tình u đó phải đúng “nhân tình” hợp tình, hợp nghĩa mà
theo cách nói của thánh hiền là “hiếu”, là “đễ”, là biết “tề gia” mà theo nhân


17

tình là biết cư xử đúng cách, đó là nét đẹp của một phạm trù đạo đức, cái “đẹp
của cái thiện”.
Về khn khổ, truyện thơ nơm diễm tình đều khơng quá dài, phần lớn
nằm trong khoảng từ 1.500 đến 3.000 câu lục bát, phần nhiều là 3.000 câu, số
chữ ước khoảng 14 vạn trở xuống. Vì vậy, một số người xếp chúng vào loại
trung thiên tiểu thuyết. Nhóm truyện này xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ
XVIII với ngôn ngữ hết sức uyển chuyển, thành thục về phương diện tự sự,
trau chuốt, điêu luyện về nghệ thuật. Tác phẩm thuộc truyện thơ nơm diễm
tình chiếm một số lượng khơng nhỏ trong kho truyện thơ nơm Việt Nam. Trừ

truyện Sơ kính tân trang còn lại đều được vay mượn từ các tác phẩm thuộc
nhóm truyện tài tử - giai nhân của Trung Quốc: vay mượn từ tiểu thuyết
chương hồi, tiểu thuyết bạch thoại đoản thiên, từ ca bản,.... Dù vậy, những tác
phẩm đó vẫn chịu sự ảnh hưởng khơng nhỏ về mặt mô thức, môtip của loại
truyện tài tử - giai nhân Trung Quốc.
Nhưng cũng khơng ít quan điểm cho rằng truyện thơ nôm tài tử - giai nhân,
truyện thơ nôm diễm tình là một. Nếu cho rằng như vậy, người nghiên cứu đã
hoàn toàn cắt rời mối quan hệ loại hình, sự tương quan, vận động của truyện
thơ nơm trong lịch sử phát triển của nó. Khơng thể vì cùng viết về đề tài tình
u, hơn nhân gia đình mà chúng ta xem loại truyện thơ nôm tài tử - giai nhân
cũng giống như truyện thơ nơm diễm tình bởi vì chúng hồn tồn khác nhau về
tư duy nghệ thuật, thủ pháp, thi pháp. Hiện nay, số lượng thống kê được của
loại hình truyện thơ nơm nói chung và truyện thơ nơm diễm tình nói riêng đều
hạn chế. Ngay cả đối với truyện thơ nôm tài tử - giai nhân chúng tôi cũng chưa
thể tiếp cận hết được. Nhưng theo chúng tơi, truyện thơ nơm diễm tình và
truyện thơ nơm tài tử - giai nhân là hoàn toàn khác nhau, khơng nên xếp chung
vào một nhóm.
Truyện tài tử - giai nhân là những tác phẩm thuộc loại hình tiểu thuyết


18

tình u hơn nhân giữa các “tài tử - giai nhân”, có thể bao hàm cả yếu tố kỳ lạ
được thể hiện trong tác phẩm như “tiên” yêu thương người dân thường. Các
yếu tố gia đình, vấn đề đạo lý trong các mối quan hệ giữ vai trò quan trọng.
Trong khi truyện thơ nơm diễm tình, vấn đề tình u song hành cùng với yếu
tố đạo lý, đạo đức nhưng chú trọng đến chữ “tình” nhiều hơn, yếu tố tình cảm
là yếu tố quan trọng nhất, là sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tài tử - giai
nhân chỉ là một yếu tố, một môtip để tạo thành truyện thơ nơm diễm tình. Rõ
ràng ngay ở tên gọi tài tử - giai nhân đã thể hiện phạm vi của nhóm truyện.

Mặc khác, những tiểu thuyết mà các văn nhân vay mượn để chuyển thể
thành các truyện thơ nôm diễm tình khơng phải là nhiều. Huống gì, trong
cơng trình “Tài tử giai nhân tiểu thuyết nghiên cứu” của Chu Kiến Du (Trung
Quốc) cũng cho rằng “tiểu thuyết - tài tử giai nhân hồn tồn khơng giống với
loại truyện diễm tình”[18].
Như vậy, truyện thơ nơm diễm tình nằm trong loại hình truyện thơ nơm
với những nội dung, đặc trưng và có thi pháp thể hiện riêng. Nhóm truyện này
vừa thể hiện yếu tố tự sự và cũng mang yếu tố trữ tình.
1.1.2. Vấn đề phân loại truyện thơ nơm diễm tình
Truyện thơ nơm “đã góp đại cơng tạo nên bản sắc Việt trong nền văn học
cổ điển Việt Nam”. Tuy nhiên, việc phân loại thể tài văn học này hiện tại hãy
cịn một số vấn đề bất ổn, chưa nhất trí. Tình trạng bất ổn, khơng nhất trí đó,
chúng tơi thấy nhiều trong các chuyên luận. Mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra mổ
xẻ và nỗ lực đi tìm một hướng tiếp cận khả quan. Trong đó truyện thơ nơm
diễm tình vẫn cịn luẩn quẩn và chưa có cách phân loại nào là chuẩn xác. Có
chăng, chúng tơi chỉ thấy gộp chung nhóm truyện này cùng với nhóm truyện
thơ nơm tài tử - giai nhân và được gọi chung là nhóm truyện thơ nơm tài tử giai nhân hoặc nhóm truyện nói về tình u - hơn nhân mà chưa có sự phân loại
logic cho nhóm truyện này tồn tại trong loại hình truyện thơ nơm.


19

Vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là việc phân loại mà còn liên quan
đến đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đối với một thể tài văn
học. Và trong chừng mực nào đó, nó đã phương hại đến tính khoa học trong
việc nghiên cứu truyện thơ nơm. Nếu chúng ta khơng phân loại một cách
thích hợp, thì đối tượng nghiên cứu sẽ sai lệch và phương pháp nghiên cứu
bất ổn, không hiệu quả. Vấn đề này đặt ra khơng phải chỉ để giải quyết loại
hình truyện thơ nơm mà cịn liên quan đến thể tài văn học cổ điển khác nữa.
Thông thường, các nhà nghiên cứu chia truyện thơ nơm thành các nhóm

truyện cùng chung một tính chất, đặc điểm, dạng thức nào đó. Trong đó có 3
cách phân loại chủ yếu:
+ Nếu dựa vào nguồn gốc đề tài có ba loại là loại lấy đề tài từ truyện cổ
dân gian, loại lấy đề tài, cốt truyện từ văn học Trung Quốc, loại lấy đề tài, cốt
truyện từ những sáng tác chữ Hán hoặc những sự tích có thật ở Việt Nam;
+ Nếu dựa vào nội dung và hình thức, có hai loại là truyện thơ nơm bình
dân và truyện thơ nơm bác học;
+ Nếu dựa vào mối quan hệ với tác giả, phân làm hai loại là truyện thơ
nôm hữu danh và truyện thơ nôm khuyết danh.
Với tiêu chí phân loại như vậy, có vẻ như rất dễ hình dung, tiện lợi cho
việc mơ tả, giải thích. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là nhóm truyện thơ nơm
diễm tình sẽ ở đâu trong hệ thống loại hình văn học này. Nhóm truyện thơ
nơm diễm tình sẽ thuộc nhóm truyện có tác giả hay khuyết danh, bình dân hay
bác học,.... Cách phân loại như vậy chưa phải đã đủ làm chúng ta an tâm,
không làm rõ được một loạt câu hỏi đặt ra và có những điểm không hợp lý:
truyện theo phương thức sáng tác nào, do ai sáng tác, văn chương như thế
nào. Để tránh lâm vào tình trạng trên, chúng ta nên giải quyết những vấn đề
đặt ra, ít nhất là mở ra một hướng tiếp cận mới đối với loại hình văn học còn
nhiều phức tạp này.


20

Trước đây, trong bài viết “Từ thư tịch tục văn học Việt Nam nhìn đến
tương lai của việc nghiên cứu văn học Đơn Hồng và nghiên cứu văn thể, nhà
nghiên cứu Vương Tiểu Thuẫn phân loại truyện thơ nôm thành 2 loại chủ yếu
là: loại truyện kể chuyện tình duyên nam nữ và loại truyện kể lại cuộc đời của
các nhân vật anh hùng” [17]. Thế nhưng đó là cách phân loại của nhà nghiên
cứu nhìn từ hướng văn học thơng tục. Hơn nữa, lại có phần khiên cưỡng khi
lấy hình mẫu văn học của Trung Quốc tham chiếu vào văn học Việt Nam. Sự

phân chia này trước hết sẽ rất đơn giản, dễ hiểu nhưng không bộc lộ hết được
những tính chất, đặc trưng về tiểu loại; khơng thỏa mãn u cầu chính xác:
phát hiện các q trình và quy luật chung của đối tượng. Hơn nữa cũng là do
từ trước đến nay, hầu như chúng ta coi truyện thơ nôm là một thể loại nên
việc thực hiện phân loại chưa được hiệu quả, có những hạn chế nhất định.
Những cách phân loại trên sẽ khơng tránh khỏi tình trạng một tác phẩm cùng
nằm ở cả hai hoặc ba nhóm truyện khác.
Từ thực tế cho thấy những lấn cấn, bất ổn, chúng tơi cảm thấy băn
khoăn, khơng n lịng và cho rằng việc phân loại truyện thơ nôm dầu sao
cũng chỉ nên xem là một biện pháp tạm thời để tiện cho việc nghiên cứu trong
chừng mực nào đó và đối với một số truyện thơ nôm mà thôi vì tùy theo cách
nhìn ở mỗi khía cạnh và mỗi tiêu chí thì sẽ có ưu nhược điểm. Một quan niệm
tuyệt đối hóa ở đây sẽ là phi thực tế và do đó, cũng là phi khoa học. Bởi thực
tế, cái ranh giới chủng loại ấy cũng chẳng có gì là rõ ràng, nếu khơng muốn
nói là nó khá mù mờ như chúng ta đã thấy.
Trên cơ sở những cách phân loại đã có, chúng tơi sẽ chọn cho luận văn
cách phân loại thích hợp nhất vì dẫu sao chúng tơi cũng nghĩ rằng, mỗi bước
đi của mình đều phải dựa trên đôi vai của những người khổng lồ tuy tồn tại
những hạn chế nhất định.
Muốn vậy, điều đầu tiên cần làm là phải thống kê số lượng tác phẩm của


×