Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Một số giải pháp quản lý chi phí trong xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Tuyên Quang (Luận văn thạc sĩ file word)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 97 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Khoa Cơng Trình – Trường Đại học Thủy Lợi
Tên tác giả: Nguyễn Bảo Giang
Học viên lớp cao học: 23QLXD22
Người hướng dẫn chính: PGS.TS Nguyễn Hữu Huế
Người hướng dẫn phụ. TS Hoàng Bắc An
Tên đề tài Luận văn: “Một số giải pháp quản lý chi phí trong xây dựng cơng trình
thủy lợi tỉnh Tun Quang”
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
trước đây.
Tác giả

Nguyễn Bảo Giang

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay tác giả đã hoàn
thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Một số giải pháp quản lý chi phí trong
xây dựng cơng trình thủy lợi tỉnh Tun Quang”, chun ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Huế và TS Hoàng Bắc
An đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác giả để hoàn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi, các Thầy,
Cơ phịng đào tạo đại học và sau đại học, các Cơ phụ trách thư viện, Khoa Cơng trình,
Khoa Kinh tế và Quản lý đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ cho tác giả trong quá
trình làm luận văn.
Với tất cả sự cố gắng, nhiệt tình cũng như năng lực của bản thân, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiết sót, hạn chế về kinh ngiệm, kiến thức, thời gian, và các tài liệu


tham khảo. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ và
đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng
hồn thiện hơn trong q trình nghiên cứu và công tác sau này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khích lệ trong suốt q trình học tập và hồn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT..............................................................viii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.........................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................1
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu........................................................2
4.1. Cách tiếp cận.................................................................................................. 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CƠNG
TRÌNH..................................................................................................................3
1.1. Khái qt về cơng tác quản lý chi phí trong xây dựng cơng trình..................4
1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi........................................ 6
1.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi..................................... 6
1.2.2. Những bài học lớn về cơng tác quản lý chi phí cơng trình.......................14
1.3 Vấn đề cịn tồn tại trong quản lý chi phí xây dựng cơng trình......................17
1.3.1 Trong giai đoạn chuẩn bị dự án................................................................. 17
1.3.2 Trong giai đoạn thực hiện dự án................................................................ 18

1.3.3 Trong giai đoạn kết thúc dự án...................................................................18
1.4 Những cơng trình nghiên cứu có liên quan................................................... 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 20
CHƯƠNG II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH THỦY LỢI.......................................................................................... 21
2.1 Cơ sở pháp lý trong quản lý chi phí xây dựng cơng trình và quá trình hình
thành và phát triển.............................................................................................. 21
2.1.1 Luật Xây dựng mới số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014..............................22


2.1.2 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013................................... 22
2.1.3 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng.......................................................................................24
2.1.4 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật đấu thầu............................................................................ 24
2.1.5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng.........................................................................................25
2.1.6 Thông tư 04/2010/TT-BXD về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng cơng trình........................................................................................ 25
2.1.7 Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn xác định đơn giá nhân công......................................................................... 26
2.2 Áp dụng cơ sở pháp lý trong quản lý chi phí xây dựng..............................26
2.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng cơng trình...........................................................26
2.2.2 u cầu của cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng..............................27
2.3 Yêu cầu của công tác quản lý chi phí............................................................30
2.3.1 Quản lý chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án........................................ 32
2.3.2 Quản lý chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án....................................... 33
2.3.3 Quản lý chi phí trong giai đoạn kết thúc đầu tư........................................35
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chi phí xây dựng cơng trình. 35
2.4.1 Nhân tố xã hội............................................................................................ 35

2.4.2 Nhân tố chính trị........................................................................................36
2.4.3 Nhân tố kinh tế............................................................................................37
2.4.4 Nhân tố cơng nghệ......................................................................................37
2.5 Phương pháp kiểm soát và đánh giá chất lượng quản lý chi phí xây dựng
cơng trình.............................................................................................................38
2.5.1 Kiểm sốt chi phí xây dựng ở giai đoạn quyết sách đầu tư........................38
2.5.2 Kiểm sốt chi phí thơng qua phân tích ảnh hưởng của thiết kế đến chi phí.39
2.5.3 Kiểm sốt chi phí thơng qua cơng tác thẩm tra dự tốn thiết kế................39
2.5.4 Kiểm sốt chi phí thơng qua đấu thầu........................................................40


2.5.5 Xử lý biến động giá, chi phí xây dựng cơng trình...................................... 40
2.5.6 Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai
thác sử dụng........................................................................................................ 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 42
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI BAN QUẢN LÝ KHAI
THÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TUN QUANG.............................................. 43
3.1 Thực trạng về quản lý chi phí cơng trình thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang......43
3.1.1 Giới thiệu chung về Ban quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Tun
Quang..................................................................................................................43
3.1.2 Tình hình thực hiện cơng tác ĐTXDCT của Ban quản lý khai thác cơng
trình thủy lợi Tuyên Quang những năm gần đây (từ năm 2013 đến 2016).........47
3.2. Đánh giá chung về quản lý chi phí cơng trình thủy lợi của tỉnh Tun Quang. 52
3.2.1 Thành tích đạt được....................................................................................52
3.2.2 Những tồn tại cần khắc phục......................................................................53
3.2.3 Khó khăn vướng mắc..................................................................................53
3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cơng trình
thủy lợi của tỉnh Tun Quang.........................................................................................53
3.3.1 Giải pháp hồn thiện cơ cấu tổ chức.........................................................53

3.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật
chất cho Ban quản lý khai thác CTTL Tuyên Quang........................................ 59
3.3.3 Giải pháp quản lý tổng mức đầu tư xây dựng..........................................62
3.3.4 Tăng cường cơng tác quản lý cơng tác thanh quyết tốn cơng trình.....67
3.4 Áp dụng cho cơng trình đập Tân Tiến, xã Tân Tiến và trạm bơm điện tại xóm
2, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang............................................68
3.4.1 Giới thiệu chung về cơng trình...................................................................68
3.4.2 Điều chỉnh tổng mức đầu tư....................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................88


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Hồ n Lập – Quảng Ninh....................................................................7
Hình 1.2. Hồ Cửa Đạt – Thanh Hóa......................................................................8
Hình 1.3. Hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh.............................................................................. 9
Hình 1.4: Đường sắt đơ thị Hà Nội đang thi cơng – Nguồn vtc.vn.....................15
Hình 1.5 Đường vận chuyển quặng Quý Xa - Tằng Loỏng................................ 17
Hình 3.1. Mơ hình tổ chức Ban quản lý khai thác CTTL Tun Quang đề xuất 54
Hình 3.2: Vị trí Đập Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang...70
(Vị trí tọa độ xác định từ vệ tính 21°52'45.61"N, 105°15'39.86"E)........................70
Hình 3.3: Hiện trạng tường cánh hạ lưu đập Tân Tiến........................................70
(Mái đập bằng đá xây bị bong xơ sụt lún)...........................................................70
Hình 3.4: Hiện trạng bể tiêu hạ lưu đập Tân Tiến...............................................71
(Xếp bằng rọ đá bị đẩy xơ)..................................................................................71
Hình 3.5: Hiện trạng kênh hạ lưu đập Tân Tiến..................................................71
(Kênh đá xây kích thước nhỏ, âm sâu thường xuyên bị vùi lấp, không đủ khả
năng chuyển tải nước).........................................................................................71
Hình 3.6: Vị trí Đập Tân Long, xã Tân Long, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 72

(Vị trí tọa độ xác định từ vệ tính 21°52'56"B, 105°15'40"E)...............................72
Hình 3.7: Hiện trạng trạm bơm truyền giã chiến.................................................72
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa Nhà thầu xây lắp chính với CĐT, Đơn vị giám sát,
Đơn vị thiết kế trong công tác giám sát chất lượng.............................................82


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Các dự án sử dụng kinh phí khắc phục hạn hán và nguồn vốn hỗ trợ
khác từ năm 2013 đến nay........................................................................................ 48
Bảng 3.2. Các dự án sử dụng kinh phí cấp bù thủy lợi phí từ năm 2013 đến nay 50
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp chứng chỉ nghiệp vụ của Ban quản lý khai thác CTLL
Tuyên Quang.............................................................................................................. 61
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp máy, thiết bị của Ban quản lý khai thác CTTL Tuyên
Quang......................................................................................................................... 62
Bảng 3.5. Các cơng trình vượt tổng mức trong giai đoạn thiết kế.........................63


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
BVTC

Bản vẽ thi công

CĐT

Chủ đầu tư

CTTL

Cơng trình thủy lợi


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GTVT

Giao thơng vận tải

HSMT

Hồ sơ mời thầu

TVGS

Tư vấn giám sát

TVTK

Tư vấn thiết kế

UBND

Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề về biến
đổi khí hậu. Đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi để phịng tránh và khắc phục hậu
quả của biến đổi khí hậu tồn cầu cũng là một trong những biện pháp không chỉ Việt

Nam mà các quốc gia trên thế giới đang sử dụng.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt bởi nhiều đồi núi nên số cơng
trình thuỷ lợi nhiều, hơn 2.800 cơng trình nhưng đa số là cơng trình có quy mơ tưới
nhỏ, xây dựng từ lâu đã xuống cấp nhiều hạng mục;
Hàng năm thực hiện kế hoạch tu sửa nâng cấp các cơng trình thủy lợi bằng nguồn cấp
bù thủy lợi phí và các nguồn vốn khác như khắc phục hạn hán, khắc phục lũ lụt do
Trung ương hỗ trợ, Ban quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Tuyên Quang đã thực
hiện nhiệm vụ của CĐT đối với các cơng trình thủy lợi tu sửa nâng cấp, xây dựng mới
với nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí để tu sửa cơng trình thiết yếu, khắc phục hạn
hán, khắc phục lũ lụt...;
Vì vậy, nhằm đạt được chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi đạt hiệu quả cao cần
phải có những cơng tác kiểm sốt chặt chẽ. Cơng tác quản lý chi phí xây dựng các
cơng trình thủy lợi là một cơng tác quan trọng nhằm quản lý chất lượng cơng trình,
tiến độ đưa cơng trình vào phục vụ kịp thời, nâng cao hiệu quả của cơng trình thủy lợi.
Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý chi phí trong
xây dựng cơng trình thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong xây dựng các cơng
trình thủy lợi của tỉnh Tuyên Quang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Chi phí xây dựng các cơng trình thủy lợi.
b) Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài về công tác quản lý chi các dự
1


án tại Ban quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Tuyên Quang.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu;
- Tiếp cận thực tế ở Việt Nam.

- Các văn bản quy phạm, pháp luật đã được nhà nước ban hành và áp dụng;
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là:
- Phương pháp kế thừa: Dựa trên các giáo trình, các chuyên đề nghiên cứu đã được
công nhận.
- Phương pháp thống kê: Phân tích đánh giá số liệu thu thập.
- Phương pháp điều tra: Quan sát thực tế, điều tra hiện trường.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các thầy cơ hoặc một số chun gia
có kinh nghiệm trong lĩnh vực.
- Một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý chi phí cơng trình, vấn đề và giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý chi phí cơng trình, quan điểm lý luận về hiệu quả
chất lượng quản lý chi phí cơng trình.
b) Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn sẽ hệ thống hóa một cách ngắn gọn lý thuyết về các vấn đề cơ bản trong
quản lý chi phí cơng trình, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
chi phí cơng trình thủy lợi.


6. Kết quả đạt được
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi phí hiện nay, qua đó đánh giá những kết
quả đạt được, những mặt còn tồn tại, từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp có cơ
sở khoa học, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất
lượng quản lý chi phí cơng trình thủy lợi tại Ban quản lý khai thác cơng trình thủy lợi
Tun Quang.



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CƠNG
TRÌNH
1.1. Khái qt về cơng tác quản lý chi phí trong xây dựng cơng trình.
Q trình phát triển xã hội của loài người đã trải qua hàng ngàn năm, trong mỗi thời
kỳ sự tồn tại của con người luôn gắn liền với các cơng trình kiến trúc để chứng tỏ sự
văn minh của thời kỳ đó. Do vậy nhu cầu về xây dựng là nhu cầu thường xuyên và
ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Ngày nay, sản xuất càng phát triển, phân công lao động ngày càng sâu sắc thì vai trị
của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được khẳng định. Nếu như
trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, hoạt động xây dựng chỉ phục vụ cho các cơng
trình nhỏ với hình thức đơn giản và kỹ thuật thô sơ. Khi nền kinh tế phát triển, xây
dựng trở thành một ngành sản xuất vật chất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế. Hàng
năm, giá trị sản phẩm xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm quốc
gia. Tổng kết năm 2016, Tổng cục Thống kê Việt Nam[1] cho biết, năm 2016 giá trị
sản xuất xây dựng đã tăng hơn 10% so với năm trước đó, ước tính đạt 1.089,3 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 so với năm
2015 trong từng khu vực như sau:
- Khu vực Nhà nước đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,7%, tăng 1,7% so với 2015.
- Khu vực ngồi Nhà nước 952,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 87,4%, tăng 12,5 % so với
2015.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 53,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,9%, giảm 10,9% so
với 2015
Theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 ước tính tăng 10,1% so với
năm 2015, bao gồm: Khu vực Nhà nước tăng 1,7%; khu vực ngoài Nhà nước tăng
12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi giảm 10,9% do một số dự án có vốn đầu tư
lớn đã kết thúc giai đoạn xây dựng hoặc hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất như các
cơng trình ở khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty Điện tử Samsung Vina Thái


Nguyên. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng cơng trình nhà ở tăng

13,6%; cơng trình nhà khơng để ở giảm 2,5%; cơng trình kỹ thuật dân dụng tăng
13,1%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 11,8%.
Các doanh nghiệp xây dựng cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi nền
kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp xây dựng với số lượng lao động ít, trình độ
thấp, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, chủ yếu xây dựng thủ công. Ngày nay với số lao
động dồi dào, trình độ tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng các thiết
bị thi công tiên tiến, áp dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng các cơng trình.
Xuất phát từ thực tế, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đã đủ sức đảm nhận
thi cơng các cơng trình có quy mơ lớn và kỹ thuật phức tạp trong và ngoài nước, về
mặt tổ chức quản lý sản xuất, các doanh nghiệp ngày càng thay đổi để phù hợp với nhu
cầu xã hội.
Bằng nỗ lực tiếp cận công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các
doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã tự đảm đương được hoặc nhận thầu hầu hết các
cơng trình xây dựng quan trọng của quốc gia, nhiều cơng trình của các dự án đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngồi. Có thể kể đến các
cơng trình lớn như nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án
nhiệt điện Cà Mau, thủy điện Buôn Lốp, cầu Thủ Thiêm …
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nhà nước ta đã thực hiện chính sách thắt
chặt tiền tệ, kiểm soát lạm phát, cắt giảm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, gây rất
nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng.
Một số cơng trình do khơng thu xếp được nguồn vốn hoặc thiếu vốn phải tạm dừng thi
công, dẫn đến các doanh nghiệp thi công xây dựng cơng trình bị chậm thanh tốn khối
lượng xây lắp hoàn thành, gây tồn đọng lớn giá trị xây dựng dở dang, phát sinh thêm
nhiều khoản chi phí đặc biệt là chi phí tài chính.
Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế,
các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh để hạ giá
thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp cắt



giảm số lượng lao động, giảm lương, cân đối giữa việc tăng lương để tăng năng suất
lao động so với giảm số lượng lao động, thực hiện các chính sách tiết kiệm chống lãng
phí từ các chi phí nhỏ như văn phòng phẩm, điện nước sinh hoạt, điện thoại, hội nghị,
tiếp khách... cho đến các chi phí lớn như nguyên vật liệu đầu vào của hoạt động sản
xuất kinh doanh. Cũng có khơng ít doanh nghiệp khơng tồn tại được buộc phải phá
sản.
1.2. Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi
1.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi
1.2.1.1 Khái qt chung kết quả đạt được
Sau kháng chiến năm 1954, khi miền Bắc bước vào giai đoạn khôi phục, phát triển và
cải tạo kinh tế, tiến hành cuộc cách mạng chủ nghĩa, thủy lợi trở thành lĩnh vực được
Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Trong điệu kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn
nghiêm trọng nhân lực, vật lực và thiết bị, nhưng bằng lịng tin vào Đảng và chính
quyết, đồng tâm hiệp lực quyết tâm làm lại đập, nhân dân đã khôi phục nhanh chóng
các hệ thống thủy lợi bị chiến tranh tàn phá, đẩy mạnh xây dựng các cơng trình thủy
lợi từ nhỏ đến lớn nhằm kịp thời phục vụ sản xuất nơng nghiệp và dân sinh. Các cơng
trình thủy lợi tiểu biểu được xây dựng trong giai đoạn này có thể kể đến như: Đập thủy
lợi Bái thượng, Đập thủy lợi Đô Lương, Đập thủy lợi Thác Huống, hồ thủy lợi Pa
Khoang, hồ thủy lợi Suối Hai, hồ thủy lợi Cấm Sơn …
Sau năm 1975, do đã có quy hoạch phát triển thủy lợi gần 20 năm, nên trong tình hình
tồn Ngành tập trung nhân vật lực cho phát triển thủy lợi Miền Nam, ở Bắc Bộ và
Thanh- Nghệ- Tĩnh chỉ khởi cơng một số cơng trình tưới tiêu quan trọng, đã được
chuẩn bị kỹ từ trước. Thanh Hóa đã huy động đội thủy lợi 202 và dân công lên tới
30.000 người, làm hệ thống tiêu úng sông Lý (1975-1990), sơng Hồng (1978-1990),
trong ba tháng đã đào đắp hơn 10 triệu mét khối đất. Việc xây cống Quảng Châu và
Ngọc Giáp đã hình thành khu tiêu úng, ngăn mặn cho 25.544 hecta thuộc các huyện
Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Thiệu và Quảng Xương. Đặc biệt, thời gian
này, Thanh Hóa đã khởi cơng hồ Sơng Mực (1977-1990), dung tích 106 triệu mét
khối, tưới cho 16.745 hecta thuộc các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Xuân; hồ Yên



Mỹ (1978-1990) dung tích 62 triệu mét khối, tưới 5.840 hecta, hồ Đồi Mai (19851987) tưới 2.500 hecta.
Nhiều hồ đập thủy lợi lớn đã được xây dựng, trong đó có những đập cao như: Cấm
Sơn cao 40,5 m chứa 338 triệu m3, Kẻ Gỗ cao 40 m chứa 425 triệu m 3, Cửa Đạt cao
117,64 m chứa 1,450 tỷ m3, Dầu Tiếng cao 30 m chứa 1,45 tỷ m3,...

Hình 1.1. Hồ n Lập – Quảng Ninh
Vị trí dự án: Sơng: Míp, suối Vạn Nho - Quảng Ninh
Thời gian xây dựng: 1979
Chủ nhiệm dự án: LCKTKT+TKKT: Đào Tùng
Các thông số kỹ thuật chủ yếu:
Diện tích lưu vực (Flv): 183
km2 Cấp cơng trình: II
Mực nước gia cường (MNGCp=0,5%): + 31,37 m
Mực nước dâng bình thường MNDBT): +29,50 m
Mực nước chết (MNC): +11,50 m
Dung tích tồn bộ (Wtb): 127,5 triệu m3
Dung tích hữu ích (Whi): 118,120 triệu m3
Dung tích chết (Wc): 9,380 triệu m3 nước


Hình 1.2. Hồ Cửa Đạt – Thanh Hóa
- Cơng trình thủy lợi - thủy điện : Cấp I
- Diện tích lưu vực : 5.708 km2
- Mực nước lớn nhất thiết kế P=0,1%:

+120.27

- Mực nước lớn nhất kiểm tra P=0,01%:


+122.8

- Mực nước phát điện sau lũ:

+110.00

- Diện tích nước hồ (với MNDBT):

33.00 km2

- Mực nước chết:

+75.00 m

- Dung tích chết (Wc):

294x106m3

- Dung tích hữu ích (Whi):

1070.8x106m3

- Dung tích phịng lũ:

300x106m3


Hình 1.3. Hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh
Diện tích lưu vực: 223 Km2
Cấp cơng trình: II

Mực nước chết: 14.7 m
Mưc nước dâng bình thường: 32.5m
Mực nước gia cường ( khơng tràn sự cố ): 35m
Cơng trình thuỷ điện Tun Quang được xây dựng trên sông Gâm thuộc địa bàn huyện
Na Hang, tỉnh Tun Quang. Đập của cơng trình là đập đá đổ đầm nén bản mặt bê
tông cốt thép được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Đập cao gần 100m. Nhà máy thủy
điện Tuyên Quang một trong những công trình trọng điểm của đất nước được thi cơng
tại huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang với tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng.
Cơng trình này do Tổng cơng ty Điện Lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Tổng
công ty Sơng Đà thực hiện thi cơng. Cơng trình được xây dựng dưới hình thức tổng
thầu EPC (đơn vị trúng thầu vừa thiết kế, vừa thi công và mua sắm, lắp đặt trang thiết
bị).
Đây là nhà máy thuỷ điện có cơng suất lớn thứ Ba của miền Bắc sau nhà máy thuỷ
điện Sơn La và Hồ Bình.


Sau khi hồn thành, dung tích hồ chứa nước từ 1.000 triệu đến 1.500 triệu m3
để phòng chống lũ cho thị xã Tuyên Quang và tham gia vào giảm lũ đồng bằng sông
Hồng, tạo nguồn cấp nước mùa kiệt cho đồng bằng sông Hồng; nhà máy cung cấp cho
lưới điện quốc gia với công suất lắp đặt 342 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm
1.295 KWh.
+ Hình thức đập: đập đá đổ, bản mặt bằng bê tông cốt thép.
+ Chiều dài đập theo đỉnh : 717,9 m
+ Chiều cao đập lớn nhất : 92,2 m
+ Chiều rộng đỉnh đập : 10 m
+ Mực nước dâng trung bình : 36 m
+ Dung tích hồ chứa nước : 2.245 tỷ m3
+ Số tổ máy : 3
+ Công suất thiết kế : 342 MW
+ Loại đập : Đá đổ bê tông bản mặt

+ Thời gian thi công : 5 năm
+ Khối lượng đào đắp : 13 triệu m3 đất đá
+ Đổ bê tông : 950.103 m3
+ Khoan phun : 101.103 m dài
+ Lắp đặt thiết bị : 15.103 tấn
Tổng vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng.

1.2.1.2. Tình hình quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Các cơng trình thủy lợi phần nhiều mang tính chất lợi dụng tổng hợp nguồn nước như
phương tiện vận tải, nuôi tôm, cá, tưới v.v…. Mỗi cơng trình thì có nhiều cơng trình
đơn vị như trạm bơm, đập, tràn, cống, kênh mương, ... Mỗi cơng trình đơn vị lại có


nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá, bê tông, gỗ, sắt
thép … với tổng khối lượng lớn có khi hàng trăm ngàn, triệu m 3. Nên những vấn đề có
thể sảy ra khi thu hồi đất để thực hiện các dự án là rất lớn, vấn đề di dân tái định cư đòi
hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ giữa các cấp quản lý với chính quyền địa phương, chi phí
cho các cuộc họp triển khai thực hiện rất tốn kém, đôi khi cịn khơng thực hiện được
do khơng giải phóng được mặt bằng.
Cơng trình thủy lợi là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như
ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp, vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hóa
chất, luyện kim vì vậy khi lập dự tốn cơng trình địi hỏi phải định giá tốt mới có thể
tiết kiệm được chi phí thực hiện dự án.
Điều kiện thi cơng khó khăn, cơng tác thi cơng cơng trình thủy lợi có khối lượng lớn,
phạm vi xây dựng rộng lại tiến hành trên lịng sơng suối, địa hình chật hẹp, mấp mô,
địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, nước ngầm, thấm do đó thi cơng rất
khó khăn, xa dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển nên phải sử dụng lực lượng lao
động rất to lớn trong thời gian thi công dài. Điều này dẫn đến vốn hay bị ứ đọng hay
gặp rủi ro trong q trình thi cơng.
Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội,

nghệ thuật và quốc phòng. Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các khâu từ
khi chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng cũng như quá trình thi cơng, từ cơng tác thẩm
tra, thẩm định dự án, đấu thầu xây lắp, mua sắm thiết bị, kiểm tra chất lượng, kết cấu
cơng trình, ... đến khi nghiệm thu từng phần, tổng nghiệm thu và quyết toán dự án
hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng để kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
Việc sản xuất xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời gian và đặc điểm.
Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây dựng là cố định. Điều này gây
khó khăn cho việc tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình, q trinh thi cơng thường hay
bị gián đoạn. Địi hỏi trong cơng tác quản lý phải lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt,
sử dụng tối đa lực lượng xây dựng tại nơi cơng trình xây dựng đặc biệt là lao động phổ
thông để tiết kiệm chi phí nhân cơng. Mặt khác có những địa điểm lại rất khó khăn cho


việc cung ứng vật liệu nên phải chuyển từ nơi khác đến gây tổn thất chi phí cho việc
xây dựng.
- Các đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thủy lợi như trên có ảnh
hưởng rất lớn đến công tác quản lý dự án, đặc biệt vấn đề về quản lý chi phí của các
dự án. Các dự án của Việt Nam nói chung thì việc quản chi phí vẫn chưa được tốt dẫn
tới chi phí vượt tổng mức đầu tư hoặc cơng tác kiểm sốt chưa tốt dẫn đến lãng phí
vốn đầu tư của nhà nước, làm tiến độ chậm lại.
- Công tác tư vấn khảo sát thiết kế còn nhiều hạn chế, nhất là bước lập dự án và thiết
kế cơ sở chưa đảm bảo chất lượng, nên đến giai đoạn khảo sát thiết kế kỹ thuật phải
điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh qui mô, giải pháp kỹ thuật, kéo
dài thời gian thực hiện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công
nghệ chưa đảm bảo sự lựa chọn tối ưu về kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng dự án. Khi đưa ra quy mô dự án, Tư vấn cịn lệ thuộc q nhiều vào ý
chí của các cơ quan quản lý mà khơng chủ động theo tính tốn đề xuất của mình, dẫn
đến khi lập thiết kế kỹ thuật phải điều chỉnh lại thiết kế cơ sở. Nhiều dự án được lập
chưa quan tâm đến khai thác hiệu quả đa mục tiêu vì vậy, hiệu quả đầu tư chưa cao;
- Ở bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công: Công tác khảo sát địa chất, địa

hình, thủy văn cịn thiếu chính xác. Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án khơng
phù hợp, các cơng trình đang thi cơng dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải
tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung, dẫn đến tăng chi phí của dự
án…
- Sự quá tải của các cơ quan Thẩm định ngoài yếu tố thiếu nhân lực cũng còn do cách
thức làm việc. Các cơ quan Thẩm định khơng thể có thời gian và sức lực xem kỹ hồ sơ
thiết kế đẫn đến tình trạng chất lượng hồ sơ kém chất lượng ...
- Chưa áp dụng đầy đủ quy định của nhà nước trong quản lý chi phí dự án dẫn đến làm
kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư, CĐT của các dự án khơng chủ động
được trong q trình thực hiện, không thể chủ động để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự
án khi.
- Cơng tác bố trí vốn vẫn cịn tình trạng dàn trải, lượng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản


từ nguồn vốn ngân sách cịn lớn, nhiều cơng trình hồn thành nhưng chưa có khả năng
thanh tốn và thiếu khả năng cân đối. Vốn đầu tư dàn trải dẫn đến nhiều dự án phải
kéo dài thời gian thực hiện, cơng trình chậm được đưa vào khai thác sử dụng, mục tiêu
đầu tư của dự án chậm được phát huy, tăng vốn đầu tư của các dự án. Cơ chế chính
sách trong việc huy động vốn đầu tư chưa được định hướng rõ ràng, cụ thể. Chưa đặt
ra được những định hướng mang tính cốt lõi để giải quyết vần đề vốn đầu tư cho dự
án. Các dự án đều đề nghị và chờ được đầu tư từ ngân sách Trung ương dẫn đến thời
gian thực hiện dự án kéo dài các dự án đều bị tăng vốn đầu tư do thị trường có quá
nhiều biến động về giá vật liệu xây dựng cơng trình và chế độ chính thường xuyên
thay đổi theo xu hướng tăng;
- Năng lực của một số CĐT, Ban quản lý dự án chưa đáp ứng u cầu; chưa có kỹ
năng và tính chun nghiệp nên không đáp ứng được yêu cầu khi được giao làm CĐT
các dự án có qui mơ lớn, có u cầu kỹ thuật cao, đã giao phó tồn bộ cơng tác quản lý
chất lượng cho tư vấn giám sát, mà Tổ chức TVGS còn nhiều tồn tại cần phải chấn
chỉnh. Các Ban quản lý dự án kiệm nhiệm, cán bộ không chuyên sâu, chưa đáp ứng
được yêu cầu trong công tác quản lý dự án dẫn đến những sai sót trong q trình thực

hiện, cán bộ kiêm nhiệm nên chưa có điều kiện phát huy hết khả năng trong công tác,
tinh thần trách nhiệm không cao;
- Công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp chưa hiệu quả; vẫn còn những nhà thầu chưa đảm
bảo chất lượng, năng lực kém được lựa chọn để thi cơng xây dựng cơng trình dẫn đến
chất lượng cơng trình khơng đạt u cầu, tiến độ thi công bị kéo dài, làm tăng vốn đầu
tư dự án.
- Công tác tuyên truyền vận động người dân nâng trong cơng tác GPMB chưa được
quan tâm đúng mức, chưa có chương trình cụ thể. Do vậy dẫn đến việc chậm giải
phóng mặt bằng, tăng chi phí giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ dự án;
- Việc quản lý thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo dẫn đến những vi phạm cam kết trong
hợp đồng vẫn cịn sảy ra, khơng kích thích được việc tuân thủ hợp đồng;
- Việc áp dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý dự án chưa được quan tâm
đúng mức, hầu hết các CĐT; ban quản lý dự án chưa trang bị các phần mềm như: về


cơng tác quản lý, tính tốn dự tốn, tính tốn kết cấu để có điều kiện kiểm tra kế quả
của tư vấn; ...
- Năng lực của cán bộ tham giam gia quản lý dự án còn những hạn chế nhất định, chưa
đáp ứng được u cầu cơng việc. Chưa có chính sách quản trị nguồn nhân lực trong
quản lý dự án. Chính sách phát triển lâu dài mang tính bền vững chưa được đề cập;
- Công tác quản lý, giám sát chất lượng cơng trình xây dựng của CĐT, Ban QLDA,
Giám sát xây dựng, Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế... cịn nhiều điểm yếu, thiếu
tính chun nghiệp. Đội ngũ TVGS chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất
lượng trên cơng trình, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng, khối lượng.
Chất lượng cơng trình của một số dự án vẫn cịn những tồn tại nhất định, xảy ra do
chất lượng của tư vấn giám sát, năng lực của cán bộ quản lý;
- Công tác giám sát cộng đồng của người dân cũng là một nhân tố góp phần nâng cao
chất lượng cơng trình, góp phần nâng cao trách nhiệm về bảo vệ mơi trường, an ninh
trật tự, ... trong q trình thi công nhưng công tác này chưa được các CĐT quan tâm.
- Các CĐT chưa chấp hành đúng theo chế độ quy định về cơng tác quyết tốn, cịn tình

trạng các cơng trình đưa vào sử dụng nhưng chưa tiến hành nghiệm thu bàn giao; các
cơng trình bào giao đưa vào sử dụng quá lâu nhưng CĐT vẫn không thực hiện việc lập
báo cáo quyết toán theo quy định.
1.2.2. Những bài học lớn về cơng tác quản lý chi phí cơng trình

1.2.2.1. Bài học về cơng tác quản lý chi phí dự án Đường sắt đơ thị Hà Nội
(Nguồn vtc.vn)[2]
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT làm CĐT, tổng mức đầu
tư ban đầu 552,86 triệu USD lên 868,04 triệu USD, tăng 315,18 triệu USD so với tổng
mức đầu tư được phê duyệt trước đó


Hình 1.4: Đường sắt đơ thị Hà Nội đang thi cơng – Nguồn vtc.vn
Trong q trình thực hiện đã có nhiều nguyên nhân tác động đến tổng mức đầu tư của
dự án. trong đó hàng loạt hạng mục điều chỉnh, bổ sung phát sinh so với thiết kế cơ sở.
Các chiều chỉnh gồm: thay đổi phương án nhà ga 2 tầng thành 3 tầng làm chi phí xây
dựng tăng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu Depot; bổ sung hạng mục đường


tránh quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox, thay đổi
vị trí bãi đúc dầm do giải phóng mặt bằng khu Depot chậm...
Trong hơn 315 triệu USD tăng thêm có 250,62 triệu USD thuộc phần vốn vay ODA
Trung Quốc (nâng tổng vốn vay Trung Quốc từ 419 triệu USD lên 669,62 triệu USD);
vốn đối ứng của Việt Nam tăng thêm 64,56 triệu USD (tăng từ 133,86 triệu USD lên
198,42 triệu USD).
Đến thời điểm tháng 10 năm 2015, dự án đã thực hiện được khối lượng cơng việc ước
tính đạt 5.900 tỉ đồng (bằng 66% giá trị tổng mức đầu tư ban đầu), giải ngân đạt 5.700
tỉ đồng (bằng 62% giá trị mức đầu tư).
1.2.2.2 Bài học về công tác quản lý chi phí cơng trình đường vận chuyển quặng sắt
Q Xa - Tằng Loỏng ở tỉnh Lào Cai

(Nguồn />Ngày 10-6-2014, UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định số 155/QĐ-UBND phê duyệt dự
án xây dựng đường vận chuyển quặng Quý Xa - Tằng Loỏng, với chiều dài 32,5 km,
đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi, tổng mức đầu tư là 729 tỷ đồng, trong đó ngân
sách Trung ương hỗ trợ 350 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương. Dự án được
UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) Lào Cai làm CĐT. Theo kế hoạch,
con đường sẽ được hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 4-2017, nhưng đến nay, mới
thi công đạt khoảng 50% khối lượng. Đến nay, hủ đầu tư đang xin bổ sung thêm 113 tỷ
đồng, nâng mức đầu tư đường vận chuyển quặng Quý Xa - Tằng Loỏng lên 842 tỷ
đồng.
- Lý do thứ nhất: Hội đồng GPMB tự ý hỗ trợ hai triệu đồng cho tất cả các hộ nghèo bị
ảnh hưởng do GPMB mà không phải di chuyển chỗ ở là trái quy định. Bên cạnh đó,
cịn phê duyệt hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề tùy tiện, khơng thống nhất, có hộ được
hỗ trợ 100%, có hộ thì được 50%, có hộ được 30%...
- Thứ hai: Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế địa chất. Khảo sát tuyến, xác định địa hình,
địa mạo, địa chất kiến trúc chưa chuẩn xác, cho nên trong q trình thi cơng đã phải
điều chỉnh, xử lý kỹ thuật một số hạng mục như: nền đường, cơng trình thốt nước,
cơng trình phịng hộ, khối lượng đào đắp đất đá…, cho phù hợp với thực tế hiện


trường. Từ đó, làm tăng kinh phí thêm 57,8 tỷ đồng so với dự toán đã được phê duyệt
ban đầu
- Thứ 3 CĐT buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm trong đánh giá hồ sơ dự thầu,
không phát hiện ra đơn giá nhà thầu lập bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh, xác định đơn
giá chính xác.

Hình 1.5 Đường vận chuyển quặng Quý Xa - Tằng Loỏng
1.3 Vấn đề cịn tồn tại trong quản lý chi phí xây dựng cơng trình.
1.3.1 Trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Tổng mức đầu tư xây dựng là khoản chi phí mà khách hàng có thể chi trả theo dự định,
tính tốn ban đầu. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án do biến động của giá cả thị

trường dẫn đến chi phí nhân cơng ngày một cao hơn, Chi phí mua, thuê nguyên vật
liệu thiết bị máy móc biến động trong q trình thực hiện dự án,...
Ngồi ra cịn có những tác động rủi ro như tác động của yếu tố môi trường, yếu tố con
người và những thiên tai bất thường dẫn đến tổng mức đầu tư cũng thay đổi. Do vậy
trong quá trình thực hiện dự án nhiều dự án phải thực hiện công tác điều chỉnh tổng
mức đầu tư.


×