PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Có thể sử dụng những phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi
không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?
a. Phương pháp nghiên cưu tế bào.
b. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
c. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.
d. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp thì tiến hóa nhỏ là quá trình
a. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
b. duy trì ổn định thành phàn kiểu gen của quần thể.
c. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính của quần thể.
d. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 3: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp thường được dùng để tạo ra các biến dị tổ hợp là
a. gây đột biến bằng sốc nhiệt.
b. gây đột biến bằng consixin
c. lai hữu tính.
d. chiếu xạ bằng tia X
Câu 4: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
b. Tất cả các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
c. Không phải các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
d. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
Câu 5: 1 số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam:
a. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3
b. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
c. Bệnh ung thư máu, hội chứng Dao.
d. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.
Câu 6: Hình thành loài mới
a. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
b. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong 1 thời gian ngắn.
c. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
d. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng?
a. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
b. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
c. Mọc nơi quang đãng hoặc tầng trên của tán rừng.
d. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Câu 8: Kích thước tối thiểu của quần thể là:
a. Giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.
b. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
c. Số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng
không gian của quần thể.
d. Khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
Câu 9: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH
ABGEF.DCH
(2): ABCD.EFGH
AD.EFGBCH
a. (1): Đảo đoạn chứa tâm động; (2): Chuyển đoạn trong 1 nhiễm sắc thể.
b. (1): Chuyển đoạn chứa tâm động; (2): Đảo đoạn chứa tâm động.
c. (1): Chyển đoạn không chứa tâm động; (2): Chuyển đoạn trong 1 nhiễm sắc thể.
d. (1): Đảo đoạn chứa tâm động; (2): Đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 10: 1 số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
a. Chữ viết và tư duy trừu tượng.
b. Các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt).
c. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
d. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
Câu 11: Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm ở cùng môi trường sống là ví dụ về mối quan hệ
a. ức chế - cảm nhiễm. b. kí sinh c. cạnh tranh. d. hội sinh.
Câu 12: Nhằm củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp
a. tự thụ phấn. b. lai khác thứ. c. lai khác dòng đơn. d. lai khác dòng kép.
Câu 13: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội thông thường.
(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh petunia
(4) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do áp dụng kỹ thuật di truyền là:
a. (3), (4) b. (1), (2) c. (1), (3) d. (1), (4)
Câu 14: Phát biểu nào sau đây nói về khái niệm gen là không đúng?
a. Ở sinh vật nhân thực, gen có cấu trúc phân mảnh.
b. Ở 1 số chủng virut, gen có cấu trúc mạch đơn.
c. Phần lớn các gen ở sinh vật nhân sơ có cấu trúc phân mảnh.
d. Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực và nhân sơ mã hóa cho protein đều gồm 3 vùng trình tự nucleotit
(vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc).
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí (hình
thành loài khác khu vực địa lí)?
a. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy những đột biến và biến dị tổ hợp
theo những hướng khác nhau.
b. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vât và thức vật.
c. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
d. Điều kiện địa lí là nguyên nhân tr tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo
ra loài mới.
Câu 16: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, theo mô hình operon Lac, gen điều hòa
(R) có vai trò:
a. Tiếp xúc với enzim ARN polimeraza để xúc tác quá trình phiên mã.
b. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế.
c. Mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN polimeraza
d. Kiểm soát và vận hành hoạt động của operon
Câu 17: 1 quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp
gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
a
. AABb, AaBB b. AABB, AABb c. aaBB, Aabb d. AaBb, AABb
Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
a. axit nucleic và lipit b. saccarit và photpholipit c. protein và axit nucleic d. protein và lipit
Câu 19: Để chọn tạo các giống cây trồng lấy thân, lá rễ có năng suất cao, trong chọn giống người ta
thường sử dụng phương pháp gây đột biến
a. đa bội. b. mất đoạn. c. dị bội. d. chuyển đoạn.
Câu 20: Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể theo 1
hướng xác định là
a. chọn lọc tự nhiên. b. giao phối. c. đột biến. d. cách li.
Câu 21: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
a. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định.
b. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
c. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo 1 hướng xác định.
d. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định.
Câu 22: 1 gen có 3000 liên kết hidro và có số nucleotit loại guanin (G) bằng 2 lần số nucleotit loại
adenin (A).1 đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nucleotit bị mất
có 5 nucleotit loại xitozin (X). Số nucleotit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là
a. 370 và 730 b. 275 và 745 c. 375 và 725 d. 355 và 745
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa?
a. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.
b. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.
c. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.
d. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 24: Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò
a. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.
b. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
c. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.
d. góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
Câu 25: 1 cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính X
A
X
a
. Trong quá trình giảm phân phát sinh
giao tử, ở 1 số tế bò cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể
được tạo ra từ cơ thể trên là:
a
. X
A
X
a
, X
a
X
a
, X
A
, X
a
, O b. X
A
X
A
, X
A
X
a
, X
A
, X
a
, O c. X
A
X
A
, X
a
X
a
, X
A
, X
a
, O d. X
A
X
a
, O, X
A
, X
A
X
A
Câu 26: Dacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm
a. đột biến trung tính. b. biến dị tổ hợp c. biến dị cá thể. d. đột biến.
Câu 27: Ở lúa mì màu hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tùy thuộc vào số lượng gen trội có mặt trong kiểu
gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của
sự
a. tác động cộng gộp của các gen không alen.
b. tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng.
c. tương tác át chế giữa các gen lặn không alen.
d. tương tác át chế giữa các gen trội không alen.
Câu 28: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là
a. nòi địa lí. b. nòi sinh học. c. quần thể. d. nòi sinh thái.
Câu 29: Ngô là cây giao phấn, khi cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì tỷ lệ các kiểu gen trong
quần thể sẽ biến đổi theo hướng
a. tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trội và tỷ lẹ kiểu gen dị hợp giảm dần.
b. tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn và tỷ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần.
c. tỷ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần.
d. tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần.
Câu 30: Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp
gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m
quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ
bình thường về cả 2 tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch
tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là
a. DdX
M
X
m
x ddX
M
Y b. DdX
M
X
M
x DdX
M
Y c. DdX
M
X
m
x DdX
M
Y d. ddX
M
X
m
x DdX
M
Y
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không có trong học thuyết tiến hóa Lamac?
a. Những biến đổi trên cơ thể do tác động của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều
được di truyền và tích lũy qua nhiều thế hệ.
b. Mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
c. Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác
dụng của chọn lọc tự nhiên.
d. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ giản đơn đến
phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hóa hữu cơ.
Câu 32: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
a. tăng tỷ lệ dị hợp. b. tăng biến dị tổ hợp. c. giảm tỷ lệ đồng hợp. d. tạo dòng thuần.
Câu 33: 1 quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen (A và a), người ta thấy
số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỷ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể
này là
a. 37,5% b. 18,75% c. 3,75% d. 56,25%
Câu 34: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
a. nhiễm sắc thể. b. kiểu gen. c. alen. d. kiểu hình.
Câu 35: 1 loài thực vật, nếu có cả 2 gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen
khác se cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lý thuyết thì kết
quả phân li kiểu hình ở đời con sẽ là:
a. 3 quả tròn : 1 quả dài. b. 1 quả tròn : 3 quả dài. c. 1 quả ttòn : 1 quả dài. d. 100% quả tròn.
Câu 36: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng
a. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo ra sinh khối.
b. vi khuẩn E.coli mang fen sản xuất insulin của người.
c. vi khuẩn penicillium có hoạt tính peenixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
d. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò kháng nguyên.
Câu 37: Cho 1 cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với 1 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình
giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỷ lệ
kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là
a.
1
6
b.
1
12
c.
1
36
d.
1
2
Câu 38: Mô tả nào dưới đây về tương tác gen là đúng?
a. 2 alen của cùng 1 gen không thể tương tác với nhau.
b. 2 alen trên cùng 1 nhiễm sắc thể thường không tương tác với nhau.
c. Các sản phẩm của các alen tương tác với nhau còn các gen thì không.
d. Các gen trong nhân không thể tương tác với gen trong tế bào chất.
Câu 39: Trong 1 hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh
vật?
a. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật.
b. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật.
c. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.
d. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật.
Câu 40: Làm thế nà vào để biết được 2 gen nào đó di truyền liên kết với nhau?
a. Nếu 2 tính trạng nào đo luôn di truyền cùng nhau.
b. Sử dụng phép lai thuận nghịch và phân tích tỷ lệ phân li kiểu hình.
c. sử dụng phép lai phân tích.
d. Nghiên cứu tế bào học.
II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (A hoặc B)
A. Dành cho thí sinh học chương trình cơ bản (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kỳ đầu
giảm phân I thường là nguyên nhân dẫn đến kết quả
a. đột biến thể lệch bội.
b. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
c. đột biến lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.
d. hoán vị gen.
Câu 42: Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục
và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
a. phân li độc lập của Menđen
b. liên kết gen hoàn toàn.
c. tương tác cộng gộp.
d. tương tác bổ trợ.
Câu 43: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc thù của mõi loại ADN là
a. hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
b. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotit trên ADN
c. tỷ lệ
AT
G X
d. thành phần các bộ ba nucleotit trên ADN
Câu 44: Để xác định 1 tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta thường
tiến hành
a. lai phân tích. b. lai khác dòng. c. lai thuận nghịch. d. lai xa.
Câu 45: Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?
a. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi
trường.
b. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.
c. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.
d. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi
trường.
Câu 46: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
a. Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học.
b. làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
c. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
d. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.
Câu 47: Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ra sinh vật biến đổi gen?
a. Đưa thêm 1 gen lạ vào hệ gen.
b. Làm biến đổi 1 gen có sẵn trong hệ gen.
c. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen trong hệ gen.
d. Lai xa kèm đa bội hóa.
Câu 48: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không mang alen tương ứng trên Y
quy định. 1 cặp vợ chồng mắt nhìn màu bình thường sinh 1 con trai bị bệnh mù màu. Cho biết không có
đột biến mới xảy ra. Người con trai này nhận gen gây bệnh mù màu từ
a. ông nội. b. bà nội. c. bố. d. mẹ.
Câu 49:
Câu 50: Các nhân tố tiến hóa theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại là
a. đột biến, di - nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
b. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li trình trạng và các yếu tố cách li.
c. biến dị, di truyền, đồng quy tính trạng và biến động di truyền.
d. biến dị, di truyền, di - nhập gen, giao phối ngẫu nhiên và các yếu tố cách li.
B. Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Nếu các gen liên kết hoàng toàn, 1 gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn thì phép
lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 : 1 là
a.
Ab
aB
×
AB
ab
b.
AB
ab
×
AB
ab
c.
Ab
aB
×
Ab
aB
d.
AB
ab
×
ab
ab
Câu 52: 1 gen dài 0,51micromet, khi gen này thực hiện sao mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số
ribonucleotit tự do là
a. 6000 b. 3000 c. 4500 d. 1500
Câu 53: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
a. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
b. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
c. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
d. tăng hiệu qua sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với 1 hệ sinh thái?
a. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
b. Trong hệ sinh thái biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
c. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.