Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đối chiếu văn hóa khi giao tiếp trong tiếng Việt và tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 18 trang )

ĐỐI CHIẾU VĂN HÓA KHI GIAO
TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG ANH


Bước 1: Miêu tả






Giao tiếp là quá trình hoạt động cơ bản của con người để
truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người này với người kia,
giữa cá nhân với số đơng hoặc ngược lại và trong chính bản
thân của mỗi người. Trên cơ sở đó các bên tham gia vào giao
tiếp sẽ có chung một quan điểm, một nội dung, trên cơ sở các
thông tin đề cập, nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Qúa trình giao tiếp bị chi phối bởi: Chủ thể giao tiếp, Mục đích
giao tiếp, Nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp, hoàn cảnh
giao tiếp, cách thức giao tiếp (giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián
tiếp, giao tiếp phi ngơn ngữ)…
Văn hóa giao tiếp là phạm trù mang tính xã hội, mà trong đó
yếu tố văn hóa chỉ được đề cập đến trong phạm vi hạn hẹp, đó
là trong lĩnh vực giao tiếp. Đó là một bộ phận trong tổng thể
văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người
trong xã hội (giao tiếp một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi
mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng nhau), là tổ hợp của các
thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử…



Văn hóa giao tiếp của người Anh






Giao tiếp theo lối phương Tây hiện đại phát triển. Đề cao tính
cá nhân, coi trọng quyền riêng tư.
Tính cách dân tộc trong giao tiếp: Ưa giao tiếp, Rất tự tin
thể hiện cá tính để được khẳng định mình.. Lạnh lùng, thực tế,
thích ngắn gọn, đơn giản, hợp lý. Lịch lãm, có văn hố, trong
quan hệ thường biểu hiện sự dè dặt, giữ ý tứ, họ thường có
thái độ nghiêm nghị trong khi trị chuyện, rất ghét thói ba hoa,
thích sự chính xác, thực tế, độc lập trong suy nghĩ. chú ý đến
nếp sống văn minh, lịch sự ở nơi công cộng, họ tuân thủ
nghiêm túc các luật lệ của xã hội, có ý thức tự giác cao
Cách thức giao tiếp: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp.
Ngôn ngữ giao tiếp: Đa số sử dụng tiếng Anh (ngơn ngữ nói
hay ngơn ngữ viết), hay hành động phi ngôn ngữ




Tâm lý giao tiếp:







Cách vào đề: Chào hỏi, bắt tay, thể hiện tình cảm, tạo ấn
tượng ban đầu, đẫn dắt vấn đề tùy thuộc vào mục đích, đối
tượng giao tiếp, hồn cảnh giao tiếp.
Chủ đề giao tiếp: Đề tài nói chuyện của người Anh thường
là những vấn đề mang tính chung chung, những chủ đề liên
quan đến lịch sử, văn chương, kiến trúc, vườn tược, thể
thao (đặc biệt bóng đá, boxing), thời tiết.
Yếu tố lịch sự: Giao tiếp có tính lịch sự cao. Khi giao tiếp
người Anh có quy định rõ ràng, theo kế hoạch khơng thích
“mặc cả” nói đi nói lại vấn đề khơng thích hay đã thống
nhất. Họ thường có thái độ nghiêm nghị trong khi trị
chuyện, rất ghét thói ba hoa, thích sự chính xác, thực tế.
Rất y tín và chụi trách nhiệm về lời nói của mình







Yếu tố tình cảm: Người Anh trực tính, thực tế, tình cảm rõ
ràng
Phong cách giao tiếp: nói vừa phải, kiểm sốt được giọng
nói của mình, thơng minh, tư duy chặt chẽ, nhanh nhạy,
phong cách giao tiếp rõ ràng, rành mạch sịng phẳng và
dứt khốt thích đi thẳng vào vấn đề. Luôn đúng giờ, thân
trọng trong giao tiếp nhưng hay tranh luận, trong tranh cãi
thường có cử chỉ mạnh
Những yếu tố tác động đến q trình giao tiếp: Người

Anh có kỹ năng giao tiếp khá tốt, nên hiệu quả giao tiếp
thường cao, Người Anh khơng thích câu nệ hình thức trong
giao tiếp . Coi trọng tính hiệu quả.


Văn hóa giao tiếp của người Việt






Giao tiếp theo lối phương Đơng truyền thống. Đề cao trữ tình,
coi trọng tính cộng đồng.
Tính cách dân tộc trong giao tiếp: Vừa thích giao tiếp, lại
vừa rất rụt rè, khá thân thiện trong giao tiếp, khiêm nhường,
cần cù, ham học hỏi. Vì trọng tình nên người Việt Nam thường
lấy tình cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử: Yêu
nhau yêu cả đường đi - Ghét nhau, ghét cả tông ti họ hàng;
Yêu nhau cau sáu bổ ba - Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười;
Yêu nhau củ ấu cũng tròn - Ghét nhau bồ hòn cũng méo; Yêu
nhau mọi việc chẳng nề - Dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng;
Yêu nhau chín bỏ làm mười....
Cách thức giao tiếp: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp,
giao tiếp phi ngôn ngữ.
Ngôn ngữ giao tiếp: Đa số sử dụng tiếng Việt (Kinh)





Tâm lý giao tiếp:






Cách vào đề: Chào hỏi, thể hiện tình cảm: “miếng trầu là
đầu câu chuyện” tạo ấn tượng ban đầu, đẫn dắt vấn đề tùy
thuộc vào mục đích, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp.
Chủ đề giao tiếp: Những chủ đề ưa thích của người Việt:
Chuyện cá nhân, gia đình, hơn nhân, việc làm… chuyện mới
diễn ra ở cộng đồng địa phương.
Yếu tố lịch sự: Quan trọng lễ nghi, tôn ti trật tự.Khi giao
tiếp xưng hô theo thứ bậc rõ ràng…
Yếu tố tình cảm: Người Việt thường bị chi phối bởi yếu tố
tình cảm, dùng đại từ thân tộc. Từ xưng hơ bị thân mật
hóa, cộng đồng hóa.






Phong cách giao tiếp: nói vừa phải, ít biểu hiện thái độ,
có sức chụi đựng, hịa nhã, ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự
hòa thuận “một sự nhịn chín sự lành” đây là sản phẩm của
lối sống trọng tình và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ
(tư duy biện chứng) . Hay quanh, đi lạc vấn đề, dễ tạo sự

hiểu nhầm, nhọc nhằn, tùy hứng, ít theo kế hoạch.
Những yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp: Người
Việt nhanh chóng nắm bắt tính cách, tâm lý…để lựa chọn
đối tượng giao tiếp thích hợp : Tùy mặt gửi lời, tùy người
gửi của; Chọn mặt gửi vàng. Giao tiếp linh hoạt dung hợp
(ảnh hưởng văn hód nơng nghiệp lúa nước): ở bầu thì trịn
, ở ống thì dài ; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo
giấy. Người Việt thích nghe những lời hoa mỹ, rất thích
được khen.


BƯỚC 2: Tiêu chí đối chiếu





Tính cách dân tộc trong giao tiếp
Cách thức giao tiếp
Ngôn ngữ giao tiếp
Tâm lý giao tiếp
 Cách vào đề, chào hỏi
 Chủ đề giao tiếp
 Yếu tố lịch sự: xưng hơ


Yếu tố tình cảm: thân tộc

 Phong cách giao tiếp
 Những yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp



BƯỚC BA: ĐỐI CHIẾU
 XL1: TIẾNG VIỆT
 XL2: TIẾNG ANH


XL1 = XL2







Đều xuất phát từ nhu cầu và mục đích giao tiếp.
Cách thức giao tiếp: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp, giao tiếp
phi ngôn ngữ.
Tâm lý giao tiếp:
 Cách vào vấn đề: Trước khi giao tiếp người Anh và người Việt đều
dẫn dắt vấn đề bằng cách chào hỏi, thể hiện tình cảm, đặt vấn
đề…
 Đều bị chi phối bởi các yễu tố môt trường tự nhiên, môi trường xã
hội, môi trường dân tộc, môi trường giai cấp, mơi trường nghệ
nghiệp, trình độ học vấn, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sưc khỏe,
phong tục tập qn, bầu tâm lý xã hội, tơn giáo , tín ngưỡng,…
 Tâm lý đều tác động bởi thái độ hình vi, hành vi, cử chỉ, lời nói,
hiệu quả giao tiếp
 Cả người Anh và người Việt đều thích nói lịch sự, vui vẽ, trang
nhã…

Những yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp: Đều phối hợp với
việc quan sát, dùng cảm giác, tri giác, tình cảm… và giao tiếp phi ngơn
ngữ để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả.
Qúa trình giao tiếp cịn đều bị ảnh hưởng bởi mục đích giao tiếp, đối
tượng giao tiếp…


XL1 ≠ XL2





Tính cách dân tộc trong giao tiếp: Người Anh giao tiếp theo
lối phương Tây hiện đại phát triển, đề cao tính cá nhân, coi trọng
quyền riêng tư. Người Việt Nam giao tiếp theo lối phương Đông
truyền thống, đề cao chữ tình, coi trọng tính cộng đồng.
Ngơn ngữ giao tiếp: Đa số người Anh sử dụng tiếng Anh còn
người Việt sử dụng tiếng Việt.
Tâm lý giao tiếp
 Cách vào đề, chào hỏi: Người Việt và người Anh khi bắt đầu
giao tiếp thường hay bắt tay. Tuy nhiên tần xuất sử dụng của
người Anh thường nhiều hơn, đó là thói quen xuất hiện sớm
cịn người Việt thì bị ảnh hưởng do giao lưu văn hóa. Đối với
người VN khi chào chỉ cần giơ tay hay gật đầu cũng được,
ngoài ra cũng có thể bắt tay khi gặp mặt. tuy nhiên khi gặp
người có địa vị xã hội cao hoặc người già nên hơi cúi người và
bắt tay bằng cả hai tay



 Chủ đề giao tiếp: Đề tài nói chuyện của người Anh
thường là những vấn đề mang tính chung chung: lịch
sử, văn chương, kiến trúc, vườn tược, thể thao (đặc
biệt bóng đá, boxing), thời tiết. Người Anh khơng
muốn đêm chuyện cá nhân, gia đình, đặc biệt chuyện
hơn nhân ra làm chủ đề đàm thoại. “Phớt ăng-lê”
chính là một trong những nét tính cách điển hình
nhất của người Vương Quốc Anh, họ thường khơng
quan tâm đến những gì khơng liên quan đến bản thân
mình và họ cũng rất ghét người khác nhúng mũi vào
chuyện của mình. Trong khi đoa những chủ đề ưa
thích của người Việt: Chuyện cá nhân, gia đình, hôn
nhân, việc làm… chuyện mới diễn ra ở cộng đồng địa
phương.






Yếu tố lịch sự: Tính lịch sự trong chào hỏi thì người Anh
thường thể hiện cao hơn người Việt. Người anh khi chào hỏi có
quy định rõ ràng. Rất ghét thói ba hoa, tỏ vẻ thiếu sự tơn
trọng. Họ thường lịch sự, chú ý đến nếp sống văn minh, lịch sự
ở nơi cơng cộng, có ý thức tự giác cao. Có thái độ nghiêm nghị
trong khi trị chuyện, Khi trị chuyện thì thích ngồi sát bên
người được nói chuyện
Yếu tố tình cảm: Người Anh trực tính, thực tế, tình cảm rõ
ràng, có những khn mẫu rị ràng trong cách chào, cách nói
chuyện. Người Việt thường bị chi phối bởi yếu tố tình cảm.

Trong giao tiếp người Việt thể hiện tính cộng đồng rất cao,
trọng sự hòa thuận.






Phong cách giao tiếp: Người Anh thông minh, tư duy chặt
chẽ, nhanh nhạy, phong cách giao tiếp rõ ràng, rành mạch
sịng phẳng và dứt khốt thích đi thẳng vào vấn đề, người Anh
coi trọng đúng giờ, thân trọng trong giao tiếp. Người Việt khi
vào đề thường quanh co. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người
Việt Nam có thói quen giao tiếp "vịng vo tam quốc", khơng
bao giờ mở đầu trực tiếp.
Những yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp: Người Anh
có kỹ năng giao tiếp khá tốt, nên hiệu quả giao tiếp thường
cao, họ ko thích câu nệ hình thức trong giao tiếp . Coi trọng
tính hiệu quả. Người Việt thích nghe những lời hoa mỹ, rất
thích được khen


XL1 Φ XL2
 Yếu tố tình cảm:





Khi thân mật người Việt thường gọi tên. Người VN có thể gọi

nhau bằng tên hoặc có thể gọi kèm chức vụ, nghề nghiệp cũng
khá phổ biến
Dùng đại từ thân tộc: Người Việt coi trọng đạo đức. Vai vế trong
gia đình khi giao tiếp.
Từ xưng hơ trong tiếng Việt có tính chất thân mật hóa (trong tình
cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong
một gia đình. Có tính chất xã hội hóa, cộng đồng hóa cao. Quan
hệ xưng hơ phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không
gian giao tiếp. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hơ có khi
đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú - con, bác
- con, bác - em, anh- tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu,
tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể
hiện tính tơn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên
tắc xưng khiêm hơ tơn (gọi mình thì khiêm nhường, cịn gọi đối
tượng giao tiếp thì tơn kính).


XL2 Φ XL1



Cách vào đề, chào hỏi: Người Anh thường hôn nhẹ vào má
người bạn thân khi chào hỏi, người Việt thì khơng có.
Chủ đề giao tiếp: Họ kị nói đến các đề tài liên quan đến thu
nhập của đàn ông và tuổi tác của phụ nữ. Không sử dụng các
từ ngữ liên quan đến tôn giáo trong giao tiếp, họ tránh khơng
nói đến những đề tài liên quan đến chủng tộc, chính trị. Rất kị
lấy chuyện hồng tộc ra chế giễu.



KẾT LUẬN
 Văn hóa giao tiếp trong tiếng Việt và tiếng
Anh có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên
do tính cách dân tộc, tâm lý giao tiếp,.. nên
bên cạnh điểm chung đấy có những điểm
riêng biệt, thể hiện được văn hóa và bị văn
hóa dân tộc ấy chi phối.
 Nắm bắt được tâm lý giao tiếp, văn hóa
giao tiếp trong tiếp Việt và tiếng Anh có vai
trị rất quan trọng trong việc giao tiếp và
đàm thoại qua lại giữa người Anh và người
Việt, đặc biệt trong công việc hợp tác và
giao lưu giữa hai quốc gia dân tộc



×