Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THƯỢNG HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA - 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.23 KB, 6 trang )

THƯỢNG HỒNG TRẦN NHÂN TƠNG XUẤT GIA
5

Một nén hương này, nướng cũng khơng chín, đốt cũng khơng cháy, gõ vào khơng
mở, kéo lại khơng đến, ngó trộm thì con ngươi khơ kiệt, ngửi thử thì cửa não tốc
đơi. Sức nóng lị hương dâng lên Vơ Nhị thượng nhân, Tuệ Trung đại sĩ, mưa pháp
ơn , cháu con đều gội.
Thượng hoàng đến tòa giảng, khi lên tòa giảng, thượng thủ đánh bảng, xin mời. Sư
nói: ‘Đại chúng, nếu nhắm vào chân lý thứ nhất mà nói, động niệm tức sai, mở
miệng là bậy, thì làm sao hiểu chân lý, làm sao hiểu quán tưởng ?
Hôm nay, hãy căn cứ vào chân lý thứ hai mà nói, thế có được khơng nào ?’
Rồi Sư ngoảnh nhìn tả hữu. nói: ‘Ở đây chẳng có người nào có đủ được con mắt to
lớn hay sao. Nếu có, hai đóa lơng mày khơng mất một mảy may. Nếu không, bần
đạo không khỏi cái miệng lầm rầm, đưa ra những lời thừa rách nát sáo mòn.
Nhưng vì các người, xin lấy ra một phần hổ lốn. Hãy lắng nghe, lắng nghe.
Này xem, đạo lớn trống rỗng, đâu buộc đâu ràng, bản tính sáng trong, chẳng lành
chẳng dữ. Bởi do chọn lựa, lắm ngả sinh ngang, một nháy thoáng mờ, dễ thành


trời vực. Thánh phàm cùng chung một lối, phải trái há được phân ranh. Nên biết
tổn phước vốn không, nhân qủa rốt ráo chẳng thật. Người người vốn đủ, ai nấy
trịn đầy. Phật tính, pháp thân như hình với bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng dính
chẳng rời. Lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt, há dễ tìm
thấy được đâu?
Nên hãy đi tìm cái đạo khơng thấy. Ba ngàn pháp môn cùng về tấc dạ. Hà sa diệu
dụng thảy tại nguồn tâm. Cái gọi là giới môn, định môn, tuệ môn, các người không
thiếu. Nên trở về mà tự nghĩ suy. Phàm những tiếng ho hắng, mày dương mắt
nháy, tay cầm chân bước, đó là tính gì? Biết được tính đó là tâm gì, tâm tính rõ
thơng, thì cái gì đúng, cái gì là khơng đúng.

Pháp tức là tính, Phật tức là tâm. Tính nào chẳng phải là pháp? Tính nào chẳng


phải là Phật. Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp, pháp vốn chẳng pháp. Tức pháp
tức tâm, tâm vốn chẳng tâm, tức tâm tức Phật.
Này các người, thời gian dễ trôi qua, mạng người không dừng lại. Cớ sao ăn cháo
ăn chay, mà không rõ việc cái bát cái tơ chiếc thìa đơi đũa để tìm hiểu?”


Chúng tơi cho dịch lại đây tồn văn đoạn mở đầu của buổi giảng tại viện Kỳ Lân
của Thượng hoàng, để bổ sung cho những gì cịn thiếu sót, mà Thánh đăng ngữ lục
đã ghi chép về buổi giảng ở chùa Sùng Nghiêm. Ta đã thấy Thánh đăng ngữ lục
chỉ ghi Thượng hồng “khai đường, lên tịa giảng, niêm hương báo ân xong, bèn
đến tòa giảng, thường thủ gõ bảng thưa...” Nhưng niêm hương báo ân thế nào,
Thánh đăng ngữ lục không ghi rõ. Bây giờ với đoạn văn trên, ta biết nghi thức
niêm hương có nội dung gì và đã được thực hiện ra sao.
Ngồi ra, chúng tơi cho trích cả đoạn văn trên cịn có mục đích khác. Đó là nhằm
cho thấy lời giáo đầu tại buổi giảng ở viện Kỳ Lân này có nội dung hồn tồn
thống nhất với lời giáo đầu của buổi giảng ở chùa Sùng Nghiêm. Lời giáo đầu ở
viện Kỳ Lân, tuy dài và từ vựng có khác, song ý chính vẫn nhắc tới việc chân lý
không thể dùng ngôn từ để diễn đạt và kêu gọi mọi người hãy cố gắng tinh tấn tu
tập, đừng để cuộc đời mình trơi qua vơ ích. Sự thống nhất về nội dung này giúp ta
xác định ai là người đứng ra thực hiện buổi giảng tại viện Kỳ Lân. Người ấy
không ai khác hơn là Thượng hồng Trần Nhân Tơng.


Hơn nữa, nếu phân tích nội dung buổi giảng, thì nó cùng một chủ đề và phong
cách, thậm chí có những câu hồn tồn đồng nhất với mơn tử. Chỉ cần trích một
đoạn ngắn sau đây ta có thể thấy ngay:
“Bấy giờ có vị tăng bước ra nói:
‘Ăn cơm mặc áo, tầm thường việc
Sao phải quan tâm để phát ngờ’
Bèn lạy xuống, rồi đứng lên hỏi: ‘Cõi thiền vô dục thì khơng hỏi. Cõi dục khơng

thiền, xin nói cho một câu.’
Sư đưa tay chỉ vào khoảng không.
Lại đứng lên hỏi: ‘Dùng đờm dãi người xưa để làm gì?’.
Sư nói: ’Mỗi lần nêu ra, một lần mới’.
Lại đứng lên hỏi: ‘Người xưa đều nói như thế nào là Phật, như thế nào là pháp,
như thế nào là tăng.
Chỉ như thế
nào ấy thì việc thế nào?’
Sư đáp: ‘Như thế nào. Việc như thế nào’.
Lại đứng lên nói:


‘Khơng dây đàn gảy tri âm ít
Cha đánh con nghe, cách điệu cao’”.
Đoạn trích này trong Tam tổ thực lục, tới đây thì được ghi hai chữ “vân vân”. Điều
này có nghĩa buổi giảng đang cịn tiếp tục nữa, nhưng người trích đoạn vừa nêu đã
khơng chịu chép lại tồn bộ. Dẫu thế, một lần nữa, đọc đoạn vừa trích ta thấy văn
cú và ý tứ có nhiều điểm thống nhất với những gì đã giảng vào cuối đơng năm
Giáp Thìn ở chùa Sùng Nghiêm. Và đây là một nét đặc biệt trong lối diễn giảng
của Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Những ngày cuối đời
Ngày mồng một tết năm Mậu Thân (1308) Thượng hoàng về ở tại chùa Báo Ân,
huyện Siêu Loại, cho gọi Pháp Loa đến trụ trì chùa, mở trường giảng và làm người
nối dõi mình trong dịng thiền Trúc Lâm. Tới tháng tư, Thượng hoàng về kiết hạ
tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang. Lần này, Thượng hoàng lại gọi Pháp Loa
đến giao nhiệm vụ trụ trì chùa Báo Ân và mở trường giảng. Trong ba tháng an cư
ở đây, Thượng hoàng đã giảng Cảnh Đức truyền đăng lục, còn quốc sư Đạo Nhất
giảng kinh Pháp Hoa cho đại chúng. An cư xong, Thượng hoàng vào núi Yên Tử
và cho các hoạn quan và Tam bảo nô trở về nhà. Chỉ giữ lại mười người hầu



thường cho đi theo. Rồi bèn trở lên am Tử Tiêu, giảng Truyền đăng lục cho Pháp
Loa. Những người hầu dần dần xuống núi gần hết. Chỉ có thượng túc đệ tử Bảo
Sát ở lại hầu bên cạnh.



×