Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SKKN Bien phap co ban thiet ke bai giang PowerPointhieu qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.84 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM </b>
&


<b>I. PHẦN CHUNG </b>


<b>Tên sáng kiến: Những biện pháp cơ bản thiết kế bài giảng ứng dụng CNTT </b>
<b>(PowerPoint) hiệu quả. </b>


<b>Họ tên người viết: Đỗ Đức Thiệu </b> <b>Chức vụ: Giáo viên </b>
<b>Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lương Thế Vinh </b>


<b>II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>


Trong những năm gần đây và đặc biệt là từ năm học 2009-2010 Bộ GD-ĐT có
chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy thì phong trào soạn bài giảng
điện tử được giáo viên hưởng ứng một cách tích cực và đã thành phong trào sơi nổi,
rộng khắp. Nhiều thầy, cô giáo khắp mọi miền đất nước đều quyết tâm tự học, tự
nghiên cứu để tiếp cận với phương pháp soạn, phương pháp giảng bằng phương tiện
điện tử với chương trình phần mềm Powerpoint. Việc thực hiện bài giảng điện tử trong
các tiết hội giảng, chuyên đề đang được các trường, tổ chun mơn khuyến khích và
đánh giá cao.


Thực hiện tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục, của trường và nhận thức của bản
thân việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp Dạy-Học là một
trong những hướng tích cực và hiệu quả nhất đã và đang sử dụng rộng rãi trong nhà
trường.


Tuy nhiên để thiết kế một bài giảng kết hợp được hoạt động của thầy và trị, giới
thiệu thơng tin, tư liệu hợp lí, phong phú, kích thích hoạt động của học sinh hoà vào
bài dạy, để sự tiếp thu, ghi nhận kiến thức của học sinh một cách nhẹ nhàng đạt hiệu
quả kĩ thuật, mĩ thuật khi trình chiếu là nỗi lo lắng khơng của riêng ai.



Đó là vấn đề tơi trăn trở, lí do để tơi tìm tịi, nghiên cứu, thử nghiệm và thực
nghiệm để tìm ra nhiều biện pháp tốt nhất cho bài soạn của mình.


<b>III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI </b>


Qua một số tiết dạy có ứng dụng CNTT của những giáo viên biết sử dụng
PowerPoint để soạn giảng, tơi cùng đồng nghiệp nhận thấy có những điểm còn vướng
mắc sau:


+ Nhầm lẫn “giáo án” với “bài giảng điện tử”
+ Các slide thể hiện nội dung chưa rõ ràng.


+ Hiệu ứng bị lạm dụng: hình chữ bay vịng vèo, chồng lấp lên nhau; âm thanh,
tiếng nhạc khơng hợp lí.


+ Q nhiều font chữ cầu kì, kích thước khơng phù hợp gây khó nhìn.
+ Hình nền phức tạp, rối mắt; màu sắc khơng phù hợp….


Với những sai sót đó, nội dung bài không được thể hiện rõ ràng, học sinh mất
hứng thú với bài học, … gây ra tâm lí nặng nề cho giáo viên khi thực hiện soạn giảng
ứng dụng CNTT.


Khắc phục tình trạng này như thế nào không phài ai cũng làm được nếu khơng có
“năng khiếu cảm nhận mĩ thuật” tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Đề tài định hướng những nội dung sau: </b>


1. Phân biệt giáo án lên lớp với bài giảng điện tử.
2. Cấu trúc một bài giảng điện tử.



3. Kĩ thuật soạn bài giảng điện tử.


4. Vấn đề mĩ thuật trong bài giảng điện tử.
5. Một vài vấn đề cần lưu ý khác.


<b>IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI </b>


<b>1. Phân biệt giáo án lên lớp với bài giảng điện tử. </b>


- <i><b>Giáo án: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001, Tr. </b></i>
104) giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước ra giấy để
tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp.


+ Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội
dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo
viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngồi ra cịn chỉ ra những dụng cụ,
thiết bị cần thiết phải dùng.


+ Nội dung của giáo án phải trả lời được bốn câu hỏi: dạy để làm gì? (mục tiêu);
dạy cho ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như thế nào? (phương
pháp giảng dạy)


- Bài giảng: Theo từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển Bách khoa, năm 2001. Tr.
14) Bài giảng là một phần nội dung trong chương trình của một mơn học được giáo
viên trình bày trước học sinh.


+ Các yêu cầu cơ bản đối với bài giảng là: định hướng rõ ràng về chủ đề, trình
bày có mạch lạc, có hệ thống và truyền cảm nội dung, phân tích rõ ràng, dễ hiểu các sự
kiện, hiện tượng cụ thể có liên quan và tóm tắt có khái quát chúng, sử dụng phối hợp


nhiều thủ pháp thích hợp như thuyết trình, chứng minh, giải thích, đàm luận, làm mẫu,
chiếu phim, mở máy ghi âm, ghi hình v.v…


+ Bài giảng luôn được xem như một đơn vị nội dung của chương trình có độ dài
tương ứng với một hoặc hai tiết học. Khi ta thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học)
nào đó trên đối tượng học sinh cụ thể trong một không gian vào thời điểm nhất định thì
được coi là ta đang thực hiện một bài giảng.


<i>Như vậy, giáo án là tĩnh, bài giảng lại động. Một giáo án chỉ có thể trở thành bài </i>
<i>giảng khi nó được thực thi. Hay nói một cách văn chương, nếu coi giáo án là “kịch </i>
<i>bản” thì bài giảng được coi là “vở kịch được cơng diễn”. Bài giảng là tiến trình giáo </i>
<i>viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp. </i>


a. Chính vì chưa phân biệt rõ ràng hai khái niệm hoặc do hiểu sai mà nhiều giáo
viên đánh đồng bài giảng điện tử với bài trình chiếu Powerpoint thơng thường, có thầy
cơ giáo soạn bài giảng lên lớp như bài soạn của các báo cáo viên dẫn đến thay vì “đọc
chép” nay lại “chiếu chép” gây nên sự nhàm chán phản tác dụng của bài giảng điện tử.


b. Thứ hai, biên tập nội dung trình chiếu khơng đúng với u cầu “phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Ví dụ khi khai thác các kênh hình
ảnh, phim tư liệu hoặc các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng… thay vì biên tập để
gợi mở, nêu vấn đề nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh thì giáo viên
lại cung cấp theo kiểu thơng báo, cho xem thiếu tính hấp dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trên mạng internet nhất là ở các thư viện bài giảng điện tử. Các thầy, cô giáo vào thư
viện “tải” về rồi tự nghiên cứu, tự học, sơ chế lại theo cảm tính để rồi thành bài giảng
của mình. ….


<i>Nếu như bài giảng truyền thống là sự tương tác giữa thầy và trị thơng qua các </i>
<i>phương pháp, phương tiện và hình thức dạy - học truyền thống thì bài giảng điện tử là </i>


<i>sự tương tác giữa thầy và trị thơng qua các phương pháp, phương tiện và hình thức </i>
<i>dạy - học có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin. </i>


Nói tóm lại, bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp nhằm thực thi
giáo án điện tử, bài giảng điện tử là tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức theo một
kết cấu sư phạm để có thể giúp người học đạt được kiến thức và kĩ năng cần thiết. Khi
đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hố, do giáo viên điều
khiển thông qua môi trường đa phương tiện với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.


<b>2. Cấu trúc một bài giảng điện tử. </b>


Sử dụng cấu trúc đã được thiết kế sẵn: Generic (kiểu chung), Training (huấn
luyện), Brainstorming session (phương pháp cơng kích não) hoặc cấu trúc dạng lưu đồ:
<i><b>Giới thiệu – Vấn đề 1 – Vấn đề 2 – Vấn đề … - Kết luận – Kết thúc. </b></i>


Cấu trúc của bài giảng phải rõ ràng tên bài, các đề mục, tiểu mục phải được giữ
lại để học sinh theo dõi bài giảng một cách có lơgic, hệ thống. Cần chú ý làm nổi bật
các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tìm ẩn bên trong đối tượng trình
diễn qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư
duy của học sinh. Mỗi đối tượng đưa vào bài giảng đều phải chứa đựng ý đồ sư phạm,
nếu chưa trả lời được câu hỏi: đưa đối tượng này vào nhằm mục đích sư phạm gì thì
tốt nhất là bỏ đi.


Như vậy, cấu trúc bài dạy phải chặt ch , lôgic. Thông tin ngắn gọn, cô đọng,
được bố trí và trình bày một cách khoa học phù hợp với tiến trình lên lớp. Thể hiện
đồng bộ và hợp lý các đối tượng đa phương tiện để hỗ trợ các hoạt động nhận thức.
Bài dạy cần khuyến khích sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh; tăng cường trao đổi,
hợp tác giữa các học sinh; khích lệ tư duy, hoạt động học tập, sáng tạo, … Nội dung
bài dạy phải cuốn hút, đảm bảo học sinh tập trung vào nội dung, lôgic của kiến thức.



<b>3. Kĩ thuật soạn bài giảng điện tử. </b>


<i>Bước 1: Lựa chọn nội dung, ý tưởng trình bày cần thể hiện trong bài dạy. </i>


<i>Bước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành những mô đun. Mỗi mô đun thông tin </i>
s được hiển thị trong một slide.


<i>Bước 3: Lựa chọn các dạng đối tượng đa phương tiện (multimedia) phù hợp để </i>
minh họa cho nội dung bài giảng


<i>Bước 4: Chuẩn bị tài nguyên (văn bản; hình ảnh tĩnh, động; âm thanh; phim ảnh </i>
v.v…) bằng các công cụ phần mềm khác nhau.


<i>Bước 5: Tích hợp các nội dung vào các slide Powerpoint. </i>


<i>Bước 6: Qui định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide và hình thức </i>
chuyển đổi giữa các slide


<i>Bước 7: Viết các thơng tin giải thích cho mỗi slide. </i>
<i>Bước 8: In các nội dung liên quan đến bài giảng </i>


<i>Bước 9: Trình diễn thử và sửa đổi để hồn thiện bài giảng. </i>


<i>Bước 10: Nhúng font, … trích xuất bài giảng ra CD-Rom (hoặc thư mục thay </i>
thế)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chữ và hiệu ứng chữ khơng nhất qn. Thậm chí cịn “đính kèm” một số hình động,
âm thanh gây khó chịu cho mọi người.


Các bước 7, 8 và 10 là những bước ít được các thầy cô giáo quan tâm nên khi


giảng dạy thường hay vấp phải các lỗi sau:


+ Không hướng được học sinh vào các hoạt động tiếp diễn, khơng gây được sức
tị mị, khám phá, làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng
tìm ẩn bên trong đối tượng trình diễn qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt
động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh.


+ Khi thầy cơ giáo chỉ đạo cho trị thi cơng một cơng đoạn nào đó nhằm để chiếm
lĩnh một nội dung kiến thức nào đó nhưng khi thầy “nhấn phím”, “nhắp chuột” thì màn
hình lại xuất hiện nhiều nội dung, trong đó có những nội dung mà thầy và trò chưa kịp
đề cập đến trong các hoạt động trên, dẫn đến “lộ” nội dung.


+ Văn bản không hiển thị đúng font chữ nên không hiển thị được Tiếng Việt dẫn
đến không đọc được. Các đối tượng đa phương tiện không hiển thị do trích xuất file
khơng đúng cách.


<b>4. Vấn đề mĩ thuật trong bài giảng điện tử. </b>
<i>Nội dung thông tin </i>


Mỗi slide chỉ nên thể hiện một ý. Chuyển đổi câu thành các ý. Chỉ nên có từ 5
đến 6 dịng trong một slide. Một dịng khơng nên q 6 – 8 từ.


Sử dụng danh sách có thứ tự khi tầm quan trọng của các ý là khác nhau. Sử dụng
danh sách khơng có thứ tự khi khơng có sự phân biệt về tầm quan trọng của các ý


<i>Chữ viết </i>


Chiều cao chữ phải bảo đảm để người xem nhìn thấy được.


Chiều cao chữ tối thiểu 20pt cho chữ không chân (Arial, VNI-Helve, .VnArial,


v.v…)


Chiều cao chữ tối thiểu 24pt cho chữ có chân (Times New Roman, VNI-Times,
.VnTime v.v…)


Không sử dụng quá 2 kiểu chữ trong một slide
Hạn chế sử dụng chữ in hoa


<i>Đảm bảo độ tương phản </i>


Để nội dung thông tin trên màn chiếu rõ ràng, dễ đọc, cần đảm bảo nguyên tắc
phối hợp giữa màu nền và màu chữ.


Màu nền tối, màu chữ sáng
Màu nền sáng, màu chữ tối
<i>Đảm bảo yếu tố ngắt dịng </i>


Việc ngắt dịng khơng đúng s làm cho người học rất khó đọc và ghi nhớ thơng
tin trình bày.


<i>Màu sắc và c u tr c thông tin trong một slide nh t quán: </i>


Không nên sử dụng quá nhiều màu sắc trong một trình diễn (khơng q 3 màu),
điều này có thể khiến người học mệt mỏi (có thể gây ra hiệu ứng cầu vồng).


Cách bố trí các nội dung trong slide, màu nền, màu chữ nên trình bày đồng bộ.
<i>Hiệu ứng hoạt hình các đối tượng trong slide </i>


Hoạt hình các đối tượng trong slide là cách thức làm cho từng thông tin hiển thị
phù hợp với tiến trình dạy học của người thầy. PowerPoint cung cấp rất nhiều hiệu ứng


hoạt hình rất sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để định hướng người học tập trung vào
nội dung trình bày, cần thiết sử dụng các hoạt hình đơn giản, chân phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Phải rõ ràng, phù hợp với nội dung trình bày. Có đánh số và ghi chú thích. Các
hình ảnh được sắp xếp bố trí hợp lý.


<b>5. Một vài vấn đề cần lưu ý khác. </b>
a. Các lỗi cần tránh:


- Nội dung: Nhầm lẫn với “giáo án” nên hay đưa các đề mục của giáo án vào
trong bài giảng. (Ví dụ: Mục tiêu, kỹ năng, thái độ, hoạt động 1, hoạt động 2, v.v…)


- Bố cục: Không cân đối; Dày đặc chữ; Slide khơng có tiêu đề (mỗi slide chỉ nên
thể hiện một ý tưởng); Trình tự logic không hợp lý


- Chọn nền cho Slide: Nền phức tạp, rối mắt; Nền có các hình ảnh làm mất sự tập
trung; Màu nền quá sậm; Kiểu nền không phù hợp với môn học


- Màu sắc: Khơng hài hồ, hợp lý; Lạm dụng màu đỏ; Màu giữa nền và chữ
không tương phản (hạn chế sử dụng nền trắng, chữ đen); Sử dụng nhiều nền, nhiều
font chữ trong cùng một slide.


- Phông chữ: Chọn kiểu phông cầu kỳ, khó nhìn; Kích cỡ không phù hợp; Sử
dụng nhiều kiểu phơng trong cùng một slide.


- Hình ảnh Khơng có chú thích; Hình ảnh mờ nhạt, khó xem; Cùng một hình ảnh
nhưng sử dụng nhiều lần trong chuỗi các slide; Việc bố trí và sắp xếp trình tự các hình
ảnh khơng hợp lý; Không nên sử dụng quá nhiều hình ảnh minh hoạ làm loãng nội
dung bài học



- Sử dụng hoạt hình (Hiệu ứng động): Chữ, hình ảnh bay vịng vèo gây khó chịu
cho người xem; Chữ, hình ảnh đan xen, chồng lắp những chữ, hình ảnh đã có từ trước;
Hướng xuất hiện của chữ, hình ảnh khơng hợp lý; Khơng nên sử dụng hiệu ứng xuất
hiện từng con chữ và hiệu ứng dịng chữ trơi từ từ.


- Hiệu ứng âm thanh: Gây khó chịu cho người nghe (tiếng bom nổ, tiếng gầm rú
của động cơ, tiếng gương vỡ, tiếng vỗ tay …); Lồng nhạc không hợp lý, không phù
hợp (cá biệt có trường hợp lồng nhạc từ đầu tới cuối gây mất tập trung cho học sinh)


- Những lỗi khác: Nội dung chun mơn thiếu chính xác; Sử dụng từ ngữ của văn
nói vào việc thiết kế các slide; Thuần tuý mang tính biểu diễn khả năng thiết kế của
giáo viên chứ không phát huy tính tích cực của học sinh.


b. Một vài thủ thuật:


Tạo sự chuyển slide nhẹ nhàng trong cùng mơ-đun:


- Một văn bản giống nhau (nếu có) ở nhiều slide, nên copy từ một slide để dán
qua các slide khác (VD: Tiêu đề bài dạy).


- Một văn bản có nhiều câu nhưng phải giải quyết từng câu một, nên tạo từng đó
slide có đủ các câu giống nhau bằng thao tác Insert – Duplicate Slide sau đó xố bớt
các câu thừa ờ các slide đầu (VD: Các câu văn hướng dẫn luyện đọc trong bài Tập
đọc).


- Những slide hình ảnh hoặc video-clip cần chọn kích thước bằng nhau và vị trí
giống nhau.


Bỏ qua những slide có thể khơng dùng:



- Một số trường hợp phải tạo thêm slide “Trợ giúp”, nên ẩn các slide này bằng
thao tác click chuột phải chọn Hide Slide và tạo các liên kết gọi nó (và quay về) khi
cần thiết.


Dùng chuột đúng lúc


- Cần hạn chế chức năng click chuột vì dễ gây phân tán sự chú ý của học sinh,
tăng cường sử dụng phím arrow (phím mũi tên), phím spacer (phím dài).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

(hiển thị vị trí con trỏ khi tơi bấm phím CTRL) bằng thao tác Start – Control Pannel –
Mouse  chọn trang Pointer Option  đánh dấu kiểm vào ơ vng có dòng “Show
<i><b>location of pointer when I press the CTRL key”  OK. </b></i>


c. Xây dựng thư viện tư liệu:


Tất cả những tư liệu đã chọn lựa cần dùng cho bài giảng, phải sắp xếp đưa vào
thư mục hợp lý để dễ dàng liên kết trong bài giảng đến các tập tin như âm thanh, video
clip, hình ảnh … để khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác hay từ máy
này sang máy khác mà vẫn giữ được liên kết mọi lúc mọi nơi.


<b>V. KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM </b>


1. Muốn soạn giảng các bài dạy có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao địi hỏi
chúng ta cần phải có định hướng trước, việc đầu tư sưu tầm thông tin kiến thức là hết
sức cần thiết.


2. Biết sưu tầm chọn lọc thông tin, sắp xếp thành ngân hàng tư liệu để khi cần sử
dụng lấy ra soạn dễ dàng.


3. Cần chú ý xử lý các tư liệu hình ảnh cho phù hợp để nâng cao hiệu quả. Ví dụ:


Nếu chỉ giới thiệu tranh như dạy bằng phương pháp truyền thống rồi cho chạy hiệu
ứng chữ thôi thì khơng đạt hiệu quả cao.


4. Trong các bài có sử dụng các đoạn phim, những tập tin Flash phải hết sức chú
ý các đường dẫn liên kết đến các tập tin thực thi.


5. Nên biết sắp xếp khéo léo giữa hoạt động tìm hiểu kiến thức ở sách giáo khoa,
trên màn hình trình chiếu kết hợp với việc ghi chép bài của học sinh sao cho hài hoà,
tạo sự thoải mái nhẹ nhàng trong tiếp thu kiến thức của học sinh.


6. Mỗi bài giảng có ứng dụng CNTT đều có sắc thái riêng. Nếu giảng dạy có
đồng nghiệp góp ý rút kinh nghiệm chắc hẳn mỗi giáo viên ngày càng được nâng cao
tay nghề nghiệp vụ sư phạm.


<b>V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT </b>


1. Muốn thực hiện được giảng dạy có ứng dụng CNTT có hiệu quả, người GV
phải có lòng yêu nghề, say mê cơng việc, u thích phương pháp giảng dạy có ứng
dụng CNTT thì mới đạt hiệu quả.


2. Ngày càng có nhiều thầy cơ giáo thành thạo giảng dạy có ứng dụng CNTT nếu
được trang bị các thiết bị cố định cho mỗi phòng học s làm cho GV cảm thấy nhẹ
nhàng hơn trong khâu lắp ráp hệ thống trình chiếu.


3. Mở các lớp tập huấn, tổ chức hội thảo, hội giảng về giáo án điện tử, bài giảng
điện tử cho giáo viên đã biết và chưa biết. Trong đó đặc biệt chú trọng đến kĩ thuật
thiết kế bài giảng điện tử và phương pháp sư phạm khi trình chiếu bài giảng.


4. Trang bị điều khiển máy tính từ xa cho mỗi máy tính



Trên đây là một số quan điểm của cá nhân tôi về biện pháp cơ bản thiết kế bài
giảng ứng dụng CNTT với vai trò đề cao chủ thể học sinh trong việc tìm hiểu kiến
thức mới. Rất mong đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có nhiều kĩ năng hơn thiết kế
các bài giảng điện tử có chất lượng nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy theo tinh
thần đổi mới phương pháp theo hướng đề cao chủ thể nhận thức – học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Bình Ba, ngày 11 tháng 11 năm 2010 </b>
<b>Người viết </b>


</div>

<!--links-->

×