TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ TẠI LỜI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM THAM QUAN DÃ NGOẠI
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Thị Thiệu Tiên
Lớp
: 13SMN2
Đà Nẵng – Tháng 4 Năm 2017
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành tốt luận văn này, em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô
khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy
và hỗ trợ rất nhiệt tình trong suốt chặng đường bốn năm đại học mà em đã đi qua.
Bên cạnh đó, em ln biết ơn gia đình, những người ln ủng hộ và tạo điều kiện
cho em được ăn học nên người. Và bạn bè xung quanh luôn ở bên động viên, ủng
hộ em hết mình. Hơn hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Tôn Nữ Diệu Hằng,
trong suốt thời gian qua cô đã luôn nhắc nhở và quan tâm đến em, cô luôn hỏi thăm
và hướng dẫn bài luận văn rất nhiệt tình để em có thành quả như ngày hôm
nay.Cám ơn những kiến thức mà cô đã tận tình truyền đạt cho em.Đây cũng sẽ là
hành trang quý báu cho em sau này trên bước đường tương lai, sự nghiệp. Và em
xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và giáo viên đứng lớp ở các trường mầm non
đã hỗ trợ rất nhiệt tình để em có thể hồn thành tốt luận văn này: Trường mầm non
Hoa Phượng Đỏ và trường Mầm non Dạ Lan Hương thành phố Đà Nẵng. Bài khóa
luận của em tuy đã hồn thành nhưng khơng tránh khỏi sự thiếu sót.Kính mong q
thầy cơ xem xét và đóng góp ý kiến để em có được một bài khóa luận hồn chỉnh
hơn.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thiệu Tiên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................4
7. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................4
9. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................5
NỘI DUNG ..................................................................................................................6
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ .......6
TẠI LỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THAM QUAN DÃ NGOẠI .......................................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................6
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới ...........................................................6
1.1.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ..........................................................11
1.2.Những vấn đề chung về hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ tại lời .......12
1.2.1.Hành vi ngôn ngữ ............................................................................................12
1.2.2. Hành vi ngôn ngữ tại lời.................................................................................18
1.3. Hoạt động trải nghiệm ......................................................................................29
1.3.1. Khái niệm .........................................................................................................29
1.3.2. Các loại hoạt động trải nghiệm ......................................................................35
1.3.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non ...................................................37
1.4. Giáo dục hành vi tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động tham quan dã
ngoại ...........................................................................................................................41
1.4.1. Khái niệm .........................................................................................................41
1.4.2. Đặc điểm hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ 5-6 tuổi ..44
1.4.3. Vai trị của việc giáo dục hành vi ngơn ngữ tại lời của trẻ 5-6 tuổi ............46
1.4.4. Vai trò của hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại đối với sự giáo dục
HV tại lời cho trẻ .......................................................................................................47
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới GD HVNN tại lời của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động tham quan dã ngoại .........................................................................................49
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ...........................................................................................53
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ TẠI LỜI
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THAM
QUAN DÃ NGOẠI ...................................................................................................54
2.1. Khái quát về q trình điều tra .......................................................................54
2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................................54
2.1.2. Đối tượng điều tra ...........................................................................................54
2.1.3. Nội dung điều tra .............................................................................................54
2.1.4. Phương pháp điều tra .....................................................................................54
2.2. Tiêu chí và thang đánh giá ...............................................................................55
2.2.1. Tiêu chí đánh giá HVNN tại lời .....................................................................55
2.2.2.Thang đánh giá.................................................................................................56
2.3. Kết quả điều tra .................................................................................................57
2.3.1. Về phía giáo viên .............................................................................................57
2.3.2.Về phía trẻ .........................................................................................................66
2.4.Nguyên nhân thực trạng ....................................................................................69
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan...................................................................................69
2.4.2.Nguyên nhân khách quan ...............................................................................70
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................71
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ
TẠI LỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THAM QUAN DÃ NGOẠI VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................72
3.1. Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm............................................................................72
3.1.1. Khái niệm giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm. ..............................................................................................72
3.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm..........................................................73
3.1.3. Những yêu cầu khi xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ..................................................78
3.1.4. Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm .............................................................................80
3.2. Thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................................93
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................93
3.2.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................................93
3.2.3. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ..............................................93
3.2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................93
3.2.4. Quy trình thực nghiệm ....................................................................................93
3.2.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................94
3.2.6. Kiểm định kết quả thực nghiệm ...................................................................102
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ...........................................................105
1. Kết luận ...............................................................................................................105
2. Kiến nghị sƣ phạm .............................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................107
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HVNN
: Hành vi ngôn ngữ
NN
: Ngôn ngữ
HV
: Hành vi
HVTL
: Hành vi tại lời
BTNV
: Biểu thức ngữ vi
PNNV
: Phát ngôn ngữ vi
SP1
: Ngôi thứ 1
SP2
: Ngôi thứ 2
HĐTN
: Hoạt động trải nghiệm
MĐ
: Mức độ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Nhận thức của giáo viên về việc bản chất hành vi ngôn ngữ ...................57
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về khái niệm hành vi ngôn ngữ tại lời ..............58
Bảng 2.3.Nhận thức của giáo viên về các loại hành vi ngôn ngữ tại lời ...................59
Bảng 2.4.Nhận thức của giáo viên về khái niệm hoạt động trải nghiệm ..................59
Bảng 2.5.Nhận thức của giáo viên về các loại hoạt động trải nghiệm mà trường
mầm non sử dụng .......................................................................................................60
Bảng 2.6.Kết quả nhận thức của giáo viên về việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời
của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.............................61
Bảng 2.7.Nhận thức của giáo viên về mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm tham
quan dã ngoại ..............................................................................................................62
Bảng 2.8.Thực trạng các thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục hành vi ngơn ngữ
tại lời cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại của trường
mầm non 20-10 TP Đà Nẵng .....................................................................................64
Bảng 2.9.Mức độ hành vi tại lời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.......................................67
Bảng 3.1: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ lớp DC và TN trước thực nghiệm
…………………………………………………………………………...…………95
Bảng 3.2: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời nhóm trẻ ĐC trước và sau khi thực
nghiệm …………………………………………………………………..…………97
Bảng 3.3: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời nhóm trẻ TN trước và sau thực nghiệm
…………………………………………………………………………………..….99
Bảng 3.4: Mức độ hành vi ngơn ngữ tại lời của trẻ nhóm DC và TN sau thực
nghiệm …………………………………….……………………………..……….100
Bảng 3.5. Kiểm định kết quả TN nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ………….……102
Bảng 3.6.Kiểm định kết quả trước TN và sau TN của nhóm TN ...............…....103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.Vai trò giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động trải nghiệm tham quan dã ngoại ........................................................................ 62
Biểu đồ 2.2.Nhận thức của giáo viên về mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm tham
quan dã ngoại .............................................................................................................. 63
Biểu đồ 2.3. Mức độ hành vi tại lời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ................................ 67
Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ biểu hiện hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ lớp ĐC và
lớp TN trước thực nghiệm …………………………………………………..……..96
Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ lớp ĐC trước và sau
thực nghiệm ……………………………………………………………….………97
Biểu đồ 3.3: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ nhóm TN trước và sau thực
nghiệm ……………..……………………………………………………………...99
Biểu đồ 3.4: Mức độ hành vi ngôn ngữ tại lời của trẻ nhóm ĐC và TN sau khi thực
nghiệm ……………………………………………………………………...……101
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hơm nay, thế giới ngày mai”.Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia
đình, là tương lai của mỗi dân tộc, đất nước.Trẻ em hôm nay là những công dân của
thế giới mai sau.Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân,
toàn xã hội và của mỗi gia đình.Trong ngành giáo dục thì giáo dục đạo đức cho trẻ
là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục tồn diện.Giáo dục đạo đức
có ảnh hưởng to lớn đến các mặt giáo dục khác.Trình độ phát triển đạo đức của trẻ
có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đối với môi trường xung quanh (thế giới
tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình). Đối với trẻ thơ, việc hình thành những
dấu ấn ban đầu có ý nghĩa to lớn vì nó là mầm mống đạo đức sau này của trẻ em.
Bộ mặt nhân cách của con người đã được hình thành từ thưở nhỏ. Chẳng thế mà
Macarenco - Nhà giáo dục Xơ Viết vĩ đại đã nói: “Những gì khơng có được ở trẻ 5
tuổi thì sau này khó có thể hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc
giáo dục lại rất khó khăn”. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Uốn cây từ thưở cịn
non - Dạy con từ thưở con còn thơ ngây”.Từ thực tế cũng có nhiều cơng trình
nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong
những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn.Tuy
nhiên, trong thời gian đó rất dễ hình thành nét cơ bản của cá tính và những thói
quen nhất định, hình thành cho trẻ những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con
người. Hình thành nếp sống văn minh có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc,
chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi…tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống,
chuẩn bị học tập ở tiểu học và các bậc học sau có kết quả. Vì vậy việc giáo dục
hành vi ngơn ngữ có vai trị rất quan trọng . Trong cuốn sách How to do things with
words của John.L.Austin, ông đã phát biểu một luận điểm rất quan trọng đó là “ khi
tơi nói tức là tơi hành động”. Nghĩa là, khi chúng ta nói năng là chúng ta hành
động, đây là loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ
là cách thức thể hiện để tương tác với những người khác một cách có hiệu quả và rất
có ý nghĩa với trẻ mầm non. Trẻ mầm non muốn tương tác, giao tiếp cần phải biết
2
bộc lộ được những yêu cầu cá nhân thông qua các hình thức giao tiếp khác nhau,
hiểu được NN và thực hiện được các mệnh lệnh của người khác.Trong ngôn ngữ thì
ngơn ngữ tại lời có có vai trị quan trọng đối với sự phát triển vốn từ, cấu trúc câu,
ngơn ngữ mạch lạc, văn hóa giao tiếp,..Trẻ nói được nhờ nghe người lớn nói và bắt
chước. Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung
cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hố
vốn từ cho trẻ, giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động giao tiếp.
Trẻ nói đúng thành phần chủ ngữ-vị ngữ có thêm một số thành phần phụ :trạng ngữ,
định ngữ, bổ ngữ,…Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng
nghe, hiểu ngơn ngữ, khả năng trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ
pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định.
Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song
song với hoạt động học ở trường mầm non. Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận
của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp và có mối quan hệ bổ
sung, hỗ trợ cho hoạt động học. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có mục đích, có
tổ chức được thực hiện trong hoặc ngồi nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các
tố chất và tiềm năng của bản thân trẻ, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan
tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các hoạt
động trải nghiệm, trẻ được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác
và sáng tạo của bản thân. Trẻ được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá
trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả
hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Trẻ được trải
nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt
động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả
hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,…Từ đó, hình thành và phát
triển cho trẻ những giá trị sống và các năng lực cần thiết. Hoạt động trải nghiệm về
cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo
dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập
thể. Hoạt động trải nghiệm có nội dung rất đa dạng, mang tính tích hợp và giáo dục
3
như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,
giáo dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn
giao thơng, giáo dục mơi trường. Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm thiết
thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học
sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách dễ dàng, thuận lợi. Hoạt động trải nghiệm có thể tổ chức theo các quy mơ
khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo trường hoặc liên trường.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, việc giáo dục ngơn
ngữ tại lời rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ và góp phần hình thành
nhân cách.Hoạt động tham quan dã ngoại là phương tiện quan trọng và phù hợp vì
hoạt động tham quan dã ngoại có đối tượng và hồn cảnh giao tiếp cụ thể và gần gũi
với cuộc sống của trẻ .Từ những lí do trên chúng tơi lựa chọn đề tài : “Biện pháp
giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải
nghiệm tham quan dã ngoại”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng của việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại
lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại. Từ đó, xây
dựng một số biện pháp nhằm giáo dục hành vi ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Q trình giáo dục hành vi ngơn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non.
b. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
4. Giả thuyết khoa học
Việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động trải
nghiệm còn chưa rõ nét và mang tính khoa học. Do đó, nếu giáo viên biết sử dụng
4
một số biện pháp hợp lý, khoa học như: lập kế hoạch các buổi tham quan dã ngoại
với mục đích giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ, tổ chức thực hiện với việc
tạo các tình huống nhằm cung cấp hành vi ngơn ngữ tại lời, thì sẽ góp phần phát
triển ngơn ngữ cho trẻ.
5. Nội dung nghiên cứu
Điều tra thực trạng giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi. Từ đó
xây dựng một số biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại và thực nghiệm sư phạm.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát,phân tích,đánh giá thực trạng giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non.
Từ đó xây dựng một số biện pháp giáo dục và thực nghiệm sư phạm.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ và trường Mầm non
Dạ Lan Hương, TP Đà Nẵng.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng cuối tháng 4 năm 2017.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ sở lí luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát, ghi chép việc giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động trải nghiệm.
+ Đánh giá các biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
của giáo viên trong hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
- Phương pháp đàm thoại
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên về:
5
Vai trị của giáo dục ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ tại lời nói riêng cho
trẻ 5-6 tuổi và vai trò của hoạt động trải nghiệm.
Biện pháp của giáo viên về giáo dục hành vi tại lời cho trẻ thông qua hoạt
động trải nghiệm tham quan dã ngoại cũng như những khó khăn và thuận lợi của
họ.
+ Trò chuyện với trẻ MG 5-6 tuổi để đánh giá khả năng sử dụng hành vi tại lời
của trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng Anket
+ Sử dụng thiếu thăm dò, trưng cầu ý kiến của giáo viên, phụ huynh, lớp mẫu
giáo lớn ở trường mầm non.
c. Phƣơng pháp thống kê
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu
trúc gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại.
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non.
Chương 3: Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời cho trẻ 5-6
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại ở trường mầm non và
thực nghiệm sư phạm.
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HÀNH VI NGÔN NGỮ
TẠI LỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
THAM QUAN DÃ NGOẠI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
a. Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ
Việc nghiên cứu HVNN không chỉ là mối quan tâm của các nhà ngôn ngữ học
mà các nhà tâm lý học, giáo dục học cũng nghiên cứu rất sâu về vấn đề này. Các
nghiên cứu HVNN trong tâm lý học và giáo dục học đều được tiếp cận và được lí
giải trên quan điểm nghiên cứu về HV của con người. Từ đó, các nhà khoa học
hướng tới nghiên cứu các phương pháp can thiệp HVNN của con người nói chung
và ứng dụng trong can thiệp HVNN cho nhóm TTK nói riêng.
Thuật ngữ Behaviorism (Chủ nghĩa HV) xuất phát từ danh từ Behavior (HV)
có nghĩa là sự ứng xử, cư xử của một cá nhân. Lúc đầu, HV cịn mang nặng tính
sinh lý học, sau này HV được phát triển tới thuyết HV gắn liền với tên tuổi của các
nhà bác học như John Watson (1878-1958), Clark L. Hull (1884-1953), Eduard C.
Tolman (1886-1959), Brerhus F. Skinner (1904), Robert Gragne (1985)[12]. Tác
giả E. Tolman cho rằng “HV bao giờ cũng là HV nhằm tới một cái gì đó và
xuất phát từ một cái gì đó”[10]. Theo Tolman, thuyết HV cùng lúc có mấy tên gọi:
thuyết HV tổng thể, thuyết HV có ý định, thuyết HV tạo tác. Các cử động HV có cả
các sự kiện vật lý và sinh học, cũng như những thuộc tính cá nhân của bản thân. HV
là một động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính: tính định hƣớng tới mục đích,
tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh. Tolman hình thành học thuyết về “các biến
số trung gian” với tư cách là khâu trung gian can thiệp vào sơ đồ S-R (Kích thíchphản hồi), đây là một đóng góp cho khoa học nghiên cứu HV. Song trong q trình
lý giải về HV, tư tưởng của ơng về HV còn mang nặng nhu cầu bản năng của con
người.
7
Tác giả L. Hull (1884 - 1953) cho rằng “HV chẳng qua là các cử động có thể
thoả mãn nhu cầu cơ thể, là hàm của các biến số nhu cầu cơ thể và mơi trường bên
ngồi cơ thể”[12]. Hull đưa các phương pháp diễn dịch - toán học vào tâm lý học
HV, hệ thống của Hull là hệ thống bao gồm một loạt định đề và hệ quả. Cũng như
Tolman, Hull cũng đưa vào các yếu tố trung gian trong sơ đồ S-R truyền thống, ông
dùng thao tác để giải thích HV; mặt khác, dùng nguyên lý cung phản xạ với tư cách
là nguyên lý làm việc của não bộ làm nguyên lý giải thích kinh nghiệm tự tạo trong
học tập và kinh nghiệm này nằm trong cơ thể và HV. Theo ơng, HV được bắt đầu từ
sự kích thích của mơi trường bên ngồi và kết thúc bằng phản ứng, yếu tố quyết
định của HV là nhu cầu, nhu cầu làm nảy sinh tính tích cực của cơ thể. Cường độ
phản ứng phụ thuộc vào cường độ nhu cầu.Nhu cầu quyết định sự khác nhau trong
đặc điểm HV.Quan niệm về HVcủa ông đã lên tới cấp độ nhu cầu (động cơ).
Theo B. F. Skinner (1904 - 1954), thì thuyết HV được định hình rõ nét hơn.
Trên cơ sở thừa nhận những thành tựu của thuyết HV cùng với kết quả nghiên cứu
thực nghiệm của mình, ơng chia HV người thành ba dạng:
+ HV không điều kiện (unconditional)
+ HV có điều kiện (conditional)
+ HV tạo tác (operant)
Theo kiểu HV “tạo tác”, nhiều trả lời do cơ thể làm ra khơng phải do một
kích thích khơng điều kiện nào đó gây ra, mà do từ cơ thể phóng ra, đáp ứng những
kích thích kiểu đó, Skinner gọi là S. Cịn trong trường hợp HV tạo tác, thì cơ thể khi
vào một hồn cảnh nào đó sẽ có những cử động ngẫu nhiên, trong đó cái đúng sẽ
được củng cố và các phản ứng kiểu đó Skinner gọi là R và được gọi là HV tạo tác.
Với loại S, một kích thích này được thay bằng một kích thích khác là ở chỗ tín hiệu
hóa và trong tạo tác cũng thay thế, nhưng khơng có q trình tín hiệu hóa, loại kích
thích R khơng chuẩn bị để nhận một kích thích củng cố mà tạo ra kích thích củng
cố. Trong luận điểm của Skinner, cơ sở của HV có cùng một nguyên tắc hoạt động
phản xạ của hệ thần kinh. Từ đây chính thức đưa phản xạ trong thuyết HV thành
một đơn vị phân tích để nghiên cứu HV một cách trực quan.
8
Trên cơ sở lý thuyết về HV, năm 1957, trong cơng trình nghiên cứu của mình
về HVNN, Skinner đã xuất bản cuốn sách "Hành vi NN" (Verbal behavior) đã mang
lại một cách tiếp cận khoa học, sáng tạo về phân tích và can thiệp những khiếm
khuyết về HVNN của con người. HVNN của Skinner dựa trên 3 nguyên lý: Áp
dụng các kỹ thuật sửa đổi HV, Sử dụng NN ký hiệu và Sử dụng phân tích HVNN.
Các nghiên cứu của Skinner đặc biệt nghiên cứu sâu về ngôn ngữ lời nói.
Nghiên cứu về HVNN trẻ em dưới góc độ tâm lý đã được nhiều nhà tâm lý
học quan tâm như Burrhus Frederic Skinner, Barbera M.L. and Rasmussen T,
Bourret J, Jack Michael, Mark Sundberg, Wallace M.D, Kanner L… các nghiên cứu
này cũng đã phân tích đặc điểm của HVNN [1] [2] [3] [15]. Kết quả nghiên cứu cho
thấy HVNN có thể phân tích thành những đơn vị HVNN nhỏ để can thiệp và điều
chỉnh.
Về cơ bản, các nghiên cứu trên đều thống nhất HVNN là những HV được biểu
hiện ra bên ngồi và có thể quan sát được. Có thể áp dụng các phương pháp phân
tích HV và các kỹ thuật sửa đổi HVNN cho con người nói chung và HVNN của trẻ
em nói riêng.
Austin (1962) là người đã phát hiện ra bản chất hành động của sự nói năng và
xây dựng lí thuyết hành vi ngơn ngữ.Theo Austin nói cũng là làm và người ta ta
thực hiện 3 loại hành vi ngơn ngữ trong khi nói ra một phát ngơn: tạo lời, ở lời và
mượn lời. Trong đó hành vi ở lời là đối tượng nghiên cứu chính của ngữ dụng học.
Các hành vi ở lời được Austin phân thành 5 lớp lớn. Đó là: 1.Phán xét (verdictive);
2.Hành xử (exrcitive); 3.Kết ước (Commissive); 4.ứng xử (behabitive) ; 5.Bày tỏ (
Exposstive). Đây là nhóm gồm những hành vi ràng buộc người nói vào những trách
nhiệm, nghĩa vụ nhất định: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thỏa thuận, giao ước,..[5]
John Searle ( 1969) đã tiếp tục phát triển lí thuyết hành vi ngơn ngữ của
Austin.Trong cuốn sách rất nổi tiếng của mình ( “Speech acts”), ông cho rằng cần
phải xác lập cho được một hệ thống tiêu chí trước khi đưa ra kết quả phân loại các
hành vi ngôn ngữ . Searle đã đưa ra 12 tiêu chí trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất
là: Đích tại lời (illocutionary point) , Hướng khớp ghép lời- hiện thực ( direction of
9
fit), Trạng thái tâm lí được biểu hiện, Nội dung mệnh đề. Căn cứ vào 4 tiêu chí này
và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn :
Biểu hiện ( representatives) , Điều khiển ( directives), Kết ước ( commissives), Biểu
cảm ( expressives), Tuyên bố ( Declarations). Trong đó, hành vi thề được xếp vào
nhóm Kết ước, 1 nhóm bao gồm các hành vi hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước,
bảo đảm, thỏa thuận,..[7]
Có thể kể đến quan điểm của một số nhà ngơn ngữ học khác có liên quan
đến lí thuyết “ hành vi ngơn ngữ”, thể hiện qua các cơng trình cụ thể . Đó là các
đồng chủ biên Ferenc Kierfer, John R.Searle và Manfred Bierwisch( 1980) với cuốn
“ Speech Act Theory and Pragmatics” ( Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ và Ngữ dụng
học ) bao gồm : Manfred Bierwisch với bài “ Semantic Structure and Illocutionary
Force ” ( Cấu trúc ngữ nghĩa và lực ngôn trung); Wolfgang Mosch với “ situational
Context and Illocutionary Force ” ( Ngơn cảnh tình huống và lực ngơn trung );
Francois Recanati với “ Some Remarks on Explicit Performatives, Indirect Speech
Acts, Locutionary Meaning and Truth- Value ” ( một số nhận xét về câu ngôn hành
tường minh, hành vi ở lời gián tiếp, ý nghĩa tạo lời và chân trị); Daniel
Vanderveken với “Illocutionary logic and Self – Defeating ” ( Logic của hành vi ở
lời và thất sách của hành vi )...; Michale L. Geis với cuốn “ Speech acts and
Conversational Interaction” ( hành vi ngôn ngữ và tương tác hội thoại ) hoặc cơng
trình của S.C.levinson ( 1983) “ Pragmatics” ( Ngữ dụng học ) với các chương bàn
về hàm ý hội thoại và hành vi ngơn ngữ[12].Nói chung các nhà nghiên cứu đã bàn
đến những khía cạnh khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong
những trụ cột của Ngữ dụng học hiện đại .
b. Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ tại lời
Thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ tại lời” lần đầu tiên được đề cập trong các
cơng trình nghiên cứu của J. Austin và đã được nhiều nhà ngôn ngữ học theo trường
phái chức năng sử dụng. Ở giai đoạn những năm 1960, lơgíc học vẫn có sự ảnh
hưởng rất lớn đối với ngôn ngữ học. Đơn vị câu thường được đánh giá theo lơgíc
lưỡng trị (đúng/sai), và việc phân tích cú pháp câu chủ yếu được dựa vào các khái
10
niệm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ. Trong tình hình đó,
việc xem xét các hoạt động của lời nói theo thuyết hành vi ngơn ngữ tại lời cho
phép phát hiện bản chất của nhiều hiện tượng ngơn ngữ mà cho tới lúc đó vẫn cịn
bị xem nhẹ. Cho đến nay, có nhiều cách phân loại về hành vi ngôn ngữ tại lời nhưng
cách phân loại của J. Searle [2], J. Austin [1] và A.Wierzbicka [3] được chú ý nhất.
Đây là những cách phân loại dựa vào biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi. Hành
vingôn ngữ tại lời là một loại hành vi điển hình trong bảng phân loại của các tác giả
trên. Bản chất của hành vi tại lời là loại hoạt động bằng lời với đích ngữ dụng chủ
yếu là thu nhận thông tin hoặc gây ra các phản ứng hồi đáp khác nhau từ tiếp
thể/chủ thể tiếp nhận (recipient/affected participant). Thành phẩm của hành vi ngôn
ngữ tại lời là các “câu-phát ngôn”. Câu tường thuật là sản phẩm của hành vi biểu
hiện (representative). Dựa vào các động từ ngữ vi, J. Austin phân loại các hành vi
tại lời thành năm lớp lớn: phán xét (verdictive), hành xử (exercitive), cam kết
(commissive), ứng xử (behabitive), bày tỏ (expositive). Searle, dựa vào biểu thức
ngữ vi, phân loại các hành vi tại lời thành năm lớp lớn: Tường giải/biểu hiện
(representative), chi phối/điều khiển (directive), cam kết (commissive), biểu cảm
(expressive), tuyên bố (declaration/declarative).
Thuật ngữ “behaviorism” (thuyết HV) xuất phát từ danh từ “behavior” có
nghĩa là sự ứng xử, cư xử của một cá nhân (hành vi) [14]. Lúc đầu, “hành vi” cịn
mang nặng tính sinh lý học, sau này HV – “behavior” được phát triển tới thuyết HV
– “behaviorism” gắn liền với tên tuổi của các nhà bác học như John Watson (18781958), Clark L. Hull (1884-1953), Eduard C. Tolman (1886-1959), Brerhus F.
Skinner (1904), Robert Gragne (1985)…[15]. Tâm lý học hành vi coi HV như là tổ
hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của mơi trường bên ngồi. Trong
tâm lý học HV cổ điển, tiêu biểu là John Watson, HV của động vật và người bị giản
đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là “một
cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với mơi trường để đảm
bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải HV đều phải tn theo cơng thức SR. Trong đó S là kích thích, R là phản ứng.kích thích có thể là một tình huống tổng
11
quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là
bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ. Với công thức S_R,
Watson đã đặt cho thuyết HV mục đích cao cả là điều khiển HV động vật và con
người. Lấy nguyên tắc “thử-sai” làm nguyên tắc khởi thủy điều khiển HV. HV chỉ
là mối liên hệ trực tiếp “cơ thể-mơi trường”, theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là
những hiện tượng thừa. Tâm lí học với tư cách là khoa học về khoa học về HV có
trách nhiệm vứt bỏ tồn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu trúc và tâm lý học
chức năng như ý thức, trạng thái và quá trình ý thức, lý trí và hình ảnh… Đến thời
ký B.F.Skinner (1904-1990), thuyết HV được định hình rõ nét hơn. Trên cơ sở thừa
nhận những thành tựu của thuyết HV cùng với kết quả thực nghiệm của mình, ơng
chia HV người thành ba dạng: HV khơng điều kiện, HV có điều kiện và HV tự thao
tác (Operant), tương ứng với ba thời kỳ: Descartes-Pavlov&Skinner (1) HV khơng
điều kiện (2) HV có điều kiện (3) HV tạo tác .Sau B.F.Skinner là lập trường của
Robert về thuyết HV mới gần gũi với con người. Mối quan tâm cơ bản của ông là
đáp ứng mang tính HV của người học theo một kiểu học tập nào đó để trả lời câu
hỏi “ta muốn cho người học có khả năng gì?”. Điều này địi hỏi phải có sự phân
tích, hiểu nội dung các nhiệm vụ, tiến hành thực hiện từng bước nhỏ để đạt đến kết
quả mong đợi cuối cùng [13],[14], [15].
1.1.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Ngữ dụng học trong đó có hành vi ngơn ngữ dành được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể điểm qua một số tác giả tiêu biểu như : Đỗ
Hữu Châu(1993) trong “ Đại Cương ngôn ngữ học”( viết chung với Bùi Minh
Toán), phần Ngữ dụng học, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu
thức ngữ vi và động từ ngữ vi và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời
của các hành vi ngôn ngữ.Nguyễn Đức Dân(1998) trong “Ngữ dụng học”, đã nêu
những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngơn ngữ.Song
tác giả khơng phân biệt các biểu thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi mà cho rằng biểu
thức ngữ vi và phát ngôn ngữ vi là một. Nguyễn Văn Khang (1999) trong “Ngôn
ngữ học xã hội- Những vấn đề cơ bản” , khi trình bày về tính xã hội của sự nói năng
12
đã nêu khái quát lí thuyết về Austin, Searle và hướng nghiên cứu hành vi ngôn ngữ
như một hành vi xã hội của một số nhà nghiên cứu như Reinach…Nguyễn Thiện
Giáp(2000) trong cuốn “ Dụng học Việt Ngữ” đã trình bày những vấn đề ngữ dụng
học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng việt. Nguyễn Văn Hiệp (2008) trong cuốn sách
“ Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về những mục đích phát ngơn
(một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu tả cú pháp câu tiếng việt
: Nghĩa miêu tả, nghĩa tình ái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngơn) đã nêu khái
qt lí thuyết hành vi ngơn từ của Austin, phân loại hành vi ngôn ngữ và đặc biệt
tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh dấu mục đích phát ngơn và đánh dấu
kiểu câu, vai trị của các tiểu từ tình thái tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở
lời của phát ngôn. Đỗ Việt Hùng (2011) trong cuốn “Ngữ dụng học” ngồi trình bày
những lí thuyết chung về hành vi ngôn ngữ, tác giả cho rằng sự kiện lời nói được
tạo bởi một nhóm các hành vi ngôn ngữ, thống nhất để thực hiện một hành vi ngơn
ngữ trung tâm.
Một số luận án, cơng trình:
-Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: “Hành vi ngôn ngữ thề (swear) trong tiếng
Việt” của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Nga.
- Đề tài “Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ 3-6 tuổi dựa vào bài tập
chức năng”.
- Đề tài “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” của tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huệ.
Những cơng trình trên đã nghiên cứu về hành vi ngơn ngữ tuy nhiên chưa có ai
đi sâu vào nghiên cứu giáo dục hành vi ngôn ngữ tại lời đặc biệt là dành cho lứa
tuổi mầm non.
1.2.Những vấn đề chung về hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ tại lời
1.2.1.Hành vi ngôn ngữ
a. Khái niệm
a1.Hành vi
Theo từ điển tâm lí học, hành vi là hình thức biểu thị tính cực vận động có thể
quan sát được từ bên ngoài của những thực tế sống, bao gồm từ những thời điểm cử
13
động đến mắt xích thực hiện ở trình độ cao sự tác động qua lại của cơ thể với môi
trường xung quanh. Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng của những hành
động được thực hiện liên tiếp. Những hành động này tiến hành sự tiếp xúc thực tế
của cơ thể với những điều kiện xung quanh tạo ra mối quan hệ của thực tế sống với
những tính chất của mơi trường.Sự bảo tồn và phát triển cuộc sống của chúng phụ
thuộc vào những tính chất này.Những điều kiện xung quanh chuẩn bị thỏa mãn nhu
cầu của cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất định. Nguồn gốc của
hành vi là những nhu cầu của thực tế sống, hành vi được thể hiện như một thể thống
nhất của mắt xích tâm lí – kích thích, điều khiển, thể hiện (thể hiện trong điều kiện
có những đối tượng nhu cầu và đam mê cuat thực tế) và những hành động thực hiện
bên ngoài làm cho cơ thể liên hệ với những đối tượng xác định hược làm cho cơ thể
tách biệt khỏi chúng cũng như cải tạo chúng. Sự thay đổi hành vi trong quá trình
phát sinh lồi là do sự phức tạp hó những điều kiện tồn tại của những thực tế sống,
chuyển chúng từ mơi trường thuần nhất sang mơi trường có đối tượng, sau đó là
mơi trường xã hội. Những quy luật chung của hành vi – đó là những quy luật hoạt
động phản xạ phân tích – tổn hợp của thực tế sống. Những quy luật này dựa vào quy
luật sinh lí hoạt động của não bộ, nhưng khơng đồng nhất với chúng. Hành vi của
con người luôn bị ức chế bởi xã hội và mang tính đặc trưng của hoạt động có ý
thức, tập thể, hữu ích, chủ định và sáng tạo. Ở mức độ hoạt động bị quy định bởi
đời sống xã hội, thuật ngữ “hành vi” có nghĩa như những hành động của con người
trong mối quan hệ với xã hội, với những người khác và thế giới đối tượng. Nó được
xem xét như là những hành động được điều khiển bởi những chuẩn mực xã hội về
đạo đức và quyền lợi, những đơn vị của hành vi là những hành động, trong đó hình
thành và đồng thời thể hiện vị thế của nhân cách, niềm tin đạo đức của nhân các.
Từ những cơ sở trên theo chúng tơi:Hành vi con người là tồn bộ những phản
ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh
thời gian nhất định.
14
a2.Ngơn ngữ
Ngơn ngữ có vai trị vơ cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ
có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử
dụng như một phương tiện của tư duy, hay cịn được hiểu ngơn ngữ là “cái vỏ” của
tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ,
nhu cầu, mong muốn của bản thân thơng qua lời nói.
Ngơn ngữ là một hệ thống các kí hiệu có cấu trúc, có quy tắc và ý nghĩa được
con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp với nhau trong cuộc sống.Hoạt động
ngôn ngữ của con người xuất hiện cùng lúc với lồi người.Ngơn ngữ góp phần duy
trì và phát triển xã hội lồi người.Ngơn ngữ bao gồm ngơn ngữ nói và ngôn ngữ
viết, trong cuộc sống ngôn ngữ là công cụ quan trọng để trao đổi văn hóa giữa các
dân tộc và là cơng cụ tư duy của con người.
Dưới góc độ ngơn ngữ học: Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt có phạm
vi sử dụng vơ cùng to lớn và có những đặc trưng riêng.
Các nhà tâm lí cho rằng ngơn ngữ là một q trình tâm lí: “ Ngơn ngữ là q
trình con người sử dụng thực tiễn tiếng nói để giao tiếp với người khác.Trong q
trình giao tiếp con người biểu hiện ý nghĩ và cảm xúc nhờ tiếng nói, do đó hiểu
nhau để cùng nhau tiến hành hoạt động ”[Trang 41,4]
Dưới góc độ sinh lí học ngơn ngữ là tín hiệu của hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ
thống các con đường liên hệ tạm thời.Là cở sở cho tư duy trừu tượng.
Dưới góc độ xã hội học ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Vì qua ngơn ngữ
con người có thể giãi bày, trao đổi với nhau về nhận thức, kinh nghiệm ,vốn sống
,lao động, học tập, vui chơi. Ngơn ngữ vì vậy gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của xã hội lồi người.
Theo Lênin đã cho rằng: Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của con người. Qua ngôn ngữ con người đã thiết lập được các mối quan hệ giữa con
người với con người trong xã hội. Ngơn ngữ của con người càng phong phú thì việc
hịa nhập với cuộc sống xã hội như học hành, nghiên cứu ngày càng thuận lợi. Hai
15
chức năng giao tiếp và tư duy của ngôn ngữ không tách rời nhau mà chúng liên
kết,bổ sung hỗ trợ nhau. (cịn thiếu…..tổng quan về ngơn ngữ vag ngơn ngữ học).
Từ những cơ sở trên theo chúng tôi :“Ngôn ngữ” là hệ thống dấu hiệu, ký hiệu
từ ngữ, nhờ vào đó mà nó có thể truyền tải được sự phối hợp các âm có ý nghĩa nào
đó đối với con người, có chức năng là phương tiện của giao tiếp và là công cụ của
tư duy.
a3.Hành vi ngôn ngữ
Theo từ điển tiếng Việt, hành vi ngôn ngữ là loại hành động đặc biệt mà
phương tiện là ngôn ngữ, được thựchiện khi ta nói năng.
Theo Geogrge Jule, hành vi ngơn ngơn ngữ (Speech acts) là „những hành động
được thể hiện thông qua các phát ngôn ‟‟.Trong giao tiếp, hành vi ngôn ngữ không
đơn giản chỉ là đưa ra những câu đúng ngữ pháp mà ở mỗi câu cịn có những kiểu
hành vi nhất định được thực hiện , ví dụ như hỏi, chào, bắt chuyện, ra lệnh, từ chối,
cảm ơn,…có thể thấy rằng, trong giao tiếp có nhiều hành vi ngơn ngữ được thực
hiện đồng thời.
Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều các hoạt động khác nhau bằng
cách sử dụng NN. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều
được gọi chung là HVNN.
Năm 1957 Skinner đã xuất bản cuốn sách “Verbal behavior”, cuốn sách đã
miêu tả chi tiết các chức năng của việc phân tích HVNN. Kể từ khi xuất bản cuốn
sách HVNN của Skinner ra đời, các tác giả Babara M.L và Rasmussen T, Boe R và
Winokur, Jack Michael, Mark Sundberg và các cộng sự đã tiến hành xuất bản các
cơng trình nghiên cứu về HVNN và phân tích ứng dụng HVNN.
Theo B.F.Skinner (1957), NN được coi như là một HV mà có thể được định
hình và củng cố. Ơng coi HVNN (ví dụ nói) là 1 HV được học và được kiểm sốt
bởi các biến mơi trường như động cơ, củng cố và kích thích các tiền đề.Skinner đã
giải thích rằng ngơn ngữ có thể được phân tích thành từng phần chức năng, mỗi loại
thao tác phục vụ cho 1 loại chức năng khác nhau. Dưới góc độ của HV, HVNN bao
gồm : phân biệt các kích thích, thiết lập hành động, sự phản ứng (tương tác ) ông
16
tập trung nghiên cứu HVNN của con người và coi HVNN như là thực thi ngôn ngữ.
B.F.Skinner cũng phân biệt giữa nhiều loại thực thi NN bằng các chức năng và định
nghĩa chúng dưới dạng HV như HV yêu cầu bằng NN, HV bắt chước NN, HV hình
ảnh NN, HV thực hiện các yêu cầu bằng thị giác, HV hiểu NN, HV nói nối tiếp lời
nói và HV diễn đạt NN.
Skinner sử dụng thuật ngữ “ Hành vi ngôn ngữ ” để phân biệt giữa cách tiếp
cận theo chức năng của NN và cách tiếp cận theo cấu trúc ( bao gồm âm vị,hình vị,
từ và câu )của ngơn ngữ . Trong khi tìm kiếm một tên gọi cho những phân tích của
mình về NN, Skinner đã chọn thuật ngữ HVNN, ông phát hiện thuật ngữ “âm ngữ”
(speech) quá giới hạn ( bởi vì cử chỉ, điệu bộ cũng là phương tiện giao tiếp ) và
thuật ngữ “NN” (language) thì q chung chung. Vì thế ơng chọn “ Hành vi ngôn
ngữ” và việc sử dụng thuật ngữ này của ông bao gồm tất cả các NN dấu hiệu, hình
ảnh, NN viết và các dạng khác mà đáp ứng lời nói có thể có.
Trên cơ sở các nghiên cứu về HVNN chúng tôi tiếp cận quan điểm của
Skinner nghiên cứu về HVNN và sử dụng khái niệm :
“HVNN là những phản ứng bằng lời nói hoặc NN khơng dùng lời thể hiện ra
bên ngồi có thể quan sát được”.
b.Phân loại hành vi ngôn ngữ
Austin là người đầu tiên xây dựng những cơ sởlí thuyết HVNNvà ơng chia
các hành vi ngơn ngữ thành 3 nhóm lớn :
b1.Hành vi tạo lời: là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như : âm, từ,
cấu trúc câu, cấu trúc ngôn bản và các quy tắc hoạt động của chúng để tạo ra một
phát ngơn có hình thức và nội dung , những thơng điệp những ngơn bản có ý nghĩa
và hiểu được. Đây là hành vi vận động các cơ quan phát âm ( hoặc cử động tay để
tạo ra các nét chữ ) vận dụng các từ và kết hợp các từ theo các quan hệ cú pháp
thích hợp để tạo thành câu, rồi tổ chức các câu thành diễn ngôn (văn bản).Nhờ hành
vi tạo lời chúng ta hình thành nên các biểu thức có nghĩa nếu gặp một trở ngại nào
đó ở cơ quan phát âm hoặc khơng tìm ra từ thích hợp hoặc khơng rành về các quan
hệ cú pháp, về cách tổ chức các biểu thức thành văn bản, thành diễn ngơn thì chúng
17
ta khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng hồn chỉnh về hành vi tạo lời không tạo ra
được các biểu thức có nghĩa để phục vụ cho đích giao tiếp chúng ta đặt ra.
Ví dụ : Để phát âm “Mẹ ơi con đói” phải tạo ra nó bằng cách phát âm .
Hành vi tạo lời là hành vi được người nói thực hiện bằng cách nói ra và khi
nói ra điều gì đó. Chẳng hạn như chúc mừng, cám ơn, mời, hứa, van xin, ra lệnh,
kết tội, phản bác, đề nghị, gợi ý…Hành động trong lời tạo ra hiệu lực trong lời, chủ
yếu là tác động đến nhận thức, gây ra một hiệu quả nào đó, hay địi hỏi sự đáp ứng
bằng lời của người nghe. Theo J. L. Austin để đạt được hiệu lực, hành động trong
lời phải đảm bảo một số điều kiện thuận lợi, được tóm tắt như sau:
- Phải có một thủ tục mang tính chất quy ước chấp nhận được, tạo ra một hiệu
quả qui ước chấp nhận được, thủ tục này bao gồm việc phát ngơn những từ nào đó
trong những hồn cảnh nào đó.
- Hồn cảnh và con người cụ thể trong từng trường hợp phải phù hợp với yêu
cầu được qui định trong thủ tục.
- Thủ tục phải được tất cả những người tham gia thực hiện đúng đắn và đầy
đủ.
- Thủ tục qui định người tham gia phải có xúc cảm, suy nghĩ và ý định ấy.
Tác động mà hành động trong tạo lời tạo ra thể hiện ở chỗ nó làm thay đổi tư cách
của người nghe hay người nói so với trước đó. Tác động mà hành động trong lời tạo
ra được trong thực tế theo ý định của người nói là hiệu lực trong lời, thuộc ngơn
ngữ.
b2. Hành vi tại lời:(hành vi ở lời ): hành vi mà đích của nó nằm ngay trong
việc tạo nên phát ngơn được nói ra (viết ra ). Chính cái đích này phân biệt các hành
vi ở lời với nhau . Hành vi ở lời hỏi có đích là bày tỏ mong muốn được giải đáp
điều người nói chưa rõ nên khác hành vi ở lời hứa vì hứa có đích là tự ràng buộc
mình vào một hoạt động sẽ được thực hiện trong tương lai. Đích của hành vi ở lời
được gọi là đích ở lời về nếu đích đó được thỏa mãn ta có hiệu quả ở lời. Hành vi ở
lời đặt người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình
trạngcủa họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó.