Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.8 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

Nguyễn Thị Minh Huyền- C01103
STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
CÁC KHOA LÂM SÀNG, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

Nguyễn Thị Minh Huyền
STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN
CÁC KHOA LÂM SÀNG, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8.72.07.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Bạch Ngọc

Hà Nội, năm 2019


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện nhất về thể chất, tinh thần và xã hội và khơng phải chỉ
bao gồm có tình trạng khơng có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới)[39][40] Định nghĩa này
là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ "toàn
diện", nên đây vẫn là vấn đề còn tranh luận.[22][29] Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó
định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân[21] Các hệ
thống phân loại như Phân loại quốc tế về Gia đình của WHO, bao gồm Hệ thống phân loại quốc tế về
Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để
định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe. Như vậy chỉ cần thiết 1 trong 3 yếu tố trên thì được
coi là thiếu sức khỏe, là tình trạng bệnh tật.
Ngày nay, trong các mối quan tâm đến sức khỏe thìtình trạng stress do nghề nghiệp đang là một vấn
đề được quan tâm toàn cầu, và là mối đe dọa nguy hiểm nhất của thế kỷ XXI. Trong khi tại các quốc gia
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) các bệnh có nền tảng tâm lý đang có xu hướng phát triển nhanh
chóng Đến năm 2030 – theo đánh giá của WHO – trầm cảm có thể trở thành vấn đề sức khỏe lớn nhất,
vượt qua cả các bệnh hệ tim-mạch và AIDS.
Trong các đối tượng lao động hiện nay, nhân viên y tế, đặc biệt là các nhân viên ở các khoa lâm
sàng, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân làm việc trong mơi trường có nguy cơ stress rất cao với nhiều lý do
như: làm việc quá tải, yếu tố an ninh trong bệnh viện, ý thức của người khám bệnh...Tác giả Demiral và
đồng nghiệp năm 2000 đã nghiên cứu trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ chung
về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và 27,4% ở các bác sĩ[24].
Nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng tại bệnh viện E năm 2018 cho biết tỷ lệ bị stress của
nhân viên điều dưỡng khối lâm sàng bệnh viện E năm 2018 là 24,3%. Mức độ stress của nhân viên điều
dưỡng khối lâm sàng bệnh viện E năm 2018 lần lượt là 12,3% mức độ nhẹ, 6,5% mức độ vừa, 4,5% mức
độ nặng và 1% mức độ rất nặng [4].
Nghiên cứu stress của nhân viên y tế, đặc biệt đó là điều dưỡng đang trực tiếp làm việc tại bệnh
viện Nhi, nơi mà môi trường làm việc luôn căng thẳng, đi kèm nhiều những rủi ro từ đặc thùcông việc
đang được quan tâm rất lớn. Bệnh viện Nhi trung ương là một bệnh viện đặc thù và là 1 trong 3 bệnh viện
hàng đầu khu vực trong lĩnh vực nhi khoa nhưng còn rất ít nghiên cứu đánh giá tình trạng stress của điều
dưỡng . Chính vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài: “Thực trạng Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố
liên quan của điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019” nhằm hai mục tiêu như sau:

1. Mô tả thực trạng stress, trầm cảm và lo âucủa điều dưỡng viên của các khoa lâm sàng tại Bệnh
viện Nhi trung ương năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của các đối tượng nghiên cứu.


2
CHƯƠNG 1.
1.1.
1.1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm rối loạn căng thẳng (stress)
Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có

thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong cơng việc và sức khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận
động thể thao. Nó cũng có vai trị trong động lực, thích nghi và phản ứng với mơi trường xung quanh [18].
Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực
kì có hại.
Stress - một thuật ngữ phổ biến nhưng cũng thường xuyên bị hiểu nhầm nhất. Người ta thường nghĩ
rằng có những tình huống mà bản chất của nó đã khó tránh khỏi căng thẳng do sự cạnh tranh cao đòi hỏi khả
năng xử lý tốt.
1.1.2.

Áp lực thể chất và tâm lý
Áp lực là thuật ngữ được sử dụng trong vật lý học để chỉ lực ép trên bề mặt của một vật và vng

góc với bề mặt đó. Sau được sử dụng rộng rãi ra với nghĩa áp lực là sự bắt ép bằng sức mạnh, sức ép [6].
Theo Từ điển Tâm lý học (2000), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Tâm lý học do Vũ Dũng

chủ biên, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, áp lực là lực khác với nhu cầu về hướng tác động. Nếu nhu
cầu là lực xuất phát từ bên trong cơ thể thì áp lực là lực tác động từ phía mơi trường lên cơ thể [2].
Như vậy, “Áp lực thể chất và tâm lý”là những nhân tố tạo sức ép cho con người trong quá trình
sống, tác động lên cơ thể, làm cho con người có những căng thẳng về mặt tâm lý, gây cản trở hoạt động,
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Có thể hiểu khái quát áp lực thể chất và tâm lý như là những nhân
tố gây sức ép cho cá nhân, tạo ra những thay đổi trên thực thể và căng thẳng về mặt tâm lý.
1.2.

Những hậu quả của stress
Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra stress ảnh hưởng đến cơ thể theo cả hai hướng tích cực và tiêu

cực tùy theo từng đối tượng, tính chất, mức độ khác nhau.
 Tích cực: Ở giai đoạn đầu, stress có lợi cho hệ miễn dịch, giúp con người thích nghi với những thay đổi
của mơi trường, tăng sự sáng tạo, tăng khả năng cảnh giác, tạo sự hưng phấn,tạo sự tập trung và tăng động
lực làm việc, từ đó tăng năng lực phán đốn, ý chí và tính chiến đấu của con người [23].
 Tiêu cực: Theo đích tác động thì stress ảnh hưởng tiêu cực đến con người về cả hai mặt là thực thể
(sinh lý) và tâm thần (tâm lý) [1].
 Rối loạn thể chất: Bệnh tim mạch, huyết áp,đường tiêu hóa, bệnh cơ xương khớp, vv…
 Rối loạn tâm lý [1]: rối loạn tâm thần, suy giảm chức năng nhận thức; sốc và mất phương hướng; bị phá
vỡ quan hệ xã hội; Burn Out Syndrome (Hiện tượng kiệt sức); tai nạn thương tích.


3
1.3.
1.3.1.

Những nguyên nhân gây stress và những yếu tố liên quan
Nguyên nhân khách quan

 Stress do môi trường sinh thái [1]:

 Do rối loạn chu kỳ thời gian sinh học.
 Do suy giảm khả năng thích ứng với mơi trường.
 Do những tác nhân vật lý như tiếng ồn, hóa chất, sự đông đúc, không gian chật chội, ô nhiễm, nóng
bức, thay đổi nơi cư trú.
 Stress do mơi trường xã hội [1]: Mối quan hệ xã hội ít ổn định, nghèo khổ, quyền hạn thấp kém; những
vấn đề của tồn cầu hóa, q tải dân số, gia tăng tội phạm, suy thoái kinh tế, thất nghiệp, sự phân phối các
dịch vụ xã hội, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự quá tải thông tin, những biến động xã
hội, vv…
 Stress do những mối quan hệ giữa các cá nhân [1]: Bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, tình yêu, vợ chồng,
con cái, vv…
 Stress do nghề nghiệp [1]: Những thay đổi, biến động trong cuộc sống; nhiều vai trị, trách nhiệm; điều
kiện, mơi trường, thời gian lao động; tính chất, u cầu của cơng việc; vấn đề thu nhập; quan hệ trong lao
động, công việc; sự phát triển nghề nghiệp; chế độ chính sách, cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp.
1.3.2.

Nguyên nhân chủ quan
Một số nghiên cứu đã nhìn nhận căng thẳng là hậu quả do ảnh hưởng của những thay đổi hoặc

những sự kiện quan trọng trong cuộc sống[3] [8].
 Những điều phiền tối, tích lũy những ấm ức kéo dài, hụt hẫng thường dẫn đến tình trạng căng thẳng
hơn những sự kiện gây chống váng mạnh.
 Tình trạng bệnh lý thực thể từ trước hoặc mới phát sinh gây tác động đến tâm lý [1].
 Sự thiếu ý thức về khả năng kiểm sốt bản thân.
 Khơng chắc chắn về tương lai hay những sự kiện khơng thể dự đốn..
Những nhân viên y tế chưa sẵn sàng đối mặt với việc lãnh đạo quản lý có thể cắt giảm cơng việc và
ranh giới nghề hiện có [34].
 Ít có quyền quyết định những việc của bản thân.
 Cảm giác hẫng hụt khi bị cản trở các nhu cầu.
1.4.
1.4.1.


Giới thiệu về công cụ đo lường stress,trầm cảm, lo âu trong nghiên cứu
Thang điểm đánh giá Trầm cảm - Lo âu - Căng thẳng (DASS 21)
Thang DASS 21 gồm có 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục, mỗi tiểu mục

mô tả về một triệu chứng thực thể hoặc tinh thần. Trong đó, phần DASS - Trầm cảm bao gồm các tiểu
mục tập trung vào trạng thái tâm lý và lòng tự trọng; phần DASS - Lo âu là các tiểu mục về trạng thái tâm
lý, cảm nhận về sự hoang mang, sợ hãi; phần DASS - Căng thẳng tâm lý bao gồm các tiểu mục về sự căng


4
thẳng, tức giận. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tùy mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng.
Sau khi cộng tổng điểm của từng nhóm 7 tiểu mục, kết quả thu được nhân với 2 rồi đối chiếu với bảng, sẽ
biết tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở mức độ bình thường, nhẹ, vừa, nặng, rất nặng. Điểm số tổng từ 014 điểm cho thấy đối tượng khơng có tình trạng căng thẳng; từ 15-18 điểm cho thấy đối tượng có căng
thẳng nhẹ; từ 19-25 điểm là căng thẳng mức độ vừa; 26-33 điểm là căng thẳng mức độ nặng và từ 34 điểm
trở lên là căng thẳng ở mức độ rất nặng.
Cách tính điểm của thang đo DASS 21
Mức độ

Trầm cảm

Lo âu

Stress

Bình thường

0-9

0-7


0 - 14

Nhẹ

10 - 13

8-9

15 - 18

Vừa

14 - 20

10 - 14

19 - 25

Nặng

21 - 27

15 - 19

26 - 33

Rất nặng
≥28
≥20

≥34
Lovibond S.H & Lovibond P.F (1995) Manual for the Depression Anxiety & Stress Scales”,
Psychology Foundation, Sydney[33]
Thang đo DASS 21 đã được Viện sức khỏe tâm thần quốc gia biên dịch, Bộ Y tế ban hành kèm theo
Quyết định số 331/QĐ-BYT ngày 02/01/2016 của Bộ Y tế, đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu về
sức khỏe tâm thần và thử nghiệm trên một số đối tượng khác nhau. Thang đo DASS 21 đã được nhiều
nghiên cứu đánh giá về tính giá trị và độ tin cậy, khẳng định là có thể áp dụng tại Việt Nam, khơng có sự
khác biệt về mặt văn hóa. Bộ cơng cụ này ngắn gọn, dễ sử dụng, có độ nhạy cao nên được lựa chọn làm
cơng cụ nghiên cứu chính trong đề tài của chúng tôi.
1.4.2.

Thang đo Brief Job Stress Questionnaire - BJSQ

 Bộ câu hỏi đánh giá stress công việc của Akiomi Inoue, Norito Kawwakami và cs. (2014). Bảng hỏi có
tổng số 57 câu hỏi, chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố stress liên
quan đến công việc. Phần thứ 2 là các câu hỏi liên quan đáp ững của cơ thể trước các stress công việc.
Phần thứ 3 là hỗ trợ xã hội từ cấp trên, đồng nghiệp và gia đình. Thang điểm đánh giá được tính từ thấp
nhất (0 điểm) đến cao nhất (4 điểm). Stress càng cao có điểm càng cao. Bộ công cụ đã được sử dung trong
đánh giá stress công việc ở Nhật Bản và nhiều nước khác. Bộ công cụ đã được dịch ra tiếng Việt và chuẩn
hoá ở Viêt Nam [20].
1.5.
1.5.1.

Những cơng trình nghiên cứu về stress, trầm cảm, lo âuvà các yếu tố liên quan
Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho bệnh

nhân có nguy cơ bị stress cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề khác. Nghiên cứu của Linn LS, et al.
(1985) cho thấy có tới 25% các bác sĩ lâm sàng bị stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức. Ảnh hưởng của
stress nghề nghiệp đến sức khoẻ là mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, không thoả mãn với công việc, giảm chất



5
lượng chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, nghiện rượu, số ngày nghỉ ốm cao, về hưu sớm, và mắc một số
bệnh liên quan đến stress như loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp... vv.[32].
Demiral et al. (2000) đã nghiên cứu trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ
chung về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và 27,4% ở các bác sĩ. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra
25-30% nhân viên y tế bị kiệt sức là hậu quả các công việc của họ trong ngành y tế (Grassi & Magnani,
2000) [24][27].
Nghiên cứu của Shams và El-Masry (2013), tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp trên đối tượng nhân viên y
tế thuộc chuyên ngành gây mê hồi sức là 69,4%. Các yếu tố gánh nặng công việc, tổ chức lao động khơng
tốt, mâu thuẫn nhóm và phải chăm sóc các bệnh nhân nặng, tiếp xúc hàng ngày với người chết và các vấn
đề liên quan đến bệnh nhân tử vong, phản ứng thái quá từ gia đình bệnh nhân là những nguyên nhân gây
stress [38].
1.5.2.

Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Lê Thành Tài (2008) cho thấy nhân viên điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại

bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu
Thành - Hậu Giang : 45,2% bị stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình [14]. Tại bệnh viện đa khoa
trung ương Cần Thơ, tỉ lệ stress cao nhất với 53,1%.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên (2015) về điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện đa khoa tỉnh
Bình Định năm 2015 đã chỉ ra rằng các nhóm yếu tố liên quan đến nghề nghiệp gây ra căng thẳng cho
nhân viên y tế bao gồm: Điều kiện lao động, vai trò lao động, môi trường lao động và các yếu tố liên quan
giữa cá nhân với nhau. Căng thẳng liên quan đến sự quá tải trong lao động, làm việc ca kíp, sự hứng thú
trong công việc, các mức độ động viên khuyến khích. Làm việc ca kíp cùng với áp lực về thời gian chính
là ngun nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng,thườnggây mệt mỏi và buồn ngủ cho nhân viên y tế. Do quá
mệt mỏi nên họ không tập trung, dễ mắc lỗi và hay xảy ra tai nạn. Sự căng thẳng của lao động ca kíp cịn
có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe, dễ mắc các bệnh như bệnh tim mạch hoặc rối loạn tiêu

hóa[19].
Nghiên cứu của tác giả Vũ Bá Quỳnh về Thực trạng sức khoẻ tâm thần của điều dưỡng viên khối
Ngoại, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 năm 2018. Cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở các đối tượng này là
29,3%, lo âu là 43% và stress là 33,7%. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress mức nặng và rất nặng tương ứng là
3,3%, 11,4% và 7,3% [13].
Nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng năm 2018 cho ra kết quả tỷ lệ bị stress của nhân viên điều
dưỡng khối lâm sàng bệnh viện E năm 2018 là 24,3%. Mức độ stress của nhân viên điều dưỡng khối lâm
sàng bệnh viện E năm 2018 lần lượt là 12,3% mức độ nhẹ, 6,5% mức độ vừa, 4,5% mức độ nặng và 1% mức
độ rất nặng. Tỷ lệ stress ở nam cao hơn ở nữ (38,2% - 221,3%); Tỷ lệ stress ở nhóm điều dưỡng từ 30 tuổi 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%); Nhóm điều dưỡng có thâm niên cơng tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao
nhất (45%) [4].


6
1.6.

Giới thiệu về cơ sởnghiên cứu
Bệnh viện Nhi Trung ương lúc đầu có tên gọi là Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em được thành lập

ngày14/07/1969 tại bệnh viện Bạch Mai. Với sự hỗ trợ quý báu về vật chất và nhân lực của chính phủ và
nhân dân Thụy Điển, ngày 16/03/1981, tồn thể cán bộ cơng nhân viên của Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em
phấn khởi đón nhận một bệnh viện mới với cơ sở vật chất khang trang gồm 1 khu hành chính, 19 khoa lâm
sàng, 7 khoa cận lâm sàng và 4 khu hậu cần.
Cho đến nay, trải qua 30 năm phát triển với bệnh viện đã trở thành 1 trong 3 bệnh viện chuyên môn
về Nhi tốt nhất cả nước. Với 11 phòng chức năng, 31 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng và 4 khoa hỗ trợ
và các tổ chức đặc thù


7
Khung lý thuyết


BẢNG ĐÁNH GIÁ DASS21

BẢNG ĐÁNH GIÁ BJSQ

THỰC TRẠNG STRESS
ĐIỀU DƯỠNG VIÊN

YẾU TỐ CÁ NHÂN

Nhân khẩu

YẾU TỐ HỆ THỐNG

Lối sống

-Giới tính

-Sử dụng rượu bia

-Mơi trường làm việc

-Tuổi

-Hút thuốc lá

-Cường độ làm việc

-Trình độ học vấn

-Hoạt động thể lực


-Tần suất trực

-Chức danh

-Phương pháp giải

-Mối quan hệ với đồng nghiệp

-Thâm niên cơng tác

tỏa căng thẳng

-Mối quan hệ với cấp trên

-Thu
tháng

nhập

hàng

-Chính sách đãi ngộ


8
CHƯƠNG 2.
2.1.
2.1.1.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng viên đang làm việc tại các Khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi trung ương năm 2019.

Tiêu chuẩn lựa chọn
Điều dưỡng viênthuộc biên chế bệnh viện, đang làm việc tại các khoa lâm sàng,có 1 năm cơng tác
trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Điều dưỡng viên có thời gian cơng tác dưới 1 năm, chưa thuộc biên chế và khơng có mặt tại thời
điểm nghiên cứu, không hợp tác hoặc đã đồng ý tham gia trong nghiên cứu nhưng bỏ cuộc.
Điều dưỡng thuộc các phòng hành chính, cận lâm sàng.
2.1.2.

Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: 31 khoa lâm sàng bệnh viện Nhi trung ương
Thời gian: 04/2019-10/2019

2.2.
2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.

2.2.2.

Cỡ mẫu, cách chọn mẫu
Cỡ mẫu

Tồn bộ điều dưỡng tại các khoa lâm sàng (415 người)
Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện trên toàn bộ điều dưỡng đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn tại các khoa lâm

sàng bệnh viện Nhi trung ương năm 2019.
2.3.
2.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu
Bộ công cụ
Bộ câu hỏi về nhân khẩu học (phụ lục 1)
Sử dụng Thang điểm đánh giá Trầm cảm -Lo âu -Stress(DASS 21) (Phụ lục 2) [33]
Bộ câu hỏi đánh giá stress nghề nghiệp (Brief Job Stress Questionnaire của Akiomi Inoue, Norito

Kawwakami và cs. (2014) (phụ lục 3) [20]
2.3.2.

Cơ sở xây dựng bộ công cụ
Hai bộ công cụ nghiên cứu này đã được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng trong các nghiên cứu của

họ và đã được chuẩn hóa tại Việt Nam, đượccơng nhận về tính khả thi, tính ứng dụng trong nghiên cứu về
stress và rối loạn sức khỏe tâm thần.


9
2.3.3.

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Tìm đọc tài liệu và các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Viết và hồn thiện đề cương luận văn, thơng qua giáo viên hướng dẫn
Bước 3: Bảo vệ đề cương luận văn
Bước 4: Xây dựng, thí điểm và hồn thiện bộ công cụ nghiên cứu, in phiếu điều tra
Bước 5: Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin sẵn có
Bước 6: Làm sạch số liệu, nhập số liệu, phân tích số liệu và viết luận văn
2.4.

Các biến số, chỉ số nghiên cứu

Biến số thực trạng stress của điều dưỡng
Biến số thực trạng stress công việc
Biến số về các yếu tố liên quan đến stress
2.5.

Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1.
Sử dụngphần mềm thống kê SPSS 16.0 để xử lý số liệu thu thập được qua phiếu khảo sát cũng như

trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy. Tính tần số, tỷ lệ phần trăm,điểm trung bình, tỷ suất chênh
OR(CI95%), trị số p với mức ý nghĩa α = 0,05. Sử dụng Chi-Square Test (Kiểm định Chi bình phương)
đểđánh giá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa một sốyếu tố liên quan với vấn đề stress của đối tượng
nghiên cứu. Các bảng và đồ thị phù hợp được sử dụng để minh họa, trình bày kết quả sau phân tích.
2.6.
2.6.1.

Sai số và biện pháp khắc phục sai số
Sai số có thể mắc phải

 Phiếu thu thập thiếu thông tin do qn điền, khơng muốn trả lời hoặc khơng chính xác
 Sai số tự điền do lỗi cách hiểu vấn đề của đối tượng nghiên cứu

2.6.2.

Biện pháp khắc phục sai số:

 Giải thích rõ mục đích nghiên cứu với các đối tượng nghiên cứu để họ an tâm và trả lời khách quan
nhất.
 Lựa chọn đối tượng khảo sát phù hợp với tiêu chuẩn.
 Kiểm tra lại số phiếu thiếu thu về, bổ sung thông tin nếu thiếu
2.7.

Đạo đức trong nghiên cứu

 Đảm bảo sự tham gia của các đối tượng là tự nguyện, những thông tin do điều dưỡng cung cấp hồn tồn
được giữ kín, bảo mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu, ngồi ra khơng có mục đích nào khác.
 Được sự cho phép triển khai từ lãnh đạo bệnh viện
 Nghiên cứu được triển khai theo quyết định hội đồng đạo đức trường Đại học Thăng Long


10
2.8.

Hạn chế của nghiên cứu

 Do nghiên cứu cắt ngang nên chỉ mô tảcơ bản về stress, lo âu, trầm cảm, đặc điểm công việc của ĐIỀU
DƯỠNG tại thời điểm nghiên cứu; chưa phân tích được mối quan hệ nhân - quả.
 Khơng có khả năng nghiên cứu sâu về tất cả các yếu tố liên quan đến stress mà chỉ có thể đưa ra một số
yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu.
 Chỉ nghiên cứu về stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng trong phạm vi Bệnh viện Nhi trung ươngnên
kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh được thực trạng cùng một số yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng
tại đơn vị chứ chưa thể đại diện cho vấn đề vềstress của điều dưỡng các đơn vị khác hay của cả Ngành y

tế.
 Thang đo DASS 21 chỉ cho kết quả mang tính sàng lọc ban đầu, chứ khơng chẩn đốn bệnh lý


11
CHƯƠNG 3.
3.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

3.1.1.

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1. Phân loại ĐTNC theo nhóm tuổi, giới tính, thu nhập(n =365)
Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

128

35,1

214

58,6


23

6,3

83

22,7

282

77,3

151

41,4

214

58,6

Nhóm tuổi
≤ 30 tuổi
31 - 40
Trên 40 tuổi
Giới tính
Nam
Nữ
Thu nhập/tháng
≤ 10 triệu
Trên 10 triệu


Kết quả bảng 3.1 cho thấy, đối tượng trong độ tuổi từ 31 – 40 chiếm tỷ lệ 58,6%, tiếp sau là đối
tượng 20-30 tuổi chiếm tỷ lệ 35,1%. Giới tính nữ chiếm tỷ lệ 77,3%, nam là 22,7%. Các đối tượng có
người thu nhập trên 10 triệu chiếm 58,6% và dưới 10 triệu là 41,4%
Bảng 3.2. Phân loại ĐTNC theo chức danh, trình độ, thâm niên, buổi trực (n =365)
Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Lãnh đạo

29

7,9

Nhân viên

336

92,1

Trung cấp, cao đẳng

198

54,2

Đại học


97

26,6

Sau đại học

70

19,2

1-5 năm

106

29,0

Trên 5 năm

259

71,0

Chức vụ

Trình độ chun mơn

Thâm niên công tác



12
Số buổi trực/tuần
1 buổi

91

24,9

>1 buổi

274

75,1

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nhân viên (92,1%). Trình độ học vấn
của các đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là Trung cấp, cao đẳng (54,2%), tiếp sau Đại học (26,6%). Đối
tượng có thâm niên cơng tác trên 5 năm chiếm 71,0%; có 75,1% đối tượng trực trên 1 buổi/tuần.
3.1.2.

Hành vi và lối sống của điều dưỡng viên
Bảng 3.3. Môt số hành vi và lối sống của đối tượng nghiên cứu(n=365)
Số lượng

Tỷ lệ (%)



19

5,2


Khơng

346

94,8

Khơng uống

127

34,8

Có uống

238

65,2

Khơng

82

22,5

Thỉnh thoảng

200

54,8


Thường xun

83

22,7

Thể dục, thể thao

112

30,7

Nghe nhạc, xem phim

134

36,7

Đi du lịch, picnic

83

22,7

Chơi game

16

4,4


Khác

20

5,5

Nội dung
Hút thuốc lá

Uống rượu, bia

Tập thể dục thể thao

Giải tỏa căng thẳng

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, 94.8% đối tượng khơng sử dụng thuốc lá; 65,2% đơi tượng có sử dụng
rượu bia; 22,5% đối tượng không thường xuyên tập thể dục thể thao;36,7% đối tượng chọn nghe nhạc,
xem phim, 30,7% chọn thể dục thể thao để giải tỏa căng thẳng.


13
3.2.

Thực trạng stress, trầm cảm, lo âucủa điều dưỡng bệnh việnNhi trung ương
Bảng 3.4. Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu (n =365)

Mức độ

Stress


Trầm cảm

Lo âu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Bình thường

279

76,4

265

72,6

213

58,4


Có rối loạn

86

23,6

100

27,4

152

41,6

Tổng

365

100,0

365

100,0

365

100,0

Kết quả bảng 3.4 cho thấy có 86 đối tượng rơi vào tình trạng stress chiếm 23,6% , số đối tượng

trầm cảm là 100 trường hợp, chiếm 27,4% và 152 trường hợp lo âu chiếm 41,6%.
Bảng 3.5. Mức độ stress, trầm cảm, lo âu của đối tượng nghiên cứu
Mức độ

Stress

Trầm cảm

Lo âu

(n=86)

(n=100)

(n=152)

Nhẹ

SL (%)

37 (43,0)

14 (14,0)

52 (34,2)

Vừa

SL (%)


40 (46,5)

72 (72,0)

14 (9,2)

Nặng

SL (%)

8 (9,3)

8 (8,0)

66 (43,4)

Rất nặng

SL (%)

1 (1,2)

6 (6,0)

20 (13,2)

Trong số đối tượng bị stress, tình trạng chủ yếu là nhẹ và vừa có tỷ lệ lần lượt là 43,0% và 46,5%
Trong số đối tượng bị trầm cảm, tình trạng chủ yếu là vừa có tỷ lệ là 72%.
Trong số đối tượng bị lo âu, tình trạng chủ yếu là nhẹ và nặng có tỷ lệ lần lượt là 34,2% và 43,4%.
Bảng 3.6. Thực trạng stress theo nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n=365)

Nội dung

Có stress

Khơng stress

Tổng

SL (%)

SL (%)

SL (%)

17 (20,5)

66 (79,5)

83 (100)

69 (24,5)

213 (75,5)

282 (100)

Trung cấp, cao đẳng

25 (25,8)


72 (74,2)

198 (100)

Đại học

56 (28,3)

142 (71,7)

97 (100)

5 (7,1)

65 (92,9)

70 (100)

1-5 năm

30 (28,3)

76 (71,7)

106 (100)

Trên 5 năm

56 (21,6)


203 ( 78,4)

259 (100)

Giới tính
Nam
Nữ
Trình độ chun mơn

Sau đại học
Thâm niên cơng tác


14
Nhóm tuổi
≤ 30 tuổi
31 - 40
Trên 40 tuổi

28 (21,9)

100 (78,1)

128 (100)

52 (24,3)

162 (75,7)

214 (100)


6 (26,1)

17 (73,9)

23 (100)

Kết quả bảng 3.6 cho thấy nữ giới (24,5%) bị stress cao hơn nam giới (20,5%). Trình độ sau đại học
có tỷ lệ mắc stress ít nhất (7,1%). Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc stress là như nhau.
Bảng 3.7. Thực trạng stress theo hành vi và lối sống của đối tượng nghiên cứu (n=365)
Nội dung

Có stress

Khơng stress

Tổng

SL (%)

SL (%)

SL (%)

7 (36,8)

12 (63,2)

19 (100)


79 (19,8)

267 (80,2)

333 (100)

56 (23,5)

182 (76,5)

238 (100)

30 (26,6)

97 (73,4)

127 (100)

Không

31 (37,8)

51 (62,2)

82 (100)

Thỉnh thoảng

48 (24,0)


152 (76,0)

200 (100)

Thường xuyên

7 (8,4)

76 (91,6)

83 (100)

26 (23,2)
30 (22,4)
30 (26,5)

66 (76,8)
104 (77,6)
89 (73,5)

112 (100)
134 (100)
113 (100)

Hút thuốc lá

Khơng
Uống rượu bia
Khơng uống
Có uống

Tập thể dục thể thao

Giải tỏa căng thẳng
Thể dục, thể thao
Nghe nhạc, xem phim
Khác

Trong bảng trên có thể thấy tỷ lệ người hút thuốc lá bị stress (36,8%) cao hơn người khơng hút
thuốc lá (19,8%). nNgười có uống rượu bia (26,6%) có tỷ lệ bị stress cao hơn người không uống rượu bia
(23,5%). Người không tập thể dục (37,8%)có tỷ lệ bị stress cao hơn người thỉnh thoảng tập thể dục. Và
người thường xuyên tập thể dục có tỷ lệ bị stress thấp nhất (8,4%. Những người giải tỏa căng thằng bằng
các hình thức giải trí có tỷ lệ không bị stress khá cao (thể dục thể thao: 76,8%; Nghe nhạc xem phim:
77,6%; Khác: 73,5%).
3.2.1.

Thực trạng stress do nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu(BJSQ)
Bảng 3.8. Thực trạng stress cơng việc của đối tượng nghiên cứu (n=365)
Nhóm yếu tố

Số lượng

Tỷ lệ %



102

27,9

Khơng


263

72,1

Stress cơng việc


15
Mức độ phản ứng với stress
Nhiều

282

77,3

Ít

83

22,7

Kết quả cho thấy số đối tượng bị stress công việc chiếm 27,9%. Mức độ phản ứng với stress có
77,3% đối tượng phản ứng nhiều với stress.
Bảng 3.9. Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu (n=365)
Mức độ hỗ trợ xã hội

Số lượng

Tỷ lệ %




289

79,2

Khơng

76

20,8

Nhiều

246

67,4

Ít

119

32,6

Gia đình, bạn bè

Đồng nghiệp

Bảng 3.9 cho thấy có 79,2% đối tượng được được gia đình và bạn bè hỗ trợ, giúp đỡ. Và 67,4% đối

tượng được đồng nghiệp hỗ trợ giúp đỡ nhiều.
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu(n=365)
Mức độ hài lòng

Số lượng

Tỷ lệ %

357

97,8

8

3,2

Có hài lịng

335

91,8

Chưa hài lịng

30

8,2

Cuộc sống gia đình
Có hài lịng

Chưa hài lịng
Cơng việc

Ở bảng 3.10 có 97,8% đối tượng nghiên cứu hài lịng với cuộc sống gia đình và có 91,8% đối tượng
hài lịng với cơng việc hiện tại.
3.3.

Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu

3.3.1.

Mối liên quan giữa nhân khẩu học với stress của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ với stress của ĐTNC

Trình độ
TC/CĐ
Đại học
Sau ĐH

OR

Stress

Khơng stress

56

142

(28,3)


(71,7)

25

72

1,1

(25,8)

(74,2)

(0,65 – 1,97)

5

65

5,1

(CI95%)
-

p
0,6
<0,01


16

(7,1)

(92,9)

(1,96 – 13,4)

Kết quả cho thấycó mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng stress của đối tượng nghiên
cứu. Những người có trình độ trung cấp/cao đẳng có nguy cơ bị stress cao gấp 1,1 lần người có trình độ
đại học (p>0,05) và 5,1 lần những người có trình độ sau đại học(p <0,01) (Bảng 3.14).
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thói quen tập thể dục với stress của ĐTNC
Tập thể dục
Không
Thỉnh thoảng
Thường xuyên

OR

Stress

Không stress

31

51

(37,8)

(62,2)

48


152

1,92

(24,0)

(76,0)

(1,1 – 3,3)

7

76

6,6

(8,4)

(91,6)

(2,7 – 16,1)

(CI95%)
-

p
0,02
<0,01


Theo bảng trên ta thấy có mối liên quan giữa thói quen tập thể dục với tình trạng stress của đối
tượng nghiên cứu. Những người khơng thể dục có nguy cơ bị stress cao gấp gần 2 lần những người thỉnh
thoảng tập thể dục (OR=1,92) và những người không tập thể dục có nguy cơ bị stress cao gấp gần 7 lần so
với những người thường xuyên tập thể dục. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa hài lòng với stress của ĐTNC
Mức độ hài lịng

OR

Stress

Khơng stress

2

6

(33,3)

(66,7)

1,08

84

273

(0,11-6,20)

(23,5)


(76,5)

13

17

(43,3)

(56,7)

2,7

73

262

(1,16-6,29)

(21,8)

(78,2)

(CI95%)

p

Cuộc sống gia đình
Khơng hài lịng
Hài lịng


0,9

Cơng việc
Khơng hài lịng

Hài lịng

0,007

Bảng 3.22 cho thấy có mối liên quan giữa sự hài lịng trong công việc với stress của đối tượng
nghiên cứu. Những người khơng hài lịng với cơng việc có nguy cơ mắc stress cao gấp 2,7 lần người hài
lịng với cơng việc (OR=2,7) Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p=0,07<0,05.
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa mức hỗ trợ với stress của ĐTNC


17
Mức độ hỗ trợ

OR

Stress

Khơng stress

10

66

(13,1)


(86,9)

0,4

76

213

(0,18-0,88)

(26,3)

(73,7)

30

89

(25,2)

(74,8)

1,2

56

190

(0,66-1,95)


(22,8)

(77,2)

(CI95%)

p

Gia đình, bạn bè
Khơng


0,01

Đồng nghiệp
Khơng



0,06

Bảng 3.23 cho thấy có mối liên quan giữa sự hỗ trợ trong gia đình, bạn bè với stress của đối tượng
nghiên cứu. Những người có được hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có nguy cơ mắc stress chỉ bằng 0,4 lần những
người khơng được hỗ trợ từ gia đình, bạn bè. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p=0.01<0,05.


18
CHƯƠNG 4.
4.1.


BÀN LUẬN

Thực trạng stress, trầm cảm, lo âucủa điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương năm
2019

4.1.1.

Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của điều dưỡng viên (DASS21)

Kết quả từ cơng cụ Dass21 cho thấy có 86 đối tượng rơi vào tình trạng stress chiếm 23,6%, Nghiên
cứu của chúng tơi có tỷ lệ điều dưỡng bị stress tương đương với tỷ lệ mắc stress của tác giả Lương Quốc
Hùng nghiên cứu tại bệnh viện E Hà nội năm 2018 (tỷ lệ stress 24,3%) [4]. Tuy nhiên trong nghiên cứu
của tác giả Vũ Bá Quỳnh tại bệnh viện trung ương quân đội 108, tỷ lệ stress lại cao hơn (33,7%) [13].
Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My năm 2014 tại bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng (tỷ lệ stress là
18,1%) thấp hơn nghiên cứu của chúng tơi, có thể do vị trí bệnh viện nằm tại Đà Nẵng, số lượng người
bệnh khám chữa bệnh hằng ngày thấp hơn các bệnh viện tại Hà Nội, kèm theo đó là khối lượng cơng việc,
cũng như lối sống của người dân Đà Nẵng không như người dân sống tại Hà nội, với nhiều thành phần
phức tạp, gây những áp lực khác nhau lên nhân viên y tế nên tỷ lệ mắc stress có sự khác biệt [9].
Trong nghiên cứu của chúng tôi số điều dưỡng trầm cảm là 100 trường hợp, chiếm 27,4% và 152
trường hợp lo âu chiếm 41,6%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của tác giả Vũ Bá Quỳnh với tỷ lệ
trầm cảm ở các đối tượng này là 29,3%, lo âu là 43%. Nghiên cứu của Demiral et al. (2000) đã nghiên cứu
trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và
27,4% [24][27]. Tỷ lệ nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, có thể tuy đều là nhân
viên y tế nhưng đối tượng lại là bác sĩ nên có sự khác biệt.
Trong số điều dưỡng bị stress, mức độ chủ yếu là nhẹ và vừa có tỷ lệ lần lượt là 43,0% và 46,5%,
mức độ nặng là 9,3%. Nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài năm 2008,
điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố
Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành - Hậu Giang : 45,2% bị stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung
bình [14]. Nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng năm 2018 cho ra kết quả mức độ stress thấp với

12,3% mức độ nhẹ, 6,5% mức độ vừa, 4,5% mức độ nặng [4]. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tơi có kết
quả thấp hơn ghiên cứu của Nguyễn Thu Hà năm 2006 trên 811 nhân viên y tế, có 10,7% nhân viên y tế
có điểm stress ở mức cao; 37,9% nhân viên y tế có điểm stress ở mức trung bình và 51,4% nhân viên y tế
có điểm stress ở mức thấp. Sự khác biệt này có thể do đối tượng của tác giả Nguyễn Thu Hà khảo sát trên
toàn bộ nhân viên y tế, bao gồm cả điều dưỡng, bác sĩ, hộ sinh nên khác nhau [3]. Trong khi nghiên cứu
của Trần Thị Thu Thủy tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2015 lại cho kết quả tỷ lệ căng thẳng ở mức
độ nhẹ là 9%, mức vừa là 7% và rất nặng là 2,5% trong tổng số các điều dưỡng nói chung.
Trong số đối tượng có trầm cảm, tình trạng chủ yếu là trầm cảm vừa, có tỷ lệ là 72%.Trong số đối
tượng bị lo âu, tình trạng chủ yếu là nhẹ và nặng có tỷ lệ lần lượt là 34,2% và 43,4%.Stress có thể được
giải quyết khi giải quyết được vấn đề, nhưng trầm cảm thì có thể kéo dài nhiều năm. Vì vậy đây là vấn đề
cần thực sự quan tâm của cả các lãnh đạo bệnh viện và gia đình nhân viên y tế.
Trong số 23,6% điều dưỡng bị stress, tỷ lệ người hút thuốc lá bị stress (36,8%) cao hơn người


19
khơng hút thuốc lá (19,8%). Người có uống rượu bia (26,6%) có tỷ lệ bị stress cao hơn người khơng uống
rượu bia (23,5%). Người khơng tập thể dục (37,8%)có tỷ lệ bị stress cao hơn người thỉnh thoảng tập thể
dục. Và người thường xuyên tập thể dục có tỷ lệ bị stress thấp nhất (8,4%.) Những người giải tỏa căng
thằng bằng các hình thức giải trí có tỷ lệ khơng bị stress khá cao (thể dục thể thao: 76,8%; Nghe nhạc xem
phim: 77,6%; Khác: 73,5%). Có thể thấy, lối sống của đối tượng ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng stress.
Thói quen sử dụng rượu bia thuốc lá tác động nhiều đến tình trạng stress của đối tượng nghiên cứu, việc
tập thể dục thể thao cùng với các hoạt động giải trí bên ngồi giúp giải tỏa stress rất tốt.
4.1.2.

Thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên

Kết quả cho thấy số điều dưỡng bị stress công việc chiếm 27,9% nhưng có tới 77,3% đối tượng
phản ứng nhiều với stress. Phản ứng về mặt vật lý như mệt mỏi, cáu gắt và tâm lý bất an. Vì hạn chế của
nghiên cứu nên chưa thể tìm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Có 79,2% đối tượng được được gia đình và bạn bè hỗ trợ, giúp đỡ. Và 67,4% đối tượng được đồng

nghiệp hỗ trợ giúp đỡ nhiều. Vẫn còn 20,8% đối tượng khơng được gia đình hỗ trợ và 32,6% đối tượng
khơng được đồng nghiệp giúp đỡ, có thể đây là một phần vì lý do đối tượng nghiên cứu bị stress nghề
nghiệp. hiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng loại cơng việc căng thẳng nhất là địi hỏi quá mức và áp lực
không phù hợp với kiến thức và khả năng của người lao động, nơi có ít cơ hội lựa chọn hoặc quyền lực và
sự hỗ trợ từ người khác. Càng có nhiều nhu cầu và áp lực công việc phù hợp với kiến thức và khả năng
của người lao động thì càng ít có khả năng họ gặp phải căng thẳng trong công việc. Người lao động được
hỗ trợ nhiều hơn từ những người khác tại nơi làm việc, hoặc liên quan đến công việc họ càng ít có khả
năng bị stress cơng việc.
4.2.

Một số yếu tố liên quan đến stress củađối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng stress của đối
tượng nghiên cứu. Cụ thể những người có trình độ trung cấp/cao đẳng có nguy cơ bị stress cao gấp 5 lần
những người có trình độ sau đại học (OR=5,1). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nguyên
nhân có lẽ do các đối tượng có bằng trung cấp/cao đẳng chủ yếu làm trực tiếp với bệnh nhân, công việc
nhiều hơn, áp lực hơn về mặt số lượng nên có nguy cơ stress cao hơn.
Nghiên cứu của chúng tơi cũng tìm ra mối liên quan giữa thói quen tập thể dục với tình trạng stress
của đối tượng nghiên cứu. Những người khơng thể dục có nguy cơ bị stress cao gấp gần 2 lần những
người thỉnh thoảng tập thể dục (OR=1,92) và những người không tập thể dục có nguy cơ bị stress cao gấp
gần 7 lần so với những người thường xuyên tập thể dục. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể được thả lỏng, việc tập thể dục đều đặn làm tăng lưu thông máu,
tiết ra các chất bã, độc trong cơ thể, đồng thời làm giảm căng thẳng rất tốt.
Chưa xác định được mối liên quan giữa sự hài lịng trong cơng việc với stress của đối tượng nghiên
cứu. Những người không hài lịng với cơng việc có nguy cơ mắc stress cao gấp 2,7 lần người hài lịng với
cơng việc (OR=2,7). Điều này khác với nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng tại bệnh viện E với mối
liên quan giữa sự hài lịng của điều dưỡng với tình trạng stress của họ. Nhóm điều dưỡng khơng hài lịng
hoặc khơng rõ ràng với cơng việc có nguy cơ bị stress cao gấp 3,47 lần nhóm hài lịng với cơng việc.



20
KẾT LUẬN
1.
Thực trạng stress của điều dưỡng viênlàm việc tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Nhi trung
ương năm 2019
Tỷ lệ điều dưỡng bị stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là: 23,6%; 27,4%; 41,6%.
Mức độ stress chủ yếu là mức độ nhẹ (43%), vừa (46,5%). Mức độ trầm cảm nhiều nhất là mức độ
vừa (72%). Ở tình trạng lo âu, mức độ nặng (43,4%) và nhẹ (34,2%) chiếm nhiều nhất.
Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại bệnh viện nhi trung ương là 27,9%. Với mức độ hài
lòng với công việc là 91,7%.
2.

Một số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố: trình độ học vấn, thói quen tập thể dục, thể thao có mối liên quan đến stress của điều

dưỡng. Cụ thể là những điều dưỡng có trình độ học vấn trung cấp/cao đẳng có nguy cơ bị stress cao gấp 5
lần so với những điều dưỡng có trình độ sau đại học (OR=5,1; p<0,05). Những điều dưỡng khơng có thói
quen tập thể dục có nguy cơ bị stress cao gấp gần 2 lần so với những điều dưỡng thỉnh thoảng tập thể dục
(OR=1,92;p<0,05) và gấp gần 7 lần so với những điều dưỡng thường xuyên tập thể dục (OR=6,6; p<0,05).
Những người có được hỗ trợ từ gia đình, bạn bè có nguy cơ mắc stress chỉ bằng 0,4 lần những
người không được hỗ trợ từ gia đình, bạn bè (OR=0,4;p<0,05).
Những người khơng hài lịng với cơng việc có nguy cơ mắc stress cao gấp 2,7 lần người hài lịng
với cơng việc (OR=2,7;p<0,05).
Chưa tìm được mối liên quan giữa stress với các yếu tố tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, thói
quen uống rượu bia, thuốc lá, tần suất trực và thâm niên công tác.


21
KHUYẾN NGHỊ
Phân bổ công việc cho điều dưỡng hợp lý, quan tâm đến khối lượng công việc hiện tại mà điều

dưỡng viên đang phụ trách, từ đó phân bổ thời gian hồn thành cơng việc mới, nhằm tránh tình trạng quá
tải công việc, tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng, giảm bớt áp lực cơng việc.
Có chế độ khen thưởng cho đối tượng điều dưỡng viên khi hoàn thành được khối lượng công việc
lớn, tổ chức đi du lịch, nghỉ ngơi cho nhân viên theo định kỳ.
Tạo môi trường để điều dưỡng viên có thể tập thể dục thể thao, tổ chức các hội thi thể dục thể thao
cho toàn thể nhân viên y tế, khuyến khích tham gia và trao phần thưởng.
Tạo điều kiện cho điều dưỡng viên được đi học, bổ sung thêm kiến thức và bằng cấp.



×