Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Xu huong lua chon nghe nghiep cua HS lop 12 duoianh huong cua nen kinh te thi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 129 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM </b>


<b>TRẦN ĐÌNH CHIẾN </b>


<b>XU H</b>

<b>ƢỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP </b>



<b>C</b>

<b>ỦA HỌC SINH LỚP 12 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>



<b>D</b>

<b>ƢỚI ẢNH HƢỞNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG </b>



(KHẢO SÁT TẠI TỈNH PHÚ THỌ)


<b>Chuyên ngành: Giáo dục học </b>


<b>Mã số: 60.14.01 </b>


<b>LU</b>

<b>ẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC </b>



<b>Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: </b>
<b>GS.TSKH NGUYỄN VĂN HỘ </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1


L

ỜI CẢM ƠN!



<i>Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sau Đại học, </i>
<i>khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo </i>
<i>điều kiện, giúp đỡ tác giả hoàn thành cuốn luận văn này. </i>


<i>Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, thầy </i>
<i>giáo đã giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt q trình nghiên cứu </i>


<i>và hồn thành luận văn. </i>


<i>Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và các </i>
<i>em học sinh lớp 12 (khoá 2005 - 2008) các trường THPT Hạ Hoà, THPT Hùng </i>
<i>Vương, THPT Việt Trì tỉnh Phú Thọ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả </i>
<i>điều tra, khảo sát, nghiên cứu và hồn thành luận văn. </i>


<i>Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi </i>
<i>những thiếu sót và hạn chế, tác giả rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, </i>
<i>cô giáo và bạn bè đồng nghiệp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2


<b>Mục lục</b>



<b>Trang </b>


<b>Mở đầu</b> ... 6


<b>Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu</b> ... 11


<i><b>1.1. </b><b>Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu</b> ... </i> 11


<i>1.1.1. Trên thế giới ... </i> 11


<i>1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ... </i> 13


<i><b>1.2. Các khái </b><b>niệm công cụ</b>... </i> 16


<i>1.2.1. Xu hướng... </i> 16



<i>1.2.2. Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp ... </i> 19


<i>1.2.3. Xu hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp ... </i> 22


<i>1.2.4. Sự phù hợp nghề ... </i> 26


<i>1.2.5. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó ... </i> 27


<i>1.2.6. Khái niệm về KTTT và cơ chế thị trường... </i> 29


<i><b>1.3. </b><b>Sự tác động của nền KTTT đối với đời sống, xã hội nước ta</b> ... </i> 30


<i><b>1.4. </b><b>Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp </b></i>
<i><b>của HS THPT</b> ... </i> 34


<i>1.4. 1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT ... </i> 34


<i>1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của </i>
<i>HS THPT ... </i> 40


<i>1.4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong việc lựa chọn nghề </i>
<i>nghiệp của HS THPT... </i> 45


<b>Chƣơng 2: Thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp </b>
<b>12 trƣờng THPT dƣới ảnh hƣởng của nền KTTT</b><i> ... </i> 49


<i><b>2.1. Vài nét </b><b>về khách thể điều tra</b>... </i> 49


<i><b>2.2. </b><b>Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 </b></i>


<i><b>trường THPT dưới ảnh hưởng của nền KTTT (khảo sát tại tỉnh </b></i>
<i><b>PhúThọ)</b>... </i>
50
<i>2.2.1. Thực trạng về nhận thức và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp </i>
<i>của học sinh lớp 12... </i> 50


<i>2.2.2. ý kiến của giáo viên làm công tác hướng nghiệp về xu hướng lựa </i>
<i>chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay ... </i> 76


<i>2.2.3. ý kiến của cha mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp </i>
<i>12 hiện nay ... </i> 84


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3


<b>cho HS lớp 12 trƣờng THPT trong điều kiện KTTT hiện nay</b> ...


<i><b>3.1. Nh</b><b>ững cơ sở có tính nguyên tắc để xây dựng các biện pháp</b>... </i> 91


<i>3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục đích </i>
<i>của giáo dục hướng nghiệp... </i> 91


<i>3.1.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phù hợp với </i>
<i>những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT... </i> 91


<i>3.1.3. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phân hoá, </i>
<i>cá biệt hoá HS trong hoạt động hướng nghiệp ... </i> 92


<i>3.1.4. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống </i>
<i>trong hoạt động GDHN ... </i> 93



<i>1.3.5. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạt </i>
<i>động và nhân cách ... </i> 93


<i>3.1.6. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi ... </i> 94


<i><b>3.2. Các bi</b><b>ện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS </b></i>
<i><b>l</b><b>ớp 12 trường THPT trong điều kiện KTTT hiện nay</b> ... </i> 94


<i>3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề </i>
<i>nghiệp cụ thể ... </i> 94


<i>3.2.2. Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề nghiệp và lựa </i>
<i>chọn nghề nghiệp ... </i> 96


<i>3.2.3. Tổ chức cho HS tham quan tại các cơ sở sản xuất ... </i> 97


<i>3.2.4. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp </i>
<i>tương lai của con em họ. ... </i> 98


<i>3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS ... </i> 100


<i><b>3.3. Kh</b><b>ảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia</b> ... </i> 101


<i>3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ... </i> 102


<i>3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm ... </i> 102


<i>3.3.3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm... </i> 102


<i>3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ... </i> 102



<i><b>3.4. K</b><b>ết luận chương 3</b> ... </i> 106


<b>Kết luận và khuyến nghị</b> ... 107


<i>1. Kết luận ... </i> 107


<i>2. Khuyến nghị ... </i> 108


<i>Danh mục cơng trình khoa học đã công bố... </i> 110


<i>Tài liệu tham khảo... </i> 111


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4


<b>DANH M</b>

<b>ỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT </b>



Cơng nghiệp hố - hiện đại hoá


Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp
Giáo dục hƣớng nghiệp


Giáo viên
Học sinh


Giáo dục và đào tạo
Học sinh trung học cơ sở
Học sinh trung học phổ thông
Kinh tế thị trƣờng



Nhà xuất bản
Phổ thông cơ sở
Số lƣợng


Trung bình


Trung học phổ thơng
Xã hội


Sản xuất


CNH - HĐH
ĐH,CĐ,THCN
GDHN
GV
HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

5


<b>DANH M</b>

<b>ỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU </b>



<i>Trang </i>
Bảng 2.1 : Nhận thức của HS lớp 12 về mục đích của hoạt động giáo


dục hƣớng nghiệp trong trƣờng THPT 51


Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của việc định
hƣớng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trong trƣờng THPT 52
Bảng 2.3: Thái độ và hành vi của HS lớp 12 khi tham gia các giờ học



(giờ sinh hoạt) hƣớng nghiệp 53


Bảng 2.4: Dự định lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt


nghiệp THPT 56


Bảng 2.5: Những vấn đề HS lớp 12 có nhu cầu hoặc hứng thú 58
Bảng 2.6 : Mức độ ƣu tiên lựa chọn các ngành nghề (nhóm nghề) của


HS lớp 12 61


Bảng 2.7 : Lí do lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 63
Bảng 2.8 : Yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp


của học sinh lớp 12 65


Bảng 2.9 : Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp 68
Bảng 2.10: Thái độ của HS lớp 12 đối với việc lựa chọn nghề nghiệp sau


khi tốt nghiệp THPT 72


Bảng 2.11: Những khó khăn HS lớp 12 gặp phải khi lựa chọn nghề nghiệp 75
Bảng 2.12: Thực tế và hiệu quả của việc tổ chức GDHN trong trƣờng


THPT theo sự đánh giá của giáo viên 77


Bảng 2.13: Những yếu tố tác động đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp
của HS lớp 12 theo sự đánh giá của giáo viên 78
Bảng 2.14: Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp



theo ý kiến của giáo viên 79


Bảng 2.15: Xu hƣớng nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT


theo ý kiến của giáo viên 80


Bảng 2.16: Những nghề (hay nhóm nghề) đƣợc HS lớp 12 ƣu tiên lựa


chọn theo sự đánh giá của giáo viên 82


Bảng 2.17: Sự ảnh hƣởng của phát triển KTTT hiện nay đối với HS lớp 12


theo ý kiến đánh giá của giáo viên 83


Bảng 4.1 : Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của những cơ sở có
tính ngun tắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp 103
Bảng 4.2 : Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các biện pháp 104
Bảng 4.3 : Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các bƣớc


tiến hành những biện pháp 104


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

6


<b>MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


1.1. Đất nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá
(CNH - HĐH) với nền kinh tế mở, năng động bao gồm nhiều thành phần kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Sự phát triển nhanh


chóng của nền kinh tế trong những năm qua cùng với sự hội nhập mạnh mẽ với
khu vực và thế giới đã có những tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Đồng thời vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đã và
đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và xã hội quan tâm
hàng đầu. Trong nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng
khoá VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển
<i>mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự </i>
<i>phát triển nhanh và bền vững”.</i> [59]. Điều đó có nghĩa là coi yếu tố con ngƣời là
trọng tâm của sự phát triển - yếu tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp CNH -
HĐH đất nƣớc. Vì vậy, việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đƣợc những phẩm chất và
năng lực nghề nghiệp vững chắc phù hợp với nhu cầu của các hoạt động kinh tế -
xã hội, khoa học, công nghệ là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang
tính chiến lƣợc. Trong văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã
chỉ rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học,
<i>chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ </i>
<i>cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương</i>”<i>.[12] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

7


chính là điều kiện giúp cho cá nhân mỗi học sinh có thể phát huy đƣợc tối đa phẩm
chất và năng lực của mình trong học tập cũng nhƣ trong quá trình lao động sản xuất,
góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của đất nƣớc
trong sự nghiệp CNH - HĐH và thời kỳ hội nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

8


Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Xu hƣớng lựa chọn nghề
<b>nghiệp của học sinh lớp 12 trƣờng Trung học phổ thông dƣới ảnh hƣởng của </b>
<b>nền kinh tế thị trƣờng” (Khảo sát tại tỉnh Phú Thọ).</b>



<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>


Nghiên cứu lý luận và thực trạng về xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền KTTT. Phát hiện các yếu tố cơ bản tác động
đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh làm cơ sở để xây dựng các biện
pháp tổ chức hoạt động GDHN phù hợp cho HS trong nền KTTT hiện nay. Góp
phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của GDHN trong nhà trƣờng THPT.


<b>3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu </b>
<i>3.1. Khách thể nghiên cứu: </i>


Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh lớp 12 trƣờng THPT.


<i>3.2. Đối tượng nghiên cứu: </i>


Xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trƣờng THPT dƣới sự ảnh
hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng.


<b>4. Giả thuyết khoa học </b>


Xu hƣớng lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 hiện nay chịu ảnh hƣởng rất lớn
từ nền KTTT. Bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực, những ảnh hƣởng tiêu cực từ
mặt trái của KTTT đã dẫn đến những quyết định lựa chọn nghề nghiệp sai lầm ở
rất nhiều học sinh lớp 12.


Vì vậy, nếu tìm hiểu đƣợc xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dƣới
sự ảnh hƣởng của nền KTTT hiện nay, từ đó xây dựng các biện pháp GDHN một
cách khoa học, hợp lý thì sẽ giúp các em lựa chọn đƣợc nghề nghiệp đúng đắn, phù
hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng GDHN


trong nhà trƣờng THPT.


<b>5. Nhiệm vụ nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

9


<i>5.2. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng về xu hướng lựa chọn nghề </i>
<i>nghiệp của học sinh lớp 12 (tại tỉnh Phú Thọ) dưới sự ảnh hưởng của nền KTTT. </i>


<i>5.3. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cho công tác GDHN trong nhà trường THPT </i>
<i>nhằm giúp HS lớp 12 lựa chọn đúng nghề nghiệp trong điều kiện KTTT hiện nay. </i>


<i> 5.4. Khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia. </i>
<b>6. Phƣơng pháp nghiên cứu</b>


<i>6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: </i>


Sử dụng các phƣơng pháp: Phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống
hoá và khái quát hoá lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết từ đó rút
ra các kết luận khoa học làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng và đề
xuất các biện pháp của đề tài.


<i>6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn </i>
<i>* Phương pháp điều tra: </i>


Dùng phiếu điều tra (Ankét) khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của
học sinh lớp 12, giáo viên (GV) phụ trách công tác hƣớng nghiệp và cha mẹ học
sinh về xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay, thực trạng về
xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền
KTTT.



<i>* Phương pháp trao đổi, trò chuyện </i>


Sử dụng phƣơng pháp này nhằm hỗ trợ cho phƣơng pháp điều tra. Qua trao
đổi, trò chuyện với HS và GV để tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến điều
tra nhƣ: tâm tƣ, tình cảm, quan điểm, hồn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình HS, từ
đó chính xác hố những vấn đề đã điều tra.


<i>* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

10
<i>6.3. Các phương pháp thống kê toán học: </i>


Sử dụng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, là cơ sở để đánh
giá thực trạng và xây dựng các biện pháp của đề tài.


<b>7. Phạm vi giới hạn của đề tài </b>


Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự lựa chọn nghề nghiệp của
học sinh lớp 12 là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp. Căn cứ vào điều kiện và
khả năng thực hiện đề tài, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu xu hƣớng lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền KTTT tại các trƣờng THPT
tiêu biểu cho 3 vùng địa lý (Miền núi, trung du và đồng bằng) của tỉnh Phú Thọ.


<b>8. Cấu trúc của luận văn </b>


Nội dung cơ bản của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.


- Chƣơng 2: Thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dƣói


sự ảnh hƣởng của nền KTTT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

11


<b>Chƣơng 1</b>



<b>CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU</b>



<b>1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu </b>
<i>1.1.1. Trên thế giới: </i>


Có thể nói những tƣ tƣởng về định hƣớng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ
thời cổ đại, tuy nhiên ở dƣới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân
chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi ngƣời
trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình
đẳng trong phân cơng lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội
phát triển cùng với những tƣ tƣởng tích cực về giải phóng con ngƣời trên khắp thế
giới thì khoa học hƣớng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.


Cuốn sách “Hƣớng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp đƣợc xem là
cuốn sách đầu tiên nói về hƣớng nghiệp. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến sự phát
triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của cơng nghiệp từ đó
đã rút ra những kết luận coi giáo dục hƣớng nghiệp là một vấn đề quan trọng không
thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

12


làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L Holland đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhất
trong thực tiễn hƣớng nghiệp trên thế giới.[69]



ở Liên Xô (cũ) vào những năm 29, 30 của thế kỷ XX, vấn đề hƣớng nghiệp
cho HS cũng đƣợc các nhà khoa học và lãnh đạo chính quyền Xơ viết đặc biệt
quan tâm. V.I Lênin đã có chỉ thị yêu cầu phải cho HS làm quen với khoa học kỹ
thuật, làm quen với cơ sở của nền sản xuất hiện đại. N.K Crupxkaia - nhà giáo dục
học lỗi lạc đã từng nêu lên luận điểm “Tự do chọn nghề” cho mỗi thanh, thiếu niên.
Theo bà, thông qua hƣớng nghiệp, mỗi trẻ em phải nhận thức sâu sắc hƣớng phát
triển kinh tế của đất nƣớc, những nhu cầu của nền sản xuất cần đƣợc yêu cầu mà xã
hội đề ra trƣớc các em trong lĩnh vực lao động sản xuất. Mặt khác, công tác hƣớng
nghiệp lại phải giúp cho trẻ em phát triển đƣợc hứng thú và năng lực nghề nghiệp,
giáo dục cho các em thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng. Từ
đó các em có thái độ tự giác trong việc chọn nghề.


Trên cơ sở các luận điểm về hƣớng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin các nhà
giáo dục Liên xô nhƣ B.F Kapêep; X.Ia Batƣsep; X.A Sapơrinxki; V.A Pơliacơp
trong các tác phẩm và cơng trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa
hƣớng nghiệp và các hoạt động sản xuất XH, và nếu sớm thực hiện giáo dục hƣớng
nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn, có sự phù hợp
giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội. Đồng thời các tác giả này cũng
đã trình bày những nguyên tắc, phƣơng pháp thực hành lao động nghề nghiệp cho
HS phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trƣờng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

13


về nghệ thuật và nghề nghiệp ) của Pháp. Chƣơng trình đào tạo chuyên gia hƣớng
nghiệp của họ bắt đầu có mặt tại Việt Nam. [61], [63]


<i>1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: </i>


ở Việt Nam giáo dục hƣớng nghiệp tuy đƣợc xếp ngang tầm quan trọng với các
mặt giáo dục khác nhƣ đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhƣng bản thân nó lại rất


non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lƣợng, không
mang tính chun nghiệp... Vì vậy, việc thực hiện khơng mang lại nhiều hiệu quả.
Vấn đề hƣớng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và đƣợc xã hội quan tâm khi nền kinh tế
đất nƣớc bƣớc sang cơ chế thị trƣờng với sự đa dạng của các ngành nghề và nhu cầu
rất lớn về chất lƣợng nguồn nhân lực. Nếu so với sự ra đời của nền giáo dục XHCN
sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thì những tƣ tƣởng về hƣớng nghiệp cho học
sinh cũng xuất hiện khá sớm. Cho đến trƣớc những năm 1970 thì những tƣ tƣởng
này chủ yếu dừng lại ở các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết mang tính chỉ đạo lãnh
đạo của Đảng, Nhà nƣớc và Bác Hồ chứ chƣa phải là luận điểm mang tính khoa học
hay những nghiên cứu khoa học thực sự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

14


Đảng và Nhà nƣớc ta cũng rất quan tâm công tác hƣớng nghiệp, điều này
đƣợc thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các nguyên lý giáo dục của
Đảng và nhà nƣớc. Có thể lấy ví dụ nhƣ nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của
chính phủ về cơng tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông và việc sử dụng hợp
lý HS các cấp PTCS và THPT tốt nghiệp ra trƣờng”. Trong văn kiện Đại hội Đảng
lần thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung
<i>học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với </i>
<i>sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương</i>” [12]. Luật giáo
dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho HS củng cố và phát
<i>triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học đại học, cao </i>
<i>đẳng, trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống lao động</i>”[57]. Chiến
lƣợc phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 đã xác định rõ: “<i>Thực hiện chương trình </i>
<i>phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho HS có học vấn phổ thơng, cơ bản theo một </i>
<i>chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi HS, </i>
<i>giúp HS có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện </i>
<i>thuận lợi cho việc phân luồng sau THPT, để HS vào đời hoặc chọn ngành nghề học </i>
<i>tiếp sau khi tốt nghiệp”[4]. </i>



Về mặt nghiên cứu khoa học hƣớng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia
thì ngành hƣớng nghiệp Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ vào
những năm 1970, 1980. Những nhà khoa học tiên phong phải kể đến GS. Phạm Tất
Dong, PGS. Đặng Danh ánh, GS. Phạm Huy Thụ, GS. Nguyễn Văn Hộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

15


tác phẩm nhƣ: “Nghề nghiệp tƣơng lai - giúp bạn chọn nghề” hay cuốn “Tƣ vấn
hƣớng nghiệp - sự lựa chọn cho tƣơng lai”. Trong một cơng trình nghiên cứu gần
đây ông đã chỉ ra rằng: “Công tác hướng nghiệp góp phần điều chỉnh việc chọn
<i>nghề của thanh niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế”. Bởi vì theo tác giả, </i>
đất nƣớc đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, trong quá trình
CNH - HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển theo hƣớng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng
tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Xu hƣớng chọn nghề của thanh niên phù hợp với xu
hƣớng chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của công nghiệp. [25]


GS. Nguyễn Văn Hộ cũng là một trong những ngƣời rất tâm đắc và nghiên
cứu chuyên sâu về giáo dục hƣớng nghiệp. Trong luận án tiến sĩ của mình tác giả
đã đề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hƣớng nghiệp cho HS Việt
Nam”. Tác giả đã xây dựng đƣợc luận chứng cho hệ thống GDHN trong điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Gần đây (2006), ông cũng đã cho xuất bản
cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trƣờng
THPT”, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận của giáo dục
hƣớng nghiệp, vấn đề tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng THPT và giảng
dạy kĩ thuật ở nhà trƣờng THPT trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và sự nghiệp
CNH - HĐH đất nƣớc hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

16



<i>chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong tình hình mới” của các tác giả Nguyễn </i>
Văn Lê, Hà Thế Truyền đăng trên tạp chí giáo dục (2004) v.v. Các tác giả trên đã
có những nghiên cứu mang tính thực tiễn tập trung vào các vấn đề nóng bỏng của
cơng tác hƣớng nghiệp hiện nay đó là xu hƣớng, động cơ lựa chọn nghề của lớp
trẻ, những định hƣớng giá trị của thanh niên, những nguyên nhân dẫn đến xu
hƣớng, động cơ chọn nghề và định hƣớng giá trị đồng thời nghiên cứu mối quan hệ
giữa giáo dục hƣớng nghiệp và vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ đất nƣớc
trong thời kì CNH - HĐH. Từ đó có những biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.


Bên cạnh đó cịn phải kể đến các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Đặng
Danh ánh, Nguyễn Thế Trƣờng, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An, Lê Đức Phúc...
đã làm rõ đƣợc các thực trạng, những số liệu, những kinh nghiệm giáo dục hƣớng
nghiệp và dạy nghề cho HS phổ thông. Đồng thời cũng đề cập và làm rõ đƣợc các
vấn đề nhƣ tổ chức lao động cho HS phổ thông, tƣ vấn nghề cho học sinh phổ
thông, các phƣơng thức giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp trong nhà
trƣờng phổ thông và trung tâm kỹ thuật tổng hợp hƣớng nghiệp.


Dƣới góc độ xem xét giáo dục hƣớng nghiệp là 1 hệ thống trong đó xu hƣớng
chọn nghề của HS là một thành tố quan trọng, nó có mối quan hệ tác động với
nhiều thành tố khác mà đặc biệt là với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả công tác hƣớng nghiệp cho HS lớp 12 trƣờng THPT trong điều kiện KTTT và
sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc hiện nay.


<b>1.2. Các khái niệm công cụ </b>
<i>1.2.1. Xu hướng </i>


<i>1.2.1.1. Khái niệm xu hướng:</i>Xu hƣớng là một khái niệm tâm lý học khá phức
tạp, vì vậy cũng có nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau.



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

17


Theo lý thuyết hoạt động trong trong tâm lý học, nhân cách của con ngƣời có
bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: Xu hƣớng, tính cách, khí chất, năng lực. Xu
hƣớng nói lên chiều hƣớng phát triển của nhân cách con ngƣời, bởi vì hoạt động
của cá nhân trong xã hội bao giờ cũng hƣớng về một mục tiêu nào đó. Khơng thể
có hoạt động khơng có phƣơng hƣớng (Tức là khơng có mục tiêu, khơng có đối
tƣợng). Sự hƣớng tới này đƣợc phản ánh trong tâm lý mỗi ngƣời nhƣ là xu hƣớng
của nhân cách. Cá nhân có thể hƣớng hoạt động của mình vào một sự vật cụ thể,
một tri thức khoa học hoặc một tƣ tƣởng chính trị đồng thời thúc đẩy hoạt động
nhằm từng bƣớc chiếm lĩnh chúng. Chính vì vậy nhà tâm lý học Liên Xô
X.L.Rubinstein đã khẳng định: “Vấn đề xu hướng trước hết là câu hỏi về khuynh
<i>hướng thúc đẩy như là động cơ quy định hoạt động của con người”. Mỗi ngƣời </i>
hƣớng hoạt động của mình vào cái gì, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ phát
triển của nhận thức và tình cảm đối với cái đó. [53]


Nói tóm lại, xu hƣớng là sự xác định mục đích mà cá nhân hƣớng tới đồng
thời xác định hệ thống động cơ tƣơng ứng với hoạt động của con ngƣời nhằm đạt
mục đích. Xu hƣớng của con ngƣời đƣợc biểu hiện ở các mặt sau:


<i>* Nhu cầu:</i>Là sự đòi hỏi tất yếu mà con ngƣời thấy cần đƣợc thoả mãn để tồn
tại và phát triển. Nhu cầu của con ngƣời cũng rất đa dạng: Nhu cầu vật chất gắn
liền với sự tồn tại của cơ thể nhƣ nhu cầu ăn, ở, mặc. Còn nhu cầu tinh thần gắn
liền với sự phát triển của cá nhân nhƣ nhu cầu nhận thức, lao động, giao tiếp, thẩm
mỹ...


<i>* Hứng thú: Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tƣợng nào đó, vừa có ý </i>
nghĩa đối với cuộc sống vừa mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt
động. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng tính tự giác và tích cực


trong hành động vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động. Cùng với nhu
cầu, hứng thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

18


của con ngƣời vƣơn tới một cái gì đó hồn chỉnh và mẫu mực nhƣng chƣa đạt
đƣợc.


<i>* Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác </i>
định phƣơng châm hành động của con ngƣời. Nói một cách cụ thể thì thế giới quan
của cá nhân là cách nhìn nhận, xem xét, hiểu biết, đánh giá về thế giới của cá nhân.


<i>* Niềm tin: Là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri </i>
thức, rung cảm, ý chí đƣợc con ngƣời thể nghiệm, trở thành chân lý bền vững trong
mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con ngƣời nghị lực, ý chí để hành động theo quan
điểm của mình, là lẽ sống của con ngƣời. [53]


<i>1.2.1.2. Vai trò của xu hướng trong cấu trúc nhân cách của cá nhân: </i>


Có thể khẳng định chắc chắn rằng xu hƣớng của cá nhân không tách khỏi hoạt
động nhằm đạt tới mục tiêu mà cá nhân đang hƣớng tới. Xu hƣớng chính là một
hay một nhóm động cơ chiếm địa vị thống trị chi phối các động cơ khác của hoạt
động này. Trong ý nghĩa đó, xu hƣớng giữ vị trí điểm nút trong mạng lƣới các mối
quan hệ giữa các thuộc tính trong cấu trúc nhân cách. Nói một cách khác, xu
hƣớng làm nhiệm vụ định hƣớng, điểu khiển, điều chỉnh sự hình thành và phát
triển tồn bộ các thuộc tính của nhân cách làm cho chúng kết hợp hài hoà với nhau
thành một chỉnh thể trọn vẹn. Một khái niệm thống nhất khơng thể chia cắt đƣợc.


Nói tóm lại, xu hƣớng (với ý nghĩa là động cơ của hoạt động) giữ vị trí trung
tâm trong cấu trúc của nhân cách. Nó quyết định sự hình thành và phát triển tồn


bộ cấu trúc nhân cách nhƣ một chỉnh thể trọn vẹn, cũng nhƣ quyết định sự hình
thành và phát triển mỗi yếu tố tổng hợp thành nhân cách ấy. Nói đến xu hƣớng là
nói đến bộ phận hợp thành quan trọng nhất trong cấu trúc nhân cách. Vì thế nhà
giáo dục nổi tiếng A.X Makarenkô đã rất có lý khi ơng cho rằng “<i>Tồn bộ cơng </i>
<i>việc giáo dục nhân cách con người được qui tụ về việc giáo dục nhu cầu (một mặt </i>
<i>biểu hiện của xu hướng) đúng đắn của nó”. [53] </i>


<i>1.2.1.3. Mối quan hệ giữa xu hướng và năng lực của cá nhân: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

19


Xu hƣớng có ảnh hƣớng tới sự phát triển của năng lực. Vì sự lơi kéo, hấp dẫn đối
với con ngƣời càng cao, thì con ngƣời càng thƣờng xuyên hƣớng sức lực của mình
vào hoạt động.


Lịch sử phát triển của khoa học cho phép nói rằng, sự say mê, hứng thú đối
với công việc là điều kiện bất di bất dịch của sự thể hiện các năng lực, là điều kiện
hình thành tài năng. Nhu cầu (một mặt biểu hiện của xu hƣớng) đối với một hoạt
động nào đó đƣợc con ngƣời ý thức góp phần hình thành năng lực. Khi xem xét
mối quan hệ giữa xu hƣớng và năng lực phải có quan điểm biện chứng. Xu hƣớng
của hoạt động dẫn đến việc hình thành năng lực và có năng lực rồi thì dễ đạt kết
quả cao trong hoạt động. Chính kết quả cao này lại góp phần củng cố xu hƣớng
hoạt động nói chung và hứng thú nói riêng. Tuy nhiên, có hứng thú nhƣng chƣa
chắc đã có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nào đó. Bởi vì có hứng thú nhƣng
khơng có điều kiện để thực hiện hứng thú. Nhƣng có năng lực về cái gì đó thì sớm
muộn cũng hình thành hứng thú tƣơng ứng.


Nhƣ vậy xu hƣớng và năng lực có quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣng không
đồng nhất. Việc nắm đƣợc mối quan hệ này là rất có ý nghĩa đối với nhà giáo dục
trong công tác phát hiện và bồi dƣỡng những học sinh có năng lực làm cơ sở cho


công tác tƣ vấn và định hƣớng nghề nghiệp cho các em. [23]


<i>1.2.2. Nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp </i>
<i>1.2.2.1. Nghề nghiệp và việc làm: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

20


Theo E.A Klimôp: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức mạnh vật chất
và tinh thần của con ngƣời một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân
công lao động xã hội mà có). Nó tạo cho mỗi con ngƣời khả năng sử dụng phƣơng
tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”. [28]


Theo GS. TSKH Nguyễn Văn Hộ: “Nghề nghiệp nhƣ là một dạng lao động
vừa mang tính xã hội (sự phân cơng xã hội ), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản
thân) trong đó con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn
những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân”. [21]


Từ một số quan niệm về nghề nghiệp nêu trên, có thể hiểu một cách ngắn
gọn, nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một q trình đào tạo
<i>chun biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo chuyên môn nhất định, có phẩm </i>
<i>chất, đạo đức phù hợp với yêu cầu của dạng lao động tương ứng. Nhờ quá trình </i>
<i>hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm thoả mãn những nhu </i>
<i>cầu vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. </i>


Nghề nghiệp của một ngƣời có thể do đƣợc đào tạo chính thức về nghề đó vì
nghề địi hỏi một trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định. Cũng có thể có nghề
đƣợc hình thành tự phát do tích luỹ kinh nghiệm xã hội hoặc do truyền và học nghề
theo cách kèm cặp giữa ngƣời biết nghề và ngƣời chƣa biết. Các nghề này chƣa có
quy trình đào tạo rõ rệt.



Nghề đƣợc đào tạo có đặc trƣng là ngƣời làm nghề phải đƣợc cung cấp trình
độ tri thức kĩ năng, kĩ xảo hành nghề, làm ra sản phẩm để trao đổi trên thị trƣờng,
thu nhập của ngƣời lao động chính là nguồn sống của họ. Chính vì vậy mà họ trở
thành đối tƣợng hoạt động cơ bản, lâu dài của lý tƣởng nghề nghiệp, từ đó hình
thành nhân cách nghề nghiệp. Nghề đƣợc đào tạo địi hỏi ngƣời vào học nghề đó
phải có trình độ học vấn, sức khỏe và u cầu tâm lý phù hợp với nghề. Sau quá
trình đào tạo, ngƣời đó phải đạt đƣợc tiêu chuẩn quốc gia về kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo tay nghề theo mục tiêu xã hội đòi hỏi, đƣợc cấp bằng hay chứng chỉ về nghề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

21


để sinh sống”. Cịn từ điển tiếng Việt (do Hồng Phê chủ biên - Nxb Khoa học xã
hội - 1994) lại định nghĩa “Việc làm: công việc đƣợc giao cho làm và trả
công”.[35]. Trong luật lao động qui định tại điều 13: “Mọi hoạt động lao động tạo
ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”. Nhƣ
vậy hai khái niệm nghề nghiệp và việc làm là rất gần nhau, có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau nhƣng không đồng nhất. Nghề nghiệp đƣợc coi là việc làm nhƣng
không phải việc làm nào cũng là nghề nghiệp. Những việc làm nhất thời, không ổn
định do con ngƣời bỏ sức lao động giản đơn và đƣợc trả công để sinh sống thì
khơng phải là nghề nghiệp. [8], [21]


<i>1.2.2.2. Giáo dục hướng nghiệp: </i>


Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, cách tiếp cận, các tiêu chí... mà có nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm hƣớng nghiệp.


Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sƣ phạm, y học
giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản
thân. Các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho
mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đƣa họ vào một


lĩnh vực hoạt động cụ thể phù hợp với việc phân bố lực lƣợng lao động xã hội.


Nhà tâm lý học K. K. Platơnơp cho rằng<i>: </i>“Hướng nghiệp, đó là hệ thống các
<i>biện pháp tâm lý - giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống </i>
<i>thơng qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, </i>
<i>vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân. Những biện pháp này sẽ tạo nên </i>
<i>sự thống nhất giữa quyền lợi của XH với quyền lợi của cá nhân</i>”. Còn viện sĩ X. Ia.
Batƣsep xác định: “Hướng nghiệp là một hoạt động hợp lý gắn với sự hình thành ở
<i>thế hệ trẻ hứng thú và sở thích nghề nghiệp vừa phù hợp với những năng lực cá </i>
<i>nhân, vừa đáp ứng đòi hỏi của xã hội đối với nghề này hay nghề khác” . [9], [21] </i>


Theo GS. TS. Phạm Tất Dong, khái niệm hƣớng nghiệp đƣợc hiểu trên hai
bình diện:


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

22


vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trƣờng của cá nhân, vừa đáp
ứng đƣợc nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
<i>* Trên bình diện trường phổ thông:</i> Hƣớng nghiệp đƣợc coi là công việc của tập thể
giáo viên, tập thể sƣ phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp
các em tự quyết định nghề nghiệp tƣơng lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực,
hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. [9]


Hội nghị lần thứ IX những ngƣời đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp các
nƣớc xã hội chủ nghĩa họp tại La Habana - Cu ba (Tháng 10/1980) đã thống nhất về
khái niệm hƣớng nghiệp nhƣ sau: “Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa
<i>trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh </i>
<i>chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích </i>
<i>hợp với những năng lực, sở trường và tâm, sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố </i>
<i>hợp lí và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước”. [21] </i>



Qua những quan điểm về khái niệm hƣớng nghiệp nêu trên, có thể hiểu một
cách ngắn gọn, dƣới góc độ giáo dục phổ thơng, hƣớng nghiệp là sự tác động của
một tổ hợp các lực lƣợng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sƣ phạm làm
trung tâm (nhà trƣờng) vào thế hệ trẻ, giúp các em làm quen và hiểu biết về một số
ngành nghề phổ biến trong xã hội để khi tốt nghiệp ra trƣờng, các em có thể lựa
chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tƣơng lai.


<i>1.2.3. Xu hướng nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp </i>
<i>1.2.3.1. Xu hướng nghề nghiệp: </i>


Có thể nói cho đến nay vẫn chƣa có tác giả nào đƣa ra một khái niệm cụ thể về
xu hƣớng nghề nghiệp. Khi nghiên cứu vấn đề này các nhà khoa học thƣờng tiếp cận
trực tiếp các yếu tố cấu thành của xu hƣớng nhƣ: Nhu cầu nghề nghiệp, động cơ
nghề nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, lý tƣởng nghề nghiệp, nguyện vọng nghề
nghiệp...


<i>* Nhu cầu và động cơ nghề nghiệp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

23


trống: Chƣa có nghề nghiệp, chƣa có một vị thế xã hội đích thực, chƣa có những
điều kiện vật chất để thực hiện hoài bão... Tất cả những nhu cầu này sẽ tạo nên
động cơ, đó là những yếu tố nội tại đƣa cá nhân tới những hành vi nhằm thỏa mãn
nhu cầu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt giữa nhu cầu và ƣớc muốn nghề
nghiệp, ƣớc muốn là sự lựa chọn tổng quát để thoả mãn một nhu cầu nghề nghiệp
cụ thể.


Nhu cầu là một khái niệm vƣợt ra ngoài giá trị vật chất của nghề nghiệp, là
một yếu tố quan trọng mà những ngƣời làm công tác hƣớng nghiệp cần phải hiểu


rõ để tác động đúng. Động cơ thúc đẩy việc lựa chọn nghề thƣờng phản ánh nhu
cầu chọn nghề hơn là phản ánh các giá trị do nghề đó đem lại.


Sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bao giờ cũng bị chi phối bởi một hệ
thống động cơ nhất định. Những động cơ này thƣờng bắt nguồn từ những nhu cầu,
hứng thú, sở thích riêng của mỗi cá nhân học sinh và đƣợc hình thành dƣới tác
động hợp thành của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong
có vai trị quan trọng thúc đẩy con ngƣời đạt tới những mục tiêu nhất định trong
q trình tiến tới mục đích nghề đƣợc lựa chọn. Nó là tiền đề nội lực cơ bản cho sự
lựa chọn và hoạt động nghề nghiệp sau này của học sinh, nó giúp cho cá nhân học
sinh sử dụng có hiệu quả những tƣ chất, năng lực, kinh nghiệm của mình để trƣớc
hết là chọn đƣợc một nghề theo ý nguyện và sau đó là để thực hiện tốt những yêu
cầu đặt ra cho hoạt động nghề nghiệp. Những động cơ bên trong có thể bao gồm:
trình độ kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hứng thú, nguyện vọng, năng
lực sở trƣờng của bản thân đối với nghề đó; tiềm năng nhận biết và hiểu đƣợc ý
nghĩa xã hội, giá trị xã hội của nghề . [8], [21]


<i>* Hứng thú đối với nghề nghiệp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

24


<i>Thiếu hứng thú hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống của con người sẽ trở nên ảm </i>
<i>đạm và nghèo nàn”. Một khi con ngƣời ý thức về giá trị nghề nghiệp đối với mình, </i>
có đƣợc những cảm xúc và sự say mê tích cực trong lao động, học tập nhằm hồn
thiện mình để đạt tới nghề nghiệp, khi đó ở con ngƣời đã có đƣợc hứng thú nghề
nghiệp. N.C Crupxkaia cũng cho rằng: “<i>Chỉ đối với việc mà họ đang làm, bị cuốn </i>
<i>hút vào công việc - chỉ khi đó con người mới nâng cao tối đa xu hướng hoạt động </i>
<i>của mình khơng kể đến mệt mỏi”. [21] </i>


Lựa chọn nghề nghiệp là một công việc rất hệ trọng của tuổi học trị trong q


trình học tập và rèn luyện trong nhà trƣờng, các em dần tự phát hiện ra chính mình
và ln tìm cách trả lời câu hỏi: “Tơi có thể làm đƣợc việc gì?”.


Đó là một câu hỏi rất nghiêm túc phản ánh tinh thần trách nhiệm của học sinh
trƣớc những đòi hỏi của cuộc sống đang đặt ra cho họ. Các hình thức giáo dục
hƣớng nghiệp của trƣờng phổ thơng sẽ góp phần tích cực vào việc giúp thanh niên
trả lời chính xác câu hỏi quan trọng này. Đồng thời qua đó làm cho hứng thú nghề
nghiệp của học sinh dần đƣợc ổn định. Điều đó đặc biệt quan trọng vì chính hứng
thú nghề nghiệp là cái có ý nghĩa quyết định sự phát triển nhân cách của học sinh
THPT. Việc các em có đƣợc hứng thú tích cực đối với nghề nghiệp thì sẽ giúp cho
việc tạo lập ở bản thân các em động cơ mạnh mẽ trong lựa chọn nghề nghiệp.


<i>* Lý tưởng nghề nghiệp: </i>


Theo GS. TS Phạm Tất Dong thì lí tƣởng nghề nghiệp là mẫu ngƣời lao động
trong nghề mà ta đã chọn và trong q trình hoạt động nghề nghiệp, ta ln hồn
thiện nhân cách bản thân theo mẫu ngƣời đó. [8]


Lý tƣởng nghề nghiệp thƣờng đƣợc thể hiện ở sự định hƣớng vào những lao
động kiểu mẫu, vào những ngƣời sáng tạo luôn luôn đại diện cho sự đổi mới, luôn
đứng ở đỉnh cao kĩ thuật và công nghệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

25


những nhu cầu về hứng thú mới cho phù hợp với lý tƣởng ấy. Lý tƣởng nghề
nghiệp đƣợc hiện thực hố dần từng bƣớc trong cơng việc cụ thể. u tha thiết
nghề nghiệp của mình đã chọn, khơng ngừng tìm tịi sáng tạo nhằm làm cho trình
độ nghề nghiệp của mình ngày càng đạt tới những đỉnh cao mới là con đƣờng duy
nhất đúng để mỗi học sinh thực hiện lý tƣởng nghề nghiệp của mình. [16],[17]



Lý tƣởng nghề nghiệp giúp con ngƣời có khát vọng vƣơn lên đỉnh cao của
nghề nghiệp, ƣớc mơ nóng bỏng về tƣơng lai. Thiếu lý tƣởng nghề nghiệp, ngƣời
lao động không thể vƣợt qua giới hạn của cảnh làm việc tẻ nhạt, không dám nghĩ,
khơng dám làm, khơng dám vƣợt qua mọi khó khăn để vƣơn lên tới sự hoàn thiện
nhân cách. [8]


Trên cơ sở phân tích và tìm hiểu những thành tố cấu trúc cơ bản của xu hƣớng
nghề nghiệp, chúng tôi khái quát lại và đi đến kết luận: Xu hướng nghề nghiệp của
<i>con người đó chính là sự biểu hiện một cách sâu sắc nhất, tập trung nhất những </i>
<i>nhu cầu về nghề nghiệp, những hứng thú và nguyện vọng nghề nghiệp của cá </i>
<i>nhân. Các yếu tố này trong mối quan hệ chặt chẽ đã tạo thành động cơ mạnh mẽ </i>
<i>thúc đẩy cá nhân đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân nhằm hiện </i>
<i>thực hoá lý tưởng nghề nghiệp đã được hình thành. </i>


<i>1.2.3.2. Năng lực nghề nghiệp: </i>


Theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì năng lực của một cá nhân là tổ hợp
các thuộc tính độc đáo của cá nhân đó phù hợp với những yêu cầu của một hoạt
động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. [53]


Vận dụng quan điểm trên để xem xét năng lực nghề nghiệp có thể thấy năng lực
nghề nghiệp là một tập hợp các thuộc tính nhân cách tƣơng đối bền vững, đƣợc hình
thành và phát triển trong quá trình hoạt động có liên quan tới nghề nghiệp. Theo K.
K. Platônôp: <i>“Năng lực đối với một ngành nghề nhất định nào đó được xác định bởi </i>
<i>những yêu cầu mà ngành nghề đó đặt ra cho cá nhân nào tiếp thu nó”</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

26


Năng lực nghề nghiệp vốn không có sẵn trong con ngƣời, không phải là
những phẩm chất bẩm sinh. Nó hình thành và phát triển qua hoạt động học tập và


hoạt động lao động. Trong quá trình làm việc, năng lực tiếp tục phát triển hoàn
thiện. ở những ngƣời thất bại trong nghề nghiệp thì chính họ đã khơng đánh giá
đƣợc mình nên đã dẫn đến những sự lựa chọn sai lầm về đủ mọi phƣơng diện.


<i>1.2.4. Sự phù hợp nghề:</i>


Một ngƣời đƣợc coi là phù hợp với một nghề nào đó khi ở họ có đƣợc những
phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá, năng lực chung và năng lực riêng, tri thức, kĩ
năng và tình trạng sức khoẻ đáp ứng đƣợc đòi hỏi do nghề nghiệp đặt ra.


Ngƣời ta chỉ cần làm một số biện pháp nhằm đối chiếu những đặc điểm tâm
sinh lý của con ngƣời với hệ thống yêu cầu do nghề đặt ra mà kết luận về mức độ
phù hợp nghề của ngƣời đó. Sự phù hợp nghề thƣờng thể hiện ở 3 dấu hiệu:


* Bảo đảm tốc độ làm việc, tức là bảo đảm đƣợc yêu cầu về số lƣợng cơng
việc theo định mức lao động. Ngƣời ta có thể đo đếm đƣợc các động tác lao động
để kết luận về sự phù hợp nghề.


* Bảo đảm độ chính xác của cơng việc. Đây là yêu cầu về chất lƣợng sản
phẩm. Ngƣời lao động phải làm ra mặt hàng đúng quy cách, khơng có số lƣợng
phế phẩm q con số cho phép, không để công cụ lao động bị hƣ hỏng...


* Không bị công việc của nghề nghiệp gây nên những độc hại cho cơ thể của
bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

27


Có thể nói, mỗi cá nhân đều tiềm ẩn những năng lực, những sở trƣờng đặc
biệt để tạo sự phù hợp nghề. Nếu biết lợi dụng triệt để những cơ sở ấy đặc biệt là
những sở trƣờng sẵn có, kiên trì luyện tập kết hợp với sự học hỏi ở những ngƣời có


kinh nghiệm thì sự phù hợp nghề sẽ nhanh đến với bản thân. Tuy nhiên hoạt động
nghề có những đặc điểm riêng của nó, thậm chí những yêu cầu do nó đặt ra ở một
số ngƣời này thì rèn luyện có thể tạo ra sự phù hợp nhƣng ở một số ngƣời khác thì
cho dù chăm chỉ mấy cũng khơng thể đáp ứng. Chính đặc điểm này đã ảnh hƣởng
tới chất lƣợng chọn nghề của học sinh.


Một khi học sinh chƣa biết mình, chƣa hiểu nghề thì đối với các em nghề nào
cũng có thể làm đƣợc nhƣng khơng phải nghề nào cũng phù hợp. Các nhà tâm lý
học đã chứng minh đƣợc mỗi nghề địi hỏi một trình độ phát triển năng lực chung
và những năng lực chuyên biệt cần thiết để thực hiện thành công cho riêng nghề
nghiệp đó. Đồng thời mỗi nghề cịn có những yêu cầu riêng về trạng thái sức khỏe,
tâm lý của con ngƣời.


Có thể nói sự phù hợp nghề trƣớc hết là phụ thuộc vào quá trình nhận thức sâu
sắc với nghề mình chọn để biết mình, biết nghề và sau đó là q trình tự rèn luyện
để tạo sự phù hợp nghề là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động nghề đạt tới hiệu quả.
Song, để làm cho sự phù hợp nghề có sự bền vững về chất lƣợng là cả một quá
trình khổ cơng học hỏi, hồn thiện những gì đã có thể làm cho những yêu cầu do
nghề nghiệp đặt ra trở thành những địi hỏi của chính bản thân mình.


<i>1.2.5. Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó: </i>


Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp,
nó đƣợc biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trƣờng
THCS, đƣợc tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau nhất là ở cuối
cấp THPT, trong các trƣờng, lớp dạy nghề và đƣợc tạm coi là kết thúc khi họ đã có
những khả năng lao động nghề nghiệp độc lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

28
<i>* Tính chủ thể của quá trình lựa chọn: </i>



Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh diễn ra với sự chi phối của
những mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa học sinh với gia đình; học sinh với tập
thể lớp, trƣờng, đồn đội; học sinh với cộng đồng...). Những mối quan hệ này tác
động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, sở thích nghề nghiệp của học sinh.
Tuy nhiên để đi tới một quyết định lựa chọn nghề thì hầu hết đó là quyết định do
chính chủ thể đƣa ra và khẳng định. Tỷ lệ ảnh hƣởng của những tác động khách
quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là nhiều ít khác nhau, song quyết định cuối
cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng thuộc về một con ngƣời cụ thể.


<i>* Tính khách thể của q trình lựa chọn nghề: </i>


Khi nói đến q trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu,
nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội địi hỏi. Khơng phải
bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng đƣợc xã hội chấp
nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa
đƣợc hƣởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng
và xã hội.


Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề đƣợc biểu
hiện trong qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân (tôi muốn) với đòi hỏi về số
lƣợng và chất lƣợng mà nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề
nghiệp địi hỏi (tơi cần phải). Khi đó chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tƣợng
của sự lựa chọn. Phần chính yếu phụ thuộc vào những gì có đƣợc nhờ vào hoạt
động của chủ thể lựa chọn (tơi có thể).


<i>* Tính mục đích của quá trình lựa chọn nghề: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

29



phƣơng pháp thích hợp trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh đƣợc nghề lựa chọn
ở những mức độ khác nhau. Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của học
sinh là rất đa dạng và phức tạp. Muốn xác định đƣợc nghề sẽ chọn phù hợp với
mình, ngồi việc hiểu biết về nghề đó, học sinh phải tự hiểu mình. Chỉ có trên cơ sở
này, bản thân học sinh mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp.


<i>* Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề: </i>


Trong quá trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề đƣợc coi là một
bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con ngƣời. Khi xác định cho
mình một hƣớng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con
ngƣời ta lựa chọn nghề. Q trình lựa chọn nghề khơng phải là chốc lát, không phải
diễn ra chỉ một lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp: “Tôi và nghề
nghiệp”, “tôi và chức vụ”, “tơi và gia đình”, “tơi và lƣơng bổng”... Điều đó có nghĩa
là lựa chọn nghề đƣợc đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (ngƣời
lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với nghề
nghiệp.


Nếu nhƣ việc xem xét và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tách khỏi các
dạng lựa chọn (các mối quan hệ) trong đặc trƣng của cuộc sống con ngƣời thì sẽ
dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hƣớng nghiệp, giới hạn khả
năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nƣớc. [21]


<i>1.2.6. Khái niệm về KTTT và cơ chế thị trường: </i>


Theo đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ ý (chủ biên), kinh tế thị trƣờng
là: “Giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá đƣợc quyết định bởi thị trƣờng,
là sự hoạt động và mở rộng khách quan của quan hệ hàng - tiền và những qui luật
giá trị là đặc trƣng nhất”. [58]



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

30


Theo từ điển điện tử bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: “KTTT là nền kinh tế
lấy khu vực kinh tế tƣ nhân làm chủ đạo. Những quyết định kinh tế đƣợc thực hiện
một cách phi tập trung bởi các cá nhân ngƣời tiêu dùng và công ty. Việc định giá
hàng hoá và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế đƣợc cơ bản tiến hành theo qui
luật cung - cầu. Trái với KTTT là kinh tế kế hoạch hố tập trung”[48].


Khi nói đến các qui luật của sản xuất hàng hoá của KTTT thì trƣớc hết phải
nói đến cơ chế thị trƣờng. Theo các nhà kinh tế học thì cơ chế thị trƣờng là tổng
thể các nhân tố, quan hệ, môi trƣờng, động lực và qui luật chi phối sự vận động của
thị trƣờng. Nói đến cơ chế thị trƣờng là nói đến một cơ chế tự vận động của thị
trƣờng theo qui luật nội tại vốn có của nó mà nhà kinh tế học Anh thế kỷ XVIII A.
Smith đã hình dung nó nhƣ là “bàn tay vơ hình”, trong đó có một loạt các qui luật
kinh tế cùng đồng thời vận động và quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là các qui luật:
<i>Qui luật giá trị, qui luật cung - cầu, qui luật lưu thông tiền tệ, qui luật lợi nhuận, </i>
<i>qui luật cạnh tranh. Sự vận động của các qui luật kinh tế này có tác động và ảnh </i>
hƣởng mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội.[3], [49]


<b>1.3. Sự tác động của nền KTTT đối với đời sống, xã hội nƣớc ta</b>:


1.3.1. KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, là một thành tựu
của nền văn minh nhân loại. KTTT xuất hiện cùng với sự phát triển của xã hội là
một tất yếu khách quan. Khi nói đến KTTT khơng có nghĩa là đồng nhất với chủ
nghĩa tƣ bản bởi vì nó là sản xuất chung của tồn nhân loại trong q trình sản xuất
hàng hố và phát triển xã hội. Cho đến nay hầu hết các nền kinh tế của các nƣớc trên
thế giới đều đã và đang phát triển theo KTTT (Tuy mỗi nƣớc có một mơ hình KTTT
riêng phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội...) trong đó có Việt
Nam. Nền KTTT ở nƣớc ta đƣợc đánh dấu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng
12/1986). Thực sự chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền KTTT.



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

31


tầng và nền kinh tế quá lạc hậu, đời sống nhân dân cực kì khó khăn, nƣớc ta đƣợc
xếp vào một trong 20 nƣớc nghèo nhất thế giới. Đến nay, nhờ phát triển KTTT và
chủ trƣơng cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nƣớc, nƣớc ta đã có một vị thế cao
trên trƣờng quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và thế giới nhƣ
ASEAN, WTO, Liên hợp quốc và mới đây nƣớc ta trở thành uỷ viên không thƣờng
trực của hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam đang là nƣớc đứng thứ 2 trên thế
giới về xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều, đứng thứ tƣ về xuất khẩu cao su, thứ nhất
về xuất khẩu hạt tiêu, là một trong những nƣớc đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản và
hàng may mặc và đang đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có tốc độ phát triển
viễn thông và Internet nhanh nhất thế giới. Hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng
thuỷ đƣợc xây dựng mới, nâng cấp và vƣơn tới mọi miền đất nƣớc với chất lƣợng
tốt, tốc độ đơ thị hố đang diễn ra nhanh chóng, các khu vực cơng nghiệp mọc lên
ngày một nhiều trên khắp mọi miền đất nƣớc.


KTTT đã tạo ra sự năng động trong tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có
kinh tế tƣ nhân, khắp nơi từ vùng núi, nông thôn tới thành thị khơng khí bn bán,
trao đổi hàng hố diễn ra sơi động. KTTT đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi
nhóm xã hội có thể bộc lộ hết khả năng, mặt mạnh, mặt yếu của mình trong cuộc
đua tranh nhằm giành đƣợc những lợi ích cao nhất cho mình, xác lập những vị thế
xã hội và kinh tế tƣơng thích với địi hỏi của KTTT. Đây chính là động lực quan
trọng của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay.


1.3.2. Bên cạnh những cái đƣợc, những mặt tích cực, những đóng góp to lớn
của KTTT đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, KTTT cũng đã tạo ra
những tác động tiêu cực (đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên nền KTTT hoàn chỉnh
nhƣ ở nƣớc ta hiện nay và thƣờng diễn ra ở các nƣớc đang phát triển), những ảnh
hƣởng gây cản trở sự phát triển theo chiều hƣớng tích cực của nhiều mặt đời sống


xã hội đang trở nên trầm trọng mà nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc khác trên thế giới
đang phải đối mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

32


tộc trong suốt 4000 năm lịch sử. Các giá trị này thể hiện trong lối sống, quan hệ gia
đình dịng tộc, quan hệ làng xã, trong tình làng nghĩa xóm, các quan hệ giao tiếp
trong xã hội, lời ăn tiếng nói... Từ khi nền KTTT bắt đầu phát triển, đất nƣớc ta mở
cửa giao lƣu văn hoá, giao thƣơng kinh tế hoà nhập với thế giới. Sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục... thì đã thấy rõ nhƣng cũng từ đó
trong xã hội xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực
của xã hội bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận
lớp trẻ hiện nay có xu hƣớng sống thực dụng, bng thả, sùng bái đồng tiền, sa đà
vào các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, mua bán dâm, cờ bạc, tiêu sài phung phí...
quay lƣng lại với văn hố đạo đức truyền thống. Đã khơng ít trƣờng hợp vì đồng
tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng
nghiệp, hàng xóm láng giềng. Đồng tiền đang trở thành giá trị, thành thƣớc đo
trong nhiều mối quan hệ xã hội, đồng tiền là điều kiện để giải quyết công việc và
các vấn đề khác của cuộc sống, chính vì điều này đã góp phần và tạo điều kiện cho
nạn tham nhũng tràn lan nhƣ hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

33


KTTT cũng đã tạo ra lối sống hƣởng thụ trong nhiều gia đình cùng với nó là
tâm lý tiêu dùng, với lối sống và tâm lý ấy, các giá trị vật chất đang ngày càng lấn
át, các chuẩn mực đạo đức và phẩm cách con ngƣời, nhiều phong tục, nếp sống gia
đình truyền thống và đạo lý cổ truyền bị mai một, xâm hại. Việc tiêu dùng phung
phí đƣợc coi là sự thành đạt của gia đình. Việc giáo dục con cái bị xao nhãng khi
cha mẹ mải lo kiếm tiền, coi nhu cầu của con cái kể cả nhu cầu tinh thần đều đƣợc
giải quyết bằng tiền đã khiến nhiều đứa trẻ sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc phát


triển phiến diện về nhân cách. Tình trạng li hơn đặc biệt là ở các gia đình trẻ đang
ngày một tăng cao do cách sống ích kỷ, vơ trách nhiệm và bng thả của các thành
viên. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hiện nay trẻ em và trẻ vị thành niên có
lối sống ích kỷ chỉ biết bản thân mình, nguyên nhân là do sự chiều chuộng quá
mức của cha mẹ, đáp ứng mọi đòi hỏi của chúng kể cả tiền bạc. Có đến 17,8% số
thanh niên đƣợc điều tra đồng ý với việc có tiền là có tất cả. Quan niệm sai lệch
này đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc giáo dục những giá trị chân chính trong gia đình,
là ngun nhân dẫn đến việc vợ chồng xung khắc, anh em bất hoà, con cái bỏ rơi
cha mẹ già...[64]


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

34


Bên cạnh đó, nền KTTT cịn ảnh hƣởng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác
nhƣ nạn lạm phát, nạn đầu cơ tích trữ các nhu, yếu phẩm của xã hội nhƣ xăng dầu,
lƣơng thực gây ra sự biến động giá cả, bức xúc, lo lắng trong xã hội, các tệ nạn xã
hội nhƣ ma tuý, mại dâm, cờ bạc đã len lỏi tới tận các xóm làng n bình nhất thậm
chí là cả trƣờng học, các loại sách báo và văn hoá phẩm đồi truỵ tràn lan trên thị
trƣờng không thể kiểm sốt, nạn hàng giả, bằng cấp giả, nạn bn bán phụ nữ, trẻ
em qua biên giới, nạn nạo phá thai tăng cao ở tuổi vị thành niên, nạn ô nhiễm môi
trƣờng... Tất cả những điều đó, theo chúng tôi đều xuất phát từ một nguyên nhân cơ
bản đó là sự tiếp nhận, vận dụng, lợi dụng các tác động từ các qui luật của nền
KTTT một cách tiêu cực trên cơ sở là nhận thức sai lầm. Việc giải quyết những vấn
đề trên là một quá trình lâu dài và là trách nhiệm của tồn xã hội trong đó có giáo
dục.


<b>1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của </b>
<b>HS THPT </b>


<i>1.4. 1. Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT </i>



Lứa tuổi HS THPT đƣợc xác định là những học sinh đang học trong trƣờng
THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi (ở đây chỉ đề cập đến đối tƣợng thanh niên HS
trong trƣờng THPT). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời
kỳ phát triển của trẻ em. Đây là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện các cấu trúc
tâm lý, các phẩm chất nhân cách và thể chất, chuẩn bị cho các em bƣớc vào cuộc
sống XH với tƣ cách nhƣ một con ngƣời trƣởng thành.


<i>1.4.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

35


Thái độ học tập của thanh niên HS đƣợc thúc đẩy bởi động cơ học tập có cấu
trúc khác với lứa tuổi trƣớc. Lúc này có ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn (ý nghĩa
thực tiễn của mơn học đối với cá nhân, có liên quan đến ngành nghề định chọn),
động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa XH của mơn học, rồi mới đến các động cơ cụ
thể khác.


Những thái độ học tập ở khơng ít HS có nhƣợc điểm là: một mặt các em rất
tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã hoặc
định chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc học chỉ đạt điểm
trung bình, dẫn đến hiện tƣợng học lệch, học tủ, học chỉ vì mục đích thi cử.


Thái độ học tập có ý thức đã thúc đẩy sự phát triển tính chủ định của các quá
trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của thanh niên HS trong hoạt động
học tập cũng nhƣ việc lựa chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai.


<i>1.4.1.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: </i>


ở thanh niên HS THPT, tính chủ định đƣợc phát triển mạnh ở tất cả các quá
trình nhận thức. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, ghi nhớ có chủ định


giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ lôgic trừu
tƣợng và ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

36


Nhƣ vậy ở lứa tuổi này các em dễ mắc phải sai lầm trong việc lựa chọn nghề
nghiệp, nhƣng nếu đƣợc định hƣớng một cách nghiêm túc, tƣ vấn một cách khoa
học thì hồn tồn có thể giúp các em lựa chọn đƣợc những nghề nghiệp phù hợp.


<i>1.4.1.3. Sự phát triển của tự ý thức (ý thức bản ngã): </i>


Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của HS THPT. Đăc điểm quan trọng trong sự tự ý thức của lứa tuổi này là tự ý
thức xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động - địa vị mới mẻ trong tập thể,
những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc các em phải ý thức đƣợc những
đặc điểm nhân cách của mình. Các em hay ghi nhật ký so sánh mình với nhân vật
đƣợc coi là tấm gƣơng hay “thần tƣợng”. Nội dung của tự ý thức cũng khá phức
tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại nhƣ tuổi thiếu
niên mà cịn nhận thức về vị trí của mình trong XH, trong tƣơng lai (Tôi cần trở
thành ngƣời nhƣ thế nào, cần làm gì để tốt hơn...)


HS THPT khơng chỉ có nhu cầu đánh giá mà cịn có khả năng đánh giá sâu
sắc và tốt hơn tuổi thiếu niên về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những
ngƣời cùng sống và của chính mình. Nhƣng nhận thức ngƣời khác bao giờ cũng đỡ
khó khăn hơn là nhận thức bản thân. HS THPT thƣờng dễ có xu hƣớng cƣờng điệu
trong khi tự đánh giá. Hoặc là các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê
phán cái tiêu cực, hoặc là đánh giá quá cao nhân cách của mình - tỏ ra tự cao coi
thƣờng ngƣời khác. Tuy nhiên việc tự đánh giá trên cơ sở tự nhiên có mục đích là
một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trƣởng thành, là tiền đề của sự tự
giáo dục có mục đích.



<i>1.4.1.4. Sự hình thành thế giới quan: </i>


Lứa tuổi thanh niên mới lớn (HS THPT) là lứa tuổi quyết định của sự hình
thành thế giới quan - hệ thống quan điểm về xã hội, về tự nhiên, các nguyên tắc và
qui tắc cƣ xử...


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

37


gắng xây dựng quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội,
tƣ tƣởng chính trị, đạo đức. Chính nội dung các mơn học ở phổ thông trung học
giúp các em xây dựng đƣợc thế giới quan tích cực về tự nhiên, xã hội.


Việc hình thành thế giới quan khơng chỉ giới hạn ở tính tích cực nhận thức mà
cịn thể hiện ở phạm vi nội dung nữa. HS THPT quan tâm nhiều nhất đến các vấn
đề liên quan đến con ngƣời, vai trò của con ngƣời trong lịch sử, quan hệ giữa con
ngƣời và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, nghĩa vụ và tình cảm. Vấn đề ý nghĩa
cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của HS THPT.


Tuy vậy, một bộ phận học sinh chƣa đƣợc giáo dục đầy đủ về thế giới quan,
họ có những quan niệm lệch lạc về lối sống do chƣa chịu sự tác động từ mặt trái
của thời mở cửa, hội nhập văn hoá với thế giới, mặt trái của cơ chế thị trƣờng... đã
khiến họ có lối sống khơng lành mạnh, đánh giá cao cuộc sống hƣởng thụ, sống
gấp, sống lại, ham chơi hơn là học hành... Một bộ phận khác lại chƣa chú ý vấn đề
xây dựng thế giới quan cho mình, sống thụ động.


<i>1.4.1.5. Đời sống tình cảm: </i>


Đời sống tình cảm của HS THPT rất phong phú và nhiều vẻ, Đặc điểm đó
đƣợc thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình


thức đối xử có lựa chọn đối với mọi ngƣời trở nên sâu sắc. ở lứa tuổ i này, nhu cầu
về tình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn rất nhiều so với tuổi thiếu niên. Các em
có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn (sự chân thật, lịng vị tha, tin tƣởng, hiểu biết
và tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau...). Quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn
hơn hẳn so với quan hệ với ngƣời lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. điều này do lịng
khát khao muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Tình bạn HS THPT rất
bền vững nó có thể vƣợt qua mọi thử thách và có thể kéo dài suốt cuộc đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

38


một trạng thái mới mẻ, nhƣng rất tự nhiên trong đời sống tình cảm của lứa tuổi HS
THPT. [22], [39], [43]


<i>1.4.1.6. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT</i>
Hoạt động lao động tập thể có vai trị to lớn trong sự hình thành nhân cách HS
THPT. Hoạt động lao động đƣợc tổ chức đúng đắn sẽ giúp các em hình thành tinh
thần tập thể, lịng u lao động, tôn trọng lao động, ngƣời lao động và thành quả
lao động, đặc biệt là có nhu cầu và nguyện vọng lao động.


Điều quan trọng là việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn
thiết của các em (đặc biệt là với học sinh lớp 12). Các em đang đứng trƣớc ngƣỡng
cửa cuộc đời tự lập, cho nên vấn đề tƣơng lai có một vị trí rất lớn lao trong suy
nghĩ của họ. Cách nhìn về tƣơng lai của các em cũng rất lạc quan. HS THPT tỏ thái
độ của họ với học tập, với lao động và hoạt động xã hội và coi những hoạt động ấy
là sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bƣớc vào cuộc sống, vào hoạt động
nghề nghiệp.


Do hoàn cảnh sắp bƣớc vào đời và đặc biệt là do thế giới quan và tâm lý phát
triển cho nên xu hƣớng nghề nghiệp của HS THPT hình thành rõ rệt, nhanh chóng
và tƣơng đối ổn định. Họ coi đây là một vấn đề nghiêm túc trong cuộc đời. Đây


chính là hồn cảnh khách quan, là cơ sở để thúc đẩy các hiện tƣợng tâm lý phát
triển. Họ thƣờng xuyên suy nghĩ: Mình sẽ đi đâu, làm gì? và mình sẽ trở thành con
ngƣời nhƣ thế nào?...


Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh THPT có thuận lợi cơ bản là hoạt động
học tập đã mang một ý nghĩa mới và nó quyết định xu hƣớng nghề nghiệp của họ.
Mặt khác trong nhà trƣờng THPT đã chú trọng nhiều đến hoạt động hƣớng nghiệp
cho HS. Các em đƣợc tiếp xúc với một hệ thống tác động tổng hợp của xã hội và
nhà trƣờng nhằm giúp họ việc chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện
vọng sở trƣờng của mình, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản
xuất trong nền kinh tế quốc dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

39


- Những yếu tố bên trong, còn gọi là động cơ bên trong (yếu tố chủ quan)
nhƣ: hứng thú, nguyện vọng, khả năng học tập của họ.


- Những yếu tố bên ngồi cịn gọi là động cơ bên ngoài (yếu tố khách
quan) nhƣ: Dƣ luận xã hội, lời khuyên của những ngƣời thân, hƣớng nghiệp của
nhà trƣờng...


Ngồi ra khi chọn nghề, HS THPT cịn bị chi phối bởi những đặc điểm về giới tính,
sức khoẻ cùng với sự tác động của những điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng.


Khi đã có xu hƣớng và định hƣớng nghề nghiệp thì HS THPT tập trung cả
hứng thú và năng lực phù hợp vào nghề tƣơng lai của họ. Đây cũng là nguyên nhân
quan trọng dẫn đến tình trạng học sinh học tủ, học lệch nhƣ hiện nay.


Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông biểu hiện sâu sắc
nhân cách con ngƣời. Họ coi việc chọn nghề là một loại kết luận rút ra đƣợc từ


việc phân tích nhu cầu, khuynh hƣớng và năng lực của mình, từ đặc điểm chung
của nhân cách và đối chiếu đặc điểm đó với nghề dự định chọn. Điều này đặt ra
vấn đề tƣ vấn nghề nghiệp cho HS THPT là hết sức cần thiết. Sự khác biệt cá nhân
trong việc chọn nghề của mỗi học sinh biểu hiện ở các mặt:


- Vị trí của nghề đƣợc chọn trong các nghề khác nhau.
- Tính kiên quyết trong việc chọn nghề


- Động cơ của việc chọn nghề hay cơ sở của việc chọn nghề.


Trong thực tế HS THPT chọn nghề thƣờng thiên về các lĩnh vực đòi hỏi
những tri thức mới, những nghề mới lạ, đƣợc xã hội chú ý đến nhiều. Đặc biệt là
các nghề trong lĩnh vực kinh tế, những nghề hoạt động sôi nổi, những nghề đang
đƣợc xã hội quan tâm...


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

40


Lựa chọn nghề nghiệp là một hiện tƣợng xã hội. Nhiều cơng trình nghiên cứu
về sự lựa chọn nghề nghiệp cho thấy rằng, hiện tƣợng này rất phức tạp và luôn thay
đổi tuỳ thuộc vào những điều kiện xã hội, đặc biệt là những điều kiện kinh tế văn
hoá và giáo dục. Do đó, ở hai thời điểm khác nhau thƣờng khơng thấy sự giống
nhau trong xu hƣớng chọn nghề. Có những nghề hiện khơng đƣợc thế hệ trẻ thích
thú, nhƣng chỉ sau một vài năm, có khi chúng lại ở vị trí hàng đầu trong sự lựa
chọn nghề của học sinh. Ngay trong cùng một thời điểm, sự lựa chọn nghề ở địa
phƣơng này cũng không giống ở địa phƣơng kia.


Cần phải khẳng định rằng, không phải học sinh nào cũng chọn cho bản thân
nghề mà mình u thích. Bởi vì việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một
hiện tƣợng xã hội cho nên nó chịu sự tác động và chi phối đồng thời của nhiều yếu
tố, các yếu tố cơ bản có thể kể đến là: gia đình học sinh, bạn bè, cơng tác hƣớng


nghiệp của nhà trƣờng, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, sở thích và hứng thú
của cá nhân...


<i>1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT </i>
<i>1.4.2.1. Yếu tố gia đình: </i>


Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt của học sinh
trong đó có cả vấn đề định hƣớng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Trong gia
đình, cha mẹ là ngƣời luôn luôn gần gũi, hiểu rõ các em nhất nên cha mẹ có thể
biết đƣợc hứng thú, năng lực, sở thích của các em ra sao. Cha mẹ là những ngƣời
đi truớc có nhiều kinh nghiệm thực tế, có sự hiểu biết về thế giới, nghề nghiệp
trong xã hội hơn các em. Vì vậy các em có sự ảnh hƣởng và tin tuởng rất lớn từ
cha mẹ trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Hơn nữa trong điều kiện xã
hội hiện nay, vấn đề việc làm sau khi ra trƣờng (học nghề của học sinh) còn phụ
thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Điều đó
càng khẳng định vai trị quan trọng của gia đình đối với việc lựa chọn nghề nghiệp
của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

41


hợp cha mẹ hiểu rõ năng lực, hứng thú của con, hiểu biết rõ về các ngành nghề
trong xã hội... nên hƣớng cho con mình lựa chọn những nghề phù hợp. Mặt tiêu
cực là có một bộ phận không nhỏ các bậc phu huynh lại áp đặt con cái lựa chọn
nghề nghiệp theo ý mình. Với suy nghĩ là cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái
từ việc chọn nghề đến lúc tìm việc làm mà hầu nhƣ khơng tính đến hứng thú, năng
lực sở trƣờng của các em. Điều này đã dẫn đến việc lựa chọn nghề sai lầm của học
sinh, hình thành ở các em tính thụ động, ỷ lại vào cha mẹ. Và đây cũng là một
trong số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tƣợng không thành đạt trong nghề,
chán nghề, bỏ nghề của các em sau này.



Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng thực hiện công tác
<i>giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi đông bắc Việt Nam”</i>.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền đã chỉ ra rằng: Đa số học sinh đến nói rằng hình
thức giúp đỡ của cha mẹ và những ngƣời thân trong gia đình đối với việc lựa chọn
nghề của các em là định hƣớng phân tích, khuyên các em nên chọn nghề theo nghề
của cha mẹ, hoặc nghề sau khi học xong dễ xin đƣợc việc, có thu nhập cao. Ngồi
ra cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình cịn giúp đỡ các em bằng cách tìm kiếm cho
các em những tài liệu, sách báo có liên quan đến nghề. Kết quả khảo sát cho thấy
có 67,9% số HS lựa chọn nghề nghiệp cho mình do ảnh hƣởng của cha mẹ và
ngƣời thân trong gia đình.[25]


<i>1.4.2.2. Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường: </i>


Về mặt lí luận, giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phải đóng vai trị chủ
đạo trong việc định hƣớng và lựa chọn nghề nghiệp của HS. Hƣớng nghiệp cho HS
trong trƣờng phổ thông đƣợc thể hiện nhƣ là một hệ thống tác động sƣ phạm nhằm
giúp cho các em lựa chọn đƣợc nghề nghiệp một cách hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

42


cho ngƣời lao động... Nhƣ vậy, thông qua việc tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng
nghiệp, nhà trƣờng sẽ giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp một cách phù hợp
về nhu cầu, hứng thú, sở trƣờng, đặc điểm tâm - sinh lý của mỗi HS, đồng thời phù
hợp với điều kiện của mỗi HS cũng nhƣ nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với
nghề. Từ đó giúp điều tiết hợp lý việc chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội, đáp
ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực của đất nƣớc trong quá trình CNH - HĐH. Từ đó
có thể khẳng định, GDHN và tƣ vấn hƣớng nghiệp học đƣờng là không thể thiếu
trong các hoạt động giáo dục ở trƣờng phổ thông. Là một trong các mặt giáo dục
phát triển tồn diện cho HS, hơn nữa nó cịn mang ý nghĩa kinh tế - XH rất lớn.



Tuy nhiên trong thực tế, theo các chuyên gia thì giáo dục hƣớng nghiệp và tƣ
vấn hƣớng nghiệp học đƣờng ở nƣớc ta hầu nhƣ đang bị bỏ ngỏ chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức. Ngay chính bộ GD và ĐT cũng đang khuyết hẳn một bộ phận về tƣ
vấn giáo dục hƣớng nghiệp, ở trƣờng phổ thơng thì giáo viên làm công tác hƣớng
nghiệp hầu hết là do giáo viên dạy các mơn văn hố kiêm nhiệm. Tính ra nếu mỗi
trƣờng phổ thơng cần 1 giáo viên chun làm cơng tác hƣớng nghiệp thì cả nƣớc
thiếu tới 10.000 ngƣời. Hoạt động dạy nghề, hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thơng
cịn chƣa hợp lý cả về thời lƣợng và chất lƣợng hiện tại đang chỉ đạt 4% tổng
chƣơng trình GD trong khi ở các quốc gia khác chiếm 7-8% chƣơng trình.[63]. Bộ
GD và ĐT cũng đã quy định về nội dung, chƣơng trình dạy nghề hƣớng nghiệp
cũng nhƣ số tiết cụ thể nhƣng việc tiến hành chỉ mang tính hình thức thậm chí
khơng có trong chƣơng trình đào tạo ở một số trƣờng, HS khơng đƣợc tƣ vấn nghề
theo những gì mà các em cần để có cơ sở lựa chọn nghề cho mình mà chỉ ngồi
trong lớp mong sớm hết giờ học, giờ sinh hoạt hƣớng nghiệp vốn đã quá ít ỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

43
<i>1.4.2.3. Yếu tố bạn bè: </i>


Mở rộng các mối quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bạn bè là một đặc điểm
tâm lý quan trọng của lứa tuổi HS THPT. Quan hệ bạn bè là một nhu cầu không
thể thiếu và đƣợc các em rất coi trọng, bởi vì thơng qua mối quan hệ này các em có
thể giải bày tâm sự, nguyện vọng, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, kể cả những điều
thầm kín, riêng tƣ những dự định về nghề nghiệp, về tƣơng lai. Trong mối quan hệ
này các em có thể tự khẳng định đƣợc khả năng, vị trí của mình, đƣợc giúp đỡ bạn
bè. So với tình bạn của lứa tuổi HS THCS thì tình bạn của HS THPT có nhiều sự
khác biệt, các em chọn bạn trên cơ sở của sự phù hợp về nhiều mặt và sự cân nhắc
vì vậy, mối quan hệ này thƣờng khá bền chặt và tồn tại suốt cuộc đời các em.


Chính vì vậy bạn bè cùng lớp, cùng trƣờng cũng là một yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT. Trên cơ sở thực tế có nhiều HS


chọn nghề do lời khuyên của bạn bè, thấy các bạn chọn thì mình cũng chọn theo
hoặc các em chơi thân với nhau rồi rủ nhau chọn cùng một nghề, thi chung một
trƣờng... Hầu hết tất cả các cách chọn nghề do ảnh hƣởng từ bạn bè đều không
mang lại hiệu quả, bởi vì đó chỉ là sự lựa chọn bị chi phối bởi cảm tính và khơng
có sự đối chiếu so sánh giữa sở thích, điều kiện và năng lực của bản thân với các
yêu cầu của nghề, hoặc do sự hào nhống bề ngồi của nghề, do “bệnh” thần
tƣợng, chạy theo số đơng. Theo số lƣợng điều tra có tới 52,33% số HS lựa chọn
nghề nghiệp do ảnh hƣởng từ bạn bè. [25]


<i>1.4.2.4. Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức XH: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

44


trƣờng và gia đình đang có nhiều bất cập nhƣ hiện nay thì các phƣơng tiện thơng
tin đại chúng giữ vai trò quan trọng, đã phần nào cung cấp cho HS các thông tin về
nghề nghiệp trong XH, các yêu cầu của nghề... giúp cho HS tự định hƣớng trong
việc lựa chọn nghề nghiệp. Theo số liệu điều tra đƣợc, có tới 55,19% số HS lựa
chọn nghề nghiệp do ảnh hƣởng từ các phƣơng tiện thơng tin đại chúng [25], điều
này đã nói lên sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của thông tin đại chúng đối với việc lựa
chọn nghề nghiệp của HS.


Bên cạnh đó các tổ chức khác nhƣ: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến
binh, các trung tâm tƣ vấn... có tác động đáng kể đến việc lựa chọn nghề nghiệp
của HS ở địa phƣơng, đặc biệt là ở các địa phƣơng có nghề truyền thống. Các tổ
chức xã hội này đóng vai trị là tƣ vấn, cung cấp cho các em thơng tin về nghề, các
yêu cầu của nghề, hỗ trợ học nghề và việc làm...Theo số liệu điều tra đƣợc thì có
13,46% số HS lựa chọn nghề nghiệp do có sự tác động của các tổ chức xã hội. [25]
Tuy nhiên, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng gần đây (truyền hình, báo
chí...) cũng đã có các chƣơng trình về hƣớng nghiệp và tƣ vấn mùa thi tuy nhiên
nội dung vẫn chủ yếu xoay quanh việc giải đáp các thắc mắc của HS khi đi thi, làm


bài thi... Hàng năm bộ GD và ĐT xuất bản cuốn sách hƣớng dẫn tuyển sinh khá chi
tiết nhƣng nội dung cũng chỉ đề cập đến việc giới thiệu trƣờng, mã trƣờng, môn
thi, chỉ tiêu tuyển sinh, địa điểm trƣờng... mà thiếu hẳn phần giới thiệu sâu về các
trƣờng, các ngành học, các đặc điểm, yêu cầu của ngành đó đối với ngƣời học, và
nhiều thông tin cần thiết khác nhƣ hƣớng dẫn các em nên học trƣờng nào, ngành
nghề gì là phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi HS, thiếu các trắc nghiệm
(test) khách quan giúp HS bƣớc đầu tìm ra sự phù hợp của bản thân với những
ngành nghề mà các em đang lựa chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

45


hiện nay đã có sự năng động, chủ động và thực dụng hơn trong việc lựa chọn nghề
nghiệp cho mình, nguyện vọng cá nhân thƣờng đƣợc các em đề cao do sự tự tin
vào quyết định của bản thân. Hơn nữa, gia đình luôn mong muốn con cái đỗ đạt
cao, dễ thành đạt, thu nhập cao, có địa vị cao trong xã hội cho nên có những định
hƣớng mang tính chủ quan của cha mẹ. Những điều này vơ tình đã tạo ra sự lựa
chọn nghề nghiệp không phù hợp của học sinh và sự mất cân bằng của cơ cấu
nguồn lực lao động trong XH. Những ngành nghề đang đƣợc xã hội quan tâm, dễ
xin việc làm hoặc có thu nhập cao đang thu hút sự chú ý của học sinh, một số
ngành trƣớc đây từng có tỷ lệ học sinh lựa chọn cao nhƣ sƣ phạm, nơng, lâm
nghiệp, y, dƣợc… thì hiện nay tỉ lệ đó giảm rất nhiều, thay vào đó là những ngành
nhƣ kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, ngoại thƣơng, thƣơng mại, ngân hàng…
Tuy nhiên, cũng xuất phát từ xu hƣớng thực dụng, HS chủ động hơn trong chọn
nghề, đồng thời thu nhập và vị thế của ngƣời lao động trong các lĩnh vực nghề
nghiệp hiện nay ngày càng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và nâng cao. Vì vậy, những
năm gần đây tỉ lệ thí sinh thi vào các trƣờng THCN và dạy nghề bắt đầu tăng lên,
xu hƣớng lựa chọn con đƣờng xuất khẩu lao động cũng đang đƣợc nhiều HS chú ý.
Đây cũng chính là tác động có tính điều tiết các nguồn lực lao động trong nền
KTTT hiện nay. Vấn đề học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong nền KTTT không hề
đơn giản và đang cần đƣợc nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống.



<i>1.4.3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự sai lầm trong việc lựa chọn nghề </i>
<i>nghiệp của HS THPT </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

46


khi tốt nghiệp THPT?, chọn nghề gì?...” khiến nhiều HS lúng túng khơng tìm đƣợc
câu trả lời.


Thực tế cho thấy, không phải bao giờ HS cũng có thể giải quyết đúng đắn vấn
đề chọn nghề của mình. Theo E.A Klimốp thì có thể có 2 nguyên nhân chính dẫn
đến sự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của HS:


<i>* Thứ nhất:</i> Do cá nhân HS có thái độ không đúng đắn với các tình
huống khác nhau của việc lựa chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sự khuyên
bảo của ngƣời đi trƣớc...). Những thành kiến và và tiếng tăm nghề nghiệp do ảnh
hƣởng trực tiếp hay gián tiếp của những ngƣời khuyên bảo, sự u thích nghề...
mới chỉ là bề ngồi, cảm tính. Cá nhân chƣa thực sự hiểu đƣợc nghề đó.


<i>* Thứ hai:</i> Cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó
có thể do sự đồng nhất môn học với nghề, không thể hiểu hết năng lực của bản
thân, không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân,
không hiểu đƣợc đặc điểm và yêu cầu của nghề địi hỏi với ngƣời lao động, thao
tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề. [28]


Theo GS.TS Phạm Tất Dong, có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn
nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp nghề. Loại nguyên nhân thứ
nhất thuộc “thái độ không đúng” còn loại nguyên nhân thứ hai do “thiếu hiểu biết
về các nghề”. Một số nguyên nhân cụ thể là:



- Cho rằng nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sƣ, giáo viên mầm non, tiểu học thì
thua kém giáo viên THPT... Một số HS đã coi nhẹ công việc của ngƣời thợ, của
thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ trọng công việc của kĩ sƣ, của thầy giáo dạy ở bậc
trung học, đại học, của bác sĩ... vì thế mà chỉ định hƣớng vào những nghề có sự
chuẩn bị ở bậc Đại học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

47


thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn đƣợc, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh
tế thị trƣờng hiện nay.


- Dựa dẫm vào ý kiến của ngƣời khác, khơng độc lập quyết định việc chọn
nghề. Vì thế đã có rất nhiều HS lựa chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý
thích của ngƣời lớn theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến
nhiều trƣờng hợp chán nghề vì khơng phù hợp.


- Bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của
nghề đó. Ví dụ, nhiều HS thích đi đây đi đó nên đã chọn nghề thăm dị địa chất.
Khi vào nghề, thấy cơng việc của mình gắn bó với rừng núi, quanh năm phải tiến
hành cơng việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện
để giao lƣu văn hố và khoa học, do đó đã tỏ ra chán nghề.


- Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một mơn văn hố nào đó là
làm đƣợc nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có ngƣời học giỏi mơn văn đã
chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến những ngƣời viết
văn hay, diễn đạt tƣ tƣởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng
động dám xơng xáo... thì khơng thể theo đuổi nghề này đƣợc. Sai lầm ở đây là do
không thấy rằng, năng lực đối với một số môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chƣa là
điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích.



- Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các
lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học
cơng nghệ ngày nay. Vì vậy, có HS cho rằng, học xong cấp I là đủ kiến thức để xin
vào học nghề tại các trƣờng dạy nghề. Có HS lại nghĩ, với vốn liếng kiến thức lớp
12, mình học ở trƣờng nghề nào chẳng đƣợc. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi
nội dung, phƣơng pháp, tính chất lao động của nó. Ngƣời lao động không luôn
luôn học hỏi, trau dồi năng lực làm việc thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về
năng suất và hiệu quả lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

48


hợp đều dẫn đến hậu quả không hay. Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp
phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối, còn nếu đánh giá quá thấp,
chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.


- Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khoẻ của bản thân lại không có đầy đủ
thơng tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này càng dễ gây nên
những tác hại lớn. Ngƣời yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, ngƣời hay viêm họng
và viêm phổi lại định hƣớng vào nghề dạy học, ngƣời có bệnh ngồi da lại đi vào
nghề “dầu mỡ”...[8]


Có quan điểm lại cho rằng khi chọn nghề, con ngƣời thƣờng mắc phải 3 loại
sai lầm cơ bản sau:


- Nhầm lẫn giữa cái mình giỏi với cái mình thích
- Nhầm lẫn giữa sở thích và sự nghiệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

49


<b>Chƣơng 2 </b>




<b>TH</b>

<b>ỰC TRẠNG XU HƢỚNG LỰA CHỌN </b>



<b>NGHỀ NGHIỆP CỦA HS LỚP 12 TRƢỜNG THPT </b>



<b>DƢỚI ẢNH HƢỞNG CỦA NỀN KTTT</b>



<b>2.1. Vài nét về khách thể điều tra: </b>


Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm ở cửa ngõ phía tây bắc của thủ đơ
Hà Nội. Với vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi cả về đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng
sắt, trong những năm vừa qua, nền kinh tế, xã hội của Phú Thọ đã có nhiều sự phát
triển đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên so với mặt
bằng chung các tỉnh trong nƣớc thì Phú Thọ vẫn là một trong những tỉnh nghèo, điều
kiện để phát triển giáo dục còn hạn chế, kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn và phát triển
không đồng đều giữa 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng.


Chúng tôi đã lựa chọn khách thể điều tra của đề tài là HS lớp 12 trong các
trƣờng THPT của tỉnh Phú Thọ. Các em là những HS đang chuẩn bị thi kì thi tốt
nghiệp THPT và cũng đang trong giai đoạn lựa chọn, chuẩn bị nghề nghiệp cho
tƣơng lai. Mỗi vùng địa lý trong tỉnh chúng tôi chọn một trƣờng THPT, mỗi trƣờng
lại chọn ngẫu nhiên 200 HS lớp 12, 50 cha mẹ HS và các giáo viên chủ nhiệm
kiêm nhiệm công tác hƣớng nghiệp để điều tra, cụ thể nhƣ sau:


- Trƣờng THPT Hạ Hoà huyện Hạ Hoà, đại diện cho khu vực miền núi: Gồm
200 HS lớp 12, 13 giáo viên, 50 cha mẹ HS. HS lớp 12 trƣờng THPT Hạ Hoà chủ
yếu là con em các gia đình làm nơng nghiệp cho nên điều kiện và hồn cảnh kinh
tế cịn nhiều khó khăn, việc đầu tƣ cho học tập còn hạn chế, chất lƣợng học tập
chƣa cao.



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

50


- Trƣờng THPT Việt Trì thành phố Việt Trì, đại diện cho vùng đồng bằng của
tỉnh: Gồm 200 HS lớp 12, 14 giáo viên, 50 cha mẹ HS. HS lớp 12 trƣờng THPT
Việt Trì chủ yếu là con em các gia đình cán bộ cơng chức nhà nƣớc và kinh doanh
bn bán, kinh tế gia đình khá giả, chất lƣợng học tập tốt, tỉ lệ đỗ đại học hàng năm
cao. Các em có rất nhiều điều kiện và thời gian để đầu tƣ cho học tập.


<b>2.2. Thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 </b>
<b>trƣờng THPT dƣới ảnh hƣởng của nền KTTT (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ) </b>


Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng ankét đối với học sinh lớp 12, các giáo
viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp, và
đối với cha mẹ học sinh, trao đổi trực tiếp với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý
nhà trƣờng. Qua đó nhằm khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về công tác giáo
dục hƣớng nghiệp và xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 dƣới sự
ảnh hƣởng của KTTT hiện nay.


Chúng tôi đã thiết kế 4 mẫu phiếu (ankét), mẫu phiếu A1 - điều tra học sinh,
mẫu phiếu A2 - điều tra giáo viên, mẫu phiếu A3 - điều tra cha, mẹ học sinh và
mẫu phiếu A4 dùng để xin ý kiến chuyên gia về việc khảo nghiệm các biện pháp.
Việc điều tra đƣợc tiến hành trên 600 HS lớp 12, 40 giáo viên chủ nhiệm lớp 12
đồng thời là ngƣời phụ trách giáo dục hƣớng nghiệp và 150 cha mẹ HS. Kết quả
thu đƣợc nhƣ sau:


<i>2.2.1. Thực trạng về nhận thức và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học </i>
<i>sinh lớp 12: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

51



<i><b>Bảng 2.1:</b></i> <i><b>Nhận thức của HS lớp 12 về mục đích của hoạt động giáo dục </b></i>
<i><b>hướng nghiệp trong trường THPT </b></i>


<i>Trường </i>
<i>Phương </i>
<i>án trả lời </i>


<i> THPT </i>
<i> Hạ Hoà </i>


<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>


<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>Tổng </i>
<i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i>


1 127 63,5 139 69,5 145 72,5 411 68,5


2 14 7,0 11 5,5 9 4,5 34 5,6


3 5 2,5 4 2,0 4 2,0 13 2,1


4 15 7,5 10 5,0 12 6,0 37 6,1


5 39 19,5 36 18,0 30 15,0 105 17,5


<i>Chú thích các phương án trả lời: </i>



<i>1.</i> <i>Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng </i>
<i>thú, sở thích của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. </i>


<i>2.</i> <i>Cung cấp cho học sinh thông tin về những nghề hiện có trong xã hội. </i>


<i>3.</i> <i>Dạy cho học sinh một số nghề nhất định, nhằm giúp họ bước vào cuộc sống và lao </i>
<i>động. </i>


<i>4.</i> <i>Cung cấp thông tin về nghề đồng thời dạy nghề phù hợp cho học sinh. </i>


<i>5.</i> <i>Giúp học sinh chuẩn bị chọn ngành nghề và thi vào các trường ĐH, CĐ, THCN. </i>


Qua bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy, đa số học sinh đã nhận thức đúng về
mục đích của GDHN trong trƣờng THPT (68,5%). Có sự chênh lệch giữa các
trƣờng song không đáng kể: THPT Hạ Hoà (63,5%); THPT Hùng Vƣơng
(69,5%); THPT Việt Trì (72,5%). Có tƣơng đối ít học sinh lựa chọn các phƣơng
án trả lời 2, 3, 4 (tƣơng ứng là (5,6%; 2,1%; 6,1%). Một điều đáng chú ý là có
khá nhiều học sinh cả 3 trƣờng lựa chọn phƣơng án 5: “<i>Giúp HS chuẩn bị chọn </i>
<i>ngành nghề và thi vào các trường ĐH, CĐ và THCN” (17,5%). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

52


chú ý nhiều đến công tác tuyển sinh chuẩn bị cho học sinh làm hồ sơ thi vào
các trƣờng đại học, cao đẳng và THCN cho nên đã khiến nhiều học sinh nhầm
tƣởng hoạt động này là mục đích của GDHN trong trƣờng THPT.


<i>* Nhận thức của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của việc định hướng </i>
<i>nghề nghiệp cho HS lớp 12 trong trường THPT, </i> bằng câu hỏi số 2 (mẫu phiếu
A1). Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:



<i><b>Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của việc định </b></i>
<i><b>hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trong trường THPT </b></i>


Trƣờng
Phƣơng án
án trả lời


THPT
Hạ Hoà


THPT
HùngVƣơng


THPT


ViệtTrì Tổng


SL % SL % SL % SL %


1 126 63 127 63,5 135 67,5 388 64,6


2 74 37,0 73 36,5 65 32,5 212 35,3


3 0 0 0 0 0 0 0 0


<i>Ghi chú các phương án trả lời: </i>


<i>1.</i> <i>Rất quan trọng, rất cần thiết. </i>
<i>2.</i> <i>Quan trọng, cần thiết. </i>



<i>3.</i> <i>Không quan trọng, không cần thiết. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

53


Vƣơng (36,5%) và THPT Việt Trì (32,5%), cịn ở nội dung 3 khơng có HS nào lựa
chọn.


* <i>Thái độ và hành vi của HS lớp 12 khi tham gia các giờ học (giờ sinh hoạt) </i>
<i>hướng nghiệp:</i>


Để khảo sát vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (Mẫu phiếu A1) và thu
đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.3: Thái độ và hành vi của HS lớp 12 khi tham gia các giờ học (giờ sinh </b></i>
<i><b>hoạt) hướng nghiệp </b></i>


<i>Trường </i>
<i>Nội dung </i>


<i>THPT </i>
<i>Hạ Hoà </i>


<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>


<i> THPT </i>


<i> Việt Trì </i> <i> Tổng </i>
<i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i>



Thái độ


1 43 21,5 51 25,5 55 27,5 149 24,8


2 72 36,0 75 37,5 69 34,5 216 36,0


3 85 42,5 74 37,0 76 38,0 235 39,1


Hành vi


1 142 71,0 135 68,5 150 75,5 427 71,1


2 40 20,0 48 24,0 37 18,5 125 20,8


3 18 9,0 17 8,5 13 6,5 48 8,0


<i>Ghi chú nội dung: </i>
<i>Thái độ: </i>


<i>1.</i> <i>Chú ý nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những định hướng của </i>
<i>bản thân. </i>


<i>2.</i> <i>Làm một việc riêng gì đó để nó trơi qua nhanh chóng. </i>


<i>3.</i> <i>Nói chuyện với nhau trong lớp, không để ý đến bài giảng của giáo viên. </i>
<i>Hành vi: </i>


<i>1.</i> <i>Rất thường xuyên, chưa bỏ buổi nào. </i>
<i>2.</i> <i>Thỉnh thoảng mới tham gia. </i>



<i>3.</i> <i>Rất ít khi tham gia hoặc không tham gia. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

54


tỉ lệ này lại sẽ đƣợc con số rất lớn: 75,1% số học sinh có thái độ bất hợp tác với
giáo viên trong các giờ học, giờ sinh hoạt hƣớng nghiệp.


Về hành vi tham gia của HS, có 71,1% rất thƣờng xuyên tham gia, không
bỏ buổi nào, 20,8% HS thỉnh thoảng mới tham gia và có 8,0% HS rất ít tham
gia hoặc khơng tham gia. So với sự biểu hiện về thái độ thì sự biểu hiện về
hành vi của HS là khả quan hơn rất nhiều, tỉ lệ HS tham gia các hoạt động giáo
dục một cách thƣờng xuyên là rất cao (71,1%) và 20,8% HS có tham gia. Tuy
nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao tỉ lệ HS có thái độ bất hợp tác thì cao nhƣng
tỉ lệ tham gia một cách thƣờng xuyên lại rất cao? Qua trao đổi với giáo viên và
HS chúng tôi đƣợc biết, các trƣờng quản lý HS rất chặt, không cho HS bỏ học
hay nghỉ học khơng có lý do chính đáng và điều này cịn liên quan đến việc
đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em nên sĩ số vẫn đƣợc duy trì tƣơng đối
đầy đủ. Nhƣng HS tham gia không đƣợc tự nguyện và thoải mái nhƣ các môn
học khác đặc biệt là các mơn học có liên quan đến thi tốt nghiệp hoặc thi Đại
học. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về giáo dục hƣớng
nghiệp nhƣng cũng chỉ mang tính hình thức chứ chƣa hiểu rõ bản chất của nó.
Vì vậy HS tham gia phần lớn mang tính chất chống chế, bắt buộc mà đáng lẽ việc
tham gia này phải là một hoạt động chủ yếu, quan trọng trong suốt quá trình HS lớp
12 lựa chọn nghề nghiệp. Những ngun nhân trên đã góp phần khơng nhỏ làm cho
các buổi học, buổi sinh hoạt hƣớng nghiệp diễn ra với hiệu quả thấp và cuối cùng thì
HS vẫn lựa chọn nghề nghiệp một cách tự do, tự phát.


Trên cơ sở tìm hiểu và nắm đƣợc những nhận thức, thái độ, hành vi của
HS lớp 12 về hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Chúng tơi bắt đầu tìm hiểu xu
hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của các em trong điều kiện có sự ảnh hƣởng của


nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

55


Có 7,5% số HS có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp từ trƣớc khi vào học
THPT (cuối cấp THCS); 57,1% số HS có nhu cầu chọn nghề trong quá trình
học THPT (từ lớp 10 đến 12); 32,8% HS có nhu cầu chọn nghề khi bắt đầu làm
hồ sơ thi vào các trƣờng ĐH, CĐ, THCN; và chỉ có 2,5% HS là chƣa có dự
định gì cho việc lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai.


Qua kết quả điều tra trên đã cho thấy:


- Công tác hƣớng nghiệp ở bậc THCS thực sự chƣa đƣợc chú trọng, chƣa
phát huy đƣợc vai trò phân luồng HS sau khi học xong THCS. Qua trao đổi với
HS các em cho rằng, khi học lớp 9, chỉ những HS nào khơng có ý định học tiếp
lên THPT thì mới quan tâm đến việc chọn nghề, ngƣợc lại những HS quyết
định học tiếp THPT thì đa số việc quan trọng mà các em cần làm là cố gắng để
vào lớp 10 ở một trƣờng đã chọn, còn việc định hƣớng nghề nghiệp hầu nhƣ
các em không quan tâm cùng với ý nghĩ: “Cứ học rồi sẽ hay”.


- Tỉ lệ học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong quá trình học THPT là nhiều
nhất (57,1%). Con số này phần nào phản ánh đúng mục tiêu của giáo dục
THPT bởi vì, trong quá trình học tập, các em đƣợc tiếp xúc với mơi trƣờng lao
động sản xuất rộng lớn hơn, các mơn học với nội dung có tính hƣớng nghiệp
trở nên rõ ràng hơn, công tác hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng đƣợc quan tâm
hơn bên cạnh đó là sự hoàn thiện về nhân cách, về mặt xã hội... điều đó đã
thúc đẩy các em có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai cho bản thân. Con
số này cũng chứng tỏ HS hiện nay đã tỏ ra chủ động, độc lập trong vấn đề lựa
chọn nghề nghiệp từ khá sớm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

56


Khi chúng tôi tiến hành những điều tra này thì HS lớp 12 đã hoàn thành
tất cả thủ tục làm hồ sơ dự thi vào các trƣờng CĐ, ĐH. Tuy nhiên vẫn có 2,5%
số HS trả lời rằng chƣa có dự định gì về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, có nghĩa
là các em cũng không làm hồ sơ thi vào trƣờng nào. Những HS này đều là
những HS học lực dƣới trung bình, HS cá biệt hoặc không tin vào khả năng
bản thân có thể vƣợt qua kì thi tốt nghiệp sắp tới.


Những dự định nghề nghiệp của HS lớp 12 chỉ có thể đƣợc thực hiện sau
khi tốt nghiệp THPT. Một trong những biểu hiện tập trung nhất của xu hƣớng
lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chính là việc thực hiện những dự định
nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.


<i>* Để khảo sát những dự định nghề nghiệp của học sinh lớp 12 sau khi tốt </i>
<i>nghiệp THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A1) và thu đƣợc kết </i>
quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.4: Dự định lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT </b></i>


<i>Trườn</i>
<i>g </i>
<i>Nội dung </i>


<i>THPT </i>
<i>Hạ Hồ </i>


<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>



<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>Tổng </i>
<i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i>


1 119 59,5 138 69,0 133 66,5 390 65,0


2 44 22,0 32 16,0 40 20,0 116 19,3


3 18 9,0 11 5,5 5 2,5 34 5,6


4 6 3,0 7 3,5 2 1,0 15 2,5


5 13 6,5 12 6,0 20 10,0 45 7,5


<i>Chú thích nội dung: </i>


<i>1.</i> <i>Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại. </i>


<i>2.</i> <i>Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ mới xem xét việc thi THCN hoặc đi học nghề. </i>
<i>3.</i> <i>Thi THCN hoặc đi học nghề </i>


<i>4.</i> <i>Làm công nhân trong hoặc đi xuất khẩu lao động </i>


5. <i>Kinh doanh, bn bán hoặc làm một việc gì đó để kiếm tiền giúp đỡ gia đình</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

57


vào đại học ngay sau khi tốt nghiệp THPT là rất cao, nếu cộng hai tỉ lệ trên lại
sẽ là 84,3%. Từ đó có thể đi đến nhận định: sau khi tốt nghiệp THPT đa số HS


dự định và có nhu cầu thi vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng. Qua trị chuyện,
trao đổi, chúng tơi thấy có một điều chắc chắn rằng HS lớp 12 có nhận thức
đƣợc học lực của bản thân, sự khó khăn của việc thi đại học... nói chung là
nhận thức đƣợc khả năng có thể hay khơng có thể thi đỗ vào Đại học. Tuy
nhiên ngay cả những HS có học lực trung bình, yếu vẫn nộp hồ sơ thi Đại học
mặc dù biết bản thân khó có thể thi đỗ, với những nhận thức hết sức sai lầm
nhƣ “thi cho biết; học tài thi phận; tìm kiếm vận may, nếu khơng học Đại học
thì khơng cịn con đƣờng nào khác...” Điều này gây ra sự lãng phí cho gia đình
và xã hội, gây ra sự phức tạp cho công tác tuyển sinh của các trƣờng Đại học
và Cao đẳng.


Chỉ có 5,6% HS chọn học THCN hay học nghề và 2,5% HS có dự định
làm cơng nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp và đi xuất khẩu
lao động. Đây là những con số thật sự đáng báo động khi mà đa số HS lớp 12 -
lực lƣợng lao động trẻ, chỉ muốn làm “thầy” mà không muốn làm “thợ”, trong
khi đất nƣớc ta đang trong thời kì CNH - HĐH, bên cạnh việc cần những kỹ
sƣ, những “thầy” giỏi thì cũng rất cần một lực lƣợng hùng hậu những ngƣời
cơng nhân, ngƣời thợ có tay nghề. Trong thực tế thì xã hộ i ta đang rất tơn vinh
những ngƣời cơng nhân, ngƣời thợ có tay nghề, cơ hội có việc làm cao, đƣợc
trả lƣơng xứng đáng. Tuy nhiên, thái độ của HS lớp 12 rất không mặn mà với
các trƣờng THCN và dạy nghề nếu khơng muốn nói là coi thƣờng. Với những
lý do thƣờng thấy đƣợc các em đƣa ra là: Cha mẹ chỉ mong muốn con vào Đại
học, làm công nhân thì thu nhập thấp, khơng có cơ hội tiến thân, khơng đƣợc
xã hội coi trọng... Đây hồn tồn là những sai lệch về nhận thức của HS, là vấn
đề lớn đặt ra đồng thời là trách nhiệm của giáo dục hƣớng nghiệp khơng chỉ có
ở bậc THPT mà còn ở bậc THCS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

58


này tuy khơng lớn nhƣng cũng nói lên một xu hƣớng mới, một nhận thức mới


về vấn đề việc làm và nghề nghiệp hiện nay của HS lớp 12. Công việc kinh
doanh, buôn bán, làm giàu đang ngày càng thu hút giới trẻ và đƣơng nhiên đó
cũng là những nghề trong xã hội. Tuy nhiên những HS này đa số là con em gia
đình bn bán, kinh doanh nên có sự định hƣớng và giúp đỡ của cha mẹ. Các
em muốn tự khẳng định mình và muốn tìm sự thành đạt trong các hoạt động
kinh doanh, buôn bán.


<i>* Những nhu cầu và hứng thú cơ bản của HS lớp 12: </i>


Để nghiên cứu và tìm hiểu xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12
một cách chính xác, tồn diện thì trƣớc hết phải tìm hiểu những nhu cầu và
hứng thú của các em về một số vấn đề cơ bản của cuộc sống. Chúng tôi đƣa ra
10 vấn đề cơ bản và yêu cầu HS nhận định và chỉ ra vấn đề nào HS có nhu cầu
và hứng thú nhất thì xếp ở mức độ 1, có nhu cầu, hứng thú thứ hai thì xếp ở
mức độ 2..., cứ nhƣ vậy đến mức độ 10. (Câu hỏi số 6 - phụ lục A1). Khi xử lý
các câu trả lời, chúng tôi dùng phƣơng pháp cho điểm tƣơng ứng, mức độ 1 là
10 điểm, mức độ 2 là 9 điểm..., mức độ 10 là 1 điểm. Sau đó chúng tơi tính
điểm trung bình và xếp theo thứ bậc. Điểm cao nhất xếp bậc 1... điểm thấp
nhất xếp bậc 10. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.5: Những vấn đề HS lớp 12 có nhu cầu hoặc hứng thú </b></i>


<i>Trường </i>
<i>Nội Dung </i>


<i>THPT </i>


<i>Hạ Hoà </i> <i>Hùng Vương THPT </i> <i>Việt Trì THPT </i> <i>bình chung Trung </i>
<i>Điểm </i>



<i>TB </i>


<i>Thứ </i>


<i>bậc </i> <i>Điểm TB </i>


<i>Thứ </i>


<i>bậc </i> <i>Điểm TB </i>


<i>Thứ </i>
<i>bậc </i>
<i>Điểm </i>
<i>TB </i>
<i>chung </i>
<i>Thứ </i>
<i>bậc </i>


1 8,8 2 9,3 1 9,2 1 9,1 1


2 7,3 4 8,5 2 9,1 2 8,3 3


3 6,5 6 6,9 5 7,2 4 6,8 5


4 7,0 5 6,1 6 5,8 8 6,3 6


5 4,3 8 5,9 7 6,6 6 5,6 7


6 7,4 3 7,2 4 6,8 5 7,2 4



7 3,9 9 5,1 8 5,5 9 4,8 8


8 9,2 1 8,4 3 8,6 3 8,7 2


9 2,9 10 4,1 9 6,1 7 4,3 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

59


<i>Chú thích nội dung: </i>


<i>1. Học Đại học trở lên hoặc đi du học </i>
<i>2. Giỏi tin học, ngoại ngữ </i>


<i>3. Làm việc ở thành phố </i>


<i>4. Làm việc trong biên chế nhà nước </i>
<i>5. Làm việc trong biên chế nhà nước </i>


<i>6. Sớm có cuộc sống tự lập </i>


<i>7. Cuộc sống hưởng thụ, ăn chơi, tụ tập bạn bè </i>
<i>8. Việc làm ổn định và thu nhập cao </i>


<i>9. Kinh doanh, buôn bán </i>


<i>10. Tham gia các hoạt động xã hội </i>


Bảng 2.5 cho thấy, HS lớp 12 có hứng thú rộng, với nhiều vấn đề, tuy
nhiên lại ở những mức độ rất khác nhau. Mức độ của những nhu cầu và hứng
thú này có ảnh hƣởng rất lớn đối với việc các em sẽ chọn một nghề nghiệp


tƣơng ứng nhƣ thế nào và ít nhất đây cũng là những cơ sở có tính định hƣớng
trong việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.


Khi so sánh một số kết quả của các điều tra trƣớc, chúng tơi nhận thấy có
sự tƣơng đối phù hợp ở điều tra này. Cụ thể là:


+ Vấn đề đi học đại học, đi du học là vấn đề HS lớp 12 hứng thú nhất có
điểm trung bình 9,1. Xếp ở mức độ 1 (Thứ bậc 1).


+ Có việc làm ổn định và thu nhập cao: điểm TB 8,7. Xếp thứ 2
+ Giỏi tin học, ngoại ngữ: có điểm TB 8,3. Xếp thứ 3


+ Sớm có cuộc sống tự lập: điểm TB 7,2. Xếp thứ 4


+ Đƣợc làm việc ở thành phố lớn: điểm TB 6,8. Xếp thứ 5


+ Đƣợc làm việc trong biên chế nhà nƣớc: điểm TB 6,3. Xếp thứ 6
+ Làm việc ngoài biên chế nhà nƣớc: điểm TB 5,6. Xếp thứ 7


+ Có cuộc sống hƣởng thụ, ăn chơi, tụ tập bạn bè: điểm TB 4,8. Xếp thứ 7
+ Kinh doanh, buôn bán: điểm TB 4,3. Xếp thứ 9


+ Tham gia các hoạt động xã hội: điểm TB 3,6. Xếp thứ 10.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

60


tơi thì làm việc ngồi biên chế nhà nƣớc đang ngày càng đƣợc giới trẻ quan tâm và
lựa chọn ngay cả khi các em có điều kiện để làm việc trong biên chế. Điều này có
nhiều nguyên nhân nhƣng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất đó là thu nhập cao và sự
thoải mái, hơn nữa là giúp con ngƣời năng động hơn và có sự thích ứng tốt.



Một điều đáng chú ý trong điều tra này là HS lớp 12 hiện nay có quá ít nhu
cầu hoặc khơng có nhu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội (xếp thứ 10). HS
còn đánh giá vấn đề này thấp hơn cả nhu cầu ăn chơi, tụ tập bạn bè, kinh doanh,
buôn bán hay lao động kiếm tiền. Đây thực sự là một thực trạng xấu, nó chứng tỏ
thanh niên hiện nay ngày càng có lối sống ích kỷ, mải lo kiếm tiền, ít quan tâm đến
các hoạt động đồn thể, xã hội và cộng đồng. Các truyền thống văn hoá, đạo đức
cộng đồng, làng xã đang bị bào mịn do ảnh hƣởng của đơ thị hố và phát triển
kinh tế quá nhanh đã tác động đến lối sống của thế hệ trẻ.


ở một số nội dung thì nhu cầu, hứng thú của HS ở các vùng có sự khác nhau.
Ví dụ nhu cầu làm việc trong biên chế nhà nƣớc thì HS lớp 12 của trƣờng THPT
Hạ Hồ có sự ƣu tiên hơn nhiều so với HS của trƣờng THPT Hùng Vƣơng và
THPT Việt Trì, nhu cầu kinh doanh, bn bán thì HS lớp 12 ở THPT Việt Trì và
THPT Hùng Vƣơng lại có sự ƣu tiên hơn so với HS lớp 12 ở THPT Hạ Hoà. Điều
này cũng khơng khó hiểu bởi vì HS của trƣờng THPT Hạ Hoà là ở miền núi, đa số
là con em nơng dân, cuộc sống cịn nhiều khó khăn nên các em có nhu cầu có việc
làm ổn định trong biên chế nhà nƣớc, ít có nhu cầu kinh doanh, buôn bán hơn HS ở
hai trƣờng thuộc thành thị là điều đƣơng nhiên. HS hai trƣờng THPT Hùng Vƣơng
và THPT Việt Trì, đặc biệt là THPT Việt Trì thì đa số là con em gia đình cơng
nhân viên chức hoặc kinh doanh, đƣợc tiếp xúc với cuộc sống thị thành thƣờng
xun thì các em lại có nhu cầu cao hơn về kinh doanh, bn bán hay làm việc
ngồi biên chế nhà nƣớc.


<i>* Những ngành nghề HS lớp 12 ưu tiên lựa chọn: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

61


mình thích hoặc phù hợp với khả năng thì sẽ có một nghề phù hợp nhất đƣợc các
em lựa chọn. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tơi đƣa ra 10 ngành nghề (hoặc nhóm


nghề) và yêu cầu HS lựa chọn và sắp xếp theo sự ƣu tiên lựa chọn của các em từ 1
đến 10. (Câu hỏi số 7. Mẫu phiếu A1).


Cách cho điểm và xử lý tƣơng tự nhƣ ở bảng 2.5. Chúng tôi thu đƣợc kết quả
nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.6: Mức độ ưu tiên lựa chọn các ngành nghề (nhóm nghề) của HS lớp 12</b></i>


<i>Trường </i>
<i>Nội dung </i>
<i>THPT </i>
<i>Hạ Hồ </i>
<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>
<i>THPT </i>
<i>Việt Trì </i>


<i>Trung bình </i>
<i>chung </i>
<i>Điểm </i>


<i>TB </i>


<i>Thứ </i>


<i>bậc </i> <i>Điểm TB </i>


<i>Thứ </i>


<i>bậc </i> <i>Điểm TB </i>



<i>Thứ </i>


<i>bậc </i> <i>chung ĐTB </i>


<i>Thứ </i>
<i>bậc </i>


1 7,7 1 6,3 4 5,5 7 6,5 4


2 6,5 5 6,9 3 7,6 2 7,0 3


3 7,2 2 5,9 8 5,6 6 6,2 5


4 7,1 3 8,3 1 8,4 1 7,9 1


5 6,0 7 6,2 5 5,9 5 6,0 6


6 5,3 8 6,1 6 6,5 4 5,9 7


7 6,9 4 7,8 2 7,5 3 7,4 2


8 5,0 9 4,7 10 4,6 10 4,7 10


9 4,2 10 6,0 7 5,4 8 5,2 9


10 6,2 6 5,3 9 5,2 9 5,5 8


<i>Chú thích nội dung: </i>
<i>1.</i> <i>Dạy học (Sư phạm). </i>


<i>2.</i> <i>Y, Dược. </i>


<i>3.</i> <i>Nông, lâm, ngư nghiệp. </i>


<i>4.</i> <i>tài chính, ngân hàng, chứng khốn, </i>
<i>quản trị kinh doanh. </i>


<i>5.</i> <i>Xây dựng, kiến trúc, giao thông. </i>


<i>6.</i> <i>Văn hóa, nghệ thuật và giải trí (ca </i>
<i>nhạc, điện ảnh, thời trang). </i>


<i>7.</i> <i>Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử </i>
<i>viễn thông. </i>


<i>8.</i> <i>Công tác xã hội. </i>
<i>9.</i> <i>Chuyên gia tư vấn. </i>
<i>10.</i> <i>. Công an, quân đội. </i>


Những số liệu thu đƣợc trong bảng 2.6 đã chỉ rõ xu hƣớng lựa chọn nghề
nghiệp của HS lớp 12 có sự tập trung vào một số nghề nhất định. Thứ bậc ƣu tiên
trong lựa chọn nghề nghiệp đƣợc phản ánh khá rõ ràng. Thứ bậc đó cụ thể nhƣ sau:
- Các ngành thuộc lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, chứng khốn, quản trị kinh
doanh, có điểm TB 7,9. Xếp thứ nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

62


- Các ngành Y, dƣợc: điểm trung bình 7,0. Xếp thứ 3
- Ngành sƣ phạm: Điểm trung bình 6,5. Xếp thứ 4



- Ngành nơng, lâm, ngƣ nghiệp: điểm trung bình 6,2. Xếp thứ 5


- Ngành kiến trúc, xây dựng giao thông vận tải: điểm TB 6,0. Xếp thứ 6
- Ngành văn hoá, nghệ thuật giải trí: điểm TB 5,9. Xếp thứ 7


- Các ngành thuộc lực lƣợng vũ trang: điểm TB 5,5. Xếp thứ 8
- Chuyên gia tƣ vấn: điểm trung bình 5,2. Xếp thứ 9


- Công tác xã hội: điểm TB 4,7. Xếp thứ 10


Nhƣ vậy, rõ ràng sự ƣu tiên trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12
hiện nay đang tập trung vào các nghề đang đƣợc xã hội quan tâm, đánh giá cao
nhƣ: tài chính, ngân hàng, kế tốn, tin học ngoại ngữ, điện tử viễn thông, y, dƣợc
đồng thời cơ hội việc làm những nghề này hiện nay đang rộng mở và đem lại thu
nhập cao. Bên cạnh đó, nghề dạy học - một nghề đƣợc xem là ổn định, dễ xin việc
hơn, luôn đƣợc xã hội đề cao vẫn chiếm một vị trí ƣu tiên cao trong sự lựa chọn
của HS lớp 12, đặc biệt là đối với HS vùng nơng thơn và miền núi. Nhìn vào bảng
số liệu chúng tôi thấy, nghề sƣ phạm đƣợc HS lớp 12 trƣờng THPT Hạ Hoà ƣu tiên
ở vị trí số 1 (ƣu tiên nhất), trong khi ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng nghề này xếp
thứ 4 và ở trƣờng THPT Việt Trì xếp thứ 7. Càng ở thành thị và thành phố lớn thì
xu hƣớng chọn nghề sƣ phạm giảm đáng kể. Qua trao đổi với HS, và giáo viên
chúng tôi đƣợc biết nghề sƣ phạm khơng phải đóng học phí, nếu chịu khó đi vùng
cao vùng sâu thì vẫn có nhiều cơ hội việc làm, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của HS ở vùng nông thôn và miền núi. HS lớp 12 ở trƣờng THPT Việt Trì khi
đƣợc hỏi tại sao không chọn nghề sƣ phạm thì đa số các em cho rằng nghề này vất
vả lại thu nhập thấp, cuộc sống của giáo viên hiện nay các em thấy rất khó khăn
nên các em khơng có hứng thú, vì vậy có ít học sinh lựa chọn nghề sƣ phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

63



thuật, giải trí có sự lựa chọn khác tƣơng đồng giữa các trƣờng và đƣợc xếp thứ 7
tuy nhiên vẫn xếp trên các ngành thuộc lực lƣợng vũ trang, nghề tƣ vấn và hoạt
động xã hội lần lƣợt xếp thứ 8,9,10. Tìm hiểu ngun nhân chúng tơi đƣợc biết các
ngành công an, quân đội các em cũng rất thích nhƣng q ít chỉ tiêu trong đó cịn
chỉ tiêu cho con em trong ngành nên các em khơng dám lựa chọn. Cịn các nghề tƣ
vấn, hoạt động xã hội các em cũng tìm hiểu và biết là xã hội đang rất cần nhƣng
các em không có sự hiểu biết nào về những lĩnh vực này cho nên dù thích cũng
khơng dám mạo hiểm lựa chọn.


Nhìn chung, sự ƣu tiên chọn nghề của HS tập trung cao vào một số nghề
chứng tỏ, việc lựa chọn nghề nghiệp của các em vẫn mang tính bị động, phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố khách quan của nghề nhƣ: nghề đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn,
nghề có thu nhập cao, ổn định, nghề dễ xin việc... chứ các em chƣa thực sự căn cứ
vào yếu tố chủ quan nhƣ năng lực sở trƣờng, nhu cầu hứng thú thật sự của bản thân
với nghề.


<i>* Những lí do lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12: </i>


Mỗi HS trong q trình lựa chọn nghề nghiệp đều có sự đấu tranh động cơ đi
đến một quyết định lựa chọn cuối cùng do một động cơ cụ thể nào đó thúc đẩy. Có
thể nói đó cũng chính là lý do chọn nghề của các em. Để tìm hiểu vấn đề này,
chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (phụ lục A1). Chúng tơi tính tỉ lệ (%) các lựa chọn
trả lời của HS, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.7: Lí do lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 </b></i>


<i>Trường </i>
<i>Nội dung </i>


<i>THPT </i>


<i>Hạ Hồ </i>


<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>


<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>Tổng </i>
<i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i>


1 97 48,0 84 42,0 89 44,5 270 45,0


2 0 0 9 4,5 6 3,0 15 2,5


3 12 6,0 8 4,0 9 4,5 29 4,8


4 40 20,0 39 19,5 38 19,0 117 19,5


5 22 11,0 25 12,5 20 10,0 67 11,1


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

64


<i>Chú thích nội dung: </i>


<i>1. Thấy phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú và nhu cầu của bản thân. </i>
<i>2. Thấy được ý nghĩa xã hội của nghề. </i>


<i>3. Thấy bạn bè và nhiều người chọn ngành nghề đó nên làm theo. </i>
<i>4. Có thu nhập cao và có nhiều cơ hội tìm được việc làm. </i>



<i>5. Có điều kiện để nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề. </i>
<i>6. Do cha mẹ (gia đình) định hướng. </i>


Bảng 2.7 cho thấy có tới 45% HS chọn nghề xuất phát từ lý do cá nhân, do sở
thích, hứng thú, nhu cầu của bản thân, đây là tỉ lệ rất cao so với các lý do khác.
Tiếp theo là lí do thu nhập và cơ hội tìm đƣợc việc làm đối với nghề (19,5%). Lí
do đƣợc HS lựa chọn nhiều thứ ba là do sự định hƣớng của gia đình, cha mẹ
(17,0%). Lí do đƣợc nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề có 11,1% HS lựa
chọn, cịn lại là lí do chọn nghề theo bạn bè và số đông chiếm tỉ lệ 4,8%. 2,5% là tỉ
lệ lựa chọn thấp nhất cho lí do thấy đƣợc ý nghĩa xã hội của nghề.


Kết quả trên cho thấy ngay sự chênh lệch quá nhiều giữa các lí do chọn nghề của
HS lớp 12. Tìm hiểu nguyên nhân này, chúng tôi đƣợc biết, trƣớc hết lí do hứng thú,
năng lực sở trƣờng, nhu cầu của cá nhân có thể nói là lí do bao trùm các lí do khác.
Bên cạnh đó thì các hoạt động học tập vui chơi, quan hệ bạn bè, chọn nghề của HS
lớp 12 hiện nay khá tự do, thoải mái, một phần cha mẹ cho phép con cái tự quyết các
cơng việc cá nhân của mình, một phần cha mẹ khơng kiểm sốt đƣợc con cái khi ra
khỏi nhà và phần lớn cha mẹ mải làm ăn nên không quan tâm nhiều đến con cái đã
làm cho HS lớp 12 đa số là tự quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai cho
mình, tỉ lệ 45% phần nào khẳng định điều đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

65


lựa chọn nghề do sự định hƣớng của gia đình. Điều này cũng rất quan trọng bởi vì
hơn ai hết cha mẹ là những ngƣời hiểu con mình, có nhiều kinh nghiệm sống và
lao động. Tuy nhiên sự định hƣớng của cha mẹ cũng chỉ nên ở một mức độ nhất
định, bởi vì sự áp đặt thái q mang tính chủ quan của cha mẹ sẽ khiến con mình
chọn nghề sai lầm, khơng phù hợp. Qua tìm hiểu chúng tơi đƣợc biết những HS lựa
chọn nghề bởi vì lí do này phần lớn là gia đình có khả năng hoặc đƣợc sắp đặt công
việc “đầu ra” cho con cái mình ở một vị trí nào đó trong xã hội và định hƣớng hoặc


bắt buộc các em lựa chọn ngành nghề đó.


Lí do chọn nghề do có thu nhập cao và dễ kiếm việc làm sau khi ra trƣờng
cũng đƣợc khá nhiều HS lựa chọn. Có thể nói đây vẫn là một trong những tiêu chí
hàng đầu trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay. Trong điều kiện
hiện nay để có đƣợc một cơng việc ổn định thì khơng phải HS nào, gia đình nào
cũng có thể làm đƣợc ngay sau khi HS ra trƣờng (sau khi học nghề), vì vậy, lựa
chọn những nghề dễ kiếm đƣợc việc làm ln đƣợc HS lớp 12 và cả gia đình các
em tính đến đầu tiên nếu thực sự gia đình khơng đủ khả năng tài chính và các mối
quan hệ xã hội cần thiết để “xin việc” cho con em mình. Điều này hồn tồn phù
hợp với HS lớp 12 ở vùng nông thôn, miền núi gia đình cịn có nhiều khó khăn về
kinh tế. Đây cũng là lí do để các em bắt đầu có xu hƣớng lựa chọn những nghề cho
thu nhập cao mặc dù có thể khơng phù hợp với năng lực, sức khoẻ và sở thích của
bản thân.


<i>* Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp </i>
<i>12. </i>Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 (mẫu phiếu A1) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
<i><b>Bảng 2.8: Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học </b></i>
<i><b>sinh lớp 12 </b></i>


<i>Các yếu </i>
<i>tố ảnh </i>
<i>hưởng </i>


<i>THPT </i>
<i>Hạ Hồ </i>


<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>



<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>Tổng </i>
<i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i>


1 108 54,0 90 45,0 112 56,0 310 51,6


2 3 1,5 4 2,0 6 3,0 13 2,2


3 20 10,0 13 6,5 7 3,5 40 6,6


4 28 14,0 49 24,5 35 17,5 112 18,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

66


<i>Chú thích các yếu tố ảnh hưởng: </i>
<i>1. Cha mẹ ( gia đình). </i>


<i>2. Bạn bè và những người quen. </i>


<i>3. Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. </i>


<i>4. Các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, sách báo, internet...). </i>
<i>5. Nhu cầu, hứng thú và sự hiểu biết của bản thân đối với nghề định chọn. </i>


Qua bảng 2.8 có thể thấy việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chịu ảnh
hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau với mức độ rất khác nhau. Nếu xếp theo thứ tự
từ cao xuống thấp thì HS chọn nghề bị ảnh hƣởng nhiều nhất là từ gia đình
(51,6%), thứ hai là nhu cầu, hứng thú và sự hiểu biết của bản thân đối với nghề
định chọn (20,8%), thứ ba là ảnh hƣởng từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng


(18,6%), thứ tƣ là ảnh hƣởng từ hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng (6,6%) và
cuối cùng là ảnh hƣởng từ bạn bè, ngƣời quen (2,2%).


Trƣớc hết cần phải thống nhất rằng giữa các lý do chọn nghề và các yếu tố
ảnh hƣởng đến việc chọn nghề của HS lớp 12 có mối quan hệ với nhau nhƣng
khơng phải đồng nhất. Lí do chọn nghề của HS chịu sự tác động, ảnh hƣởng của
nhiều yếu tố, nhƣng các yếu tố ảnh hƣởng không hẳn hoặc khơng phải là lí do lựa
chọn nghề nghiệp của HS. Có thể so sánh số liệu giữa bảng 2.7 và bảng 2.8 cho
thấy lí do chọn nghề do cha mẹ định hƣớng chiếm 17,0% tuy nhiên sự ảnh hƣởng
của cha mẹ (gia đình) lại rất nhiều, chiếm 51,6%... Có thể nói các yếu tố ảnh
hƣởng có tác động rất lớn đến lí do (hành vi) chọn nghề của HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

67


hƣớng nghiệp đúng đắn cho con. Còn sẽ là tiêu cực nếu sự định hƣớng ấy là sự áp
đặt, bắt buộc theo những ý nghĩ chủ quan của cha mẹ mà không hiểu năng lực, sở
thích nguyện vọng của con.


Nhu cầu, hứng thú và sự hiểu biết về nghề nghiệp cũng có ảnh hƣởng rất lớn
đối với việc chọn nghề của HS. Sự hiểu biết chắc chắn, cụ thể về lĩnh vực nghề
nghiệp định lựa chọn cộng với sự hứng thú với nghề nghiệp đó rất dễ trở thành một
lí do cơ bản để HS chọn nghề. Ngày nay, HS có nhiều điều kiện để sử dụng các
phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện đại cũng nhƣ việc tiếp cận các nguồn thông
tin khổng lồ, đây cũng là con đƣờng lý tƣởng nhƣng rất tự nhiên giúp HS có sự
hiểu biết về các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội một cách sinh động, và chính sự
hiểu biết này đã làm thay đổi động cơ hành vi chọn nghề của HS. Có HS thừa nhận
rằng trƣớc đây rất thích nghề dạy học nhƣng từ ngày biết sử dụng Internet thì em
đã ln mong ƣớc trở thành nhà báo, phóng viên và sẽ cố gắng để theo đuổi nghề
này. Có thể nói sự ảnh hƣởng từ các nguồn thông tin đại chúng một cách tích cực
sẽ trở thành cơ sở đúng đắn để HS lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.



Một điều đáng chú ý ở đây là yếu tố hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng
khơng có ảnh hƣởng nhiều đến việc lựa chọn nghề nghiệp của HS (chỉ với 6,6%).
Rõ ràng là hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong các trƣờng THPT có hiệu quả
rất thấp. Đối với học sinh thì vẫn cứ “việc ai ngƣời ấy làm”. Các em cho biết
những bài giảng về hƣớng nghiệp của giáo viên vừa khơ cứng, vừa máy móc lại
thiếu thơng tin nên khơng có sức thuyết phục. Cần phải thiết kế các hoạt động
hƣớng nghiệp theo hƣớng tự do, thoải mái và mềm dẻo, hạn chế các buổi học với
các bài giảng diễn ra theo một chiều khơ khan, gị bó mà HS đang rất nhàm chán
ngay cả với các môn học khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

68


<i>* Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp: </i>


Lựa chọn nghề nghiệp là một q trình phức tạp có mối quan hệ tác động qua
lại của rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp HS lớp
12 phải suy nghĩ, cân nhắc rất nhiều trƣớc khi quyết định, có thể nói đây là một
quá trình đấu tranh động cơ khá quyết liệt của mỗi cá nhân HS, là sự cân nhắc giữa
nhiều yếu tố, nhiều mặt, nhiều vấn đề của nhiều nghề hoặc trong một nghề cụ thể
để đi đến một sự lựa chọn hợp lí nhất. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng
câu hỏi số 10 (phụ lục A1), chúng tôi đƣa ra 10 vấn đề, yêu cầu HS lựa chọn bằng
cách đánh số theo thứ tự (mức độ quan tâm) từ 1 đến 10, quan tâm nhất đánh số
1...và ít quan tâm nhất đánh số 10. Cách cho điểm và xử lý tƣơng tự nhƣ ở bảng
2.5. Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.9: Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp </b></i>


<i>Vấn đề </i>
<i>HS </i>


<i>quan </i>
<i>tâm </i>
<i>THPT </i>
<i>Hạ Hoà </i>
<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>
<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>TB chung </i>
<i>Điểm </i>


<i>TB </i>


<i>Mức </i>


<i>độ </i> <i>Điểm TB </i> <i>Mức độ Điểm TB </i>


<i>Mức </i>
<i>độ </i>
<i>Điểm </i>
<i>TB </i>
<i>chung </i>
<i>Mức độ </i>


1 7,0 3 6,2 4 6,1 5 6,4 4


2 8,3 1 7,0 2 6,5 3 7,2 2


3 6,4 5 6,7 3 7,7 2 6,9 3



4 6,1 6 5,0 8 5,6 6 5,5 6


5 3,9 9 2,3 10 4,8 9 3,7 10


6 6,9 4 7,7 1 8,7 1 7,7 1


7 2,8 10 5,6 6 5,1 8 4,5 9


8 5,7 7 4,9 9 4,0 10 4,8 8


9 4,0 8 5,3 7 6,3 4 5,2 7


10 7,1 2 5,7 5 5,4 7 6,0 5


<i>Chú thích vấn đề HS lớp 12 quan tâm: </i>


<i>1.Nhu cầu, hứng thú của bản thân với nghề. </i>
<i>2.Cơ hội có việc làm sau khi ra trường. </i>
<i>3.Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề. </i>
<i>4.Là nghề được nhiều hay ít người lựa chọn? </i>
<i>5.Sự đánh giá của xã hội đối với nghề. </i>


<i>6.</i> <i>Điều kiện để thể hiện năng lực cá </i>
<i>nhân. </i>


<i>7.</i> <i>Vị thế xã hội của nghề. </i>


<i>8.</i> <i>Điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao </i>
<i>trình độ. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

69


Theo bảng 2.9, những vấn đề đƣợc HS lớp 12 quan tâm trong quá trình lựa
chọn nghề nghiệp nếu xếp theo mức độ quan tâm nhất đến ít quan tâm nhất có thứ
tự nhƣ sau:


- Điều kiện để thể hiện năng lực bản thân: Điểm TB 7,7. Xếp thứ 1
- Cơ hội có việc làm sau khi ra trƣờng: Điểm TB 7,2. Xếp thứ 2
- Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề: Điểm TB 6,9. Xếp thứ 3


- Năng lực, sở trƣờng, hứng thú của bản thân với nghề: Điểm TB 6,4.Xếp thứ 4.
- Sự đồng tình ủng hộ của gia đình: Điểm TB 6,0. Xếp thứ 5


- Là nghề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, lựa chọn hay không: Điểm TB 5,5. Xếp
thứ 6


- Khả năng thăng tiến trong nghề: Điểm TB 5,2. Xếp thứ 7


- Điều kiện để tiếp tục học tập và nâng cao trình độ: Điểm TB 4,8.
Xếp thứ 8


- Vị thế xã hội của nghề: Điểm TB 4,5. Xếp thứ 9


- Sự đánh giá của xã hội đối với nghề: điểm TB 3,7. Xếp thứ 10.


Kết quả điều tra và thống kê trên đã cho thấy một số thực trạng khá bất ngờ.
HS lớp 12 hiện nay chọn nghề khơng cịn dồn sự quan tâm số một vào các yếu tố
thu nhập, xin việc hay vị thế xã hội của nghề nhƣ trƣớc đây mà các em bắt đầu
quan tâm đến việc đƣợc thể hiện năng lực và phẩm chất cá nhân (tự khẳng định
mình) của mình trong nghề hay khơng. Trong nền KTTT hiện nay khi hiệu quả và


chất lƣợng lao động đƣợc đặt lên hàng đầu thì năng lực và bản sắc cá nhân ngƣời
lao động đƣợc khuyến khích tối đa và đó cũng là điều kiện và cơ sở của thu nhập
mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng, đặc biệt là ở các cơ quan, doanh nghiệp, lĩnh vực
sản xuất ngoài nhà nƣớc. Qua điều tra, chúng tôi cũng đã nhận thấy HS lớp 12 có
nhận thức khá sâu sắc về vấn đề này. Theo các em, trong tƣơng lai một nghề
nghiệp lí tƣởng phải là nơi đƣợc phát huy năng lực cá nhân, đƣợc khẳng định
mình, đƣợc tơn trọng và ngƣời lao động thật sự có nhu cầu làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

70


nghề sau này đồng thời nghề đó phải có nhiều khả năng kiếm đƣợc việc làm. HS
trƣờng THPT Hạ Hoà quan tâm nhất tới vấn đề việc làm sau khi ra trƣờng, bởi vì các
em chủ yếu là con em nông đân, sự hỗ trợ của gia đình trong vấn đề xin việc là rất hạn
chế cho nên đây là vấn đề đƣợc các em đƣa lên hàng đầu. Vấn đề thu nhập đƣợc HS
trƣờng THPT Việt Trì đƣa lên quan tâm ở mức thứ 2 trong khi ở trƣờng THPT Hạ
Hồ là mức 5 và tỉ lệ trung bình chung là mức 3. Chứng tỏ HS lớp 12 ở thành phố
quan tâm đến thu nhập hơn là xin đƣợc việc làm. Do có quan điểm khá thoải mái nên
các em cho rằng trong xã hội hiện nay cơ hội việc làm là rất nhiều chứ không phải cứ
là biên chế nhà nƣớc, miễn là công việc đó ổn định và có thu nhập cao.


Tiếp theo đó, HS lớp 12 mới quan tâm đến các vấn đề nhƣ sự ủng hộ của gia
đình, nghề có đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn hay không, điều kiện để học tập và nâng
cao trình độ, khả năng thăng tiến... Những vấn đề này đƣợc HS quan tâm ở mức độ
thứ yếu bởi lẽ việc chọn nghề hiện nay phần lớn là do chính bản thân các em quyết
định. Hơn nữa việc có đƣợc thăng tiến khơng, có đƣợc học tập nâng cao trình độ
khơng hồn tồn phụ thuộc vào chính các em trong nghề. Việc chọn nghề theo số
đơng cũng khơng cịn phù hợp nữa. Sự ủng hộ của gia đình đang dần trở thành sự
hỗ trợ tinh thần chứ khơng cịn quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của HS nữa.


Một điều đáng quan tâm nữa là vấn đề sự đánh giá của xã hội đối với nghề và


vấn đề vị thế xã hội của nghề đã không đƣợc sự quan tâm nhiều của HS lớp 12,
mức độ quan tâm đến hai vấn đề này là thấp nhất. Nguyên nhân của thực trạng này
là do HS đã nhận thức rằng đã là một nghề trong xã hội tức là đƣợc xã hội cơng
nhận thì khơng cịn khái niệm nghề tốt hay nghề xấu, nghề cao quý hay khơng cao
q. Cái chính là bản thân có phù hợp với nghề và làm tốt công việc hay không.
Có thể nói đây là những suy nghĩ rất cởi mở, tiến bộ và đúng đắn của học sinh lớp
12 hiện nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

71


qua đó cũng có thể nhận định đƣợc xu hƣớng chọn nghề và các động cơ chọn nghề
đƣợc HS thổ lộ chân thực nhất. Các nghề chủ yếu mà HS lớp 12 lựa chọn vẫn tập
trung nhiều vào các lĩnh vực sƣ phạm, kinh tế, tài chính, kế tốn, y, dƣợc và các
ngành kĩ thuật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ. Điều này không mâu thuẫn với các
điều tra trƣớc về xu hƣớng nghề nghiệp của HS. Điều đáng nói ở đây chính là cách
lí giải cho động cơ chọn nghề của các em. Có thể kể một số ví dụ cụ thể:


Em Nguyễn Thị Kim Nhung, lớp 12A7 trƣờng THPT Hạ Hồ chọn ngành kế
tốn vì em cho rằng: “Đó là sở thích và có cơ hội làm việc ngay sau khi ra
<i>trường”. Em Trần Thị Hải Ninh, lớp 12A8 trƣờng THPT Hạ Hoà chọn ngành sƣ </i>
phạm với lí do: “Phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện gia đình và sở thích của
<i>bản thân”. Em Nguyễn Địch Hƣng, lớp 12A7 trƣờng THPT Hạ Hồ chọn ngành </i>
kinh tế vì theo em: “Nó có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao sau khi ra
<i>trường”... Nhƣ vậy, rõ ràng là các em chọn nghề đều có lí do và với một động cơ </i>
cụ thể thôi thúc. Đa số những động cơ này đều xuất phát từ những lí do khá đơn
giản và thiết thực nhƣ điều kiện kinh tế gia đình, do sở thích cá nhân, do dễ xin
việc, do thu nhập cao...


Bên cạnh đó, động cơ chọn nghề của HS lớp 12 hiện nay cũng rất đa dạng,
phức tạp. Nhiều lí do chọn nghề biểu hiện khá rõ ràng ƣớc mơ, lý tƣởng, tính cách,


mang đậm màu sắc cá nhân của các em. Em Đặng Lê Huyền Trang lớp 12A11,
trƣờng THPT Việt Trì chọn nghề báo chí vì theo em: “Nghề này được đi khắp nơi,
<i>cũng là sở thích của em, em thích tìm hiểu và viết về những điều em trơng thấy, </i>
<i>mong ước của em là làm tổng biên tập một tờ báo nổi tiếng thế giới do em sáng </i>
<i>lập”. Em Nguyễn Thị Lan Anh lớp 12A11 chọn ngành chính trị học với lí do: </i>
“Đây là nghề cần đến tài ăn nói, quan hệ với xã hội và hoạt động nhiều trong lĩnh
<i>vực xã hội, có thể được tham gia vào bộ máy lãnh đạo và góp ý với lãnh đạo”... </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

72


Ví dụ: Em Nguyễn Hữu Hiệp, lớp 12B trƣờng THPT Hùng Vƣơng chọn
ngành an ninh với lí do “<i>bố mẹ bắt buộc, khơng có lựa chọn nào khác”. </i>


Nhìn chung, các lí do lựa chọn nghề nghiệp HS đƣa ra chủ yếu xuất phát từ ý
kiến, nhu cầu, sở thích của cá nhân, một phần có sự định hƣớng của gia đình.
Khơng có ý kiến nào cho rằng việc chọn nghề của các em là do sự định hƣớng của
giáo viên, của hoạt động GDHN trong nhà trƣờng. Điều này chứng tỏ hoạt động
giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng cịn rất hình thức, chƣa khẳng định đƣợc
vai trị, nhiệm vụ của mình.


<i>* Thái độ của HS lớp 12 đối với việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT: </i>
Để tìm hiểu sự quan tâm, thái độ của HS lớp 12 đối với việc lựa chọn nghề
nghiệp của bản thân. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 12 (mẫu phiếu A1). Sau khi xử
lí đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.10: Thái độ của HS lớp 12 đối với việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt </b></i>
<i><b>nghiệp THPT </b></i>


<i>Thái độ </i>



<i>THPT </i>
<i>Hạ Hồ </i>


<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>


<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>TB chung </i>
<i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i> <i>SL </i> <i>% </i>


1 171 85,5 186 93,0 164 82,0 521 86,6


2 29 14,5 12 6,0 29 14,5 70 11,6


3 0 0 0 1,0 7 83,5 9 1,5


<i>Chú thích thái độ: </i>


<i>1. Rất lo lắng vì sẽ lãng phí thời gian vơ ích. </i>


<i>2. Khơng lo lắng vì có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn cho chắc chắn. </i>
<i>3. Hoàn toàn yên tâm vì đó là việc của bố mẹ. </i>


Bảng 2.10 cho thấy có 86,6% HS lớp 12 tỏ ra rất lo lắng nếu học xong THPT
mà chƣa chọn đƣợc nghề nghiệp. Có 11,6% HS tỏ ra bình tĩnh, khơng lo lắng vì
cho rằng nhƣ thế sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn cho chắc chắn
và chỉ có 1,5% HS có thái độ n tâm, khơng lo lắng vì cho rằng mọi chuyện đã có
bố mẹ sắp xếp và lo hộ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

73


số ít HS khơng làm hồ sơ dự thi vào bất cứ trƣờng nào. Khi đƣợc hỏi, các em cho
biết là cũng rất lo lắng nhƣng khơng tự tin có thể vƣợt qua kì thi tốt nghiệp THPT
đang tới gần. Số HS tỏ ra hoàn tồn khơng lo lắng gì là rất ít, trên thực tế thì các
em này đã đƣợc gia đình lựa chọn, sắp xếp cơng việc. Có thể nói tỉ lệ HS lớp 12
chọn nghề thụ động, ỷ lại vào cha mẹ, gia đình là khơng đáng kể, thậm chí ở
trƣờng THPT Hạ Hồ khơng có HS nào có thái độ này (0%).


Qua thực trạng trên có thể đi đến nhận định rằng: HS lớp 12 hiện nay khá
năng động, chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, đó chính là việc biết lo
lắng cho cuộc sống tƣơng lai, sống có trách nhiệm với bản thân. Nếu vì một lí do
nào đó khơng chọn đƣợc nghề hoặc bỏ lỡ có hội học nghề (trƣợt tốt nghiệp
THPT) các em sẽ rất lo lắng và thấy lãng phí thời gian một cách vơ ích. Đó chính
là sự thể hiện thái độ với lao động, mong muốn đƣợc lao động. Theo chúng tơi thì
những biểu hiện này của HS lớp 12 khơng phải thời kì nào cũng có. Ngày nay do
sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, các em đang đƣợc sống trong một môi trƣờng
đầy năng động và cạnh tranh, có điều kiện đƣợc phát huy tính độc lập, sáng tạo
và năng lực của mỗi cá nhân, thời gian đƣợc coi là của cải... Tất cả những điều
này đã tác động một cách tích cực đến thái độ lựa chọn nghề nghiệp của HS.


* Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh khơng phải là một q trình
HS đơn độc đi đến một quyết định lựa chọn cuối cùng. Trƣớc khi có quyết định lựa
chọn một nghề cho mình các em thƣờng phải cân nhắc trên cơ sở trao đổi, hỏi ý
kiến nhiều ngƣời nhƣ cha mẹ, ngƣời thân, bạn bè, thầy cơ giáo... Chính qua những
cuộc trao đổi này đã góp phần định hình ở HS một xu hƣớng nghề nghiệp tuỳ
thuộc vào uy tín, kinh nghiệm của ngƣời đƣợc các em trao đổi ý kiến. Để tìm hiểu
rõ vấn đề này chúng tơi sử dụng câu hỏi số 13 (mẫu phiếu A1). (Điều tra này với
mục đích chủ yếu là bổ xung cho thực trạng về các yếu tố tác động đến việc lựa
chọn nghề nghiệp của HS lớp 12)



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

74


bè cùng lớp; 3,3% tự mình chọn nghề khơng hỏi ý kiến ai và chỉ có 2,0% là trao
đổi, hỏi ý kiến giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp. Khơng có HS nào tham khảo
ý kiến qua các trung tâm tƣ vấn.


Qua trao đổi với HS, các em cho rằng phải tôn trọng ý kiến cha mẹ và thƣờng
là cha mẹ có những định hƣớng hợp lý, theo đa số HS thì việc trao đổi với cha mẹ và
những ngƣời thân trong gia đình về việc lựa chọn nghề nghiệp là nhằm tìm kiếm
một sự đồng tình ủng hộ cho những dự định nghề nghiệp đã hình thành từ trƣớc đó
của các em. Hơn thế gia đình vẫn là chỗ dựa chủ yếu của các em trong quá trình học
nghề nữa. Tất cả những điều này đã khiến đa số HS lớp 12 (81,6%) thƣờng trao đổi,
tâm sự, hỏi ý kiến gia đình về việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.


Qua điều tra cũng đã nổi rõ hơn một thực trạng hiển nhiên là hiện nay chúng
ta quá thiếu (ở Phú Thọ là chƣa có) các trung tâm tƣ vấn chuyên về hƣớng nghiệp,
cho nên dù có nhu cầu thì HS cũng khơng thể tìm đâu ra những nơi này. Các
huyện, thị hầu hết là có trung tâm kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp tuy nhiên lại
chủ yếu làm công tác dạy nghề, cho nên địa chỉ này cũng rất ít HS tìm đến. Ngay
cả giáo viên làm cơng tác hƣớng nghiệp trong trƣờng cũng chỉ có 2,0% HS đến hỏi
ý kiến và trao đổi về việc lựa chọn nghề nghiệp, ít hơn tỉ lệ HS trao đổi với bạn bè
về việc chọn nghề (3,3%).


ý kiến của những ngƣời xung quanh khơng có ý nghĩa quyết định cho sự lựa
chọn nghề nghiệp của HS nhƣng đó chính là những nguồn thơng tin bổ ích để HS
tham khảo làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Tuy vậy, vai trò của
gia đình vẫn có ý nghĩa rất lớn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp
12. Và các bậc cha mẹ cần phải biết lợi dụng ƣu thế này một cách hợp lý.



<i>* Những khó khăn HS lớp 12 gặp phải khi lựa chọn nghề nghiệp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

75


HS thƣờng gặp phải, yêu cầu HS đánh số tƣơng ứng với các mức độ khó khăn từ 1
đến 10 (khó khăn nhất số 1; khó khăn thứ hai đánh số 2,... và ít khó khăn nhất đánh
số 10). Cách cho điểm và xử lý tƣơng tự nhƣ ở bảng 2.5. Chúng tôi thu đƣợc kết
quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.11: Những khó khăn HS lớp 12 gặp phải khi lựa chọn nghề nghiệp </b></i>


<i>Những </i>
<i>khó khăn </i>
<i>THPT </i>
<i>Hạ Hồ </i>
<i>THPT </i>
<i>Hùng Vương </i>
<i>THPT </i>


<i>Việt Trì </i> <i>TB chung </i>
<i>Điểm </i>


<i>TB </i>


<i>Mức </i>


<i>độ </i> <i>Điểm TB </i>


<i>Mức </i>



<i>độ </i> <i>Điểm TB </i> <i>Mức độ Điểm TB </i>


<i>Mức </i>
<i>độ </i>


1 4,1 10 5,5 7 5,9 7 5,2 8


2 6,4 5 5,9 5 4,8 8 5,7 7


3 8,5 1 6,8 2 7,7 2 7,6 1


4 4,2 9 5,4 8 4,6 9 4,7 9


5 5,6 7 5,0 9 6,8 4 5,8 6


6 7,7 3 6,7 3 7,0 3 7,1 2


7 7,6 4 5,8 6 6,0 6 6,4 5


8 5,7 6 4,0 10 3,2 10 4,3 10


9 7,8 2 6,4 4 6,6 5 6,9 3


10 5,5 8 7,1 1 7,9 1 6,8 4


<i>Chú thích những khó khăn của HS lớp 12 khi chọn nghề: </i>
<i>1.</i> <i>Không được tư vấn nghề. </i>


<i>2.</i> <i>Công tác hướng nghiệp không hiệu </i>
<i>quả. </i>



<i>3.</i> <i>Không biết thông tin đầy đủ về </i>
<i>nghề. </i>


<i>4.</i> <i>Không biết ý nghĩa xã hội của nghề. </i>
<i>5.</i> <i>Thích một lúc nhiều nghề. </i>


<i>6.</i> <i>Chọn được nghề nhưng năng lực hạn chế. </i>
<i>7.</i> <i>Không xác định được năng lực, hứng thú, </i>


<i>sở trường với nghề nào. </i>


<i>8.</i> <i>Chọn được nghề nhưng gia đình khơng ủng </i>
<i>hộ vì lý do kinh tế. </i>


<i>9.</i> <i>Lo lắng về việc làm sau khi ra trường. </i>
<i>10.</i> <i>Lo lắng về thu nhập và sự ổn định của nghề. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

76


đƣợc tƣ vấn nghề (điểm TB: 5,2); khó khăn thứ chín là HS khơng biết đƣợc ý
nghĩa xã hội của nghề (điểm TB: 4,7) và yếu tố có mức độ khó khăn thấp nhất là
HS chọn đƣợc nghề nhƣng gia đình khơng ủng hộ vì lí do kinh tế (điểm TB: 4,3).


Trong thực tế có những HS chỉ gặp một hoặc vài khó khăn cản trở nhƣng cũng
có HS gặp phải nhiều khó khăn cùng một lúc. Việc giải quyết ngay những khó
khăn này là không đơn giản. Tuy nhiên HS cũng cần phải xác định đƣợc đâu là khó
khăn chủ yếu để khắc phục trƣớc, nhƣ vậy, việc chọn nghề mới có thể thành công.
Qua điều tra trên cho thấy, việc HS thiếu thông tin đầy đủ về các ngành nghề đặc
biệt là đối với nghề mình quan tâm đã làm cho các em gặp khó khăn nhất khi lựa


chọn nghề nghiệp. Bởi vì nếu thiếu thơng tin về nghề thì sẽ khơng hiểu nghề và
nếu lựa chọn một cách cảm tính sẽ để lại những hậu quả xấu về sau. Bên cạnh đó
các yếu tố nhƣ lo lắng về thu nhập, về sự ổn định của nghề, về việc làm... cũng
đƣợc HS lớp 12 cho là những khó khăn, gây cản trở nhiều trong việc lựa chọn nghề
nghiệp của các em. Ngoài ra những khó khăn khác nhƣ sự ủng hộ của gia đình,
thích một lúc nhiều nghề... dễ dàng đƣợc HS giải quyết nên các em cho là có mức
độ khó khăn thấp. Không đƣợc tƣ vấn nghề, công tác hƣớng nghiệp không hiệu
quả đúng ra là phải là những khó khăn nhất cho HS (bởi vì nó qui định những khó
khăn khác) tuy nhiên điều bất ngờ là các em cho rằng đó cũng là khó khăn nhƣng
cũng ở mức độ thấp (mức 7, mức 8). Chúng tôi trực tiếp trao đổi vấn đề này với
HS thì đƣợc các em trả lời rằng hoạt động hƣớng nghiệp chẳng ảnh hƣởng gì đến
việc chọn nghề của các em, dù đƣợc hƣớng nghiệp hay khơng thì các em cũng vẫn
chọn nghề theo ý mình hoặc theo dự định từ trƣớc... Chính vì vậy chất lƣợng giáo
dục hƣớng nghiệp thấp cũng đã không làm HS quan tâm, không làm cho các em
cảm thấy thiếu hụt hay khó khăn khi chọn nghề. Một lần nữa, đây lại là một dấu
hiệu đáng buồn cho công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng THPT hiện nay.


<i>2.2.2. ý kiến của giáo viên làm công tác hướng nghiệp về xu hướng lựa chọn </i>
<i>nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

77


viên (đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm lớp) là ngƣời hiểu rõ HS của mình
nhất nắm đƣợc năng lực, sở thích, hứng thú và cả xu hƣớng nghề nghiệp của các em
nữa. Trong các trƣờng THPT hiện nay, hầu nhƣ là chƣa có giáo viên chuyên trách về
hƣớng nghiệp mà tất cả là các giáo viên dạy các mơn văn hố khác kiêm nhiệm.
Công tác hƣớng nghiệp cho HS lớp 12 đƣợc giao cho chính những giáo viên chủ
nhiệm lớp thực hiện. Chính vì vậy, để xin ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm lớp
12. Cụ thể là giáo viên chủ nhiệm của 3 trƣờng: THPT Hạ Hoà: 13 giáo viên, THPT
Hùng Vƣơng: 13 giáo viên, THPT Việt Trì: 14 giáo viên. Tổng cộng là 40 giáo viên


chủ nhiệm lớp 12. Kết quả điều tra thu đƣợc nhƣ sau:


<i>* ý kiến giáo viên về thực tế và hiệu quả của việc tổ chức giáo dục hướng </i>
<i>nghiệp trong trường THPT hiện nay: </i>


Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (mẫu phiếu A2). Sau
khi xử lý thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.12: Thực tế và hiệu quả của việc tổ chức GDHN trong trường THPT </b></i>
<i><b>theo sự đánh giá của giáo viên </b></i>


<i>Số </i>


<i>TT </i> <i>Thực tế và hiệu quả của việc tổ chức GDHN </i>


<i>ý kiến của gv </i>
<i>SL </i> <i>tỉ lệ % </i>


1 Đƣợc quan tâm, tổ chức tốt, hiệu quả cao 9 22,5


2 ít đƣợc quan tâm, hiệu quả thấp 3 7,5


3 Đƣợc quan tâm nhƣng tổ chức chƣa tốt, chƣa có hiệu quả 28 70,0


4 Thực hiện một cách hình thức, cho qua chuyện 0 0,0


5 Không quan tâm, không thực hiện 0 0,0


Bảng số liệu 2.12 cho thấy, khơng có giáo viên nào đồng ý với ý kiến cho
rằng việc GDHN đƣợc thực hiện một cách hình thức, cho qua chuyện và không


đƣợc quan tâm, không thực hiện. Có 70% giáo viên cho rằng GDHN đƣợc đã đƣợc
quan tâm nhƣng tổ chức chƣa tốt, chƣa có hiệu quả, 22,5% giáo viên đồng ý với ý
kiến cho rằng GDHN đã đƣợc quan tâm, tổ chức tốt và hiệu quả cao và chỉ có
7,5% giáo viên cho rằng ít đƣợc quan tâm và hiệu quả thấp.


<i>* Những khó khăn giáo viên gặp phải trong cơng tác giáo dục hướng nghiệp </i>
<i>cho HS lớp 12: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

78


khăn trong q trình thực hiện cơng việc. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi đặt câu
hỏi cho giáo viên (câu hỏi số 2 - mẫu phiếu A2). Sau khi xử lý các ý kiến trả lời
chúng tơi có đƣợc những kết quả sau:


Có 14/40 giáo viên (35,0%) đây là tỉ lệ cao nhất cho rằng khó khăn nhất mà
họ gặp phải là giáo viên hƣớng nghiệp hiện nay hầu hết không phải là giáo viên
hƣớng nghiệp chuyên trách nên sự hiểu biết và năng lực tổ chức các hoạt động
hƣớng nghiệp còn hạn chế. 10/40 giáo viên (25,0%) giáo viên cho rằng thời lƣợng
giành cho chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp q ít, cơ sở vật chất và phƣơng
tiện giáo dục thiếu thốn. 7/40 giáo viên (17,5%) đồng ý với ý kiến là chƣa tìm ra
đƣợc các phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. 5/40 giáo viên
(12,5%) đồng ý rằng có sự bất hợp tác của HS trong q trình thực hiện cơng tác
hƣớng nghiệp. Và chỉ có 4/40 giáo viên (9,0%) cho rằng học sinh chƣa nhận thức
đƣợc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục hƣớng nghiệp đối với việc
lựa chọn nghề nghiệp của các em.


<i>* Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 </i>
<i>theo ý kiến của giáo viên: </i>


Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (mẫu phiếu A2). Kết


quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 2.13.


<i><b>Bảng 2.13: Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS </b></i>
<i><b>lớp 12 theo ý kiến của giáo viên </b></i>


<i>Số </i>
<i>TT </i>


<i>Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp </i>


<i>của HS lớp 12 </i> <i>SL ý kiến của gv tỉ lệ % </i>


1 Cha mẹ và ngƣời thân trong gia đình HS 10 25,0


2 Bạn bè và những ngƣời quen của HS 0 0,0


3 Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng 4 10,0


4 Các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Internet, sách báo,


truyền hình...) 7 17,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

79


Với sự nhận định của những giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp đƣợc biểu
hiện qua bảng số liệu trên cho thấy: yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc chọn
nghề nghiệp của HS lớp 12 chính là hứng thú, sở thích của mỗi cá nhân HS 47,5%
giáo viên đƣợc hỏi đồng ý với ý kiến này. Yếu tố quan trọng thứ hai là cha mẹ và
ngƣời thân trong gia đình HS (có 25,0% giáo viên đồng ý). Yếu tố thứ ba với
17,5% giáo viên tán thành là các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Internet, sách


báo, truyền hình...). Yếu tố thứ tƣ là hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của nhà
trƣờng với 10,0% giáo viên đồng ý và yếu tố thứ năm là bạn bè và những ngƣời
quen của học sinh, và khơng có giáo viên nào cho đó là yếu tố quan trọng nhất.


<i>* ý kiến của giáo viên về những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề </i>
<i>nghiệp: </i>


Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (mẫu phiếu A2) yêu
cầu giáo viên đánh số từ 1 đến 10 biểu thị mức độ quan tâm của HS vào những vấn
đề đã cho. Quan tâm nhất xếp số 1,... ít quan tâm nhất xếp thứ 10. Khi xử lý chúng
tôi tiến hành cho điểm (thang điểm 10), quan tâm nhất đƣợc 10 điểm,... ít quan tâm
nhất đƣợc 1 điểm. Tính điểm trung bình ở mỗi vấn đề rồi xếp theo thứ bậc biểu thị
mức độ quan tâm tƣơng ứng với điểm trung bình. Điểm cao nhất xếp bậc 1,... và
điểm thấp nhất xếp bậc 10. Chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.14: Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp theo ý </b></i>
<i><b>kiến của giáo viên </b></i>


<i>Số </i>


<i>TT </i> <i>Những vấn đề HS lớp 12 quan tâm </i>
<i>khi chọn nghề nghiệp </i>


<i>đánh giá của gv </i>
<i>Điểm TB </i> <i><sub>quan tâm </sub>Mức độ </i>


1 Nhu cầu, hứng thú của bản thân với nghề 5,6 5


2 Cơ hội có việc làm sau khi ra trƣờng 6,6 2



3 Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề 6,9 1


4 Là nghề đƣợc nhiều hay ít ngƣời lựa chọn 5,7 4


5 Sự đánh giá của xã hội đối với nghề 5,1 7


6 Điều kiện để thể hiện năng lực cá nhân 5,3 6


7 Vị thế xã hội của nghề 4,4 10


8 Điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ 4,5 9


9 Khả năng thăng tiến trong nghề 4,8 8


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

80


Qua bảng 2.14 có thể thấy ý kiến chung của giáo viên cho rằng trong quá trình
lựa chọn nghề nghiệp thì điều quan trọng nhất mà HS quan tâm đó là vấn đề thu
nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề định chọn (điểm TB 6,9; xếp thứ 1).


Những vấn đề tiếp theo đƣợc HS lớp 12 quan tâm đến khi chọn nghề là cơ hội
việc làm sau khi ra trƣờng (điểm trung bình 6,6; xếp thứ 2), vấn đề sự đồng tình,
ủng hộ của gia đình (điểm TB 6,0; xếp thứ 3).


Những vấn đề đƣợc HS quan tâm tiếp theo là: nghề đƣợc nghiều hay ít ngƣời
lựa chọn (điểm TB 5,7; xếp thứ 4), nhu cầu hứng thú của bản thân với nghề (điểm
TB 5,6; xếp thứ 5), điều kiện thể hiện năng lực cá nhân (5,3 điểm; xếp thứ 6), sự
đánh giá của xã hội đối với nghề (5,1 điểm; xếp thứ 7), khả năng thăng tiến trong
nghề (4,8 điểm; xếp thứ 8), điều kiện để tiếp tục học tập nâng cao trình độ (4,5
điểm; xếp thứ 9), vị thế XH của nghề (4,4 điểm; xếp thứ 10).



Qua thực trạng này có thể khẳng định việc đánh giá của giáo viên và tự đánh
giá của HS về những vấn đề mà HS lớp 12 quan tâm khi lựa chọn nghề nghiệp là
khá tƣơng đồng với nhau.


<i>* Những xu hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT theo </i>
<i>ý kiến đánh giá của giáo viên: </i>


Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A2) để khảo sát ý kiến của giáo
viên về vấn đề này. Sau khi xử lý chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i><b>Bảng 2.15: Xu hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT theo </b></i>
<i><b>ý kiến của giáo viên </b></i>


<i>Số </i>
<i>TT </i>


<i>Xu hướng nghề nghiệp của HS lớp 12 </i>
<i>sau khi tốt nghiệp THPT </i>


<i>ý kiến </i>
<i>của giáo viên </i>
<i>Số lượng </i> <i>tỉ lệ % </i>


1 Thi Đại học, CĐ, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại 13 32,5


2 Thi Đại học, CĐ nếu không đỗ mới xem xét việc thi


THCN hay đi học nghề 16 40,0



3 Thi THCN hoặc đi học nghề 7 17,5


4 Làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động 0 0,0


5 Kinh doanh, buôn bán hoặc làm một việc gì đó để kiếm


tiền giúp đỡ gia đình 4 10,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

81


vẫn quyết định thi lại vào năm sau. 16/40 giáo viên (40,0%) đồng ý với ý kiến cho
rằng sau khi học xong THPT, học sinh lớp 12 trƣớc hết là phải thi ĐH, CĐ nếu
không đỗ các em mới tính đến chuyện thi vào các trƣờng THCN hay đi học nghề.
Có 7/40 giáo viên (17,5%) đồng ý rằng sau khi học xong THPT, HS có thi ngay
vào các trƣờng THCN hoặc dạy nghề. Có 4/40 giáo viên (10%) đồng ý rằng khi
học xong THPT, HS có xu hƣớng kinh doanh, bn bán hoặc tìm một việc làm gì
đó để kiếm tiền giúp đỡ gia đình và khơng có giáo viên nào cho rằng sau khi học
xong, HS đi làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động.


Nhƣ vậy theo nhận định của các giáo viên làm công tác hƣớng nghiệp, tỉ lệ
HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp có nguyện vọng thi vào các trƣờng ĐH và CĐ là rất
lớn (Nếu cộng 2 tỉ lệ trên lại sẽ là 72,5% số giáo viên đồng ý với quan điểm này).
Theo nhận xét của giáo viên thì hầu nhƣ tất cả HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT
đều muốn “thử sức” một lần thi vào ĐH, CĐ mặc dù có em biết mình khơng thể đỗ
đƣợc. Nhiều em có xu hƣớng kinh doanh, đi bộ đội, làm công nhân, xuất khẩu lao
động... tuy nhiên trƣớc tiên vẫn nộp hồ sơ xin thi Đại học.


<i>* Những nghề (nhóm nghề) hiện nay được HS lớp 12 ưu tiên lựa chọn theo </i>
<i>đánh giá của giáo viên: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

82


<i><b>Bảng 2.16: Những nghề (hay nhóm nghề) được HS lớp 12 ưu tiên lựa chọn theo </b></i>
<i><b>sự đánh giá của giáo viên </b></i>


<i>Số </i>


<i> TT </i> <i>Ngành nghề (hoặc nhóm ngành nghề) </i>


<i>Đánh giá </i>
<i>của giáo viên </i>
<i>Điểm TB Mức độ<sub>ưu tiên </sub></i>


1 Dạy học (sƣ phạm) 6,1 5


2 Y, dƣợc 6,4 4


3 Nông, lâm, ngƣ nghiệp 5,6 6


4 Tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản trị kinh doanh 7,2 1


5 Xây dựng, kiến trúc, giao thông 6,7 3


6 Văn hoá, nghệ thuật, giải trí (ca nhạc, điện ảnh, thời


trang...) 5,3 7


7 Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông 6,8 2


8 Công tác xã hội 4,7 9



9 Chuyên gia tƣ vấn 4,5 10


10 Công an, quân đội 5,0 8


Theo sự đánh giá của giáo viên thì những nghề đƣợc HS lớp 12 hiện nay ƣu
tiên lựa chọn có thứ tự nhƣ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

83


trƣờng của bộ phận tuyển sinh nhà trƣờng đã cho những thông tin xác thực nhất về
vấn đề này.


Khi so sánh việc đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS lớp 12 về
những nghề đƣợc HS lớp 12 ƣu tiên lựa chọn (xem bảng) chúng tơi nhận thấy có
sự tƣơng đồng tƣơng đối về thứ tự ƣu tiên lựa chọn của HS đối với các nghề.


<i>* ảnh hưởng của sự phát triển KTTT hiện nay đối với HS lớp 12 theo sự nhận </i>
<i>định, đánh giá của giáo viên: </i>


Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8 (mẫu phiếu A2). Kết
quả thu đƣợc biểu hiện trong bảng sau:


<i><b>Bảng 2.17: Sự ảnh hưởng của phát triển KTTT hiện nay đối với HS lớp 12 theo </b></i>
<i><b>ý kiến đánh giá của giáo viên </b></i>


<i>Số </i>
<i>TT </i>


<i>Các mặt bị ảnh hưởng từ nền KTTT </i>



<i>của HS lớp 12 </i> <i>Số lượng ý kiến của giáo viên Tỉ lệ % </i> <i>Thứ bậc </i>


1 Chất lƣợng học tập 10 25,0 2


2 Mục đích, động cơ học tập 6 15,0 4


3 Đạo đức, lối sống 13 32,5 1


4 Xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp 7 17,5 3


5 Mỗi quan hệ với bạn bè, thầy cô 4 10,0 5


Yêu cầu của chúng tôi đặt ra cho giáo viên là chỉ ra mặt bị ảnh hƣởng nhất từ
nền KTTT của HS. Tuy nhiên kết quả thu đƣợc là đều có sự tán thành của giáo
viên ở các mặt, sự chênh lệch giữa hai mức độ là khơng q lớn. Điều đó chứng tỏ,
theo giáo viên thì tất cả các mặt trên đây của HS đề bị ảnh hƣởng của nền KTTT
có cả ảnh hƣởng tiêu cực và tích cực và ở những mức độ khác nhau. Cụ thể là:
Theo nhận định chung của giáo viên, mặt bị ảnh hƣởng nhiều nhất ở HS lớp 12 là
đạo đức, lối sống (32,5%); thứ hai là chất lƣợng học tập (25,0%); thứ ba là xu
hƣớng lựa chọn nghề nghiệp (17,5%); thứ tƣ là mục đích, động cơ học tập
(15,0%); thứ năm là mối quan hệ với bạn bè và thầy cơ (10,0%). Ngồi ra khơng
có ý kiến nào khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

84


Chúng tôi thu đƣợc rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, mặc dù mỗi
ngƣời có một cách trả lời nhƣng cũng có khá nhiều sự tƣơng đồng về quan điểm,
nhận định xung quanh vấn đề đƣợc nêu ra. Có thể một số ý kiến sau:



- <i>“HS có lý tưởng, ước mơ thi đỗ Đại học, Cao đẳng, ra trường có thu nhập </i>
<i>cao, ổn định. Nhưng chọn trường không phù hợp với năng lực bản thân”. </i>


- <i>“Đa số các em mong muốn có một ngành nghề phù hợp với gia đình, sức </i>
<i>học. Số học sinh thi ĐH, CĐ thường hướng vào các trường kinh tế nhiều hơn, tìm </i>
<i>kiếm ở trường có đầu ra dễ xin việc hơn”. </i>


- <i>“Học sinh thường có ước mơ, lý tưởng cao nhưng mâu thuẫn với năng lực </i>
<i>hiện có. HS thường chú trọng đến các trường ĐH, CĐ mà coi nhẹ các trường dạy </i>
<i>nghề, THCN. Xu hướng nghề nghiệp của HS tập trung vào các ngành kinh tế, quân </i>
<i>đội, điện tử, tin học”. </i>


- <i>“Học sinh chọn nghề khơng phù hợp với sức học của mình”. </i>


- <i>“HS chưa có sự xác định đúng đắn cho tương lai nên việc lựa chọn nghề </i>
<i>còn mơ hồ - không thực tế”. </i>


- <i>“HS thường lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, ý kiến của gia đình, bạn bè </i>
<i>mà khơng hình dung ra cơng việc cụ thể mình phải làm trong tương lai”. </i>


- <i>“Muốn vào các trường đại học có vị thế trong xã hội, sau này ra trường có </i>
<i>thu nhập cao, có cơ hội thành đạt”. </i>


- <i>“HS có ước mơ, lý tưởng nhưng chưa biết cách biến ước mơ, lý tưởng thành </i>
<i>hiện thực. Xã hội mang lại cho HS lối sống ỉ lại dựa vào gia đình và mối quan hệ </i>
<i>xã hội. ý thức nghề nghiệp yếu... ” </i>


Và còn nhiều ý kiến khác nữa, mỗi ý kiến của giáo viên chính là sự nhận xét
một cách tổng quát nhất, xác thực nhất về xu hƣớng nghề nghiệp của HS lớp 12
trong nền KTTT hiện nay.



<i>2.2.3. ý kiến của cha, mẹ đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 </i>
<i>hiện nay: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

85


nghiệp của HS lớp 12 hiện nay tuy có tính chủ động và độc lập khá cao nhƣng
phần lớn vẫn phụ thuộc vào gia đình. Chịu sự định hƣớng nghề nghiệp từ cha mẹ,
gia đình. Sự ảnh hƣởng, tác động của gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với động
cơ, hành vi lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12. Bên cạnh đó chính cha mẹ, gia
đình của HS cũng đang chịu sự ảnh hƣởng rất lớn từ sự phát triển của KTTT hiện
nay đến quan điểm, thái độ, hành động, suy nghĩ... nói chung là đến cuộc sống của
họ. Do vậy nó cũng ảnh hƣởng đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái của
các bậc cha mẹ.


Để nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này, chúng tơi đã tiến hành điều tra 150
cha, mẹ HS lớp 12 (trƣờng THPT Hạ Hoà 50 cha, mẹ, trƣờng THPT Hùng Vƣơng
50 cha mẹ, trƣờng THPT Việt Trì 50 cha, mẹ). Họ là cha mẹ của những HS lớp 12
mà chúng tôi đã tiến hành điều tra các em. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:


<i>* Quan điểm và thái độ của cha mẹ đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con: </i>
Trong qúa trình lựa chọn nghề nghiệp của HS thì quan điểm, thái độ của cha
mẹ có nghĩa quyết định đối với các hành động, trợ giúp, can thiệp vào việc chọn
nghề nghiệp của các em. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1
(mẫu phiếu A3) để điều tra khảo sát trên các cha mẹ HS. Sau khi xử lý chúng tôi
thu đƣợc kết quả nhƣ sau:


- Có 29/150 (19,3%) cha mẹ HS cho rằng đó là điều bắt buộc mà cha mẹ phải làm.
- 76/150 (50,6%) chỉ mang tính chất tham mƣu, cố vấn, không ép buộc con cái
- 34/150 (22,6%): Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng.


- 11/150 (7,3%): Vƣợt ngồi khả năng và hiểu biết của cha mẹ nên cho phép
con tự quyết định.


- Khơng có cha mẹ nào lựa chọn phƣơng án: khơng quan tâm, đó là việc con
cái đã lớn phải tự quyết định.


<i>* Hành động của cha mẹ HS trong việc giúp con lựa chọn nghề nghiệp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

86


- Rất quan tâm và đã tham mƣu để giúp con đƣợc nghề phù hợp: 65/150 (43,3%)
- Để con tự lựa chọn, tự quyết định tƣơng lai của mình: 26/150 (17,3%)
- Từ lâu đã chủ động lựa chọn nghề nghiệp cho con: 17/150 (11,3%)


- Tin tƣởng là nhà trƣờng sẽ giúp con chọn đƣợc nghề phù hợp: 42/150 (28,0%)
- ý kiến khác: khơng có


Nhƣ vậy là có đa số cha mẹ học sinh (43,3%) cho rằng khi con lựa chọn nghề
nghiệp thì cha mẹ cũng đã rất quan tâm đồng thời tham mƣu động viên để con
chọn đƣợc nghề phù hợp nhất. 28,0% cha mẹ học sinh luôn tin tƣởng vào công tác
hƣớng nghiệp của nhà trƣờng sẽ giúp con họ chọn đƣợc nghề phù hợp. Đây là hai
ý kiến có tỉ lệ đồng ý cao nhất.


<i>* Những vấn đề cha mẹ HS quan tâm nhất khi định hướng nghề nghiệp cho con: </i>
Trong quá trình giúp con lựa chọn nghề nghiệp, cha mẹ HS cũng phải có sự
cân nhắc, dựa trên những cơ sở, những căn cứ cụ thể để đi đến quyết định. Để
nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (mẫu phiếu A3). Kết quả
thu đƣợc nhƣ sau:


- Sức khoẻ và học lực của con: 32/150 (21,3%)


- Sở thích và nguyện vọng của con: 28/150 (18,6%)
- Điều kiện kinh tế của gia đình: 19/150 (12,6%)


- Vấn đề việc làm và thu nhập sau khi ra trƣờng: 61/150 (40,6%)
- Nhu cầu về nhân lực của xã hội đối với nghề: 10/150 (6,6%)


Kết quả điều tra trên cho thấy vấn đề đƣợc nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất
khi giúp con lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề việc làm và thu nhập của nghề sau khi
ra trƣờng (40,6%). Tiếp theo là vấn đề sức khoẻ và học lực của con (21,3%), còn
các vấn đề khác thì có ít sự lựa chọn của cha mẹ học sinh hơn.


<i>* Những mong muốn của cha mẹ sau khi con tốt nghiệp THPT: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

87


nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (mẫu phiếu A3). Kết quả
thu đƣợc nhƣ sau:


Khơng có cha mẹ nào cho rằng sau khi học xong THPT, con mình phải đi tìm
những cơng việc cần lao động phổ thơng để kiếm tiền giúp gia đình.


- 8/150 cha mẹ (5,3%) mong muốn con đi làm công nhân hoặc đi xuất khẩu
lao động


- 17/150 cha mẹ (11,3%) mong muốn con đi theo con đƣờng kinh doanh, buôn bán.
- 65/150 cha mẹ (43,0%) mong muốn con thi vào các trƣờng Đại học, cao đẳng
- 60/150 cha mẹ (40,0%) mong muốn con thi vào ĐH, CĐ, THCN hay đi học
nghề là tuỳ vào năng lực của mình


Những số liệu trên đây cho thấy cha mẹ HS đa số vẫn có xu hƣớng muốn con


thi vào các trƣờng Đại học, cao đẳng và khuyến khích thi đại học, cao đẳng mặc dù
biết năng lực của con là hạn chế. Việc hƣớng cho con làm thợ, làm công nhân hay
xuất khẩu lao động vẫn chƣa đƣợc nhiều bậc cha mẹ quan tâm.


<i>* Những kì vọng, mong muốn của cha mẹ đối với con trong tương lai: </i>


Nhƣ chúng tơi đã nói, cha mẹ luôn mong muốn con cái thành đạt trong tƣơng
lai, kì vọng vào sự phát triển, thăng tiến trong nghề mà các con đã chọn. Tuy nhiên
biểu hiện và mức độ của những mong muốn, kì vọng đó ở mỗi cha mẹ là khác
nhau. Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A3). Kết
quả thu đƣợc nhƣ sau:


- 17/50 (11,3%) cha mẹ mong muốn con mình sẽ giàu có, biết kinh doanh,
buôn bán giỏi.


- 60/150 (40,0%) cha mẹ mong muốn con có nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao.
- 25/150 (16,6%) cha mẹ mong muốn con có địa vị xã hội cao, đƣợc nhiều
ngƣời biết đến.


- 43/150 cha mẹ (28,6%) mong muốn con mình có bằng cấp cao từ trình độ
đại học trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

88


Nhƣ vậy là phƣơng án đƣợc nhiều cha mẹ đồng ý nhất chính là việc mong muốn
con có nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao (40,0%). Tiếp theo vẫn là mong muốn con
mình có bằng cấp cao (từ Đại học trở lên (28,6%)). Ngồi ra các phƣơng án khác có
tƣơng đối ít cha mẹ HS lựa chọn.


<i>* Những suy nghĩ, ý kiến của cha mẹ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học </i>


<i>sinh lớp 12: </i>


Để thu thập và nghiên cứu những điều suy nghĩ, những trăn trở của cha mẹ một
cách cụ thể, đầy đủ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của con họ. Chúng tôi sử dụng câu
hỏi mở (câu hỏi số 6, mẫu phiếu A3) để cha mẹ có thể thoải mái bộc bạch những suy
nghĩ của mình. Kết quả thu đƣợc là rất nhiều ý kiến khác nhau với những suy nghĩ và
quan điểm khác nhau:


<i>- “Vấn đề nghề nghiệp trong tương lai của con cái phải chủ yếu do bản thân con </i>
<i>cịn chúng tơi chỉ góp một phần”. </i>


<i>- “Tôi nghĩ rằng để lựa chọn nghề nghiệp cho con cái mình sau này, trước hết phải </i>
<i>biết rõ được năng lực và sở thích của con mình, sau đó mới hướng cho con biết đi ngành </i>
<i>nghề đó có phù hợp với bản thân hay khơng, từ đó để giúp con lựa chọn được một cách </i>
<i>đúng nhất”. </i>


<i>- “Tuỳ theo sức khoẻ và khả năng, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình”. </i>


<i>- “Theo tơi thì tơi sẽ để cháu tự lựa chọn và quyết định nghề nghiệp cho cháu”, tôi </i>
<i>chỉ tham gia góp ý một chút ít cịn để cháu tự quyết định xem sở thích của cháu là gì. </i>
<i>Như vậy sẽ tốt cho cháu”. </i>


<i>- “Phải căn cứ vào học lực và sở thích của con cái mình, nhưng vẫn phải định </i>
<i>hướng cho con”. </i>


<i>- “Nghề nghiệp tương lai của con cái là rất quan trọng, chúng ta có tư vấn cho con </i>
<i>nhưng không ép buộc chúng để chúng quyết định nghề yêu thích”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

89



<i>- “Có nghề nghiệp ổn định phục vụ xã hội cho phù hợp, sau trưởng thành có chỗ </i>
<i>đứng trong xã hội”. </i>


<i>- “Vấn đề nghề nghiệp của con cái là rất quan trọng, đó là vấn đề hàng đầu đối với </i>
<i>suy nghĩ của chúng tôi. Tuy nhiên vấn đề việc làm giờ rất khó khăn”. </i>


Qua một số ý kiến của cha mẹ học sinh nhƣ trên chúng tôi nhận thấy rằng hầu nhƣ
tất cả cha mẹ đều lo lắng, quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái, có tham
mƣu, định hƣớng nghề nghiệp cho con nhƣng vẫn tơn trọng sở thích và nguyện vọng của
con cái. Hơn nữa khơng thể phủ nhận việc chính các bậc cha mẹ cũng đang chịu sự tác
động nhiều mặt từ sự phát triển kinh tế - xã hội, từ nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Điều
này cũng có những tác động khơng nhỏ tới việc định hƣớng nghề nghiệp cho con cái họ.


<b>2.3. Kết luận chƣơng 2 </b>


Sau khi nghiên cứu thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dƣới
sự ảnh hƣởng của nền KTTT, chúng tôi nhận thấy:


- HS lớp 12 đã nhận thức đƣợc mục đích và tầm quan trọng của giáo dục hƣớng
nghiệp tuy nhiên lại ít có nhu cầu hoặc khơng tìm đƣợc sự thoả mãn nhu cầu đƣợc định
hƣớng nghề nghiệp trong các hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng. Sự tham gia của
HS chủ yếu mang tính hình thức, chống đối.


- Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, HS lớp 12 có xu hƣớng học chọn nghề
nghiệp từ khá sớm, đặc biệt là ở giai đoạn đầu bậc THPT. Các em có tính chủ động và
độc lập hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.


- Do nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn đơn giản, phiến diện, hơn nữa do sự
ảnh hƣởng từ nền KTTT cho nên HS lớp 12 hiện nay chủ yếu đặt mục tiêu vào việc thi
vào đại học, cao đẳng, không muốn đi học THCN hay học nghề, một phần có xu hƣớng


kinh doanh, bn bán. HS cũng chủ yếu lựa chọn các ngành mà các em cho là có thu
nhập và lợi nhuận cao lại “nhàn nhã” nhƣ kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh
doanh, tin học, kế toán, y, dƣợc...


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

90


- HS lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp mặc dù có sự định hƣớng của gia đình và hƣớng
nghiệp của nhà trƣờng nhƣng chủ yếu dựa vào cảm tính, hứng thú, sở thích cá nhân vốn
đang bị ảnh hƣởng nhiều từ cuộc sống hiện đại nhƣng lại ít HS tính đến năng lực của bản
thân và tính chất cơng việc của nghề. Do vậy phần lớn HS lớp 12 chƣa chọn đƣợc nghề
phù hợp. Sự tập trung lựa chọn của HS lớp 12 vào một số ngành nghề có nguy cơ làm
mất cân đối trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của đất nƣớc.


- Phần lớn cha mẹ HS rất quan tâm định hƣớng nghề nghiệp cho con cái nhƣng lại
tôn trọng những quyết định lựa chọn của con vốn đã không đƣợc suy nghĩ một cách kỹ
càng. Nguyên nhân này chủ yếu do sự thiếu kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội
trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

91


<b>Chƣơng 3 </b>



<b>CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GDHN </b>


<b>CHO HS LỚP 12 TRƢỜNG THPT TRONG ĐIỀU KIỆN </b>



<b>KTTT HIỆN NAY </b>



<b>3.1. Những cơ sở có tính ngun tắc để xây dựng các biện pháp </b>


<i>3.1.1. Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mục đích của </i>


<i>giáo dục hướng nghiệp </i>


Bất cứ một phƣơng pháp, biện pháp tổ chức GDHN nào thì cuối cùng cũng
phải nhằm thực hiện cho đƣợc mục đích giáo dục hƣớng nghiệp đề ra. Mục đích
của GDHN là nhằm cung cấp cho HS những tri thức cần thiết nhất về nghề nghiệp,
hình thành cho các em những kĩ năng cần thiết, cơ bản nhất trong việc lựa chọn
nghề nghiệp. Từ đó giúp đỡ HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội đồng thời
thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trƣờng và tâm sinh
lý cá nhân HS. Đồng thời cũng nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu
quả lực lƣợng lao động dự trữ có sẵn của đất nƣớc.


Nghiên cứu, xây dựng các biện pháp GDHN phải đảm bảo tính mục đích của
GDHN có nghĩa là trong quá trình xây dựng các biện pháp ln phải căn cứ vào
mục đích của GDHN. Các biện pháp mới đƣợc xây dựng phải giúp cho việc tổ
chức hoạt động GDHN diễn ra có chất lƣợng và hiệu quả hơn và tất cả phải nhằm
vào thực hiện mục đích của GDHN.


<i>3.1.2. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phù hợp với </i>
<i>những đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

92


Đời sống tâm lý của HS THPT là khá phức tạp. Về mặt xã hội thì các em
khơng còn là trẻ em nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời trƣởng thành thực sự, các cấu
trúc tâm lý đang ở giai đoạn phát triển hoàn thiện, tuy nhiên lại chƣa đạt đến sự cân
bằng. Chính vì vậy HS lứa tuổi này thích độc lập và tự khẳng định mình nhƣng suy
nghĩ và hành động lại chƣa có sự chín chắn, vẫn mang yếu tố “nơng nổi” của tuổi
trẻ, cho nên dễ mắc những sai lầm khi phải lựa chọn hay quyết định... Bất cứ một
sự áp đặt nào từ phía ngƣời lớn đều có thể gây ra những phản kháng, điều mà các
em cần là sự chia sẻ, hợp tác và định hƣớng của ngƣời lớn.



HS lớp 12 trƣờng THPT đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của cuộc đời, vì vậy xu
hƣớng lựa chọn nghề nghiệp là một trong các đặc điểm tâm lý nổi bật nhất ở các
em. Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng biện pháp nhằm điều chỉnh xu hƣớng
chọn nghề, giúp các em chọn nghề nghiệp phù hợp luôn phải nắm chắc các đặc
điểm tâm lý của lứa tuổi này. các biện pháp phải hoàn toàn phù hợp với các đặc
điểm tâm lý của các em thì khi vận dụng vào việc tổ chức hoạt động GDHN mới
có hiệu quả. Có nghĩa là các biện pháp phải có khả năng biến đổi tâm lý, biến đổi
nhận thức và hành vi HS.


<i>3.1.3. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo sự phân hoá, cá biệt </i>
<i>hoá HS trong hoạt động hướng nghiệp </i>


Mỗi lứa tuổi, nhóm giới tính, mỗi cá nhân có những đặc điểm tâm lý, hứng
thú, sở thích và trình độ nhận thức khác nhau đối với nghề nghiệp. Bản chất của
vấn đề này chính là việc tính đến những đặc điểm của mỗi cá nhân HS, mỗi nhóm
HS trong khi nghiên cứu, xây dựng các biện pháp. Nói cách khác việc nghiên cứu
xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính mềm dẻo để tất cả các tác động đều phù
hợp với sự phát triển tâm, sinh lý, xu hƣớng, tính cách, năng lực và điều kiện sống
của HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

93


Đồng thời góp phần hƣớng xã hội tới việc sử dụng hợp lý sức lực, trí tuệ của cá nhân,
đặt đúng họ vào vị trí mà họ có thể đáp ứng nhu cầu do xã hội đòi hỏi.


<i>3.1.4. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống trong </i>
<i>hoạt động GDHN </i>


Các biện pháp nhằm phục vụ cho hoạt động hƣớng nghiệp khi xây dựng phải


thiết kế nằm trong một tổng thể có mối liên hệ nhất quán, có tính kế thừa với các
thành phần khác trong hệ thống hoạt động hƣớng nghiệp để tạo thành một chỉnh thể,
một trình tự logic xác định nhằm giúp HS tiếp thu đƣợc dễ dàng, chắc chắn.


Xây dựng các biện pháp phải dựa trên kết cấu của mỗi môn học, mỗi phần
việc cụ thể trong hoạt động hƣớng nghiệp để tránh sự xáo trộn và phá vỡ lơgic của
mơn học và qui trình vận động của phần việc đó. Hƣớng nghiệp khơng phải là một
môn học mà là một bộ phận nằm trong tất cả các môn học và các hoạt động giáo
dục, vì vậy hoạt động hƣớng nghiệp nói chung và các biện pháp hƣớng nghiệp nói
riêng nếu khơng đƣợc sắp xếp theo một hệ thống khoa học, đồng bộ thì dễ dẫn đến
tình trạng tuỳ hứng, tuỳ tiện trong khi triển khai công tác này.


<i>1.3.5. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp theo quan điểm tiếp cận hoạt động </i>
<i>và nhân cách </i>


Hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới, là sự tƣơng tác
tích cực giữa chủ thể và đối tƣợng. Trong sự tƣơng tác này, con ngƣời một mặt sử
dụng những năng lực và phẩm chất của mình nhằm biến đổi đối tƣợng theo mục
đích đã đặt ra để thoả mãn nhu cầu của bản thân, mặt khác những tri thức, kỹ năng,
kĩ xảo và phẩm cách của chủ thể đồng thời đƣợc hình thành. Nhƣ vậy con ngƣời
vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của hoạt động, nhân cách con ngƣời đƣợc hình
thành trong hoạt động và bằng hoạt động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

94


<i>3.1.6. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi </i>


“Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”, khi xây dựng các biện pháp phải đảm
bảo tiêu trí quan trọng hàng đầu đó là các biện pháp phải có khả năng vận dụng
phù hợp vào thực tiễn GDHN và đảm bảo khả năng thực hiện có hiệu quả cao.


Tính khả thi của các biện pháp thể hiện:


- Phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của giáo dục hƣớng nghiệp


- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trƣờng.
- Phù hợp với đặc điểm, trình độ nhận thức của HS, đảm bảo tính vừa sức với HS.
- Phải có tính khái qt, linh hoạt để có thể dễ dàng vận dụng trong những
điều kiện hoàn cảnh khác nhau.


- Phải tính đến những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của nền KTTT đến xu
hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12.


<b>3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho HS lớp </b>
<b>12 trƣờng THPT trong điều kiện KTTT hiện nay </b>


<i>3.2.1. Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp </i>
<i>cụ thể </i>


<i>* Mục đích của biện pháp: </i>


Cung cấp cho HS những kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu
chính của một số nghề. Hình thành cho HS những kiến thức có liên quan tới đặc
điểm và những yêu cầu chính của một số nghề mà các em có dự định lựa chọn,
giúp HS có đƣợc cách nhìn nhận đúng về sự tƣơng hợp năng lực, hứng thú nghề
nghiệp của bản thân với nhu cầu của thị trƣờng lao động xã hội, từ đó có thể lựa
chọn đƣợc một nghề thích hợp nhất.


<i>* Các bước tiến hành biện pháp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

95



- Tên nghề và những chun mơn của nghề. Tóm tắt lịch sử nảy sinh và quá trình
phát triển của nghề, xu hƣớng phát triển của nghề trong tƣơng lai, ý nghĩa của nghề trong
nền kinh tế quốc dân và ở địa phƣơng, nhu cầu về đội ngũ cán bộ, lao động.


- Những công việc chủ yếu thƣờng gặp trong nghề.


- Những thao tác, phƣơng thức hành động vận động mà nhà chuyên môn phải
thực hiện khi làm việc trong nghề. Mối tƣơng quan và tính chất của các chức năng
lao động trí óc và lao động chân tay.


- Những tri thức chung và tri thức chuyên ngành cần thiết cho việc thực hiện
công việc trong nghề.


- Những kĩ năng, kĩ xảo chung và kĩ xảo riêng cần cho việc thực hiện các công
việc trong nghề.


- ý nghĩa của các quá trình tâm - sinh lý học trong nghề, ví dụ nhƣ trí nhớ, chú
ý, tƣ duy, ngơn ngữ, tri giác, ý chí, sự mệt mỏi, những đặc điểm cá nhân, sức khoẻ,
sự dẻo dai...


- Những yếu tố độc hại, yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong nghề


- Chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, bồi dƣỡng... khả năng nâng cao tay nghề, sự
tiến bộ nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và nâng cao trình độ học vấn.


- Những chống chỉ định tâm lý, giải phẫu sinh lý, vệ sinh và y học đối với nghề.
- Thông tin về các cơ sở đào tạo nghề đó, trong đó cần nêu rõ:


+ Tên trƣờng, địa chỉ, điện thoại liên hệ



+ Số lƣợng tuyển sinh hàng năm, các môn phải thi tuyển hay điều kiện
xét tuyển, thời gian đào tạo.


+ Các nghề đƣợc đào tạo trong trƣờng, các khoa thuộc trƣờng


- Có thể hiểu biết thêm về nghề đó đang có ở nơi nào trong khu vực và trên
đất nƣớc


- Cần phải đọc thêm những gì, ở đâu để có thể hiểu biết rõ hơn về nghề nghiệp này.
- Giới thiệu những địa chỉ có nhu cầu sử dụng nhân lực của nghề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

96


<i>Bước 3:</i>giáo viên tổng kết và khắc sâu những vấn đề cơ bản của nội dung bài
học cho HS, giới thiệu những nghề tiếp theo (sẽ đƣợc trình bày) và yêu cầu HS tìm
hiểu trƣớc về nghề đó. Giáo viên có thể soạn một phiếu điều tra nhằm tìm hiểu
nhận thức và hứng thú của HS với nghề vừa đƣợc trình bày.


<i>3.2.2. Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp </i>
<i>* Mục đích của biện pháp: </i>


- Giúp cho mỗi HS có những suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp, lựa chọn
nghề nghiệp, cách thức tìm hiểu sâu về một nghề để có đƣợc những phát biểu cụ
thể của mình trên diễn đàn.


- Tạo điều kiện để mỗi HS đƣợc trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình đối
với một nghề nào đó hoặc là về việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.


- Qua trao đổi cơng khai và thoải mái, giáo viên có khả năng hiểu biết hơn về


tâm sự, nguyện vọng của HS, từ đó mà có biện pháp uốn nắn những suy nghĩ, quan
điểm lệch lạc hay cách chọn nghề không phù hợp của các em.


- Qua trao đổi, tƣơng tác lẫn nhau, HS có thể tự điều chỉnh thái độ và hành
động chọn nghề của mình sao cho phù hợp với năng lực, sở trƣờng và nhu cầu của
xã hội. Đồng thời góp phần tạo ra sự đồn kết, nhất trí và khơng khí tập thể trong
hoạt động của lớp học.


<i>* Các bước tiến hành biện pháp: </i>


<i>Bước 1:</i> Chủ tọa diễn đàn nêu vấn đề, nói rõ ý nghĩa và yêu cầu của việc tổ
chức buổi diễn đàn đó, khích lệ tâm thế của mỗi HS vào việc nhiệt tình tham gia
đóng góp ý kiến cho diễn đàn.


<i>Bước 2:</i>Ngƣời điều khiển chƣơng trình mời những ngƣời có ý kiến phát biểu ý
kiến và mời những ngƣời có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc đối với mỗi ý kiến phát
biểu. Những vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm có thể điều khiển để tạo thành một
cuộc tranh luận và phát biểu ý kiến sôi nổi nhằm đƣa ra ý kiến thống nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

97


điểm chỉ đạo nhằm hƣớng dẫn cho HS có quan điểm đúng về nghề nghiệp và trong
việc lựa chọn nghề nghiệp.


<i>3.2.3. Tổ chức cho HS tham quan tại các cơ sở sản xuất </i>
<i>* Mục đích của biện pháp: </i>


Giúp cho HS thấy đƣợc một cách trực quan những điều kiện, đặc điểm, môi
trƣờng hoạt động sản xuất trong một nghề cụ thể. Cung cấp cho HS một hoạ đồ
nghề nghiệp thực tế nhất, sống động nhất để từ đó giúp các em nhận biết đƣợc


những yêu cầu của nghề đối với ngƣời lao động. Hình thành ở HS thái độ tích cực
đối với ngƣời lao động và sản phẩm lao động, hình thành xu hƣớng nghề nghiệp
tích cực hoặc điều chỉnh những xu hƣớng nghề nghiệp chƣa phù hợp đã hình thành
trƣớc đó.


<i>* Các bước tiến hành biện pháp: </i>


<i>Bước 1:</i> Tổ chức lớp đi đến địa điểm tham quan, trƣớc đó phải xác định cho
HS mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi tham quan trong đó có những yêu cầu
cần phải thực hiện do cơ sở sản xuất qui định


<i>Bước 2:</i> HS nghe cán bộ đại diện cơ sở sản xuất giới thiệu chung về tình hình
lao động sản xuất của cơ sở. Nội dung của giới thiệu này do giáo viên liên hệ và
yêu cầu cơ sở sản xuất chuẩn bị trƣớc, bao gồm một số vấn đề sau:


- Tên cơ sở sản xuất, địa điểm, tên giám đốc hoặc ngƣời điều hành cơ sở, số
điện thoại liên hệ.


- Sơ lƣợc về tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất.


- Các loại nhân lực trong cơ sở (quản lý, trực tiếp sản xuất, dịch vụ, hành
chính...).


- Các cơng cụ và đối tƣợng sản xuất của cơ sở.


- Các loại sản phẩm của cơ sở sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, các
khu vực lao động giản đơn và lao động bằng máy móc, việc ứng dụng các công
nghệ vào sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

98



- Những chống chỉ định về tâm lý, sinh lý, giải phẫu sinh lí và y học...


- Nơi đào tạo nguồn cung cấp nhân lực cho cơ sở, trình độ học vấn cần có và
các điều kiện cần thiết khác để làm việc tại cơ sở, triển vọng phát triển của những
ngƣời làm việc tại cơ sở (cả về vật chất và vị thế xã hội).


Tiếp theo, HS đƣợc dẫn đi tham quan sản xuất: HS đƣợc chia thành các nhóm
để tới các bộ phận sản xuất, xem xét và ghi nhận những thông tin thu thập đƣợc.


<i>Bước 3: Kết thúc buổi tham quan: </i>


- HS tập hợp lại tại một địa điểm, hoàn chỉnh các thông tin đã thu thập đƣợc
trong buổi tham quan.


- Giáo viên và cán bộ hƣớng dẫn tham quan nêu nhận xét ƣu, nhƣợc điểm của
buổi tham quan, dặn dò HS, bổ sung kiến thức.


- Giáo viên và HS cảm ơn cơ sở sản xuất và trở về trƣờng học.


<i>Bước 4:</i> Giáo viên có thể kiểm tra nhận thức và thái độ của HS đối với nghề
vừa đi tham quan thông qua yêu cầu HS viết bài thu hoạch hoặc xây dựng phiếu
điều tra phù hợp.


<i>3.2.4. Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tương </i>
<i>lai của con em họ</i>


<i>* Mục đích của biện pháp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

99


<i>* Các bước tiến hành biện pháp: </i>


Trƣớc khi tổ chức hội nghị, giáo viên cần chuẩn bị chủ đề để nói chuyện, biên
soạn phiếu điều tra HS về những vấn đề liên quan trực tiếp đến chủ đề sau đó xử lý
sơ bộ kết quả điều tra. Giáo viên gửi giấy mời cho cha mẹ HS trong đó nói rõ thời
gian, địa điểm, mục đích, ý nghĩa của hội nghị, những cơng việc mà cha mẹ HS
phải làm (nếu có) trƣớc khi diễn ra hội nghị


Nội dung của hội nghị có thể đƣợc diễn ra theo trình tự sau:
<i>Bước 1:</i> Giáo viên khai mạc hội nghị:


+ Đặt và trả lời câu hỏi: tại sao HS cần phải lựa chọn nghề nghiệp? Tại sao
nhà trƣờng và gia đình cần phải hƣớng nghiệp cho HS?


+ Những tác dụng tích cực của việc HS chọn nghề phù hợp và những hậu
quả của việc chọn nghề không phù hợp.


+ Vai trò của việc định hƣớng nghề nghiệp cho HS của nhà trƣờng và gia
đình - khẳng định vai trò rất quan trọng của cha mẹ trong việc định hƣớng nghề
nghiệp cho con em họ.


+ Nói rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, chƣơng trình làm việc, cách thức làm
việc của hội nghị.


<i>Bước 2: </i>


+ Giáo viên đƣa ra kết quả của việc điều tra, khảo sát trên HS, phân tích lần
lƣợt và kĩ càng tất cả các câu hỏi và các số liệu thu đƣợc.


+ Trích dẫn một số câu trả lời câu hỏi mở của HS thu đƣợc từ phiếu điều tra.


+ Kết luận thực trạng về quan điểm, xu hƣớng chọn nghề của HS, một lần
nữa khẳng định vai trò của cha mẹ trong việc giúp con lựa chọn nghề nghiệp


<i>Bước 3:</i> Giáo viên tổ chức để cha mẹ HS thảo luận và phát biểu ý kiến


+ Cha mẹ HS thảo luận, trao đổi ý kiến với nhau và giáo viên về thực trạng
mà giáo viên vừa trình bày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

100


+ Giáo viên tìm hiểu và trả lời những thắc mắc, những vấn đề cần trao đổi
của cha mẹ HS.


<i>Bước 4:</i> Giáo viên kết luận và tổng kết hội nghị


+ Kết luận về thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS, những
quan điểm, ý kiến thống nhất của cha mẹ HS, những vấn đề hoặc ý kiến đặt ra chƣa
đƣợc giải quyết thoả đáng.


+ Nhận xét đánh giá chung về diễn biến và kết quả của hội nghị


+ Cung cấp cho cha mẹ HS những tài liệu có thể tham khảo trong việc định
hƣớng nghề nghiệp cho con em họ.


<i>3.2.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS </i>
<i>* Mục đích của biện pháp: </i>


Hồ sơ hƣớng nghiệp là một bản tƣ liệu ghi lại một cách đầy đủ trong một thời
gian dài những sự hình thành, biến đổi và phát triển của những nét, những phẩm
chất nhân cách, những năng lực có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của HS.



Hồ sơ hƣớng nghiệp là cơ sở tin cậy để giáo viên, nhà trƣờng tƣ vấn hƣớng
nghiệp cho HS. Thông qua những tƣ liệu đƣợc ghi lại và đƣợc tổng hợp lại của cả
một quá trình khá dài những hoạt động sống, lao động, học tập của HS, mà có thể
tƣ vấn, định hƣớng để mỗi HS sẽ đi vào nghề này mà không nên là nghề khác,
đƣợc phép đi vào lĩnh vực nghề nghiệp này mà không thể đi vào lĩnh vực nghề
nghiệp kia...


<i>* Các bước tiến hành biện pháp: </i>


<i>Bước 1: </i>Tiến hành lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

101


- Hồ sơ hƣớng nghiệp của HS hồn tồn khơng đơn giản nhƣ một quyển học
bạ của HS mà nó ghi lại một cách sống động nhất những bƣớc đƣờng phát triển
của HS, những bƣớc đi ngày một gần nghề nghiệp tƣơng lai. Trong thực tế hiện
nay chƣa có một mẫu cụ thể nào về hồ sơ hƣớng nghiệp. Tuy vậy trong mỗi hồ sơ
hƣớng nghiệp, mỗi năm giáo viên phải ghi lại đầy đủ những vấn đề sau:


+ Thành tích cụ thể về các mơn học, về các hoạt động trong và ngoài nhà
trƣờng, những hoạt động có thành tích nổi bật của HS.


+ Những biến đổi trong hứng thú nghề nghiệp của HS


+ Kết quả tham gia các hoạt động phong trào, các hoạt động xã hội, lao động
sản xuất và học nghề.


+ Sự phát triển của thể chất, thể lực, trạng thái sức khoẻ, những diễn biến và
biểu hiện của bệnh tật.



+ Những kết quả trắc nghiệm về số phẩm chất, đặc điểm nhân cách của HS, ví dụ
nhƣ: về trí nhớ, ý chí, chú ý, xu hƣớng, năng lực, tƣ duy, tính cách, xúc cảm...


+ Bản đối chiếu sự phù hợp nghề: Đối chiếu giữa những phẩm chất năng lực
và đặc điểm cá nhân HS với những yêu cầu của nghề (trên cơ sở các bản hoạ đồ
nghề nghiệp).


+ Những lời khuyên chọn nghề đối với học sinh của giáo viên theo từng năm.
Hồ sơ hƣớng nghiệp càng tỉ mỉ càng tốt. Nhƣng cuối cùng phải có sự tổng hợp
về toàn bộ sự phát triển và những khẳng định về nghề nghiệp mà HS cần chọn.


<i>Bước 2:</i>Giáo viên phụ trách công tác hƣớng nghiệp cho HS lớp 12 căn cứ vào
những đặc điểm, những chỉ số... về quá trình phát triển nhân cách của HS đã đƣợc ghi
trong hồ sơ mà tƣ vấn, định hƣớng giúp HS lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp.


<b>3.3. Khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

102
<i>3.3.1. Mục đích khảo nghiệm: </i>


Kiểm nghiệm và đi đến kết luận về sự phù hợp, tính hiệu quả, tính khả thi,
tính hợp lí của các biện pháp tổ chức hoạt động của HS lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng
của nền KTTT.


<i>3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm: </i>


Giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời là giáo viên phụ trách về giáo dục hƣớng
nghiệp cho HS lớp 12 ở tỉnh Phú Thọ (bao gồm 40 giáo viên, trƣờng THPT Hạ
Hoà huyện Hạ Hoà: 13 giáo viên; trƣờng THPT Hùng Vƣơng thị xã Phú Thọ: 13


giáo viên; trƣờng THPT Việt Trì thành phố Việt Trì: 14 giáo viên)


<i>3.3. 3. Quá trình tiến hành khảo nghiệm: </i>
<i>Bước 1:</i> Chuẩn bị khảo nghiệm:


- Xác định các mục tiêu khảo nghiệm


- Biên soạn phiếu điều tra (Mẫu phiếu A4 phần phụ lục)
<i>Bước 2:</i> Tiến hành khảo nghiệm:


- Phát phiếu điều tra cho giáo viên và tiến hành trƣng cầu ý kiến giáo
viên theo phiếu điều tra.


- Thu phiếu điều tra và có thể trị chuyện, trao đổi với giáo viên xung
quanh vấn đề cần trƣng cầu ý kiến.


<i>Bước 3:</i> Xử lý và phân tích kết quả điều tra:
<i>3.3.4. Kết quả khảo nghiệm: </i>


Sau quá trình khảo nghiệm sƣ phạm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, chúng
tôi đƣợc kết quả nhƣ sau:


<i>* Đánh giá của chuyên gia về tầm quan trọng của việc nghiên cứu xây dựng </i>
<i>các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa </i>
<i>chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 dưới ảnh hưởng của nền KTTT: </i>


- 37/40 chuyên gia (tỉ lệ 92,5%) cho rằng việc nghiên cứu và xây dựng các
biện pháp là rất quan trọng, rất cần thiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

103



- Không có chuyên gia nào đồng ý với ý kiến cho rằng đó là điều khơng quan
trọng, khơng cần thiết.


<i>* Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của những cơ sở có tính ngun tắc </i>
<i>trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp </i>
<i>cho HS lớp 12: </i>


Kết quả điều tra đƣợc chúng tôi xử lý và tổng hợp trong bảng sau:


<i><b>B</b><b>ảng 4.1: Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của những cơ sở có tính </b></i>
<i><b>nguyên t</b><b>ắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp </b></i>


<i>Số </i>
<i>TT </i>


<i>Cơ sở có tính ngun tắc trong việc </i>
<i>nghiên cứu, xây dựng các biện pháp </i>


<i>Mức độ phù hợp </i>
<i>Rất </i>


<i>phù hợp </i>
<i>(%) </i>


<i>Phù hợp </i>
<i>(%) </i>


<i>Khơng </i>
<i>phù hợp </i>



<i>(%) </i>


1 Đảm bảo tính mục đích của hƣớng nghiệp 100 0 0


2 Đảm bảo sự phù hợp với những đăc điểm tâm lý


của HS THPT 100 0 0


3 Đảm bảo sự phân hoá, cá biệt hoá HS trong hoạt


động hƣớng nghiệp 90 10 0


4 Đảm bao tính hệ thống trong hoạt động hƣớng


nghiệp 95 5 0


5 Quán triệt theo quan điểm tiếp cận hoạt động và


nhân cách 100 0 0


6 Đảm bảo tính khả thi 100 0 0


Các chuyên gia đều đánh giá cao sự phù hợp của những cơ sở có tính ngun
tắc trong việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp. Điều đó nghĩa là các biện pháp
đƣợc xây dựng trên cơ sở có sự định hƣớng bởi những căn cứ vững chắc cả về mặt
lý luận và thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

104



<b>Bảng</b><i><b>4.2: Đánh giá của chuyên gia về sự phù hợp của các biện pháp </b></i>


<i>Số </i>


<i>TT </i> <i>Các biện pháp </i>


<i>Mức độ phù hợp </i>
<i>Rất </i>


<i>phù hợp </i>
<i>(%) </i>


<i>Phù hợp </i>
<i>(%) </i>


<i>Không </i>
<i>phù hợp </i>


<i>(%) </i>


1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về


những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 92,5 7,5 0


2 Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về


nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp 100 0 0


3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở SX 95 5 0



4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS


về nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ 100 0 0


5 Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi HS 87,5 12,5 0


Qua bảng số liệu có thể thấy các chuyên gia đánh giá rất cao về sự phù hợp cơ
sở về lí luận và thực tiễn của các biện pháp. Có những biện pháp đƣợc 100%
chuyên gia đánh giá rất phù hợp, nhƣ biện pháp tổ chức toạ đàm ở lớp với chủ đề
về hƣớng nghiệp, biện pháp tổ chức hội nghị trao đổi với cha mẹ HS, về nghề
nghiệp tƣơng lai con em họ. Các biện pháp xây dựng bài học có nội dung giới
thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể có 92,5% đánh giá rất phù hợp, 7,5%
đánh giá phù hợp, biện pháp tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở sản xuất có
95% đánh giá rất phù hợp, 5% đánh giá phù hợp. Biện pháp lập hồ sơ hƣớng
nghiệp cho HS có 87,5% đánh giá rất phù hợp và 12,5% đánh giá phù hợp.


<i>* Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các bước tiến hành của </i>
<i>những biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 12: </i>


<i><b>B</b><b>ảng 4.3: Đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các bước tiến hành </b></i>
<i><b>nh</b><b>ững biện pháp </b></i>


<i>Số </i>


<i>TT </i> <i>Các biện pháp </i>


<i>Mức độ hợp lý </i>
<i>Rất </i>


<i>hợp lý </i>


<i>(%) </i>


<i>Hợp lý </i>
<i>(%) </i>


<i>Không </i>
<i>hợp lý </i>
<i>(%) </i>


1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những


lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 100 0 0


2 Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề


nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp 97,5 2,5 0


3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở sản xuất 87,5 12,5 0


4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về


nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ 100 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

105


Đa số các chuyên gia đều đánh giá rất cao về tính hợp lý của các bƣớc tiến
hành biện pháp của tất cả các biện pháp. Có những biện pháp có các bƣớc tiến
hành đƣợc 100% đánh giá là rất hợp lý đó là các biện pháp: Xây dựng bài học có
nội dung giới thiệu về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể và biện pháp tổ chức hội
nghị để trao đổi với cha mẹ HS về nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ. Các biện


pháp còn lại cũng đƣợc các chuyên gia đánh giá cao, đa số đều đồng ý ở mức độ
rất hợp lý.


<i>* Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp: </i>
<i><b>B</b><b>ảng 4.4: Đánh giá của chuyên gia về mức độ khả thi của các biện pháp </b></i>


<i>Số </i>


<i>TT </i> <i>Các biện pháp </i>


<i>Mức độ khả thi </i>
<i>Dễ </i>


<i>thực hiện </i>
<i>(%) </i>


<i>Khó </i>
<i>thực hiện </i>


<i>(%) </i>


<i>Khơng </i>


<i>thực </i>


<i>hiện </i>


<i>được(%)</i>


1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về



những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể 100 0 0


2 Tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề


nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp 100 0 0


3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở sản


xuất 100 0 0


4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về


nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ 100 0 0


5 Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi HS 92,5 7,5 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

106
<b>3.4. Kết luận chƣơng 3 </b>


Dựa trên những cơ sở về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã nghiên cứu xây
dựng đƣợc 5 biện pháp và các bƣớc thực hiện những biện pháp đó. Các biện pháp
đƣợc xây dựng với mục đích có thể đƣợc vận dụng dễ dàng trong công tác hƣớng
nghiệp ở các trƣờng THPT hiện nay, nhằm hình thành những xu hƣớng lựa chọn
nghề nghiệp phù hợp hoặc điều chỉnh xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp không phù
hợp của HS lớp 12 do sự ảnh hƣởng của nền KTTT. Các biện pháp đề xuất là
những định hƣớng giúp cho giáo viên phụ trách cơng tác hƣớng nghiệp có thể linh
hoạt vận dụng tuỳ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, đối tƣợng
khác nhau nhằm thực hiện tốt mục đích nhiệm vụ của giáo dục hƣớng nghiệp trong
nhà trƣờng phổ thông hiện nay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

107


<b>K</b>

<b>ẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ </b>



<b>1. Kết luận </b>


1.1. Xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS là một hiện tƣợng tâm lý rất
phức tạp, nó đƣợc hình thành trong một q trình khá lâu dài nên có sự ổn định và
tƣơng đối bền vững. Là một hiện tƣợng xã hội cho nên nó chịu sự tác động của các
hiện tƣợng xã hội khác nhƣ kinh tế, giáo dục, dƣ luận xã hội...Sự phát triển mạnh
mẽ của nền KTTT ở nƣớc ta hiện nay có ảnh hƣởng rất lớn đến xu hƣớng lựa chọn
nghề nghiệp của HS cả về mặt tích cực và tiêu cực, cũng có nghĩa là ảnh hƣởng đến
chất lƣợng nguồn nhân lực trong tƣơng lai của đất nƣớc. Chính vì vậy, đây cũng là
một vấn đề lớn của GDHN đang đƣợc quan tâm nghiên cứu.


1.2. Sự tác động của nền KTTT đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS
lớp 12 là một qui luật tất yếu. Tuy vậy, sự tác động này sẽ nghiêng theo chiều
hƣớng tích cực nếu HS biết chủ động trƣớc các tác động ấy, chủ động tiếp nhận
các tác động trên cơ sở chủ động tìm ra sự phù hợp của bản thân với các tác động
đó. Có nghĩa là HS nhận thức đƣợc các tác động. Ngƣợc lại, sự tác động của KTTT
sẽ nghiêng theo chiều hƣớng tiêu cực nếu HS không nhận thức đƣợc các tác động,
không nhận thức đƣợc sự phù hợp của bản thân, tức là HS thụ động trƣớc các tác
động của KTTT. Bởi vì bản thân KTTT khơng có mặt trái mà chính cách tiếp nhận
của con ngƣời mới tạo ra những mặt trái đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

108


là sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái nhƣng lại vƣợt quá khả năng của chúng. Vì
vậy, cha mẹ HS cũng chƣa đủ khả năng để có thể định hƣớng nghề nghiệp đúng


đắn, phù hợp cho con cái.


HS lớp 12 trƣờng THPT hiện nay đang có xu hƣớng muốn đƣợc học tập và
làm việc ở các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế
– XH ngoài biên chế nhà nƣớc, đề cao cuộc sống tự lập và khả năng sử dụng ngoại
ngữ, tin học. Đây là một hiện tƣợng xã hội xuất hiện tất yếu trong nền KTTT và sự
phát triển của cơng nghiệp. Tuy nhiên nó cũng là một trong các nguyên nhân cơ
bản của sự mất cân bằng nguồn lực lao động trong XH nếu thiếu sự can thiệp, điều
tiết vĩ mô kịp thời của Nhà nƣớc và các ngành chức năng.


Thiếu nghiêm trọng đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách làm cơng tác
hƣớng nghiệp, vì vậy không thể tạo ra đƣợc một môi trƣờng hoạt động hƣớng
nghiệp mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong nhà trƣờng THPT hiện nay.


1.4. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tơi đã tiến hành xây dựng
đƣợc một số biện pháp cụ thể nhằm hình thành xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp tích
cực, phù hợp của HS lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của nền KTTT hiện nay. Qua thử
nghiệm trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, các biện pháp đã đƣợc các chuyên gia đánh
giá cao về sự hợp lí cũng nhƣ tính khả thi. Nhƣ vậy nếu đƣợc áp dụng vào thực tiễn
với việc đảm bảo đầy đủ các yêu cầu và các bƣớc tiến hành của biện pháp thì sẽ đem
lại hiệu quả cao, giúp HS lớp 12 lựa chọn đƣợc nghề nghiệp phù hợp, góp phần nâng
cao chất lƣợng GDHN trong các trƣờng THPT hiện nay.


<b>2. Khuyến nghị </b>


<i>2.1. Đối với nhà trường THPT: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

109


Tổ chức, liên hệ với các trung tâm kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp để đƣa


giáo viên đi tập huấn định kì về cơng tác hƣớng nghiệp. Theo dõi và chỉ đạo sát
sao việc tổ chức, thực hiện GDHN thƣờng xuyên theo qui định của Bộ Giáo dục và
đào tạo đối với mỗi giáo viên đã đƣợc giao nhiệm vụ, quan tâm đầu tƣ trang bị cơ
sở vật chất phục vụ công tác hƣớng nghiệp, tăng cƣờng việc tổ chức các hoạt động
ngoại khoá tại các cơ sở sản xuất cho HS, tăng thêm sự ƣu đãi vật chất cho giáo
viên phụ trách công tác hƣớng nghiệp...


Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc lập hồ sơ hƣớng nghiệp cho mỗi HS ngay từ khi các
em bắt đầu vào học lớp 10, lập những kế hoạch cụ thể về việc phối kết hợp giáo dục
hƣớng nghiệp cho HS giữa nhà trƣờng, gia đình và các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất.
Nhà trƣờng phải đảm bảo để HS có thể dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm những thơng
tin cập nhật về các lĩnh vực nghề nghiệp trong XH cũng nhƣ về mỗi nghề cụ thể.


2.1.2. Trong nhà trƣờng THPT, GDHN cho HS là trách nhiệm của tất cả các
giáo viên chứ không phải của riêng giáo viên phụ trách hƣớng nghiệp, mỗi giáo
viên đều phải có ý thức định hƣớng nghề nghiệp cho HS thơng qua chính mơn học,
bài học mà mình phụ trách. Đổi mới nhận thức và tƣ duy về GDHN, đổi mới
phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động hƣớng nghiệp theo hƣớng đa dạng
hố và tích cực hoá hoạt động của HS, nhằm hình thành nhu cầu đƣợc hƣớng
nghiệp ở mỗi HS, thu hút HS tham gia một cách tự giác. Giáo viên phụ trách
hƣớng nghiệp phải kết hợp với giáo viên các bộ môn để xây dựng các bản họa đồ
nghề nghiệp chi tiết cho HS tham khảo trong quá trình chọn nghề.


<i>2.2. Đối với gia đình HS: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

110


<b>DANH MỤC </b>



<b>CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ </b>




</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

111


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



2. X.Ia Batƣsep, X.A Sapôrinxki, (1982), <i>cơ sở giáo dục học nghề nghiệp</i>, Nxb
Công nhân kĩ thuật, Hà Nội.


3. Nguyễn Ngọc Bích, (1979), <i>Nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên</i>
Luận án tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội.


4. Bộ giáo dục và đào tạo, (2006), <i>Giáo trình kinh tế Chính trị Mác - Lênin</i>, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


5. <i>Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, (2002), Nxb giáo dục, Hà Nội. </i>
<i>6. Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội 2004 - 2010 </i>


7. N.K Crupxkaia, (1965), <i>Về công tác hướng nghiệp cho học sinh</i> (Tuyển tập các
bài báo, nhà xuất bản giáo dục Liên Xô.


8. Phạm Tất Dong, Đặng Danh ánh, Nguyễn Thế Trƣờng, Trần Minh Thu,
Nguyễn Dục Quang, (2004), <i>Hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 12</i>, Nxb
Giáo dục, Hà Nội


9. Phạm Tất Dong, Nguyễn Nhƣ ất, (2000), <i>Sự lựa chọn cho tương lai</i> (tƣ vấn
hƣớng nghiệp), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.


10. Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Minh An, (1987), <i>Giáo trình cơng tác </i>
<i>hướng nghiệp trong trường phổ thông, Bộ Giáo dục, Hà Nội. </i>



11. Phạm Tất Dong, (1996), Giáo dục lao động và hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp
<i>cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghiên cứu giáo dục số 6/1996 </i>


12. Quang Dƣơng, (2004), Tư vấn hướng nghiệp, Nxb trẻ, Thành phố HCM.


13. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ
<i>IX</i>, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


14. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
<i>X, Nxb Chín</i>h trị quốc gia, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

112
16. J. H Fitcher, 1973, <i>Xã hội học</i>


17. Phạm Minh Hạc, (1999), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


18. Phạm Minh Hạc, (2001), <i>Về phát triển con người toàn diện thời kì CNH - </i>
<i>HĐH, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội. </i>


19. Đoàn Đức Hiếu, (2000), Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường
<i>định hướng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


20. Nguyễn Văn Hộ, (1998), Cơ <i>sở phát triển của công tác hướng nghiệp trong </i>
<i>trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. </i>


21. Nguyễn Văn Hộ, (2000), Thích ứng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


22. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2006), <i>Hoạt động giáo dục hướng </i>
<i>nghiệp và giảng dạy Kĩ thuật trong trường THPT, Nxb giáo dục, Hà Nội. </i>



23. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, (1997), <i>Tâm lý học lứa tuổi </i>
<i>và tâm lý học sư phạm, Nxb giáo dục, Hà Nội. </i>


24. Bùi Văn Huệ, (1996), Tâm lý học, Nxb Đại học QG Hà Nội, Hà Nội.


25. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, (2004), Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
<i>THPT với việc phát triển nguồn nhân lực, tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội. </i>


26. Nguyễn Thị Thanh Huyền, (2006), <i>Thực trạng thực hiện công tác giáo dục </i>
<i>hướng nghiệp trong trường THPT khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, Đề tài </i>
KH&CN cấp bộ, Thái Nguyên.


<i>27. </i>Iger Bushmarin, (1964), “Trí tuệ hóa lao động ở các nƣớc có nền kinh tế thị
trƣờng” - Con người và nguồn lực con người trong phát triển.


28. L.A Iôvaisa, (1983), <i>Những vấn đề hướng nghiệp cho học sinh</i>, Nxb giáo dục
Liên Xô.


29. E.A Klimốp, Lựa chọn nghề như thế nào. M. 1975


30. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, (2000), <i>Để nâng cao chất lượng giáo dục </i>
<i>hướng nghiệp trong tình hình mới, Tạp chí giáo dục, Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

113


32. Phạm Nguyệt Lãng, (1991), Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh THPT,
nghiên cứu giáo dục số 5/1991.


33. Hà Trọng Nghĩa, (1999), Nhân lực trẻ, đào tạo và triển vọng, Nxb Thanh niên,
Hà Nội.



34. Lê Hữu Nghĩa, (1998), Tồn cầu hóa: Những vấn đề chính trị - xã hội. Tạp chí
nghiên cứu lí luận số 22 tháng 11/1998.


35. <i>Nghị quyết hội nghị lần thứ II, BCH TW Đảng khóa VIII. </i>


36. Hồng Phê (chủ biên), (1994), Từ điển tiếng việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Triệu Thị Phƣơng, (1991), <i>Một số đặc điểm hứng thú và ý định nghề nghiệp </i>


<i>của học sinh PTCS, Nghiên cứu giáo dục số 5/1991. </i>


38. K.K. Platônốp, (1996), Năng lực nghề nghiệp và định hướng nghề - Kiép.
39. K.K.Platônốp, (1978), Hướng nghiệp cho tuổi trẻ. Nxb ĐH Liên Xô.


40. A.V. Pêtrôpski (chủ biên), (1982), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.


41. Trần Quế, (1999), Những vấn đề toàn cầu ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Lê Văn Sang, (1994), Các mơ hình kinh tế thị trường trên thế giới, Nxb thống


kê, Hà Nội.


43. Nguyễn Viết Sự, (2005), Đổi mới tư duy phát triển giáo dục ngề nghiệp theo
<i>định hướng thị trường lao động. Tạp chí giáo dục, Hà Nội </i>


44. Tập thể cán bộ giảng dạy, (2002), <i>Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm</i>,
Khoa TL - GD, trƣờng ĐHSP Thái Nguyên, Thái Nguyên


45. Trần Quốc Thành, (2002), Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh lớp 12
<i>THPT một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tạp chí tâm lý học, Hà nội. </i>



46. Phạm Huy Thụ, Phạm Tất Dong, Nguyễn Thế Trƣờng, (1982), <i>Sinh hoạt </i>
<i>hướng nghiệp của học sinh THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

114


48. Trần Văn Tùng, Lê ái Luận, (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế
<i>giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>49. Từ điển bách khoa điện tử: Wikipedia </i>


50. Vũ Hồng Tiến (chủ biên), (2002), <i>Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kì </i>
<i>quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Nxb ĐHSP, Hà Nội. </i>


51. Nguyễn Thanh, (2002), <i>Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa - </i>
<i>Hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội </i>


52. Phạm Quốc Trụ, (Bộ ngoại giao - Vụ hợp tác kinh tế đa phƣơng), (2002), <i>Việt </i>
<i>Nam hội nhập Kinh tế trong xu thế tồn cầu hóa, vấn đề và giải pháp</i>, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


53. Nguyễn Quang Uẩn, (và các cộng sự), (1995), <i>Giá trị, định hướng giá trị - </i>
<i>Nhân cách và giáo dục giá trị, Đề tài KX 07 - 04, Hà Nội. </i>


54. Nguyễn Quan Uẩn, (chủ biên), (2001), <i>Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học </i>
quốc gia, Hà Nội.


55. Viện thông tin KH - KTTW, (1990), <i>Bàn về chiến lược con người, Nxb Sự </i>
thật, Hà Nội.



56. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, (1998), Đại từ điển kinh tế thị
<i>trường, Hà Nội. </i>


57. Viện thông tin khoa học xã hội, (1992), <i>Lý thuyết hiện đại về kinh tế thị </i>
<i>trường, Hà Nội. </i>


58. Vụ công tác lập pháp, (2005), Luật giáo dục 2005, Nxb tƣ pháp, Hà Nội


<i>59. </i>Nguyễn Nhƣ ý, (chủ biên), (1999), <i>Đại từ điển tiếng Việt,</i> Nxb văn hố thơng
tin, Hà Nội.<i> </i>


<i>60. </i>Nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng Cộng sản
Việt nam khoá VIII.


<i>61. </i>


<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

115


<i>63. </i>


<i>64. </i>
<i> </i>


<i>65. </i>
<i> </i>


<i>66. </i>



<i>67. /><i>68. </i>
<i>69. />


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

116


<b>PHẦN PHỤ LỤC </b>


<b>(mẫu phiếu a1) </b>


<b>Phiếu khảo sát học sinh </b>



<i>Để giúp học sinh lớp 12 lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, góp phần nâng </i>
<i>cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trườ ng THPT. Xin bạn vui lòng cho </i>
<i>biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu (</i><i>) vào ô mà bạn </i>
<i>lựa chọn hoặc trả lời ngắn gọn câu hỏi. </i>


<b>Câu 1: </b><i>Theo bạn hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT nhằm: </i>


 <sub>Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, </sub>


hứng thú, sở thích của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.


 <sub>Cung cấp cho học sinh thông tin về những nghề hiện có trong xã hội. </sub>


 <sub>Dạy cho học sinh một số nghề nhất định, nhằm giúp họ bƣớc vào cuộc sống </sub>


và lao động.


 <sub>Cung cấp thông tin về nghề đồng thời dạy nghề phù hợp cho học sinh. </sub>
 <sub>Giúp học sinh chuẩn bị chọn ngành nghề và thi vào các trƣờng ĐH, CĐ, THCN </sub>


<b>Câu 2</b><i>: Theo bạn việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trong trường </i>
<i>THPT là: </i>



 <sub>Rất quan trọng, rất cần thiết </sub>
 <sub>Quan trọng, cần thiết </sub>


 <sub>Không quan trọng không cần thiết </sub>


<b>Câu 3: </b><i>Trong những giờ học (giờ sinh hoạt) về hướng nghiệp bạn đã: </i>


 <sub>Chú ý nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những định hƣớng </sub>


của bản thân.


 <sub>Làm một việc riêng gì đó để nó trơi qua nhanh chóng </sub>


 <sub>Nói chuyện với nhau trong lớp, khơng để ý đến bài giảng của giáo viên </sub>


<i>Và bạn cũng đã tham gia: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

117


 <sub>Rất ít khi tham gia hoặc không tham gia. </sub>


<b>Câu 4: </b><i>Bạn thực sự có nhu cầu và suy nghĩ nghiêm túc về việc lựa chọn nghề </i>
<i>nghiệp từ khi</i>:


 <sub>Trƣớc khi vào lớp 10 (cuối cấp THCS) </sub>


 <sub>Trong quá trình học THPT (Từ lớp 10 đến lớp 12) </sub>
 <sub>Khi làm hồ sơ thi ĐH, CĐ và THCN </sub>



 <sub>Chƣa có dự đinh gì </sub>


<b>Câu 5: </b><i>Sau khi tốt nghiệp THPT bạn sẽ:</i>


 <sub>Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại. </sub>


 <sub>Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ mới xem xét việc thi THCN hoặc đi học nghề. </sub>
 <sub>Thi THCN hoặc đi học nghề </sub>


 <sub>Làm công nhân trong hoặc đi xuất khẩu lao động </sub>


 <sub>Kinh doanh, buôn bán hoặc làm một việc gì đó để kiếm tiền giúp đỡ gia đình </sub>


<b>Câu 6: </b><i>Theo bạn, hiện nay học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng </i>
<i>có những nhu cầu và hứng thú về những vấn đề gì dưới đây (Đánh số từ 1 đến 10 </i>
<i>biểu thị mức độ của nhu cầu và hứng thú, có nhu cầu hoặc hứng thú nhất xếp số 1) </i>


<i>STT </i> <i>Vấn đề HS có nhu cầu hoặc hứng thú </i> <i>Mức độ nhu cầu </i>


<i>hoặc hứng thú </i>
1 Học Đại học trở lên hoặc đi du học


2 Giỏi tin học, ngoại ngữ
3 Làm việc ở thành phố


4 Làm việc trong biên chế nhà nƣớc
5 Làm việc ngoài biên chế nhà nƣớc
6 Sớm có cuộc sống tự lập


7 Cuộc sống hƣởng thụ, ăn chơi, tụ tập bạn bè


8 Việc làm ổn định và thu nhập cao


9 Kinh doanh, buôn bán


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

118


<b>Câu 7: </b><i>Trong các ngành nghề (hay nhóm ngành nghề) dưới đây, nếu được lựa </i>
<i>chọn bạn sẽ ưu tiên lựa chọn ngành nghề nào? (Đánh số từ 1 đến 10 biểu thị mức </i>
<i>độ ưu tiên vào các ô, ưu tiên nhất xếp số 1)</i>


<i>S TT </i> <i>Ngành nghề (hoặc nhóm nghề) </i> <i>Thứ tự </i>


<i>ưu tiên </i>
1 Dạy học (Sƣ phạm)


2 Y, Dƣợc


3 Nông, lâm, ngƣ nghiệp


4 tài chính, ngân hàng, chứng khốn, quản trị kinh doanh
5 Xây dựng, kiến trúc, giao thông


6 Văn hóa, nghệ thuật và giải trí (ca nhạc, điện ảnh, thời trang)
7 Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông


8 Công tác xã hội
9 Chuyên gia tƣ vấn
10 Công an, quân đội


<b>Câu 8: </b><i>Bạn đã hoặc sẽ lựa chọn cho mình một ngành nghề. Lí do lựa chọn của </i>


<i>bạn là: </i>


 <sub>Thấy phù hợp với năng lực, sở trƣờng, hứng thú và nhu cầu của bản thân </sub>
 <sub>Thấy đƣợc ý nghĩa xã hội của nghề </sub>


 <sub>Thấy bạn bè và nhiều ngƣời chọn ngành nghề đó nên làm theo </sub>
 <sub>Có thu nhập cao và có nhiều cơ hội tìm đƣợc việc làm </sub>


 <sub>Có điều kiện để nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề </sub>
 Do cha mẹ (gia đình) định hƣớng


<b>Câu 9:</b><i>Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của bạn là: </i>


 <sub>Cha mẹ ( gia đình) </sub>


 <sub>Bạn bè và những ngƣời quen </sub>


 <sub>Hoạt động hƣớng nghiệp của nhà trƣờng </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

119


<b>Câu 10: </b><i>Khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn quan tâm đến những vấn đề gì ?(Đánh số từ </i>
<i>1 đến 10 biểu thị mức độ quan tâm vào các ô, quan tâm nhất xếp số 1)</i>


<i>Số </i>


<i>TT </i> <i>Vấn đề quan tâm </i>


<i>Mức độ </i>
<i>quan tâm </i>


1 Nhu cầu, hứng thú của bản thân với nghề


2 Cơ hội có việc làm sau khi ra trƣờng
3 Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề


4 Là nghề đƣợc nhiều hay ít ngƣời lựa chọn?
5 Sự đánh giá của xã hội đối với nghề


6 Điều kiện để thể hiện năng lực cá nhân
7 Vị thế xã hội của nghề


8 Điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ
9 Khả năng thăng tiến trong nghề


10 Sự đồng tình, ủng hộ của gia đình


<b>Câu 11: </b><i>Ngành nghề (hoặc trường) mà bạn đã ( hoặc sẽ chọn) là: </i>


... ....
<i>Giải thích ngắn gọn tại sao bạn lại lựa chọn ngành nghề đó mà không phải ngành </i>
<i>nghề khác? </i>


... ...
...
<b>Câu 12: </b><i>Sắp học xong THPTnếu vẫn chưa lựa chọn được nghề nghiệp, bạn sẽ: </i>


 <sub>Rất lo lắng vì sẽ lãng phí thời gian vơ ích </sub>


 <sub>Khơng lo lắng vì có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu và lựa chọn cho chắc chắn </sub>
 <sub>Hồn tồn n tâm vì đó là việc của bố mẹ </sub>



<b>Câu 13:</b> <i>Bạn thường trao đổi, tâm sự hoặc hỏi ý kiến ai về việc lựa chọn nghề </i>
<i>nghiệp của mình? </i>


 <sub>Cha mẹ hoặc ngƣời thân trong gia đình </sub>
 <sub>Thầy cơ giáo làm công tác hƣớng nghiệp </sub>


 <sub>Không hỏi ý kiến ai, tự mình tìm hiểu và lựa chọn </sub>
 <sub>Bạn bè cùng lớp </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

120


<b>Câu 14: </b><i>Những khó khăn mà bạn gặp phải khi lựa chọn nghề là: (Đánh số từ 1 </i>
<i>đến 10 biểu thị mức độ khó khăn, khó khăn nhất đánh số 1) </i>


<i>STT </i> <i>Những khó khăn </i> <i>Mức độ khó </i>


<i>khăn </i>
1 Không đƣợc tƣ vấn nghề


2 Công tác hƣớng nghiệp không hiệu quả
3 Không biết thông tin đầy đủ về nghề
4 Không biết ý nghĩa xã hội của nghề
5 Thích một lúc nhiều nghề


6 Chọn đƣợc nghề nhƣng năng lực hạn chế


7 Không xác định đƣợc năng lực, hứng thú, sở trƣờng với
nghề nào



8 Chọn đƣợc nghề nhƣng gia đình khơng ủng hộ vì lý do
kinh tế


9 Lo lắng về việc làm sau khi ra trƣờng


10 Lo lắng về thu nhập và sự ổn định của nghề
<i>Xin bạn cho biết thêm một số thông tin về bản thân: </i>
- <i>Họ và tên:... Nam/Nữ </i>


- <i>Học lớp :... Trường THPT:... </i>
- <i>Điểm trung bình học kỳ I năm học 2007 - 2008:... </i>
- <i>Khối thi, ngành học bạn lựa chọn:... </i>
<i>- Tên trường bạn dự định đăng kí dự thi:... </i>
<i>- Nghề nghiệp của bố:... </i>
<i>- Nghề nghiệp của mẹ:... </i>


<i><b> </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

121


<b>(M</b>

<b>ẫu phiếu a2)</b>



<b>Phiếu trƣng cầu ý kiến giáo viên </b>



<i>Để giúp cho học sinh lớp 12 lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, góp phần </i>
<i>nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Xin các thầy, </i>
<i>(cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây, bằng cách đánh dấu </i>
<i>(</i><i>) vào ô mà thầy, (cô) lựa chọn hoặc trả lời ngắn gọn câu hỏi: </i>


<b>Câu 1: </b><i>ở trường THPT nơi thầy ( cô) công tác hiện nay, thực tế và hiệu quả của </i>


<i>việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp là: </i>


 <sub>Đƣợc quan tâm, tổ chức tốt, hiệu quả cao </sub>
 <sub>ít đƣợc quan tâm, hiệu quả thấp </sub>


 <sub>Đƣợc quan tâm nhƣng tổ chức chƣa tốt nên hiệu quả chƣa có hiệu quả </sub>
 <sub>Thực hiện một cách hình thức, cho qua chuyện </sub>


 <sub>Khơng quan tâm, khơng thực hiện </sub>


<b>Câu 2: </b><i>Vấn đề khó khăn nhất gặp phải khi thầy (cô) làm công tác hướng nghiệp </i>
<i>cho học sinh lớp 12 là: </i>


 <sub>Thời lƣọng chƣơng trình q ít, cơ sở vật chất và phƣơng tiện giáo dục </sub>


hƣớng nghiệp thiếu thốn.


 <sub>Học sinh chƣa nhận thức đƣợc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo </sub>


dục hƣớng nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.


 <sub>Sự bất hợp tác của học sinh trong quá trình thực hiện cơng tác hƣớng nghiệp. </sub>
 <sub>Chƣa tìm ra đƣợc các phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục hƣớng </sub>


nghiệp phù hợp.


 <sub>Không phải là giáo viên chuyên trách về hƣớng nghiệp nên sự hiểu biết và </sub>


năng lực tổ chức còn hạn chế.



<b>Câu 3: </b><i>Theo thầy (cô) yếu tố nào là quan trọng nhất đã tác động đến việc lựa chọn </i>
<i>nghề nghiệp của học sinh lớp 12: </i>


 <sub>Cha mẹ và những ngƣời thân trong gia đình HS </sub>
 <sub>Bạn bè và ngƣời quen của HS </sub>


 <sub>Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

122


<b>Câu 4: </b><i>Theo thầy (cô) khi học sinh lựa chọn nghề nghiệp thì những vấn đề được </i>
<i>họ quan tâm là: ( Đánh số từ 1 đến 10 biểu thị mức độ quan tâm vào các ô, quan </i>
<i>tâm nhất xếp số 1) </i>


<i>STT </i> <i>Vấn đề quan tâm </i> <i>Mức độ quan tâm </i>


1 Nhu cầu, hứng thú của bản thân với nghề


2 Cơ hội có việc làm sau khi ra trƣờng


3 Thu nhập (hoặc lợi nhuận) của nghề


4 Là nghề đƣợc nhiều hay ít ngƣời lựa chọn


5 Sự đánh giá của xã hội đối với nghề


6 Điều kiện để thể hiện năng lực cá nhân


7 Vị thế xã hội của nghề



8 Điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ


9 Khả năng thăng tiến trong nghề


10 Sự đồng tình, ủng hộ của gia đình


<b>Câu 5: </b><i>Hiện nay, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh lớp 12 có xu hướng:</i>


 <sub>Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ năm sau tiếp tục thi lại. </sub>


 <sub>Thi ĐH, CĐ, nếu không đỗ mới xem xét việc thi THCN hoặc đi học nghề. </sub>
 Thi THCN hoặc đi học nghề


 <sub>Làm công nhân trong hoặc đi xuất khẩu lao động </sub>


 <sub>Kinh doanh, buôn bán hoặc làm một việc gì đó để kiếm tiền giúp đỡ gia đình </sub>


<b>Câu 6:</b> <i>Theo thầy ( cô) hiện nay những nghề (hay nhóm nghề) nào dưới đây </i>
<i>thường được học sinh ưu tiên lựa chọn. (Đánh số từ 1 đến 10 biểu thị mức độ ưu </i>
<i>tiên vào các ô, ưu tiên nhất xếp số 1) </i>


<i>STT </i> <i>Ngành nghề (hoặc nhóm nghề) </i> <i>Mức độ <sub>ưu tiên </sub></i>


1 Dạy học (Sƣ phạm)
2 Y, Dƣợc


3 Nông, lâm, ngƣ nghiệp


4 tài chính, ngân hàng, chứng khốn, quản trị kinh doanh
5 Xây dựng, kiến trúc, giao thơng



6 Văn hóa, nghệ thuật và giải trí (ca nhạc, điện ảnh, thời trang)
7 Cơng nghệ thông tin, ngoại ngữ, điện tử viễn thông


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

123


<b>Câu 7: </b><i>Theo thầy ( cô) sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường hiện nay có </i>
<i>ảnh hưởng nhiều nhất đến mặt nào của học sinh lớp 12: </i>


 <sub>Chất lƣợng học tập </sub>


 <sub>Mục đích, động cơ học tập </sub>
 <sub>Đạo đức, lối sống </sub>


 <sub>Xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp </sub>


 <sub>Tính chất của mối quan hệ với thầy cô giáo và với bạn bè </sub>


 <sub>ý kiến khác...</sub>


<b>Câu 8: </b><i>Một vài suy nghĩ của thầy ( cô) về xu hướng nghề nghiệp của học sinh </i>
<i>THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng hiện nay: </i>


...
...
<i>Xin thầy, (cơ) cho biết thêm một số thông tin về bản thân: </i>


- Số năm công tác:...
- Số năm làm công tác hƣớng nghiệp:...



</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

124


<b>(Mẫu phiếu A3) </b>



<b>Phiếu trƣng cầu ý kiến cha mẹ học sinh </b>



<i>Để giúp cho học sinh lớp 12 lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, góp phần </i>
<i>nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Xin ơng (bà) vui </i>
<i>lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu (</i><i>) vào ô </i>
<i>mà ông (bà) lựa chọn, hoặc trả lời ngắn gọn câu hỏi. </i>


<b>Câu 1: </b><i>Theo ông (bà), việc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con cái là: </i>


 <sub>Điều bắt buộc mà cha mẹ phải làm </sub>


 <sub>Chỉ mang tính chất tham mƣu, cố vấn, khơng ép buộc con cái </sub>
 <sub>Phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng </sub>


 <sub>Vƣợt ngoài khả năng và hiểu biết của cha mẹ nên cho phép con tự quyết định </sub>
 <sub>Khơng quan tâm, đó là việc con cái đã lớn phải tự quyết định </sub>


<b>Câu 2: </b><i>Đối với vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của con mình thì ông (bà) đã: </i>


 <sub>Rất quan tâm và đã tham mƣu để giúp con chọn đƣợc nghề phù hợp </sub>
 <sub>Để con tự lựa chọn, tự quyết định tƣơng lai của mình </sub>


 <sub>Từ lâu đã chủ động lựa chọn nghề nghiệp cho con </sub>


 <sub>Tin tƣởng là nhà trƣờng sẽ giúp con chọn đƣợc nghề phù hợp </sub>



 <sub>ý kiến khác... </sub>


<b>Câu 3: </b><i>Khi định hướng nghề nghiệp cho con, điều ông bà quan tâm nhất là: </i>


 <sub>Sức khoẻ và học lực của con. </sub>
 <sub>Sở thích và nguyện vọng của con </sub>
 <sub>Điều kiện kinh tế của gia đình </sub>


 <sub>Vấn đề việc làm và thu nhập sau khi ra trƣờng </sub>
 <sub>Nhu cầu xã hội đối với nghề </sub>


<b>Câu 4: </b><i>Sau khi con ông bà tốt nghiệp THPT, ông bà mong muốn con phải: </i>


 <sub>Thi vào các trƣờng ĐH, CĐ </sub>


 <sub>Thi ĐH, CĐ, THCN hay học nghề là tuỳ vào khả năng </sub>
 <sub>Làm công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động </sub>


 Kinh doanh, buôn bán


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

125


<b>Câu 5: </b><i>Trong tương lai ông bà mong muốn con mình sẽ : </i>


 <sub>Giàu có, biết kinh doanh, bn bán giỏi </sub>
 <sub>Có nghề nghiệp ổn định và thu nhập cao </sub>


 <sub>Có địa vị xã hội cao, đƣợc nhiều ngƣời biết đến </sub>
 <sub>Có bằng cấp, đƣợc đào tạo ở trình độ Đại học trở lên </sub>



 <sub>Là ngƣời lao động bình thƣờng, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định </sub>


<b>Câu6:</b><i>Xin ông, (bà) cho biết một vài suy nghĩ của mình về vấn đề nghề nghiệp </i>
<i>tương lai của con cái:</i>


...
...
...


<i>Xin ông (bà) cho biết thêm một số thơng tin về gia đình: </i>


<i>Nghề nghiệp của cha: </i> <i>Nghề nghiệp của mẹ: </i>


 <sub>Công nhân viên chức nhà nƣớc </sub>
 <sub>Làm ruộng hoặc các nghề khác </sub>


 Kinh doanh, buôn bán


 <sub>Công nhân viên chức nhà nƣớc </sub>
 <sub>Làm ruộng hoặc các nghề khác </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

126


<b>(Mẫu phiếu</b>

<b>A4) </b>



<b>Phiếu trƣng cầu ý kiến chuyên gia </b>



<i>Để giúp học sinh lớp 12 có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, góp </i>
<i>phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Xin thầy </i>
<i>(cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu </i>


<i>(</i><i>) vào ô mà thầy (cô) lựa chọn, hoặc trả lời ngắn gọn câu hỏi. </i>


<b>Câu 1: </b><i>Theo thầy (cô), việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động </i>
<i>hướng nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trường </i>
<i>THPT dưới sự ảnh hưởng của nền KTTT là: </i>


 <sub>Rất quan trọng, rất cần thiết </sub>
 <sub>Quan trọng, cần thiết </sub>


 <sub>Không quan trọng không cần thiết </sub>


<b>Câu 2: </b><i>Theo thầy (cô), những cơ sở khoa học có tính ngun tắc trong việc xây dựng </i>
<i>các biện pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa chọn </i>
<i>nghề nghiệp của HS lớp 12 trường THPT đã phù hợp chưa? </i>


<i>S TT </i> <i>Cơ sở khoa học có tính ngun tắc của việc </i>
<i>nghiên cứu, xây dựng các biện pháp </i>


<i>Mức độ phù hợp (%) </i>
<i>Rất </i>


<i>phù hợp </i>


<i>Phù </i>
<i>hợp </i>


<i>Khơng </i>
<i>phù hợp </i>


1 Đảm bảo tính mục đích của giáo dục hƣớng



nghiệp


2 Đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm tâm lý


của HS THPT


3 Đảm bảo sự phân hoá, cá biệt hoá HS trong hoạt <sub>động hƣớng nghiệp </sub>


4 Đảm bảo tính hệ thống trong hoạt động hƣớng


nghiệp


5 Quán triệt theo quan điểm tiếp cận hoạt động và <sub>nhân cách </sub>


6 Đảm bảo tính khả thi


<i>Thầy (cơ) có bổ sung hoặc điều chỉnh gì vào vấn đề trên không?:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

127


<b>Câu 3: </b><i>Theo thầy (cô), mức độ phù hợp của các biện pháp tổ chức hoạt động </i>
<i>hướng nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 </i>
<i>trường THPT là: </i>


<i>STT </i> <i>Các biện pháp </i>


<i>Mức độ phù hợp (%) </i>
<i>Rất </i>



<i>phù hợp </i>


<i>Phù </i>
<i>hợp </i>


<i>Không </i>
<i>phù hợp </i>


1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về
những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể


2 Tổ chức buổi tọa đàm ở lớp với chủ đề về nghề


nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp


3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở sản xuất


4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về


nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ


5 Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi HS


<b>Câu 4: </b><i>Theo thầy (cô), mức độ hợp lí của các bước tiến hành những biện pháp tổ </i>
<i>chức hoạt động hướng nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của </i>
<i>HS lớp 12 trường THPT là: </i>


<i>STT </i> <i>Các biện pháp </i>


<i>Mức độ hợp lí (%) </i>


<i>Rất </i>


<i>hợp lí Hợp lí</i> <i>Chưa hợp lí </i>


1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về những


lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể


2 Tổ chức buổi tọa đàm ở lớp với chủ đề về nghề
nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp


3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở sản xuất


4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS về nghề


nghiệp tƣơng lai của con em họ


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

128


<b>Câu 5: </b><i>Theo thầy (cô), mức độ khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động hướng </i>
<i>nghiệp nhằm điều chỉnh xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 trường </i>
<i>THPT là: </i>


<i>STT </i> <i>Các biện pháp </i>


<i>Mức độ khả thi (%) </i>
<i>Dễ </i>


<i>thực </i>
<i>hiện </i>



<i>Khó </i>
<i>thực </i>
<i>hiện </i>


<i>Khơng </i>
<i>thực hiện </i>


<i>được </i>
1 Xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về


những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể


2 Tổ chức buổi tọa đàm ở lớp với chủ đề về
nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp


3 Tổ chức cho HS đi tham quan tại các cơ sở
sản xuất


4 Tổ chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ HS
về nghề nghiệp tƣơng lai của con em họ
5 Lập hồ sơ hƣớng nghiệp chi tiết cho mỗi


HS


</div>

<!--links-->

×