TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU,
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ
CHỌN MẪU
Lê Thanh Sang
Học viện Khoa học xã hội
CÁC DẠNG PHÂN TÍCH TÀI LIỆU
Tóm tắt
(abstract)
Điểm luận
(review)
Tổng quan
(overview)
Ngắn, đủ ý chính,
trung tính, tự diễn
đạt, nhưng khơng
đưa ra nhận xét
chủ quan
Nhận xét sâu, có
tính phê phán về
cách tiếp cận,
phương pháp, và
kết quả
Như với điểm
luận nhưng
tổng hợp lại ở
phạm vi rộng, ít
chi tiết
Phạm Một bài viết, cuốn
vi
sách
Một hoặc vài:
phạm vi hẹp
Nhiều tài liệu:
phạm vi rộng
Cấp
độ
Cao, đòi hỏi kiến Cao, đòi hỏi
thức sâu, phù
kiến thức sâu,
hợp mục tiêu
rộng, phù hợp
mục tiêu
Tính
chất
Thấp, tóm tắt
đơn thuần
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TĨM TẮT
V ới bản thân
Nhớ nhanh và nắm vững nội dung chính
Lưu trữ tài liệu để tham khảo, trích dẫn
Học được cách lập luận, cấu trúc bài viết
Với người khác
Nắm được nội dung chính khi chưa đọc
Đánh giá khả năng tóm tắt của mình
U CẦU CỦA BÀI TĨM TẮT
Ngắn gọn, súc tích
Trung thành với tài liệu gốc
Sử dụng ngôn ngữ và các diễn đạt riêng
Khơng đưa ra ý kiến bình luận
CÁC DẠNG TĨM TẮT
Tóm tắt thành một văn bản khá chi tiết
(chẳng hạn 500 từ)
Tóm tắt thành một văn bản rất ngắn, khái quát
(chẳng hạn, từ 100-150 từ)
Chỉ diễn đạt trong một câu phức đối với những nội
dung quan trọng nhất.
NỘI DUNG CỦA BÀI TÓM TẮT
Giới thiệu tài liệu: tác giả, tên tác phẩm, thời
gian xuất bản, nội dung chính.
Tóm tắt chính: lý thuyết, cách tiếp cận,
phương pháp, nguồn dữ liệu, các kết quả và
phát hiện chính.
QUI TRÌNH ĐỌC VÀ VIẾT TĨM TẮT
Đọc lướt để hiểu khái quát nội dung tài liệu.
Đọc kỹ để hiểu sâu nội dung tài liệu.
Gạch dưới những câu chính và ghi chú thích
bên lề.
Đọc lại các nội dung đã được đánh dấu và chú
thích để viết tóm tắt.
KỸ NĂNG ĐỌC NHANH ĐỂ NẮM Ý
Không đọc từng chữ mà đọc theo từng khối.
Đọc từ trên xuống thay vì từ trái sang phải.
Đọc các phần cung cấp thông tin chính: Tựa đề,
các từ khóa, tên các chương, mục, bảng, biểu,
chương mở đầu và chương kết luận.
CÁC BƯỚC ĐỌC KỸ, HIỂU SÂU TÀI LIỆU
Các vấn đề cần trả lời?
Câu trả lời nằm ở đâu?
Bài này nghiên cứu cái gì,
bằng cách nào, và trình bày ra
sao?
Phần giới thiệu: Câu chủ đề,
từ khóa, cách tiếp cận, phương
pháp, và cấu trúc bài viết.
Các chương, mục, và tiểu
mục viết cái gì, cách lập luận,
bằng chứng, và kết quả là gì?
Đoạn mở đầu, kết luận, mơ
hình phân tích, nguồn, biến số,
bảng, biểu và các nhận xét.
Cách dùng từ, phong cách
trình bày, bố cục có hợp lý,
khoa học khơng?
Tồn bộ bài viết: So sánh với
các qui ước khoa học và tính
hiệu quả đối với dạng vấn đề.
Giải quyết hợp lý, nhất quán
các vấn đề nghiên cứu chưa?
Ưu điểm và hạn chế? Những
vấn đề đặt ra là gì?
Ghi chú, tổng hợp, so sánh
các ghi chú về tất cả các phần
trong bài viết viết tóm tắt cũng
như các nhận xét.
CÁCH VIẾT BÀI ĐIỂM LUẬN
Yêu cầu của một bài điểm luận?
Điểm luận và điểm luận so sánh?
Qui trình thực hiện một bài điểm luận?
U CẦU CỦA MỘT BÀI ĐIỂM LUẬN
Khơng tóm tắt (summary) nội dung mà tập trung chủ yếu vào
các lập luận (arguments), các giả thuyết (hypotheses), và cách
thức, quá trình mà qua đó các lập luận, các giả thuyết đó được
chứng minh như thế nào?
Điểm luận do vậy địi hỏi có sự phê phán: cần chỉ ra đâu là
những ưu thế của bài viết về chủ đề nghiên cứu đồng thời cũng
chỉ ra những lỗ hổng, những bất hợp lý trong mơ hình phân tích,
trong sử dụng số liệu, trong giải thích kết quả hoặc mối liên hệ
giữa kết quả thực nghiệm với vấn đề nghiên cứu và lý thuyết xã
hội.
Điểm luận có thể đề cập đến các khía cạnh: cách tiếp cận, lý
thuyết, qui trình phân tích, đo lường, giải thích kết quả, hình
thức trình bày và phong cách thể hiện v.v…
Tổ chức thơng tin và các bình luận đối với các khía cạnh nổi bật
trên và nêu lên các vấn đề chưa được giải quyết.
ĐIỂM LUẬN SO SÁNH
Khá phổ biến, dùng để so sánh giữa hai hay một số bài viết có
thể so sánh với nhau được.
Bài điểm luận so sánh các điểm giống và khác nhau trên một số
lĩnh vực giữa các bài viết.
Các lĩnh vực có thể so sánh bao gồm: chủ đề nghiên cứu, cách
tiếp cận, lý thuyết, qui trình phân tích, đo lường, mơ hình phân
tích, các kết quả, cách giải thích và phong cách thể hiện v.v…
Lựa chọn các tiêu chí và khung so sánh.
Trình bày tổng hợp và so sánh.
QUI TRÌNH ĐIỂM LUẬN
Đọc và viết tóm tắt từng bài viết để hiểu nội dung các bài viết.
Điểm luận từng bài.
Xây dựng khung so sánh và các tiêu chí so sánh.
Lắp vào khung so sánh những điểm chung và khác nhau giữa
các bài.
Tổ chức thông tin một cách hợp lý cùng với các bình luận có tính
so sánh và phê phán.
Chỉ ra một số vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu.
CÁCH VIẾT TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tại sao phải tổng quan trong một bài nghiên cứu?
Yêu cầu của tổng quan nghiên cứu là gì?
Qui trình thực hiện một tổng quan nghiên cứu?
Tổng quan tài liệu nằm ở đâu
trong quá trình nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn
Xây dựng khái niệm: Khái niệm hóa
Tổng quan nghiên cứu: Phân tích phê phán và kế thừa
Lựa chọn phương pháp: Phù hợp với vấn đề nghiên cứu
Thao tác hóa khái niệm và qui trình phân tích
Tổng thể và mẫu nghiên cứu: Tính đại diện
Thu thập dữ liệu: Cung cấp bằng chứng
Xử lý dữ liệu: Tổng hợp và quản lý
Phân tích dữ liệu: Các mơ hình phân tích
Viết báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu
TẠI SAO PHẢI TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU?
Giúp hiểu sâu và rộng lĩnh vực nghiên cứu liên quan.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ trước, cả về lý
thuyết, phương pháp, và những phát hiện chính.
Chỉ ra những hạn chế, thiếu sót và phần chưa được
nghiên cứu.
Xây dựng các định hướng nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu.
Xác định đóng góp mới của nghiên cứu này.
YÊU CẦU CỦA TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
KHÔNG liệt kê và KHƠNG thuần túy tóm tắt.
Mang tính kế thừa có phê phán.
Những chỗ được lấp đầy và những khoảng trống.
Những điểm phù hợp và những khác biệt, mâu thuẫn.
Những vấn đề còn tranh luận.
Đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tổ chức thông tin trên theo một cấu trúc hợp lý và thống nhất.
CÁCH TỔ CHỨC THÔNG TIN
Theo thời gian xuất bản.
Theo tác giả.
Theo chủ đề/vấn đề nghiên cứu.
Kết hợp.
QUI TRÌNH THỰC HIỆN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tập hợp danh mục tài liệu (thư viện, nguồn khác).
Phân loại bước đầu các loại tài liệu.
Đọc nhanh, lọc lại các tài liệu tốt và quan trọng.
Lập dàn ý điểm luận.
Đọc lại, ghi chép, tóm tắt, bổ sung, điều chỉnh.
Tập hợp, tổng hợp, và tổ chức lại thông tin.
Tổng thể và mẫu nghiên cứu
Tổng thể (population) là khách thể nghiên cứu
Mẫu (sample) là một phần trong tổng thể được chọn
để tiến hành nghiên cứu, khảo sát.
Mẫu phải tiếp cận với tổng thể, phản ảnh các tính
chất của tổng thể hoặc đại diện cho tổng thể.
Chọn mẫu: điển hình, đại diện, dắt dây, thuận tiện.
Trong chọn mẫu đại diện có nhiều cách khác nhau:
ngẫu nhiên đơn giản, phân tầng, cụm, khu vực, nhiều
giai đoạn và sự kết hợp của các cách trên.
CHỌN MẪU ĐIỀU TRA
CHỌN MẪU XÁC SUẤT
Thế nào là chọn mẫu xác suất?
Chọn mẫu xác suất là các phương pháp chọn mẫu mà nó
cho phép mẫu nghiên cứu được chọn mang tính đại diện
cho tổng thể nghiên cứu về mặt thống kê.
Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tính đại diện phụ thuộc vào qui mơ mẫu, tính đa dạng của
tổng thể, và phương pháp chọn mẫu. Qui mơ mẫu càng lớn
thì tính đại diện cho tổng thể càng cao theo qui luật số lớn.
Tính chất của tổng thể càng đồng nhất thì tính đại diện của
mẫu nghiên cứu cũng càng cao. Ngồi ra, tính đại diện của
mẫu còn phụ thuộc vào các phương pháp chọn mẫu xác suất
cụ thể được áp dụng, nguồn số liệu hiện có và độ chính xác
của số liệu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU XÁC SUẤT
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Chọn mẫu phân tầng
Chọn mẫu cụm
Chọn mẫu khu vực
Chọn mẫu chỉ tiêu (xác suất)
Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Chọn mẫu kết hợp
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN ĐƠN GIẢN
Phương pháp này cho phép mỗi đơn vị của tổng thể đều có
cơ hội được chọn vào mẫu như nhau.
Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản trước hết cần
có danh sách tồn bộ các đơn vị của tổng thể.
Các bước chọn mẫu như sau:
Bước 1: Lập danh sách toàn bộ các đơn vị của tổng thể.
Bước 2: Đánh số thứ tự của các đơn vị.
Bước 3: Từ bảng số ngẫu nhiên, chọn ra các số ngẫu nhiên
bằng dung lượng mẫu khảo sát và một tỷ lệ dự trữ trong
trường hợp cần thay thế.
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, thường được áp
dụng cho các nghiên cứu trên qui mô nhỏ. Tuy nhiên, nếu
mẫu nhỏ trong khi tổng thể phức tạp thì có thể không phản
ảnh đầy đủ các cấu trúc của tổng thể.
CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN HỆ THỐNG
Phương pháp này cũng tương tự như chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản nhưng chọn mang tính hệ thống với:
k = N/n, trong đó:
k: bước chọn
N: kích thước của tổng thể
n: Dung lượng mẫu
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Lập danh sách tổng thể, thông thường theo thứ tự a, b.
c…
Bước 2: Căn cứ vào kích thước tổng thể và dung lượng mẫu để
tính bước chọn k.
Bước 3: Chọn một đơn vị ngẫu nhiên ban đầu, chẳng hạn 9, các
đơn vị mẫu tiếp theo sẽ là 9+k, 9+2k, 9+3k…
Phương pháp chọn mẫu hệ thống đơn giản, dễ thực hiệnđược áp
dụng phổ biến cho hầu hết các nghiên cho các nghiên cứu trên qui
mô nhỏ. Tuy nhiên, nếu mẫu nhỏ trong khi tổng thể phức tạp thì có
thể khơng phản ảnh đầy đủ các cấu trúc của tổng thể.
CHỌN MẪU PHÂN TẦNG
Phương pháp này thường được áp dụng cho những tổng thể phức
tạp.
Cách thực hiện là chia tổng thể thành những bộ phận khác nhau
dựa trên những tiêu chí nhất định. Trong từng bộ phận, sự biến
thiên của các biến số sẽ nhỏ hơn vì có tính thuần nhất cao hơn,
dựa trên bộ lọc của các tiêu chí phân tầng.
Phân tầng theo tỷ lệ và phân tầng không theo tỷ lệ. Phân tầng theo
tỷ lệ là tỷ lệ chọn mẫu của các bộ phận được phân loại trong mẫu
tương đương với tỷ lệ trong tổng thể. Phân tầng không theo tỷ lệ là
tỷ lệ của các bộ phận được phân loại không tương đương với tỷ lệ
trong tổng thể. Dạng thứ hai này rất hay được sử dụng trong
trường hợp mà một bộ phận nào đó của tổng thể chiếm tỷ lệ nhỏ
và nếu được chọn vào mẫu thì sẽ rất nhỏ hoặc là qui mơ mẫu sẽ
phải rất lớn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường tăng
tỷ lệ của bộ phận này và/hoặc giảm tỷ lệ của các bộ phận còn lại
trong mẫu nhằm tạo ra một lượng mẫu đủ lớn để phân tích các bộ
phận này, đồng thời sử dụng các quyền số để phản ảnh đúng cấu
trúc của tổng thể được khảo sát.