Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Tổng quan các trường phái chủ yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.79 KB, 21 trang )

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU
TRỊ CHỦ YẾU

• Những vấn đề tâm trí có thể xảy
ra hoặc trong phần cứng của não
bộ (thành phần cấu trúc) hoặc ở
phần mềm( các chương trình).
Hai phương pháp điều trị chủ yếu
các rối nhiễu tâm trí nhằm vào
hoặc phần cứng hoặc phần mềm
là trị liệu y sinh và trị liệu tâm lý.


Các liệu pháp tâm lý
(Psychotherapy)
• Nhằm thay đổi phần mềm - đó là những
ứng xử lệch lạc đã tập nhiễm, những
ngôn từ, suy nghĩ, những diễn giải và
tác động phản hồi có ảnh hưởng tới
chiến lược sống hàng ngày của cá nhân.
• Có 4 liệu pháp tâm lý chủ yếu:
Liệu pháp tâm động, liệu pháp hành vi,
liệu pháp nhận thức & liệu pháp nhân
văn - hiện sinh.


Tiếp cận phân tâm (Psychoanalysis)
• Lý thuyết về sự phát triển nhân cách, triết
học về bản chất loài người, và phương pháp
trị liệu tập trung vào những yếu tố vô thức động lực thúc đẩy hành vi. Sự chú ý hướng
về những sự kiện trong 6 năm đầu đời quyết


định sự phát triển nhân cách sau này.
• Xem rối nhiễu tâm lý người lớn là triệu
chứng bề ngoài của những sang chấn &
xung đột bẩm sinh không được giải quyết từ
thời thơ ấu.


Liệu pháp hành vi ( Behaviour
Therapy)
• Mục đích: Hỗ trợ TC sửa chữa những
ứng xử của chính mình như những
rối nhiễu cần thay đổi. Những rối loạn
này được xem như những mơ hình
ứng xử đã bị tập nhiễm hơn là những
triệu chứng của một vài bệnh tâm
thần tiềm ẩn. Các nhà tâm lý học hành
vi tin tưởng rằng thay đổi hành vi sẽ
điều chỉnh được các triệu chứng.


Liệu pháp nhận thức - hành vi (Cognitive
behavior therapy-CBT)
• Liệu pháp hành vi - cảm xúc - lý trí, một
mơ hình nhấn mạnh vai trị của tư duy và
hệ thống niềm tin như là căn nguyên của
những vấn đề cá nhân.
• Nhằm cấu trúc lại nhận thức, giúp thân
chủ thay thế những đánh giá về bản thân
đã bị lệch lạc, giúp loại trừ những nguyên
nhân gây các rối loạn. Nhận thức ( tư duy)

được xem như những yếu tố có thể thay
đổi được.


Liệu pháp nhân văn - hiện sinh
(Existential - Humanistic Therapies)
• Nhấn mạnh việc xây dựng những điều kiện cơ
bản của sự hiện hữu con người, như sự lựa
chọn, sự tự do và trách nhiệm để tạo dựng nên
cuộc đời của một người, và sự quyết định cho
chính mình. Mơ hình này tập trung vào chất
lượng của mối quan hệ mang tính trị liệu con
người – con người. Hướng tới sự hoàn thiện
bản thân, trưởng thành về tâm lý, phát triển
MQH giữa các cá nhân, kết quả đem lại cho cá
nhân cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn, và
nâng cao quyền tự do lựa chọn của họ.


Các loại liệu pháp TÂM LÝ
• Có 2 loại liệu pháp tâm lý : liệu pháp nội thị (insight
therapy) cố gắng giúp TC hiểu được những động cơ
hành vi của họ, xuất phát từ quan điểm cho rằng sự
kém thích nghi & hành vi bất thường là do TC không
hiểu chính mình một cách đầy đủ. Trái lại, liệu pháp
hành vi (behavior therapy)/ sửa đổi hành vi (behavior
modification), dựa trên giả định rằng hầu hết các hành
vi bình thường/ bất thường đều do “học tập” mà có
 cố gắng thay đổi những hành vi bất thường & kém
thích nghi bằng cách dùng những nguyên tắc học tập

(learning principles). Những kỹ thuật thay đổi tuỳ theo
quan điểm của nhà tham vấn về sự phát triển nhân
cách và cách phát triển những hành vi bất thường.


NHỮNG YẾU TỐ GIÚP ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ
HIỆU QUẢ

• Giới tính, nhân cách, kinh nghiệm, sự
cảm thơng, sự quan tâm, hiểu biết, tơn
trọng, cư xử khéo léo, sự chín chắn và
khả năng giúp đỡ của nhà trị liệu.
• Những đề xuất, khích lệ, diễn giải, khen
thưởng… giúp TC thay đổi & suy nghĩ
lại về tình huống của mình.
• TC phải sẵn lòng thực hiện một số thay
đổi trong suy nghĩ và lối sống của mình.


• Những thay đổi hành vi của thân chủ sẽ khơng
xảy ra chỉ vì có một người khác muốn họ được
hạnh phúc. Nhà tham vấn sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để thay đổi hành vi, nhưng chính
thân chủ sẽ là người thực hiện hành vi đó.
• Tầng lớp xã hội, tuổi tác, sự giáo dục, kỳ vọng
vào việc trị liệu & mức độ lo âu của TC.
• Động cơ đúng đắn cũng là điều quan trọng;
thật khó lịng giúp đỡ một thân chủ có tính
miễn cưỡng. Giúp một thân chủ có một động
cơ để thay đổi thường là mục tiêu đầu tiên của

việc trị liệu.


LƯU Ý

• Có lẽ sẽ vơ vọng khi trả lời câu hỏi:
“Phương pháp trị liệu nào tốt nhất?”.
• Việc trả lời câu hỏi: “Phương pháp trị
liệu nào hữu ích cho thân chủ nào,
với vấn đề nào và với nhà trị liệu như
thế nào?” có lẽ sẽ rõ ràng hơn.
 Khơng phải tất cả các thân chủ,
nhà trị liệu, phương pháp trị liệu và
thời gian trị liệu đều tương ứng nhau.


• Trị liệu tâm lý có tỉ lệ thành
cơng cao với những chứng ám
ảnh sợ đặc hiệu (specific
phobia), nhưng ít thành cơng
với những bệnh tâm thần phân
liệt; trị liệu nhóm dài hạn hiệu
quả hơn trị liệu cá nhân ngắn
hạn trong một số rối loạn, và trị
liệu hành vi thường là phương
pháp có hiệu quả nhất ở trẻ em.


11 dấu hiệu của tiến triển tốt trong trị liệu
Mahrer và Nadler (1986)


1. Thân chủ đang cung cấp và bộc bạch
những tư liệu riêng tư có ý nghĩa
2. Thân chủ đang khám phá những ý nghĩa
của cảm xúc và sự việc
3. Thân chủ đang khám phá những tư liệu
mà họ tránh né trước khi trị liệu
4. Thân chủ đang bày tỏ khả năng nội thị
đáng kể trong hành vi cá nhân của họ
5. Thân chủ có cách giao tiếp chủ động,
nhanh nhẹn, giàu nghị lực


6. Có một quan hệ quý trọng lẫn nhau giữa nhà
trị liệu và thân chủ
7. Thân chủ tự do bày tỏ những cảm xúc mạnh
của mình (tích cực/ tiêu cực) đối với nhà trị liệu
8. Thân chủ bày tỏ những cảm xúc mạnh ngoài
thời gian trị liệu
9. Thân chủ hướng đến một hệ thống những đặc
trưng nhân cách khác
10. Thân chủ biểu hiện sự cải thiện khả năng
ngoài lúc trị liệu
11. Thân chủ cho thấy có tình trạng tổng qt tốt,
những cảm xúc tốt và thái độ tích cực.


So sánh 2 hướng tiếp cận
NỘI THỊ
• Mục đích của liệu pháp nội

thị là chữa trị những
nguyên nhân của hành vi
bất thường hơn là chữa trị
chính những hành vi đó.
• Giúp thân chủ xem xét đời
sống dưới một nhãn quan
khác để họ có thể lựa chọn
những lối sống thích nghi
hơn

SỬA ĐỔI HÀNH VI
• Việc áp dụng một cách hệ
thống các nguyên lý học
tập để giúp con người
thay thế những hành vi
kém thích nghi bằng
những hành vi mới.
• Khơng quan tâm nhiều đến
những nguồn gốc của một
hành vi, mà chỉ quan tâm
đến việc thay đổi hành vi.


TIỂU KẾT
Trong thực hành tham vấn, vẫn thường
có những tranh luận về mặt quan điểm
giữa những tác giả thuộc những trường
phái lý thuyết khác nhau. Người học
nên có thái độ trung dung, rộng mở và
khách quan khi tiếp cận và tìm hiểu

những lý thuyết về tham vấn để có thể
áp dụng các quan điểm và lý luận này
trên một tinh thần chiết trung.


Tiếp cận chiết trung
• Việc tham vấn thường bao gồm một/ nhiều kỹ
thuật phối hợp với nhau. Với những rối loạn
phức tạp càng cần phải lồng ghép, phối hợp sử
dụng tập hợp nhiều kỹ thuật trị liệu khác nhau.
• Có thể sử dụng một vài kỹ thuật trị liệu hành vi
khác nhau/ phối hợp các kỹ thuật trị liệu nội thị
với trị liệu hành vi. Một nhà trị liệu tâm lý giỏi sẽ
áp dụng bất kỳ sự phối hợp kỹ thuật nào cần
thiết để giúp đỡ TC một cách đầy đủ và hiệu
quả  Sự phối hợp các PP này chính là
phương pháp chiết trung (eclectic approach).


Những cách tiếp cận hậu hiện đại
(Postmodern approaches)
• Có rất nhiều nhà TLH tiêu biểu quan tâm phát
triển những cách tiếp cận đa dạng theo hướng
này, như chủ nghĩa cấu trúc xã hội, liệu pháp
tập trung giải quyết vấn đề nhanh, liệu pháp kể
chuyện…Họ đều thừa nhận rằng khơng có một
sự thật đơn lẻ. Hơn thế, họ tin rằng tính xã hội
hình thành nhờ những tương tác cá nhân.
Những hướng tiếp cận này cho rằng thân chủ
chính là chuyên gia cho những vấn đề của

cuộc sống riêng của họ.







×