Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn huyện ba vì – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (984.68 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN HUY NHUNG

TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU LỊCH TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN HỮU DÀO

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là hồn tồn
trung thực, của tơi, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và


pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Hà Nội , ngày tháng năm 2018
Tác giả

Nguyễn Huy Nhung


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Hữu Dào
Các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã chỉ
bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã ln quan tâm,
động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội , ngày tháng năm 2018
Tác giả

Nguyễn Huy Nhung


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH ......................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch ........................................... 5
1.1.1. Một số lý luận cơ bản về du lịch .............................................................. 5
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch ..................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch ...................................... 14
1.2.1. Kinh nghiệm thực tế của công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại một
số địa phƣơng. .................................................................................................. 14
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Vì .................................................. 19
1.2.3. Một số cơng trình nghiên cứu liên quan. ............................................... 21
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 23
2.1. Một số đặc điểm của huyện Ba Vì ............................................................ 23
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên ............................................................................. 23
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội..................................................................... 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 30
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 30
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 31
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 32
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 33


iv

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 34
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì ............................. 34
3.1.1. Các sản phẩm du lịch của huyện Ba Vì ................................................. 34

3.1.2. Lƣợng khách........................................................................................... 36
3.1.3. Nguồn nhân lực ...................................................................................... 38
3.1.4. Dịch vụ nhà hàng, dịch vụ lƣu trú .......................................................... 40
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì53
3.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc liên
quan đến các hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
các quyết định, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của
địa phƣơng thuộc thẩm quyền. ......................................................................... 53
3.2.2. Triển khai xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn
để giúp các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn định hƣớng phát triển. .... 55
3.2.3. Phối hợp đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch và
phát triển, quảng bá thƣơng hiệu du lịch.......................................................... 61
3.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp huyện....................... 62
3.2.5 Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và xử lý vi
phạm trong lĩnh vực du lịch. ............................................................................ 66
3.2.6. Đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. .................................... 69
3.2.7. Đánh giá chung ...................................................................................... 73
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý nhà nƣớc về du lịch
tại địa bàn huyện Ba Vì .................................................................................... 79
3.3.1. Yếu tố khách quan .................................................................................. 79
3.3.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 82
3.4. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc về du lịch
tại địa bàn huyện Ba Vì .................................................................................... 83
3.4.1. Quan điểm chỉ đạo của huyện về phát triển du lịch Ba Vì. ................... 83


v

3.4.2. Định hƣớng phát triển du lịch Ba Vì đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030. ................................................................................................................. 84

3.4.3. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên
địa bàn huyện Ba Vì ......................................................................................... 91
3.4.4. Một số kiến nghị................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

BVHTTDL

Bộ văn hóa thể thao du lịch

DL

Du lịch

KT - XH

Kinh tế xã hội

HĐDL

Hoạt động du lịch

QLNN


Quản lý nhà nƣớc

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Lƣợng khách du lịch qua các năm ................................................... 38
Bảng 3.2. Trình độ lao động trong ngành du lịch huyện Ba Vì ....................... 40
Bảng 3.3. Số lƣợng bàn ăn ở các khu du lịch................................................... 42
Bảng 3.4. Số lƣợng phòng nghỉ ở các khu du lịch ........................................... 48
Bảng 3.5. Kết quả qui hoạch các khu du lịch................................................... 56
Bảng 3.6. Kết quả đào tạo nhân lực du lịch huyện .......................................... 62
Bảng 3.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm ..................................... 69
Bảng 3.8. Đánh giá của các cơ sở kinh doanh du lịch ..................................... 70
Bảng 3.9. Kênh thông tin quảng bá du lịch...................................................... 71
Bảng 3.10. Đánh giá của khách du lịch về chất lƣợng sản phẩm du lịch ........ 71
Bảng 3.11. Đánh giá của khách du lịch về giá bán các sản phẩm du lịch ....... 72
Bảng 3.12. Đánh giá của khách du lịch về thái độ phục vụ ............................. 73


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng
đối với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài ngun mơi trƣờng.

Du lịch góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mang lại nguồn thu ngân
sách; thu hút vốn đầu tƣ và xuất khẩu hàng hóa tại chỗ; tác động tích cực đối
với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là ngành thủ công mỹ
nghệ. Du lịch góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo ra nhiều
việc làm và có thu nhập thƣờng xuyên cho ngƣời lao động tại nhiều vùng,
miền khác nhau; làm thay đổi diện mạo và cải thiện điều kiện dân sinh; thúc
đẩy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; là cầu nối, giao lƣu văn hóa giữa các vùng, miền trong cả nƣớc và du lịch
góp phần quan trọng để bảo tồn, nâng cao nhận thức thức, trách nhiệm cho
cộng đồng đối với cơng tác gìn giữ và bảo vệ tài ngun mơi trƣờng; đẩy
mạnh q trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh quê hƣơng.
Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về
phát triển du lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo
xác định quan điểm xây dựng du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của Thủ đô là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức
xã hội và các tầng lớp nhân dân. Nghị quyết nêu rõ việc lập và triển khai quy
hoạch phát triển khu du lịch Suối Hai - Ba Vì thành khu du lịch Quốc gia đến
năm 2030. Điều đó địi hỏi ngành du lịch Hà Nội nói chung và các địa phƣơng
của Hà Nội nói riêng trong đó có huyện Ba Vì phải có định hƣớng và giải pháp
phù hợp để đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng.
Xác định rõ tầm quan trọng của du lịch, cùng với vị trí địa lý thuận lợi,
tài nguyên du lịch phong phú, du lịch Ba Vì chiếm vị trí quan trọng trong


2

chính sách phát triển KT - XH của huyện. Tại Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì
lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định rõ mục tiêu: Phát triển dịch
vụ du lịch Ba Vì trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện.
Trong thời gian qua công tác quản lý nhà nƣớc đối với du lịch trên

huyện Ba Vì đã đạt đƣợc một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì hiện nay cịn có
những hạn chế cần khắc phục nhƣ: Hạ tầng giao thông kết nối giữa các khu
du lịch chất lƣợng còn thấp; chất lƣợng dịch vụ chƣa cao, nguồn nhân lực và
chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế ảnh hƣởng đến việc quản lý; hoạt
động du lịch chƣa có thêm sản phẩm đặc thù của địa phƣơng nên chƣa tạo
đƣợc sự hấp dẫn của từng điểm du lịch đối với khách du lịch; chƣa có sự phối
kết hợp giữa các điểm du lịch, khu du lịch tạo thành tua du lịch khép kín trong
khu vực; cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai chƣa hiệu quả, chƣa xây dựng
đƣợc quy hoạch du lịch làm cơ sở pháp lý cho việc mở rộng các khu du lịch
hiện tại và phát triển các khu du lịch tiềm năng mới…Điều này đặt ra cho
công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì – thành phố Hà
Nội hàng loạt vấn đề cần giải quyết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì
– thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trang công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đề
xuất giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nƣớc
về du lịch.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa bàn
huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc
về du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khơng gian nghiên cứu: Tại địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du
lịch tại địa bàn huyện Ba Vì từ năm 2014 đến hết năm 2016.
Số liệu sơ cấp thu thập năm 2017.
Từ đó đƣa ra định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng
công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc về du lịch
- Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại huyện Ba Vì
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơng tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du
lịch tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.


4

5. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nƣớc về
du lịch
Chƣơng 2. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.1.1. Một số lý luận cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay du lịch đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống văn hoá-xã hội và
đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về du lịch vẫn chƣa có sự
thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dƣới mỗi góc độ
nghiên cứu khác nhau mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
ngƣời du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không
quá một năm, ở bên ngồi mơi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ[8].
Theo Luật Du lịch 2017: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”[12].

Nhƣ vậy, tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:


6

- Du lịch là một hiện tƣợng kinh tế xã hội.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lƣu trú ngoài nơi ở thƣờng xuyên
của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời và các nhu cầu khác của
cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lƣu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hồ bình[8].
1.1.1.2. Khái niệm về hoạt động du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các hoạt động khá đa
dạng từ dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, mua bán đồ lƣu niệm và hàng hóa… các
dịch vụ này đƣợc gọi là HĐDL có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Những lợi ích mà HĐDL đem lại thật là to lớn:[8]
- HĐDL giúp phục hồi và tăng cƣờng sức khỏe cho nhân dân, có tác dụng
hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con ngƣời.
- Thơng qua HĐDL, đơng đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp
xúc với những thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc, làm
lành mạnh nền văn hóa địa phƣơng, đổi mới truyền thống cổ xƣa, phục hồi
ngành nghề truyền thống, bảo vệ vùng sinh thái. Từ đó hấp thụ những yếu tố
văn minh của nhân loại nhằm nâng cao dân trí, tăng thêm lịng u nƣớc, tinh
thần đồn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong
nhân dân… Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của một
cá nhân trong toàn xã hội.
- HĐDL làm tăng khả năng lao động, trở thành nhân tố quan trọng để
đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.

- HĐDL góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, có nghĩa là
làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.


7

- Các HĐDL là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nƣớc.
- HĐDL đóng vai trị nhƣ một nhân tố củng cố hịa bình, đẩy mạnh giao
lƣu quốc tế, giúp cho nhân dân các nƣớc hiểu biết thêm về đất nƣớc, con
ngƣời, lịch sử truyền thống dân tộc, qua đó tranh thủ sự đồn kết giúp đỡ của
các nƣớc.
- Ngồi ra du lịch cịn giúp cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn
hóa của dân tộc có hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát triển mơi trƣờng thiên
nhiên xã hội.
Nhƣ vậy, HĐDL ở đây đƣợc tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và
gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mực nhất định, HĐDL có thể đƣợc coi
đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch[8].
1.1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
- Du lịch đối với phát triển kinh tế
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ là một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Về mặt kinh tế, du lịch đã
trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia.
Mạng lƣới du lịch đã đƣợc thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các
lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc
tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du
khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hố thơng thƣờng cịn có những nhu
cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa
bệnh, nghỉ ngơi, thƣ giãn… Du lịch là công cụ giảm nghèo khá hiện hữu. Tại
các nơi phát triển du lịch, cƣ dân địa phƣơng có cơ hội tìm đƣợc việc làm với

thu nhập cao hơn. Hơn nữa ngƣời dân có thể phát triển các nghề dịch vụ, tiêu
thụ đƣợc các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với giá cao hơn, các
giá trị văn hoá bản địa đƣợc khai thác tạo ra thu nhập lớn. Ngƣời dân cũng có


8

cơ hội đƣợc đào tạo nghề, đƣợc hƣởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt... tất cả những
yếu tố đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho dân địa phƣơng.
Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế
khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực
khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du
khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên
đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch
không ngừng mở rộng hoạt động của mình thơng qua mối quan hệ liên ngành
trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc
dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tƣ cho du lịch địi hỏi phải có chất lƣợng cao,
phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó địi hỏi các doanh
nghiệp phải khơng ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán
cân thanh toán của đất nƣớc. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nƣớc có
địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nƣớc đó. Ngƣợc
lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều ngƣời đi du
lịch ở nƣớc ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo
trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hố, điều hồ nguồn vốn từ vùng
kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng
trƣởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…
Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phƣơng phát triển du
lịch, tham gia tích cực vào q trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối
lại thu nhập quốc dân giữa các vùng…[8]

- Đối với xã hội
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong
đời sống văn hóa, xã hội ở các nƣớc. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có
định hƣớng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên


9

ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều
công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo cơng
phu, từ đó góp phần từng bƣớc nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nơng thơn tạo ra thu nhập xã hội cho ngƣời dân. Tiếp tục khuyến khích phát
triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo
công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn, từ đó,
làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hƣớng tăng tỷ
trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Du lịch là phƣơng tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu về quốc gia
nói chung và các địa phƣơng nói riêng, giới thiệu về các thành tựu KT - XH,
về phong tục, tập quán, cảnh quan, thiên nhiên,… góp phần vào việc mở rộng
và củng cố các mối quan hệ, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc
và các địa phƣơng trên cả nƣớc. Đồng thời, du lịch còn là phƣơng tiện để giáo
dục long yêu nƣớc, giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc. Thông qua
các chuyến đi du lịch mà ngƣời dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với
lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm u đất nƣớc, q hƣơng mình hơn.
Ngồi ra, việc phát triển du lịch cịn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác, bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển
của các ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần bảo vệ và phát triển mơi
trƣờng thiên nhiên, môi trƣờng xã hội[8].
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

- Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước[2]
Các chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động
du lịch là văn bản do cơ quan nhà nƣớc ban hành hoặc phối hợp ban hành
theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục đƣợc quy định trong đó có các
nội dung liên quan đến hoạt động du lịch, có hiệu lực bắt buộc chung, đƣợc
nhà nƣớc đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối với chính


10

quyền cấp huyện, việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và
các văn bản hành chính thông thƣờng trong hoạt động du lịch đều phải dựa
trên các văn bản pháp luật về du lịch nhƣ Luật, Nghị định, Thông tƣ, Quyết
định…Nội dung cơ bản của hoạt động này là việc thể chế hóa đƣờng lối của
Đảng, pháp luật và định hƣớng phát triển du lịch của nhà nƣớc thành các văn
bản triển khai cụ thể với địa phƣơng. Các chính sách, pháp luật chung của
Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động du lịch sẽ tạo nên hành lang pháp lý đảm
bảo quyền lợi của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đó là căn cứ
cho quá trình thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với du lịch thuộc chính quyền
các cấp. Q trình tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật chung của Nhà
nƣớc liên quan đến hoạt động du lịch phải đúng trình tự, thủ tục và thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Để các chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc và các chƣơng trình
kế hoạch, quy hoạch du lịch đƣợc thực thi trên thực tế, các cơ quan quản lý
nhà nƣớc đối với du lịch cần phải nghiên cứu, xây dựng và thực thi một hệ
thống các chính sách liên quan đến hoạt động du lịch.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phƣơng, các cơ quan quản lý
nhà nƣớc sẽ xây dựng các kế hoạch, quy định theo mục đích khác nhau. Để
khuyến khích đầu tƣ phát triển các cơ sở lƣu trú du lịch, các khu vui chơi, giải
trí trong du lịch, chính quyền các cấp sẽ thực hiện các chính sách ƣu đãi về

thuế, thời hạn thuê mặt bằng, chính sách ƣu đãi tín dụng,… nhằm tạo điều
kiện thuận lợi, tạo sự an tâm, tin tƣởng cho các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tƣ
kinh doanh du lịch.
- Triển khai xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch
Đây đƣợc coi là một trong những nội dung QLNN có tính quyết định
đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn các cấp. Nó giúp cho các cá nhân, tổ
chức an tâm khi quyết định đầu tƣ, kinh doanh vào lĩnh vực du lịch. Trong
hoạt động kinh doanh du lịch, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh


11

du lịch là lợi nhuận. Do đó nếu khơng đƣợc định hƣớng phát triển đúng sẽ gây
ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với thực tế của địa phƣơng, nhất
là việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng các khu du lịch và cơ sở vật chất, kỹ thuật nhƣ các
nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ… Vì vậy, chính quyền các cấp cần phải nghiên
cứu, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong tƣơng lai.
Mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của huyện phải phù
hợp với chiến lƣợc quy hoạch phát triển chung của cả nƣớc nói chung và của
địa phƣơng nói riêng, đồng thời phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.
Từ các định hƣớng chung trong quy hoạch phát triển du lịch, các đơn vị hoạt
động kinh doanh du lịch trên cơ sở đó xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát
triển riêng của đơn vị mình.
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đối với chính
quyền cấp huyện là việc chỉ đạo hoạt động của các phòng, ban liên quan của
huyện xây dựng các quy chế, quy định, chính sách nhằm đẩy mạnh đầu tƣ
phát triển du lịch trên địa bàn huyện trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng giữa cơ
quan quản lý với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ trong hoạt động triển
khai các nhiệm vụ[2].
- Phối hợp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch và

phát triển, quảng bá thương hiệu du lịch.
Cũng nhƣ trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lƣợng nguồn nhân
lực trong HĐDL cũng ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực
này. Bởi vì, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành,
các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng cũng là
cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lƣợng của nguồn nhân lực. Để
HĐDL của một quốc gia, một vùng, một địa phƣơng phát triển, việc tổ chức
đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động
cần đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng xuyên. Đặc biệt, những địa phƣơng có


12

nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cần phải có chiến lƣợc, kế hoạch phát
triển, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, có nhƣ vậy mới khai thác có hiệu
quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phƣơng.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng nên
cần có sự phối hợp với các địa bàn khác để kích cầu phát triển trên cơ sở phối
hợp nguồn lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa bàn để tăng
cƣờng tổ chức hoạt động phát triển du lịch của các địa phƣơng. Liên kết, hợp
tác phát huy tối đa sức sáng tạo, chủ động của các cơ quan quản lý, các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch để phát triển thị
trƣờng khách du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và xây dựng các tuor,
tuyến du lịch hấp dẫn nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách trong
nƣớc và quốc tế.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đƣợc xem là yếu tố quan trọng
trong việc phát triển du lịch của địa phƣơng, góp phần tăng trƣởng lƣợt khách,
doanh thu chuyên lĩnh vực du lịch, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho
ngƣời dân địa phƣơng. Trong những năm tới hoạt động xúc tiến, quảng bá du

lịch cần đƣợc chú trọng đẩy mạnh hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đề ra; huy
động sự ủng hộ và chung tay của các đơn vị, doanh nghiệp, sự quan tâm chỉ
đạo của các cấp, các ngành, góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá
cả bề rộng và chiều sâu, để hình ảnh du lịch của địa phƣơng ln là điểm đến
thân thiện, hấp dẫn và an toàn trong mắt du khách[2].
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện
Để đảm bảo QLNN về du lịch thống nhất trên phạm vi cả nƣớc nhằm
tăng cƣờng quản lý chặt chẽ đồng bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành du
lịch. Luật du lịch quy định việc phân cấp quản lý nhà nƣớc về du lịch. Trên cơ sở
đó UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng tiến hành phân cấp cho UBND
cấp huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn.


13

Bộ máy QLNN về du lịch cấp huyện đƣợc hình thành nhằm thực hiện
các mục tiêu quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn nhƣ: Kiểm tra việc
chấp hành quy định của pháp luật về du lịch tại địa phƣơng, có trách nhiệm
thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch, bảo vệ di tích lịch
sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh ở địa phƣơng. Quản lý toàn diện các cơ
sở lƣu trú du lịch: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà có
phịng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch và cơ sở lƣu trú du lịch
khác. Quản lí các doanh nghiệp lữ hành nội địa; các tổ chức, cá nhân kinh
doanh đại lý lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành nội địa.
Việc tổ chức bộ máy QLNN về du lịch cấp huyện đang đƣợc thực hiện
bởi Phịng Văn hóa và Thơng tin và một số các phòng hữu quan theo ngạch
chéo liên quan đến hoạt động du lịch nhƣ: Phịng Tài ngun – Mơi trƣờng;
Cơng an huyện; Phịng Quản lý đơ thị; Phịng Lao động, Thƣơng binh và Xã
hội, Phịng y tế[2].

- Thực hiện cơng tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và xử lý
vi phạm trong lĩnh vực du lịch
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về du lịch là nội dung rất quan trọng, cần thiết và gắn liền và
phản ánh hiệu quả của công tác QLNN đối với HĐDL. Hoạt động thanh tra,
kiểm tra ở đây mang tính quyền lực của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc thực hiện công
tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo theo d i đƣợc các hoạt động du lịch, cũng
nhƣ theo d i những biến động cả về tích cực và tiêu cực của thị trƣờng du
lịch; nắm đƣợc tình hình thực hiện cũng nhƣ việc chấp hành và tuân thủ các
quy định của ngành du lịch, các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về du
lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, các cá nhân tham gia thị trƣờng.
Nhà nƣớc sẽ kiểm soát chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ hiệu quả trong việc khai


14

thác và sử dụng các nguồn lực du lịch ở địa phƣơng. Bên cạnh đó, xử phạt kịp
thời khi có các dấu hiệu vi phạm kinh doanh, hoạt động du lịch đối với các
hành vi vi phạm nhằm đảm bảo lợi ích cho Nhà nƣớc và các chủ thể tham gia,
cũng nhƣ xác minh, kết luận, kiến nghị hoặc có biện pháp xử lý khiếu nại, tố
cáo của khách hàng, công dân, các ngành, tổ chức liên quan[1].
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về du lịch
1.2.1. Kinh nghiệm thực tế của công tác quản lý nhà nước về du lịch tại
một số địa phương.
* Kinh nghiệm của Đồ Sơn, Hải Phòng[18]
Nằm cách 2 điểm du lịch ở huyện Cát Hải và tỉnh Quảng Ninh khoảng
100km, quận Đồ Sơn vƣơn ra biển đông tới 5 km. Du lịch và dịch vụ chiếm
khoảng 70% trong cơ cấu kinh tế của quận. Số lƣợt khách tăng gấp 2,88 lần từ
850.000 lƣợt khách năm 2004 lên 2.450.000 lƣợt khách năm 2014, bình quân
mỗi năm tăng 11,2%. Các loại hình, sản phẩm du lịch của Đồ Sơn tƣơng đối

đa dạng: Bãi biển đồ Sơn chia làm 3 khu mỗi khu đều có bãi tắm và đồi núi,
rừng cây yên tĩnh. Tại khu 2 có tồ biệt thự từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo
Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Khu 3 có cơng trình kiến trúc nhỏ
dáng dấp nhƣ ngơi chùa nên từ lâu có tên gọi là Pagodon.
Cơ sở hạ tầng du lịch Đồ Sơn ngày càng đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Đồ Sơn
có hơn 179 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong đó có 135 cơ sở lƣu trú, 1
khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 6 khách sạn 2 sao, và 44 nhà hàng. Đồ
Sơn có sịng bạc Do Son Casino, là nơi rất nhiều du khách quốc tế đến chơi và
năm 2009 Đồ Sơn đã chính thức khai trƣơng sân golf 18 lỗ Doson Seaside
Golf Resort thu hút nhiều Golf thủ trong nƣớc và quốc tế tham gia.
Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến cho du lịch Đồ Sơn đƣợc
quan tâm chú trọng: Đồ Sơn đã có liên kết với nhiều đài, báo Trung ƣơng và
địa phƣơng đƣa tin, đăng bài, giới thiệu về tiềm năng du lịch Đồ Sơn. Công


15

tác QLNN về du lịch có nhiều chuyển biến; cơng tác đảm bảo an ninh trật tự,
an tồn giao thơng, an toàn cho nhân dân và du khách tham quan, tắm biển
đƣợc quan tâm chỉ đạo; kiên quyết xử lý đối với các trƣờng hợp bán hàng
rong, lấn chiếm vỉa hè kinh doanh, xuống đƣờng chặn xe, chèo kéo khách gây
mất mỹ quan khu du lịch. Với những nét nổi bật của du lịch Đồ Sơn đã thu
hút ngày càng đông lƣợng khách du lịch trong nƣớc và quốc tế đến với du lịch
Đồ Sơn.
* Kinh nghiệm của Tam Đảo - Vĩnh Phúc[18]
Khu du lịch Tam Ðảo đƣợc ngƣời Pháp phát hiện và xây dựng từ
những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Ðảo đã là một "đô thị" trên
núi cao với 145 tòa nhà, biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt
thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau. Nay những tịa biệt thự
ngày xƣa chỉ cịn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng,

tƣờng, cơng trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mƣa....
Khu du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 900 m
so với mực nƣớc biển, có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng
đồng bằng Bắc bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình
là 18oC – 25oC. Đây là khu du lịch nhỏ bé, xinh xắn với những con đƣờng
lên xuống ngoằn ngoèo quanh co nho nhỏ, một dòng suối nhƣ vệt nƣớc cắt
ngang chảy suốt bốn mùa. Một lợi thế khác là cơ sở để huyện Tam Đảo đẩy
mạnh phát triển du lịch là huyện có hệ thống di sản văn hóa vật thể, di tích thờ
Mẫu, thờ Phật phong phú và đa dạng. Một số di tích nổi tiếng nhƣ Đền thờ
Quốc Mẫu Tây Thiên, Đền Chân Suối, Đền Bà Chúa Thƣợng Ngàn, Đền thờ
Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên,... Các lễ hội dân gian đƣợc
tổ chức hàng năm gắn với các di tích lịch sử văn hóa, thu hút một lƣợng lớn
khách du lịch hành hƣơng về với Tam Đảo. Trên địa bàn huyện còn lƣu giữ
đƣợc các giá trị văn hóa phi vật thể nhƣ các làn điệu dân ca Soọng cô, lễ cấp


16

sắc, hát trầu văn, trang phục truyền thống, các loại bánh và món ăn ẩm thực
đặc trƣng của đồng bào các dân tộc.
Với những tiềm năng đó, trong những năm qua huyện Tam Đảo đang
tăng cƣờng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ, từng bƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, bồi
dƣỡng đội ngũ nhân lực du lịch, tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, chú trọng công tác thanh tra, kiểm
tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch; tình hình an ninh trật tự đƣợc
đảm bảo, công tác xử lý môi trƣờng, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu vui
chơi giải trí, vƣờn hoa cơng viên, chợ… đang đƣợc quy hoạch và từng bƣớc
đƣợc đầu tƣ hợp lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cảnh quan
thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trên cơ sở bảo tồn, phát huy các

giá trị lịch sử, văn hóa gắn với bảo vệ mơi trƣờng… Với sự đầu tƣ có trọng
tâm trọng điểm, cơ sở hạ tầng du lịch của huyện Tam Đảo đƣợc nâng cấp và
mở rộng. Tại khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên có hệ
thống dịch vụ hỗ trợ cáp treo và xe điện; một số đền, chùa tại Thiền viện Trúc
lâm trong quần thể khu di tích Tây Thiên đƣợc trùng tu, tơn tạo và hồn thiện.
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng từng bƣớc đƣợc nâng cấp, đầu tƣ mới.
Tồn huyện có 104 cơ sở lƣu trú trong đó 1 khu nghỉ dƣỡng Resort, 1 khách
sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao và 8 khách sạn 1 sao, còn lại đủ
tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch, với tổng số 1.827 phòng nghỉ. Hệ thống
khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở lƣu trú đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu nghỉ
dƣỡng, lƣu trú của du khách. Hiện có 15 cơ sở lƣu trú, nhà hàng đã có dịch vụ
thanh tốn bằng thẻ và 9 cơ sở lƣu trú thực hiện đặt phòng qua mạng internet.
Năm 2004, giá trị sản xuất du lịch, thƣơng mại, dịch vụ của huyện đạt hơn 83
tỷ đồng, đến năm 2016, ƣớc đạt trên 715 tỷ đồng. Năm 2011, huyện đón khoảng
244.700 lƣợt khách, đến năm 2015 đón trên 803.434 lƣợt khách tăng 328% so


17

với năm 2011; 9 tháng đầu năm 2016 đón khoảng 1.643.000 lƣợt khách đến
tham quan, nghỉ dƣỡng.
* Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang, Khánh Hòa[18]
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hịa. Thành phố Nha
Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km² với dân số 392.279. Nha Trang
là thành phố du lịch biển nổi tiếng nhất của Việt Nam. Các bãi biển dọc chiều
dài thành phố và trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang nhƣ Hòn Tre, Hòn Tằm,
Hòn Mun, Hòn Chồng – Vợ đều là những thắng cảnh tuyệt vời thu hút du khách
trong và ngồi nƣớc. Du lịch Nha Trang cịn thu hút khách bởi di tích Chămpa
nổi tiếng là Tháp Bà Ponagar và các điểm tham qua thú vị trong thành phố nhƣ

Chợ Đầm, Chùa Long Sơn, Nhà Thờ Núi và Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại).
Nha Trang cũng tổ chức nhiều sự kiện du lịch, đáng chú ý là Festival Biển Nha
Trang với nhiều hoạt động vui chơi giải trí phong phú. Những năm gần đây,
ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh
tế của thành phố Nha Trang, hệ thống cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ đƣợc
đầu tƣ đồng bộ, hiện đại. Đến đây, du khách có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thƣ
giãn phù hợp với túi tiền. Vì vậy, quanh năm hai thành phố này ln tấp nập khách
du lịch, đặc biệt là khách quốc tế lƣu trú dài ngày nên doanh thu du lịch luôn cao và
tăng trƣởng đều theo từng năm.
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của Thành phố Nha Trang đƣợc
chú trọng và đẩy mạnh. Thành ủy Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa trực tiếp chỉ
đạo các sở, phòng, ban chuyên môn xây dựng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề
án nhƣ: đề án quản lý vỉa hè lòng đƣờng khơng vì mục đích giao thơng; đề án
quản lý các tuyến phố kinh doanh theo từng nhóm hàng, dịch vụ; đề án thu gom
rác thải; đề án chăm sóc cây xanh; đề án về an ninh du lịch… trong đó, phân
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, phịng ban chun mơn. Cơng tác phối


×